Tải bản đầy đủ (.pdf) (861 trang)

Phát triển mô hình tối ưu hoá động nghiên cứu phân tích và đánh giá kinh tế đối với quy hoạch, quản lý và khai thác tài nguyên nước ở hệ thống sông hồng 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.25 MB, 861 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

TỔNG HỢP CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Thuộc đề tài:
“PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH TỐI ƯU HỐ ĐỘNG NGHIÊN CỨU,
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KINH TẾ ĐỐI VỚI QUY HOẠCH,
QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC
Ở HỆ THỐNG SƠNG HỒNG”
CNĐT: BÙI THỊ THU HỒ

9779-1
HÀ NỘI – 2012


Đề tài KC08-TN02 “Phát triển mơ hình tối ưu hóa động cho nghiên cứu, phân tích và đánh giá kinh tế đối
với quy hoạch, quản lý và khai thác tài ngun nước trong Hệ thống sơng Hồng-Thái bình”

TỔNG HỢP CÁC CHUYÊN ĐỀ
Trang

1

Nghiên cứu tổng quan về tình hình phát triển chuyên
ngành kinh tế tài nguyên nước trên thế giới

3

2

Xây dựng mơ hình kinh tế lượng để tính tốn giá trị
kinh tế của các mục đích sử dụng nước khác nhau



41

3

Xây dựng mơ hình tối ưu hóa động trong khoảng thời
gian lập kế hoạch hữu hạn

70

4

Xây dựng mơ hình tối ưu hóa động trong khoảng thời
gian lập kế hoạch vơ hạn (mơ hình trạng thái ổn đinh)

89

5

Xây dựng mơ hình quy hoạch động để xấp xỉ mơ hình
tối ưu hóa động trong các tình huống khác nhau

108
131

6

Báo cáo phương pháp phát triển mơ hình lý thuyết tối
ưu hóa động trong lĩnh vực tài ngun nước nói chung
và lưu vực sơng Hồng nói riêng


7

Nghiên cứu các mơ hình dự báo phát triển kinh tế dạng
mơ hình Leontiev ở Hệ thống sơng Hồng

165

8

Xây dựng mơ hình Tối ưu hóa động cho một hệ thống
con điển hình để phản ánh kịch bản tăng trưởng dân số

191

9

Xây dựng mơ hình Tối ưu hóa động cho một hệ thống
con điển hình để phản ánh kịch bản phát triển kinh tế

206

10
11

Xây dựng mơ hình Tối ưu hóa động cho một hệ thống
con điển hình để phản ánh kịch bản biến đổi khí hậu
Mơ hình hóa quản lý lưu vực

302


Chuyên đề

12

Xây dựng các ràng buộc- kinh tế, xã hội, kỹ thuật, mơi
trường- cho mơ hình tối ưu hóa động cho Hệ thống
sơng Hồng

Chun đề

13

Ứng dụng lập trình LINGO cho các bài toán quy hoạch

326

14

Hồi quy ước lượng hàm cầu sử dụng nước cho 4 lĩnh
vực ( nông nghiệp, điện, sinh hoạt, đơ thị )

345

15

Xây dựng mơ hình tối ưu hóa động cho phân bổ tài
nguyên nước cho các kịch bản tăng trưởng dân số

381


16

Xây dựng mơ hình tối ưu hóa động cho phân bổ tài
nguyên nước cho các kịch bản tăng trưởng kinh tế

405

Chun đề

17

Xây dựng mơ hình tối ưu hóa động cho phân bổ tài
nguyên nước cho các kịch bản biến đổi khí hậu

439

Chuyên đề

18

Hồi quy ước lượng hàm cầu sử dụng nước ( nông
nghiệp, điện, sinh hoạt, đơ thị )

467

19

Mơ hình tối ưu hóa động cho phân bổ tài nguyên nước
cho các kịch bản tăng trưởng dân số- kinh tế


484

Chuyên đề
Chuyên đề
Chuyên đề
Chuyên đề
Chuyên đề

Chuyên đề
Chuyên đề
Chuyên đề
Chuyên đề
Chuyên đề
Chuyên đề

Chuyên đề
Chuyên đề
Chuyên đề

Chuyên đề

1

232
272


Đề tài KC08-TN02 “Phát triển mơ hình tối ưu hóa động cho nghiên cứu, phân tích và đánh giá kinh tế đối
với quy hoạch, quản lý và khai thác tài ngun nước trong Hệ thống sơng Hồng-Thái bình”


Chun đề

20

Chun đề

21

Chun đề

Chuyên đề
Chuyên đề

22

23

28

Phân tích tiềm năng phát triển tiếp cận tối ưu hóa động
cho các kịch bản ơ nhiễm mơi trường nước
Phân tích tiềm năng phát triển tiếp cận tối ưu hóa động
cho các kịch bản hỗn hợp tài nguyên - mơi trườngsinh thái
Phân tích tiềm năng phát triển tiếp cận tối ưu hóa động
cho các kịch bản thay đổi thể chế quản lý nước
Báo cáo phân tích tiềm năng phát triển tiếp cận tối ưu
hóa động cho các kịch bản khác nhau (ô nhiễm môi
trường, sinh thái, tiến bộ khoa học công nghệ, thay đổi
thể chế quản lý)

Báo cáo tóm tắt các mơ hình tối ưu hóa động cho phân
bổ tài nguyên nước cho các kịch bản khác nhau trong
một số hệ thống con điển hình của lưu vực sơng Hồng

29

Đề xuất các giải pháp sử dụng mơ hình tối ưu hóa
động góp phần cải thiện cơng tác quy hoạch và quản lý
hệ thống tài nguyên nước tại lưu vực sơng Hồng

24

Chun đề

25

Chun đề

26

Chun đề

Chun đề

Chun đề

Mơ hình tối ưu hóa động cho phân bổ tài nguyên nước
cho các kịch bảnbiến đổi khí hậu
Mơ hình tối ưu hóa động cho hoạt động cung cấp nước
sinh hoạt đô thị trong một hệ thống con điển hình của

lưu vực
Mơ hình tối ưu hóa động cho hoạt động cung cấp nước
cho sản xuất nơng nghiệp trong một hệ thống con điển
hình của lưu vực
Báo cáo mơ hình tối ưu hóa động cho phân bổ tài
nguyên nước cho các kịch bản khác nhau trong một số
hệ thống con điển hình của lưu vực sông Hồng

27

2

499
522
546

573
624
654
687

722

771

820


Đề tài KC08-TN02 “Phát triển mơ hình tối ưu hóa động cho nghiên cứu, phân tích và đánh giá kinh tế đối
với quy hoạch, quản lý và khai thác tài ngun nước trong Hệ thống sơng Hồng-Thái bình”


Chun đề 1: Nghiên cứu tổng quan về tình hình phát triển chuyên ngành kinh tế tài
nguyên nước trên thế giới
MỤC LỤC
CHƯƠNG I.............................................................................................................................5
TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC ...........................................................................5
1.2. Phân loại và phân bổ nguồn nước ............................................................................6
1.2.1. Nước mặt .............................................................................................................7
1.2.2. Nguồn nước ngầm ...............................................................................................8
1.3. Tình hình phát triển tài nguyên nước trên thế giới...................................................8
1.4. Quản lý tài nguyên nước ........................................................................................10
1.4.1. Khái niệm về quản lý tài nguyên nước..............................................................10
1.4.2. Phát triển bền vững tài nguyên nước.................................................................11
1.4.3. Các nguyên tắc cơ bản trong phát triển và quản lý tài nguyên nước.................12
1.4.4. Những nội dung chính của công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước......12
1.5. Các mức độ qui hoạch tài nguyên nước .................................................................13
1.5.1. Qui hoạch nguồn nước sơ bộ (mức độ A) .........................................................13
1.5.2. Qui hoạch nguồn nước chinh thức (mức độ B) .................................................15
1.6. Luật pháp về tài nguyên nước: ...............................................................................16
CHƯƠNG 2 ..........................................................................................................................19
TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT........19
2.1. Khái niệm về tài nguyên nước và ý nghĩa của nó đến nền kinh tế quốc dân .........19
2.1.1. Khái niệm về tài nguyên nước...........................................................................19
2.1.2. Ý nghĩa của tài nguyên nước đối với nền kinh tế quốc dân ..............................20
2.2. Đặc điểm chung tài nguyên nước...........................................................................21
2.2.1 Tài nguyên nước phân bố không đều theo không gian và thời gian trong một
năm và nhiều năm........................................................................................................22
2.2.2. Tài nguyên nước mang tất cả tính chất của hiện tượng thuỷ văn......................23
2.2.3. Tài nguyên nước không phải vơ tận nhưng có tính chất tuần hồn...................25
2.3. Tính chất hai mặt của tài nguyên nước ..................................................................25

2.3.1. Tác hại của tài nguyên nước..............................................................................26
2.3.1.1.Tác hại do lũ lụt ..........................................................................................26
2.3.1.2. Tác hại do hạn hán .....................................................................................27
2.3.2. Mặt lợi của tài nguyên nước..............................................................................29
2.4. Môi trường của tài nguyên nước ............................................................................30
3


Đề tài KC08-TN02 “Phát triển mơ hình tối ưu hóa động cho nghiên cứu, phân tích và đánh giá kinh tế đối
với quy hoạch, quản lý và khai thác tài ngun nước trong Hệ thống sơng Hồng-Thái bình”

2.4.1. Ơ nhiễm của mơi trường nước...........................................................................30
2.4.2. Mơ hình quản lý ơ nhiễm mơi trường mang tính kinh tế thị trường..................31
2.4.3. Một số biện pháp nhằm điều chỉnh mức ô nhiễm môi trường...........................33
2.4.3.1. Tiêu chuẩn môi trường...............................................................................33
2.4.3.2. Tiền phụ cấp giảm mức ô nhiễm................................................................34
2.4.3.3. Mua Quota ô nhiễm (giấy phép được thải) ................................................34
2.4.3.4. Thuế ô nhiễm môi trường ..........................................................................34
2.4.3.5. Tiền phạt ô nhiễm và quyền sở hữu môi trường........................................36
2.4.4. Đánh giá tác động môi trường ...........................................................................36
KẾT LUẬN...........................................................................................................................40
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Trữ lượng nước trên trái đất ..............................................................................4
Bảng 1.2. Lượng dòng chảy một số sơng lớn ....................................................................6
Bảng 1.3. Diện tích đất có tưới của thế giới ......................................................................7
Bảng 2.1. Ảnh hưởng của hạn hán đến kinh tế ................................................................25
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Đường lưu lượng bình qn ngày trong năm trạm Sơng Hồng ..........................22
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
QLTNN:


Quản lý tài nguyên thiên nhiên

TN

Tài nguyên

TNN:

Tài nguyên nước

TNMT

Tài nguyên môi trường

4


Đề tài KC08-TN02 “Phát triển mơ hình tối ưu hóa động cho nghiên cứu, phân tích và đánh giá kinh tế đối
với quy hoạch, quản lý và khai thác tài ngun nước trong Hệ thống sơng Hồng-Thái bình”

GIỚI THIỆU
Tài ngun thiên nhiên của chúng ta đang dần bị khai thác cạn kiệt với những phát
triển nhanh chóng của kinh tế xã hội và việc sử dụng lãng phí của con người. Trước những
thực trạng đáng báo động như hiện nay, việc sử dụng và khai thác nguồn tài nguyên thiên
nhiên nói chung cũng như tài nguyên nước nói riêng cần phải được quản lý chặt chẽ cũng
như thấy được giá trị của từng mét khối nước đem lại.
Nhóm nghiên cứu muốn trình bày khái quát tổng quan về tình hình phát triển kinh tế
tài nguyên nước trên thế giới nhằm khái qt hóa cách nhìn dưới góc độ quản lý tài nguyên
nước.


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
1.1. Sự hình thành nước, thuỷ quyển và sinh quyển
Nước có trong khí quyển, trên mặt đất, trong các tầng nham thạch dưới mặt đất,
nước ở các đại dương bao la, trong các biển trên lục địa, các hồ, đầm, nước ở các mạng
lưới sông, suối tất cả các dạng nước kể trên có nguồn gốc từ nước ngầm sâu trong cấu tạo
địa chất của trái đất.
Trong tự nhiên, nước luôn chuyển động liên tục, bất di bất dịch theo vũng
tuần hoàn gọi là “chu trình thủy văn” được thể hiện trong sơ đồ dưới đây

5


Đề tài KC08-TN02 “Phát triển mơ hình tối ưu hóa động cho nghiên cứu, phân tích và đánh giá kinh tế đối
với quy hoạch, quản lý và khai thác tài ngun nước trong Hệ thống sơng Hồng-Thái bình”

Thuỷ quyển và tầng chứa nước của vỏ trái đất bao gồm đại dương, biển, hồ, ao,
sông, băng tuyết, nước ngầm và nước trong khơng khí, trong khí quyển. Đó là tài ngun
nước trên hành tinh của chúng ta (bảng 1.1).
Số liệu bảng 1.1 cho thấy đại dương và biển chiếm diện tích gần 2,5 lần lục địa, còn
về trữ lượng nước - hơn 94% tổng số.
Bảng 1.1. Trữ lượng nước trên trái đất
Phần thuỷ quyển

Diện tích
3

10 km


2

Khối lượng nước
3

10 km

3

Tỷ lệ % tổng
lượng nước

1. Đại dương

361.300

1.370.323

94,20

2. Nước ngầm trao đổi

134.800

60.000

4,15

3. Băng hà


16.227

24.000

1,65

4. Nước hồ

2.058

280

0,02

82.000

85

0,006

6. Hơi nước trong khí quyển

510.000

14

0,001

7. Nước sơng


148.800

12

0,001

Tổng cộng:

510.000

1.454.714

100

5. Nước trong tầng thổ nhưỡng

Nếu chỉ nhìn vào trữ lượng nước được thống kê trong bảng trên thì ta có thể xem
xét nước như nguồn tài nguyên cạn kiệt, tuy nhiên một đặc tính vật lý của nước (vịng tuần
hồn nước) thì nước được xem như nguồn tài ngun có khả năng tái tạo.
1.2. Phân loại và phân bổ nguồn nước
Từ phân tích ở trên cho phép kết luận rằng: tài nguyên nước của hành tinh là một
thể thống nhất và được đánh giá với trữ lượng hơn 1,45 tỷ km3. Tài nguyên nước được
6


Đề tài KC08-TN02 “Phát triển mơ hình tối ưu hóa động cho nghiên cứu, phân tích và đánh giá kinh tế đối
với quy hoạch, quản lý và khai thác tài ngun nước trong Hệ thống sơng Hồng-Thái bình”

phân thành 3 dạng chủ yếu theo vị trí cũng như đặc điểm hình thành, khai thác và sử dụng
đó là nguồn nước trên mặt đất (nước mặt), nước dưới đất (nước ngầm) và nước trong khí

quyển (hơi nước).
1.2.1. Nước mặt
Trên phạm vi lục địa trữ lượng nước mặt bao gồm nước băng tuyết ở các địa cực và
các vùng núi cao xứ hàn đới (98,83%), nước hồ (1,15%), nước đầm lầy (0,015%) và nước
sông (0,005%). Về khối lượng nước băng tuyết chiếm tỷ lệ tuyệt đối lớn (99%), và nếu giả
thuyết khối băng hà tan thành nước thì mực nước đại dương có thể dâng lên 66,4m. Lượng
nước băng tuyết bằng tổng dịng chảy sơng trong 600 năm.
Tuy nhiên, trong thực tế băng hà nằm ở khu vực giá lạnh vĩnh cửu, nên khả năng sử
dụng chúng còn rất hạn chế. Ngược lại, nước sông và hồ tuy chiếm tỷ lệ rất nhỏ (≈1,2%),
song do tham gia vào chương trình tuần hồn vận động rất tích cực nên chúng có vai trị
hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của con người.
Về lượng nước hồ, cho tới nay vẫn chưa tính được chính xác, vì chưa được điều tra
đầy đủ. Sơ bộ ước tính có 2,8 triệu hồ tự nhiên, trong số 145 hồ có diện tích mặt trên
100km2. Lượng nước của những hồ này chiếm 95% tổng số, trong đó khoảng 56% là nước
nhạt. Hồ nước ngọt lớn nhất và sâu nhất trên trái đất là hồ Baican (thuộc CHLB Nga) chứa
2.300 km3 nước, với độ sâu tối đa 1.741 m.
Ngoài số hồ tự nhiên, trên lục địa đã xây dung hơn 10.000 hồ chứa nước nhân tạo
nhằm giải quyết các nhu cầu sử dụng nguồn nước mặt (điều tiết và khai thác dòng chảy của
các dịng sơng). Trong tổng số hồ nhân tạo có hơn 30 hồ lớn với dung tích trên 10 km3
nước mỗi hồ. Tổng diện tích hữu ích của hồ nhân tạo ước tính gần 5.000 km3, trong đó trên
phần lãnh thổ châu Âu - 925 km2, châu Phi - 341 km2, Bắc Mỹ - 180 km2, Nam Mỹ - 1.332
km2 và châu Úc 4 km2.
Nước đầm lầy với diện tích 2.682 km2 ước tính dung tích khoảng 11.470 km3.
Nước sơng ln vận động và tuần hồn, nên nhanh chóng được phục hồi. Nhờ vậy
tuy thể tích chứa của các sơng ước tính chỉ bằng 1.200 km2 nhưng năng lượng dịng chảy
sơng phong phú hơn nhiều, tăng gấp 34,6 lần, tức từ 1.200 km2 lên 41.520 km3. Điều đó đã
làm tăng khả ngăng khai thác đáng kể các dịng sơng.
Bảng 1.2. Lượng dịng chảy một số sơng lớn
Tên sơng


Lượng dịng chảy

Lưu lượng trung bình ở

Diện tích lưu vực

TB năm W (km3)

cửa sơng (l/s)

F (103 km3)

1. Amazôn

693

220.000

7.000

2. Cônggô

1.350

43.000

3.670

7



Đề tài KC08-TN02 “Phát triển mơ hình tối ưu hóa động cho nghiên cứu, phân tích và đánh giá kinh tế đối
với quy hoạch, quản lý và khai thác tài ngun nước trong Hệ thống sơng Hồng-Thái bình”

3. Hằng

1.200

38.000

2.000

4. Dương Tử

693

22.000

1.940

5. Baraxmaputra

630

22.000

936

551,3


17.500

810

6. Mêkơng

Đặc điểm nổi bật của dịng chảy là sự phân bố không đồng đều theo thời gian và
không gian (vùng lãnh thổ). Ở một số vùng khí hậu hàn đới, ví dụ dải miền trung CHLB
Nga dịng chảy được hình thành chủ yếu vào mùa xuân trong thời gian tan băng tuyết.
Lượng dòng chảy lúc này tuy chỉ xảy ra trong 1-3 tháng, nhưng chiếm tới 50-60%, có nơi
tới 90 - 95% tổng dòng chảy cả năm.
Đối với các sông miền cận đông, bắc Xibiri lũ lụt lại xảy ra vào mùa hè do mưa rào
với cường độ khá lớn. Trong mùa mưa, dòng chảy chiếm tới 65% tổng lượng dịng chảy
năm, trong đó lượng dịng chảy mùa đông là nhỏ nhất, khoảng 5 - 10%.
1.2.2. Nguồn nước ngầm
Phía dưới mặt đất, trong các lớp bên trên của quyển đá, có các dạng nước thiên
nhiên tạo thành nước ngầm của vỏ trái đất, hay còn gọi là tầng thuỷ văn - địa chất. Nước
ngầm nói trên cũng cịn gọi là nước trọng lực.
Nước ngầm là các dạng nước trong các lớp đất bên trên của quyển đá, nó là nước
ngầm của vỏ trái đất hay còn gọi là nước trọng lực. Có 2 loại nước ngầm có áp và khơng
có áp.
Về trữ lượng nước ngầm, ở độ sâu 1000 m có khoảng 4 triệu km3 nước, cịn ở độ
sâu 1.000 đến 6.000m có khoảng 5 triệu km3 nước. Nhìn chung nước ngầm là nguồn cung
cấp nước quan trọng con người và cho cây trồng. Khi sử dụng nước ngầm cần chú ý đến độ
khống hóa, nếu < 1 g/l là dùng cho sinh hoạt và tưới tốt.
1.3. Tình hình phát triển tài nguyên nước trên thế giới
Trong lịch sử nhân loại, ý muốn cải tạo dòng nước tự nhiên được phát triển đầu tiên
ở những vùng nóng khơ hạn, ở đó lượng bốc hơi nước vượt quá lượng mưa trong năm.
Những cơng trình để kiểm sốt, tích trữ và phân phối dòng nước được phát triển ở những
nơi có nền văn minh sớm nhất: Ai Cập, Babylon, Ấn Độ và Trung Quốc.

Ở Ai Cập 4000 năm trước Công nguyên, dưới triều đại vua Mamphis đã xây dựng
được đập giữ nước trên sông Nile. Tiếp đến 2000 năm trước Cơng ngun, hồng tử
Assyrian đã chỉ đạo hướng dịng nước của sông Nile tưới cho vùng đất sa mạc của Ai Cập.
Ngày nay trên mộ chí của ơng, người ta còn ghi dòng chữ "ta buộc dòng nước hùng vĩ kia

8


Đề tài KC08-TN02 “Phát triển mơ hình tối ưu hóa động cho nghiên cứu, phân tích và đánh giá kinh tế đối
với quy hoạch, quản lý và khai thác tài ngun nước trong Hệ thống sơng Hồng-Thái bình”

phải chảy theo ý muốn của ta và dẫn nước của nó làm phì nhiêu những vùng đất trước đó,
hoang hố khơng có dân cư".
Ở Trung Quốc cách đây 4000 năm, con ngưới đã có kiến thức trong các hoạt động
điều khiển dịng nước bằng kênh đào được xây dựng dài tới 700 dặm.
Ở Ấn Độ, trước chúng ta 20 thế kỷ, nhiều hồ chứa nước đã được xây dựng để tưới
cho lưu vực sông Indus.
Trong 50 năm qua để thoả mãn nhu cầu nước của con người, nhiều đập giữ nước
quy mô lớn đã được xây dựng. Gần đây nhất phải kể tới 3 hồ nước trên thế giới đã được
tạo ra đó là hồ Volta ở Gana chu vi 300km, hồ Kuriba ở Zambia chu vi 270km và hồ
Nasser ở Ai Cập chu vi 300km. ở Liên Xô cũ, để kiểm sốt dịng nước phục vụ nhu cầu
tổng hợp, phát điện, chống lũ, tưới, chuỗi đập đã được xây dựng trên các Dniep, sông Don,
sông Dniester và sông Volga.
Dân số thế giới tăng nhanh, theo dự báo năm 2000 con số đã vượt 7 tỷ người trên
trái đất. Lượng nước cung cấp cho sinh hoạt tính theo đầu người là chỉ tiêu đánh giá mức
sống và trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Ở Châu Auu năm 1980 lượng nước sử dụng
trong sinh hoạt của mỗi người là 200-250l/ngày, năm 2000 là 300-360l/ngày. Ở Mỹ năm
1980 là 660l/ngày, đến năm 2000 là 1000l/ngày.
Theo điều tra của Uỷ ban kinh tế Châu Âu năm 1966, ở 20 nước tỷ trọng sử dụng
nước trong các ngành là:

- Nước cho sinh hoạt và đô thị chiếm 14%
- Nước dùng trong nông nghiệp là 38%
- Nước dùng trong công nghiệp là 48%
Ở Mỹ, năm 1980 tỷ lệ này lần lượt là 7%, 36% và 57%.
Theo tài liệu của Liên hiệp quốc năm 1988 diện tích đất nơng nghiệp có tưới của
thế giới được giới thiệu trong bảng 1.1.
Bảng 1.3. Diện tích đất có tưới của thế giới
Diện tích được tưới (100 ha)

Năm
Lục địa

1972

Châu Phi
Bắc Mỹ và Trung Mỹ
Nam Mỹ
Châu á
Châu Âu
9

1982

1987

9.125

10.319

11.058


21.838

27.161

25.740

6.032

6.952

8.586

113.888

135.297

142.301

11.910

15.079

16.833


Đề tài KC08-TN02 “Phát triển mơ hình tối ưu hóa động cho nghiên cứu, phân tích và đánh giá kinh tế đối
với quy hoạch, quản lý và khai thác tài ngun nước trong Hệ thống sơng Hồng-Thái bình”

Oceania (Australia)


1.636

1.864

2.105

Liên Xơ cũ

11.991

18.608

20.485

Tổng cộng

176.390

216.132

227.108

Diện tích đất được tưới của thế giới tăng tương đối ổn định từ 176.390.000ha năm
1972 lên 216.132.000 ha năm 1982 và tăng đến 227.108.000 ha vào năm 1987.
1.4. Quản lý tài nguyên nước
1.4.1. Khái niệm về quản lý tài ngun nước
Những chun mơn khác nhau có cách nhìn về QLTNN khác nhau.
-


Đối với nhà sinh thái học, QLTNN thường gắn liền với những cảnh hưởng làm suy

giảm sinh thái, suy thối đất, ơ nhiễm.
-

Đối với nhà thuỷ lợi, QLTNN là nói tới các hồ chứa, đạp chuyển nước, phịng

chống lũ, chỉnh trị sơng, xử lý nước.
-

Đối với các luật sư, các vấn đề chủ yếu trong QLTNN là quyền sở hữu nước, hệ

thống quyền dùng nước, thị trường nước, các vấn đề pháp lý về nước và luật quốc tế về
nước.
-

Đối vớí các nhà kinh tế, QLTNN liên quan tới hiệu quả kinh tế, hoàn vốn và đạt

được các mục tiêu quốc gia.
-

Đối với các nhà môi trường, QLTNN nghĩa là nguồn nước, chia sẻ nguồn nước,

chất lượng nguồn nước, sự ô nhiễm nước và các giải pháp chống ơ nhiễm nước …
Như vậy có thể nói: QLTNN là một lĩnh vực liên ngành.
Trong những năm gần đây có nhiều khái niệm đến tài nguyên nước như:
- Phát triển tài nguyên nước : Là các hoạt động đưa tới việc sử dụng hữu hiệu tài
nguyên nước cho một hay nhiều mục đích.
- Quy hoạch tài nguyên nước: Là quy hoạch, bảo vệ, phân phối nguồn nước giữa các
ngành dùng nước và các hoạt động kinh tế-xã hội; Cân đối giữa nguồn nước khai thác và

nhu cầu dùng nước; xem xét các mục tiêu, các khó khăn, trở ngại và quyền lợi của các đối
tượng có liên quan.
- Quản lý tài nguyên nước: Là toàn bộ các hoạt động vận hành, pháp lý, quản lý, thể chế
và kỹ thuật cần thiết để quy hoạch, vận hành và quản lý tài nguyên nước. Hay nói một cách
khác: QLTNN là quá trình bao gồm cả các hoạt động quy hoạch, thiết kế, xây dựng và vận
hành hệ thống tài nguyên nước.
- Quản lý thống nhất và tổng hợp tài nguyên nước: Những năm gần đây khái niệm này
đã được sử dụng. Nó xét đến: Tất cả các khía cạnh tự nhiên của TNN; Những đối tượng
10


Đề tài KC08-TN02 “Phát triển mơ hình tối ưu hóa động cho nghiên cứu, phân tích và đánh giá kinh tế đối
với quy hoạch, quản lý và khai thác tài ngun nước trong Hệ thống sơng Hồng-Thái bình”

quan tâm và các ngành liên quan; sự thay đổi theo không gian của TNN và nhu cầu dùng
nước; các khung chính sách liên quan và các cấp thể chế.
Để hoạt động QLTNN có hiệu quả, cần phải thực hiện các nguyên tắc sau:
- QLTNN phải được tiến hành theo một cách thức tổng thể, nhất quán và bền vững để
đáp ứng được các mục tiêu phát triển và bảo vệ môI trường.
- QLTNN cụ thể cần phảI được phân cấp quản lý thích hợp theo gianh giới lưu vực
- Các dịch vụ cấp nước cụ thể phải đựơc giao cho các cơ quan tự chủ và có trách nhiệm
của nhà nước, tư nhân hay tổ chức tập thể. Thực hiện các dịch vụ cung cấp nước có định
lượng trong một khu vực địa lý xác định cho khách hàng hoặc các thành viên trong tổ chức
đó với một mức phí phù hợp.
- Sử dụng nước trong cộng đồng phải bền vững – có chế độ khuyến khích, kiểm tra,
giám sát thường xun, giáo dục cộng đồng nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ TNN và bảo
vệ mơI trường với khung chính sách công khai.
- Tài nguyên nước dùng chung trong quốc gia và giữa các quốc gia phải được phân chia
một cách hiệu quả, đảm bảo có lợi ích của các chủ sử dụng nước ven sông.
Quản lý thống nhất và tổng hợp tài nguyên nước sẽ là một công cụ hiệu quả để thực thi

các nguyên tắc trên.
1.4.2. Phát triển bền vững tài nguyên nước
Hiện nay khái niệm về phát triển bền vững TNN được hiểu là : Thế hệ ngày nay sử
dụng nguồn tài nguyên nước hiện có sẽ không gây ra những rủi ro cho thế hệ sau.
Quy hoạch kém sẽ dẫn đến phát triển tài nguyên nước khơng bền vững. Trên thế giới có
nhiều vùng đất rộng lớn nhưng lại có rất ít tài ngun nước ngọt. Nước mặt đất được coi là
tài nguyên có thể tái tạo được, nhưng nó chỉ chiếm 1,5 % TNN ngọt, số còn lại chủ yếu ở
trong đất (nước ngầm chiếm 98,5 %). Việc khai thác bừa bãi, quá mức, thiếu quy hoạch,
quy hoạch kém sẽ dẫn đến phá hoại nguồn tài nguyên nước, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến việc
sử dụng nước trong tương lai.
Phát triển bền vững tài nguyên nước được thể hiện ở nhiều khía cạnh sau :
- Bền vững về kỹ thuật(Cân bằng cung và cầu, cân bằng giữa lượng bổ xung và
lượng khai thác (đến và đi).
- Bền vững về mặt tài chính (hồn vốn)
- Bền vững về mặt xã hội (ổn định dân số, ổn định nhu cầu, trả các khoản phí)
- Bền vững về mặt kinh tế (phát triển kinh tế, phúc lợi, sản xuất bền vững)
- Bền vững về thể chế (khả năng lập kế hoạch, quản lý và vận hành hệ thống)
- Bền vững về mơi trường (khơng có các tác động tiêu cực lâu dài hoặc các ảnh
hưởng không thể khắc phục được).
11


Đề tài KC08-TN02 “Phát triển mơ hình tối ưu hóa động cho nghiên cứu, phân tích và đánh giá kinh tế đối
với quy hoạch, quản lý và khai thác tài ngun nước trong Hệ thống sơng Hồng-Thái bình”

Vấn đề cốt lõi của QLTNN bền vững là sự cân bằng giữa cung và cầu của mọi mặt
hàng và dịch vụ liên quan tới nước.
Hệ thống tài nguyên nước gồm có các cơng trình thuỷ lợi và cơ cấu hạ tầng hành
chính, các dịch vụ và hàng hoá đối với các đơn vị dùng nước, bao gồm tất cả các hoạt động
trong xã hội có sử dụng nước.

Phát triển tài nguyên nước diễn ra trong mối quan hệ qua lại giữa hệ thống tài
nguyên nước và đơn vị dùng nước. Các hoạt động này tác động đến trạng thái của cơ sở tài
nguyên môi trường và cả cơ sở nguồn lực xã hội trong đơn vị không gian lập quy hoạch
(lưu vực sông, vùng, quốc gia). Đồng thời hoạt động này chỉ có thể thực hiện được nếu
được trợ giúp. Cơ sở TNMT bao gồm TN nước, TN đất và hệ sinh thái, cịn cơ sở nguồn
lực bao gồm nguồn tài chính, nguồn nhân lực và cơ sở kiến thức.
Người quản lý tài nguyên nước can thiệp vào hệ thống thông qua các hoạt động :
Cung cấp các biện pháp đã định hướng như : xây dựng cơ sở hạ tầng, khoan giếng khoan,
xây hồ chứa và thông qua các biện pháp định hướng để dáp ứng các yêu cầu.
1.4.3. Các nguyên tắc cơ bản trong phát triển và quản lý tài nguyên nước
- Quản lý thống nhất nguồn nước dưới đât và nước mặt
- Sử dụng kết hợp nước dưới đất và nước mặt. Triệt để sử dụng các ư điểm của
nguồn nước đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất và bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Khai thác tổng hợp tài nguyên nước, bao gồm cả tài nguyên nước dưới đất nơi có
chất lượng tốt. Cần ưu tiên nước cho mục đích sinh hoạt trước, khi dư thừa mới sử dụng
cho mục đích khác.
- Các chính sách, văn bản pháp quy và các tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ cho phát
triển và QLTNN phảI phù hợp với điều kiện địa chất thuỷ văn, mức độ sử dụng nước, điều
kiện kinh tế xã hội, trình độ phát triển và tập quán của từng vùng.
1.4.4. Những nội dung chính của cơng tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển, quản lý, bảo vệ tài nguyên nước
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển, quản lý, bảo vệ tài nguyên nước
- Quản lý điều tra cơ bản về TN nước
- Quản lý khai thác TN nước
- Quản lý công tác bảo vệ TN nước
- Quản lý việc bổ xung nhân tạo cho nguồn nước
- Quản lý quan trắc động tháI nước
- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện các công việc sau:
+ Kiểm kê nguồn nước, xây dựng ngân hàng dữ liệu nước dưới đất và nước mặt,
cấp sổ đăng ký công trình khai thác nước dưới đất

12


Đề tài KC08-TN02 “Phát triển mơ hình tối ưu hóa động cho nghiên cứu, phân tích và đánh giá kinh tế đối
với quy hoạch, quản lý và khai thác tài ngun nước trong Hệ thống sơng Hồng-Thái bình”

+ Điều hồ phân phối nước
+ Cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy phép khai thác nước dưới đất, tiêu thoát nước dới
đất và xả nước thảI vào lòng đất.
+ Giám sát và thanh tra, kiểm tra việc thi hành Luật Tài nguyên Nước, việc khai
thác nước dưới đất và các hoạt động làm ô nhiễm nguồn nước.
+ GiảI quyết các tranh chấp, khiếu nại và tố tụng về nguồn nước mà Việt Nam là
một bên ký kết hoặc tham gia
+ Soạn thảo các văn bản dưới luật phục vụ công tác quản lý TNN
1.5. Các mức độ qui hoạch tài nguyên nước
Như chúng ta đã biết, qui hoạch là một quá trình khảo sát một vấn đề có hệ thống,
một thực hành quản lý thơng tin, đánh giá phân tích thơng tin và cuối cùng là đưa ra quyết
định. Nói rõ hơn qui hoạch là sự phân tích có hệ thống những giải pháp đối với một vấn đề
hoặc một nhu cầu bao gồm giá cả, lãi suất, những phản tác dụng và việc lựa chọn kế hoạch
tốt nhất. Nhật Bản, Singapore, Thái Lan là những nước có diện tích đất ít ỏi, nhưng do tận
dụng chất xám trong qui hoạch đã trở lên những cường quốc kinh tế.
Lịch sử phát triển Hồng Kông, hợp chủng quốc Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc cận đại
đã cho thấy sức mạnh thần kỳ của sự qui hoạch và thu hút đầu tư: cả một sa mạc hoang và
đầy cát nóng sau khi qui hoạch đã trở thành một thành phố Lasvegas rực rỡ và cả một
trung tâm thương mại sầm uất Phoenix của Hoa Kỳ. Có tận mắt nhìn thấy những thành phố
đó, ta mới thấy sức mạnh tri thức của loài người đã làm biến đổi bộ mặt thế giới và làm
thay đổi số phận hàng triệu cơng dân một cách nhanh chóng.
Gần đây nhất, cơng trình đường dây điện 500KV Bắc Nam, cầu Mỹ Thuận và
đường Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ làm địn bẩy kinh tế cho vùng sơng nước Đồng bằng
sơng Cửu Long và các vùng sâu vùng xa của đất nước.

Với tác động của đầu tư và qui hoạch, người ta có thể làm tăng lợi nhuận cho các
vùng ngập nước hết sức nhanh chóng, từ vùng đất ngập nước có thể trở thành nơi khai thác
vàng và ngược lại nếu bỏ lỡ cơ hội, không thu hút được đầu tư, qui hoạch sai mục đích thì
nó sẽ diễn ra theo qui trình ngược lại, nơi khai thác vàng sẽ biến lại trở thành vùng đất
ngập nước không cho hiệu quả. Việc nhìn nhận thị trường và nhìn nhận khai thác đất đai
vùng ngập nước, vùng nuôi tôm trên đất cát là những nhận thức sáng suốt.
Đối với qui hoạch nguồn nước, trên cơ sở kết hợp với 3 vùng địa lý khác nhau:
vùng lưu vực sông, địa phương (tỉnh, huyện) với mục đích và chi tiết riêng nhằm đảm bảo
cân bằng nước và đề ra biện pháp tiết kiệm nước.
1.5.1. Qui hoạch nguồn nước sơ bộ (mức độ A)
13


Đề tài KC08-TN02 “Phát triển mơ hình tối ưu hóa động cho nghiên cứu, phân tích và đánh giá kinh tế đối
với quy hoạch, quản lý và khai thác tài ngun nước trong Hệ thống sơng Hồng-Thái bình”

Qui hoạch mức độ A thực chất là sự kiểm kê về tài nguyên nước, xem xét những
khó khăn và nhu cầu sử dụng tài nguyên nước. Đó là những vấn đề mang tính chất quốc
gia và được xem xét dựa vào điều kiện xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế lâu dài như chỉ
tiêu về dân số, kinh tế – xã hội và mơi trường, dự đốn trước khuynh hướng phát triển của
tương lai với những khó khăn và nhu cầu khác nhau liên quan đến tài nguyên nước. Trong
lúc chưa có điều kiện xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế lâu dài cụ thể, có thể dựa trên
những chỉ tiêu chỉ đạo lớn, đồng thời dựa trên thực tế của các nước đã tiến bộ hơn ta để lập
qui hoạch cân bằng nước cho từng lưu vực, từng vùng kinh tế và cho toàn quốc. Tuy nhiên
lượng nước sử dụng của ta cần tính tăng thêm một phần nào vì ở nước ta bốc hơi nhiều hơn.
Lượng nước bốc hơi là lượng nước tổn thất mất đi do bốc hơi, do ngấm xuống các lớp
nước ngầm có áp lượng nước đã được áp dụng vào các phản ứng hoá học. Đối với loại
nước này cần xét cụ thể trong từng trường hợp, từng giai đoạn khác nhau, thơng thường
tính cho giai đoạn kế hoạch 5 năm, 10 năm. Những xem xét này nhằm mục đích:
- Liệt kê sự phát triển của nước và sử dụng đất có liên quan đến nước

+ Xem xét việc tăng dân số, mức độ đời sống nhân dân được nâng cao trong từng
giai đoạn.
+ Xem xét từng loại cây trồng, sự phát triển nông nghiệp từng vùng khác nhau (đất
thấm nhiều, thấm ít, có thau chua rửa mặn hay không...), xét việc tăng diện tích nơng
nghiệp, điều kiện dẫn nước và kỹ thuật tưới (dẫn nước bằng kênh, kênh bê tông, bằng
đường ống, tưới ngập hay tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt...).
+ Xem xét nước dùng cho phát triển chăn nuôi cần xét đến việc tăng diện tích trồng
cỏ trong từng giai đoạn, nhu cầu nước tưới cho đồng cỏ, nhu cầu nước uống cho các đàn
gia súc để làm vệ sinh chuồng trại...
+ Xem xét nước dùng cho nuôi trồng thuỷ sản, cần xét lượng nước cho các hồ ươm
cá giống, nước phải xả ở các nơi chứa nước (hoặc hồ chứa nước) xuống hạ lưu, cho các
cơng trình riêng cho cá vượt lên thượng lưu đẻ trứng...
+ Nước dùng vào mục đích vệ sinh cần phải xem xét lưu lượng thường xuyên phải
xả xuống hạ lưu để làm loả các nước thải của thành phố, các khu cơng nghiệp tới mức độ
có thể tiếp tục sử dụng được chúng.
+ Nước dùng cho công nghiệp phải xét từng ngành công nghiệp khác nhau, trong
đó lượng nước tham gia vào các q trình cơng nghệ khác nhau (làm nguội máy, làm trơn
các ổ trục, cung cấp cho nồi hơi, tham gia các phản ứng hoá học...) và phương pháp sử
dụng nước khác nhau theo sơ đồ tuần hồn thì lượng nước tổn thất do bốc hơi sẽ lớn hơn
trường hợp áp dụng sơ đồ nước chảy thẳng...
14


Đề tài KC08-TN02 “Phát triển mơ hình tối ưu hóa động cho nghiên cứu, phân tích và đánh giá kinh tế đối
với quy hoạch, quản lý và khai thác tài ngun nước trong Hệ thống sơng Hồng-Thái bình”

+ Nước dùng để phát điện cho các nhà máy thuỷ điện, phải xét chế độ làm việc của
từng loại nhà máy thủy điện (nhà máy ở trong mạng lưới điện chung và ngoài mạng lưới
điện chung sẽ làm việc với các tần suất khác nhau với các chế độ khác nhau). Lượng nước
dự trữ trong hồ chứa để phát điện, trong tính tốn qui hoạch khơng được dùng vào các mục

đích khác nếu lượng nước đó chưa được xả xuống hạ lưu nhà máy. Kết quả qui hoạch nước
sơ bộ cho ta khái niệm sơ bộ về tình hình các nguồn nước nói chung, nó khơng phản ánh
được hết các chi tiết, nhất là không phản ánh được sự phân bố không đều theo thời gian
của các nguồn nước cũng như nhu cầu sử dụng nước trong quá trình sử dụng.
- Nêu các giải pháp chung thích hợp để giải quyết các vấn đề và nhu cầu đã nêu ra.
Trên cơ sở nghiên cứu, thống kê để lập quy hoạch nước sơ bộ cần đề ra tiêu chuẩn
sử dụng nước cho từng đơn vị sản phẩm hoặc cho từng đầu người và số % lượng nước coi
như mất hẳn để làm cơ sở tính tốn qui hoạch nước chính thức.
Khi đã tính tốn được phần nước cung và cầu cho tồn bộ lưu vực rồi so sánh và đề ra
biện pháp khắc phục, trong trường hợp thiếu nước có thể áp dụng các biện pháp sau:
+ Tăng cường sử dụng nước ngầm (nước có áp lực ở các tầng)
+ Làm thêm hồ chứa nước để nâng cao hệ số điều tiết.
+ Xử lý nước thải thật tốt bằng các biện pháp lọc, sinh vật, xử lý nước thải vào mục
đích khác, khơng đổ ra sông làm ô nhiễm nước sông như dẫn nước thải thành phố để tưới
cho các vùng ngoại thành...
+ Nghiên cứu các biện pháp hợp lý trong nông nghiệp nhằm tiết kiệm nước, đồng
thời vẫn đảm bảo năng suất cao.
Như vậy để quy hoạch sơ bộ nguồn nuớc cũng như đề ra những biện pháp tiết kiệm
nước, ta thấy có rất nhiều vấn đề mà các nhà khoa học phải giải quyết.
1.5.2. Qui hoạch nguồn nước chinh thức (mức độ B)
Đây là một tài liệu quan trọng của Nhà nước, nó quyết định từng bước phát triển
của các ngành kinh tế quốc dân, do đó địi hỏi các tài liệu cơ bản ban đầu (nguồn nước, dân
sinh kinh tế...) phải chính xác.
Mức độ B hạn chế hơn mức độ A nhưng chi tiết hơn mức độ A nhằm giải quyết
những vấn đề ở phạm vi dài phức tạp nhưng lại được nhận ra sớm hơn trong nghiên cứu
tổng thể. Mức độ B giới thiệu kế hoạch, chương trình hành động, những vấn đề có vị trí
quan trọng đặc biệt sẽ được nêu ra và tính ưu tiên của các vấn đề trong qui hoạch.
Để lập được qui hoạch chính xác cần có tài liệu sau:
Lưu lượng trung bình năm của các sơng ngịi ở từng đoạn với những tần suất khác
nhau, sự phân bố dòng chảy trong năm theo từng tháng, các tài liệu về sự phát triển của các

ngành kinh tế quốc dân trong từng giai đoạn nếu có (sự phân vùng nơng nghiệp, vị trí các
15


Đề tài KC08-TN02 “Phát triển mơ hình tối ưu hóa động cho nghiên cứu, phân tích và đánh giá kinh tế đối
với quy hoạch, quản lý và khai thác tài ngun nước trong Hệ thống sơng Hồng-Thái bình”

nhà máy, sản phẩm và cơng suất của chúng...). Các tài liệu nói trên phải được xem xét
trong trường hợp đã có sự tác động của con người.
Trên cơ sở qui hoạch nguồn nước chính thức sẽ lập nên phương án sử dụng và bảo
vệ các nguồn nước rồi lựa chọn phương án hợp lý nhất. Sau này các nhiệm vụ xây dựng
các cơng trình sử dụng nguồn nước và các cơ sở sản xuất sử dụng nguồn nước không được
mâu thuẫn với phương án đã được duyệt. Nói như vậy khơng phải là qui hoạch nguồn nước
chính thức và phương án đã được duyệt là bất di bất dịch mà phải thường xuyên nghiên
cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với những điều kiện mới, những yếu tố xã hội.
Khi lập qui hoạch nguồn nước chính thức có thể có hai trường hợp.
- Các ngành cần sử dụng nước (nhất là nước trong sử dụng đất, nước cho sinh hoạt
dân cư nơng thơn...) cần cho biết rõ vị trí của các khu vực cần nước, lượng nước cần thiết
và cơ quan quản lý nước sẽ căn cứ vào đó để đề ra những biện pháp cung cấp nước cho các
mục đích sử dụng.
- Các ngành sử dụng nước cho biết tại một địa bàn nào đó (như một tỉnh, một
huyện hoặc một xã) sẽ phát triển ngành sản xuất nào, lượng nước cần là bao nhiêu, cơ quan
quản lý nước sẽ căn cứ vào đó đề ra biện pháp cấp nước và qui định vị trí của điểm dùng
nước. Trong trường hợp thứ hai này giảm bớt được một số khó khăn cho các ngành sử
dụng nước (nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, thuỷ sản...) trong khi lập kế hoạch phát
triển dài hạn.
Việc qui hoạch sử dụng và bảo vệ các nguồn nước là một công việc to lớn, phức tạp
cần nghiên cứu, theo dõi, học hỏi, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, đồng thời tham khảo kinh
nghiệm nước ngoài để rút ngắn thời gian.
Người làm công tác qui hoạch quản lý đất cần nắm được các loại qui hoạch nước

đã được xác định với mức độ khác nhau trong vùng, trên cơ sở đó có phương án qui hoạch
và quản lý đất hợp lý phù hợp với tài nguyên nước trong vùng.
1.6. Luật pháp về tài nguyên nước:
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi
trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước, mặt khác nước cũng có thể
gây ra tai hoạ cho con người và môi trường.
Để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao trách nhiệm của cơ quan Nhà
nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ
trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước,
phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Căn cứ vào Hiến pháp nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá X kỳ họp thứ 3 đã công bố Luật Tài nguyên nước (luật số 08/1998/QH10).
16


Đề tài KC08-TN02 “Phát triển mơ hình tối ưu hóa động cho nghiên cứu, phân tích và đánh giá kinh tế đối
với quy hoạch, quản lý và khai thác tài ngun nước trong Hệ thống sơng Hồng-Thái bình”

Luật Tài ngun nước có 10 chương 75 điều. Đây là sự thể hiện pháp chế đuờng lối,
chủ chương và quan điểm của Nhà nước về tài nguyên nước. Tại các nước xã hội chủ
nghĩa, Nhà nước một mặt cung cấp kinh phí và điều kiện vật chất – kỹ thuật cần thiết cho
các biện pháp khoa học và kỹ thuật boả vệ tài nguyên nước, một mặt thiết lập các biện
pháp pháp chế cần thiết cho nhiệm vụ quản lý và bảo vệ tài nguyên nước.
Luật pháp của một quốc gia về bảo vệ tài nguyên nước thường là một hệ thống
phức tạp các quy chuẩn pháp lý về sử dụng, bảo vệ, khôi phục, cải thiện các nguồn nước,
tạo môi trường thuận lợi cho sự sống và hoạt động sản xuất của con người. Tuỳ theo điều
kiện chính trị, kinh tế, xã hội, địa lý và lịch sử mà luật pháp tài nguyên nước ở mỗi nước
một khác nhưng nhìn khái quát đều có những đặc điểm chung sau:
- Thể hiện sự quan tâm rất lớn của Nhà nước đối với nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên
nước.

- Xác định trách nhiệm và quyền hạn pháp chế về tài nguyên nước của Hội đồng
nhân dân, uỷ ban nhân dân các cấp, mặt trận tổ quốc, cơ quan, Nhà nước, tổ chức kinh tế –
chính trị – xã hội.... trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các biện pháp
quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng chống và khắc phục hậu quả
tác hại do nước gây ra, giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật về tài nguyên nước tại địa
phương dưới sự thống nhất quản lý Nhà nước về tài nguyên nước.
- Phối hợp pháp chế bảo vệ tài nguyên nước với pháp chế quản lý các ngành sản
xuất sử dụng tài nguyên nước.
- Kết hợp việc phòng tránh, ngăn ngừa trước thiệt hại về tài nguyên nước với việc
xử lý hậu quả xấu đã xẩy ra, cải thiện chất lượng nguồn nước phục vụ lợi ích lâu dài của
con người với nhiều mục đích khác nhau.
Những nguyên tắc pháp chế về tài nguyên nước thường được thể hiện trước hết
trong hiến pháp. Thơng thường có thể phân biệt hai loại ngun tắc:
- Những nguyên tắc mang tính quan điểm về tài nguyên nước hình thành cơ sở xuất
phát cho mọi qui định pháp chế sau đó, như: nguyên tắc sở hữu của toàn dân đối với tài
nguyên nước, nguyên tắc kế hoạch hoá bảo vệ tài nguyên nước, nguyên tắc bảo vệ sức
khoẻ cho toàn dân và cộng đồng.
- Những nguyên tắc qui định cơ chế làm việc trong bảo vệ tài nguyên nước như:
chức trách, quyền hạn của nhà nước, quyền hạn và nghĩa vụ công dân, thẩm quyền được
giao cho các ngành, các cấp trong quản lý tài nguyên nước.
Kết quả nghiên cứu của các chuyên viên về tài nguyên trong hội đồng tương trợ
kinh tế thì luật tài nguyên của một quốc gia xã hội chủ nghĩa đã làm sáng tỏ ba nội dung cơ
bản sau:
17


Đề tài KC08-TN02 “Phát triển mơ hình tối ưu hóa động cho nghiên cứu, phân tích và đánh giá kinh tế đối
với quy hoạch, quản lý và khai thác tài ngun nước trong Hệ thống sơng Hồng-Thái bình”

- Xác định quyền làm chủ của toàn dân và Nhà nước đối với mọi tài nguyên nói

chung và tài nguyên nước nói riêng.
- Xác định nội dung về hình thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên nước của
Nhà nước, xem đó là chức năng cơ bản, thường xuyên của Nhà nước.
- Xác định quyền hạn được hưởng phúc lợi về tài nguyên nước của mỗi một người
công dân và trách nhiệm của họ đối với việc bảo vệ tài nguyên nước.
Ở một số nước các luật lệ ban hành ở nhiều cấp, nhiều ngành và được hệ thống hoá
thành bộ luật (code) tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến và chấp hành luật pháp trong
toàn dân. Theo hướng đó, nhiều nước đã ban hành luật cơ bản về bảo vệ đất, nước, rừng,
khí quyển, khống sản... như Ba Lan (1949), Tiệp Khắc (1955), Liên Xơ (1957), Cộng hồ
dân chủ Đức (1970), Nhật Bản (1978), Trung Quốc (1979), Indonesia (1982), Hàn Quốc
(1983)...

18


Đề tài KC08-TN02 “Phát triển mơ hình tối ưu hóa động cho nghiên cứu, phân tích và đánh giá kinh tế đối
với quy hoạch, quản lý và khai thác tài ngun nước trong Hệ thống sơng Hồng-Thái bình”

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT
2.1. Khái niệm về tài nguyên nước và ý nghĩa của nó đến nền kinh tế quốc dân
Theo quan điểm của người Babylon ở Ai Cập, người Ấn Độ và Ba Tư cổ thì “mọi
sự sống đều có nguồn gốc từ nước”, nước là cội nguồn của sự tồn tại. Vai trị của nước
trong thiên nhiên là mn màu, mn vẻ, nước là nhân tố quyết định yếu tố khí hậu của
toàn trái đất. Trong cơ thể thực vật nước chiếm 80 - 90% khối lượng cơ thể.
Trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp, nước có ý nghĩa rất quan trọng, nếu khơng
có nước thì các khống chất khơng hịa tan, sẽ khơng có dung dịch đất và rễ cây sẽ khơng
thể hấp thụ được bất cứ một khống chất nào trong đất.
2.1.1. Khái niệm về tài nguyên nước
Nước đóng vai trị rất quan trọng khơng thể thiếu được trong đời sống xã hội, dưới

tất cả các dạng của nó gồm dạng rắn, dạng lỏng, thậm chí cả dạng khí. Vì vậy, nước là một
tài nguyên. Theo Lê Huy Bá, tài nguyên là các dạng vật chất được tạo thành trong suốt quá
trình hình thành và phát triển của tự nhiên, cuộc sống súc vật và con người. Các dạng vật
chất này cung cấp nguyên liệu, vật liệu, hỗ trợ và phục vụ cho nhu cầu phát triển mà con
người có thể sử dụng được. Tài nguyên có thể được phân thành tài nguyên thiên nhiên gắn
liền với các nhân tố thiên nhiên và tài nguyên con người gắn liền với các nhân tố về con
người và xã hội.
Trong sử dụng cụ thể, tài nguyên được phân loại theo môi trường thành phần gọi là
“tài nguyên môi trường” và gồm có:
+ Tài ngun mơi trường đất gồm: tài ngun đất nông nghiệp, tài nguyên đất rừng,
tài nguyên đất cho công nghiệp, tài nguyên đất hiếm.
+ Tài nguyên khí hậu gồm: tài ngun khơng gian, tài ngun ngồi trái đất (mặt
trăng, các hành tinh)
+ Tài nguyên năng lượng gồm: tài nguyên năng lượng địa nhiệt, tài nguyên năng
lượng gió, tài nguyên năng lượng mặt trời, tài nguyên năng lượng sóng biển, …
+ Tài nguyên khoáng sản gồm: tài nguyên khoáng sản kim loại và tài nguyên
khoáng sản phi kim loại.
+ Tài nguyên môi trường nước gồm: tài nguyên nước mặt, tài nguyên nước trong
đất và gọi chung là tài nguyên nước.
Tài nguyên nước là một dạng tài nguyên thiên nhiên vừa vơ hạn vừa hữu hạn và
chính bản thân nước có thể đáp ứng cho các nhu cầu của cuộc sống ăn uống, sinh hoạt,
hoạt động công nghiệp, năng lượng, nông nghiệp, giao thông vận tải thủy, du lịch.
19


Đề tài KC08-TN02 “Phát triển mơ hình tối ưu hóa động cho nghiên cứu, phân tích và đánh giá kinh tế đối
với quy hoạch, quản lý và khai thác tài ngun nước trong Hệ thống sơng Hồng-Thái bình”

Tổng lượng nước trên trái đất khoảng 1386 km3. Trong đó 96,5% là nước mặn
(nước đại dương và biển) vốn không phù hợp với việc sử dụng của con người. Còn lại

3,5% tổng trữ lượng nước ước tỉnh khoảng 35 triệu km3 được xem là nước ngọt. Nhưng
gần 77% lượng nước ngọt này tồn tại dưới dạng đóng băng và sơng băng - giả thiết nếu
tồn bộ khối băng này tan ra thì mực nước biển sẽ dâng lên khoảng 50m làm ngập nhiều
vùng đất. Cuối cùng chỉ còn một phần rất nhỏ, khoảng 215.200 km2 tức là gần 1/7000 tổng
lượng nước có vai trò quan trọng là bảo tồn sự sống trên hành tinh. Số nước ngọt này đại
bộ phận thuộc về các hồ nước ngọt (58,1%), khí ẩm đất 34,8%, khí quyển (6,5%) và nước
sơng suối (0,6%). Trung bình hàng năm sông suối đổ ra biển trên 15.500km3 nước, một
lượng nước gấp 13 lần tổng lượng nước trong sông suối vào một thời điểm nào đó. Chúng
ta biết nhân tố quan trọng để coi nước là một tài nguyên trong quy hoạch khơng phải chủ
yếu là dung tích nước ở một thời điểm nhất định mà là lưu lượng nước chảy qua.
Nhờ sự tuần hồn (trao đổi nước) của nước sơng hồ, suối đang được sử dụng rộng
rải diễn ra tích cực hơn so với nước mặn hoặc nước trong băng hà từ 3 đến 6 lần. Đặc biệt,
nhờ tính chất tuần hồn của nó, nước sơng được đổi mới trong vòng 12 ngày, nghĩa là một
năm được đổi mới 30 lần, tầm quan trọng của nó đối với đời sống con người thật vô cùng
lớn lao.
Tổng khối lượng nước sông một mình nó chỉ có thể thỏa mãn được hơn một nửa
các nhu cầu hiện tại của con người trong một năm. Nhưng nhờ chu kỳ thủy văn lôi cuốn
vào một vận động thường xuyên làm cho các yếu tố của nó thường xun được tiêu thụ và
phục hồi. Tính chất này là nguyên nhân của sự đổi mới thường xuyên nguồn nước, cho
phép con người có thể sử dụng liên tục nguồn nước ngọt cần thiết.
2.1.2. Ý nghĩa của tài nguyên nước đối với nền kinh tế quốc dân
Đối với một quốc gia, nước cũng tương tự như đất đai, hầm mỏ, rừng, biển… đều
là tài nguyên vô cùng quý báu. Không phải ngẫu nhiên mà các khu dân cư trù mật, các thủ
đô, thành phố lớn của nhiều nước trên thế giới đều nằm trên các triền sông: Hà Nội. Việt
Trì bên bờ sơng Hồng, Huế - Sơng Hương, Sài Gịn - Chợ Lớn - sơng Cửu Long, Vũ Hán Trùng Khánh - sông Trường Giang, Đề Li - Sông Găng, Pari - sông Xen, Luân Đôn - sông
Themizơ, Bengơrat, Budapét, Viên nằm trên bờ sông Đanup nổi tiếng.
Tại sao? Vì một lẽ đơn giản rất dễ hiểu: muốn sống, muốn tồn tại và phát triển, con
người cần có nước. Trước kia, khi cơng nghiệp chưa phát triển, con người sống bằng trồng
trọt và chăn nuôi nhờ những đồng bằng phì nhiêu ven sơng có đủ nước. Các nhà khoa học
đều cho rằng nền văn minh của một nước là “đất màu mỡ, đất có đủ nước và đất khơng bị

rửa trơi, xói mịn đi đến nghèo kiệt”.
20


Đề tài KC08-TN02 “Phát triển mơ hình tối ưu hóa động cho nghiên cứu, phân tích và đánh giá kinh tế đối
với quy hoạch, quản lý và khai thác tài ngun nước trong Hệ thống sơng Hồng-Thái bình”

Khi chưa có phương tiện giao thơng hiện đại thì nguồn nước sơng ngịi là những
luồng vận chuyển chủ yếu. Đã có biết bao tên sông gắn liền với những trang sử đấu tranh
vẻ vang của dân tộc. Sơng Nin, Hồng Hà, Dương Tử, Bạch Đằng, Sông Lô, sông Vàm
Cỏ…
Ngày nay trong điều kiện phát triển mới của nền kinh tế quốc dân, khơng có một
hoạt động nào của con người mà khơng có liên quan đến việc khai thác sơng ngịi, nguồn
nước. Nước sơng chảy qua các cơng trình đầu mối như cống lấy nước, trạm bơm đi vào các
đường ống dẫn nước, kênh mương để phục vụ cho sinh hoạt, tưới ruộng, chăn nuôi; nước
dùng cho luyện kim, cho công nghiệp hóa học, nước làm sạch nồi hơi, máy móc, nước
quay các tuốc bin phát điện, phục vụ cho giao thông vận tải, quốc phòng, …
Một vài con số về lượng nước dùng dưới đây có thể cung cấp thêm những bằng
chứng cụ thể về giá trị của nguồn nước sông đối với nền kinh tế quốc dân (KTQD).
Năm 1960 ở Liên Xô người ta dùng cho các ngành kinh tế xã hội 270 tỷ m3 nước.
Năm 1970 khoảng 540 tỷ m3 nước và năm 2000 tổng lượng nước dùng lên đến 2000 tỷ m3,
trong đó dùng cho cơng nghiệp 480 tỷ m3, nơng nghiệp 550 tỷ m3 (tổng lượng dịng chảy
năm trên sơng ngịi tồn Liên Xơ khoảng 4358 tỷ m3).
Ở Mỹ năm 2000 đã sử dụng gần 1000 tỷ m3 trong số 1.600 tỷ m3 dịng chảy năm
trong sơng ngịi tồn quốc.
Nước sơng khi chảy sinh ra một nguồn năng lượng lớn. Tổng năng lượng sơng ngịi
Liên Xơ vào khoảng 3942 KW/h trong năm, trong đó phần có thể khai thác vào khoảng
648 KW/h, Canada 281 tỷ KW/h … hiện nay một số nước trên thế giới phần năng lượng
sơng ngịi khai thác được chiếm đại bộ phận trong tổng điện năng toàn quốc. Na Uy 99%,
Thụy Điển 99%, Triều Tiên 95%.

Miền Bắc nước ta có có một mạng lưới sơng ngịi dày đặc (trên 1080 con sơng trên
tổng số 2369 con sơng trong tồn quốc) nối chằng chịt đồng bằng với đồi núi, miền ngược
với miền xuôi. Từ Hải Phịng, Nam Định có thể đivào đến Miền trung theo các kênh đào
lớn nhỏ, nguồn nước sông đang tưới chủ động cho 32,01% tổng diện tích đất canh tác
trong tồn quốc (world resource Instute - 2001).
Nguồn nước sơng đang là nguồn nước chủ động cho phát điện của nhà máy thuỷ
điện Thác Bà (n Bái), Hồ Bình (tỉnh Hồ Bình), Sơn La (tỉnh Sơn La), Thác Mơ
(Tuyên Quang), Yaly (Gia Lai), Trị an (Đồng Nai), Sê San (Đaklak). Năng lượng của nước
ta đúng là một nguồn tài nguyên vô cùng phong phú. Nguồn tài nguyên đó đang được điều
tra, nghiên cứu và khai thác rộng rãi, phục vụ cho cơng việc xây dựng đất nước, một việc
làm có ý nghĩa lớn trong nền kinh tế quốc dân.
2.2. Đặc điểm chung tài nguyên nước
21


Đề tài KC08-TN02 “Phát triển mơ hình tối ưu hóa động cho nghiên cứu, phân tích và đánh giá kinh tế đối
với quy hoạch, quản lý và khai thác tài ngun nước trong Hệ thống sơng Hồng-Thái bình”

2.2.1 Tài ngun nước phân bố không đều theo không gian và thời gian trong một năm
và nhiều năm
Dòng chảy hằng năm trên các con sơng ngịi là sản phẩm của mưa nên tài ngun
nước của các sơng ngịi khá phong phú. Cũng như sự phân bố mưa, tài ngun nước trên
sơng ngịi phân bố khơng đều, nơi có lượng mưa lớn thì dòng chảy lớn và ngược lai. Ở
Việt Nam hệ thống sơng ngịi được ni dưỡng bằng nguồn nước mưa nên tương đối dồi
dào. Lượng mưa trung bình nhiều năm có thể đạt 1960 - 2000mm, tương đương khoảng
650 - 841km3/năm (tương ứng với modul dòng chảy 25 - 30 l/s/km2). Miền núi thường
mưa nhiều hơn ở các vùng đồng bằng. Sự chênh lệch giữa vùng có mưa lớn và vùng có
lượng mưa nhỏ khoảng 5- 8 lần, trong khi đó mức chênh lệch này trên thế giới có thể đạt
tới 40- 80 lần.
Sự dao động của lượng mưa cao hay thấp phụ thuộc theo mùa, thường mùa hè là

mùa mưa, tuỳ theo vùng lãnh mà mùa mưa lũ trên các con sơng của nước ta phân hố như
sau: Bắc Bộ và Bắc Thanh Hố có mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, khu vực ĐongTường
Sơn từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau. Khu vực Tây Trường Sơn và Nam bộ từ tháng 7 -11.
Tuy nhiên tuỳ theo điều kiện cụ thể của diễn biến thời tiết, hằng năm vào thời gian bắt đầu
và kết thúc mùa lũ có thể sớm hay muộn trong vòng 1 tháng, nhất là trong những năm gần
đây quy luật thời tiết, khí hậu có nhiều biến động ở nước ta nói riêng và phạm vi tồn cầu
nói chung.
Trong những tháng chuyển tiếp từ mùa này sang mùa khác thưịng có những trận lũ
sớm hoặc muộn đột ngột sảy ra, nếu khơng có biện pháp phòng, chống tốt sẽ thiệt hại đáng
kể cho mùa màng vì sự phân bố dịng chảy trong mùa lũ là khơng đồng đều. Thơng thưịng
các tháng đầu mùa lũ và cuối mùa lũ nhỏ hơn các tháng giữa mùa lũ.
Trên lưu vực sơng Hồng và sơng Thái Bình vào tháng tám là tháng có lưu lượng
nước lớn nhất, chiếm 13- 35% tổng lưu lượng nước hằng năm, có sức tàn phá lớn đến đất
đai và đời sống con người, các sơng ở phía Nam tháng có lưu lượng lớn nhất là tháng 9 -10.
Thí dụ: Vùng đồng bằng sơng Hồng trận bão lũ tháng 8 năm 1968 mực nước ở các
cửa sơng cao hơn bình thường 1- 2m với lượng mưa một ngày vượt quá 100mm, đột xuất
có những trận mưa bão tháng 9, tháng 10 và tháng 11 năm 1984 có lượng mưa một ngày ở
Kim Bơi (Hồ Bình)là 513mm, Vân Đình là 413mm, Hà Nội trong hai ngày đạt 500600mm. Trận Đại Hồng thuỷ tháng 11 năm 1999 đổ vào các tỉnh miền Trung, mưa to đã
gây hậu quả nghiêm trọng đến đất đai, tài sản và tính mạng con người, cuối tháng 8 cho tới
tháng 11 năm 2000 trận lũ lịch sử tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nước dâng lên
báo động 3 liên tục trong ba tháng gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống của người dân nơi
đây.
22


Đề tài KC08-TN02 “Phát triển mơ hình tối ưu hóa động cho nghiên cứu, phân tích và đánh giá kinh tế đối
với quy hoạch, quản lý và khai thác tài ngun nước trong Hệ thống sơng Hồng-Thái bình”

Sau mùa mưa lũ là mùa khơ(mùa cạn), nước sơng giảm, thậm chí có những suối trở
nên khơ kiệt. Sự thiếu nước trong mùa khô cũng gây trở ngại lớn cho sử dụng đất nông

nghiệp (nhất là gieo trồng vụ đông), giao thông vận tải thuỷ và cấp nước sinh hoạt. Mùa
khô thường kéo dài từ 7- 8 tháng lượng mưa trong mùa khô chỉ chiếm 10 - 25% tổng lượng
mưa cả năm. Mùa khơ có thể chia thành ba giai đoạn:
- Đầu mùa khơ là lúc nước sơng cịn tương đối cao. Lượng dòng chảy chiếm 2- 7%
lượng dòng chảy cả năm. Trong giai đoạn này có thể xuất hiện các lượng mưa sinh lũ
muộn có mực nước dao động 2- 3 mm.
- Giữa mùa khô kéo dài khoảng 3 tháng, mực nước trong sơng xuống thấp, lượng
dịng chảy chỉ chiếm 1- 2% tổng lượng dòng chảy cả năm. Thời kỳ này là từ tháng 1 đến
tháng 3 ở Việt Bắc và Đông Bắc Bộ. Phần càn lại của Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ là
từ tháng tháng 2- 4 và phần Đông Trường Sơn từ tháng 6- 8.
- Giữa mùa khơ là thời kỳ giao mùa, thường có những trận mưa sớm gây lũ nhỏ.
Đặc biệt cuối mùa khô hay có lũ Tiểu mãn vào tháng 5 do gió Mùa mùa hạ phát triển gây
mưa, luợng mưa tăng dần trong tháng 5. Ở Bắc Bộ các tháng tiếp theo là mùa mưa và
chính thức đi vào mùa lũ.
- Trung bình hằng năm lượng dịng chảy mùa khơ đạt khoảng 90 -100km3. Ở những
vùng có lượng mưa lớn, lớp phủ thực vật dày thì dịng chảy tháng nhỏ nhất trong mùa khơ
có thể đạt 20- 25 l/s/km2 như vùng tả ngạn sông Đà, sông Thao, thượng nguồn sông Lô,
Đông Trường Sơn, Thanh Hoá đến Bắc Quảng Ngãi và Nam Tây Nguyên. Cịn những nơi
có nhiều hang động thì lượng dịng chảy nhỏ hơn như Sơn La, Thượng nguồn sông Mã,
Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Bằng, Phan Rang, Phan Thiết…
2.2.2. Tài nguyên nước mang tất cả tính chất của hiện tượng thuỷ văn
Nước là một động lực của mọi cơng trình khai thác, sử dụng nước (đặc biệt là cơng
trình thuỷ lợi sử dụng nguồn nước) vì thế nếu khơng có những hiểu biết về nguồn nước thì
khơng thể hiểu được ý nghĩa của các cơng trình xây dựng khai thác sử dụng nước trong nền
kinh tế quốc dân và trong sử dụng đất nói riêng.
Tất cả các đặc trưng của nguồn nước và sự thay đổi của chúng theo thời gian và
không gian gọi là hiện tượng thuỷ văn (hay chế độ thuỷ nhiệm văn).
Khi xét về nguồn nước của một dịng sơng cung cấp nước cho khu vực sản xuất
nơng nghiệp hay một lưu vực chứa nước (là phần mặt đất mà nước trên đó chảy vào sơng.
Chúng ta cần biết chế độ lưu lượng của nguồn nước. Lưu lượng nhỏ nhất (lưu lượng kiệt),

sự phân phối lượng dòng chảy trong các tháng, các mùa, sự thay đổi lượng dòng chảy
trong nhiều năm để cung cấp nước trong mùa khô kiệt (hình.1). Việc xác định các trị số đó
khơng chính xác có thể dẫn đến hậu quả khác nhau: hoặc là do không đánh giá đúng khả
23


Đề tài KC08-TN02 “Phát triển mơ hình tối ưu hóa động cho nghiên cứu, phân tích và đánh giá kinh tế đối
với quy hoạch, quản lý và khai thác tài ngun nước trong Hệ thống sơng Hồng-Thái bình”

năng của nguồn nước, xây dựng cơng trình khai thác q lớn gây lãng phí đât đai tốn kém
tiền của hoặc là xây dựng cơng trình khai thác khơng lợi dụng hết nguồn nước, hiệu ích
khai thác cơng trình khai thác nước giảm đi, thậm chí cơng trình bị phá hoại. Như vậy hiện
tượng thuỷ văn trong sử dụng nguồn nước không chỉ là một hiện tượng thiên nhiên nói
chung mà cịn là một đối tượng lợi dụng kinh tế của nguồn nước cho nhiều ngành khác
nhau.

Đường q trình lưu lượng
sơng Hồng (trạm Hà Nội)

Lưu lượng
(m3/s)
14000
12000
1000
8000
6000
4000

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10


11

12 Tháng

Hình 1: Đường lưu lượng bình quân ngày trong năm trạm Sông Hồng
Cũng tương tự như nhiều hiện tượng tự nhiên khác, hiện tượng thuỷ văn một mặt
mang tính chất tự nhiên, tính quy luật một mặt mang những tính chất chất ngẫu nhiên, tính
tất nhiên, tính quy luật thể hiện bản chất của hiện tượng do những ngun nhân bên trong
thúc đẩy, cịn tính chất ngẫu nhiên (chiếm đa số) do nguyên nhân bên ngoài quyết định.
Tuỳ từng trường hợp, từng nơi, từng lúc tác động của các ngun nhân bên trong, bên
ngồi có ảnh hưởng khác nhau nên một hiện tượng có thể sinh ra có lúc tất nhiên, có lúc
ngẫu nhiên. ví dụ hiện tượng lũ lụt: lũ lụt phụ thuộc vào cường độ mưa, lượng mưa, thời
gian mưa, độ ẩm ban đầu của lưu vực, điều kiện địa chất, địa hình, thảm phủ thực vật…
Đối với các trận mưa vừa và nhỏ ảnh hưởng của nhân tố khu vực sẽ trội lên tổ hợp với
nhau có thể tạo nên một mơi trường có khả năng làm cho trận lũ lớn nhỏ theo nhiều mức
độ khác nhau( trong trường hợp này tính chất ngẫu nhiên của lũ khống chế hiện tượng).
Đối với các trận mưa lớn, ảnh hưỏng của mưa có tác dụng quyết định, ảnh hưởng của các
nhân tố khác lu mờ đi hoặc bị loại xuống hàng thứ yếu. Do đó quan hệ mưa – lũ mang tính
tất nhiên, dễ phát hiện quy luật vật lý của chúng. Mặt khác như chúng ta đã biết hiện tượng
24


×