Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Trình bày các phương thức phát hành trái phiếu chính phủ bình luận vấn đề phát hành trái phiếu chính phủ ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.05 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------

BÀI TẬP NHÓM
Đề tài: “Trình bày các phương thức phát hành trái phiếu
chính phủ. Bình luận vấn đề phát hành trái phiếu chính
phủ ở Việt Nam hiện nay”
Mơn học: Thị trường chứng khốn (2TC)
Lớp : (215H)_2
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 2
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hương Giang

Hà Nội, 2016

Thị trường chứng khoán

Trang 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------

BÀI TẬP NHÓM

Đề tài: “Trình bày các phương thức phát hành trái phiếu
chính phủ. Bình luận vấn đề phát hành trái phiếu chính
phủ ở Việt Nam hiện nay”
Mơn học: Thị trường chứng khốn (2TC)
Lớp : (215H)_2
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hương Giang
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 2



Phạm Văn Thịnh
11144077
Nguyễn Thị Thu Huyền 11141901
Nguyễn Vũ Thùy Linh 11132342
Nguyễn Tiến Lợi
11142634
Ngô Thị Thanh Nga
11142979
Phạm Thị Giáng My
11142882
Nguyễn Trọng Quân
11143670

Hà Nội, 2016


THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN_NHĨM 2
MỤC LỤC............................................................................
I-TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
II-PHƯƠNG THỨC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
III-BÌNH LUẬN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT HÀNH TPCP HIỆN NAY

PHẦN I_TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
A_KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
1.KHÁI NIỆM

Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành
(người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản
tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản

cho vay ban đầu khi nó đáo hạn.Nhà phát hành có nghĩa vụ thanh toán theo các cam
kết nợ được xác định trong các hợp đồng vay.Nếu một công ty không trả được lãi
cho trái phiếu,người ta sẽ xem xét đến vấn đề phá sản đối với cơng ty đó.
Trái phiếu Chính Phủ được Chính Phủ phát hành.Những trái phiếu này được
phát hành nhằm bù đắp sự thiếu hụt Ngân sách Nhà nước hoặc để xây dựng các cơng
trình cơng cộng, hoặc để giải quyết những khó khăn về tài chính.Trái phiếu Chính
Phủ là loại trái phiếu khơng có rủi ro thanh tốn và cũng là loại trái phiếu có tính
thanh khoản cao.Do đặc điểm đó,lãi suất của trái phiếu Chính Phủ được xem là lai
suất chuẩn để làm căn cứ ấn định các lãi suất của các công cụ nợ khác có cùng kì
hạn.Mệnh giá của trái phiếu có thể được ghi bằng đồng ngoại tệ hoặc nội tệ.Nếu trái
phiếu Chính Phủ được phát hành trong nước thì là bộ phận hình thành các khoản nợ
trong nước,cịn nếu được phát hành ở nước ngồi thì hình thành một khoản nợ nước
ngồi.Trái phiếu chính phủ được đảm bảo bằng uy tín của Chính Phủ và của tài sản
quốc gia.Trái phiếu Chính Phủ có khả nằng cầm cố hoặc chuyển nhượng.Các tổ chức
nhân đạo.các tổ chức tôn giáo,các công ty phục vụ cho mục đích cơng cộng thường
được ưu tiên mua trước và được miễn giảm phí giao dịch.Hệ thống ngân hàng là


ngươi trợ giúp đắc lục cho Chính Phủ trong việc phát hành và thanh tốn trái phiếu
Chính Phủ.
2.ĐẶC ĐIỂM CỦA TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ

Một trái phiếu có các đặc điểm chung như sau:
 Một trái phiếu thơng thường có ba đặc trưng chính:
+ Mệnh giá (tiền gốc): là số tiền thanh toán cho người sở hữu trái phiếu tại thời điểm
đáo hạn của trái phiếu. Số tiền gốc được ghi cụ thể trên mỗi trái phiếu. Do đó, giá trị
số tiền gốc còn được gọi là giá trị đáo hạn của trái phiếu.
+ Lãi suất: là số tiền lãi thực thanh toán định kỳ cho người sở hữu trái phiếu. Lãi suất
của các loại trái phiếu khác nhau tùy thuộc vào độ rủi ro của nó. Trái phiếu chính phủ
được xem là an toàn nhất nên lãi suất cũng thấp nhất, trái phiếu của những cơng ty

mới ra đời có lãi suất cao hơn để thu hút người mua chịu chấp nhận độ rủi ro cao
hơn.
+ Kỳ hạn: Kỳ hạn là độ dài thời gian mà đến khi nhà phát hành trái phiếu trả lại toàn
bộ số tiền vốn cho trái chủ và nhận lại trái phiếu.Trái phiếu thường có kỳ hạn cố
định. Nhà phát hành sẽ trả lãi định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm một lần trong suốt kỳ hạn
của trái phiếu.
 Trái phiếu là công cụ nợ.
Phát hành trái phiếu là đi vay vốn. Mua trái phiếu là cho nhà phát hành vay vốn và
như vậy, trái chủ là chủ nợ của nhà phát hành. Là chủ nợ, người nắm giữ trái phiếu
có quyền địi các khoản thanh toán theo cam kết về khối lượng và thời hạn, song
khơng có quyền tham gia vào những vấn đề của nhà phát hành.
 Lãi suất của các trái phiếu thường khác nhau, được quy định bởi các yếu tố:
+ Cung cầu vốn trên thị trường tín dụng. Lượng cung cầu vốn đó lại tuỳ thuộc vào
chu kỳ kinh tế, động thái chính sách của Ngân hàng Nhà nước, mức độ thâm hụt ngân
sách của Chính phủ và phương thức tài trợ thâm hụt đó.
+ Mức rủi ro của mỗi nhà phát hành và của từng đợt phát hành. Cấu trúc rủi ro của lãi
suất sẽ quy định lãi suất của mỗi trái phiếu. Rủi ro càng lớn, lãi suất càng cao.
+ Thời gian đáo hạn của trái phiếu. Nếu các trái phiếu có mức rủi ro như nhau, nhìn
chung thời gian đáo hạn càng dài thì lãi suất càng cao.
Ngồi những đặc điểm chung của trái phiếu,trái phiếu Chính Phủ cịn có
những đặc điểm khác biệt sau:
 Trái phiếu Chính Phủ là trái phiếu có độ rủi ro thấp nhất,vì nó có nguồn Ngân
sách Nhà nước đảm bảo.
 Là loại trái phiếu uy tín,an tồn nhất trên thị trường.


 Quy mơ phát hành và giao dịch lớn vì vậy trái phiếu Chính Phủ có ảnh
hưởng lớn đến thị trường chứng khốn nói riêng và thị trường tài chính nói
chung.
 Do trái phiếu Chính Phủ là cơng cụ an tồn,phát hành khối lượng lớn,có

nhiều ưu đãi,nên trái phiếu Chính Phủ hầu hết do trung gian tài chính nắm
giữ.

B-PHÂN LOẠI TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
Theo Nghị định số 01/2011/NĐ-CP được Thủ tướng Chính phủ chính thức
ký ban hành ngày 05/01/2011 về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được
Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương thì trái phiếu Chính Phủ
chính thức gồm có 3 loại: Trái phiếu kho bạc, Tín phiếu kho bạc và Cơng trái xây
dựng Tổ quốc. Như vậy, Chính Phủ đã chính thức bỏ 3 loại: Trái phiếu cơng trình
Trung ương, Trái phiếu đầu tư, Trái phiếu ngoại tệ ra khỏi danh sách các loại trái
phiếu Chính Phủ.

1.Trái phiếu kho bạc: là loại trái phiếu có thời hạn 1 năm trở lên được phát
hành nhằm huy động vốn theo kế hoạch Ngân sách hàng năm được Quốc hội phê
duyệt.
2. Tín phiếu kho bạc: là loại trái phiếu Chính Phủ có thời hạn dưới 1
năm,được phát hành nhằm mục đích bù đắp thiếu hụt Ngân sách tạm thời của
Nhà nước và tạo công cụ cho thị trường tiền tệ.
3. Công trái xây dựng Tổ quốc do Chính Phủ phát hành nhằm huy động
nguồn vốn trong nhân dân để xây dựng những cơng trình quan trọng quốc gia và các
cơng trình thiết yếu khác để phục vụ đời sống ,sản xuất,tạo cơ sở vật chất,kĩ thuật
cho đất nước.

PHẦN II: PHƯƠNG THỨC PHÁT HÀNH
TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
1. Phát hành trực tiếp qua kho bạc Nhà nước
a. Khái niệm
Đây là phương thức phát hành mà KBNN sẽ huy động lực lượng nhân sự tại chỗ của
đơn vị tự tổ chức tiêu thụ trái phiếu thông qua hệ thống của mình trong nước va thơng
qua hệ thống văn phịng đại diện ở nước ngồi.

b. Các ưu nhược điểm của phương thức này:


- Ưu điểm: lượng vốn huy động được chuyển ngay tức thời vào NSNN,
KBNN trực tiếp kiểm soát được tiến độ huy đông vốn, trực tiếp tiêu thụ trái phiếu
không phải thơng qua thị trường chứng khốn hoặc thị trường tiền tệ.
- Nhược điểm: gây xáo trộn cho hoạt động quản lý quỹ NSNN hàng ngày của
KBNN, chi phi tiêu thụ cao, tạo ra áp lực huy động vốn theo chỉ tiêu được phân bổ ở
từng KBNN, tốc độ huy động vốn chậm, trái phiếu Chính Phủ chỉ được xem là công
cụ huy động vốn qua hệ thống KBNN chứ chưa phải là một hàng hóa trên thị trường.
Tóm lại, phương thức này là phương thức vay nợ chủ chốt trong điều kiện
chưa hình thành thị trường chứng khốn hoặc thị trường chứng khoán, thị trường tiền
tệ chưa phát triển mạnh để giải quyết áp lưc phải huy động đủ lượng vốn vay cần
thiết cho NSNN qua phát hành trái phiếu chính phủ.
2. Đấu thầu trái phiếu Chính Phủ qua thị trường chứng khoán:
a.Khái niệm
Đây là phương thức tiêu thụ mới, tốc độ tập trung vốn nhanh, trái phiếu Chính phủ
góp phần đa dạng hóa hàng hóa trên thị trương, trở thành một trong những loại chứng
khoán chủ lực thúc đẩy hoạt động của thị trường chứng khoán phát triển.
b.TPCP đấu thầu qua TTGDCK có hình thức và đặc điểm như sau:
- Có kỳ hạn từ một năm trở lên. Có mệnh giá tối thiểu là 100.000 đồng, các mệnh
giá cao hơn được quy định bằng bội số của 100.000 do Bộ Tài chính quy định cụ thể
cho từng đợt phát hành và được TTGDCK công bố trong thông báo phát hành.
- TPCP được phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ.
● Các điều kiện tham gia đấu thầu.
- Là thành viên đấu thầu qua TTGDCK;
- Có tài khoản ký quỹ tại Ngân hàng chỉ định và nộp tiền ký quỹ theo đúng quy
định tại Điều 9 Quy chế này.
- Chấp hành đầy đủ thủ tục và quy định về đấu thầu TPCP quy định tại Quy chế này;
- Có đơn đăng ký đấu thầu gửi TTGDCK theo mẫu số 03/TPCP đính kèm Quy chế

này
;
- Có tài khoản lưu ký chứng khoán mở tại TTGDCK hoặc thành viên lưu ký.
● Hình thức đấu thầu
Việc đấu thầu trái phiếu Chính phủ qua TTGDCK được thực hiện theo hình thức đấu
thầu cạnh tranh lãi suất và khơng cạnh tranh lãi suất. Mỗi thành viên đấu thầu có thể đồng
thời tham gia đấu thầu cạnh tranh và không cạnh tranh.
● Đối tượng tham gia đấu thầu TPCP
Chỉ những đơn vị được công nhận là thành viên đấu thầu mới được tham gia đấu
thầu.


- Nhược điểm: vẫn còn mới mẻ đối với nhà đầu tư ở những thị trường mới mở, Nhà
nước chưa thực sự xem trái phiếu Chính phủ, chưa mở rộng các đối tượng được phép tham
gia đấu thầu, chưa đa dạng kỳ hạn trái phiếu với mức khác nhau tạo ra mức chênh lệch của
trái phiếu Chính phủ những thời điểm khác nhau nhằm khuyến khích hoạt động tham gia
đấu thầu và mua, bán trái phiếu trên thị trường chứng khoán, những quy định chuẩn mực
trong hoạt động đấu thầu nếu chưa phù hợp sẽ gây ảnh hưởng lớn đến kết quả đấu thầu.
Tóm lại, thị trường chứng khốn đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức
nhưng để phát triển thị trường tài chính quốc gia, thực hiện q trình hội nhập tịan bộ và
sâu sắc với thị trường tài chính quốc tế thì Nhà nước phải tập trung nghiên cứu, học tập
kinh nghiệm và áp dụng các giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán
quốc gia, đảm bảo thị trường chứng khoán phải là kênh quan trọng, chủ lực trong phát
hành và mua bán trái phiếu chính phủ nói riêng và chứng khốn nói chung.
3. Phát hành trái phiếu dưới hình thức đại lý phát hành:
a. Khái niệm
Đại lý phát hành là việc tổ chức phát hành ủy thác cho các tổ chức khác thực hiện
bán trái phiếu cho các nhà đầu tư.
Tổ chức nhận làm đại lý phát hành được huởng phí đại lý phát hành căn cứ theo khối
lượng trái phiếu tiêu thụ được, lượng trái phiếu tiêu thụ không hết của đợt phát hành, đại lý

được quyền hòan trả lại cho tổ chức phát hành
b. Quy trình đại lý phát hành trái phiếu dưới hình thức này:
- Lựa chọn tổ chức đại lý phát hành trái phiếu
Căn cứ kế hoạch phát hành trái phiếu, tổ chức phát hành thông báo nội dung dự
kiến của đợt phát hành trái phiếu các cho các tổ chức đại lý để đăng ký làm đại lý phát
hành.
Trên cơ sở kết quả đăng ký, tổ chức phát hành lựa chọn các tổ chức đảm bảo các điều kiện
phân phối trái phiếu và có mức phí đại lý phát hành thấp trong phạm vi mức phí phát hành
theo quy định để làm đại lý phát hành trái phiếu.
- Ký hợp đồng với đại lý phát hành trái phiếu
Trước ngày đầu tiên của đợt phát hành trái phiếu ít nhất là 5 ngày, tổ chức phát hành
thực hiện ký “Hợp đồng đại lý phát hành trái phiếu” (theo mẫu Phụ lục số 08) với tổ chức
đại lý phát hành.
- Thông báo nội dung của đợt phát hành trái phiếu


Trước ngày phát hành trái phiếu ít nhất 3 ngày, tổ chức phát hành ra “Thông báo
phát hành trái phiếu” (theo mẫu Phụ lục số 09) gửi đến các tổ chức đại lý phát hành
trái phiếu và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.


- Chuyển giao trái phiếu
Tổ chức phát hành chuyển cho các tổ chức đại lý phát hành số lượng chứng chỉ hoặc
Giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu tương ứng với khối lượng trái phiếu các tổ chức đại lý
phát hành nhận bán ngay sau ngày ký Hợp đồng đại lý phát hành trái phiếu.
Trong thời gian phát hành trái phiếu, các tổ chức đại lý phát hành có trách nhiệm bảo
quản các chứng chỉ và Giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu.
Kết thúc đợt phát hành, các tổ chức đại lý phát hành tổ chức kiểm kê các chứng chỉ
và Giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu chưa sử dụng chuyển trả tổ chức phát hành. Trường
hợp các tổ chức đại lý phát hành làm mất hoặc thất lạc chứng chỉ và Giấy chứng nhận sở

hữu trái phiếu phải bồi thường cho tổ chức phát hành số tiền đúng bằng số tiền gốc cộng lãi
các trái phiếu bị mất hoặc thất lạc khi đến hạn thanh toán.
- Chuyển tiền bán trái phiếu
Việc chuyển tiền bán trái phiếu được thực hiện theo định kỳ 05 ngày làm việc một
lần. Vào cuối ngày làm việc thứ 5, căn cứ bảng kê bán trái phiếu (theo mẫu Phụ lục số
10) các tổ chức đại lý phát hành chuyển toàn bộ số tiền thu bán trái phiếu trong 5
ngày đó cho tổ chức phát hành.
Trường hợp các tổ chức đại lý phát hành chậm chuyển tiền bán trái phiếu cho tổ
chức phát hành sẽ bị phạt chậm thanh toán. Số tiền phạt chậm thanh tốn được được
xác
định theo cơng thức sau:
(𝑺𝒕. 𝑳𝒔. 𝟏𝟓𝟎%).
𝐏=
𝒏
Trong đó:
𝟑𝟔𝟓
P: Số tiền phạt chậm thanh
tốn; St: Số tiền chậm thanh
toán;
Ls: Lãi suất trái phiếu
(%/năm); n: Số ngày chậm
thanh toán
Tiền phạt chậm thanh toán được chuyển nộp ngân sách trung ương (đối với trái phiếu
kho bạc), ngân sách địa phương (đối với trái phiếu Chính quyền địa phương), hoặc
doanh nghiệp (đối với trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh).
c. Ưu nhược điểm
- Ưu điểm: Giảm chi phí tiêu thụ trái phiếu so với bảo lãnh phát hành, đấu thầu qua sở
giao dịch chứng khoán.



- Nhược điểm : Tiến độ tập trung vốn vào NSNN của phương thức này khơng
nhanh chóng.


4. Phát hành trái phiếu chính phủ dưới hình thức bảo lãnh
a. Khái niệm
Là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi phát
hành trái phiếu chính phủ ra thị trường chứng khoán, phân phối trái phiếu cho các nhà đầu
tư, nhận mua trái phiếu để bán lại hoặc mua số trái phiếu còn lại chưa phân phối hết trong
đợt phát hành.
b. Quy trình bảo lãnh phát hành trái phiếu
- Thơng báo nội dung trái phiếu dự kiến phát hành
Trước ngày phát hành trái phiếu ít nhất 20 ngày, tổ chức phát hành gửi “Thông báo
nội dung phát hành trái phiếu” cho các thành viên tham gia bảo lãnh phát hành trái phiếu.
Căn cứ thông báo của tổ chức phát hành, các thành viên tham gia bảo lãnh phát hành
thăm dò khả năng mua trái phiếu của các nhà đầu tư dưới hình thức đăng ký mua trái
phiếu.
- Đăng ký bảo lãnh và lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành
Trước ngày phát hành trái phiếu ít nhất 10 ngày, trên cơ sở kết quả đăng ký mua trái
phiếu của các nhà đầu tư, các thành viên tham gia bảo lãnh phát hành gửi “Đăng ký bảo
lãnh phát hành trái phiếu” đến tổ chức phát hành để làm căn cứ xem xét, lựa chọn cấu trúc
bảo lãnh và các tổ chức bảo lãnh phát hành.
Cấu trúc bảo lãnh phát hành được quyết định cho từng đợt phát hành theo một trong
các hình thức sau:
+ Một hoặc một số tổ chức đồng bảo lãnh phát hành;
+ Tổ hợp bảo lãnh phát hành có một hoặc một số tổ chức đồng bảo lãnh phát hành
chính.
Các tổ chức được lựa chọn để bảo lãnh phát hành trái phiếu là các tổ chức có tối
thiểu 50% giá trị trái phiếu nhận bảo lãnh sẽ được phân phối cho các nhà đầu tư; có mức
lãi suất, phí bảo lãnh phát hành thấp hơn so với các tổ chức đăng ký bảo lãnh khác và nằm

trong phạm vi mức lãi suất trần, phí bảo lãnh phát hành theo quy định của Bộ Tài chính.
Việc lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm đến mức thấp
nhất chi phí về phát hành trái phiếu (bao gồm cả lãi suất và phí bảo lãnh).
- Thoả thuận các điều kiện và ký hợp đồng bảo lãnh phát hành
Trước ngày phát hành ít nhất 7 ngày, tổ chức phát hành tổ chức họp để thoả thuận
với các thành viên được lựa chọn bảo lãnh phát hành về các nội dung có liên quan đến đợt
phát hành trái phiếu bao gồm: lãi suất, phí bảo lãnh, khối lượng trái phiếu nhận bảo lãnh,


khối lượng trái phiếu tối thiểu phải phân phối cho các nhà đầu tư, hình thức bán trái phiếu
và các vấn đề khác có liên quan.
Căn cứ kết quả thoả thuận với các tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức phát hành ký
“Hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu” với tổ chức bảo lãnh phát hành duy nhất, hoặc
từng tổ chức đồng bảo lãnh, hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành chính, hoặc từng tổ chức
đồng bảo lãnh phát hành chính.
Các tổ chức bảo lãnh phát hành phải cam kết thực hiện phân phối tối thiểu 50% gía
trái phiếu nhận bảo lãnh cho các nhà đầu tư trong Hợp đồng bảo lãnh phát hành trái
phiếu.
- Thông báo nội dung chính thức của đợt phát hành trái phiếu
Trước ngày phát hành trái phiếu ít nhất 5 ngày, căn cứ "Hợp đồng bảo lãnh phát
hành trái phiếu”, tổ chức phát hành và tổ chức bảo lãnh phát hành phối hợp với Trung tâm
giao dịch Chứng khoán (Sở Giao dịch Chứng khốn) để ra "Thơng báo phát hành trái
phiếu" (theo mẫu Phụ lục số 06) trên thị trường chứng khoán.
- Phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tư
Căn cứ Thông báo phát hành trái phiếu và Hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu
đã ký với tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành phân phối trái phiếu đã nhận bảo
lãnh cho các nhà đầu tư. Chuyển tiền trái phiếu nhận bảo lãnh
Trong ngày phát hành trái phiếu, các tổ chức bảo lãnh phát hành phải chuyển toàn
bộ số tiền trái phiếu đã nhận bảo lãnh theo hợp đồng vào tài khoản của tổ chức phát hành.
Trường hợp các tổ chức bảo lãnh phát hành chậm chuyển tiền cho tổ chức phát hành

sẽ bị phạt chậm thanh toán. Số tiền phạt chậm thanh toán được xác định theo cơng thức
sau:
(𝑺𝒕. 𝑳𝒔. 𝟏𝟓𝟎%).
𝐏=
𝒏
Trong đó:
𝟑𝟔𝟓
P: Số tiền phạt chậm thanh
tốn; St: Số tiền chậm thanh
toán;
Ls: Lãi suất trái phiếu
(%/năm); n: Số ngày chậm
thanh toán
Trường hợp quá 5 ngày kể từ ngày phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành thanh tốn
khơng đủ số tiền trái phiếu nhận bảo lãnh thì tổ chức phát hành sẽ huỷ bỏ việc phát hành số
trái phiếu chưa được thanh toán và tổ chức bảo lãnh phát hành phải chịu phạt số tiền bằng
5% số tiền chưa thanh toán cho tổ chức phát hành.


Tiền phạt chậm thanh toán và phạt do phải huỷ bỏ phát hành trái phiếu được chuyển
nộp ngân sách trung ương (đối với trái phiếu kho bạc và trái phiếu cơng trình trung ương),


ngân sách địa phương (đối với trái phiếu Chính quyền địa phương), hoặc tổ chức phát hành
(đối với trái phiếu đầu tư và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh).
- Chuyển giao trái phiếu
Trái phiếu khi mới phát hành được thực hiện theo hình thức ghi sổ. Căn cứ vào danh
sách và số tiền mua trái phiếu của các nhà đầu tư do tổ chức bảo lãnh phát hành gửi đến, tổ
chức phát hành chuyển Giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu (theo mẫu Phụ lục số 07) đến
các tổ chức bảo lãnh phát hành. Theo yêu cầu của nhà đầu tư, tổ chức bảo lãnh phát hành

chuyển danh sách và Giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu cho tổ chức lưu ký (các cơng ty
chứng khốn thành viên và ngân hàng thương mại được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
cấp giấy phép hoạt động lưu ký) để tái lưu ký tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Sở
Giao dịch chứng khốn). Tóm lại, việc áp dụng bảo lãnh phát hành để phát hành trái phiếu
chính phủ (lọai có rủi ro thấp nhất) trong điều kiện thị trường chứng khóan mới đi vào họat
động, đang gặp nhiều khó khăn sẽ làm ảnh huởng xấu đến kết quả đấu thầu trái phiếu chính
phủ trên thị trường chứng khóan
c. Ưu nhược điểm
- Ưu điểm: Phương thúc này có tiến độ huy động vốn nhanh hơn phuơng thức bán lẻ
qua Kho bạc nhà nước và đại lý phát hành, khối lượng trái phiếu phát hành được đảm
bảo tiêu thụ từ phía nhà bảo lãnh. Ngòai ra , phương thức này còn là đảm bảo chắc
chắn luợng trái phiếu chính phủ phát hành tiêu thụ hết,kết quả huy động vốn vay
thường cao hơn phuơng thức đại lý phát hành.
- Nhược điểm: Chi phí bảo lãnh phát hành trái phiếu cao. Không nên áp dụng thường
xuyên, liên tục để tránh gây bất ổn cho thị trường tiền tệ. Phương thức này chỉ nên áp
dụng cho các chứng khốn có rủi ro cao.

Phần 3: Thƣ̣ c trạ ng thị trườ ng trá i phiế u Việ t Nam nó i chung hiệ n nay:
Năm 2015 khép lại với những kết quả tương đối khả quan, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn
định, các cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Kết quả GDP
tăng trưởng năm đạt 6,68%, cao hơn mức Quốc hội đặt ra là 6,2% và đồng thời là mức tăng
cao nhất trong 5 năm gần đây và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm 2015 chỉ tăng 0,63% so
với năm 2014, mức thấp nhất trong 14 năm trở lại đây…được cho các điều kiện thuận lợi
để phát triển thị trường tài chính nói chung và đối với công tác huy động vốn của Kho bạc
Nhà nước (KBNN) nói riêng.


Bên cạnh những thuận lợi, năm 2015 cũng là năm có nhiều khó khăn đối với cơng tác huy
động vốn như bất ổn của thị trường tài chính tiền tệ trong khu vực và trên thế giới, sự phá
giá tiền tệ của hàng loạt nước trong đó có Việt Nam sau phá giá đồng Nhân dân tệ của

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc; Chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đẩy
mạnh hoạt động tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) trong một vài năm
gần đây với việc đưa ra nhiều quy định để đảm bảo an tồn hoạt động của NHTM, trong
đó điển hình là quy định tỷ lệ đầu tư trái phiếu Chính phủ (TPCP) trên nguồn vốn ngắn hạn
(tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014) đã làm giảm đáng kể lượng vốn dành
cho đầu tư TPCP của các NHTM và tổ chức tín dụng (TCTD); Nghị quyết 78/2014/QH13
ngày 10/11/2014 chỉ cho phép phát hành TPCP kỳ hạn từ 5 năm trở lên là thách thức đối
với công tác huy động vốn trong điều kiện hiện nay khi nhà đầu tư TPCP chiếm đến 82%
là các NHTM, chủ yếu sở hữu vốn ngắn hạn, không phù hợp để đầu tư vào các công cụ nợ
dài hạn. Tăng trưởng tín dụng của khối NHTM năm 2015 đến hết tháng 21/12/2015 đã đạt
mức 17,17%, vượt mức kế hoạch đầu năm đề ra là 17%.
Trong điều kiện thị trường tài chính tiền tệ biến động cùng với các cơ chế chính sách
khơng thuận lợi cho cơng tác phát hành trái phiếu, ngay từ đầu năm, KBNN đã chủ động
thực hiện nhiều biện pháp, giải pháp tích cực để đảm bảo huy động tối đa nguồn vốn cho
ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển. Đến thời điểm 30/12/2015, tổng khối lượng huy
động đạt 256.223,3 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch cả năm
Bảng: Kết quả huy động vốn tính năm 2015

Kỳ hạn

Khối lượng
(tỷ đồng)

1-2 năm

Tỷ trọng
năm 2015

Tỷ trọng năm
2014


-

26,5%

3 năm

64.500

25,17%

26,7%

5 năm

117.133,3

45,72%

26,3%

10 năm

33.020,8

12,89%

14,5%



15 năm

31.439,2

12,27%

6,1%

20 năm

6.230

2,43%

-

30 năm

3.900

1,52%

-

Tổng

256.223,3

100%


100%

Về kỳ hạn trái phiếu:
Tỷ trọng trái phiếu kỳ hạn dài phát hành năm 2015 tăng đáng kể so với năm 2014:
TPCP có kỳ hạn từ 5 năm trở lên chiếm 75% tổng khối lượng TPCP phát hành (cả năm
2014 chỉ chiếm khoảng 47%), trong đó tỷ trọng trái phiếu có kỳ hạn trên 10 năm tăng đáng
kể, chiếm gần 30% tổng khối lượng trái phiếu phát hành, tăng khoảng 10% so với năm
2014.
Đặc biệt, năm 2015 là năm đầu tiên KBNN thực hiện phát hành TPCP kỳ hạn dài 20
năm và 30 năm theo hình thức riêng lẻ cho các công ty Bảo hiểm nhân thọ với tổng khối
lượng phát hành dự kiến cả năm đối với kỳ hạn 20 năm là 7.000 tỷ đồng và 30 năm là
3.900 tỷ đồng. Tổng khối lượng phát hành cả năm 2015 là 10.130 tỷ đồng, chiếm 3,95%
tổng khối lượng vốn huy động cả năm. Việc đưa thêm kỳ hạn trái phiếu dài hạn mới và
hướng tới các công ty bảo hiểm đã giúp Bộ Tài chính thu hút thêm nguồn vốn đáp ứng nhu
cầu chi của ngân sách.
Về kỳ hạn vay bình quân: Kỳ hạn vay năm 2015 đạt mức 7,12 năm, tăng 2,28 năm so
với mức cả năm 2014 (4,84 năm), theo đó nâng kỳ hạn cịn lại bình quân của danh mục nợ
TPCP cuối năm 2015 thêm 1,38 năm so với mức cuối năm 2014, lên mức 4,44 năm, giúp
kéo dài kỳ hạn vay của cả danh mục nợ.
Năm 2014
Năm 2015
Tăng

1. Kỳ hạn vay bình
quân từng năm

4,84 năm

7,12 năm


+2,28 năm


2. Kỳ hạn cịn lại
bình qn của danh
mục nợ TPCP

3,1 năm

4,44 năm

+1,34 năm

Lãi suất phát hành:
Lãi suất năm 2015 được điều hành linh hoạt, phù hợp với mục tiêu của chính sách
tiền tệ và diễn biến tình hình thị trường. Lãi suất TPCP đã từng bước trở thành lãi suất
chuẩn để các công cụ nợ khác trên thị trường tham chiếu.
Kết quả: Mặc dù tập trung phát hành TPCP có kỳ hạn từ 5 năm trở lên (75%) nhưng lãi
suất phát hành bình qn tính năm 2015 là 6,07% năm, thấp hơn mức lãi suất phát hành
bình quân năm 2014 (6,54%/năm) 47 điểm cơ bản, giảm chi phí vay nợ cho ngân sách nhà
nước và tăng hiệu quả công tác huy động vốn

Về cơ cấu nhà đầu tư:
Theo loại hình nhà đầu tư: Theo thống kê, tỷ lệ sở hữu trái phiếu của các NHTM (tính
cả trong và ngồi nước) trong năm 2015 (85,38%) giảm so với tỷ lệ năm 2014 (87,79%).
Tương ứng với đó, tỷ lệ sở hữu của các cơng ty chứng khốn và các quỹ đầu tư, cơng ty tài
chính năm 2015 tăng lên, điều chỉnh cơ cấu sở hữu TPCP của các nhà đầu tư, giảm dần sự
phụ thuộc của thị trường vào các NHTM. Việc mở rộng cơ sở nhà đầu tư đối với các cơng
ty bảo hiểm là đối tượng có nguồn vốn phù hợp đầu tư trái phiếu có kỳ hạn dài, góp phần
kéo dài kỳ hạn bình quân các khoản vay của Chính phủ, giảm áp lực trả nợ của ngân sách

nhà nước trong ngắn hạn. Với việc phát hành TPCP kỳ hạn 20 năm cho các công ty bảo
hiểm nhân thọ năm 2015 góp phần tăng tỷ lệ sở hữu của loại hình nhà đầu tư này. Năm
2015, tỷ lệ sở hữu TPCP của nhóm các cơng ty chứng khốn, bảo hiểm và các quỹ đầu tư
là 14,6%, tăng so với mức năm 2014 (12,2%).
Theo tỷ lệ sở hữu trong và ngoài nước: Do quy định giới hạn tỷ lệ đầu tư TPCP trên
nguồn vốn ngắn hạn của các NHTM nước ngoài (15%) thấp hơn so với các NHTM trong
nước (35%) tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN, cộng với sự biến động bất lợi về tỷ giá trên
thị trường năm 2015 đã hạn chế các tổ chức nước ngoài đầu tư vào TPCP, làm giảm tỷ lệ
sở hữu TPCP của khối nước ngoài trên thị trường sơ cấp so với năm trước (giảm từ
14,56% xuống còn 8,35%).


Bảng :Tỷ lệ sở hữu trái phiếu Chính phủ theo các loại hình nhà đầu tư

Tỷ lệ sở hữu TPCP

Năm 2014

Năm 2015

1. Trong nước

85,44%

91,65%

2. Ngoài nước

14,56%


8,35%

1. NHTM trong nước và ngồi nước

87,79%

85,38%

2. Cơng ty chứng khốn + Bảo hiểm

11,61%

14,42%

3. Quỹ đầu tư + Cơng ty tài chính

0,60%

0,20%

I. Tỷ lệ sở hữu trong và ngoài nước

II. Phân theo đối tượng

Đổi mới công tác phát hành TPCP:
KBNN đã triển khai kịp thời các quy định mới của Bộ Tài chính về cơng tác phát
hành-thanh tốn TPCP ngay sau khi Thơng tư số 111/2015/TT-BTC ngày 28/07/2015 về
hướng dẫn phát hành TPCP tại thị trường trong nước (thay thế Thơng tư 17/2012/TT-BTC)
có hiệu lực như: Tổ chức phát hành thêm trái phiếu (vào buổi chiều) sau phiên đấu thầu
chính (buổi sáng). Từ ngày 15/9/2015, ngay sau khi được thơng tư 111 có hiệu lực, đến nay

KBNN đã tổ chức phát hành thêm 11 phiên buổi chiều đối với kỳ hạn 3 năm và 5 năm,
tổng khối lượng gọi thầu 16.700 tỷ đồng, huy động được 14.549 tỷ đồng (đạt 87%), nhờ đó


tăng cường hơn nữa khả năng huy động vốn vào các thời điểm thị trường thuận lợi, đáp
ứng nhu cầu vốn cho ngân sách; Thực hiện rút ngắn thời gian đưa trái phiếu vào giao dịch
trên thị trường sau khi phát hành từ 3 ngày xuống còn 2 ngày, giúp nâng cao tính thanh
khoản cho TPCP,…
Dự báo những khó khăn thách thức và kế hoạch triển khai trong năm 2016
Ngày 11/11/2015, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 99/2015/QH13 phê duyệt dự
toán ngân sách nhà nước năm 2016, theo đó bội chi NSNN sẽ ở mức 4,95% GDP (254.000
tỷ đồng), vốn đầu tư các cơng trình trọng điểm 60.000 tỷ đồng, ngồi ra cần phải vay đảo
nợ. Do đó, KBNN xác định nhiệm vụ huy động vốn trong nước năm 2016 thông qua phát
hành TPCP cũng sẽ ở mức cao.
Năm 2016 dự báo nền kinh tế tuy tiếp tục phục hồi nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro,
thách thức, với các biến động khó lường trước trên thị trường tài chính quốc tế, biến động
giá dầu, sự bất ổn chính trị…sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nói chung, thị trường
tài chính tiền tệ nước ta nói riêng, tác động trực tiếp tới công tác phát hành TPCP của
KBNN.
Với áp lực huy động vốn khá cao, trong khi năm 2016 cũng ẩn chứa nhiều khó khăn,
thách thức đối với công tác phát hành TPCP như sau:
Về kỳ hạn trái phiếu: theo Nghị quyết số 99/2015/QH13, Quốc hội đã cho phép phát
hành đa dạng kỳ hạn TPCP, nhưng giới hạn khối lượng tối đa đối với kỳ hạn từ 3 năm đến
dưới 5 năm phải đảm bảo không quá 30% tổng khối lượng phát hành trong năm 20152016. Trong bối cảnh nợ công của nước ta đang ở mức cao, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng
lớn, Nghị Quyết của Quốc hội nhằm đảm bảo an tồn nợ cơng và an ninh tài chính quốc
gia, tuy nhiên, đây cũng là khó khăn đối với cơng tác huy động vốn của KBNN do cơ sở
nhà đầu tư chưa đa dạng, nguồn vốn huy động chủ yếu từ hệ thống NHTM (gần 80% khối
lượng huy động).
Quy định về giới hạn tỷ lệ đầu tư TPCP: Trong khi NHNN chưa xem xét, điều chỉnh
quy định giới hạn đầu tư TPCP trên nguồn vốn ngắn hạn của các NHTM và TCTD tại

Thông tư 36/2014/TT-NHNN thì năm 2016, quy định này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến khả
năng đầu tư TPCP của các TCTD và các NHTM, đặc biệt khối các ngân hàng nước ngoài.
Với chủ trương mở rộng cơ sở nhà đầu tư tới các đối tượng này nhằm thơng qua đó giới
thiệu, quảng bá thêm cho TPCP Việt Nam, quy định này lại là một rào cản.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành tín dụng theo hướng mở rộng đi đơi với an
toàn hiệu quả, tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt cho các lĩnh vực ưu tiên
theo chủ trương của Chính phủ, tín dụng năm 2016 dự kiến sẽ tiếp tục đà tăng mạnh của
năm 2015. Thêm vào đó, Thơng tư 36 đã điều chỉnh tăng tỷ lệ vốn ngắn hạn để cho vay


trung dài hạn của các tổ chức tín dụng từ 30% lên 60%, càng tạo điều kiện cho các NHTM
mở rộng hoạt động tín dụng cũng là khó khăn đối với công tác huy động vốn của KBNN.
Tác động của thị trường tài chính quốc tế tới nền kinh tế trong nước và khả năng phá
giá đồng Việt Nam cao trong năm tới: các nước trong khu vực và trên thế giới thời gian
qua đã tiến hành phá giá mạnh đồng tiền nội tệ sau việc phá giá đồng Nhân dân tệ của
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc trong năm 2015, cụ thể: đồng Đô la Singapore giảm
10%, đồng Ringgit Malaysia giảm 35%, đồng Đô la Úc giảm 32% và đồng Yên Nhật giảm
18%..., NHNN Việt Nam cũng đã kịp thời điều chỉnh giảm giá đồng Việt Nam ở mức 5%.
Tuy nhiên, với việc phá giá mức khá sâu của các nước vẫn gây sức ép tiếp tục giảm giá đối
với đồng Việt Nam.
Ngoài ra, áp lực tăng lãi suất của Fed trong thời gian tới (2%) cũng sẽ thu hút dòng
vốn đổ về Mỹ, tạo áp lực tăng lãi suất và tỷ giá tới hầu hết các nước trên thế giới, trong đó
có Việt Nam, tác động trực tiếp đến thị trường TPCP.
Bên cạnh việc sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp đã thực hiện thành công trong năm
2015 như tổ chức phát hành trái phiếu thường xuyên tạo sự ổn định của thị trường, điều
hành khối lượng phát hành và lãi suất phù hợp, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan
và nhà đầu tư, đa dạng các phương thức phát hành để thu hút nguồn vốn từ nhiều đối tượng
nhà đầu tư, ... KBNN sẽ thực hiện một số giải pháp mới để tăng cường khả năng huy động
vốn cũng như tăng tính hiệu quả công tác quản lý nợ công, cụ thể:
Về kỳ hạn và phương thức phát hành TPCP: Thực hiện đa dạng hóa kỳ hạn TPCP

từ 3 năm đến 30 năm, đảm bảo khối lượng trong giới hạn tỷ lệ Quốc hội cho phép (tối đa
30% khối lượng TPCP từ 3 năm đến dưới 5 năm). Triển khai việc phát hành TPCP kỳ hạn
20 năm thường xuyên theo phương thức đấu thầu qua Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Đối với kỳ hạn 30 năm dự kiến sẽ thực hiện theo phương thức đấu thầu từ quý
2/2016. Tổ chức phát hành trái phiếu không trả lãi định kỳ (zero coupon) định kỳ giúp đa
dạng sản phẩm thị trường, đáp ứng nhu cầu cho đối tượng nhà đầu tư muốn hạn chế rủi ro
tái đầu tư



×