Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Xây dựng tiêu chí đánh giá chương trình truyền thông môi trường dành cho thanh niên tại tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.74 MB, 125 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

THÀNH ĐỒN TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO NGHIỆM THU
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc

Tên đề tài: Xây dựng tiêu chí đánh giá chương
trình truyền thơng mơi trường dành cho thanh
niên tại Thành Phố Hồ Chí Minh

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 5_/ 2016

1


ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

THÀNH ĐỒN TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO NGHIỆM THU
(Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu)

Tên đề tài: Xây dựng tiêu chí đánh giá chương trình
truyền thơng mơi trường dành cho thanh niên tại
Thành Phố Hồ Chí Minh

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI



ThS. Phạm Thị Bích Ngọc

CƠ QUAN QUẢN LÝ
(Ký tên/đóng dấu xác nhận)

CƠ QUAN CHỦ TRÌ
(Ký tên/đóng dấu xác nhận)

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 5/ 2016
2


LỜI CÁM ƠN

Trong q trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã nhận được sự hỗ trợ
từ các cơ quan, tổ chức và các chuyên gia trong ngành. Nhóm tác giả xin chân
thành cảm ơn Sở Khoa Học Công Nghệ TP HCM, Trung Tâm Khoa Học Cơng
Nghệ Trẻ-Thành Đồn TP HCM đã xét duyệt kinh phí và tổ chức hỗ trợ thực
hiện đề tài này. Xin chân thành cảm ơn Phịng Thơng Tin và Truyền Thơng Mơi
Trường, Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường TP HCM đã tạo điều kiện để nhóm tác giả
tiếp cận chương trình Làm Cho Thế Giới Sạch Hơn.
Nhóm thực hiện đề tài xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến và định
hướng hồn thiện đề tài từ PGS.TS. Lê Văn Khoa, PGS.TS. Trần Hữu Quang,
TS. Phạm Thị Anh, đại diện Phòng Quản Lý Khoa Học – Sở Khoa Học Cơng
Nghệ TP HCM, Phịng Thông Tin và Truyền Thông Môi Trường – Chi Cục Bảo
Vệ Môi Trường TPHCM.
Chủ nhiệm đề tài xin chân thành cảm ơn TS. Trương Thị Kim Chuyên đã
hướng dẫn khoa học và các cộng sự của nhóm đã chung tay gắn sức để đề tài

được thực hiện. Đồng thời, xin cảm ơn Phòng Quản Lý Khoa Học và Dự Án
trường Đại Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TP HCM đã động viên, thúc đẩy thực
hiện đề tài này. Cuối cùng, xin cảm ơn các đồng nghiệp, các bạn sinh viên khoa
Địa Lý, trường Đại Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TP HCM đã góp ý cho đề
tài.

3


TĨM TẮT
Đề tài “Xây dựng tiêu chí đánh giá chương trình truyền thơng mơi trường
dành cho thanh niên tại Thành Phố Hồ Chí Minh” thực hiện dựa trên tiếp cận
đánh giá theo tiến trình và mơ hình thay đổi hành vi. Bộ tiêu chí được xây dựng
thành ba nhóm: nhóm tiêu chí đánh giá đầu vào của chương trình, tiêu chí đánh
giá sản phẩm và hoạt động của chương trình và nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả tác động như là kết quả đầu ra của chương trình. Bộ tiêu chí này được áp dụng để
đánh giá thử nghiệm chương trình Clean Up The World năm 2015 ở TP HCM
với đối tượng là thanh niên sinh viên tình nguyện tham gia chương trình. Đánh
giá thử nghiệm cho thấy bộ tiêu chí có giá trị sử dụng và giúp người làm đánh giá
hệ thống hóa và có cái nhìn tổng thể về kết quả chương trình chứ khơng chỉ dừng
lại ở kết quả đầu ra của chương trình. Sau khi đánh giá thử nghiệm, tiêu chí tài
chính cần cân nhắc để điều chỉnh các lấy dữ liệu định tính thay cho dữ liệu định
lượng như dự tính ban đầu.
Từ khóa: đánh giá, tiêu chí, chương trình truyền thơng mơi trường, thay đổi hành
vi môi trường.

4


Abstract
The project “Building criteria for evaluating environmental education

programs for youth in Ho Chi Minh city” was conducted based on the systematic
approach and the model of behavior change. The criteria set is built into three
groups: (i) criteria for evaluating the program’s inputs, (ii) criteria for evaluating
program’s activities and their outputs, and (iii) criteria for evaluating
effectiveness – impacts as program’s outcomes. This criteria set was tested on
youth and student volunteers of the program Clean Up The World 2015 in Ho
Chi Minh city. The results of testing show that this criteria set is valuable as well
as can help evaluators systematize and have an overview of program’s results,
not only program’s outcomes. The results of testing also find that financial
criteria should be considered as quantities criteria instead of qualitative criteria.

Key words: evaluating, criteria, environmental education program,
environmental behavior change.

5


MỤC LỤC
Trang
Tóm tắt ............................................................................................................ 4
Tóm tắt tiếng Anh ............................................................................................ 5
Mục lục ............................................................................................................ 6
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................... 9
Danh sách bảng .............................................................................................. 10
Danh sách hình ............................................................................................... 11
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 12
CHƯƠNG I TỔNG QUAN ......................................................................... 14
1.1. Giới thiệu ................................................................................................ 14
1.2. Khái niệm TTMT và các bước tiến hành tổ chức TTMT………………15
1.3 Lịch sử nghiên cứu đề tài ......................................................................... 18

1.4. Vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 20
1.5. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 23
1.6. Tính mới và khả năng áp dụng vào thực tiễn của đề tài ......................... 23
1.7. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 24
1.8. Giới hạn của đề tài .................................................................................. 24
1.9. Phương pháp luận ................................................................................... 25
1.9.1 Khung khái niệm ................................................................................. 25
1.9.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 29
CHƯƠNG II: XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ .............................. 32
2.1. Tư duy đánh giá ..................................................................................... 31
2.1.1. Đánh giá giữa kỳ và đánh giá tổng kết ................................................ 32
2.1.2. Đánh giá kết quả tác động .................................................................... 33
2.1.3. Phương pháp đánh giá tiến trình .......................................................... 34
2.2. Bộ tiêu chí đánh giá chương trình truyền thơng TTMT.......................... 34
2.2.1.Tiêu chí đánh giá đầu vào của chương trình TTMT ............................. 34
I.1 Mục tiêu chương trình truyền thơng ......................................................... 36
6


I.2. Đối tượng chính của chương trình truyền thơng: ................................... 37
I.3. Nội dung chương trình truyền thơng: ..................................................... 38
I.4. Hình thức triển khai ................................................................................ 38
I.5. Phương tiện truyền thông ....................................................................... 38
I.6. Công cụ truyền thông .............................................................................. 38
I.7. Thời gian .................................................................................................. 39
I.8. Địa điểm................................................................................................... 39
I.9. Kết quả mong đợi .................................................................................... 39
I.10. Tài chính ................................................................................................ 39
I.11. Nhân sự tổ chức .................................................................................... 40
I.12. Cán bộ truyền thơng .............................................................................. 40

2.2.2. Tiêu chí đánh giá hoạt động triển khai của chương trình TTMT......... 40
II.1. Phát triển sản phẩm truyền thông TTMT ............................................... 41
II.2. Triển khai hoạt động truyền thơng mơi trường ...................................... 41
2.2.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả và tác động của chương trình TTMT........ 43
III.1 Hiệu quả tác động trực tiếp .................................................................... 43
III.2. Hiệu quả tác động gián tiếp................................................................... 43
2.3. Các bước tiến hành đánh giá .................................................................. 45
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ THỬ NGHIỆM CHƯƠNG TRÌNH Ở TP HCM 52
III.1. Tổng quan ............................................................................................. 52
III.1.2. Giới thiệu .......................................................................................... 52
III.1.3. Mục tiêu đánh giá............................................................................... 54
III.1.4. Nội dung đánh giá ............................................................................. 54
III.1.5. Đối tượng đánh giá ............................................................................ 56
III.1.6. Tiếp cận đánh giá ............................................................................... 56
III.1.7. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................ 57
III.1.8. Giới hạn ............................................................................................. 57
III.2. Kết quả đánh giá chương trình .............................................................. 57
III.2.1. Thiết kế tổ chức chương trình ............................................................ 57
III.2.2. Triển khai thực hiện chương trình...................................................... 62
III.2.3. Hiệu quả tác động của chương trình .................................................. 63
7


III.3. Kết luận, kiến nghị về chương trình và điều chỉnh bộ tiêu chí ............. 67
PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 68
Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 70
Phụ lục 1: bảng hỏi......................................................................................... 74
Phụ lục 2: Kết quả xử lý................................................................................. 77
Phụ lục 3: bài báo ........................................................................................ 107
Phụ lục 4: Bộ tiêu chí ................................................................................... 117


8


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TTMT: Truyền thơng mơi trường
UNEP: Chương Trình Mơi Trường của Liên Hiệp Quốc
BVMT: Bảo vệ mơi trường
TNV: Tình nguyện viên

9


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 : Tổng hợp các tiêu chí đánh giá đầu vào của chương trình GDMT ........... 35
Bảng 2: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá sản phẩm và hoạt động ............................ 41
Bảng 3: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá hiệu quả và tác động ............................... 44
Bảng 4: tỷ lệ tình nguyện viên được tập huấn ........................................................ 63
Bảng 5: Tỷ lệ u thích chương trình Clean Up The World 2015 ........................... 63
Bảng 6: Tỷ lệ tiếp tục thực hiện hành vi thân thiện môi trường ............................. 64
Bảng 7: Tỷ lệ TNV tiếp tục truyền thông đến bạn bè, người thân và đồng nghiệp . 64
Bảng 8: thang điểm Động lực thúc đẩy người dân thay đổi hành vi BVMT ........... 65
Bảng 9: thang điểm yếu tổ cản trở người dân thay đổi hành vi BVMT................... 66

10


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1: mơ hình đơn tính về tiếp cận xây dựng chương trình giáo dục mơi trường 20

Hình 2: Lý thuyết về thay đổi hành vi có kế hoạch của Ajzen và Fishbein (1980). 21
Hình 3: Mơ hình dự đốn thay đổi hành vi của Hines et al., 1986 .......................... 21
Hình 4: Các rào cản thực hiện các hành vi môi trường của Blake, 1999 ................. 22
Hình 5: Mơ hình đánh giá theo tiến trình ................................................................. 24
Hình 6: Mơ hình thay đổi hành vi thân thiện với mơi trường ................................. 25
Hình 7: Khung khái niệm của đề tài ........................................................................ 26
Hình 8: Các bước thực hiện đề tài............................................................................ 27
Hình 9: Đánh giá giữa kỳ và đánh giá tổng kết ....................................................... 33
Hình 10: Đánh gía theo tiến trình ............................................................................ 35
Hình 11: Các bước đánh giá chương trình giáo dục mơi trường ............................ 46
Hình 12: TNV tham dự chiến dịch Làm Cho Thế Giới Sạch Hơn 2015 ................. 53
Hình 13: Tình nguyện viên dọn vệ sinh tại Trung Tâm Người Mù Hiệp Bình ...... 53
Hình 14: Ơng John Mc Anulty - Tổng Lãnh sự Úc tại TPHCM phát biểu ............. 54
Hình 15: Tiếp cận đánh gía Chương trình Làm Cho Thế Giới Sạch Hơn 2015 ...... 56
Hình 16: chủ đề chương trình Clean Up The World năm 2015 của Việt Nam........ 58
Biểu đồ
Biểu đồ 1: Phân bố mẫu theo năm học.................................................................... 59
Biểu đồ 2: Phân bố mẫu theo ngành học ................................................................. 60

11


PHẦN MỞ ĐẦU
Tên đề tài/dự án: Xây dựng tiêu chí đánh giá chương trình truyền thơng mơi
trường dành cho thanh niên tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Chủ nhiệm đề tài/dự án: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ
Điện thoại: (08) 38 230 780 – 233 363
Fax:

E-mail: hoặc
Website: www.khoahoctre.com.vn
Địa chỉ: Số 1 Phạm Ngọc Thạch, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
Số tài khoản: 3713.0.1083277.00000

tại Kho bạc Nhà nước Quận 1

Mã quan hệ ngân sách: 1083277
Mã số thuế: 0301744926
Thời gian thực hiện: 12 tháng
Kinh phí được duyệt: 80.000.000đ ( tám mươi triệu đồng)
Kinh phí đã cấp: 40.000.000đ theo Thơng báo số ..../TB-SKHCN
1. Mục tiêu:
Đề tài này được thực hiện nhằm đạt mục đích là góp phần hồn thiện các
chương trình truyền thơng mơi trường hướng đến thay đổi thái độ, nhận thức và
hành vi của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh theo định hướng của nhà nước.
Để đạt được điều này, có 3 mục tiêu cụ thể đề tài sẽ phải hồn thành.
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá các chương trình truyền thơng mơi trường
ngoại khóa dành cho thanh niên dựa trên nguyên lý đánh giá dự án theo
tiến trình và mơ hình thay đổi hành vi môi trường.
- Tiến hành Khảo sát và đánh giá 1 chương trình truyền thơng mơi trường
dành cho thanh niên đã thực hiện ở TP HCM từ năm 2010 để thử nghiệm
bộ tiêu chí.
12


- Điều chỉnh bộ tiêu chí cho phù hợp với tình hình của chương trình truyền
thơng mơi trường cho thanh niên thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nội dung:
Nội dung I: Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá các chương trình truyền thông môi

trường
Đề tài này tác giả chọn cơ sở để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá dựa trên 2
cơ sở: (1) tiếp cận đánh giá tác động theo tiến trình có tính hệ thống của các
chương trình truyền thơng. Trong đó, tiêu chí đánh giá sẽ dựa trên đầu vào, Các
hoạt động, Đầu ra, Hiệu quả, Tác động của chương trình. (2) Dựa trên mơ hình
thay đổi hành vi môi trường của Kollmuss & Agyeman (2010).
Nội dung II: Khảo sát và đánh giá thử nghiệm một chương trình truyền thông
môi trường dành cho thanh niên ở TP HCM từ năm 2010
Một chương trình truyền thơng mơi trường về ô nhiễm kênh rạch dành cho
sinh viên sẽ được lựa chọn để đánh giá thử nghiệm bộ tiêu chí.
Nội dung chính III: Cải tiến bộ tiêu chí
Trên cơ sở kết quả nội dung nghiên cứu I và II ở phần này, đề tài sẽ điều
chỉnh bộ tiêu chí cho phù hợp với tình hình truyền thơng mơi trường dành cho
thanh niên ở TP HCM.

13


CHƯƠNG I TỔNG QUAN
1.1 Giới thiệu
Hiện nay, truyền thông môi trường đã trở thành một hợp phần quan trọng
trong công tác bảo vệ môi trường và hướng đến phát triển bền vững ở Việt Nam.
Mục tiêu của các chương trình truyền thông môi trường luôn hướng đến nâng cao
ý thức, thái độ và hành vi bảo vệ môi trường của các đối tượng hướng đến của
chương trình. Vai trị này được khẳng định tại hội nghị môi trường năm 1987 của
UNEP: “Nếu không nâng cao được sự hiểu biết của công chúng về những mối
quan hệ mật thiết giữa chất lượng mơi trường với q trình cung ứng liên tục các
nhu cầu ngày càng tăng của họ, thì sau này sẽ khó làm giảm bớt được những mối
nguy cơ về mơi trường ở các địa phương cũng như trên tồn thế giới. Bởi vì,
hành động của con người tùy thuộc vào động cơ của họ và động cơ này lại tùy

thuộc vào chính nhận thức và trình độ hiểu biết của họ. Do đó, truyền thơng mơi
trường là một phương tiện không thể thiếu để giúp mọi người hiểu biết về
mơi trường”.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố quyết liệt tổ chức
hoạt động truyền thông môi trường từ rất sớm. Thành phố lớn và năng động nhất
Việt Nam này có lực lượng lượng thanh niên chiếm 31,57% dân số (Tơ và
Nguyễn, 2016). Lực lượng này đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống kinh tế,
văn hóa xã hội của TP HCM. Đã có rất nhiều chương trình TTMT được tổ chức
cho đối tượng này thơng qua các chương trình của Đồn Thanh Niên, Các trường
Đại Học, các kênh phương tiện thông tin đại chúng…
Một số hoạt động truyền thơng mơi trường tiêu biểu của Đồn thanh niên
tại địa phương bao gồm:
+ Tổ chức ngày chủ nhật xanh, thứ 7 tình nguyện (15 phút cuối tuần vì
cộng đồng) ở 15 phường. Cơng việc của mỗi người dân vào mỗi buổi sáng thứ 7
quét dọn trước cửa nhà mình, quét trên lề đường, vệ sinh xung quanh nhà. +
Thực hiện chương trình “Tuyến đường xanh-sạch-đẹp” “Tuyến hẻm văn minh,
hiện đại”. Cụ thể như mỗi phường đăng ký ít nhất một tuyến hẻm văn minh.
14


Tuyết hẻm văn minh được đông đảo người dân nhiệt tình tham gia, họ rất hãnh
diện tuyến hẻm của mình sạch, đẹp. Người dân khơng cịn vứt rác bừa bãi, họ tự
bỏ rác vào thùng rác công cộng hoặc bỏ rác vào thùng rác gia đình.
+ Kết hợp với các trường cấp 1,2 trong khu vực tuyên truyền cho các em
học sinh ý thức về BVMT như “Trường học văn minh sạch đẹp”. + Đề án hội
liên minh thành phố trồng 1500 cây xanh trên đường phố, đoàn thanh niên vận
động người dân góp cơng tham gia
+ Tổ chức chức một năm 2 lần thi đua khu phố không rác, đoàn thanh niên
đến trực tiếp từng hộ dân vận động người dân tham gia thi đua khu phố không
rác, người dân nhiệt tình, chủ động dọn dẹp trong khu phố không cần tổ trưởng

khu phố nhắc nhở.
+ Tổ chức hoạt động phân loại rác tại nguồn cho từng hộ gia đình, thí
điểm ở một số phường, khu phố.
+ Tổ chức thu gom ve chai bán lấy tiền gây quỹ cho các em học sinh
nghèo. Nổi bật mơ hình “Biến rác thành tiền” tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè.
+ Tổ chức ra quân vớt bèo, lục bình, rác trên kênh.
Theo báo cáo đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức
chấp hành luật BVMT (giai đoạn 2011-2015) của người dân TP HCM, hầu hết
thanh niên sinh viên có nhận thức tốt về vấn đề mơi trường và luật BVMT. Tuy
nhiên, báo cáo không đề cập đến tác động hành vi và hiệu quả của từng chương
trình cụ thể lên nhóm đối tượng chính của chương trình.
1.2. Khái niệm truyền thông môi trường và các bước tiến hành tổ chức TTMT
Có nhiều định nghĩa khác nhau về truyền thơng mơi trường tuy nhiên tựu
chung thì khái niệm này bao hàm hai lĩnh vực lớn là lĩnh vực truyền thông và
lĩnh vực môi trường. Để hiểu hơn về khái niệm này TTMT, trước tiên hai khái
niệm “truyền thông” và “mơi trường” cần được làm rõ.
Truyền thơng là q trình truyền tải thông điệp từ nguồn phát thông tin
đến nguồn tiếp nhận thông tin bằng một hay nhiều phương pháp và phương tiện
15


khác nhau nhằm đạt kỳ vọng của đối tượng truyền tin và đối tượng tiếp nhận
thơng tin. Thơng tin có thể được mã hóa dưới hình thức ngơn ngữ hoặc phi ngôn
ngữ trước khi được truyền đi. Trong xã hội phát triển như hiện nay, phương tiện
truyền thông rất đa dạng bao gồm phương tiện truyền thơng đại chúng: truyền
hình, truyền thơng, báo chí, website và mạng xã hội hoặc truyền thông thông qua
các hoạt động hội thi, hội thảo, tập huấn…
Môi trường hay đúng hơn ở đây chúng ta quan tâm đến ngành khoa học
môi trường. Đây là ngành là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ và tương
tác qua lại giữa con người và môi trường xung quanh nhằm mục đích bảo vệ mơi

trường sống của con người trên trái đất. Các hợp phần chính của mơi trường bao
gồm: đất, nước, khơng khí, sinh vật, khống sản và năng lượng. Hai lĩnh vực
trọng tâm nghiên cứu là ơ nhiễm và suy thối nhằm tìm ra các giải pháp phịng
ngừa, xử lý và hướng đến mơi trường bền vững.
Như vậy, khái niệm truyền thông môi trường sẽ bao gồm hai hợp phần
trên nhưng nó khơng đơn thuần là sự cộng dồn của hai khái niệm. Theo Richard
(2010), truyền thơng mơi trường là sự trao đổi một cách có hệ thống các thông
điệp của con người trong, từ và về thế giới tự nhiên chung quanh chung ta và
cách chúng ta tương tác với nó. Trong khi đó, Cox (2006) thì phân TTMT dưới
hai hình thức là chính thức và phi chính thức. Cox (2013) đã nhận định rằng: cá
nhân và cộng đồng sẽ có những cơ hội lớn để bảo về sức khỏe và môi trường
sống ở địa phương họ nếu họ hiểu rõ những năng động và cơ hội được truyền
thông từ những vấn đề họ quan tâm. Đặc biệt là nếu họ có cơ hội tham gia ý
nghĩa vào các hoạt động bảo vệ môi trường của địa phương, họ sẽ thay đổi thói
quen và hành vi theo hướng thân thiện với môi trường hơn. Hội nghị quốc tế về
giáo

dục

môi

trường

của

Liên

hợp

quốc


tổ

chức

tại

Tbilisi vào năm 1977 đã đưa ra khái niệm: “Truyền thơng mơi trường có
mục đích làm cho cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi
trường

tự

nhiên



môi

trường

nhân

tạo



kết

quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, lý học, xã hội, kinh tế và văn hóa;

đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành để họ
16


tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phịng ngừa và giải quyết
các vấn đề mơi trường và quản lý chất lượng môi trường”.
Căn cứ trên vai trị, ở TP HCM, có 6 đơn vị chính chịu trách nhiệm tổ
chức các chương trình TTMT trong thời gian quan bao gồm:
1- Sở Tài Nguyên và Môi trường TP.HCM
2- Các sở, ban ngành
3- Đồn thể chính trị
4- Trường Đại học
5- Doanh nghiệp
6- Tổ chức phi chính phủ
Các hình thức triển khai hoạt động TTMT bao gồm: hoạt động tập huấn,
hội thảo hội thi, phong trào chiến dịch, mơ hình sáng kiến BVMT, câu lạc bộ môi
trường, truyền thông trên phương tiện thơng tin đại chúng.
Chương trình truyền thơng mơi trường thường được tiến hành qua các
bước sau đây:
* Bước 1. Phân tích nhu cầu
* Bước 2. Phân tích đặc điểm đối tượng
* Bước 3. Xác định mục tiêu
* Bước 4. Xác định thời gian, địa điểm và quy mô
* Bước 5. Xác định lực lượng tham gia và hình thức truyền thông
* Bước 6. Xác định các nguồn lực
* Bước 7. Xây dựng các sản phẩm truyền thông
* Bước 8. Tổ chức các hoạt động truyền thông như hội thi, hội thảo, chiến dịch..
* Bước 9. Đánh giá hiệu quả
Như vậy, bước cuối cùng của một chương trình truyền thơng mơi trường
là hoạt động đánh giá, tiêu chính đánh giá sẽ là nội dung cốt lõi mà những người

tổ chức TTMT quan tâm. Đánh giá ở bước 9 chính là đánh giá cuối kỳ và thường
do chính người thực hiện trình truyền thơng mơi trường đánh giá để tổng kết hiểu
quả của chính mình. Ngồi ra, đánh giá cịn có thể được tiến hành từ các đơn bên

17


ngồi hay cịn gọi là đánh giá ngồi. Loại hình đánh giá này có thể tiến hành theo
tiến trình của chương trình trình truyền thơng mơi trường.
1.3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về đánh giá chương trình giáo dục mơi
trường, truyền thơng mơi trường tuy nhiên phần lớn nghiên cứu tập trung vào kết
quả đầu ra của chương trình hoặc đánh giá nhận thức thái độ hành vi của người
đã thụ hưởng chương trình mà khơng quan tâm nhiều đến đặc điểm chương trình
đã triển khai. Marc và các cộng sự (2014) đã xét xét lại 66 bài báo tạp chí và 88
chương trình giáo dục mơi trường ở khắp các nước từ năm 1999-2010. Các tác
giả này đã đánh giá đầu ra của chương trình TTMT dựa trên 6 các tiêu chí sau:
-

Kiến thức: Người tham dự thay đổi kiến thức về các chủ đề môi trường

-

Nhận thức: Người tham dự thay đổi nhận định về các vấn đề môi trường
hoặc các khái niệm liên quan

-

Kỹ năng: Người tham dự có thể thực hiện những hành vi BVMT


-

Thái độ: Người tham dự hướng đến các thái độ phù hợp với những nội dung
và hành vi môi trường đã được dạy trong chương trình

-

Dự định: Người tham dự dự định sẽ tự báo cáo việc thay đổi hành vi

-

Hành vi: Người tham dự tự báo cáo việc thay đổi hành vi hoặc người đánh
giá quan sát thay đổi hành vi sau khi tham gia chương trình

-

Sự hào hứng: Mức độ hài lịng chung của các cá nhân tham giá chương
trình
Báo cáo “Đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý

thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường”, Phạm và các cộng sự (2015) đã
đánh giá hiệu quả đầu ra của tổng hợp các chương trình TTMT dựa trên 05 tiêu
chí. Kết quả đầu ra này được đánh giá độc lập với các chương trình TTMT và
xem kết quả này là tổng hợp hiểu quả từ nhiều chương trình khác nhau. Tiêu chí
đánh giá bao gồm: (1) Tính tiếp cận của cộng đồng với các quy định pháp luật
BVMT, (2) Tính chấp nhận của cộng đồng với các quy định pháp luật BVMT,
(3) Tính đáp ứng nhu cầu cộng đồng của các hoạt động truyền thông môi trường,
18



(4) Chuyển biến ý thức môi trường của cộng đồng và (5) Hành động bảo vệ môi
trường của cộng đồng.
Những đề tài đánh giá chương trình TTMT khác lại tập trung vào hướng
dẫn quá trình đánh giá, cách thức tiến hành tổ chức đánh giá hơn là tập trung vào
các tiêu chí đánh giá. Như cơng trình “”Does your project make a different: a
guide to evaluating the environmental education project and program” của The
Department of Environment and Conservation (NSW) năm 2004. Và Evaluating
Environmental Education của IUCN do Stokking, K., van Aert, L., Meijberg,W.,
Kaskens, A. biên soạn năm 1999.
Ngồi ra cịn một số nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài này như các nghiên
cứu sau đây
-

“Measurement of the benefits of environmental education” của Tomoki FUJII ,
September 2, 2003

-

“Evaluation in environmental education: the contribution of the ENSI study to
the international debate”của Michela Mayer, The ENSI project as research
into ‘quality’

-

“Wisconsin’s Model Academic Standards for Environmental Education” của
John D. Fortier, Susan M. Grady, Shelley A. Lee - Wisconsin Department of
Public Instruction

-


“The effects of environment-based education on students' critical thinking
skills and disposition toward critical thinking” của Julie (Athman) Ernst*a and
Martha Monroeb – a University of MN Duluth, Duluth, USA; bSchool of
Forest Resources and Conservation, University of Florida, USA.

-

“Understanding the Importance of Environmental Education: An Examination
of I Love A Clean San Diego, a Local Environmental Nonprofit” của Sabrina
Barrett.
Như vậy, các đánh giá này chủ yếu tập trung vào đánh giá kết quả tác
động của các chương trình đó, chưa thấy có đánh giá chương trình TTMT được
tổ chức theo tiến trình. Các nghiên cứu về đánh gía nói chung hiện nay bắt đầu
tiếp cận hệ thống và tiến trình của dự án. Điều này cho phép lý giải kết quả đầu
19


ra một cách logic hơn. Weiss (1998): “Đánh giá là quá trình tiếp cận hệ thống các
hoạt động và kết quả tác động của một chương trình, chính sách dựa trên tiêu chí
đánh giá (rõ ràng hoặc tiềm ẩn)”. Michael Scriven sử dụng hai thuật ngữ giữa kỳ
và tổng kết vào năm 1967, để mô tả việc đánh giá của chương trình giáo dục.
Đánh giá giữa kỳ nhằm cung cấp thơng tin phản hồi trong thời gian làm chương
trình đang triển khai để cải thiện chương trình. Cịn phương pháp đánh giá tổng
kết được vận dụng sau khi chương trình kết thúc nhằm cung cấp thơng tin về
tính hiệu quả của nó. Ellen Taylor-Powell và cộng sự (2003) đã chỉ ra các
chương trình nên được đánh giá dựa trên xác định như một hệ thống bao gồm:
đầu vào, chuyển hóa, đầu ra. Việc đánh giá dựa trên tính hệ thống của chương
trình sẽ có một cái nhìn tồn diện về chương trình truyền thơng.
Tóm lại, nhu cầu hiện nay là phải xây dựng các tiêu chí đánh giá dựa trên
tính hệ thống của chương trình TTMT đồng thời quan tâm đến các yếu tố thúc

đẩy và trở lực thay đổi hành vi của người được thu hưởng sau khi tham gia
chương trình TTMT.
1.3. Vấn đề nghiên cứu
Nhìn chung, sau gần mười lăm năm tập trung toàn lực của các tổ chức
khác nhau, các chương trình truyền thơng mơi trường đã được triển khai phủ kín
các đối tượng và các cấp với nhiều trình độ khác nhau rất đa dạng. Đến thời điểm
này, nhu cầu cần đánh giá tác động của các chương trình truyền thơng mơi
trường dựa trên tác bộ tiêu chí khoa học sẽ khơng những đánh giá kết quả của các
chương trình truyền thơng mơi trường một cách chắc chắn mà còn là cơ sở để cải
tổ các chương trình có hiệu quả hơn.
Mong đợi thay đổi nhận thức thái độ về môi trường sẽ dẫn đến thay đổi
hành vi thân thiện với môi trường được xem như mơ hình kinh điển xa xưa nhất
trong tiếp cận truyền thơng mơi trường (hình 1). Tuy nhiên, các nghiên cứu khác
nhau trên thế giới về lý thuyết thay đổi hành vi đã chỉ ra rằng, nhận thức, kiến
thức chỉ là một yếu tố trong rất nhiều yếu tố thúc đẩy thay đổi hành vi, trong đó
có hành vi thân thiện với môi trường. Theo Ajzen & Fishbein (1980) các yếu tố
về giá trị của niềm tin, động cơ khác và các yếu tố văn hóa khác cũng góp phần
20


vào thay đổi hành vi (hình 2). Trong khi đó, Hines et al. (1986) đã đưa thêm các
yếu tố cá nhân, kiến thức về vấn đề môi trường, kiến thức về chiến lược hành
động và kỹ năng hành động như là những yếu tố tiền đề để đẩy người ta đến với
các hành vi thân thiện với mơi trường (hình 3). Bên cạnh đó Blake (1999) đã tóm
tắt các trở lực cá nhân, trách nhiệm và các yếu tố thực tế đã ngăn chặn hành vi
mơi trường (hình 4). Các kết quả nghiên cứu này sẽ giúp thấu hiểu hơn về tác
động của thay đổi hành vi theo hướng thân thiện với môi trường cũng như lý giải
tại sao những người có kiến thức mơi trường tốt khơng thực hiện hành vi tốt với
môi trường.
Tăng nhận thức

môi trường

Tăng thái độ đối
với mơi trường

Tăng hành vi thân thiện
đối với mơi trường

Hình 1: mơ hình đơn tính về tiếp cận xây dựng chương trình giáo dục mơi trường

21


Niềm tin về lợi ích
của hành vi

Thái độ hướng đến
hành vi

Chuẩn mực thái độ
và quan tâm

Chuẩn mực niềm tin
về cách ứng xử

Động lực để tuân thủ
theo những quan
điểm này

Dự định hành vi


Hành vi

Chuẩn mực
của chủ thể

Hình 2: Lý thuyết về hành động hợp lý và thay đổi hành vi có kế hoạch của Ajzen
và Fishbein (1980).

Thái độ
Các yếu tố
tình huống
Kiểm soát

Trách nhiệm
cá nhân

Yếu tố
cá nhân

Kiến thức về
vấn đề

Dự định
hành động

Kiến thức về
chiến lược
hành động


Kỹ năng
hành động

Hình 3: Mơ hình dự đoán thay đổi hành vi của Hines et al., 1986

22

Hành vi
thân thiện
môi trường


Rào cản cá nhân

Cá nhân trong

Loại rào cản

Quan tâm
môi trường

Ngữ cảnh
xã hội

Cá nhân

Trách nhiệm

- Lười biếng
- Thiếu sự hứng thú


- Khơng có nhu cầu
- Thiếu tin tưởng

Rào cản
xã hội/thể chế

Thực tế
- Thiếu thời gian,
tiền bạc, thơng tin,
sự khuyến khích,
cơng cụ.

Hành vi
thân thiện
mơi trường

Hình 4: Các trở lực/rào cản con người thực hiện các hành vi môi trường của Blake,
1999
1.4. Ý nghĩa khoa học
Đề tài xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chương trình truyền thơng mơi
trường dựa trên tiếp cận đánh giá theo tiến trình của chương trình truyền thơng
mơi trường và kết hợp với mơ hình thay đổi hành vi Kollmuss & Agyeman
(2010). Với quan điểm tất cả các yếu tố của hệ thống sẽ làm nên kết quả đầu ra
của chương trình, đề tài sẽ xây dựng bộ tiêu chí bắt đầu từ đánh giá đầu vào, các
yếu tố chuyển hóa và đầu ra của hệ thống chứ không chỉ tập trung vào kết quả
đầu cuối của hệ thống. Kết hợp với mơ hình đa tác nhân thúc đẩy và cản trợ hình
thành hành vi và thói quen thân thiện với môi trường của Kollmuss & Agyeman
(2010) sẽ tạo nên bộ tiêu chí khơng chỉ có vai trị đánh giá mà cịn có vai trị định
hướng xây dựng chương trình truyền thơng mơi trường sau này.

1.5. Tính mới và khả năng áp dụng vào thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu tiêu chí đánh giá các chương trình truyền thơng mơi trường
gần như vẫn cịn bỏ ngõ, chưa có người nghiên cứu nào thực hiện một cách
chuyên sâu và hồn thiện. Vì thế đề tài này thành cơng sẽ mở ra một cánh cửa
mới, một phương hướng mới trong cơng tác nghiên cứu cải thiện chất lượng các
chương trình truyền thông này.

23


Tác giả tin rằng, đề tài này hoàn thành sẽ như viên gạch đầu tiên xây dựng
nên một lĩnh vực nghiên cứu mới: nghiên cứu về phương pháp đánh giá các
chương trình truyền thơng mơi trường ở Việt Nam. Đề tài sẽ tạo ra một sơ sở lý
luận và khoa học vững chắc phục vụ cho việc đánh giá thành cơng các chương
trình. Đồng thời là nền tảng để các nghiên cứu tiếp theo tiến hành đi sâu vào xây
dựng các chỉ tiêu cụ thể trong đánh giá.
1.6. Mục tiêu của đề tài
1.6.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài này được thực hiện nhằm đạt mục tiêu chung là góp phần hồn
thiện các chương trình truyền thơng mơi trường nhằm thay đổi thái độ, nhận thức
và hành vi của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh theo định hướng của nhà
nước. Để đạt được mục tiêu chung này, có 3 mục tiêu cụ thể đề tài sẽ phải hoàn
thành.
1.6.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá các chương trình truyền thơng mơi trường
ngoại khóa dành cho thanh niên dựa trên nguyên lý đánh giá dự án theo
tiến trình và mơ hình thay đổi hành vi mơi trường.
- Tiến hành Khảo sát và đánh giá 1 chương trình truyền thông môi trường
dành cho thanh niên đã thực hiện ở TP HCM từ năm 2010 để thử nghiệm
bộ tiêu chí.

- Điều chỉnh bộ tiêu chí cho phù hợp với tình hình của chương trình truyền
thơng mơi trường cho thanh niên thành phố Hồ Chí Minh.
1.7.

Giới hạn của đề tài
Trong phạm vi nguồn lực về thời gian, kinh phí và yêu cầu đối với chương
trình Vườn Ươm, đề tài giới hạn một số yếu tố sau để đảm bảo tính khả thi:
-

Về thể loại chương trình truyền thơng: đề tài chỉ tập trung vào chương
trình truyền thơng ngoại khóa, bên ngoài nhà trường

24


-

Đối tượng truyền thông môi trường là thanh niên cũng có nhiều nhóm
nhỏ bên trong nhưng đề tài này chỉ tập trung vào nhóm là sinh viên các
trường đại học trên địa bàn TP HCM

-

Nội dung truyền thông môi trường rất đa dạng, tuy nhiên để lựa chọn
chương trình đánh giá thử nghiệm bộ tiêu chí thì chương trình truyền
thơng ô nhiễm kênh rạch sẽ được lựa chọn để đánh giá

1.8.

Phương pháp luận


1.8.1 Khung khái niệm
Đề tài này xây dựng tiêu chí đánh giá dựa trên logic đánh giá theo tiến
trình kết hợp với mơ hình thay đổi hành vi. Mơ hình đánh giá theo tiến trình của
Ellen Taylor-Powell và cộng sự (2003) ở hình 5 và mơ hình thay đổi hành vi mơi
trường (hình 6) của Kollmuss & Agyeman (2010) được lựa chọn để làm cơ sở
xây dựng khung khái niệm của đề tài.

Đầu vào

Hiệu quả- Tác động

Chuyển hóa

Hoạt động

Tham gia

Trước mắt

Lâu dài

Hình 5: Mơ hình đánh giá theo tiến trình
(Ellen Taylor-Powell và cộng sự, 2003)

25


×