Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Nâng Cao Vai Trò Của Hiệp Hội Trong Hỗ Trợ Các Doanh Nghiệp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Đáp Ứng Yêu Cầu Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 158 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CN TPHCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP.HCM

CHƯƠNG TRÌNH
CƠ CHẾ QUẢN LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ

NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HIỆP HỘI TRONG
HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP ĐẨY MẠNH XK
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
GS.TS. VÕ THANH THU
CÁC THÀNH VIÊN:

1. TSKH Trần Trọng Khuê
2. Th.S Phạm Thị Ngọc Thảo
3. Th.S Đinh Thị Thu Oanh
4. T.S Vũ Minh Tâm
5. NCS.Trần Thanh Long
6. CN Trần Minh Hùng
7. Nhóm cao học và sinh viên

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-1/2010


Chương 1: ................................................................................................................................. 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................. 1


1. 1 Bản chất và vai trò của Hiệp hội ngành hàng trong nền kinh tế thị trường ................... 1
1. 1. 1 Khái niệm và đặc điểm tính chất của Hiệp hội ...................................................... 1
a/.khái niệm về hiệp hội
1
b/. Tính chất hoạt động của hiệp hội:................................................................................ 2
1. 1. 2. Vấn đề về hiệp hội ngành hàng:............................................................................ 3
1.1.2.1. Khái niệm về hiệp hội ngành hàng
3
1. 1. 2. 2. Phân loại các hiệp hội ngành hàng:............................................................... 3
1. 1. 2. 3. Cơ chế hoạt động của hiệp hội ngành hàng .................................................. 4
1. 1. 2. 4. Chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội ngành hàng ........................................... 4
1. 1. 2. 5. Sự so sánh giữa Hiệp hội ngành hàng với cơ quan quản lý Nhà nước ......... 6
1. 1. 3. Vai trò của hiệp hội ngành hàng trong nền kinh tế thị trường .............................. 7
1. 1. 3. 1. Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường....................................... 7
1. 1. 3. 2. Vai trò của hiệp hội ngành hàng trong nền kinh tế thị trường:................... 10
1. 1. 4. Mơ hình hoạt động của các hiệp hội ngành hàng................................................ 14
1. 1. 4. 1. Những mục tiêu chính của hiệp hội ngành hàng......................................... 14
1. 1. 4. 2. Về hình thức tổ chức................................................................................... 15
1. 1. 4. 3. Phương thức hoạt động của hiệp hội ngành hàng:..................................... 16
1. 1. 4. 4. Các tiêu chí đánh giá năng lực hoạt động của hiệp hội: ............................. 17
1. 2 . Nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức hiệp hội của các nước trong việc hỗ trợ các doanh
nghiệp đẩy mạnh XK: ......................................................................................................... 19
1.2.1. Kinh nghiệm của một số hiệp hội ngành hàng Thái lan
19
1. 2. 2. Kinh nghiệm của một số hiệp hội Trung Quốc................................................... 22
1. 2. 2. 1. Hiệp hội nông sản Trung Quốc................................................................... 22
1. 2. 2. 2. Hiệp hội da Trung Quốc (CLIA) ................................................................ 23
1. 2. 3. Kinh nghiệm của Ấn Độ: .................................................................................... 24
1. 2. 4.Kinh nghiệm của một số hiệp hội trong duy trì giá XK........................................25
1. 2. 5. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam:... 26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... 27
Chương 2: ............................................................................................................................... 28
PHÂN TÍCH VAI TRỊ CỦA HIỆP HỘI TRONG HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP ĐẨY
MẠNH XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................ 28
2. 1 Những nét chung về tình hình phát triển các Hiệp hội có liên quan đến hoạt động kinh
doanh................................................................................................................................... 28
2. 1. 1 Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển các Hiệp hội ở Việt Nam ................. 28
2. 1. 2. Hệ thống các hiệp hội có liên quan đến hoạt động kinh doanh trên địa bàn Tp Hồ
Chí Minh ......................................................................................................................... 30
2. 1. 2. 1. Phân loại hiệp hội trên địa bàn TP.HCM.................................................... 30
2. 2. Thực trạng hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh
trong hỗ trợ các doanh nghiệp XK.......................................Error! Bookmark not defined.
2. 2. 1. Những nét chung về tình hình XK trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh. .................... 31
2. 2. 2. Đánh giá các hoạt động của các hiệp hội ngành hàng XK trên địa bàn TP.HCM
......................................................................................................................................... 34

1


2. 2. 2. 1. Đánh giá năng lực của các hiệp hội ngành hàng XK .................................. 34
2. 2. 3. Đánh giá vai trò của của các hiệp hội ngành hàng trong hỗ trợ các doanh nghiệp
xuất khẩu đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế .................................................................. 53
2. 2. 3.1. Vai trò của hiệp hội trong tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế:.......... 53
2. 2. 3. 2. Vai trò của hiệp hội ngành hàng trong phối hợp với các cơ quan tư pháp,
lập pháp và hành pháp của Nhà nước: ........................................................................ 55
2. 2. 3. 3. Vai trò của hiệp hội như là cầu nối giữa các cấp quản lý Nhà nước với các
doanh nghiệp có hoạt động XK: ................................................................................. 60
2. 2. 3. 4. Vai trò của hiệp hội trong điều tiết điều phối xuất khẩu:............................ 63
2. 2.3.5. Vai trò của hiệp hội trong nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:70
2. 2. 3.6. Vai trò của hiệp hội trong hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến thương mại : 73

2. 2. 4. Nghiên cứu điển hình một số hiệp hội ngành hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh................................................................................................................................ 83
2. 2. 4. 1. Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
83
2. 2. 4. 2. Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam:............................................................................ 86
2. 2. 4. 3 Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ thành phố Hồ Chí Minh
90
2. 2. 4. 4. Khảo sát về đánh giá hoạt động của các hiệp hội đóng trền địa bàn thành phố
Hồ chí Minh: ........................................................................................................................... 93
2. 2. 5. Các kết luận chung rút ra từ đánh giá hoạt động của các hiệp hội ngành hàng trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong hỗ trợ các doanh nghiệp XK hội nhập kinh tế
quốc tế:.......................................................................................................................... 100
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................................... 106
CHƯƠNG 3 HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÁC HIỆP
HỘI HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU ĐÁP ỨNG YÊU

108

CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

3. 1. Mục tiêu – quan điểm - cơ sở đề xuất các giải pháp………………………….108
3. 1. 1 Mục tiêu………………………………………………………………..108
3. 1. 2. Quan điểm đề xuất giải pháp: ........................................................................... 108
3.1. 2.1. Hiệp hội ngành hàng mạnh sẽ hỗ trợ có hiệu quả cho các cơ quan quản lý
Nhà nước:.................................................................................................................. 108
3.1.2.2. Hiệp hội ngành hàng sẽ tăng về số lượng và chất lượng là xu hướng tất yếu
của quá trình phát triển kinh tế thị trường đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế:
................................................................................................................................... 109
3.1.2.3 Sự phát triển các hiệp hội ngành hàng phải tuân thủ theo nguyên tắc đối xử
quốc gia:.................................................................................................................... 110

3.1.2.4. Hiệp hội ngành hàng XK phải mang tính hội nhập: .................................... 110
3.1. 3. Cơ sở đề xuất giải pháp...................................................................................... 111
3.1 3 1. Cơ sở mang yếu tố quốc tế:.......................................................................... 111
3.1.3.2. Cơ sở mang yếu tố thực tiễn: ....................................................................... 113
3. 2. 1. Nhóm giải pháp kiến nghị với các cơ quan lập pháp và quản lý Nhà nước: .... 113
3.2.1.1. Đối với các cơ quan lập pháp:...................................................................... 113
3. 2. 2. Nhóm giải pháp đối với các hiệp hội ngành hàng XK...................................... 120
3.2.2.1. Những giải pháp tăng cường năng lực của hiệp hội ngành hàng XK .......... 120
2


3.2.2.2. Những giải pháp làm cho hội hoạt động chuyên nghiệp: ............................ 128
3.2.2.3. Tăng cường vai trò của hiệp hội ngành hàng trong vận động Chính sách:.. 133
3.2.2.4. Những biểu hiện hạn chế cần chú ý khi phát triển các hiệp hội ngành hàng:
................................................................................................................................... 135
3. 2. 3. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp XK:................................................ 136
3.2.3.1. Chủ động tham gia hiệp hội:........................................................................ 136
3.2.3.2. Doanh nghiệp khai thác các tiềm năng từ hiệp hội:..................................... 137
3.2.3.3. Doanh nghiệp phải dựa vào hiệp hội để bảo vệ quyền lợi chính đáng của
mình: ......................................................................................................................... 138
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................................... 141
KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................................... 143

3


LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Sau khi Việt nam gia nhập WTO thì sự can thiệp, hỗ trợ của Nhà nước đối
với các doanh nghiệp xuất khẩu ngày càng giảm, các loại tài trợ “đèn đỏ” đối với

các doanh nghiệp xuất khẩu bị bãi bỏ. Cùng với tiến trình hội nhập, vai trị của
Hiệp hội gia tăng, Hiệp hội là địa chỉ để các doanh nghiệp liên kết với nhau, cùng
xây dựng định hướng phát triển ngành; cùng nhau phát triển những cơ hội; cùng
nhau đối phó với các thách thức do hội nhập mang đến; là nơi chia sẻ kinh nghiệm
phát triển sản xuất và kinh doanh xuất khẩu; là nơi tập trung các kiến nghị về bức
xúc khó khăn có liên quan đến thể chế, chính sách của các doanh nghiệp đến các
cấp quản lý nhà nước.Hiệp hội phát triển giúp phát triển chế độ dân sự, dân chủ
trong quản lý, giúp Nhà nước, Chính phủ kiểm sốt tốt hơn tính thực tiễn của thề
chế chính sách đã ban hành , đánh giá mức độ tác dộng đến dối với các doanh
nghiệp. Thông qua hiệp hội Nhà nước lắng nghe có hiệu quả hơn tâm tư nguyện
vọng của số đông doanh nghiệp về môi trường kinh doanh từ đó đưa ra những
quyết sách phù hợp giúp các doanh nghiệp làm ăn thuận lợi.
Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động của các Hiệp hội trong hỗ trợ các
doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu còn nhiều hạn chế . Gần như ngành hàng xuất
khẩu nào cũng có Hiệp hội nhưng chất lượng hoạt động còn yếu kém: năng lực
hoạt động yếu , mối liên kết giữa Hiệp hội và các doanh nghiệp còn lỏng lẻo, tác
động đến nhau cịn hạn chế. Tiếng nói của Hiệp hội đến các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và với quốc tế trong bảo vệ quyền lợi của các hiệp hội chưa được coi
trọng, hiệp hội chưa được đầu tư thỏa đáng về con người, về cơ sở vật chất kỹ
thuật, về tài chính.. cho nên khả năng quản lý hiệp hội có nhiều hạn chế.Nhiều
chức năng của hiệp hội trước đây Nhà nước bao sân, thực hiện dùm, nay trao lại
một phần cho hiệp hội thực hiện,thì nhiều hiệp hội khơng đảm trách nổi ,ví dụ như
việc điều hành Xk gạo trong 5 tháng đầu năm 2009 vừa qua, nhiều thành viên của
hiệp hội kiện lên Chính phủ về việc hiệp hội lương thực đã cản trở hoạt động Xk
của một số thành viên….sự việc đúng sai cần được mổ xẻ phân tích, nhưng qua
đây cũng thấy uy tín và kinh nghiệm điều hành của hiệp hội có nhiều hạn chế.
Cho nên, việc đánh giá thực trạng của các Hiệp hội trong hỗ trợ các doanh
nghiệp xuất khẩu của Thành phố, để từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao
vai trò và sức mạnh của các Hiệp hội đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế có
ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.



2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
2.1 Mục tiêu lý luận
+ Làm rõ bản chất và chức năng của Hiệp hội ngành hàng trong cơ chế thị
trường
+ Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực của hiệp hội ngành hàng
+ Nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức hoạt động của các Hiệp hội trong hỗ trợ các
doanh nghiệp xuất khẩu của các nước trên thế giới và các bài học rút ra.
2.2 Mục tiêu thực tiễn:
+ Đánh giá thực trạng hoạt động của các Hiệp hội trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh
trong hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, nêu bật được:
• Những thành cơng, những tác động tích cực của Hiệp hội.
• Nêu những hạn chế, tồn tại yếu kém của Hiệp hội.
+ Nghiên cứu các nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động đến năng lực
và đến vai trò của hiệp hội đối với các doanh nghiệp thành viên nói chung và
các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng
+ Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao vai trò của Hiệp hội hỗ trợ các
doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu.
3. ĐỐI TƯƠNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI :
3.1 . Đối tượng nghiên cứu:
Chỉ nghiên cứu hoạt động của các hiệp hội đóng trên địa bàn t/p Hồ Chí
Minh bao gồm hiệp hội ngành hàng do TW và địa phương cấp giấy phép
3.2 . Phạm vi nghiên cứu:
Chỉ nghiên cứu những hiệp hội của các nhà kinh doanh có các doanh nghiệp
hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình.
4. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI:
Khi thưc hiện đề tài nhóm nghiên cứu đã tiếp xúc với nhiều cơng trinh
nghiên cứu trong và ngồi nước về Hiệp hội, trong số ấy tiêu biểu là:
a/. Ngoi nc:

ã T Qu Trõn : ô Trung Quc -20 năm cải cách mở cửa các cải cách chế độ
sở hữu ». Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Năm 2001; Nghiên cứu kinh
nghiệm phát triển Hội của Trung Quốc


b/. Ngồi nước
• Đề tài NCKH của PGS.TS Nguyễn Văn Nam, Viện nghiên cứu thương mại
của Bộ Thương mại, «Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của các
Hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế». Nghim thu nm 2003.
ã VCCI, ôMt s gii phỏp nhm nâng cao vai trò của Hiệp hội ngành
hàng trong thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cho các doanh nghiệp». Nghiên
cứu năm 2003.
• VCCI, Hội thảo khoa học 29/06/2004, Vai trị của các Hiệp hội đối với các
doanh nghiệp»
• Tài liệu Hội nghị, «Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Hiệp
hội các tổ chức kinh tế trong thời kỳ đổi mới», của VCCI và Bộ Nội vụ
năm 2004.
• Nguyễn Thị Thanh Loan, vụ tổ chức phi chính phủ, Bộ Nội vụ «Hiệp hội
doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp phát triển
như thế nào»
Các tác phẩm trên đã nêu được bản chất của Hiệp hội, nêu được thực trạng
hoạt động của các Hiệp hội trước thời điểm 2 năm khi Việt Nam gia nhập WTO,
và đã đề xuất nhiều giải pháp phát triển Hiệp hội kinh tế để hỗ trợ các doanh
nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu.
Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện sự phát triển của
các Hiệp hội sau khi Việt Nam gia nhập WTO có những thuận lợi, khó khăn mới
nào phát sinh ? Chưa đề tài nào chỉ ra được vai trò nào của Hiệp hội cần tăng
cường để thay thế chức năng của Chính phủ trong vấn đề điều hành quản lý doanh
nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. Và chưa có đề tài nào đánh giá

sâu sắc năng lực hoạt đông của các hiệp hội ngành hàng bao gồm: năng lực tài
chính; năng lực tổ chức và cán bộ; năng ực thu hút các doanh nghiệp XK trong
cùng một ngành hàng trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh trong hỗ trợ các doanh nghiệp
đẩy mạnh xuất khẩu trong bối cạh hội nậhp kinh tế quốc tế. Và Hiệp hội các ngành
hàng phải làm gì để hỗ trợ Chính phủ thực hiện tốt các cam kết: Bỏ tài trợ « đèn
đỏ » đối với các doanh nghiệp xuất khẩu; giảm tài trợ « đèn vàng »; hạn chế tối
thiểu Chính phủ can thiệp trực tiếp vào hoạt động kể cả doanh nghiệp Nhà nước.
Điểm mới của đề tài nghiên cứu:
• Nghiên cứu vai trị mới của Hiệp hội sau khi Việt Nam gia nhập WTO trong
hỗ trợ, điều tiết, bảo vệ các doanh nghiệp xuất khẩu trong tiến trình hội nhập


quốc tế khi mà sự can thiệp của Chính phủ giảm dần khi thực thi cam kết
các Hiệp định của WTO.
• Nghiên cứu thực trạng các Hiệp hội trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh, trung tâm
kinh tế lớn nhất nước sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
• Đánh giá năng lực hoạt động của các hiệp hội ngành hàng XK trên địa bàn
thành phố trên 03 khía cạnh : năng lực tài chính ; năng lực tổ chức và cán
bộ; năng lực tập hợp các doanh nghiệp XK. Nêu những thành công cùng các
hạn chế, các nhân tố tác động khách quan và chủ quan đến năng lực của
Hiệp hội.
• Lượng hóa sự đánh giá vai trị của các doanh nghiệp xuất khẩu đối với các
Hiệp hội ngành hàng ở các chức năng khác nhau: tư vấn pháp lý; điều tiết
hoạt động ngành hàng; huấn luyện; chuyển gia công nghệ, xúc tiến thương
mại... qua đó thấy được điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục
của các Hiệp hội ngành hàng từ đó đề xuất các giải pháp.
• Đề xuất mơ hình tổ chức và vận hành Hiệp hội ngành hàng hoạt động có
hiệu quả.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIỆN CỨU ĐỀ TÀI:

5.1.Phương pháp khảo sát thực tế: với phương pháp này nhóm nghiên cứu
sẽ thơng qua việc phát phiếu điều tra doanh nghiệp để thu thập thông tin thứ cấp
từ 02 nhóm đối tượng: Nhóm 1: là doanh nghiệp XK là thành viên và chưa phải
là thành viên của hiệp hội ngành hàng; Nhóm 2: là những lãnh đạo và thư ký
của các hiệp hội ngành hàng đóng trên địa bàn thành phố và dùng phương pháp
bình quân gia quyền để đo lường sự ảnh hưởng của các Hiệp hội ngành hàng
đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu; Ngồi ra nhóm đề tài cịn thực
hiện khảo sát điển hình (case study) một số Hiệp hội: đa ngành như hiệp hội
doanh nghiệp thành phố; hiệp hội chuyên ngành như hiệp hội hồ tiêu; hiệp hội
mỹ nghệ và chế biến gỗ thành phố ( HAWA)… để rút ra các kết luận về thực
trạng hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng hiện nay: năng lực cũng như khả
năng hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
5.2. Phương pháp phân tích thống kê: Từ những số liệu thống kê thu thập
đượctừ sở Công thương; Hiệp hội các doanh nghiệp t/p và từ cục Thơng kê...
nhóm nghiên cứu sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích các số liệu thứ
cấp để làm rõ thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn t/p Hồ
chí Minh: đánh giá được điểm mạnh, những hạn chế yếu kém của các hiệp hội
ngành hàng về nội lực cũng như vai trò của họ đối với các doanh nghiệp XK;


nghiên cứu những nhân tố khách quan và chủ quan tác động. Chủ yếu phương
pháp phân tích thống kê được sử dụng ở chương 2 của cơng trình nghiên cứu
này.
5.3.Phương pháp chuyên gia: Qua hội thảo; qua việc gởi đề án nghiên cứu
đến các chuyên gia của VCCI, của viện chiến lược Bộ kế hoạch đầu tư và của
những người lâu năm tham gia quản lý hiệp hội mà nhóm đề tài hồn thiện
cơng trình nghiên cứu của mình.
6. NỘI DUNG CỦA CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Ở chương 1 nhóm nghiên cứu tập trung làm rõ bản chất của Hiệp hội nó

chung và của các hiệp hội có quản lý các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh:
làm rõ vai trò và chức năng của Hiệp hội; Các hình thức tổ chức hoạt động của
hiệp hội; Đặc biệt ở chương này nhóm đề tài đã nghiên cứu kinh nghiệm hoạt
động của các hiệp hội các nước: Thài lan; Trung quốc Ấn độ Ý; Úc trong nâng
cao nội lực của hiệp hội và vai trò hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh XK ra
nước ngoài và rút ra được các bài học kinh nghiệm bổ ích cho các hiệp hội
ngành hàng của thành phố nói riêng và Việt nam nói chung.
Chương 2: PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA HIỆP HỘI TRONG HỖ TRỢ
CÁC DOANH NGHIỆP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ở chương 2 nhóm đề tài đã nghiên cứu các vấn đề về lịch sử hình thành các
hiệp hội doanh nghiệp ở việt nam; Nghiên cứu có hệ thống các hiệp hội hoạt
động trên địa bàn t/p Hồ chí Minh; Nghiên cứu năng lực của các hiệp hội
ngành hàng của thành phố trên 03 khía cạnh: năng lực tài chính; năng lực tổ
chức và cán bộ; nănglực tập hợp các doanh nghiệp ngành hàng. Nghiên cứu
toàn diện sự hoạt động của các hiệp hội trong hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy
mạnh XK. Bằng phương pháp khảo sát trực tiếp các doanh nghiệp và các nhà
quan lý hiệp hội ngành hàng đồng thời dùng phương pháp nghiên cứu điển
hình, cũng như dùng phương pháp thống kê nhóm nghiên cứu đã khắc họa rõ
nét những thành công cần phát huy và những yếu kém tồn tại của các hiệp hội
ngành hàng cần khắc phục; nghiên cứu những nhân tố khách quan và chủ quan
tác động đến các hoạt động của các hiệp hội ngành hàng. Các kết luận rút ra ở
chương 2 là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề xuất giải pháp ở chương 3.
Chương 3 :HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA
CÁC HIỆP HỘI HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP ĐẨY MẠNH XUẤT
KHẨU ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ :


Chương này nhóm nghiên cứu giành 36 trang nêu mục tiêu quan điểm; các
cơ sở đề xuất giải pháp; đồng thời đề xuất 03 nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp

1: đề xuất với các cơ quan lập pháp và các cơ quan chính phủ; nhóm giải pháp
2: đề xuất với các hiệp hội ngành hàng XK; nhóm giải pháp 3: đề xuất với các
doanh nghiệp XK. Các nhóm giải pháp nhằm tăng cường năng lực cho hiệp hội
đảm trách các chức năng vai trị của mình đối với các doanh nghiệp XK.


Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. 1 Bản chất và vai trò của Hiệp hội ngành hàng trong nền kinh tế thị
trường
1. 1. 1 Khái niệm và đặc điểm tính chất của Hiệp hội
a. / Khái niệm về hội và hiệp hội
Có nhiều khái niệm khác nhau về hiệp hội:
Ngày 30/07/2003, Thủ Tướng Chính Phủ đã ban hành Nghị định 88/2003/NĐCP Về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Theo đó “Hội” hay cịn gọi hiệp hội được
quy định trong Nghị định này:
“ là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng
sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đồn kết hội viên, hoạt động thường
xun, khơng vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau
hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước,
được tổ chức hoạt động theo Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên
quan”. [ 3;2]
Hội có các tên gọi khác nhau: Liên hiệp hội, tổng hội, liên đồn, hiệp hội, câu
lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật. Đồng
thời hội được công nhận là tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị-xã hội nghề
nghiệp, hội có hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước và được ngân sách nhà nước
hỗ trợ theo quy định của Thủ tướng chính phủ.
Cịn tác giả Phạm Duy Nghĩa thì: Hội, hay hiệp hội là một tổ chức mà sự tham
gia của các thành viên là sự tự nguyện khơng mang tính bắt buộc. Các thành viên tự
nguyện tham gia hiệp hội khơng những đơn thuần vì lý do kinh tế, mà còn nhiều lý do
khác như chia sẻ kinh nghiệm, tạo lập đồng minh…[ 9; 2].

PGS. TS Nguyễn Văn Nam trong cơng trình nghiện cứu của mình [11 , 13] lại
đưa ra một khái niệm về hiệp hội như sau: “Hội hay còn gọi là hiệp hội là một tổ
chức XH, tập hợp các cá nhân hay các tổ chức hoạt động tự nguyện theo tôn chỉ mục
1


đích và các quy tắc chung đã thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật, hoạt
động trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản khơng vì mục đích lợi nhuận”.
Nhóm nghiên cứu khơng đưa ra một khái niệm riêng về hiệp hội, mà muốn
khắc họa bản chất của hiệp hội thông qua các đặc điểm sau đây:
-Hiệp hội là tổ chức phi Chính phủ đươc các nhân hoặc các tổ chức có cùng
mục đích thành lập.
-Hiệp hội hoạt động trong khn khổ pháp luật, có tơn chỉ mục đích và nguyên
tắc hoạt động vì quyền lợi chung của các hội viên là: bảo vệ tối đa quyền lợi và lợi ích
hợp pháp của mình.
-Hoạt động của hiệp hội mang tính phi lợi nhuận.
b/. Tính chất hoạt động của hiệp hội:
Tính tự nguyện: việc có gia nhập hội hay khơng hồn tồn phụ thuộc vào ý chí
của Người tham gia. Với tính chất này Nhà nước hoặc cá nhân khơng ép buộc mọi
người hoặc tập thể phải tham gia hiệp hội. Mọi vấn đề của hội phải do chính các thành
viên của hội tham gia giải quyết chứ không thể gây sức ép từ bên ngồi
Tính bình đẳng: trong hiệp hội dù có sự chênh lệch địa vị của những người
tham gia hoặc có sự khác biệt về quy mơ giữa các tổ chức tham gia hiệp hội thì mọi
người đề có quyền bình đẳng với nhau, được bảo vệ quyền lợi của mình
Tính minh bạch: Vì hoạt động của hiệp hội mang tính phi vụ lợi và tự nguyện
cho nên mọi hoạt động của hiệp hội: hoạt động tài chính: chi tiêu, nguồn thu, mức
đóng góp; ngun tắc hoạt động và mục tiêu hoạt động ở từng giai đoạn phát triển của
hiệp hội…. phải được cơng khai hóa một cách minh bạch rõ ràng
Tính liên kết: vì hiệp hội là nơi quy tụ những cá nhân, tổ chức có cùng sự quan
tâm về một hướng (hướng có thể về kinh tế; chính trị, xã hội, mơi trường…) cho nên

muốn hội hoạt động có hiệu quả, thì bất cứ hội nào cũng phải quan tâm đến sự phát
triển các liên kết: liên kết giữa các thành viên trong hiệp hội trong bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của mình nói riêng và của hội nói chung. Kinh nghiệm thực tế cho thấy hiệp
hội nào không tạo điều kiện cho các thành viên liên kết liên hệ với nhau, thì hội sẽ suy
yếu và dẫn tới sự tan rã của hội.
Tính dân chủ: Hiệp hội là một tổ chức tự nguyện nên tính dân chủ trong hiệp
2


hội được đề cao: mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của hiệp hội, liên quan đến
quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên trong hội cần phải được bàn bạc cơng khai
và dân chủ. Tính chất này không được đảm bảo thường dẫn tới nội bộ của hội mất
đoàn kết, lục đục và tất yếu dẫn tới uy tín của hội giảm sút, và kéo dài hiện tượng này
làm cho hội tan rã.
1. 1. 2. Vấn đề về hiệp hội ngành hàng:
1. 1. 2. 1. Khái niệm về hiệp hội ngành hàng
Trong các quy chế của hội do Nhà nước ban hành khơng có khái niệm riêng
về” Hiệp hội ngành hàng” nhưng trong sách báo trong và ngồi nước có từ này.
Theo chúng tơi: Hiệp hội ngành hàng thực chất là hiệp hội các doanh nghiệp có cùng
sản phẩm hoăc dịch vụ kinh doanh hoặc có cùng mục đích hoạt động.
1. 1. 2. 2. Phân loại các hiệp hội ngành hàng:
Hiệp hội phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau:
a/. Phân loại theo ngành hàng kinh doanh: Hiệp hội thủy sản VN; hiệp hội
giầy-da VN, Hiệp hội Hồ tiêu; hiệp hội ngân hàng; hiệp hội Vận tải ô-tô VN… VN
có khoảng trên 100 hiệp hội loại này.
b/. Hiệp hội mang tính đa ngành: VCCI, Hiệp hội cơng thương thành phố
HCM; Hội đồng các doanh nghiệp trẻ; hiệp hội lương thực VN; hiệp hội may-thêuđan.
c/. Hiệp hội theo quy mô của doanh nghiệp: Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ
TP.HCM, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành nghề nơng thơn Việt Nam.
d/. Hiệp hội theo giới tính: Hội đồng doanh nhân nữ; Câu lạc bộ doanh nhân nữ

TP.HCM…. . nhiều tỉnh có hội các doanh nhân nữ.
e/. Hiệp hội theo nguồn gốc xuất xứ của doanh nhân: Hiệp hội các doanh
nghiệp Nhật Bản; hiệp hội các doanh nhân Hồng Kông; hiệp hội các doanh nghiệp Ấn
Độ … riêng tại TP.HCM có trên 20 hiệp hội như thế.
f/. Hiệp hội có yếu tố nước ngồi chi phối: AMCHAM (Hoa Kỳ);
EUROCHAM (EU); KOTRA (Hàn quốc); JETRO (Nhật bản)…

3


1. 1. 2. 3. Cơ chế hoạt động của hiệp hội ngành hàng
Cơ chế quản lý của hiệp hội ngành hàng có thể được tóm tắt như sau:
- Hiệp hội được công nhận là tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị-xã
hội nghề nghiệp có hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước được ngân sách nhà
nước hỗ trợ theo quy định của thủ tướng Chính phủ
- Hiệp hội được tổ chức, hoạt động theo điều lệ hội được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt và không trái với pháp luật; hội tổ chức và hoạt động
theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí và chịu trách nhiệm trước
pháp luật.
- Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
- Có các quyền hạn và trách nhiệm được quy định cụ thể (xem thêm phụ
lục).
1. 1. 2. 4. Chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội ngành hàng
a/. Chức năng chính của hiệp hội ngành hàng:
- Là tổ chức dân sự, hiệp hội thực hiện chức năng là cầu nối giữa doanh nghiệp
với Chính phủ và các tổ chức dân sự khác nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi
cho các hội viên và bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ.
- Hiệp hội thực hiện chức năng gắn kết giữa các hội viên: nhằm hỗ trợ lẫn nhau,
tránh cạnh tranh không lành mạnh. Với chức năng này hội tạo lập môi trường để các
thành viên trong hiệp hội tạo lập đồng minh, thực hiện phương châm: “ Bn có bạn,

bán có phường”.
- Hiệp hội ngành hàng thực hiện chức năng vận động chính sách thơng qua các
hình thức:
+ Tham gia trực tiếp vào các ban soạn thảo Nghị quyết của Đảng và Nhà nước,
Pháp luật, pháp lệnh của quốc hội có liên quan đến hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp trong hiệp hội.
+ Tham gia phản biện chính sách, góp ý các văn bản quy phạm pháp luật có
liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của các hội viên.
4


+ Tham gia giám sát thực thi pháp luật.
+ Tham gia vào các hội đồng dân cử như quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
+ Tham gia đối thoại với các cơ quan Chính phủ.
+ Thay mặt các hội viên gởi các kiến nghị tới Các cơ quan Chính phủ…
- Hội còn thực hiện chức năng đối ngoại để quảng bá, xúc tiến thưong mại, đầu
tư, hỗ trợ các hội viên thâm nhập sâu rộng vào thị trường khu vực và thế giới. Tổ chức
vận động hành lang ở nước ngoài để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên khi
kinh doanh ở hải ngoại
- Hiệp hội thực hiện chức năng hòa giải: hòa giải các tranh chấp giữa các thành
viện trong hiệp hội và giữa các thành viên trong hiệp hội với bên ngoài (trong nước và
nước ngoài).
b/. Nhiệm vụ của hiệp hội ngành hàng
Để thực hiện tốt các chức năng kể trên, các hiệp hội ngành hàng có những
nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Xây dựng tơn chỉ mục đích của Hội và tun truyền nó đến với các thành
viên cùng ngành hàng trong và ngoài hiệp hội.
- Đại diện cho các hội viên trong quan hệ đối nội và đối ngoại có liên đến
chức năng của hiệp hội (xúc tiến TM và đầu tư; tổ chức vận động hành lang…)
- Tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên trong và ngoài

nước.
- Tổ chức và phối hợp sự hoạt động của các hội viên trong vấn đề hợp tác kinh
doanh và giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các hội viên với nhau hoặc với bên
ngoài.
- Phổ biến tuyên truyền kiến thức pháp luật, chính sách của nhà nước có liên
quan đến ngành hàng cho các hội viên.
- Tổ chức huấn luyện đào tạo nâng cao tay nghề, chuyển giao kỹ thuật; tổ chức
phổ biến kinh nghiệm kinh doanh.
- Tham gia đóng góp ý kiến vào các văn bản pháp lý của Nhà nước và Chính
phủ về các vấn đề có liên quan đến hiệp hội.
5


- Tham gia phản biện, phản hồi ý kiến của doanh nghiệp đến với các cơ quan
có thẩm quyền của Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt
động.
- Tổ chức gây quỹ tạo kinh phí cho hội hoạt dộng tốt bên cạnh ngưồn kinh phí
do các hội viên đóng góp.
- Nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài
nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội.
c/. Nghĩa vụ của hiệp hội ngành hàng:
- Hội phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, và theo đúng điều lệ mà cơ
quan có thẩm quyền nhà nước phê duyệt.
- Hàng năm theo luật về hội là: hội phải báo cáo về tình hình hoạt động và tình
hình tổ chức.
- Theo quy định của pháp luật Hội ngành hàng ở Việt Nam phải chấp hành sự
hướng dẫn, kiểm tra và thanh tra của các cơ quan có thẩm quyền Nhà nước trong việc
tuân thủ pháp luật.
- Kinh phí thu được từ các nguồn phải giành cho sự hoạt động của hội nhằm
thực hiện các mục tiêu đề ra, không được chia cho các hội viên.

- Việc sử dụng kinh phí của hội phải chấp hành quy định của pháp luật. Hàng
năm hội phải thực hiện báo cáo quyết tốn tài chính theo quy định của Nhà nước và
gởi báo cáo này đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. 1. 2. 5. Sự so sánh giữa Hiệp hội ngành hàng với cơ quan quản lý Nhà
nước
Sự so sánh giúp cho: hiểu đúng hơn nữa về bản chất của hội để từ đó xây dựng
cơ chế quản lý về hiệp hội, tránh tình trạng trao cho hiệp hội quá nhiều quyền lực
hoặc coi thường quyền lực của hội.
a/. Điểm giống nhau giữa hội và cơ quan quản lý của nhà nước:
- Đều mang tính tổ chức, hoạt động theo thể chế
- Hoạt động phi lợi nhuận
- Hoạt động theo khuôn khổ pháp luật
6


- Tham gia xây dựng và hoàn thiện pháp luật
b/. Điểm khác biệt giữa hội và cơ quan quản lý của Nhà nước: Thể hiện qua
bảng so sánh 1. 1. sau đây
Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa hiệp hội ngành và cơ quan Nhà nước quản
lý ngành kinh tế
Tiêu chí so sánh

Cơ quan quản lý Nhà
nước về ngành

Hiệp hội ngành hàng

1. Cách thức tổ chức

Là cơ quan hành pháp do -Là tổ chức dân sự do

Chính phủ quyết định mơt nhóm cá nhân, doanh
theo luật định
nghiệp lập nên

2. Người lãnh đạo

Do Chính phủ bổ nhiệm

3. Cách thức tham gia

Bổ nhiệm; giao nhiệm vụ Tham gia tự nguyện tự
cho công chức
giác

4. Quyền lực của tổ chức

Vừa là cơ quan lập pháp Quyền lực của hiệp hội
vừa là cơ quan hành pháp khơng mang tính chính
tham gia quản lý Nhà trị, hành chính, chủ yếu
nước về kinh tế
mang tính XH

-Do các hội viên tín
nhiệm bầu ra

Nguồn :Nhóm nghiên cứu
Tóm lại, hiệp hội ngành hàng được hiểu là một tổ chức dân sự của các cá nhân
đại diện cho các tổ chức kinh tế (cơng ty, HTX, xí nghiệp, tập đồn kinh tế...) có lợi
ích chung, cần liên kết với nhau để chia sẻ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
1. 1. 3. Vai trò của hiệp hội ngành hàng trong nền kinh tế thị trường

1. 1. 3. 1. Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường
Trong thời kỳ quản lý nền kinh tế theo chế độ kế hoạch hóa tập trung thì Nhà
nước đóng vai trị tuyệt đối trong quản lý các ngành hàng: từ việc xây dựng thể chế
chính sách quản lý, đến xây dựng các kế hoạch phát triển ngành hàng: kế hoạch sản

7


xuất; kế hoạch cung ứng vật tư; kế hoạch tiêu thụ sản phẩm; kế hoạch đầu tư... kế
hoạch phối hợp liên kết trong ngành và giữa các ngành đều do nhà nước trực tiếp chỉ
đạo thực hiện. Gần như không có cạnh tranh trong nội bộ ngành hoặc giữa các ngành
vì gần như chỉ có chủ sở hữu duy nhất là Nhà nước; ai sản xuất gì đều được Nhà nước
lên kế hoạch. Nhưng trong nền kinh tế thị trường, nền kinh tế chịu sự điều tiết bởi các
quy luật cơ chế thị trường: quy luât giá trị; quy luật tự do cạnh tranh với nhiều thành
phần kinh tế tham gia thì vai trị của nhà nước cũng có sự thay đổi; từ chỗ can thiệp
trực tiếp chuyển sang gián tiếp. Từ chỗ Nhà nước chủ yếu quản lý thành phần kinh tế
Nhà nước bằng mệnh lệnh, thì nay dù chưa được thừa nhận là Việt Nam có nền kinh
tế thị trường hồn tồn, thì nền kinh tế với nhiều thành phần; và nhiều loại hình kinh
tế tham gia, Nhà nước haừ như chỉ cịn đóng vai trị là người xây dựng và giám sát
thực thi pháp luật đảm bảo mọi thành phần kinh tế có mơi trường cạnh tranh bình
đẳng trong kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường Nhà nước giảm mạnh sự can thiệp trực tiếp vào
các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp Nhà nước, nhưng chức năng quản lý kinh tế đối
với các ngành hàng dường như phức tạp hơn vì: phải hỗ trợ Quốc hội xây dựng hành
lang pháp lý đầy đủ, khơng những mang tính bao quát mọi lĩnh vực, mọi ngành kinh
tế; đảm bảo quyền bình đẳng kinh doanh của các thành phần kinh tế, mà cịn đảm bảo
hệ thống pháp lý mang tính hội nhập cao. Ngoài ra, Nhà nước phải tăng cường giám
sát tính thực thi và bất hợp lý của hệ thống pháp lý để kịp thời chỉnh sửa. Quyền can
thiệp trực tiếp của Nhà nước ít đi, nhưng nhiệm vụ nhiều hơn, tính bao quát cao hơn
trong vấn đề quản lý kinh tế. Cho nên, để nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế đất nước

đáp ứng yêu cầu hội nhập, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức dân
sự ra đời đó là các hiệp hội ngành nghề, chúng được coi là tai mắt, là những người
phản biện thể chế chính sách có hiệu quả nhất, tập trung nhất.
Không nên lập luận đơn giản rằng: khi chế độ dân sự phát triển thì vai trị của
các hiệp hội được tăng cường, còn vai trò của Nhà nước bị suy giảm. Mà ngược lại,
Nhà nước can thiệp trực tiếp vào các doanh nghiệp ít hơn nhưng có hiệu quả hơn vì
ngay từ khâu soạn thảo các thiết chế, pháp quy điều tiết kinh tế XH đã có sự tham gia
ý kiến mang tính tập trung của các hiệp hội ngành hàng, nhờ đó tạo được thể chế sát
với đời sống kinh tế - xã hội, tạo điều kiện nâng cao tính thực thi phát luật. Bộ máy
của Nhà nước trong chế độ dân sự phát triển sẽ gọn nhẹ hơn, nhưng quản lý có hiệu

8


quả hơn, dân chủ và công bằng hơn. Mà sự dân chủ,công bằng là thước đo của nền
văn minh XH, là tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển và mức sống XH.
Vậy vai trò của Nhà nước về quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường là gì?
- Tập hợp rộng rãi đại diện của các ngành, các khu vực kinh tế xây dựng và
điều chỉnh cơ chế chính sách mang tính pháp quy điều tiết nền kinh tế -XH.
- Xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi mang tính cạnh tranh cao giúp các
doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi.
- Xây dựng lộ trình mở cửa nền kinh tế trong nước phù hợp với các cam kết
song phương và đa phương và phù hợp với trình độ phát triển kinh tế nước nhà.
- Xây dựng thể chế khuyến khích các tầng lớp trong XH tham gia xây dựng thể
chế, giám sát thực thi pháp luật, tiến tới xây dựng Nhà nước Pháp quyền.
- Phát triển có hiệu quả các hình thức tài trợ gián tiếp phù hợp với thông lệ
quốc tế giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh cùng với tiến trình hội
nhập khu vực và quốc tế.
- Đẩy mạnh công tác đối ngoại hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các
doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

- Trấn áp có hiệu quả những tội phạm kinh tế, những hành vi biểu hiện vi phạm
pháp luật, xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo mọi tế bào của nền
kinh tế phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo vệ quyền lợi
hợp pháp.
Để thực hiện tốt các vai trò này đòi hỏi Nhà nước phải thực hiện tốt các công
việc sau đây:
- Tách chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng quản lý kinh doanh của
doanh nghiệp Nhà nước; Các doanh nghiệp Nhà nước phải thực sự chuyển sang hoạt
động theo cơ chế thị trường như các khu vực kinh tế khác trong mơi trường cạnh tranh
bình đẳng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức dân sự có liên quan đến hoạt động
kinh tế, trong đó có các hiệp hội ngành hàng phát triển.
- Phát triển các hình thức quản lý kinh tế gắn với các hiệp hội ngành hàng.

9


- Coi trọng các kênh thông tin phản hồi từ các hiệp hội ngành hàng.
Tóm lại; trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước đóng vai trị là chỉ huy dàn
nhạc, mà các nhạc cơng chính là doanh nghiệp, các nhóm đàn là hiệp hội, với cây gậy
chỉ huy là hệ thống pháp luật, Nhà nước vận hành nền kinh tế theo một Chiến lược
tổng thể đã định trước. Dàn nhạc sẽ rối loạn ngay khi chỉ huy dàn nhạc đóng đồng
thời 2 chức năng: vừa là chỉ huy, vừa là nhạc cơng.
1. 1. 3. 2. Vai trị của hiệp hội ngành hàng trong nền kinh tế thị trường:
Trong nền kinh tế phi thị trường vai trò của các hiệp hội rất ít, hiệp hội trong
thời Kỳ quản lý kế hoạch hóa tập trung mang nặng tính hình thức, vì các cơ quan
quản lý Nhà nước thông qua các bước soạn thảo kế hoạch (2 lên 3 xuống) và qua việc
đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch tháng, quý năm... Nhà nước nắm bắt khá đầy
đủ thông tin về hoạt động, các khó khăn thuận lợi của các doanh nghiệp để chuẩn bị
cho việc xây dụng kế hoạch mới. Và kế hoạch mang tính pháp lệnh (pháp luật) thì

mọi can thiệp từ bên ngoài được coi là vi phạm pháp luật. Với bối cảnh như thế hiệp
hội khơng có mơi trường để phát triển, vai trị của hiệp hội khơng được phát huy.
Trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, trừ VCCI thì gần như khơng có hiệp hội ngành
hàng nào được thành lập. Và VCCI thời Kỳ đó hoạt động như là cơ quan Nhà nước
khoác áo cơ quan dân cử.
Không những ở Việt Nam, mà ở các nước có nền kinh tế phi thị trường như
Liên Xơ cũ, Trung Quốc, Cuba; Bắc Triều Tiên... thì các tổ chức phi Chính phủ, trong
đó có hiệp hội ngành hàng đều khơng có điều kiện để phát triển, mọi hoạt động của
các doanh nghiệp đều do Nhà nước quản lý, hoạt động thương mại với nước ngoài
dựa trên nguyên tắc độc quyền ngoại thương.
Nghiên cứu tình hình phát triển các hiệp hội ngành hàng của các nước và của
Việt Nam trong nền kinh tế thị trường nhóm đề tài đã tổng kết được những vai trò sau
đây của hiệp hội ngành hàng:
a/. Vai trò đối với hệ thống quyền lực của Nhà nước:
-Hiệp hội ngành hàng tham gia xây dựng pháp luật[ 22]
Trong nền kinh tế thị trường các quan hệ kinh tế rất đa dạng và phức tạp, tính
chất phức tạp này còn cao hơn nữa trong nền kinh tế mở cửa hội nhập với nền kinh tế
thế giới. Cho nên muốn xây dựng một hệ thống pháp quy mang tính pháp lệnh để vận
10


hành có hiệu quả nền kinh tế, thì vai trị của các hiệp hội ngành hàng rất quan trọng
trong tham gia vào quá trình soạn thảo pháp luật. Hình thức tham gia của hiệp hội:
đóng góp ý kiến trước, trong và sau khi soạn thảo hệ thống pháp luật có liên quan đến
hoạt động kinh tế; tham gia phản biện các dự thảo của Chính phủ có liên quan đến
hoạt động của ngành hàng. Sở dĩ hiệp hội có thể làm tốt vai trị này vì Hiệp hội là nơi
tập trung đông đảo các cá nhân và pháp nhân những người trực tiếp hưởng lợi hoặc
chịu tác động từ những chỉ thị chính sách do Nhà nước ban hành.
Muốn làm tốt vai trị này thì quốc hội, Chính phủ ở bất cứ quốc gia nào cũng
phải tạo điều kiện thuận lợi cho các hiệp hội, và các điều kiện này phải được thể chế

hóa thành luật.
Hiệp hội ngành hàng tham gia thực hiện một số chức năng của Nhà nước
trong quản lý kinh tế:
Vì hiệp hội là nơi nắm rõ nhất thực trạng hoạt động ngành hàng: nắm rõ thuận
lợi, khó khăn; nắm thực lực của các hội viên... nên có điều kiện tốt để quản lý một số
các hoạt động của kinh tế của hiệp hội như: phân bổ hạn ngạch XK,NK; xây dựng
các tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh... tuy nhiên, vì hiệp hội là cơ quan tự quản, đóng
vai trị thứ 4 trong cân đối 3 quyền lực: Tư pháp; lập pháp và hành pháp, chứ không là
chủ thể trong tam quyền phân lập này. Cho nên việc phân một số chức năng quản lý
Nhà nước cho hiệp hội cần phải cân nhắc: trình độ, năng lực, uy tín của lãnh đạo hiệp
hội.
Phối hợp, tham mưu cho cơ quan nhà nước và chính phủ trong hoạt động
XTTM:
Hiệp hội ngành hàng có vai trị quan trọng trong việc phối hợp và tham mưu
cho các cơ quan nhà nước và chính phủ về chiến lược, mục tiêu phát triển hoạt động
XTTM quốc gia nói riêng và của ngành hàng nói chung. Phối hợp hoạt động XTTM
với các cơ quan nhà nước và chính phủ thể hiện qua việc phối hợp, chia sẻ trách
nhiệm và cả các quyền lợi XTTM.
Hiệp hội là cầu nối giữa Chính phủ và doanh nghiệp
Hiệp hội là nơi tập hợp các ý kiến, những tâm tư nguyện vọng tập trung của
các doanh nghiệp. Thông qua hiệp hội Nhà nước Chính phủ nắm đầy đủ, chính

11


xác,tập trung và khách quan những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp đối với
môi trường kinh doanh; những đề nghị đối với Chính phủ và Nhà nước. Và thơng qua
hiệp hội các kiến nghị của doanh nghiệp đến với Chính phủ có hiệu quả hơn, ít tốn
kém hơn, và dễ được giải quyết hơn vì chúng mang tính tập thể, thay vì cá nhân. Với
chức năng là cầu nối hiệp hội tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp quản lý gặp gỡ thảo

luận, nghe ý kiến doanh nghiệp trong hiệp hội.
Hiệp hội phát triển mạnh có vai trị lớn lao trong việc đưa các nước có nền
kinh tế phi thị trường hội nhập với nền kinh tế thế giới và sớm được công nhận là nền
kinh tế thị trường:
Thật vậy, một biểu hiện quan trọng của nền kinh tế phi thị trường là Nhà nước
can thiệp quá sâu và toàn diện vào quản lý kinh tế -XH. Việc trao bớt quyền lực quản
lý, điều tiết ngành hàng cho Hiệp hội giúp Chính phủ quản lý tốt hơn các doanh
nghiệp, mà không cần can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Sự phát triển của các hiệp hội là sự biểu hiện tính dân chủ trong một xã hội dân sự, là
tiêu chí quan trọng của nền kinh tế thị trường, khác với quản lý kinh tế kế hoạch hóa
tập trung (kinh tế phi thị trường) quyền lực của Nhà nước mang tính tuyệt đối,vai trị
của các cơ quan dân cử.
Hiệp hội hỗ trợ cho Chính phủ và Nhà nước phát triển hoạt động đối ngoại
Nhiều hiệp hội ngành hàng trên thế giới như Amcham; Hội đồng Anh; Kotra
(Hàn Quốc) với chi nhánh vươn ra ở hàng trăm nước, các hiệp hội này chẳng những
tham gia củng cố thế lực kinh tế của quốc gia trên tồn cầu, mà cịn là tai mắt, là cơ
quan tư vấn cho Chính phủ trong hoạch định chính sách đối ngoại. Nhiều nước Chính
phủ có hỗ trợ tài chính cho các hiệp hội ngành hàng, giúp các hiệp hội thực hiện tốt
các chức năng và củng cố vai trò của mình.
b/. Vai trị của hiệp hội đối với các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập:
Hiệp hội đóng vai trị liên kết giữa các doanh nghiệp:
Với vai trò này hiệp hội phải tập trung được đa số các doanh nghiệp cùng
ngành hàng không phải bằng biện pháp bắt buộc thông qua các biện pháp hành chính,
mà bằng ích lợi mà hiệp hội mang lại cho các doanh nghiệp,để họ tự nguyện vì họ
tìm thấy chỗ dựa và lợi ích thiết thân: hiệp hội giúp tạo điều kiện để liên kết hợp tác
sản xuất giữa các hội viên, chia sẻ và hợp tác thực hiện các hợp đồng thương mại lớn;
12


liên kết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài

nước; liên kết để chống lại các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh: chống lại các
vụ kiện chống bán phá giá của các nước nhập khẩu hoặc cùng nhau khởi kiện các
hiện tượng bn bán khơng lành mạnh...
Hiệp hội đóng vai trị hỗ trợ các danh nghiệp
- Hỗ trợ doanh nghiệp nói lên tâm tư nguyện vọng với Chính phủ, với Nhà
nước
- Hỗ trợ xúc tiến thương mại, gặp gỡ các đối tác
- Hỗ trợ trao đổi về kinh nghiệm; chuyển giao công nghệ và kỹ thuật, chia sẻ
nghệ thuật thâm nhập thị trường.
- Hỗ trợ tư vấn pháp lý và nắm bắt chủ trương của Nhà nước và Chính phủ về
quản lý kinh tế.
- Qua các cuộc họp thường niên, các buổi gặp mặt các hội viên các hội viên hỗ
trợ nhau về thông tin; giúp đỡ nhau về vốn nhằm duy trì và mở rộng kinh doanh.
- Ngồi ra hiệp hội cịn hỗ trợ các hội viên về cơng tác huấn luyện đào tạo,
nâng cao trình độ nghiệp vụ.
- Hiệp hội hỗ trợ doanh nghiệp về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh trên
thị trường trong nước và quốc tế.
Hiệp hội đóng vai trị là ngi đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
doanh nghiệp
- Hiệp hội đóng vai trị vận động chính sách để tạo mơi trường kinh doanh
thuận lợi cho doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp trong ngành hàng trên thị
trường bên ngoài và thị trường trong nước.
c/. Xu hướng phát triển các hiệp hội ngành hàng trên thế giới:
Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng phát triển kinh tế thị
trường ngày càng khẳng định vai trò của mình đối với đời sống kinh tế xã hội ở nhiều
nước. Và đặc điểm lớn nhất của kinh tế thị trường là : vai trò trực tiếp can thiệp của
Nhà nước vào quản lý nền kinh tế bị suy giảm. Các quy luật giá trị, quy luật cung cầu,

13



tự do cạnh tranh... các quy luật của thị trường ngày càng tác động lớn lao đến hoạt
động kinh tế XH . Bên cạnh các tác động tích cực, thì các quy luật thị trường có nhiều
tác động hạn chế đến các doanh nghiệp, đến các tế bào của nền kinh tế như tính: bất
ổn khơng lường trước; Sự ảnh hưởng khách quan từ bên ngồi mà doanh nghiệp khó
tự khắc phục. Để giảm bớt tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường mà khơng cần
có sự tác động sâu của Nhà nước, thì các hiệp hội doanh nghiệp của các nước ra đời
ngày càng nhiều và ngày càng đóng góp vai trị và quyền lực lớn đối với Chính phủ;
doanh nghiệp vì các hiệp hội là các tổ chức dân sự, được các doanh nghiệp tự nguyện
xây dựng lên nhằm cùng nhau đối phó với những tác động thay đổi từ bên ngoài mà
đơn độc các doanh nghiệp khơng tự mình giải quyết có hiệu quả.
Tóm lại, xu hướng phát triển của các hiệp hội là: số lượng ngày càng đông đảo,
quyền lực ngày một gia tăng; có ảnh hưởng và vai trị to lớn đối với Nhà nước; XH
và đối với các doanh nghiệp. Cho nên hiệp hội ngày càng được tạo điều kiện thuận lợi
để hoạt động, vì hiệp hội chẳng những được xem như cánh tay nối dài của Chính phủ
tham gia điều tiết quản lý nền kinh tế, mà hiệp hội phát triển cịn thể hiện tính dân chủ
của một quốc gia được củng cố.
1. 1. 4. Mơ hình hoạt động của các hiệp hội ngành hàng
1. 1. 4. 1. Những mục tiêu chính của hiệp hội ngành hàng
Mục tiêu hoạt động quyết định hình thức tổ chức của hiệp hội ngành hàng.
Nghiên cứu nhiều mơ hình và hình thức hoạt động của các nước trên thế giới nhóm
nghiên cứu nhận thấy các hiệp hội được tổ chức nhằm mục tiêu cơ bản sau đây:
Tập hợp những pháp nhân, cá nhân có cùng mục đích kinh doanh trong một tổ
chức, để dựa vào nhau chia sẻ kinh nghiệm, cùng phát triển; cùng nhau xác định
phương hướng hoạt động
Hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin; về kỹ thuật công nghệ; về xúc tiến
thương mại trong và ngoài nước.
Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.
Hỗ trợ Chính phủ hiểu rõ ngành hàng, tạo ra mơi trường kinh doanh thuận lợi

cho doanh nghiệp phát triển.

14


Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao
nội lực của mình: thơng qua huấn luyện đào tạo; chuyển giao công nghệ; cung cấp
thông tin...
Với mục tiêu như vậy, hiệp hội là một tổ chức dân sự, hoạt động phi lợi nhuận
có hình thức tổ chức; phương thức hoạt động như sau:
1. 1. 4. 2. Về hình thức tổ chức
Hiệp hội được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện và tự quản dựa vào ý kiến đa
số của các hội viên ở các kỳ Đại hội của các hội viên.
Tổ chức hiệp hội ngành hàng bao gồm :
Đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu của các hội viên (trong trường hợp số hội
viên trên 1000, thì tổ chức đại hội đại biểu):
Đây là cuộc hội nghị có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động của hiệp hội ngành
hàng. Tùy theo mỗi nước, mỗi ngành hàng mà đại hội 3 đến 5 năm họp 1 lần. Mỗi lần
đại hội thường đề cập đến các vấn đề:
+ Tổng kết và thảo luận hình hình hoạt động của hội; nêu bật những thuận
lợi; khó khăn thách thức đối với sự phát triển của ngành hàng.
+ Xem xét sửa đổi, bổ sung điều lệ hoạt động của hiệp hội ngành hàng.
+ Kiểm điểm công tác tài chính của hội.
+ Thơng qua những quyết định quan trọng về phương hướng và cách thức
nâng cao hiệu quả của hiệp hội ngành hàng trong nước và nước ngoài.
+ Bầu ra hội đồng quản trị để lãnh đạo hiệp hội.
Ngồi đại hội, thì hội có tổ chức hội nghị thường niên hoặc bất thường để giải
quyết các vấn đề có liên quan đến Hội; đề xuất các giải pháp hội thực hiện tốt các vai
trị của mình.
Hội đồng quản trị

Là cơ quan chấp hành của hội do đại hội hoặc đại hội đại biểu bầu ra. Số người
của hội đồng quản trị thường 7 đến 21 người, do đại hội quyết định, hoạt động theo
nhiệm Kỳ đại hội. Những người quan trọng nhất của hội đồng quản trị là:

15


×