Tải bản đầy đủ (.pdf) (253 trang)

Xây dựng lối sống nghĩa tình tại thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 253 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GỊN

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP THÀNH PHỐ

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

XÂY DỰNG LỐI SỐNG NGHĨA TÌNH TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trường Đại học Sài Gịn
Chủ nhiệm nhiệm vụ: Phạm Đào Thịnh

Thành phố Hồ Chí Minh - 2022
1


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GỊN


CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP THÀNH PHỐ

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

XÂY DỰNG LỐI SỐNG NGHĨA TÌNH TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chủ nhiệm nhiệm vụ:

Phạm Đào Thịnh

Cơ quan chủ trì nhiệm vụ
(ký tên và đóng dấu)

Thành phố Hồ Chí Minh - 2022

2


UY BAN NHAN DAN
THANH PH6 HO cHi MINH
SO KHOA HQC VA C0NG NG:at.

UY BAN NHAN DAN
THANH PHO HO cHi MINH
TRtrONG B.;.! HQC sAl GON

cmJ'ONG TRiNH KHOA HQC VA CONG NG~ cAP THANH PHO



BAO CAO TONG HQP
KET QUA ~M VV NGm::EN CUu KHOA HQC VA CONG NGH$

.

.

xAY DUNG LOI SONG NGHiA TiNH TAl TIIANH PH6

.

.

HO CHi :MINH TRONG GIAI I>OAN BIEN NAY
Chu nhi~m nhi~m V\1:

Ca quan chu tri nhi~m V\1
(kY ten va dong ddu)fo

~~P HI__: U ' RUdN , -

Thanh phA HA Chi Minh - t~ ~.TS. Le Minh Tn t .


MỤC LỤC
MỤC LỤC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

1

MỞ ĐẦU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


8

1. Tính cấp thiết và mục đích nghiên cứu đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . .

8

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài . . . . . . . . . .

11

3. Mục tiêu của nhiệm vụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

25

3.1. Mục tiêu tổng quát . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

25

3.2. Mục tiêu cụ thể . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

25

4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . .

25

4.1. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

25


4.2. Phạm vi nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

26

5. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . .

26

5.1. Hướng tiếp cận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

26

5.2. Phương pháp nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

27

6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . .

32

6.1. Câu hỏi nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

32

6.2. Giả thuyết nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

33

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


36

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY
DỰNG LỐI SỐNG NGHĨA TÌNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

1

37


1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ XÂY DỰNG LỐI SỐNG
NGHĨA TÌNH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

37

1.1.1. Khái niệm lối sống văn hóa và lối sống đơ thị . . . . . . . . . .

37

1.1.1.1. Khái niệm lối sống và lối sống văn hóa . . . . . . . . . . . . . . . .

37

1.1.1.2. Khái niệm lối sống đô thị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..

40

1.1.2. Khái niệm lối sống nghĩa tình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


42

1.1.2.1. Khái niệm nghĩa tình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

42

1.1.2.2. Khái niệm lối sống nghĩa tình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

43

1.1.2.3. Những biểu hiện của lối sống nghĩa tình . . . . . . . . . . . . . .

49

1.1.4. Xây dựng lối sống nghĩa tình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

51

1.1.4.1. Khái niệm xây dựng lối sống nghĩa tình . . . . . . . . . . . . . . .

51

1.1.4.2. Nhiệm vụ xây dựng lối sống nghĩa tình . . . . . . . . . . . . . . .

52

1.1.4.3. Các nhân tố tác động đến quá trình xây dựng lối sống nghĩa
tình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


56

a) Những nhân tố khách quan . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

56

b) Những nhân tố chủ quan . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

59

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG
NGHĨA TÌNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH . . . . . . . . . . . . . .

61

1.2.1. Cấu trúc dân cư và lối sống đơ thị của Thành phố Hồ Chí
Minh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

61

1.2.2. Truyền thống và lối sống nghĩa tình của người Sài Gịn –
Thành phố Hồ Chí Minh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

2

64


1.2.2.1. Truyền thống trọng nghĩa tình của người Sài Gịn . . . . . . . .


64

a) Cơ sở hình thành truyền thống nghĩa tình của người Sài Gịn . . .

64

b) Lối sống trọng nghĩa tình của người Sài Gòn - Nam Bộ . . . . . . .

66

1.2.2.2. Lối sống trọng nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh
(1975 - 2015) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

70

a) Những chủ trương, chính sách đột phá vì nhân dân của chính quyền

70

b) Lối sống nghĩa tình của người dân Thành phố Hồ Chí Minh . . . . . .

89

1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA XÂY DỰNG LỐI SỐNG NGHĨA TÌNH
VỚI MỤC TIÊU XÂY DỰNG THÀNH PHỐ VĂN MINH, HIỆN ĐẠI

94

1.3.1. Lối sống đô thị Thành phố Hồ Chí Minh . . . . . . . . . . . . . . . .


94

1.3.2. Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại . . . .

97

1.3.3. Mối quan hệ giữa văn minh, hiện đại, nghĩa tình trong quá
trình phát triển của thành phố Hồ Chí Minh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

98

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

102

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG LỐI SỐNG NGHĨA
TÌNH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN
NAY . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 104
2.1. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG LỐI SỐNG
NGHĨA TÌNH CỦA ĐẢNG BỘ VÀ CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

104

2.1.1. Chủ trương xây dựng Thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa
tình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 104

3



2.1.2. Chính sách xây dựng lối sống nghĩa tình của chính quyền
Thành phố Hồ Chí Minh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

107

2.2. KẾT QUẢ XÂY DỰNG LỐI SỐNG NGHĨA TÌNH CỦA CHÍNH
QUYỀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

112

2.2.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về lối sống
nghĩa tình cho cán bộ, cơng chức viên chức và các tầng lớp nhân dân 112
2.2.1.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến về lối sống nghĩa tình . . . . . . .

112

2.2.1.2. Hoạt động giáo dục về lối sống nghĩa tình trong nhà trường 117
2.2.2. Xây dựng lối làm việc đúng pháp luật, nghĩa tình với nhân
dân trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước . . . . . . . . . . . . 124
2.2.2.1. Cải cách hành chính và xây dựng nền hành chính vì nhân
dân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

124

2.2.2.2. Xây dựng cơng sở văn hóa thân thiện, cán bộ nghĩa tình với
nhân dân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

133

a) Xây dựng công sở văn hóa thân thiện với người dân . . . . . . . . . . 133

b) Xây dựng đội ngũ cơng chức nghĩa tình, khơng tham nhũng, tiêu
cực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

141

2.2.3. Thực hiện các chế độ chính sách xã hội đối với nhân dân

146

2.2.3.1. Chính sách đền ơn đáp nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

146

2.2.3.2. Chương trình xóa đói giảm nghèo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 149
2.2.3.3. Chương trình xây dựng nơng thơn mới . . . . . . . . . . . . . . . . 153
2.2.3.4. Chính sách y tế và giáo dục phục vụ người dân . . . . . . . . .

156

2.2.3.5. Chính sách an sinh đối với người nhập cư và bảo trợ xã hội 159

4


2.2.4. Khuyến khích, tạo điều kiện cho sự lan tỏa truyền thống
nghĩa tình trong lối sống của cộng đồng dân cư . . . . . . . . . . . . . . . . . .

165

2.2.4.1. Vận động nhân dân sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân để

hưởng ứng những chủ trương chính sách vì cộng đồng của nhà nước . . . 165
2.2.4.2. Ủng hộ tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng bảo vệ lẽ phải trong
nhân dân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

166

2.2.4.3. Khuyến khích các hoạt động từ thiện, cứu trợ thiên tai, tương trợ
nhau trong xã hội . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 170
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

173

CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY
DỰNG LỐI SỐNG NGHĨA TÌNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP QUỐC TẾ . . . . . . . . . . . . . . .

175

3.1. ĐÁNH GIÁ VỀ NHỮNG THÀNH TỰU, HẠN CHẾ TRONG
VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG NGHĨA TÌNH CỦA THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

175

3.1.1. Những thành tựu chủ yếu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 175
3.1.2. Những hạn chế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 179
3.1.3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế . . . . . . . . .

181


3.1.3.1. Nguyên nhân khách quan . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

181

a) Q trình đơ thị hóa, hiện đại hóa và sự biến đổi dân cư . . . . . .

181

b) Tác động của cơ chế thị trường và suy thoái đạo đức xã hội . . . . 183
c) Tác động của tồn cầu hố và hội nhập của Việt Nam . . . . . . . .

185

d) Sức sống của truyền thống nghĩa tình trong cộng đồng . . . . . . . .

188

5


3.1.3.2. Những nguyên nhân chủ quan . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

189

a) Sự lãnh đạo của Đảng bộ và điều hành của các cấp chính quyền
Thành phố Hồ Chí Minh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

189

b) Năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức… 191

c) Sự tham gia, đóng góp của người dân Thành phố Hồ Chí Minh… 192
3.1.4. Những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng lối sống nghĩa
tình của Thành phố Hồ Chí Minh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

193

3.2. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ SƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP XÂY DỰNG LỐI SỐNG NGHĨA TÌNH . . . . . . . . . . . . . . . . . .

195

3.2.1. Bối cảnh và các yếu tố tác động đến xây dựng lối sống
nghĩa tình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

195

3.2.2. Mục tiêu, định hướng xây dựng và phát triển văn hóa, lối
sống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

198

3.2.3. Cơ sở đề xuất giải pháp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 201
3.3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỐI SỐNG NGHĨA TÌNH TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 202
3.3.1. Một số giải pháp đề xuất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 202
3.3.1.1. Giải pháp về chủ trương, chính sách . . . . . . . . . . . . . . . . . .

202

3.3.1.2. Giải pháp về xây dựng chính quyền và đội ngũ cán bộ, công

chức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

204

3.3.1.3. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục lối sống nghĩa tình . . . . .

206

3.3.1.4. Giải pháp thực hiện các chế độ chính sách an sinh xã hội,
xóa đói giảm nghèo và chính sách cho người lao động nhập cư . . . . . . . . 208

6


3.3.1.5. Xây dựng cơ chế, chính sách để tạo điều kiện, khuyến khích
các hành động nghĩa hiệp, thiện nguyện trong nhân dân . . . . . . . . . . . . .

209

3.3.2. Các biện pháp thực hiện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 210
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

212

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

214

1. Kết luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


214

2. Một số khuyến nghị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 218
TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 221
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

235

PHỤ LỤC 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 237
PHỤ LỤC 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 248

7


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Tại Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X, xác định mục
tiêu xây dựng Thành phố trong những năm tới là: “Xây dựng Đảng bộ thành
phố thật trong sạch, vững mạnh; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà
nước; không ngừng đổi mới, năng động, sáng tạo, giữ vững ổn định chính trị xã hội; nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của kinh tế
thành phố, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xây dựng con người,
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; nâng cao phúc lợi xã
hội và chất lượng cuộc sống của Nhân dân. Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh
có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình; có vai trị động lực trong
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; sớm trở thành một trong
những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ
của khu vực Đông Nam Á”1. Theo mục tiêu này, Thành phố Hồ Chí Minh phấn
đấu trở thành một đơ thị lớn phía Nam có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện
đại, nghĩa tình. Nhằm góp phần thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng bộ
thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X của các cấp, các ngành, và nhân dân thành

phố, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài này để nghiên cứu.
Trong xu thế hiện nay của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, vấn đề suy thoái đạo đức, lối sống đang là một trong những
thách thức, nguy cơ cản trở sự phát triển xã hội. Xây dựng thành phố Hồ Chí
Minh có lối sống nghĩa tình là góp phần củng cố đạo đức xã hội, nhằm phục
vụ phát triển đất nước nói chung và Thành phố nói riêng.

Đảng Bộ Thành phố Hồ Chí Minh. (2015). Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí
Minh, lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 – 2020. TP Hồ Chí Minh.
1

8


Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn
của cả nước, là nơi thu hút nhiều thành phần, tầng lớp dân cư sinh sống và hoạt
động chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật,… Chính vì vậy, xây dựng
lối sống nghĩa tình là phù hợp đối với sự phát triển của thành phố, đáp ứng yêu
cầu thu hút nguồn nhân lực cho thành phố trong thời kỳ hội nhập. Hiện nay,
nghiên cứu về lối sống nghĩa tình tuy được đề cập đến trong một số cơng trình
nghiên cứu, nhưng nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống về lý luận và
thực tiễn của lối sống nghĩa tình vẫn cịn nhiều khoảng trống. Việc xây dựng
lối sống nghĩa tình cần được quan tâm cả về lý luận, thực tiễn nên việc lựa
chọn đề tài nghiên cứu sẽ góp phần đáp ứng u cầu xây dựng Thành phố Hồ
Chí Minh có lối sống nghĩa tình trong giai đoạn hiện nay.
Xây dựng lối sống nghĩa tình tại Thành phố Hồ Chí Minh là thực hiện
theo Nghị quyết của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc. Xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp giữa người và người. Lối sống
nghĩa tình ngày càng phát triển là điều kiện cho thành phố phát triển đồng bộ
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, giải quyết tốt vấn đề xã hội khác. Lối

sống nghĩa tình khơng chỉ là mục tiêu mà còn là động lực của sự phát triển.
Trong điều kiện hiện nay, khi người dân có thu nhập cao, ngồi nhu cầu
đời sống vật chất, cịn có nhu cầu đời sống tinh thần. Xây dựng đời sống tinh
thần đa dạng, phong phú, cũng như xây dựng lối sống nghĩa tình là đáp ứng
nhu cầu của đại bộ phận nhân dân. Lối sống nghĩa tình trong nhân dân sẽ tạo
nên khơng khí của cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, mọi người chan hịa trong
tình thương yêu đùm bọc. Từ đó tạo nên sự thống nhất đoàn kết trong cộng
đồng xã hội, đây là một trong những động lực chủ yếu của sự phát triển của
thành phố. Đồng thời, chống lại âm mưu phá hoại của chiến lược diễn biến hịa
bình của các thế lực thù địch thực hiện.

9


Vùng đất Sài Gịn xưa và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay có đặc điểm là
dân cư nhiều vùng về chung sống. Từ đó tạo nên một phong cách sống coi trọng
nghĩa tình, nó như là một chất keo kết dính cộng đồng dân cư thành khối thống
nhất xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, bảo vệ an ninh trật tự xã hội.
Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng, vấn đề
giao lưu, quan hệ xã hội không chỉ dừng lại ở phạm vi trong nước mà còn quan
hệ quốc tế. Sức hấp dẫn với người nước ngồi khơng chỉ ở kinh tế mà cịn có
ở văn hóa, đạo đức và các yếu tố tinh thần. Xây dựng lối sống nghĩa tình làm
cho Thành phố Hồ Chí Minh phát triển tồn diện cả đời sống vật chất và tinh
thần tạo điều kiện cho hội nhập quốc tế và thu hút đầu tư, giao lưu với các nước
khu vực và quốc tế.
Trong công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay, xây dựng nhà nước
pháp quyền là một trong những nhiệm vụ quan trọng, tuy nhiên Đảng Cộng
sản Việt Nam cũng xác định phải kết hợp hài hòa giữa quản lý xã hội bằng
pháp luật và nâng cao ý thức đạo đức trong đời sống xã hội. Chính vì vậy, trong
xã hội hiện nay, việc xây dựng lối sống đạo đức là cần thiết. Đặc biệt, trong

điều kiện nền kinh tế thị trường với những hiện tượng tiêu cực đang ngày càng
xuất hiện, dẫn đến tình trạng suy thối đạo đức nghiêm trọng ở một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên thì việc xây dựng lối sống nghĩa tình trong xã hội
là cần thiết. Sự xói mịn của các giá trị đạo đức, quan hệ tốt đẹp trong cộng
đồng dân cư đang bị giảm sút, những hành vi tiêu cực, tính cá nhân, vị kỉ trỗi
dậy v.v… địi hỏi chính quyền phải có những giải pháp để xây dựng, củng cố
lối sống nghĩa tình vốn có của Thành phố. Để từ đó làm cho xã hội phát triển
bền vững, quan hệ giữa người với người ngày càng nhân văn, tốt đẹp.
Để xây dựng Thành phố có lối sống nghĩa tình cần thiết phải có những
nghiên cứu về truyền thống, khảo sát, điều tra, đánh giá về thực trạng xây dựng
lối sống hiện nay của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó có
10


cơ sở để đưa ra những giải pháp, biện pháp phù hợp nhằm xây dựng lối sống
nghĩa tình có hiệu quả hơn, góp phần vào chủ trương xây dựng thành phố Hồ
Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
Xây dựng thành phố nghĩa tình khơng chỉ là nhiệm vụ của tồn Đảng bộ,
chính quyền thành phố Hồ Chí Minh mà cịn là nhiệm vụ của toàn thể nhân
dân Thành phố. Vấn đề nhận thức về lối sống nghĩa tình của cán bộ, nhân dân,
cũng như thực hiện các giải pháp xây dựng lối sống nghĩa tình là hết sức quan
trọng, nó góp phần quyết định việc xây dựng lối sống nghĩa tình ở thành phố
Hồ Chí Minh.
Qua việc nghiên cứu các cơng trình khoa học có liên quan đến đề tài,
nhóm nghiên cứu thấy rằng, lý luận chung về lối sống nghĩa tình, khảo sát thực
trạng xây dựng lối sống nghĩa tình của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh,
từ đó xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nhiệm vụ xây dựng
lối sống nghĩa tình tại Thành phố Hồ Chí Minh cần được nghiên cứu một cách
hệ thống.
Xuất phát từ những lí do trên, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài: “Xây

dựng lối sống nghĩa tình tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”
để nghiên cứu nhằm khái quát hóa những vấn đề lý luận, thực tiễn về lối sống
nghĩa tình, khảo sát thực trạng xây dựng lối sống nghĩa tình tại thành phố Hồ
Chí Minh của chính quyền. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp xây dựng
lối sống nghĩa tình tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm thực hiện thắng lợi Nghị
quyết của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh về: Xây dựng thành phố có chất
lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Lối sống nghĩa tình là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm ở những
góc độ khác nhau. Trong đề tài này, vấn đề nghiên cứu của nhóm là tập trung

11


vào vấn đề xây dựng lối sống nghĩa tình ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên
cứu về lý luận và thực tiễn vấn đề này, đã có các nhà khoa học quan tâm ở mức
độ nhất định, với nhiều phương diện khác nhau.
Hướng thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu lý luận chung liên quan đến
văn hóa, lối sống văn hóa đơ thị.
Đức trị và pháp trị trong Nho giáo của Vũ Khiêu, Nxb. Khoa học Xã hội,
Hà Nội xuất bản năm 1995. Tác giả chỉ ra những cơ sở lý luận về thuật cai trị
của các bậc thánh nhân xưa, đó là tư tưởng dùng đạo đức để cai trị thiên hạ,
cũng như dùng pháp trị để xã hội vào trật tự kỷ cương.
Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến Cách mạng
Tháng Tám, tập 1, của Trần Văn Giàu, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất
bản năm 1996. Trong tác phẩm của Trần Văn Giàu trình bày những giá trị nhân
văn của con người Nam Bộ nói chung và Sài Gịn (trước đây) nói riêng. Đặc
biệt tính hào phóng, cởi mở của người Sài Gòn xưa trong đối nhân xử thế.
Đạo Nho và văn hóa phương Đơng của Hà Thúc Minh, Nxb. Giáo dục,
Hà Nội xuất bản năm 2001. Tác giả đưa ra nhiều vấn đề cốt lõi của Đạo Nho

và văn hóa phương Đơng trong quan hệ gia đình, quan hệ xã hội. Lối sống xã
hội chủ nghĩa và xu thế tồn cầu hóa của Thanh Lê (Chủ biên), Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội xuất bản năm 2001.Tác phẩm đã dành cho vấn đề lối sống xã
hội chủ nghĩa một vị trí quan trọng trong q trình xây dựng và phát triển đất
nước. Lối sống xã hội chủ nghĩa là sự kết tinh cao nhất của sự phát triển xã hội
và kinh tế của xã hội chủ nghĩa. Lối sống xã hội chủ nghĩa, khi đã hình thành
và phát triển tác động mạnh mẽ tới sự phát triển chung của xã hội. Nhiều vấn
đề về lối sống xã hội chủ nghĩa được trình bày như: đặc trưng, biểu hiện, giá
trị,… của nó trong sự phát triển xã hội.

12


Triết lý trong văn hóa phương Đơng của Nguyễn Hùng Hậu, Nxb. Đại
học Sư phạm, Hà Nội xuất bản năm 2004. Tác giả chỉ rõ triết lý căn bản của
văn hóa phương Đơng, đặc biệt trong giải quyết mối quan hệ người với người
dựa trên cơ sở của tinh thần nhân văn, nhân bản.
Giá trị di sản tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần xây dựng con người mới
Việt Nam của Nguyễn Văn Dương, Nxb. Văn hóa – Thơng tin, Hà Nội xuất
bản năm 2009. Tác phẩm chỉ rõ những giá trị tinh thần trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng con người trong chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhận
thức và xử lý văn hóa trên thế giới của Đình Quang, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội xuất bản năm 2009. Tác phẩm bàn về nhận thức và xử lý các tình huống
xung đột, giao lưu văn hóa ở các đơ thị trên thế giới.
Văn hóa và lối sống đơ thị Việt Nam một cách tiếp cận của Trương Minh
Dục, Lê Văn Định (Chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm
2010 với những nội dung cơ bản: Cơ sở lý luận và phương pháp tiếp cận nghiên
cứu văn hóa và lối sống đô thị; các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và
phát triển văn hóa và lối sống đơ thị ở Việt Nam; văn hóa và lối sống đô thị ở
Thủ đô Hà Nội và các vùng đô thị Bắc Bộ; văn hóa và lối sống đơ thị ở vùng

Trung Bộ và Tây Nguyên; văn hóa và lối sống đơ thị ở Thành phố Hồ Chí
Minh và vùng Nam Bộ.
Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam của Trần Văn Giàu,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2011. Tác giả nhấn mạnh giá trị
tinh thần như yêu nước, nhân nghĩa, thủy chung, hiếu thảo, v.v.. của con người
Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử.
Đô thị học: Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn của Nguyễn Minh Hoà,
Nxb. Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh xuất bản năm 2012, là một tuyển tập
93 bài viết trong số hàng trăm bài công bố trên các tạp chí, sách chuyên khảo

13


trong và ngoài nước của tác giả sau hơn 20 năm liên tục chuyên tâm nghiên
cứu về đô thị (1990-2012), gồm: Nhận thức chung về đơ thị; Văn hố và xã hội
đô thị; Tổ chức không gian sống đô thị; Phát triển đô thị trong bối cảnh Việt
Nam; Phát triển đơ thị từ kinh nghiệm quốc tế. Tác phẩm trình bày hệ thống:
kiến thức, nguyên lý và qui luật chung của phát triển đô thị, những cách tiếp
cập mới về đơ thị dưới nhãn quan của Đơ thị học, ngồi ra cịn có những kiến
thức về qui hoạch - kiến trúc, giao thông, môi trường.
Lịch sử tư tưởng Triết học Việt Nam thời kỳ dựng nước đến đầu thế kỷ XX
của Dỗn Chính (Chủ biên), Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội xuất bản
năm 2013. Tác phẩm trình bày hệ thống tư tưởng Việt Nam, trong đó có trình
bày truyền thống nhân nghĩa, thủy chung trong quan hệ giữa người với người
trong sự phát triển của dân tộc Việt Nam.
Lịch sử Triết học phương Đơng của Dỗn Chính (Chủ biên), Nxb. Chính
trị quốc gia sự thật, Hà Nội, xuất bản năm 2015. Trong tác phẩm này, tác giả
trình bày một hệ thống khá toàn diện về triết học phương Đơng. Trong đó,
những vấn đề ứng xử giữa người với người dựa trên cơ sở lòng nhân ái trong
Phật giáo, Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, v.v…

Hướng thứ hai, các cơng trình nghiên cứu liên quan đến lịch sử, văn hóa
Thành phố Hồ Chí Minh qua các giai đoạn lịch sử. Hướng nghiên cứu này, có
những tác phẩm như:
Mơi trường nhân văn và đơ thị hóa ở Việt Nam, Đông Nam Á và Nhật
Bản của Tôn Nữ Quỳnh Trân (Chủ biên và đồng tác giả), Nxb. Thành phố Hồ
Chí Minh xuất bản năm 1997 và Văn hóa làng xã trước sự thách thức của đơ
thị hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh của Tơn Nữ Quỳnh Trân (Chủ biên và
đồng tác giả), Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1999. Các cơng
trình này đã phân tích những cơ sở và q trình đơ thị hóa ở Việt Nam trong

14


mối so sánh với khu vực Đông Nam Á và Nhật Bản; phân tích những tác động
của q trình đơ thị hóa đối với đời sống văn hóa cộng đồng truyền thống ở
Thành phố Hồ Chí Minh.
Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ của Huỳnh Lứa (Chủ biên), Nxb.
Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1997. Cơng trình đã phân tích về đặc
điểm địa lí, tự nhiên, dân cư và quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ nói chung
và vùng đất Sài Gịn xưa nói riêng của nhiều cộng đồng cư dân quy tụ trên
vùng đất này kể từ buổi đầu hoang sơ, gian khó đến lúc hình thành xóm, ấp
đến xác lập chủ quyền trên vùng đất Nam Bộ.
Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, 4 tập, của Trần Văn Giàu và
Trần Bạch Đằng (Chủ biên), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1998.
Cơng trình đã phân tích sâu về bối cảnh địa lí, tự nhiên, dân cư, lịch sử và văn
hóa của vùng đất Sài Gịn - Thành phố Hồ Chí Minh trong q trình hình thành
và phát triển. Trong đó có những phân tích sâu về nguồn gốc và đặc trưng văn
hóa, lối sống của người dân Sài Gịn – Thành phố Hồ Chí Minh.
Gia định thành thơng chí của Trịnh Hoài Đức, Nxb. Giáo dục, Hà Nội
xuất bản năm 1998. Đây là cơng trình nghiên cứu cung cấp nhiều tư liệu về địa

lí, nhân văn của vùng đất Gia Định (tương ứng với vùng Nam Bộ ngày nay),
trong đó phân tích nhiều vấn đề liên quan đến cư dân, địa lí, văn hóa, tập qn,
lịch sử,… của vùng đất này.
Lược sử 300 năm Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh (1698-1998) của tác
giả Đồn Thanh Hương và nhóm tác giả, Nxb Trẻ xuất bản năm 1999 đã khái
quát bức tranh lịch sử các giai đoạn hình thành và phát triển của Sài Gịn Thành phố Hồ Chí Minh trong 300 năm, với nhiều tư liệu phong phú liên quan
đến vùng đất, con người, quá trình hình thành, biến đổi của lịch sử, văn hóa

15


của Sài Gịn – Thành phố Hồ Chí Minh sau 300 năm kể từ khi những lưu dân
người Việt di cư vào khai phá vùng đất Nam Bộ.
Miền Đông Nam Bộ - con người và văn hóa của Phan Xuân Biên, Nxb.
Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2004. Đây là cơng trình nghiên
cứu tập hợp nhiều nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến các vấn đề dân tộc
học và đặc trưng văn hóa của các cộng đồng cư dân ở khu vực Đông Nam Bộ,
trong đó chú trọng phân tích đến các yếu tố đặc trưng của cộng đồng cư dân
và văn hóa của cư dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Vương quốc Phù Nam lịch sử và văn hóa của Lương Ninh, Nxb. Văn hóa
- Thơng tin, Hà Nội xuất bản năm 2005. Cơng trình nghiên cứu này đã căn cứ
trên nguồn tư liệu khảo cổ, cổ văn để phục dựng quá trình hình thành và phát
triển của vương quốc Phù Nam và văn hóa, phong tục, tập qn, tơn giáo, tín
ngưỡng của cư dân Phù Nam từ thế kỉ I đến thế kỉ VII trên vùng đất Nam Bộ
của Việt Nam hiện nay, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh.
Văn hóa người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh của Trần Hồng Liên (Chủ
biên), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007. Cơng trình đã đi sâu nghiên cứu
về văn hóa của cộng đồng người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh và những
giá trị, đóng góp trong q trình phát triển của văn hóa, lịch sử của Thành phố
Hồ Chí Minh.

Văn hóa dân gian Nam Bộ của Nguyễn Phương Thảo, Nxb. Văn hóa –
Thơng tin, Hà Nội xuất bản năm 2008. Cơng trình nghiên cứu đã phân tích
nguồn gốc, cơ sở và những đăc trưng của văn hóa dân gian Nam Bộ mang dấu
ấn của vùng đất mới, thể hiện tính sống nước, hội tụ văn hóa đa dạng, có tính
mở cao so với các vùng miền khác trong cả nước.
Thành phố Hồ Chí Minh 35 năm xây dựng và phát triển của Viện nghiên
cứu phát triển, Nhà xuất bản Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, 2012. Cuốn sách đã

16


khái quát quá trình xây dựng và phát triển của Thành phố trong 35 năm qua
trên tất cả các lĩnh vực, từ chủ trương, đường lối đến quá trình triển khai thực
hiện và những thành tựu hạn chế trong quá trình xây dựng và phát triển của
Thành phố Hồ Chí Minh kể từ sau năm 1975.
Người Ấn ở Thành phố Hồ Chí Minh – quá khứ và hiện tại đề tài nghiên
cứu khoa học cấp thành phố của Trần Thị Thanh Vân, năm 2017 đã đi sâu
nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển và những đóng góp của cộng đồng
người Ấn Độ đối với Thành phố Hồ Chí Minh trên tất cả các phương diện kinh
tế, văn hóa và xã hội.
Sài Gịn – Thành phố Hồ Chí Minh thế kỷ XX những vấn đề lịch sử - văn
hóa của Viện khoa học xã hội tại Tp. Hồ Chí Minh và Sở Văn hóa thơng tin,
Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2000. Cơng trình đã tổng hợp
những kết quả nghiên cứu về lịch sử, văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh
trong thế kỉ XX, trong đó tập trung vào các vấn đề gắn liền với giai đoạn từ
sau năm 1975 đến đầu thế kỉ XXI.
Ngồi ra cịn có các cơng trình nghiên cứu chun sâu về các vấn đề văn
hóa đơ thị của Tơn Nữ Quỳnh Trân như: Phát triển đô thị bền vững vì con
người của Tơn Nữ Quỳnh Trân trong Tạp chí Khoa học Xã hội, số 40 năm
1999; Xây dựng không gian cơng cộng thân thiện cho hẻm phố Sài Gịn của

Tôn Nữ Quỳnh Trân tham luận tại hội thảo quốc tế; Vấn đề phát triển đô thị
bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh - đối chiếu kinh nghiệm từ một số thành
phố lớn ở Đông Nam Á do Tôn Nữ Quỳnh Trân làm Chủ nhiệm, năm 2004; Đơ
thị hóa và cuộc sống đô thị trong tương lai ở Việt Nam – Bàn về không gian
công cộng ở đô thị do Viện Kinh tế tổ chức vào tháng 8 năm 2005; Những giá
trị văn hóa đơ thị cơ bản của thành phố Hồ Chí Minh do Tơn Nữ Quỳnh Trân
làm Chủ nhiệm đề tài, đề tài tương đương cấp bộ, nghiệm thu tháng 3 năm
2005; Làng nghề thủ công truyền thống tại Thành phố Hồ Chí Minh của Tơn
17


Nữ Quỳnh Trân (Chủ biên và đồng tác giả), Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh
xuất bản năm 2002.
Hướng thứ ba, những cơng trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến văn
hóa, lối sống đơ thị và lối sống nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh.
Những cơng trình loại này bàn nhiều đến nguồn gốc, quá trình hình thành
và phát triển của văn hóa, lối sống thành đơ thị Sài Gịn – Thành phố Hồ Chí
Minh. Những vấn đề văn hóa, lối sống, phong tục, tập qn được hình thành
trong các thời kỳ lịch sử của Sài Gòn và các vùng lân cận. Tiêu biểu có những
tác phẩm như:
Nói về miền Nam, Cá tính miền Nam, Thuần phong mỹ tục Việt Nam của
Sơn Nam, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2007. Đây là những
cơng trình khảo cứu sâu về nguồn gốc văn hóa, tính cách của con người Nam
Bộ nói chung và vùng đất Sài Gịn – Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, trong
đó nổi lên những tính cách tiêu biểu: bộc trực, thẳng thắn, rộng rãi, dám nghĩ
dám làm, trọng nghĩa tình, sống có nghĩa khí. Những nét tính cách này là một
phần không thể thiếu của những cư dân thời mở đất, được lưu giữ trong cộng
đồng, trở thành một nét đặc trưng và là động lực của văn hóa phương Nam.
Phát triển văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - Những nguy cơ,
thách thức của Phan Xuân Biên (2013) đã chỉ ra rằng, trong thời kỳ mở cửa,

hội nhập, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có nhiều yếu tố nước ngoài xâm nhập
vào hệ thống giáo dục, văn hóa, lối sống, tạo điều kiện cho sự chọn lọc, tiếp
thu những yếu tố tiên tiến của thế giới, song cũng đã thúc đẩy q trình “thương
mại hóa” giáo dục, thực dụng hóa trong lối sống khá rõ nét, tạo ra những thách
thức cho quá trình phát triển của Thành phố.
Lối sống và tư duy của cộng đồng người Việt vùng miền Đơng Nam Bộ
trong q trình đổi mới và hội nhập quốc tế của Dỗn Chính (Chủ biên), Nxb.

18


Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội xuất bản năm 2013. Cơng trình phân tích
nguồn gốc, đặc điểm của lối sống và tư duy của cộng đồng cư dân Đơng Nam
Bộ và những biến đổi của nó trong bối cảnh của hội nhập và phát triển của
vùng Đông Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung.
Liên quan gần đến vấn đề xây dựng lối sống nghĩa tình tại Thành phố Hồ
Chí Minh, Tơn Nữ Quỳnh Trân (2015) có cơng bố bài báo “Từ quan điểm của
Luis Wirth nhìn về lối sống của người dân Thành phố Hồ Chí Minh”, trong đó
phân tích quan điểm của Luis Wirth về lối sống đô thị và đối chiếu với thực tế
đơ thị Thành phố Hồ Chí Minh và nhấn mạnh đến đặc trưng lối sống bao dung
của cư dân đô thị Thành phố Hồ Chí Minh. Hay trong bài báo “Tác động của
mạng xã hội đối với xây dựng lối sống nghĩa tình trong sinh viên các trường
đại học tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” cũng tiến hành khảo sát trên diện
hẹp những tác động của mạng xã hội đối với sự lan tỏa của lối sống nghĩa tình
trong cộng đồng cư dân ở một số quận của Thành phố Hồ Chí Minh.
Đơ thị - những vấn đề tiếp nối của Nguyễn Minh Hoà, Nxb. Đại học Quốc
gia TP. Hồ Chí Minh xuất bản năm 2020 là một cuốn sách mới về đô thị, gồm:
Cảm xúc đô thị, Không gian đô thị và Đời sống đô thị. Tác phẩm đã trình bày
nhiều vấn đề quan trọng của xã hội đô thị hiện đại, với những trăn trở về kiến
trúc và quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh.

Phát huy nguồn lực văn hóa - sức mạnh mềm của Thành phố Hồ Chí Minh
của Lâm Thị Thu Hiền đăng trong Tạp chí Khoa học Đại học Văn Lang năm
2021. Bài viết hệ thống những nội dung khái quát về nguồn lực văn hóa, sức
mạnh nội sinh - sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam, từ đó, luận bàn về một số giải
pháp cụ thể chuyển hóa nguồn lực văn hóa thành sức mạnh mềm văn hóa xứng
tầm vị thế của Thành phố Hồ Chí Minh cùng với vai trị đầu tàu kinh tế còn được
xác định mục tiêu phát triển trở thành trung tâm văn hóa của cả nước trong
“Chiến lược phát triển văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2035”.
19


Biến đổi đời sống văn hố trong q trình xây dựng nơng thơn mới ở
Thành phố Hồ Chí Minh của Huỳnh Văn Sinh, luận án bảo vệ năm 2021. Luận
án đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, thực trạng xây dựng nông thôn mới
ở các huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ ra những biến đổi
đời sống văn hóa vật chất trong xây dựng nơng thơn mới ở Thành phố Hồ Chí
Minh (Sự biến đổi về cơ sở hạ tầng văn hóa, đời sống văn hóa vật chất về vấn
đề ăn, uống, mặc, nhà ở và không gian sống trong nhà, phương tiện đi lại ở các
xã nông thôn mới; Xu hướng biến đổi từ đời sống văn hóa vật chất của nơng
thơn truyền thống sang đời sống văn hóa vật chất của đơ thị, xã hội nơng thơn
hiện đại). Chú trọng phân tích về đời sống văn hóa tinh thần như lễ tục, tín
ngưỡng, tơn giáo, sinh hoạt giải trí, quan hệ gia đình - xóm giềng và các yếu
tố tác động từ chương trình xây dựng nơng thơn mới ở Thành phố Hồ Chí
Minh, trong đó nhấn mạnh đến tác động làm biến đổi đời sống văn hóa của
người dân tại các xã nơng thơn mới ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Đời sống văn hóa tại các xã nơng thơn mới thành phố Hồ Chí Minh của
Huỳnh Văn Sinh, NXB ĐHQG Tp. HCM xuất bản năm 2022. Cơng trình đã
trình bày theo logic từ những vấn đề lý luận đến mô tả thực trạng đời sống văn
hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người dân và những yếu tố tác động đến
những biến đổi đời sống văn hóa trong tiến trình xây dựng nơng thơn mới. Tác

giả đã trả lời các câu hỏi: Sau 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nơng
thơn mới ở Thành phố Hồ Chí Minh, đời sống văn hóa (cả vật chất lẫn tinh
thần) của người dân tại các xã nơng thơn mới có những thay đổi như thế nào?
Những yếu tố nào đã và đang tác động dẫn đến biến đổi đời sống văn hóa ở
các xã nơng thơn mới của Thành phố Hồ Chí Minh? Chúng tác động như thế
nào để làm cho đời sống văn hóa ở các xã nơng thơn mới biến đổi? Từ đó, tác
giả đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý xã hội, những người
có thẩm quyền những đề xuất và thực thi chính sách, nhất là chính sách phát

20


triển nơng thơn, chính sách về người nơng dân… để tiếp tực suy nghĩ, kiến
nghị hình thành các chủ trương mới, góp phần nhiều hơn cho việc tạo điều kiện
cho người dân ở các xã nông thôn mới phát triển đời sống văn hóa vật chất và
văn hóa tinh thần theo khuynh hướng thực hành,sáng tạo và hưởng thụ.
Đặc trưng văn hố của Thành phố Hồ Chí Minh – Một q trình tiếp biến,
chuyển đổi và tích tụ của Trương Văn Chung, tạp chí phát triển nguồn nhân
lực năm 2021. Cơng trình đã chứng minh, văn hóa Sài Gịn ln đầy bản lĩnh
để tiếp thu chọn lọc những giá trị, tinh hoa văn hóa thế giới, đồng thời giải mã
thành cơng những thách thức về văn hố, lối sống. Trên cơ sở xem xét sự
chuyển động, tiếp biến, dung hợp và tích tụ từ truyền thống đến hiện đại của
tồn bộ nền văn hố Thành phố Hồ Chí Minh, có thể rút ra những đặc trưng:
tính chất văn hóa tồn cầu; tính cởi mở, khoan dung, năng động và khơng kỳ
thị văn hóa; bản lĩnh cao, nội lực mạnh mẽ của văn hóa.
Ngồi ra, Viện Nghiên cứu phát triển đã nghiên cứu đưa ra Hệ thống tiêu
chí thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa
tình, trong đó về nghĩa tình được lồng ghép trong các nhóm, đặc biệt là nhóm
văn hóa xã hội. Nội dung “nghĩa tình” có ba tiêu chí như sau: 1. Thực hiện tốt
các chính sách xã hội; 2. Hoạt động tương thân, tương trợ; 3. Tinh thần hào

sảng, nghĩa hiệp, nhân hậu, dễ mến của người dân Thành phố.
Hướng thứ tư, các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố Hồ Chí
Minh về phát triển con người nói chung và xây dựng lối sống nghĩa tình nói riêng:
Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
XI Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững đất nước; Nghị quyết số 16 của Bộ Chính trị Về phương
hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020;

21


Quyết định số 1400/QĐ-TTg Ngày 18 tháng 08 năm 2015 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục
thể thao và du lịch vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Chương trình hành động số 45-CTr/TU ngày 21/10/2015 của Thành ủy
Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Nghị quyết số 33 –NQ/TW Hội nghị lần
thứ chín Ban chấp hành Trung ương Khóa XI Về xây dựng và phát triển văn
hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Nghị quyết số 5338/QĐ-UBND ngày 21/10/2015 của Ủy ban nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành
động số 45-CTr/TU ngày 21/10/2015 của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết
số 33 –NQ/TW Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Khóa XI Về
xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững đất nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Chỉ thị số 42 – CT/TW của Ban Bí thư về Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lỗi sống văn hóa
cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 – 2030;
Nghị quyết số 343 – QĐ/CP của Chính phủ về “Giáo dục phẩm chất đạo

đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH” gắn với phẩm chất “Tự
tin-Tự trọng-Trung hậu- Đảm đang”;
Các văn bản của các cấp đã đưa ra chủ trương, chính sách thực hiện xây
dựng và phát triển con người nói chung và xây dựng lối sống tình nghĩa nói
riêng, xây dựng nền văn hóa Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc. Con người sống trong mối quan hệ nhân văn, hài hòa.

22


×