Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tác dụng của đậu xanh pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.89 KB, 3 trang )

Tác dụng của đậu xanh

Sau đây là một số bài thuốc sử dụng đậu xanh đơn
giản có thể tự làm ở nhà:

Ngộ độc cấp tính: Do uống thuốc quá liều, tiếp xúc
với hóa chất độc hại hoặc ngộ độc thực phẩm, làm
chóng mặt, nôn ói… dùng 50 - 100g đậu xanh có vỏ
nấu nước uống hằng ngày sẽ thấy các triệu chứng
giảm dần. Lưu ý: đối với người già và trẻ em, nếu
khó thở, da tím tái thì cần được thầy thuốc theo dõi.

Giải độc thường xuyên: Đây là bài thuốc rất hiệu
quả do GS-TS Đỗ Tất Lợi - nguyên Chủ tịch Hội
Dược liệu Việt Nam truyền lại. Những người làm
việc trong môi trường độc hại, thường xuyên tiếp
xúc với hóa chất… có nguy cơ nhiễm độc về lâu dài.
Sử dụng vỏ đậu xanh phơi khô, nấu nước uống dần
hằng ngày, mỗi ngày chừng 10g vỏ cho một người
uống.

Nhiệt miệng: Môi bị phồng rộp, lở loét. Đậu xanh
có vỏ giã cho bể đôi, bỏ 12 - 20g vào chén, cho nước
sôi vào vừa đủ cho hạt đậu nở lớn. Lấy gạc hoặc vải
mỏng cột túm phần đậu đã nở, để vào miệng ngậm ít
nhất một giờ. Trường hợp bị nhẹ chỉ cần làm một
lần, nếu bị nặng thì làm không quá ba lần.

Chữa phát nóng, bầm sưng nhức nhối: Đậu xanh tán
nhuyễn, trộn với dấm rồi phết lên chỗ sưng đau một
lớp dày, thấy khô thì cho thêm dấm, làm mỗi ngày


một lần đến khi khỏi. Có thể nhai hay giã nát đậu
xanh đã ngâm mềm rồi đắp lên chỗ sưng đau, làm lại
nhiều lần cho đến khi hết đau.

Giời leo (Zona): Sử dụng hạt đậu xanh sống, nhai
nát và đắp lên phần da bị bệnh, làm liên tục cho đến
khi da khô, khỏi đau và lành trở lại.

Ngoài ra, dùng đậu xanh nấu chè, canh hay nấu nước
uống thường xuyên vừa bổ mát vừa có tác dụng
thanh nhiệt cho cơ thể

×