Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giảm cân bằng... trí tưởng tượng! potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.11 KB, 5 trang )

Giảm cân bằng trí tưởng tượng!.
Thật tuyệt khi biết rằng bạn có thể ăn ít hơn chỉ bằng một cách đơn giản là
hãy để cho trí tưởng tượng của bạn lạc vào thế giới của những món ăn.



Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science (Mỹ) mới đây đã cho
thấy rằng những người thường xuyên “vẽ” ra trong đầu những bữa tiệc ngọt
và mặn thịnh soạn thường ăn ít hơn những người không tưởng tượng hoặc
chỉ thoáng nghĩ đến đồ ăn thức uống.
Ý tưởng nghiên cứu này dựa trên nguyên lý “quen thuốc” - càng nhiều thì
càng dễ ngán. Điều này giải thích tại sao miếng bánh bí đỏ thứ 10 không
ngon như miếng bánh đầu tiên. Và tại sao dân nghiện rượu kinh niên cần
phải uống nhiều thứ nước có cồn cay xè đó mới cảm thấy say. Tác giả của
nghiên cứu này cho rằng: Con người có thể quen với rất nhiều tác nhân kích
thích, từ ánh sáng của một ngọn đèn đến cả ánh kim của đồng tiền.
Tuy nhiên, điều mà các nhà nghiên cứu cảm thấy băn khoăn là tại sao tưởng
tượng về ăn uống lại có tác động trái ngược – chỉ cần nhắc đến một miếng
bánh nướng là đã thấy nước miếng trào ra. Theo nhà nghiên cứu Carey
Morewedge, trợ giảng tại trường Đại học Carnegie Mellon (Úc): Nếu bạn
đọc những tài liệu về trí tưởng tượng và ăn uống, bạn sẽ biết rằng nghĩ đến
một món cụ thể nào đó có thể khiến bạn muốn ăn hơn. Nhưng khi bạn ăn rất
nhiều, bạn lại thấy chán và bớt thèm hơn. Vậy đâu là sự khác nhau giữa 2
loại trải nghiệm này?
Để tiến hành nghiên cứu, Morewedge và cộng sự đã thực hiện 5 cuộc thử
nghiệm khác nhau với 51 người tham gia ở mỗi thử nghiệm. Ở cuộc thử
nghiệm đầu tiên, các đối tượng này được chia thành 3 nhóm và được yêu cầu
tưởng tượng thực hiện 33 nhiệm vụ liên tiếp: nhét 30 đồng xu 25 cent vào
máy giặt, sau đó ăn 3 chiếc kẹo sô-cô-la; nhét 3 đồng xu 25 cent vào máy
giặt, sau đó ăn 30 chiếc kẹo sô-cô-la M&Ms; hoặc nhét 33 đồng xu 25 cent
vào máy giặt. Sau đó người ta chuẩn bị một hộp kẹo sô-cô-la M&Ms thật và


cho tất cả các nhóm ăn thử thoải mái. Kết quả cho thấy rằng những người
tưởng tượng ăn 30 chiếc kẹo M&Ms chỉ ăn phân nửa kẹo trong thực tế so
với những người thuộc 2 nhóm còn lại. Không có sự khác biệt nào về mức
độ “tiêu thụ” trong thực tế giữa những người chỉ tưởng tượng ăn 3 hoặc
không ăn chiếc kẹo M&Ms nào.
Còn quá sớm để có thể cho rằng những phát hiện này giúp phát triển các kỹ
thuật về thay đổi hành vi của người ăn kiêng – và những người mắc chứng
thèm ăn khác. Nhưng, các nhà khoa học có thể áp dụng những kết quả này
để giảm bớt phản ứng tiêu cực của những người bị ám ảnh sợ hãi về một tác
nhân nào đó. Giáo sư tâm lý và khoa học thần kinh Kent Berridge tại Đại
học Michigan – Ann Arbory cho rằng: "Đây là một nghiên cứu rất thú vị, thể
hiện một cách rất tuyệt vời sức mạnh của hình tượng, sức mạnh của trí tưởng
tượng”.
Cuộc thử nghiệm tiếp theo, các nhà nghiên cứu kết hợp việc tưởng tượng ăn
kẹo M&Ms hoặc viên pho-mát, mục đích nhằm kiểm định xem cách ăn uống
tưởng tượng này có hình thành thói quen đối với một loại đồ ăn cụ thể hay
đơn thuần là trạng thái “cảm thấy no” dẫn đến mất cảm giác thèm ăn. Đúng
như dự đoán, những người tưởng tượng ăn 30 viên pho-mát ăn ít hơn nhiều
so với những người chỉ tưởng tượng ăn 3 viên. Nhưng những người hình
dung mình được thưởng thức 3 hoặc 30 chiếc kẹo sô-cô-la M&Ms có mức
độ “ngốn” pho-mát như nhau khi được cho ăn thử sau đó.
Phát hiện này giải thích tại sao mặc dù bạn cảm thấy rằng bạn quá ngán, quá
no và không thể ăn thêm một miếng thịt gà nào nữa nhưng vẫn có thể chất
đầy bánh ngọt vào bụng nếu “tiện tay”.
Một thử nghiệm lặp lại khác, những người tham gia được yêu cầu nghĩ về
việc ăn kẹo sô-cô-la M&Ms hoặc bỏ một lượng kẹo tương đương (từng
chiếc một) vào một chiếc bát. Kết quả càng tưởng tượng bỏ nhiều kẹo vào
bát (30 lần và 3 lần), càng ăn nhiều trong thực tế. Nhưng nhóm mải mê hình
dung mình ăn bao nhiêu cái kẹo và nó ngon lành ra sao thì khi được cho ăn
thử lại ăn ít hơn.


Đây chính là đáp án cho thắc mắc tại sao trong các chương trình cai nghiện
rượu, dân nghiền cồn được yêu cầu phải tránh xa những người, nơi và vật có
thể gợi cho họ nhớ lại và khao khát được uống. Để khống chế cơn thèm, các
nhà trị liệu khuyến nghị nên cân nhắc những mặt tác hại, những hậu quả
khôn lường có thể xảy đến. Dựa vào đó, việc điều trị cai nghiện có thể yêu
cầu bệnh nhân tưởng tượng chi tiết về việc nôn thốc nôn tháo trong nhà vệ
sinh. Mặc dù vậy, phương pháp này có thể hình thành thói quen đối với rượu
bia hay đồ ăn hay không vẫn cần phải tìm hiểu thêm.
Nghiên cứu này cũng đã giúp mọi người hiểu rõ hơn sự ham muốn hoạt
động như thế nào và cách bộ não phân biệt giữa “thích” và “muốn” một thứ
nào đó. Trong thử nghiệm cuối cùng, những người tham gia được yêu cầu
đánh giá mức độ yêu thích của họ đối với pho-mát trước và sau khi tưởng
tượng ăn 3 hoặc 33 viên pho-mát. Các điều tra viên cũng yêu cầu những
người này chơi một trò chơi trên máy tính, trong đó họ có thể nhấn chuột để
lấy được hình ảnh viên pho-mát. Một lần nữa, kết quả những người tưởng
tượng ăn pho-mát nhiều hơn sẽ nhấp chuột vào ít hình ảnh viên pho-mát
hơn, có nghĩa là họ muốn ít hơn. Tuy nhiên, sự yêu thích của họ đối với pho-
mát không thay đổi, trước và sau thử nghiệm.
Berridge cũng lưu ý trong thực tế, khi bạn ăn đến mức không còn muốn ăn
thêm nữa, sự yêu thích món ăn cũng theo đó mà giảm đi. Ông cho biết: “Nếu
ăn no nê đến phát ngán lên thì chắc chắn cả sự yêu thích và thèm muốn đều
giảm nhưng độ thèm thì giảm nhiều hơn. Và bạn chỉ cần tưởng tượng đến đồ
ăn để có thể kìm hãm độ thèm”.

×