Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Khảo nghiệm giống và khảo sát một số phương pháp nhân giống cây oải hương lavandula spp tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.73 MB, 87 trang )

. HCM

BÁO CÁO NGHI M THU

KHẢO NGHI M GIỐNG VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ
PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY OẢ

ƯƠ

(Lavandula spp.)

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KS. Nguyễn Hồng Duy Lưu

àn p

H

n ,

ƯƠ

ng 01/2019


BAN QU N LÝ KHU NÔNG NGHI P CÔNG NGH CAO TP.HCM
TRUNG TÂM NGHIÊN C U VÀ PHÁT TRI N NÔNG NGHI P CÔNG NGH CAO

BÁO CÁO NGHI M THU
(Đã c ỉnh sửa theo góp ý của Hộ đ ng nghiệm thu)



KHẢO NGHI M GIỐNG VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ
PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY OẢ

ƯƠ

(Lavandula spp.)

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ƠQ
Ủ TRÌ
(Ký tên, đóng dấu xác nhận)

CHỦ NHI
ĐỀ TÀI
(Ký tên)

Nguyễn

àn p

H

n ,

ƯƠ

oàng Duy Lưu


ng 01/2019


TÓM TẮT
Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học “Khảo nghiệm giống và khảo sát một số
phƣơng pháp nhân giống cây oải hƣơng (Lavandula spp.) tại Thành phố Hồ Chí
Minh” đã đƣợc thực hiện từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2018 tại Trung tâm Nghiên
cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao nhằm xác định đƣợc giống oải hƣơng
thích hợp trồng tại Thành phố Hồ Chí Minh và các kỹ thuật nhân giống cây oải
hƣơng bằng phƣơng pháp gieo hạt và giâm cành.
Nhiệm vụ gồm hai nội dung: Nội dung 1 là khảo nghiệm giống oải hƣơng.
Thí nghiệm một yếu tố gồm sáu cơng thức đƣợc bố trí theo kiểu hồn tồn ngẫu
nhiên (CRD) với bốn lần lặp lại. Các công thức thí nghiệm gồm G1: Giống
Munstead Blue; G2: Giống Ellagance Purple; G3: Giống Ellagance Pink; G4: Giống
Ellagance Snow; G5: Giống Bandera Purple; G6: Giống Bandera Pink. Cây oải
hƣơng trồng chậu, đặt trong điều kiện nhà màng có hệ thống lƣới che 50% cƣờng độ
ánh sáng. Nội dung 2 là khảo sát một số phƣơng pháp nhân giống cây oải hƣơng,
gồm hai thí nghiệm. Thí nghiệm 1 là ảnh hƣởng của biện pháp xử lý hạt đến sự nảy
mầm hạt giống oải hƣơng. Tiến hành sáu thí nghiệm trên sáu giống của nội dung 1.
Mỗi thí nghiệm một yếu tố gồm năm cơng thức đƣợc bố trí theo kiểu hồn tồn
ngẫu nhiên (CRD) với bốn lần lặp lại. Các cơng thức thí nghiệm gồm H1: Không
ngâm nƣớc (ĐC); H2: Ngâm hạt trong nƣớc cất; H3: Ngâm hạt trong nƣớc ấm (2
sôi + 3 lạnh); H4: Ngâm hạt trong dung dịch GA3 200 ppm; H5: Ngâm hạt trong
dung dịch BA 50 ppm; thời gian ngâm hạt là 24 giờ. Các thí nghiệm gieo hạt đƣợc
tiến hành trong phịng thí nghiệm với điều kiện nhiệt độ trung bình là 26,50C, ẩm độ
trung bình là 71,4%. Thí nghiệm 2 là ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng đến
sự ra rễ cành giâm oải hƣơng. Tiến hành sáu thí nghiệm trên sáu giống của nội dung
1. Mỗi thí nghiệm một yếu tố gồm bốn cơng thức đƣợc bố trí theo kiểu hồn tồn
ngẫu nhiên (CRD) với năm lần lặp lại. Các cơng thức thí nghiệm gồm C1: Khơng
xử lý chất điều hịa sinh trƣởng (nhúng trong nƣớc); C2: Xử lý trong dung dịch IBA

200 ppm; C3: Xử lý trong dung dịch NAA 500 ppm; C4: Xử lý trong hỗn hợp dung
dịch gồm IBA 200 ppm và NAA 500 ppm; thời gian xử lý là 10 - 15 giây. Các thí
nghiệm giâm cành đƣợc tiến hành với điều kiện nhiệt độ trung bình là 27,10C, ẩm
độ trung bình là 99,4%, cƣờng độ ánh sáng trung bình là 1.072 lux.
BM20-QT.QLKH

Trang ii


Kết quả nhiệm vụ nhƣ sau: Qua quá trình khảo nghiệm sáu giống oải hƣơng,
chọn đƣợc hai giống Ellagance Purple và Ellagance Pink thích hợp trồng chậu tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Khảo sát các phƣơng pháp nhân giống cây oải hƣơng cho
thấy: Đối với gieo hạt, sử dụng nƣớc ấm (2 sôi + 3 lạnh) làm tăng tỷ lệ nảy mầm hạt
của hai giống oải hƣơng Munstead Blue (97,0%), Ellagance Pink (97,5%) so với đối
chứng; có thể sử dụng GA3 200 ppm hoặc BA 50 ppm để làm tăng cao hơn nữa tỷ lệ
nảy mầm của các giống oải hƣơng. Đối với giâm cành, sử dụng NAA 500 ppm
thích hợp cho giâm cành sáu giống oải hƣơng, làm tăng tỷ lệ cây con xuất vƣờn
(Munstead Blue: 77,2%; Ellagance Purple: 67,6%; Ellagance Pink: 55,6%;
Ellagance Snow: 52,6%; Bandera Purple: 70,4%; Bandera Pink: 51,8%) so với đối
chứng, tỷ suất lợi nhuận cao nhất (Munstead Blue: 1,7; Ellagance Purple: 1,4;
Ellagance Pink: 0,9; Ellagance Snow: 0,8; Bandera Purple: 1,5; Bandera Pink: 0,8).

BM20-QT.QLKH

Trang iii


SUMMARY
The study “Variety experiment and the study of multiplication methods of
lavender (Lavandula spp.) in Ho Chi Minh City” was conducted at the Research and

Development Center of High Technology Agriculture from January 2018 to
December 2018. The aim of this study was to specify the variety of lavender that
was suitabled for growing in Ho Chi Minh City and the methods of lavender
multiplication by sowing seeds and raising branches.
The study included two experiments. The first experiment was to lavender
variety experiment. The single element experiment included six shuffle formulas,
which were G1: Munstead Blue, G2: Ellagance Purple, G3: Ellagance Pink, G4:
Ellagance Snow, G5: Bandera Purple, and G6: Bandera Pink, repeats four times.
The lavenders were grown in pots in net houses with 50% of illumination power.
The second experiment was to studying some methods of lavender multiplication
concludes two experiments. Experiment 1: the methods of lavender multiplication
by sowing seeds. Carrying out six experiments on six varieties in part 1. Each single
element experiment included five shuffle formulas, which were H1: without soak,
H2: soaking in distill water, H3: soaking in warm water (2 hot water + 3 cold
water), H4: soaking in GA3 200 ppm solution, and H5: soaking in BA 50 ppm
solution in 24 hours, repeats four times. The experiments were carried out in the
laboratory with the average temperature 26.50C and the average moisture 74.1%.
Experiment 2: the methods of lavender multiplication by raising branches. Carrying
out six experiments on six varieties in part 1. Each single element experiment
included four shuffle formulas, which were C1: without dipping in the harmonic
growth substances (dipping in water), C2: dipping in IBA 200 ppm solution, C3:
dipping in NAA 500 ppm solution and C4: dipping in the mixture solution of IBA
200 ppm and NAA 500 ppm in 10 - 15 seconds, repeats five times. The experiments
were carried out with the average temperature 27.10C, the average moisture 99.4%
and the average illumination power 1,072 lux.
The result was that after those experiments, we specified two varieties which
were Ellagance Purple and Ellagance Pink could be grown in pots in Ho Chi Minh
City. Survey of lavender breeding methods showed that: For seeding, using warm
BM20-QT.QLKH


Trang iv


water (2 hot water + 3 cold water) increased seed germination rate of Munstead
Blue (97.0%), Ellagance Pink (97.5%) compared to the control; can use GA3 200
ppm or BA 50 ppm to further increase the germination rate of lavender varieties.
For cuttings, using NAA 500 ppm was suitabled for cuttings of six lavender
varieties and increased the rate of seedlings to grow (Munstead Blue: 77.2%;
Ellagance Purple: 67.6%; Ellagance Pink: 55 6%; Ellagance Snow: 52.6%; Bandera
Purple: 70.4%; Bandera Pink: 51.8%) compared to the control, the highest profit
rate (Munstead Blue: 1.7; Ellagance Purple: 1 , 4; Ellagance Pink: 0.9; Ellagance
Snow: 0.8; Bandera Purple: 1.5; Bandera Pink: 0.8).

BM20-QT.QLKH

Trang v


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA .......................................................................................................... i
TĨM TẮT ....................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... viii
DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................... ix
DANH SÁCH HÌNH...................................................................................................... xi
THƠNG TIN NHIỆM VỤ .............................................................................................. 2
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 3
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 5
1.1


Tổng quan về cây oải hƣơng.......................................................................... 5

1.1.1

Phân loại, nguồn gốc, đặc điểm ..................................................................... 5

1.1.2

Giá trị và tác dụng của cây oải hƣơng ........................................................... 5

1.2

Tổng quan về chất điều hòa sinh trƣởng ....................................................... 6

1.2.1

Auxin ............................................................................................................. 6

1.2.2

Gibberellin ..................................................................................................... 8

1.2.3

Cytokinine...................................................................................................... 9

1.3

Tình hình nghiên cứu về các kỹ thuật nhân giống cây oải hƣơng ............... 10


1.3.1

Chất điều hòa sinh trƣởng đối với sự nảy mầm hạt giống oải hƣơng ......... 10

1.3.2

Chất điều hòa sinh trƣởng đối với cành giâm oải hƣơng ............................ 11

Chƣơng 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 12
2.1

Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 12

2.2

Thời gian - địa điểm nghiên cứu .................................................................. 12

2.3

Điều kiện nghiên cứu ................................................................................... 12

2.4

Vật liệu nghiên cứu ...................................................................................... 15

2.5

Nội dung 1: Khảo nghiệm giống oải hƣơng ................................................ 18


2.6

Nội dung 2: Khảo sát một số phƣơng pháp nhân giống cây oải hƣơng ...... 20

2.6.1

Thí nghiệm 1: Ảnh hƣởng của biện pháp xử lý hạt đến sự nảy mầm hạt
giống oải hƣơng ........................................................................................... 20

BM20-QT.QLKH

Trang vi


2.6.2

Thí nghiệm 2: Ảnh hƣởng của chất điều hịa sinh trƣởng đến sự ra rễ
cành giâm oải hƣơng .................................................................................... 21

2.7

Phƣơng pháp xử lý số liệu ........................................................................... 23

Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 24
3.1

Khảo nghiệm giống oải hƣơng .................................................................... 24

3.1.1


Chiều cao cây của các giống oải hƣơng trồng chậu .................................... 24

3.1.2

Đƣờng kính tán cây của các giống oải hƣơng trồng chậu ........................... 24

3.1.3

Số cành cấp 1 của các giống oải hƣơng trồng chậu ..................................... 25

3.1.4

Đƣờng kính gốc cây của các giống oải hƣơng trồng chậu .......................... 26

3.1.5

Tỷ lệ cây ra hoa của các giống oải hƣơng trồng chậu ................................. 26

3.1.6

Thời gian xuất hiện phát hoa, thời gian hoa nở, độ bền hoa của các giống
oải hƣơng trồng chậu ................................................................................... 27

3.1.7

Chỉ tiêu về hoa của các giống oải hƣơng trồng chậu ................................... 27

3.1.8

Tỷ lệ cây chết do sâu, bệnh hại và tỷ lệ cây xuất vƣờn của các giống oải

hƣơng trồng chậu ......................................................................................... 28

3.1.9

Hiệu quả kinh tế của các giống oải hƣơng trồng chậu ................................ 30

3.2

Khảo sát một số phƣơng pháp nhân giống cây oải hƣơng ........................... 31

3.2.1

Ảnh hƣởng của biện pháp xử lý hạt đến sự nảy mầm hạt giống oải hƣơng 31

3.2.2

Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng đến sự ra rễ cành giâm oải hƣơng ... 36

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................... 44
Kết luận

..................................................................................................................... 44

Đề nghị

..................................................................................................................... 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 46
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 48


BM20-QT.QLKH

Trang vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT

THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT

BVTV

: bảo vệ thực vật

CRD

: bố trí hồn tồn ngẫu nhiên (Completely Randomized Design)

ctv

: cộng tác viên

CV

: hệ số biến động (Coefficience of Variance)

ĐC

: đối chứng


NC&PTNNCNC : Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao
NSG

: ngày sau giâm

NST

: ngày sau trồng

TB

: trung bình

TST

: tháng sau trồng

BM20-QT.QLKH

Trang viii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Nhiệt độ, ẩm độ, cƣờng độ ánh sáng trong nhà màng bố trí thí nghiệm
khảo nghiệm giống oải hƣơng ..................................................................... 13
Bảng 2.2: Nhiệt độ, ẩm độ trong phịng bố trí thí nghiệm ảnh hƣởng của biện
pháp xử lý hạt đến sự nảy mầm hạt giống oải hƣơng .................................. 13
Bảng 2.3: Nhiệt độ, ẩm độ, cƣờng độ ánh sáng trong khu vực bố trí thí nghiệm
ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng đến sự ra rễ cành giâm oải

hƣơng ........................................................................................................... 14
Bảng 2.4: Thành phần và nguồn gốc các loại phân vơ cơ dùng trong thí nghiệm ....... 17
Bảng 2.5: Tiêu chuẩn phân loại cây oải hƣơng trồng chậu xuất vƣờn (5 TST) ........... 20
Bảng 2.6: Quy cách cành giâm dùng trong thí nghiệm ................................................ 22
Bảng 2.7: Tiêu chuẩn cây con oải hƣơng xuất vƣờn (35 NSG) ................................... 23
Bảng 3.1: Chiều cao cây của các giống oải hƣơng trồng chậu (cm) ............................ 24
Bảng 3.2: Đƣờng kính tán cây của các giống oải hƣơng trồng chậu (cm) ................... 25
Bảng 3.3: Số cành cấp 1 của các oải hƣơng trồng chậu (cành) .................................... 25
Bảng 3.4: Đƣờng kính gốc cây của các giống oải hƣơng trồng chậu (mm) ................. 26
Bảng 3.5: Tỷ lệ cây ra hoa của các giống oải hƣơng trồng chậu (%) .......................... 27
Bảng 3.6: Thời gian xuất hiện phát hoa, thời gian hoa nở, độ bền hoa của các
giống oải hƣơng trồng chậu ......................................................................... 27
Bảng 3.7: Chỉ tiêu về hoa của các giống oải hƣơng trồng chậu ................................... 28
Bảng 3.8: Tỷ lệ cây chết do bệnh thối xám và tỷ lệ cây xuất vƣờn của các giống
oải hƣơng trồng chậu (%) ............................................................................ 29
Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế của các giống oải hƣơng trồng chậu (1.000 chậu cây /
5 tháng) ........................................................................................................ 30
Bảng 3.10: Ảnh hƣởng của biện pháp xử lý hạt đến tỷ lệ nảy mầm hạt giống của
các giống oải hƣơng (%) .............................................................................. 31
Bảng 3.11: Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng đến tỷ lệ cành giâm ra rễ
của các giống oải hƣơng (%) ....................................................................... 36
Bảng 3.12: Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng đến tỷ lệ sống của cây con
của các giống oải hƣơng (%) ....................................................................... 37
BM20-QT.QLKH

Trang ix


Bảng 3.13: Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng đến tỷ lệ cây con xuất
vƣờn của các giống oải hƣơng (%) .............................................................. 38

Bảng 3.14: Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng đến số lƣợng rễ cành giâm
của các giống oải hƣơng (rễ) ....................................................................... 39
Bảng 3.15: Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng đến chiều dài rễ cành giâm
của các giống oải hƣơng (cm)...................................................................... 40
Bảng 3.16: Hiệu quả kinh tế sản xuất 1 cây con giống oải hƣơng trong 35 ngày ........ 42
Bảng PL4.1: Tổng chi phí sản xuất 1.000 chậu cây oải hƣơng trong 5 tháng
(đồng) ........................................................................................................... 54
Bảng PL4.2: Tổng doanh thu sản xuất 1.000 chậu cây oải hƣơng trong 5 tháng
(đồng) ........................................................................................................... 54

BM20-QT.QLKH

Trang x


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1.1: Cây oải hƣơng ................................................................................................ 5
Hình 2.1: Giống oải hƣơng Munstead Blue ................................................................. 15
Hình 2.2: Giống oải hƣơng Ellagance Purple, Ellagance Pink, Ellagance Snow ........ 16
Hình 2.3: Giống oải hƣơng Bandera Purple, Bandera Pink ......................................... 16
Hình 2.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo nghiệm giống oải hƣơng ............................... 18
Hình 2.5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hƣởng của biện pháp xử lý hạt đến sự nảy
mầm hạt giống oải hƣơng ............................................................................ 21
Hình 2.6: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hƣởng của chất điều hịa sinh trƣởng đến
sự ra rễ cành giâm oải hƣơng ....................................................................... 22
Hình 3.1: Phát hoa của hai giống Ellagance Purple và Ellagance Pink ....................... 28
Hình 3.2: Cây oải hƣơng Ellagance Snow bị bệnh thối xám ....................................... 29
Hình 3.3: Tốc độ nảy mầm hạt giống Munstead Blue ................................................. 32
Hình 3.4: Tốc độ nảy mầm hạt giống Ellagance Purple .............................................. 33

Hình 3.5: Tốc độ nảy mầm hạt giống Ellagance Pink.................................................. 33
Hình 3.6: Tốc độ nảy mầm hạt giống Ellagance Snow ................................................ 34
Hình 3.7: Tốc độ nảy mầm hạt giống Bandera Purple ................................................. 35
Hình 3.8: Tốc độ nảy mầm hạt giống Bandera Pink .................................................... 36
Hình 3.9: Cành giâm của giống Munstead Blue sau xử lý........................................... 37
Hình 3.10: Cành giâm của giống Ellagance Purple sau xử lý ...................................... 38
Hình 3.11: Cành giâm của giống Ellagance Pink sau xử lý ......................................... 39
Hình 3.12: Cành giâm của giống Ellagance Snow sau xử lý ....................................... 40
Hình 3.13: Cành giâm của giống Bandera Purple sau xử lý ........................................ 41
Hình 3.14: Cành giâm của giống Bandera Pink sau xử lý ........................................... 41
Hình PL4.1: Cây oải hƣơng Munstead Blue ................................................................ 49
Hình PL4.2: Cây oải hƣơng Ellagance Purple ............................................................. 50
Hình PL4.3: Cây oải hƣơng Ellagance Pink ................................................................ 50
Hình PL4.4: Cây oải hƣơng Ellagance Snow .............................................................. 51
Hình PL4.5: Cây oải hƣơng Bandera Purple ............................................................... 51
Hình PL4.6: Cây oải hƣơng Bandera Pink .................................................................. 52
BM20-QT.QLKH

Trang xi


Hình PL4.7: Đếm số hoa trên phát hoa của hai giống Ellagance Purple và
Ellagance Pink ............................................................................................. 52
Hình PL4.8: Bố trí thí nghiệm ảnh hƣởng của biện pháp xử lý hạt đến sự nảy
mầm hạt giống oải hƣơng ............................................................................ 52
Hình PL4.9: Hạt giống oải hƣơng nảy mầm sau xử lý ................................................ 53
Hình PL4.10: Cành giâm oải hƣơng trong thí nghiệm ................................................ 53

BM20-QT.QLKH


Trang 1


THÔNG TIN NHIỆM VỤ
1. Tên nhiệm vụ/dự án:
Khảo nghiệm giống và khảo sát một số phƣơng pháp nhân giống cây oải
hƣơng (Lavandula spp.) tại Thành phố Hồ Chí Minh
2. Chủ nhiệm nhiệm vụ/dự án: KS. Nguyễn Hoàng Duy Lƣu
3. Cơ quan chủ trì: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao
4. Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2018.
5. Kinh phí đƣợc duyệt: 113.744.000 đồng.
6. Mục tiêu:
- Xác định đƣợc giống oải hƣơng thích hợp trồng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Xác định đƣợc các kỹ thuật nhân giống cây oải hƣơng bằng phƣơng pháp
gieo hạt và giâm cành tại Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Sản phẩm của nhiệm vụ/dự án:
- Báo cáo tổng kết.
- Biện pháp kỹ thuật nhân giống cây oải hƣơng bằng phƣơng pháp gieo hạt và
giâm cành tại Thành phố Hồ Chí Minh.

BM20-QT.QLKH

Trang 2


PHẦN MỞ ĐẦU
Hiện nay, thị trƣờng cây kiểng rất ƣa chuộng những cây kiểng đẹp có hƣơng
thơm, mang tính dƣợc liệu, tạo cảm giác thoải mái cho ngƣời sử dụng. Oải hƣơng là
một trong những loại cây kiểng thơm đƣợc ƣa chuộng. Cây tỏa ra hƣơng thơm dễ
chịu, giúp giải tỏa căng thẳng, cây còn đƣợc dùng để ƣớp hƣơng, ƣớp trà và sản

xuất tinh dầu, có tác dụng dƣợc liệu.
Ở nƣớc ta, oải hƣơng chỉ mới đƣợc trồng ở một số ít vƣờn tại Đà Lạt, Hà Nội
và đƣợc nhiều ngƣời biết đến qua các loại nƣớc hoa, túi thơm và sản phẩm dƣợc
liệu. Nhu cầu sử dụng hoa oải hƣơng trong y học, làm đẹp, ẩm thực tại nƣớc ta ngày
càng nhiều. Tuy nhiên, nguồn cung trong nƣớc vẫn chƣa đƣợc đảm bảo do những
khó khăn trong quá trình trồng trọt, chăm sóc.
Thị trƣờng hoa kiểng Thành phố Hồ Chí Minh là một thị trƣờng tiêu thụ lớn,
tuy nhiên, cây oải hƣơng chủ yếu đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngoài hoặc chuyển từ Đà
Lạt về và bán với mức giá khá đắt đỏ, 150.000 - 200.000 đồng/cây. Do đó, việc
đánh giá khả năng thích hợp trồng một số giống oải hƣơng tại Thành phố Hồ Chí
Minh là cần thiết.
Một số nghiên cứu cho thấy hầu hết các giống oải hƣơng rất khó ra rễ khi
giâm cành (Bona và ctv, 2012), hạt của một số giống oải hƣơng có tỷ lệ nảy mầm
thấp do sự ngủ nghỉ của hạt (Mahmoud và ctv, 1984). Sử dụng các chất điều hòa
sinh trƣởng là một trong các biện pháp hiệu quả để kích thích sự nảy mầm hạt giống
và sự ra rễ cành giâm oải hƣơng (Finkelstein và ctv, 2008; Bona và ctv, 2012).
Từ những vấn đề trên, nhóm tác giả thực hiện nhiệm vụ “Khảo nghiệm giống
và khảo sát một số phƣơng pháp nhân giống cây oải hƣơng (Lavandula spp.) tại
Thành phố Hồ Chí Minh”.
Mục tiêu
Xác định đƣợc giống oải hƣơng thích hợp trồng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Xác định đƣợc các kỹ thuật nhân giống cây oải hƣơng bằng phƣơng pháp gieo
hạt và giâm cành tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Yêu cầu

BM20-QT.QLKH

Trang 3



Bố trí thí nghiệm theo dõi các đặc tính sinh trƣởng, phát triển của các giống
oải hƣơng và ảnh hƣởng của các biện pháp xử lý đến sự nảy mầm hạt giống, sự ra rễ
cành giâm oải hƣơng.
Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của nhiệm vụ là các đặc tính sinh trƣởng, phát triển của
cây, đặc tính nảy mầm của hạt giống, ra rễ của cành giâm với các biện pháp xử lý,
nồng độ GA3, BA, IBA, NAA.
Phạm vi nghiên cứu
Nhiệm vụ chỉ tập trung khảo nghiệm 6 giống oải hƣơng trồng chậu trong nhà
màng và khảo sát kỹ thuật nhân giống cây oải hƣơng bằng gieo hạt, giâm cành tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
Ý nghĩa khoa học
Kết quả của nhiệm vụ là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm
xây dựng quy trình canh tác cây oải hƣơng trồng chậu tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của nhiệm vụ cung cấp thông tin khuyến cáo áp dụng các biện pháp
nhân giống cây oải hƣơng bằng gieo hạt và giâm cành, đồng thời góp phần xây
dựng quy trình canh tác cây oải hƣơng trồng chậu, cung cấp một loại cây kiểng mới,
có giá trị kinh tế cao cho thị trƣờng Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

BM20-QT.QLKH

Trang 4


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về cây oải hƣơng
1.1.1 Phân loại, nguồn gốc, đặc điểm
Cây oải hƣơng thuộc ngành Magnoliophyta, lớp Magnoliopsida, bộ

Lamiales, họ Lamiaceae (Hoa môi), chi Lavandula (Oải hƣơng). Tên khoa học của
cây oải hƣơng là Lavandula spp. (Wikipedia, 2016).

Hình 1.1: Cây oải hƣơng (Wikipedia, 2016)
Cây oải hƣơng có nguồn gốc từ các khu vực ven biển của Địa Trung Hải
(Hlava và Lanska, 1977; Kreuter, 2009), thƣờng có trên các dốc khơ tại Dalmatia và
Hy Lạp và ở vùng Toscana ở Ý (Wabner và Beier, 2009). Oải hƣơng thƣờng mọc
trên dốc đá và khô, đôi khi ở bìa rừng. Trên thế giới, oải hƣơng đƣợc trồng rộng rãi
ở nhiều vùng nhƣ Provence (Pháp), Banstead (Anh), Furano - Hokkaido (Nhật Bản),
Dungeness Sequim (Mỹ), Y Lê (Trung Quốc) (Ngô Thị Giáng Uyên, 2006).
Cây oải hƣơng là loại cây bụi thƣờng niên có mùi thơm nồng, có khả năng
chịu hạn cao, không ƣa ẩm. Lá mọc đối nhau, không có cuống và đƣợc phủ một lớp
lơng tơ mịn. Oải hƣơng có cuống hoa dài, màu xám và có góc cạnh, vỏ cây dẹt, hoa
có màu tím hoa cà, ống hoa đƣợc sắp xếp liên tục vòng quanh cuống hoa. Thời kỳ ra
hoa là từ tháng sáu đến tháng tám (Bolliger và ctv, 1996).
1.1.2 Giá trị và tác dụng của cây oải hƣơng
Cây oải hƣơng đã từng đƣợc biết đến cách đây hàng ngàn năm, từ thời Hy
Lạp cổ đại. Ngƣời La Mã đã mang hoa oải hƣơng phổ biến ra khắp châu Âu, tất cả
BM20-QT.QLKH

Trang 5


những nơi nào mà họ đặt chân đến, nhằm tạo nên nguồn cung cấp tinh dầu oải
hƣơng tại địa phƣơng (Wikipedia, 2016).
Từ thời Trung Cổ, loài cây này đã đƣợc dùng làm hƣơng liệu và thảo dƣợc
(Upson và Andrews, 2004). Oải hƣơng đƣợc sử dụng rộng rãi trong y học, tinh dầu
oải hƣơng có tác dụng làm giảm đau, chống chứng co giật, chữa thấp khớp, kích
thích tim, chữa lành vết thƣơng, bảo vệ dạ dày và giúp tăng sức khỏe (Oyen và
Dung, 1999). Thành phần chính của tinh dầu oải hƣơng là linalool, terpinen-4-ol, αtecpineol, linalyl anthranilate, geranyl axetat, cumarin, borneol, lavandulol acetate

và các thành phần khoáng nhƣ Mn, Cu, Ca, Mg, Zn, Fe, Na (Adaszyńska và ctv,
2011). Đặc biệt tinh dầu oải hƣơng cịn có tác dụng an thần, chống co thắt, có lợi
cho bệnh nhân suy hơ hấp (Lis-Balchin và Hart, 1999).
Oải hƣơng cũng là một loại cây phổ biến trong vƣờn cảnh. Oải hƣơng cịn
đƣợc gói trong những túi thơm để chống những con nhậy (cắn quần áo) và tạo nên
mùi thơm cho căn phòng, quần áo (Wikipedia, 2016).
Oải hƣơng là cây kiểng thơm đƣợc sử dụng rộng rãi trong thực phẩm, nƣớc
hoa và các ngành cơng nghiệp dƣợc phẩm. Hoa và lá của nó đƣợc sử dụng để làm
thuốc, tinh dầu hoặc trà thảo dƣợc. Những bơng hoa cũng đƣợc sử dụng trong các
món ăn.
Tinh dầu từ hoa oải hƣơng thƣờng đƣợc sử dụng trong nhựa thơm, nƣớc hoa,
mỹ phẩm và các ứng dụng tại chỗ. Tinh dầu hoa oải hƣơng có tính sát trùng và
chống viêm. Nó đƣợc sử dụng trong các bệnh viện để khử trùng sàn nhà và tƣờng.
Những loại tinh dầu này có thể đƣợc hấp thu vào cơ thể con ngƣời thông qua ba
đƣờng: thông qua hệ hô hấp, bằng cách trực tiếp tiếp xúc với da và do ăn uống
(Woronuk và ctv, 2011).
1.2 Tổng quan về chất điều hòa sinh trƣởng
Chất điều hòa sinh trƣởng là những chất với những nồng độ cực thấp đã có
khả năng điều hịa nhiều lĩnh vực sinh trƣởng và phát triển của thực vật từ nảy mầm
đến lão hóa và chết. Các chất điều hịa sinh trƣởng thực vật gồm các nhóm chất
auxin, gibberellin, cytokinine (Nguyễn Minh Chơn, 2004).
1.2.1 Auxin

BM20-QT.QLKH

Trang 6


Auxin là phytohocmon đầu tiên trong cây đƣợc phát hiện vào năm 1934.
Trong cây, nó chính là axit β-indol axetic (IAA). Các auxin tổng hợp đƣợc sử dụng

rộng rãi trong sản xuất là IBA, α-NAA, 2,4D.
- Auxin có tác dụng kích thích mạnh lên sự dãn của tế bào, làm cho tế bào
phình to lên chủ yếu theo hƣớng ngang của tế bào.
- Auxin có tác dụng điều chỉnh tính hƣớng của cây nhƣ tính hƣớng quang,
hƣớng địa, hƣớng hóa, hƣớng thủy.
- Auxin điều chỉnh hiện tƣợng ƣu thế ngọn.
- Auxin điều chỉnh sự hình thành rễ.
- Auxin điều chỉnh sự hình thành, sự sinh trƣởng của quả, tạo quả không hạt.
- Auxin điều chỉnh sự rụng của lá, hoa, quả.
- Auxin điều chỉnh sự chín của quả.
Ngồi ra, auxin cịn có vai trị điều chỉnh nhiều q trình khác nhƣ quá trình
trao đổi chất, các hoạt động sinh lý, sự vận động trong cây (Bùi Trang Việt, 2000).
Cho tới nay, auxin đã đƣợc ứng dụng rộng rãi trong nhân giống vơ tính của
nhiều loại cây trồng khác nhau:
- Nhóm cây ăn quả:
+ Họ cam quýt: Chiết cành sử dụng α-NAA ở nồng độ 2.000 - 6.000 ppm.
Giâm cành dùng α-NAA ở nồng độ 4.000 - 6.000 ppm xử lý nhanh trong 3 - 5 giây.
+ Vải thiều: Sau khi khoanh vỏ vài ngày bôi α-NAA ở nồng độ 1.000 - 1.500
ppm vào vết cắt hoặc có thể dùng α-NAA nồng độ 10 - 20 ppm phun lên lá sau khi
bó bầu.
+ Hồng xiêm: Khi chiết cành có thể sử dụng 2,4D (60 - 90 ppm), α-NAA
hoặc IBA (2.000 - 4.000 ppm).
+ Ổi: Xử lý cành giâm bằng IBA (2.000 ppm). Khi chiết cành có thể sử dụng
IBA, α-NAA ở nồng độ 3.000 - 5.000 ppm bôi lên vết cắt.
- Hoa và cây cảnh:
+ Hoa phăng: Khi giâm cành trong thời gian chính vụ (tháng 9 - 12 âm lịch)
IAA có hiệu quả rất cao. Ở thời gian trái vụ (hè, thu), hiệu quả của IAA kém hơn,
ngƣời ta có thể thay bằng α-NAA ở nồng độ 6.000 ppm, thời gian xử lý 5 - 15 phút.
+ Hoa hồng: Để giâm cành hồng, ngƣời ta có thể sử dụng α-NAA ở nồng độ
2.000 - 4.000 ppm tùy theo giống.

BM20-QT.QLKH

Trang 7


- Cây cơng nghiệp:
+ Giâm cành cà phê: Có thể sử dụng 2,4D, 2,4D-Na, α-NAA, IAA hoặc
NOA, trong đó α-NAA có hiệu quả hơn đối với cà phê vối.
+ Giâm cành sở: Có thể sử dụng 2,4D, α-NAA, IAA hoặc IBA ở nồng độ 50,
100, 150 ppm. Tỷ lệ ra rễ của các hom có xử lý đạt 82%, riêng α-NAA đạt trên 90%
sau 2 tháng (Vũ Quang Sáng và ctv, 2010).
1.2.2 Gibberellin
Gibberellin là nhóm phytohocmon thứ hai đƣợc phát hiện vào năm 1955 1956. Khi nghiên cứu cơ chế gây nên bệnh lúa von (cây sinh trƣởng chiều cao quá
mức gây nên bệnh lý), các nhà khoa học đã chiết tách đƣợc chất gây nên sinh
trƣởng mạnh của cây lúa bị bệnh. Đó chính là axit giberellic (GA3). Giberellin cũng
đƣợc xem là một phytohocmon quan trọng trong thế giới thực vật.
Ngày nay, ngƣời ta đã phát hiện ra trên 100 loại giberellin trong cây, ký hiệu
là GA1, GA2, GA3...; trong đó GA3 có hoạt tính sinh lý mạnh nhất và là dạng
giberellin đƣợc sản xuất lên men và chiết xuất sản phẩm từ dịch nuôi cấy nấm.
Giberellin đƣợc tổng hợp trong lá non, một số cơ quan non đang sinh trƣởng
nhƣ phôi hạt đang nảy mầm, quả non, rễ. Sự vận chuyển của nó trong cây theo hệ
thống mạch dẫn và không phân cực nhƣ auxin. Giberellin trong cây cũng có thể ở
dạng tự do và dạng liên kết với các hợp chất khác.
- Hiệu quả rõ rệt nhất của giberellin là kích thích mạnh mẽ sự sinh trƣởng và
chiều cao của thân, chiều dài của cành, rễ, sự kéo dài của lóng cây hịa thảo. Hiệu
quả này có đƣợc do ảnh hƣởng kích thích đặc trƣng của giberellin lên sự dãn theo
chiều dọc của tế bào.
- Giberellin kích thích sự nảy mầm của hạt, củ, nên nó có tác dụng đặc trƣng
trong việc phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của chúng. Giberellin có tác dụng hoạt hóa sự
hình thành các enzym thủy phân trong hạt nhƣ α-amylase. Enzym này sẽ xúc tác

phản ứng biến đổi tinh bột thành đƣờng tạo điều kiện cho sự nảy mầm. Trong sản
xuất, muốn phá trạng thái nghỉ, tăng tỷ lệ nảy mầm của các hạt, củ thì có thể xử lý
GA3 cho chúng.
- Trong nhiều trƣờng hợp của giberellin kích thích sự ra hoa rõ rệt. Ảnh
hƣởng đặc trƣng của sự ra hoa của giberellin là kích thích sự sinh trƣởng kéo dài và

BM20-QT.QLKH

Trang 8


nhanh chóng của cụm hoa. Giberellin kích thích cây ngày dài ra hoa trong điều kiện
ngày ngắn.
- Giberellin có hiệu quả trong việc phân hóa giới tính. Nó ức chế sự hình
thành hoa cái và kích thích hình thành hoa đực. Có thể sử dụng giberellin để tăng tỷ
lệ hoa đực, hoa cái riêng biệt nhƣ bầu bí.
- Giberellin có tác dụng giống nhƣ auxin là làm tăng kích thƣớc của quả và
tạo quả không hạt. Hiệu quả này càng rõ rệt khi phối hợp tác dụng với auxin.
Ngoài ra, giberellin có ảnh hƣởng điều chỉnh lên một số quá trình trao đổi
chất và hoạt động sinh lý của cây. Giberellin là một trong những chất có ứng dụng
khá hiệu quả trong sản xuất (Bùi Trang Việt, 2000).
Để phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ, kích thích sự nảy mầm của hạt, củ, ngƣời ta
có thể xử lý bằng giberellin. Giberellin thƣờng đƣợc dùng xử lý cho một số loại hạt
rau khó nảy mầm nhƣ cà rốt, su hào, hành. Kết quả xử lý giberellin trƣớc khi gieo
đã làm tăng tỷ lệ nảy mầm của su hào Hà Giang lên 8,5%, su hào Sa Pa 18,5%, củ
cải 17,5%, cải Đông Dƣ 7,5%, cà chua hồng 11%, cải xanh 7%. Ngâm củ hoa loa
kèn (5 tháng tuổi) vào dung dịch GA3 nồng độ 100 ppm trong 5 giờ, sau 30 ngày
cây loa kèn mọc đều. Xử lý GA3 nồng độ 200 ppm cho củ hoa layơn 3 tháng tuổi,
sau 1 tháng, củ mọc mầm đều. Khi ngâm củ layơn đã có mầm với nồng độ GA3 50
ppm trong 1 giờ, cây mọc đều hơn, tăng số nụ hoa trên cành và rút ngắn thời gian từ

trồng đến thu hoạch 5 - 7 ngày (Vũ Quang Sáng và ctv, 2010).
1.2.3 Cytokinine
Cytokinine là nhóm phytohocmon thứ ba đƣợc phát hiện vào năm 1963. Khi
nuôi cấy mô tế bào thực vật, ngƣời ta phát hiện ra một nhóm chất hoạt hóa sự phân
chia tế bào mà thiếu chúng thì sự ni cấy mơ khơng thành công. Cytokinine trong
cây chủ yếu là chất zeatin. Các cytokinine tổng hợp đƣợc sử dụng khá rộng rãi trong
nuôi cấy mô tế bào là kinetin và benzyl adenin (BA).
- Hiệu quả sinh lý đặc trƣng nhất của cytokinine là hoạt hóa sự phân chia tế bào.
- Cytokinine là hocmon hình thành chồi vì nó kích thích mạnh mẽ sự phân
hóa chồi.
- Cytokinine là hocmon hóa trẻ. Nó có tác dụng kìm hãm sự hóa già và kéo
dài tuổi thọ của cây.
- Cytokinine có hiệu quả lên sự phân hóa giới tính cái, làm tăng tỷ lệ hoa cái
của các cây đơn tính.
BM20-QT.QLKH

Trang 9


- Cytokinine có tác dụng kích thích sự nảy mầm của hạt, củ. Do vậy, trong
nhiều trƣờng hợp, nó cũng có tác dụng phá ngủ nhƣ giberellin nhƣng khơng đặc
trƣng nhƣ giberellin (Bùi Trang Việt, 2000).
1.3 Tình hình nghiên cứu về các kỹ thuật nhân giống cây oải hƣơng
1.3.1 Chất điều hòa sinh trƣởng đối với sự nảy mầm hạt giống oải hƣơng
Theo Chavagnat (1978), sử dụng GA3 với nồng độ 200 ppm thích hợp cho sự
nảy mầm hạt giống thuộc chi oải hƣơng (Lavandula) trong phịng thí nghiệm.
Theo Bernal và Cases (1992), sử dụng GA3 với nồng độ 250 ppm thích hợp
cho sự nảy mầm hạt giống oải hƣơng (Lavandula latifolia Med.).
Zhang và ctv (2007) khảo sát xử lý hạt giống oải hƣơng (Lavandula vera L.)
bằng GA3 và 6-BA, xử lý cành giâm oải hƣơng (Lavandula vera L.) bằng IBA,

NAA, ABT2. Kết quả cho thấy nồng độ 6-BA 50 mg/L và GA3 200 mg/L thích hợp
cho sự nảy mầm hạt giống oải hƣơng.
Liopa-Tsakalidi và ctv (2011) nghiên cứu ảnh hƣởng của nồng độ NaCl
(0,05; 0,5 và 1,5 mol/L NaCl) và nồng độ GA3 (50, 100, 200, 400 ppm GA3) đến sự
nảy mầm hạt giống và sự tăng trƣởng của 11 loại cây gồm oải hƣơng, hƣơng thảo,
xô thơm, rau thì là, húng quế, hồi, bạc hà, cải xoong, rau mùi, rau mùi tây, kinh giới
cay trong phịng thí nghiệm. Kết quả cho thấy, đối với cây oải hƣơng (Lavandula
officinalis L.), tốc độ nảy mầm hạt giống tăng lên khi sử dụng GA3 so với đối chứng
(dùng nƣớc cất) và đạt cao nhất khi sử dụng nồng độ 200 ppm GA3 kết hợp với
nồng độ NaCl 0,05 mol/L.
Chen và ctv (2012) nghiên cứu ảnh hƣởng của các loại hóa chất và GA3 đến
sự nảy mầm hạt giống oải hƣơng (Lavandula angustifolia Mill.). Kết quả cho thấy
GA3 thúc đẩy sự nảy mầm hạt giống oải hƣơng và nồng độ GA3 thích hợp nhất là 200
mol/L (ngâm hạt trong 8 giờ), tỷ lệ nảy mầm tăng 4,86 lần và khác biệt rất có ý nghĩa
so với đối chứng.
Bao-chun và Wei (2014) nghiên cứu ảnh hƣởng của nhiệt độ, ánh sáng và GA3
đến sự nảy mầm hạt giống Lavender Munstead. Kết quả cho thấy ở 150C tỷ lệ nảy
mầm là cao nhất (95,2%); xử lý ánh sáng cho hạt trong 10 giờ, tỷ lệ nảy mầm là cao
nhất (94,6%) và cây con sinh trƣởng tốt nhất; tỷ lệ nảy mầm là cao nhất (94,0%) khi
xử lý GA3 với nồng độ 200 mg/L.
BM20-QT.QLKH

Trang 10


Chetouani và ctv (2016) thử nghiệm GA3 để xử lý hạt giống oải hƣơng và cỏ
xạ hƣơng trong phịng thí nghiệm. Thử nghiệm đối với hạt giống oải hƣơng
(Lavandula dentata) bao gồm sáu nghiệm thức: ngâm hạt trong nƣớc cất, ngâm hạt
trong GA3 với các nồng độ 200, 400, 600, 800, 1.000 ppm; thời gian ngâm hạt là 24
giờ. Kết quả cho thấy hạt giống oải hƣơng đƣợc xử lý GA3 với nồng độ 1.000 ppm

có tỷ lệ nảy mầm cao nhất (67%).
1.3.2 Chất điều hòa sinh trƣởng đối với cành giâm oải hƣơng
Zhang và ctv (2007) khảo sát xử lý hạt giống oải hƣơng (Lavandula vera L.)
bằng GA3 và 6-BA, xử lý cành giâm oải hƣơng (Lavandula vera L.) bằng IBA,
NAA, ABT2. Kết quả cho thấy cành giâm oải hƣơng có tốc độ ra rễ cao nhất (90%)
khi đƣợc xử lý bằng IBA 200 mg/L, NAA 500 mg/L, ABT2 800 mg/L.
Yu và ctv (2012) khảo sát ảnh hƣởng của các nồng độ IBA (0, 20, 100, 300,
500, 800 mg/L) đến sự ra rễ và sinh trƣởng của cành giâm oải hƣơng (Lavandula
latifolia Med.). Kết quả cho thấy nồng độ IBA 300 mg/L thích hợp nhất cho cành
giâm oải hƣơng.

BM20-QT.QLKH

Trang 11


Chƣơng 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu
2.1.1 Nội dung 1: Khảo nghiệm giống oải hƣơng
2.1.2 Nội dung 2: Khảo sát một số phƣơng pháp nhân giống cây oải hƣơng
2.1.2.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hƣởng của biện pháp xử lý hạt đến sự nảy mầm hạt
giống oải hƣơng
2.1.2.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng đến sự ra rễ cành
giâm oải hƣơng
2.2 Thời gian - địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: 01/2018 - 12/2018.
- Địa điểm: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ
cao, ấp 1, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
2.3 Điều kiện nghiên cứu

2.3.1 Nhà màng bố trí thí nghiệm khảo nghiệm giống oải hƣơng
Thí nghiệm đƣợc bố trí trong điều kiện nhà màng, cây oải hƣơng đƣợc trồng
trong chậu nhựa, áp dụng chế độ tƣới nhỏ giọt, đƣợc che nắng bằng lƣới màu xanh
loại che 50% cƣờng độ ánh sáng. Nhà màng có diện tích 300 m2, đƣợc thiết kế theo
kiểu mái thơng gió cố định, chiều cao đến máng nƣớc 4 m, khẩu độ 8 m, bƣớc cột 4
m, mái đƣợc lợp bằng màng Polymer và vách xung quanh là các tấm lƣới chắn côn
trùng gây hại với quy cách 64 lỗ/cm2.
Nhiệt độ, ẩm độ, cƣờng độ ánh sáng trong nhà màng bố trí thí nghiệm đƣợc
thể hiện qua Bảng 2.1. Nhiệt độ, ẩm độ đƣợc theo dõi liên tục bằng nhiệt ẩm kế tự
ghi Rotronic HL-1D, cài đặt tự động cứ 5 phút ghi nhận số liệu một lần. Nhiệt độ,
ẩm độ trung bình của tháng là giá trị trung bình của tất cả các số liệu nhiệt độ, ẩm
độ đƣợc ghi nhận từ 0 giờ ngày đầu tháng đến 23 giờ 59 phút ngày cuối tháng.
Cƣờng độ ánh sáng đƣợc theo dõi từ 7 - 17 giờ mỗi ngày bằng máy đo cƣờng độ
ánh sáng Extech SDL400, cài đặt tự động cứ 1 phút ghi nhận số liệu một lần. Cƣờng
độ ánh sáng trung bình của tháng là giá trị trung bình của tất cả các số liệu cƣờng độ
ánh sáng đƣợc ghi nhận từ 7 giờ ngày đầu tháng đến 17 giờ ngày cuối tháng.

BM20-QT.QLKH

Trang 12


Bảng 2.1: Nhiệt độ, ẩm độ, cƣờng độ ánh sáng trong nhà màng bố trí thí nghiệm
khảo nghiệm giống oải hƣơng
Nhiệt độ (0C)
Tháng

Tối
thấp


TB

Ẩm độ (%)

Tối

Tối

cao

thấp

Cƣờng độ ánh sáng (lux)

TB

Tối thấp

TB

Tối cao

7/2018

24,0

30,6

50,1


24,7

75,9

266

9.218

27.000

8/2018

23,5

30,0

43,6

30,3

75,7

235

10.305

28.200

9/2018


23,4

29,8

47,4

26,9

77,9

171

10.693

30.600

10/2018

19,9

30,7

48,1

20,0

74,2

69


10.718

27.100

11/2018

21,2

29,9

48,3

21,2

74,5

78

8.657

30.600

12/2018

22,0

30,1

47,3


20,2

72,0

222

8.269

20.200

(Trung tâm NC&PTNNCNC, 2018)
Trong thời gian từ tháng 7/2018 đến tháng 12/2018, thí nghiệm khảo nghiệm
giống oải hƣơng đƣợc tiến hành với điều kiện nhiệt độ trung bình dao động từ 29,8 30,70C, ẩm độ trung bình dao động từ 72,0 - 77,9%, cƣờng độ ánh sáng trung bình
dao động từ 8.269 - 10.718 lux.
2.3.2 Phịng bố trí thí nghiệm ảnh hƣởng của biện pháp xử lý hạt đến sự nảy
mầm hạt giống oải hƣơng
Phịng bố trí thí nghiệm là phịng kín, tối, có sử dụng máy điều hịa nhiệt độ
bật liên tục cả ngày lẫn đêm.
Bảng 2.2: Nhiệt độ, ẩm độ trong phịng bố trí thí nghiệm ảnh hƣởng của biện pháp
xử lý hạt đến sự nảy mầm hạt giống oải hƣơng
Ngày, tháng
13/9 - 24/9

Nhiệt độ (0C)

Ẩm độ (%)

Tối thấp

TB


Tối cao

Tối thấp

TB

Tối cao

25,2

26,5

27,8

51,9

71,4

83,7

(Trung tâm NC&PTNNCNC, 2018)
Nhiệt độ, ẩm độ trong phịng thí nghiệm đƣợc thể hiện qua Bảng 2.2. Nhiệt
độ, ẩm độ đƣợc theo dõi liên tục bằng nhiệt ẩm kế tự ghi Rotronic HL-1D, cài đặt tự
động cứ 5 phút ghi nhận số liệu một lần. Nhiệt độ, ẩm độ trung bình là giá trị trung
bình của tất cả các số liệu nhiệt độ, ẩm độ đƣợc ghi nhận từ 0 giờ ngày 13/9/2018
đến 23 giờ 59 phút ngày 24/9/2018.
BM20-QT.QLKH

Trang 13



×