Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

Nghiên cứu quy hoạch quản lý chất thải rắn quy mô cấp huyện áp dụng cho huyện Thủy Nguyên – thành phố Hải Phòng đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.36 MB, 198 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI






Phạm Quốc Ka



NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN QUY MÔ CẤP HUYỆN ÁP DỤNG CHO HUYỆN
THUỶ NGUYÊN - THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
ĐẾN NĂM 2025


Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số: 62520320




LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG



Hướng dẫn khoa học: TS TƯỞNG THỊ HỘI
GS.TS ĐẶNG KIM CHI









Hà Nội - Năm 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu được công bố trong luận án là trung thực và chưa được công bố bởi bất
kỳ công trình và tác giả nào.
Tác giả



Phạm Quốc Ka








LỜI CẢM ƠN

Tôi xin dành những lời cảm ơn đầu tiên và sâu sắc nhất tới GS-TS Đặng Kim

Chi, TS Tưởng Thị Hội - những người Thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo, các cán bộ giảng dạy và
nghiên cứu của Viện Khoa học và công nghệ Môi trường, Viện Đào tạo Sau đại học -
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã luôn động viên, nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi để tôi thực hiện luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các Giáo sư, các nhà khoa học đã đọc và
đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho việc hoàn thiện bản luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND thành phố Hải Phòng, Sở tài nguyên và Môi
trường thành phố Hải Phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học Bách Khoa Hà
Nội đã tạo những điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin dành tình cảm đặc biệt cho những người thân trong gia đình
và bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi, giúp tôi thêm nghị lực để hoàn
thành bản luận án này!
Hà Nội, tháng 3 năm 2014
Tác giả




Phạm Quốc Ka

i

LỜI CAM ĐOAN II
LỜI CẢM ƠN III
DANH MỤC HÌNH VẼ VII
DANH MỤC BẢNG BIỂU VIII
MỞ ĐẦU 10

1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………… 10

2. Mục tiêu của đề tài……………………………………………………………….2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
…………………………………………………………….
2

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
… ………………………………………………
2

5. Những đóng góp mới của luận án
…………………………………………………………….
2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 4
1.1. Những vấn đề chung về quản lý chất thải rắn
……………………………………………
4

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 4
1.1.2. Một số công nghệ xử lý CTR 5
1.1.2.1. Phương pháp ủ sinh học làm phân compost 6
1.1.2.2. Phương pháp thiêu đốt 6
1.1.2.3. Phương pháp chôn lấp 8
1.1.2.4. Xử lý chất thải bằng công nghệ ép kiện 8
1.1.2.5. Xử lý chất thải bằng công nghệ Hydromex 9
1.1.2.6. Xử lý chất thải bằng nhiệt phân và khí hóa 9
1.1.2.7. Phương pháp nghiền nát phế thải và xử lý dưới nhiệt độ và áp suất cao 11

1.2. Tình hình quy hoạch quản lý chất thải rắn ở các nước trên thế giới…
………
12

1.2.1. Tình hình quy hoạch, quản lý CTR của một số nước đang phát triển 12
1.2.1.1. Thái Lan 12
1.2.1.2. Malaixia 12
1.2.1.3. Trung Quốc 13
1.2.2. Tình hình quy hoạch quản lý CTR ở nền kinh tế phát triển 15
1.2.2.1. Singapore 15
1.2.2.2. Hồng Kông 15
1.2.2.3. Nhật Bản 17
1.2.2.4. Hoa Kỳ 17
1.2.2.5. Thụy Điển 18
1.2.3. Nhận xét chung 18
1.3. Hiện trạng tình hình nghiên cứu quản lý chất thải rắn ở Việt Nam…………….19

1.3.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn 19
1.3.1.1. Chất thải sinh hoạt 20
1.3.1.2. Chất thải công nghiệp 21
1.3.1.3. Chất thải nguy hại 21

ii

1.3.2. Khái quát công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam 22
1.3.3. Tình hình áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt 25
1.3.4. Đánh giá chung về thực trạng công tác quy hoạch QLCTR: 27
1.3.5. Những việc cần giải quyết trong công tác QLCTR 28
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ QUY HOẠCH QUẢN LÝ
CTR Ở QUY MÔ CẤP HUYỆN 29

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý chất thải rắn…………………………………………….29

2.1.1. Các cách tiếp cận trong quản lý chất thải rắn 29
2.1.2. Mục tiêu của quản lý chất thải rắn 30
2.1.3. Kết hợp các giải pháp chiến lược về quản lý chất thải rắn 31
2.1.3.1. Giảm phát thải 31
2.1.3.2. Tái sử dụng, tái chế 32
2.1.3.3. Chế biến chất thải: 33
2.1.3.4. Thải bỏ chất thải 34
2.1.4. Kết hợp các khía cạnh liên quan 34
2.1.5. Kết hợp các bên liên quan 34
2.1.6. Thứ tự ưu tiên trong quản lý tổng hợp chất thải rắn 34
2.2. Một số quy định pháp luật về quản lý chất thải rắn…………………………… 35

2.2.1. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn 35
2.2.2. Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2050 . 36
2.2.3. Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -
2020 37
2.2.4. Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD hướng dẫn lựa chọn
địa điểm bãi chôn lấp chất thải rắn của Việt Nam 37
2.2.5. Thông tư số 13/2007/TT-BXD của Bộ Xây dựng 38
2.2.6. Tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam 39
2.2.6.1. Quy chuẩn Xây dựng về Quy hoạch xây dựng QCXDVN 01:2008/BXD 39
2.2.6.2. TCXDVN 320:2004: Bãi chôn lấp chất thải nguy hại - Tiêu chuẩn thiết kế.39
2.2.7. Các văn bản pháp lý liên quan khác 40
2.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp và nông thôn ở các huyện nông
thôn Việt Nam … …………………………………………………………………… 41

2.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt: 42

2.3.2. Chất thải rắn nông nghiệp 43
2.4. Hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp 49
2.4.1. Đặc điểm và thành phần chất thải công nghiệp 49
2.4.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn công nghiệp 50
2.4.3. Xử lý và tái chế chất thải công nghiệp 52
2.5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………….52


iii

2.4.1. Phương pháp phân tích hệ thống 52
2.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa và phỏng vấn 52
2.4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp có kế thừa 53
2.4.4. Phương pháp đánh giá môi trường 53
2.4.5. Phương pháp dự báo theo mô hình I-O (input - output environment) 53
2.4.6. Phương pháp lập bản đồ 54
2.4.7. Phương pháp chuyên gia 54
2.4.8. Phương pháp thực chứng ứng dụng 54
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN QUY MÔ CẤP HUYỆN 55
3.1. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch quản lý chất thải rắn……………………… 55

3.1.1. Quan điểm 55
3.1.2. Mục tiêu 55
3.2. Các nguyên tắc đối với quy hoạch quản lý chất thải rắn
……………………………….
55

3.2.1. Các nguyên tắc cơ bản đối với quy hoạch quản lý CTR 55
3.2.2. Các khía cạnh chiến lược của việc quy hoạch quản lý chất thải rắn 56

3.2.2.1. Các khía cạnh thuộc chính trị 56
3.2.2.2. Các khía cạnh tổ chức 57
3.2.2.3. Các khía cạnh xã hội 57
3.2.2.4. Các khía cạnh về tài chính 57
3.2.2.5. Các khía cạnh về kinh tế 57
3.2.2.6. Các khía cạnh kỹ thuật 58
3.2.3. Các khía cạnh quy hoạch và quản lý chất thải rắn 58
3.2.3.1. Các quy hoạch dài hạn 58
3.2.3.2. Các quy hoạch ngắn hạn 59
3.3. Đề xuất quy trình và nội dung cơ bản của quy hoạch quản lý CTR cấp huyện

59

3.3.1. Quy trình quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp huyện 59
3.3.2. Nội dung các bước quy hoạch 60
3.3.2.1. Tổ chức công tác lập kế hoạch 60
3.3.2.2. Khảo sát, phân tích hiện trạng, dự báo chất thải rắn phát sinh 60
3.3.2.3. Thiết lập khung quy hoạch 62
3.3.2.4. Xác định và lựa chọn địa điểm quy hoạch khu xử lý CTR 62
3.3.2.5. Xây dựng các giải pháp quy hoạch thu gom, vận chuyển, trung chuyển CTR.62
3.3.2.6. Xác định và đánh giá các phương án công nghệ xử lý CTR 63
3.3.2.7. Xây dựng nguồn lực và lộ trình thực hiện 63
3.4. Giải pháp quản lý và kỹ thuật trong xử lý chất thải rắn cấp huyện…………….63

3.4.1. Lựa chọn địa điểm khu xử lý CTR 63
3.4.1.1. Các yêu cầu trong lựa chọn địa điểm khu xử lý CTR 63

iv

3.4.1.2. Các phương pháp lựa chọn địa điểm khu xử lý CTR 65

3.4.1.3. Các tiêu chí lựa chọn địa điểm khu xử lý CTR 65
3.4.1.4. Đề xuất các tiêu chí phục vụ quy hoạch vị trí các khu xử lý chất thải rắn
phù hợp với điều kiện môi trường tự nhiên và KT-XH cấp huyện 66
3.4.1.5. Tổng hợp các tiêu chí lựa chọn vị trí các khu xử lý CTR ở quy mô cấp huyện74
3.4.1.6. Phương pháp đánh giá sự phù hợp của địa điểm khu xử lý CTR 76
3.4.2. Xây dựng các giải pháp quy hoạch thu gom, vận chuyển, trung chuyển CTR….77

3.4.2.1. Giải pháp thu gom CTR 78
3.4.2.2. Các tiêu chí về quy hoạch tuyến thu gom 78
3.4.2.3. Quy hoạch các trạm trung chuyển 80
3.4.3. Phân tích, lựa chọn các phương án công nghệ xử lý CTR ………………… 81

3.4.3.1. Các công nghệ xử lý CTR phù hợp với quy mô cấp huyện 81
3.4.3.2. Quan điểm lựa chọn giải pháp công nghệ xử lý CTR cho cấp huyện 82
3.4.3.3. Các tiêu chuẩn để lựa chọn các phương án 83
3.3.3.4. Các tiêu chí lựa chọn 84
3.4.4. Xây dựng cơ chế chính sách, nguồn lực và lộ trình thực hiện ……………… 85

3.4.4.1. Xây dựng cơ chế chính sách 85
3.4.4.2. Xây dựng nguồn lực 86
3.4.4.3. Lộ trình thực hiện 86
3.4.5. Các vấn đề cần lưu ý trong đánh giá tác động môi trường về lựa chọn vị trí các
điểm xử lý CTR …………………………………………………………………… 86

CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN HUYỆN
THUỶ NGUYÊN - THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 89
4.1. Giới thiệu về huyện Thuỷ Nguyên - thành phố Hải Phòng……………………89

4.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Thuỷ Nguyên 89
4.1.1.1. Vị trí địa lý 89

4.1.1.2. Điều kiện khí tượng, thủy văn 90
4.1.1.3. Tài nguyên đất 90
4.1.1.4. Tài nguyên nước 91
4.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản 91
4.1.1.6. Tài nguyên rừng 92
4.1.1.7. Tài nguyên đa dạng sinh học 92
4.1.2. Hiện trạng môi trường và kinh tế - xã hội huyện Thuỷ Nguyên 93
4.1.2.1. Hiện trạng môi trường 93
4.1.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội 94
4.1.3. Các định hướng phát triển huyện Thuỷ Nguyên giai đoạn 2010 - 2025 97
4.1.3.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thuỷ Nguyên 97
4.1.3.2. Quy hoạch sử dụng đất huyện Thuỷ Nguyên 100
4.2. Hiện trạng quản lý CTR huyện Thuỷ Nguyên…………………………….….101


v

4.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt 101
4.2.1.1. Nguồn phát sinh 101
4.2.1.2. Khối lượng, thành phần 101
4.2.1.3. Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý 103
4.2.2. Chất thải rắn nông nghiệp 104
4.2.2.1. Nguồn phát sinh 104
4.2.2.2. Khối lượng, thành phần 104
4.2.2.3. Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý 105
4.2.3. Chất thải rắn công nghiệp 106
4.2.3.1. Nguồn phát sinh 106
4.2.3.2. Khối lượng, thành phần 106
4.2.3.3. Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý 106
4.2.4. Chất thải rắn làng nghề 107

4.2.4.1. Nguồn phát sinh 107
4.2.4.2. Khối lượng, thành phần 107
4.2.4.3. Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý 107
4.2.5. Chất thải rắn y tế 107
4.2.5.1. Nguồn phát sinh 107
4.2.5.2. Khối lượng, thành phần CTR y tế phát sinh 108
4.2.5.3. Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý 108
4.2.6. Hiện trạng ga rác và khu xử lý rác thải trên địa bàn huyện 108
4.2.7. Hiện trạng công nghệ xử lý chất thải rắn. 110
4.3. Dự báo lượng CTR phatsinh đến năm 2025 huyện Thuỷ Nguyên …………….110

4.3.1. Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt. 110
4.3.2. Dự báo khối lượng chất thải rắn thương mại - du lịch 111
4.3.3. Dự báo khối lượng chất thải rắn nông nghiệp 111
4.3.4. Dự báo khối lượng chất thải rắn công nghiệp 111
4.3.5. Dự báo khả năng chất thải rắn chuyển đến từ nội thành 112
4.4. Đề xuất quy hoạch quản lý chất thải rắn huyện Thuỷ Nguyên…………… 113

4.4.1. Các căn cứ lập quy hoạch 113
4.4.1.1. Căn cứ pháp lý 113
4.4.1.2. Các nguồn tài liệu, số liệu 114
4.4.2. Mục tiêu 114
4.4.2.1. Mục tiêu tổng quát 114
4.4.2.2. Mục tiêu cụ thể 114
4.4.4. Phạm vi và đối tượng quy hoạch 115
4.4.5. Lựa chọn địa điểm xây dựng khu xử lý tổng hợp CTR huyện Thuỷ Nguyên.
115

vi


4.4.6. Quy hoạch mạng lưới ga thu và trạm trung chuyển 116
4.4.6.1. Sự cần thiết phải có ga thu và trạm trung chuyển 116
4.4.6.2. Yêu cầu đối với các ga thu và trạm trung chuyển 116
4.4.6.3. Quy hoạch vị trí ga thu, trạm trung chuyển CTR 118
4.4.6.4. Đề xuất tuyến vận chuyển 118
4.4.6.5. Phương tiện chuyên dụng 118
4.4.7. Quy trình thu gom, vận chuyển CTR 119
4.4.7.1. CTR sinh hoạt 119
4.4.7.2. CTR nông nghiệp 119
4.4.7.3. CTR công nghiệp 119
4.4.7.4. Chất thải rắn làng nghề 120
4.4.7.5. CTR y tế 120
4.4.8. Lựa chọn phương án xử lý chất thải rắn 120
4.4.8.1. Đánh giá khả năng phân loại rác tại nguồn 120
4.4.8.2. Khả năng tái chế, tái sử dụng 121
4.4.8.3. Lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp 122
4.4.8.4. Phương án phục hồi, tái sử dụng diện tích khu chôn lấp chất thải rắn sau
khi chấm dứt hoạt động 129
4.4.9. Nguồn lực và lộ trình thực hiện 129
4.4.8.1. Lập kế hoạch tài chính và các nguồn vốn huy động 129
4.4.9.2. Huy động nguồn vốn 130
4.4.9.3. Huy động nguồn nhân lực 130
4.4.9.4. Xây dựng thể chế 131
4.4.9.5. Lộ trình thực hiện 133
4.4.9.6. Khái toán kinh phí 133
KẾT LUẬN 134
KIẾN NGHỊ 135
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 136
TÀI LIỆU THAM KHẢO 137


CÁC PHỤ LỤC.











vii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sơ đồ tổng quát một hệ thống quản lý chất thải rắn 5
Hình 1.2. Sơ đồ quy trình xử lý chất thải rắn 5
Hình 1.3. Quy trình công nghệ ủ sinh học quy mô công nghiệp xử lý CTR 6
Hình 1.4. Hệ thống thiêu đốt chất thải 7
Hình 1.5. Công nghệ xử lý chất thải bằng phương pháp ép kiện 8
Hình 1.6. Xử lý chất thải theo công nghệ Hydromex 9
Hình 1.7. Chiến lược quản lý chất thải rắn của Trung Quốc 14
Hình 1.8. Hệ thống quản lý chất thải rắn tại Việt Nam 24

Hình 2.1. Mô hình quản lý tổng hợp chất
thải 29

Hình 2.2. Quy trình công nghệ chế biến phân bón từ rác thải 32

Hình 2.3. Quy trình công nghệ chế biến phân bón từ rác thải 33


Hình 2.4. Thang bậc quản lý chất thải 35

Hình 2.5. Các nguồn phát sinh chất thải rắn nông nghiệp 43

Hình 2.6. Tỷ lệ xử lý chất thải vật nuôi ở Việt Nam năm 2006 46

Hình 2.7. Các nguồn phát sinh chất thải rắn làng nghề 47


Hình 3.1. Quy trình các bước lập quy hoạch quản lý CTR 60


Hình 4.1. Bản đồ hành chính huyện Thuỷ Nguyên 89

Hình 4.2. Sơ đồ một số mô hình ga chứa rác 117

Hình 4.3. Sơ đồ hệ thống xử lý nước rỉ rác chôn lấp mới 127

Hình 4.4. Mặt cắt dọc rãnh chôn 129











viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Lượng chất thải rắn phát sinh ở Việt Nam 19
Bảng 1.2. Chỉ số phát thải CTRSH bình quân đầu người các đô thị năm 2009 20

Bảng 2.1. Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến các điểm dân cư, khu đô thị 38
Bảng 2.2. Khoảng cách thích hợp khi lựa chọn bãi chôn lấp CTNH 40
Bảng 2.3. Tổng hợp lượng chất thải rắn nông nghiệp phát sinh năm 2008, 2010 44
Bảng 2.4. Khối lượng chất thải rắn chăn nuôi ở Việt Nam 46
Bảng 2.5. Nhu cầu nhiên liệu và tải lượng xỉ của một số làng nghề chế biến 47
Bảng 2.6. Tỷ lệ phát thải CTR tại KCN khu vực phía Nam năm 2009 51
Bảng 2.7. Lượng CTRNH một số ngành CN điển hình tại các KCN phía Nam 51

Bảng 3.1. Bộ tiêu chí đánh giá khả năng lựa chọn địa điểm khu xử lý CTR 74
Bảng 3.2. Qui định về trạm trung chuyển chất thải rắn 81
Bảng 3.3. So sánh các công nghệ xử lý rác thải 84
Bảng 3.4. Các tác động tiêu cực đến môi trường của quy hoạch quản lý chất thải rắn
và biện pháp giảm thiểu 87

Bảng 4. 1. Tình hình phát sinh và thu gom CTRSH huyện Thuỷ Nguyên năm 2013 102
Bảng 4.2. Thành phần rác thải sinh hoạt huyện Thủy Nguyên, 103
Bảng 4.3. Lượng CTR phát sinh từ sản xuất nông nghiệp huyện Thủy Nguyên 105
Bảng 4.4. Lượng rác thải bệnh viện phát sinh trên địa bàn huyện 108
Bảng 4.5. Ví trí các ga rác; khu xử lý rác thải của các xã, thị trấn: 109
Bảng 4.6. Dự báo lượng phát sinh CTR nông nghiệp huyện Thủy Nguyên 111
Bảng 4.7. Dự báo lượng phát sinh CTR công nghiệp huyện Thủy Nguyên theo các mốc
quy hoạch 112
Bảng 4.8. Dự báo lượng phát sinh CTR công nghiệp huyện Thủy Nguyên theo các giai
đoạn quy hoạch 112

Bảng 4.9. Mục tiêu quy hoạch cụ thể 115
Bảng 4.10. Bảng đánh giá khả năng phân loại rác tại nguồn 120
Bảng 4.11. Tổng hợp chức năng các lớp hố chôn lấp 125


ix

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADB: Ngân hàng phát triển Châu á
BCL Bãi chôn lấp
KHCN Khoa học công nghệ
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
XD Xây dựng
BVMT: Bảo vệ môi trường
CTNH: Chất thải nguy hại
CTR: Chất thải rắn
CTRCN: Chất thải rắn công nghiệp
CTRNN: Chất thải rắn nông nghiệp
CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt
ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
GDP: Tổng thu nhập quốc dân
KHĐT: Kế hoạch và đầu tư
KHKT: Khoa học kỹ thuật
KT-XH: Kinh tế xã hội
KTTĐ: Kinh tế trọng điểm
LCĐĐ Lựa chọn địa điểm
MCA Phân tích đa tiêu chí (Multi-Criteria Analysis)
MTĐT Môi trường đô thị

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
QHXD Quy hoạch xây dựng
QLCTR Quản lý chất thải rắn
QLTH: Quản lý tổng hợp
RTSH: Rác thải sinh hoạt
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
tp thành phố
TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
UBND: Ủy ban nhân dân
WB: Ngân hàng thế giới


x


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, kinh tế nước ta đã có nhiều khởi sắc. Các ngành sản xuất
kinh doanh, dịch vụ ở các đô thị; các KCN ngày càng được mở rộng và phát triển đã
thúc đẩy quá trình tăng trưởng về các mặt KT-XH, góp phần đảm bảo an sinh xã hội,
đời sống người dân ngày một nâng cao. Tăng trưởng KT-XH một mặt góp phần tích cực
cho sự phát triển của đất nước, mặt khác đã làm phát sinh lượng CTR ngày càng lớn (CTR
sinh hoạt, CTR công nghiệp, CTR y tế ). Theo nghiên cứu của Dương Xuân Diệp [32],
mỗi năm, ở nước ta thải ra khoảng 28 triệu tấn CTR thông thường, trong đó CTRCN là
6,88 triệu tấn, CTRSH ≈ 19 triệu tấn, CTR y tế ≈ 2,12 triệu tấn. Khối lượng CTR ngày
càng gia tăng theo tốc độ gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội. Dự kiến, đến năm
2015, tổng lượng CTR phát sinh lên đến 44 triệu tấn [113]. Trừ các đô thị lớn, CTR
chưa được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Việc thải bỏ một cách bừa bãi

và quản lý không hiệu quả CTR đã và đang gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tiêu
cực đến sức khoẻ người dân, nhiều ngành kinh tế và gây ra các vấn đề xã hội.
Hàng năm, trên địa bàn nông thôn đã phát sinh hàng ngàn tấn CTR từ sinh hoạt,
sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, làng nghề), y tế, dịch vụ… nhưng chưa được quản
lý chặt chẽ; việc thu gom và xử lý CTR chưa đáp ứng được yêu cầu. Rất nhiều nơi, CTR
thải trực tiếp xuống ao hồ, sông ngòi và các khu đất trống hoặc xử lý đơn giản không
bảo đảm điều kiện vệ sinh, làm cho chất lượng môi trường ngày càng giảm, nguồn nước
mặt ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống, sức khoẻ của người dân. Công tác
QLCTR còn nhiều yếu kém: việc lựa chọn các bãi chôn lấp, khu trung chuyển, thu gom
chưa đủ căn cứ khoa học và thực tiễn, công nghệ xử lý chất thải chưa đảm bảo kỹ
thuật… nên chưa thu hút sự ủng hộ của người dân địa phương. Để hạn chế ô nhiễm môi
trường, giảm chi phí thải bỏ, cần phải quản lý một cách chặt chẽ, hợp lý các CTR từ
nguồn phát sinh đến nơi thải bỏ cuối cùng.
Triển khai thực hiện Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Thủ tướng
chính phủ về QLCTR, giải quyết các vấn đề bức xúc do CTR gây ra, Thủ tướng Chính
phủ đã ký quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 ban hành Chiến lược
quốc gia về quản lý tổng hợp CTR. Theo đó, đến năm 2025, 100% các đô thị có công
trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia đình; 100% tổng lượng CTRSH
đô thị, 100% tổng lượng CTRCN không nguy hại và nguy hại, 90% tổng lượng CTR
xây dựng đô thị và 90% lượng CTR phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn và 100%
tại các làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. Thủ tướng cũng yêu cầu
các cơ quan chức năng, địa phương nhanh chóng xây dựng quy hoạch QLCTR của địa
phương mình, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn về chất thải rắn
và khuyến khích 100% xã hội hóa công tác quản lý, xử lý CTR bằng nhiều hình thức.
Cho đến nay, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã ban hành quyết định phê duyệt
quy hoạch QLCTR, định hướng cho công tác QLCTR, bảo vệ môi trường theo hướng
phát triển bền vững. Ở cấp huyện, quy hoạch quản lý CTR không chỉ nhằm định hướng




2

giải quyết các vấn đề cấp bách về môi trường nông thôn, hạn chế phát sinh chất thải,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn ngăn ngừa các tác động tiêu cực đến kinh tế -
xã hội góp phần phát triển bền vững các vùng nông thôn. Tuy nhiên, ở quy mô cấp
huyện, việc quy hoạch QLCTR đang còn bỏ ngỏ, chưa được đi sâu nghiên cứu và triển
khai thực hiện. Vì vậy, việc xây dựng các luận cứ khoa học phục vụ quy hoạch QLCTR
cấp huyện là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với công tác QLCTR, góp phần
tháo gỡ những khó khăn bất cập và bị động trong việc thực thi Chiến lược Quốc gia về
quản lý tổng hợp CTR.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, đề tài nghiên cứu của luận án
được chọn là:“Nghiên cứu xây dựng quy hoạch quản lý chất thải rắn ở quy mô cấp
huyện, áp dụng cho huyện Thuỷ Nguyên thành phố Hải Phòng đến năm 2025”
2. Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp quy hoạch quản lý CTR
cho lãnh thổ cấp huyện ở nông thôn Việt Nam theo hướng quản lý tổng hợp CTR, phát
triển bền vững.
- Áp dụng đề xuất quy hoạch quản lý CTR cho huyện Thủy Nguyên - tp Hải
Phòng sát với điều kiện thực tiễn của Huyện, có tính khả thi, góp phần thực thi Chiến
lược Quốc gia về quản lý tổng hợp CTR theo Quyết định 2149/2009/QĐ-TTg ngày
17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn Huyện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các thành phần của hệ thống quản lý chất thải rắn và
các huyện nông thôn Việt Nam, cụ thể là huyện Thuỷ Nguyên - thành phố Hải Phòng.
- Phạm vi nghiên cứu: Các loại CTR phát sinh trên địa bàn huyện nông thôn
Việt Nam: CTR sinh hoạt, CTR nông nghiệp, CTR làng nghề, CTR công nghiệp và
CTR y tế; có xem xét đến tính liên vùng trong QLCTR.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Cung cấp cơ sở lý luận, phương pháp khoa học, hệ thống các
tiêu chí quy hoạch QLCTR ở quy mô cấp huyện nông thôn Việt Nam; thiết lập các tiêu

chí cho từng bước lựa chọn các giải pháp quy hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của
từng địa phương.
- Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng các giải pháp quản lý tổng hợp bao gồm các công
cụ quản lý, các giải pháp kỹ thuật then chốt để xây dựng hệ thống các tiêu chí quy
hoạch QLCTR quy mô cấp huyện; xây dựng quy hoạch QLCTR phù hợp với điều kiện
cụ thể của huyện Thuỷ Nguyên - thành phố Hải Phòng. Từ đó, có thể áp dụng mô hình
đề xuất vào quy hoạch quản lý chất thải rắn cho các huyện nông thôn khác ở Việt Nam.
5. Những đóng góp mới của luận án
1. Hoàn thiện cơ sở khoa học quy hoạch quản lý CTR ở quy mô cấp huyện trong
điều kiện thực tiễn ở Việt Nam.
+ Làm rõ hơn các căn cứ pháp lý cho việc lập quy hoạch quản lý CTR;
+ Xây dựng các luận cứ phục vụ quy hoạch quản lý CTR quy mô cấp huyện có
tính ứng dụng cao.



3

+ Đề xuất quy trình và nội dung cơ bản của quy hoạch QLCTR cấp huyện.
2. Đã đề xuất giải pháp quy hoạch quản lý CTR cho nhóm lãnh thổ cấp huyện ở
nông thôn Việt Nam.
3. Áp dụng mô hình giải pháp quy hoạch quản lý CTR cho huyện Thuỷ Nguyên -
thành phố Hải Phòng dựa trên các cơ sở áp dụng kết quả nghiên cứu của Luận án.

























4


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN


1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Quản lý chất thải rắn (QLCTR) là sự kết hợp kiểm soát nguồn thải, phát sinh,
giảm thiểu, thu gom, lưu giữ, phân loại, trung chuyển, vận chuyển, xử lý, tái chế, tiêu
huỷ và thải bỏ CTR theo phương thức tốt nhất nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng, thỏa mãn các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn tài nguyên thiên
nhiên, giữ gìn cảnh quan đô thị và hạn chế tất cả các vấn đề môi trường liên quan [3].

Phương pháp QLCTR phải tuân theo các nguyên tắc hợp lý, giải quyết tốt nhất
các vấn đề kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, thẩm mỹ, phản ứng cộng đồng và các vấn đề
liên quan.
QLCTR bao gồm tất cả các vấn đề về hành chính, tài chính, pháp luật, kinh tế - xã
hội (KT-XH), y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, quy hoạch xây dựng và
khoa học kỹ thuật (KHKT), công nghệ để giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến CTR.
Hoạt động QLCTR gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở
QLCTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng và tái chế,
xử lý CTR nhằm ngăn ngừa giảm thiểu những tác động có hại với môi trường và sức
khoẻ con người.
Mục đích của QLCTR là bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng, bảo vệ môi trường, sử
dụng tối đa vật liệu, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng; tái chế và sử dụng tối đa chất
thải hữu cơ, giảm thiểu CTR.
Thu gom CTR là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời CTR
tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý.
Lưu giữ CTR: là việc lưu giữ CTR trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý.
Vận chuyển CTR là quá trình chuyên chở CTR từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ,
trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng.
Xử lý CTR là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại
bỏ, tiêu huỷ các thành phần có hại hoặc không có ích trong CTR, thu hồi, tái chế, tái sử
dụng lại các thành phần có ích trong CTR.
Chôn lấp CTR hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của tiêu
chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh.
Khu liên hợp xử lý CTR là tổ hợp của một hoặc nhiều hạng mục công trình xử lý,
tái chế, tái sử dụng CTR và bãi chôn lấp CTR.
Quy hoạch QLCTR là quy hoạch chuyên ngành xây dựng, bao gồm các hoạt động
điều tra, khảo sát, dự báo chi tiết nguồn và tổng lượng phát thải các loại CTR thông
thường và nguy hại; xác định vị trí, quy mô các trạm trung chuyển, phạm vi thu gom,

vận chuyển; xác định vị trí, quy mô cơ sở xử lý CTR trên cơ sở đề xuất công nghệ xử
lý thích hợp, xây dựng kế hoạch và nguồn lực nhằm thu gom và xử lý triệt để CTR.
Quy hoạch QLCTR bao gồm quy hoạch vùng liên tỉnh, vùng tỉnh… được lập cho giai
đoạn 10 năm, 20 năm hoặc dài hơn tuỳ theo giai đoạn lập quy hoạch xây dựng [27].



5

Các bộ phận cấu thành một hệ thống QLCTR và mối quan hệ giữa chúng được
mô tả như sau (hình 1.1):
Hình 1.1. Sơ đồ tổng quát một hệ thống quản lý chất thải rắn
Các yêu cầu cơ bản của hệ thống QLCTR bao gồm:
- Thu gom, vận chuyển hết CTR
- Hiệu quản kinh tế (thu gom, xử lý tốt nhất với chi phí thấp nhất)
- Áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến
- Bảo đảm tốt nhất sức khỏe cộng đồng
- Bảo đảm mỹ quan
1.1.2. Một số công nghệ xử lý CTR
Quy trình xử lý CTR được mô tả như sau (hình 1.2)

Hình 1.2. Sơ đồ quy trình xử lý chất thải rắn



6

1.1.2.1. Phương pháp ủ sinh học làm phân compost
Phương pháp này thích hợp với loại CTR hữu cơ trong chất thải sinh hoạt chứa
nhiều cácbonhyđrat như đường, xenllulo, lignin, mỡ, protein, những chất này có thể

phân huỷ đồng thời hoặc từng bước. Quá trinh phân huỷ các chất hữu cơ dạng này
thường xảy ra với sự có mặt của ôxy không khí (phân huỷ hiếu khí) hay không có
không khí (phân huỷ yếm khí, lên men). Hai quá trình này xảy ra đồng thời ở một khu
vực chứa chất thải và tuỳ theo mức độ thông khí mà dạng này hay dạng kia chiếm ưu
thế. Phương pháp ủ sinh học làm phân compost được thể hiện ở hình 1.3.
Hình 1.3. Quy trình công nghệ ủ sinh học quy mô công nghiệp xử lý CTR [40]
Nhược điểm của công nghệ này là chi phí đầu tư xây dựng lắp đặt, duy trì hoạt
động cao; sản phẩm phân bón có chất lượng thấp; vận hành phức tạp; đòi hỏi hầm ủ có
thể tích lớn, nên không phù hợp với điều kiện rác thải của Việt Nam do CTR không
được phân loại từ đầu nguồn.
1.1.2.2. Phương pháp thiêu đốt
Xử lý chất thải bằng phương pháp thiêu đốt (hình 1.4) có thể làm giảm tới mức
tối thiểu chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, tuy nhiên đây là phương pháp xử lý tốn



7

kém nhất. So với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh, chi phí để đốt 1 tấn rác cao hơn
khoảng 10 lần.
Công nghệ đốt rác thường được sử dụng ở các nước phát triển vì phải có nền
kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác thải sinh hoạt như là một dịch vụ phúc
lợi xã hội của toàn dân. Điều cần lưu ý là trong CTRSH bao gồm nhiều chất thải khác
nhau, khi đốt sẽ tạo ra khói độc, đặc biệt là đioxin; nếu không có biện pháp xử lý loại
khí này sẽ gây nguy hiểm tới sức khoẻ.

Hình 1.4. Hệ thống thiêu đốt chất thải [41]




8

Năng lượng phát sinh từ việc đốt CTR có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi
hoặc có thể tận dụng để phát điện. Mỗi lò đốt phải được trang bị một hệ thống xử lý khí
thải tốn kém để khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt gây ra.
Hiện nay, tại các nước châu Âu có xu hướng giảm đốt rác thải vì hàng loạt các
vấn đề kinh tế cũng như môi trường cần phải giải quyết. Việc thu đốt rác thải thường
chỉ áp dụng cho việc xử lý rác thải độc hại như rác thải bệnh viện hoặc rác thải công
nghiệp vì các phương pháp xử lý khác không thể xử lý triệt để được các CTRNH.
1.1.2.3. Phương pháp chôn lấp
Phương pháp này chi phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát
triển. Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách sử dụng xe chuyên dùng chở rác tới các
bãi đã xây dựng trước. Sau khi rác được đổ xuống, dùng xe ủi san bằng, đầm nén trên
bề mặt và đổ lên một lớp đất. Hàng ngày phun thuốc diệt muỗi và rắc vôi bột…. Theo
thời gian, sự phân hủy vi sinh vật làm cho rác trở lên tơi xốp và thể tích của các bãi rác
giảm xuống. Việc đổ rác tiếp tục cho đến khi bãi đầy thì chuyển sang bãi mới. Hiện
nay, việc chôn lấp CTRSH và rác thải hữu cơ vẫn được sử dụng ở các nước đang phát
triển, nhưng phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường. Việc chôn
lấp chất thải có xu hướng giảm dần, tiến tới chấm dứt ở các nước đang phát triển. Các
bãi chôn lấp rác thải phải được đặt cách xa khu dân cư, không gần nguồn nước mặt và
nước ngầm. Đáy của bãi rác nằm trên tầng đất sét hoặc được phủ một lớp chống thấm
bằng màng địa chất. Ở các bãi chôn lấp rác cần thiết phải thiết kế khu thu gom và xử lý
nước rác trước khi thải ra môi trường. Việc thu khí gas để biến đổi thành năng lượng là
một trong những khả năng thu hồi một phần kinh phí đầu tư cho bãi rác.
Phương pháp này có các ưu điểm như: công nghệ đơn giản; chi phí thấp, song nó
cũng có một số nhược điểm như: chiếm diện tích đất tương đối lớn; không được sự
đồng tình của dân cư xung quanh; việc tìm kiếm xây dựng bãi chôn lấp mới là khó
khăn và có nguy cơ dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, không khí, gây cháy nổ.
1.1.2.4. Xử lý chất thải bằng công nghệ ép kiện
Rác thu gom tập trung về nhà máy chế biến được phân loại bằng phương pháp thủ

công trên băng tải. Các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như: Kim loại, nilon,
giấy, thủy tinh, nhựa… được thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ được băng tải
chuyển qua hệ thống ép nén rác bằng thủy lực với mục đích giảm tối đa thể tích khối
rác và tạo thành các kiện có tỷ số nén cao (hình 1.5). Các khối rác ép này được sử dụng
vào việc san lấp, làm bờ chắn các vùng đất trũng.
Hình 1.5. Công nghệ xử lý chất thải bằng phương pháp ép kiện



9

1.1.2.5. Xử lý chất thải bằng công nghệ Hydromex
Công nghệ Hydromex (hình 1.6) nhằm xử lý rác đô thị thành các sản phẩm phục
vụ xây dựng, làm vật liệu, năng lượng và các sản phẩm nông nghiệp hữu ích.
Bản chất của công nghệ Hydromex là nghiền nhỏ rác, sau đó polyme hóa và sử
dụng áp lực lớn để ép nén, định hình các sản phẩm. Rác thải được thu gom chuyển về
nhà máy, không cần phân loại được đưa vào máy cắt, nghiền nhỏ, sau đó đi qua băng
tải chuyển đến các thiết bị trộn.
Hình 1.6. Xử lý chất thải theo công nghệ Hydromex
1.1.2.6. Xử lý chất thải bằng nhiệt phân và khí hóa
Nhiệt phân và khí hoá là công nghệ phổ biến được để sản xuất than củi và than
cốc từ gỗ và than đá. Gần đây phương pháp này được sử dụng để xử lý CTR điện tử.
Một số nước ở châu Âu và Nhật Bản đang sử dụng phương pháp này để xử lý CTR
mang lại hiệu quả đáng kể.
Có một số khác biệt giữa phương pháp thiêu đốt truyền thống và các công nghệ
này. Cả hai phương pháp nhiệt phân và khí hoá đều biến chất thải thành những loại
nhiên liệu giàu năng lượng bằng việc đốt chất thải ở trạng thái được kiểm soát.
Ngược lại, phương pháp thiêu đốt biến chất thải đầu vào thành năng lượng và
tro. Quy trình xử lý nhiệt đã hạn chế sự biến đổi, để quá trình đốt cháy không xảy ra
trực tiếp. Thay vào đó, chất thải được chuyển thành những chất trung gian có giá trị, có

thể xử lý thành các vật liệu tái chế hoặc thu hồi năng lượng. Công nghệ này có thể sử
dụng để xử lý các CTRNN, CTR lâm nghiệp, CTRSH và chất thải thương mại.
Đôi khi các hệ thống nhiệt phân và khí hoá không tương thích với việc xử lý
CTR điện tử chưa được phân loại. Với xu thế gia tăng lượng chất thải hiện nay, buộc
phải có các biện pháp tiền xử lý (thu gom có phân loại ) và các quy trình xử lý này
đang trở nên thích hợp hơn.



10

Phương pháp nhiệt phân là quá trình làm suy giảm nhiệt của các vật liệu cácbon
ở nhiệt độ từ 400 - 800
o
C hoặc trong điều kiện hoàn toàn thiếu hoặc rất hạn chế ô xy.
Quá trình này làm bay hơi và phân huỷ các vật liệu hữu cơ rắn bằng nhiệt, không
bằng đốt trực tiếp. Khi chất thải bị nhiệt phân (ngược với quá trình đốt trong lò thiêu
đốt), khí, chất lỏng, và than ở dạng rắn được sinh ra.
So sánh với quá trình đốt cháy và khí hoá, lợi thế chủ yếu của phương pháp nhiệt
phân là nhiên liệu ở dạng lỏng vận chuyển dễ dàng hơn các nhiên liệu ở thể rắn, hoặc
thể khí. Vì vậy nhà máy xử lý nhiệt phân không nên đặt gần địa điểm sử dụng cuối cùng
mà đặt ở gần nguồn cung cấp nhiên liệu để giảm bớt chi phí vận chuyển nhiên liệu.
Chi phí vận chuyển cao là một trong những yếu tố hạn chế việc xây dựng các
nhà máy điện sinh khối quy mô lớn có hiệu suất cao hơn và phát thải thấp hơn so với
những nhà máy nhỏ.
Phương pháp khí hoá: Trong quá trình khí hóa, hầu hết cácbon trong chất thải
được biến đổi thành những sản phẩm dạng khí và các chất thải trơ. Chỉ một phần phân
tử hữu cơ bị phá vỡ, sinh ra một loại khí giàu năng lượng được gọi là khí tổng hợp. Quá
trình biến đổi than thành gas là một ví dụ của phương pháp khí hoá.
Quá trình này sẽ giảm đi trong nhiệt phân và đốt cháy vì nó liên quan tới quá

trình ôxy hoá từng phần. Ôxy được bổ sung nhưng chưa đủ lượng để diễn ra quá trình
đốt cháy hoàn toàn. Nhiệt độ vận hành thường cao hơn 750
o
C.
Xử lý các sản phẩm dư thừa và các chất thải
Các CTR thải ra từ những quá trình xử lý này gồm các kim loại và cácbon.
Lượng cácbon sinh ra từ quá trình nhiệt phân nhiều hơn đáng kể so với quá trình khí
hoá. Các hạt cỡ lớn thải ra nằm ở phần tro dưới đáy, các hạt nhẹ hơn được tách và lọc.
Những kim loại không ổn định như chì, thiếc, catmi và thuỷ ngân tụ lại khi khí được
làm mát.
Quá trình khí hoá và nhiệt phân sinh ra các chất thải tương tự như quá trình thiêu
đốt. Các chất thải khí gồm khí chứa axít, điôxin, furan, ôxít nitơ, điôxít sunphua, các
hạt, kim loại nặng và hyđrô sunphua.
Những chất còn lại ở thể rắn gồm tro khoáng trơ, các hợp chất vô cơ và cácbon
dư; những chất này có thể tạo thành 8 - 15% lượng chất thải ban đầu.
Các nhà máy sử dụng công nghệ xử lý nhiệt phân và khí hóa tiên tiến cần những
thiết bị vốn lớn và có tuổi thọ thiết kế từ 15-20 năm. Thành phần chất thải sinh ra trong
quá trình vận hành có thể thay đổi, vì vậy các thiết bị phải được thiết kế linh hoạt để xử
lý được đa dạng vật liệu và có thể thay đổi được khối lượng xử lý.
Thu hồi năng lượng trong công nghệ nhiệt phân và khí hóa
Lợi ích của quá trình nhiệt phân và khí hoá là khí tổng hợp được tạo ra có thể sử
dụng theo một số cách:
- Khí tổng hợp có thể được đốt ở trong nồi hơi để tạo ra hơi nước, đi qua tuabin
để phát ra điện và cũng cung cấp nhiệt cục bộ. Việc sử dụng nhiệt cũng như phát ra
điện sẽ nâng cao hiệu suất năng lượng của hệ thống;
- Khí tổng hợp có thể được dùng làm nhiên liệu động cơ chạy bằng khí hoặc
tuabin khí - làm tăng hiệu suất phát điện, đặc biệt trong các hệ thống kết hợp điện và
nhiệt (CHP);




11

- Khí tổng hợp cũng có thể được sử dụng làm nguyên liệu hoá học nếu nhà máy
xử lý được đặt gần nơi sử dụng cuối cùng.
Nguồn năng lượng được thu hồi là yếu tố quan trọng về kinh tế. Quy trình xử lý
này đơn giản và thu hồi được nhiều năng lượng.
Các chất có khả năng tái chế từ chất thải hoặc các kim loại được tách ra từ giai
đoạn cuối của quá trình xử lý nhiệt phân và khí hóa thường có chất lượng thấp hơn các
chất có khả năng tái chế được tách ra từ hệ thống thu gom chất thải sinh hoạt khác, giá
trị của chúng cũng thấp hơn .
Việc khử các kim loại trong công đoạn cuối của hệ thống làm tăng sản lượng tái
chế. Các chất dư thừa còn lại ở đáy trong quá trình nhiệt phân luôn chứa một lượng
cacbon đáng kể. Phần dư thừa này phải được chôn lấp hoặc xử lý bằng cách khí hoá
hoặc thiêu đốt để giảm lượng cacbon. Việc xử lý bổ sung cho phép tái chế các sản
phẩm còn lại ở dưới đáy thành một khối kết hợp.
Một số ưu điểm chính của công nghệ xử lý nhiệt phân và khí hóa
- Giảm khối lượng chất thải;
- Làm cho chất thải an toàn và biến thành chất trơ;
- Thu được giá trị của chất thải, thường là tạo ra điện năng;
- Đi theo hướng phát triển bền vững, tiến tới việc tái sử dụng và tái chế;
- Chất thải biến thành năng lượng sẽ hỗ trợ cho quá trình tái chế các vật liệu;
- Là một biện pháp xử lý thích hợp đối với lượng chất thải đang gia tăng;
- Làm thay đổi thành phần chất thải rắn ở các bãi chôn lấp;
- Giải quyết tình trạng thiếu nơi chôn lấp chất thải;
- Thích ứng với những công cụ kinh tế và tài chính (ví dụ như thuế chôn lấp và
các khoản trợ cấp cho nguồn năng lượng thay thế).
1.1.2.7. Phương pháp nghiền nát phế thải và xử lý dưới nhiệt độ và áp suất cao
Hiện tại trên thế giới ở hầu hết các quốc gia phát triển, trong các bệnh viện, cơ sở
chăm sóc sức khỏe, hay những công ty đặc biệt xử lý phế thải đều thiết lập hệ thống xử

lý loại phế thải y tế. Đó là các loại lò đốt ở nhiệt độ cao; tùy theo loại phế thải mà nhiệt
độ đốt được duy trì từ 1000ºC đến trên 4000ºC. Tuy nhiên phương pháp này hiện vẫn
còn đang tranh cãi về việc xử lý khí bụi sau khi đốt đã được thải hồi vào không khí.
Một phương pháp khác để giải quyết vấn đề này đã được các quốc gia lưu tâm
đến vì phương pháp đốt đã gây ra nhiều bất lợi do lượng khí độc hại phát sinh thải vào
không khí: Đó là phương pháp nghiền nát phế thải và xử lý dưới nhiệt độ và áp suất cao
để tránh việc phóng thích khí thải.
Theo phương pháp này, rác thải y tế nguy hại được chuyển qua một máy nghiền
nát. Rác thải đã được nghiền xong sẽ được chuyển qua một phòng hơi có nhiệt độ
138ºC và áp suất 3,8 bar. Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất trên là điều kiện tối ưu cho
hơi nước bão hòa. Chất thải được xử lý trong khoảng 40 - 60 phút. Sau cùng chất thải
rắn đã được xử lý sẽ được chuyển đến các bãi rác thông thường vì đã đạt được tiêu
chuẩn tiệt trùng. Phương pháp này còn có ưu điểm là làm giảm được khối lượng phế
thải vì được nghiền nát, chi phí ít tốn kém hơn lò đốt, cũng như không tạo ra khí thải
vào không khí.




12

1.2. TÌNH HÌNH QUY HOẠCH, QUẢN LÝ CTR Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Cách QLCTR có phần khác nhau tại những quốc gia phát triển và đang phát triển,
tại khu vực đô thị và nông thôn, và tùy vào loại hình sản xuất dân dụng hay công nghiệp.
1.2.1. Tình hình quy hoạch, quản lý CTR của một số nước đang phát triển
Các nước phát triển đã có những mô hình phân loại, thu gom và quản lý rác thải
rất hiệu quả. Cụ thể như sau:
1.2.1.1. Thái Lan
Hàng năm tại Thái Lan có hơn 15 triệu tấn chất thải phát sinh. Dự báo con số này
có thể sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới. Nếu không có biện pháp cấp bách, tỷ lệ

tái chế vẫn còn thấp như hiện nay thì có lẽ đến cuối thập kỷ này, số lượng CTR đô thị
sẽ tăng 25%, còn CTNH của ngành công nghiệp sẽ tăng 35% [105]. WB đã khuyến nghị
Thái Lan cần phải đẩy mạnh chương trình tái chế và cần khuyến khích người dân phân
loại và tái sử dụng những vật dụng trong gia đình mình. Đồng thời cần ưu tiên phát
triển những ngành tư nhân và những chương trình tái chế chất thải công nghiệp.
Ở Thái Lan, việc phân loại rác được thực hiện ngay từ nguồn. Người ta chia ra 3
loại rác và bỏ vào 3 thùng riêng: các chất có thể tái chế, thực phẩm và CTNH. Các loại
rác này được thu gom và chở bằng các xe ép rác có màu sơn khác nhau.
Các loại CTR có thể tái sinh sau khi được phân loại sơ bộ ở nguồn phát sinh được
chuyển đến nhà máy phân loại rác để tách ra các loại vật liệu khác nhau sử dụng trong
tái chế. Chất thải thực phẩm được chuyển đến nhà máy chế biến phân vi sinh. Những
chất còn lại sau khi tái sinh hay chế biến phân vi sinh được xử lý bằng chôn lấp. CTNH
được xử lý bằng phương pháp thiêu đốt.
Việc thu gom rác ở Thái Lan được tổ chức rất chặt chẽ. Ngoài những phương tiện
cơ giới lớn như xe ép rác được sử dụng trên các đường phố chính, các loại xe thô sơ
cũng được dùng để vận chuyển rác đến các điểm tập kết. Rác trên sông, rạch được vớt
bằng các thuyền nhỏ của cơ quan quản lý môi trường. Các địa điểm xử lý rác của Thái
Lan đều cách xa trung tâm thành phố ít nhất 30 km. Bằng những nỗ lực của mình, Thái
Lan đã xây dựng được một cơ sở có thể xử lý khối lượng lớn chất thải đồng thời thành
công trong việc kiểm soát nạn vứt rác bừa bãi tại Băng Cốc.
Mặc dù công tác xử lý CTR được đánh giá là có hiệu quả và an toàn, song Thái
Lan vẫn còn rất nhiều vấn đề về chất thải cần phải giải quyết. Theo Ngân hàng thế giới
(WB), Thái Lan cần phải triển khai một chương trình nhằm cải thiện việc xử lý chất
thải tại các bệnh viện cũng như các trung tâm lớn của thành phố. Được biết, hiện tại ở
Thái Lan hàng năm có tới khoảng 10.000 tấn chất thải y tế có khả năng lây nhiễm được
thải ra, trong đó chỉ khoảng 50% được xử lý cẩn thận trước khi đem chôn [105]. Tỷ lệ
tái sản xuất và sử dụng lại các loại chất thải tại Thái Lan hiện giờ đang có chiều hướng
giảm (chỉ khoảng 11% số rác thải có khả năng tái sử dụng được tái sản xuất).
1.2.1.2. Malaixia
Theo Bộ Tài nguyên môi trường Malaixia, tổng lượng CTR phát sinh năm 2011

của nước này vào khoảng 3,28 triệu tấn. Khoảng 76% CTR đô thị phát sinh ở nước này
đã được thu gom, song chỉ có 1,2% được tái chế, số còn lại được chuyển đến 144 bãi
chôn lấp. Dù gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các địa điểm làm bãi chôn lấp chất thải,
song phương pháp này vẫn là phương pháp xử lý có chi phí thấp hơn cả, chỉ 9,2
USD/tấn, trong khi đó thiêu đốt và ủ phân là 131,6USD/tấn và 56,8 USD/tấn [79].



13

Mức độ phát sinh CTR tính bình quân đầu người vào khoảng 0,85 - 1,5
kg/người/ngày, và có sự khác nhau giữa các địa phương. Các địa phương nằm trong
khu vực miền Đông là Sabath và Sarawak có mức phát sinh chất thải bình quân đầu
người là 0,7 và 0,97 kg/người/ngày, còn ở các bang miền Đông Kelantan, Terengganu
và Pahang là 0,71. Các bang miền Nam Johor và Melaka là 1,12 kg/người/ngày. Ở các
bang miền trung Selangor và Negeri Sembilan, lượng chất thải phát sinh là
1,07kg/người/ngày, trong khi đó ở thủ đô Kuala Lumpur là 2 kg/người/ngày. Tốc độ đô thị
hoá cao có xu hướng tạo ra nhiều CTR đô thị hơn, có thể dẫn tới những thay đổi trong
tiêu thụ và thu nhập.
Đặc điểm và thành phần CTR ở Malaixia thay đổi theo mức độ ảnh hưởng và tốc
độ đô thị hoá của khu vực. Gần 38% tổng số CTR thu gom mỗi ngày được tái chế.
Thành phần chất thải thường là 14% giấy, 16% chất dẻo, 3% kim loại và 5% thuỷ tinh,
chỉ có gần 47% chứa nguyên liệu dễ bị phân huỷ có thể dùng để ủ phân.
CTR thu gom được tại các bãi chôn lấp của Malaixia gồm nhiều loại khác nhau,
hầu như không thể tách được các nguyên liệu tái chế. Dữ liệu thu được cho thấy, nhiều
khả năng tái chế và ủ phân có thể được kết hợp vào các chương trình QLCTR. Vì vậy,
nhờ áp dụng hệ thống QLCTR tổng hợp, việc QLCTR có hiệu quả và năng suất cao có
thể làm tăng tuổi thọ bãi chôn lấp và thu hồi nguyên liệu đạt kết quả trong các quy trình
thu hồi. Bằng biện pháp quản lý này có thể xử lý tới 87% tổng số CTR đô thị phát sinh
(khoảng 14.800 tấn/ngày). Ở Malaixia, thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất trong hầu hết

các bãi chôn lấp là chất thải hữu cơ với tỷ lệ trung bình là 46,7%, thấp hơn là chất dẻo
14% và giấy 15%.
Thành phần và lượng phát sinh CTR dường như phụ thuộc vào mức thu nhập của
người dân. Người dân có thu nhập cao thường tạo ra nhiều CTR hơn so với các nhóm
người có thu nhập thấp và trung bình. Ở nhóm người có thu nhập cao, tỷ lệ phát sinh CTR
trung bình là 1,7 kg/người. Ở nhóm người có thu nhập trung bình là 01kg/người/ngày. Ở
nhóm người có thu nhập thấp là 0,8kg/người/ngày. Tỷ lệ chất thải từ thực phẩm dao động
từ 34% đối với nhóm có thu nhập trung bình lên tới 44% của nhóm thu nhập cao. Chất
thải từ thực phẩm là một trong những thành phần chính góp phần làm cho dòng thải
hữu cơ chiếm tỷ lệ cao ở Malaixia. Cùng với chất thải thực phẩm, các nhóm này còn
tạo ra khối lượng lớn chất thải từ giấy và chất thải nhựa.
Đối với CTRSH hữu cơ và CTRNN được xử lý thành phân hữu cơ tại chỗ để bón
cho đất, làm sạch đồng ruộng hạn chế ô nhiễm môi trường.
Kế hoạch tương lai của Malaixia là công nghệ tái chế. Tái chế là chiến lược quan
trọng để duy trì không gian của các bãi chôn lấp và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Ngày nay, nhờ sự hợp tác giữa các chính phủ, Công ty trách nhiệm hữu hạn Alam
Flora (công ty QLCTR của tư nhân); các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và công chúng,
tỷ lệ tái chế đã đạt được từ 3-5%. Bên cạnh việc ủ phân hay thu hồi, phương pháp khác
sẽ là xử lý nhiệt để thu hồi năng lượng thông qua sản xuất nhiên liệu từ chất thải
(RDF). Quy trình này sử dụng một phần CTR dễ cháy làm các viên nhỏ đốt cháy tự do,
như vậy có thể làm giảm khoảng 30% khối lượng CTR đô thị.
1.2.1.3. Trung Quốc
Không một quốc gia nào có tốc độ gia tăng nhanh chóng khối lượng CTR như ở
Trung Quốc và đây là vấn đề mà hiện nay Trung Quốc đang phải đối mặt. Năm 2004

×