Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Tai lieu giao duc dia phuong tinh tra vinh lop 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.92 MB, 81 trang )

Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh
Sở Giáo dục và Đào tạo
Nghiêm Đình Vỳ, Thạch Tha Lai (Đồng Tổng chủ biên)
Phạm Thị Hồng, Nguyễn Trọng Đức, Nguyễn Thị Thọ, Chu Thị Thu Hà
Nguyễn Thị Vũ Hà, Dương Quang Ngọc (Đồng chủ biên)
Quản Hoàng Linh, Trần Thị Lan, Phạm Ngọc Trụ, Trần Thanh Hằng, Hà Minh Huy
Nguyễn Phú Duyên, Hồ Xuân Tiến, Mai Ngọc Tâm, Nguyễn Thị Bích Hạnh, Thạch Thị Mỹ Linh
Phan Việt Kha, Trịnh Chí Hiếu, Đinh Thái Vĩnh Trà, Thạch Tấn Thành

Tài liệu
Giáo dục địa phương

Tỉnh Trà Vinh
Lớ p

nhà xuất bản giáo dục việt nam

8


MỤC LỤC
NỘI DUNG

Bài

Trang

Lời nói đầu

3


VĂN HỐ, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG

6

Bài 1

Một số loại hình nghệ thuật truyền thống ở Trà Vinh

6

Bài 2

Văn hoá ẩm thực ở Trà Vinh

12

Bài 3

Lịch sử tỉnh Trà Vinh từ đầu thế kỉ XVII đến năm 1918

17

Bài 4

Một số nhân vật lịch sử tiêu biểu của tỉnh Trà Vinh

25

ĐỊA LÍ, KINH TẾ, HƯỚNG NGHIỆP


36

Các ngành kinh tế ở tỉnh Trà Vinh

36

Chủ đề 1

Chủ đề 2
Bài 5
Bài 6

Nhu cầu sử dụng và đào tạo lao động ở một số ngành nghề của
tỉnh Trà Vinh

50

CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI, MƠI TRƯỜNG

56

Bài 7

Giáo dục văn hố ứng xử trong xã hội cho học sinh tỉnh Trà Vinh

56

Bài 8

Phòng, chống tệ nạn xã hội ở tỉnh Trà Vinh


60

Bài 9

Biến đổi khí hậu ở tỉnh Trà Vinh

66

Bài 10

Phịng chống và giảm nhẹ thiên tai ở tỉnh Trà Vinh

72

Chủ đề 3


LỜI NÓI ĐẦU
Các em học sinh thân mến!
Trà Vinh là tỉnh nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, phía Bắc
�ếp giáp tỉnh Bến Tre, phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Tây giáp tỉnh
Vĩnh Long, phía Đơng giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 65 km, mặt giáp
biển thơng qua 3 cửa sơng chính là Cổ Chiên, Cung Hầu và Định An. Khí hậu
nhiệt đới gió mùa, ít bị ảnh hưởng bởi bão, lũ. Các em chính là thế hệ tương
lai sẽ xây dựng và phát triển q hương mình ngày càng giàu mạnh.
Để làm điều đó, các em cần trang bị cho mình những kiến thức về văn
hố, lịch sử, địa lí, kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường của Trà Vinh.
Quyển sách Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Trà Vinh – lớp 8 sẽ là cầu nối
tri thức giúp các em hiểu biết về nơi mình sinh ra và lớn lên, bồi dưỡng

�nh yêu quê hương, ý thức �m hiểu và vận dụng những điều đã học để
góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương.
Nội dung quyển sách được hệ thống hố một cách khoa học cùng
những hoạt động lí thú, hình ảnh sinh động, gần gũi sẽ giúp phát triển
năng lực của các em một cách hiệu quả. Các em sẽ đọc, trải nghiệm và
thực hiện các hoạt động trong sách, các em sẽ nhận ra những tri thức và
kĩ năng có liên quan để hiểu nhiều hơn về q hương mình, định hướng
góp phần đóng góp cho q hương, đất nước.
Chúc các em có những trải nghiệm vui và thú vị trên hành trình khám
phá và phát triển mảnh đất quê hương mình!
CÁC TÁC GIẢ


Hướng dẫn sử dụng sách
Mục tiêu bài học:
Nhấn mạnh về yêu cầu cần đạt, năng lực và phẩm chất,
thái độ học sinh cần đạt được sau khi học.

bài 2. VĂN HOÁ ẨM THỰC Ở TRÀ VINH
HỌC XONG CHỦ ĐỀ NÀY, EM SẼ:
Kể tên được một số món ẩm thực đặc trưng ở tỉnh Trà Vinh.
Trình bày được khái quát một số đặc điểm trong văn hoá ẩm thực của tỉnh Trà Vinh; nêu
được xuất xứ, nguyên liệu, cách chế biến một số món ăn đặc trưng của địa phương.
Thực hiện được những việc làm phù hợp góp phần bảo tồn, phát huy, quảng bá nét đẹp
trong ẩm thực của tỉnh nhà.
MỞ ĐẦU

– Kể tên các món ăn của tỉnh Trà Vinh trong hình dưới đây.
– Chia sẻ về một món ăn đặc trưng của tỉnh Trà Vinh em đã từng được thưởng thức.


Mở đầu:
Dẫn dắt để tạo tâm lí
hứng thú vào bài học.

Hình 2.1

Hình 2.2

Hình 2.3

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Khái quát về một số đặc điểm văn hoá ẩm thực ở Trà Vinh
Trà Vinh là một vùng đất ven biển được thiên nhiên ưu đãi về nhiều mặt nên nơi
đây có nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc chế biến các món ăn. Ở đây có nguồn
thuỷ hải sản rất phong phú như tơm, cua, nghêu, sị,... Trà Vinh hấp dẫn du khách bởi
những món ăn với cách làm đơn giản, khơng cầu kì, rất bình dân, tiện lợi.
12

4

Kiến thức mới:
cung cấp kiến thức
phù hợp với nội dung
bài học và hình thành
kĩ năng.


Luyện tập:
củng cố, khắc sâu kiến thức

mới và phát triển các kĩ năng.

Vận dụng:
Vận dụng kiến thức, kĩ năng
vừa học vào thực tế.

tìm hiểu thêm:
cung cấp thêm thơng tin
cho nội dung chính.

5


chủ đề 1
VĂN HOÁ, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG
bài 1. một số loại hình NGHỆ THUẬT
TRUYỀN THỐNG Ở tỉnh TRÀ VINH
hỌc XOng chỦ ĐỀ nÀY, EM SẼ:
Kể được tên một số loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Trà Vinh.
Trình bày được khái quát nguồn gốc xuất xứ, đặc điểm nổi bật, giá trị của một số loại
hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Trà Vinh.
Thể hiện được hoạt động đặc trưng của một số loại hình nghệ thuật truyền thống ở
tỉnh Trà Vinh.
Có ý thức tơn trọng, giữ gìn và bảo tồn các loại hình nghệ thuật truyền thống của
tỉnh nhà.
MỞ ĐẦu

Quan sát các hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:

Hình 1.1.


Hình 1.3.

Hình 1.2.

Hình 1.4.

– Những hình ảnh trên thể hiện loại hình nghệ thuật truyền thống nào của địa phương?
– Kể thêm một số loại hình nghệ thuật truyền thống ở tỉnh Trà Vinh mà em biết.
6


hÌnh thÀnh KiẾn thỨc MỚi

Tỉnh Trà Vinh có nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc như đờn ca tài tử,
cải lương của người Kinh; sân khấu cổ Rô băm, sân khấu kịch hát Dù kê, múa Rom
vong (Lâm thôn) của người Khmer; múa Lân Sư Rồng của người Hoa. Mỗi loại hình
nghệ thuật đều có nét đặc sắc, hấp dẫn mang bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Hiện nay,
một số loại hình nghệ thuật truyền thống của Trà Vinh đã được cơng nhận là di sản văn
hố phi vật thể quốc gia và thế giới.

1. Đờn ca tài tử Nam Bộ
Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật đặc sắc, phổ biến ở Nam Bộ, ra đời vào
cuối thế kỉ XIX trên cơ sở nhạc Lễ, nhạc Cung đình triều Nguyễn và âm nhạc dân gian
miền Trung, miền Nam có sức lan toả khắp 21 tỉnh phía Nam trong đó có tỉnh Trà Vinh.
Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đờn (đàn) và ca do những người dân Nam Bộ sáng tác
để hát chơi sau những giờ lao động vất vả. Chữ “tài tử” có nghĩa là người chơi nhạc có
tài, giỏi về cổ nhạc. Các bài đờn ca luôn được sáng tạo và biến hoá trên cơ sở của 20
bài gốc (bài Tổ) và 72 bài nhạc cổ. Đàn kìm, đàn tranh, đàn tì bà, đàn bầu, đàn cị, sáo,
tiêu, song loan và hai nhạc cụ của phương Tây là vi-ô-lông và ghi-ta đã được cải tiến là

những nhạc cụ phổ biến được sử dụng trong loại hình nghệ thuật này.
Khi biểu diễn, các tài tử đờn, tài tử ca thường ngồi trên mặt ván phẳng hoặc chiếu
rộng để biểu diễn với phong cách thảnh thơi, dựa trên khung bài bản cố định. Khán giả
có thể cùng tham gia thực hành, bình luận và sáng tạo lời mới. Đờn ca tài tử là nét sinh
hoạt văn hố tinh thần khơng thể thiếu trong các dịp lễ hội, tết, giỗ, cưới, sinh nhật, họp
mặt,… Những người thực hành Đờn ca tài tử Nam Bộ luôn tôn trọng, quý mến, học hỏi
nhau tài nghệ, văn hố ứng xử, đạo đức góp phần gắn kết cộng đồng, xã hội.
Nhiều nghệ nhân nổi tiếng như Tám Dấu (huyện Càng Long), Tấn Thành (thành
phố Trà Vinh), Ngọc Hào (huyện Châu Thành) đã được Chủ tịch nước phong tặng
danh hiệu Nghệ nhân ưu tú về lĩnh vực Đờn ca tài tử. Gia đình ơng Nguyễn Văn Ai
(huyện Châu Thành) cũng được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tặng
bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật Đờn
ca tài tử Nam Bộ. Đặc biệt ở tỉnh Trà Vinh có Nghệ sĩ Nhân dân Viễn Châu (huyện
Trà Cú, tên thật Huỳnh Bá Trí, sinh năm1924, mất năm 2016) là danh cầm đàn tranh
và soạn giả cải lương nổi tiếng. Ông được cho là người đã khai sinh ra thể loại cải
lương tân cổ giao duyên và đã có công đào tạo nhiều thế hệ nghệ sĩ cải lương danh
tiếng. Hơn 50 năm sáng tác, ông để lại kho tàng tác phẩm đồ sộ với trên 50 vở cải
lương đã được trình diễn trên các sân khấu và hơn 2000 bản vọng cổ đã được các
hãng băng đĩa thu thanh và phát hành. Toàn bộ các tác phẩm đều được đăng kí bản
quyền. Ơng được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1988, Nghệ sĩ Nhân dân
năm 2012, Huân chương lao động hạng Ba năm 2014 cho những đóng góp xuất sắc
đối với nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ.
7


Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có khoảng 95 câu lạc bộ Đờn ca tài tử với hơn
1000 tài tử đờn, tài tử ca chuyên và không chuyên. Hằng năm, Sở Văn hoá, Thể thao
và Du lịch tỉnh Trà Vinh đã tổ chức và phối hợp tổ chức nhiều phong trào, chương trình
giao lưu và các cuộc thi Đờn ca tài tử trong và ngoài tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các
câu lạc bộ được giao lưu, gắn kết, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và truyền lửa đam mê

đến nhiều thế hệ u thích hình thức nghệ thuật này. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
Trà Vinh đã biên tập và phát sóng chương trình “Tài tử đất phương Nam” trên sóng của
Đài và kênh Youtube với nội dung phong phú và đã nhận được sự quan tâm theo dõi của
nhiều lượt người xem. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tổ chức các lớp tập huấn Đờn ca tài tử cơ
bản để giúp các tài tử đờn, tài tử ca hiểu rõ và nắm vững về các bài bản tài tử, tạo điều
kiện bồi dưỡng, phát triển, đào tạo nguồn nhân lực cho phong trào Đờn ca tài tử tỉnh nhà.
Các hoạt động trên đã từng bước làm cho nghệ thuật Đờn ca tài tử thấm sâu, lan toả vào
sinh hoạt hằng ngày của người dân Trà Vinh.
Năm 2012, nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du
lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia và được UNESCO vinh danh
là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại tháng 12 năm 2013.

Hình 1.5. Biểu diễn nghệ thuật Đờn ca tài tử.

2. Sân khấu ca kịch Dù kê
Dù kê là một loại hình sân khấu ca kịch của người Khmer ở Trà Vinh nói riêng và
Nam Bộ nói chung. Đây là loại hình nghệ thuật có sự giao thoa của sân khấu truyền
thống Rô băm (người Khmer), Cải lương (người Kinh) và Triều kịch (người Hoa).
Tuy có nhiều gánh Dù kê (xưa) và nhiều đoàn nghệ thuật biểu diễn Dù kê (nay) nhưng
người ta thường nhắc đến Kru Sua, Kru Cưu (người Trà Vinh), Chhà Kọn (người Sóc
Trăng) là những người có cơng lớn trong việc sáng lập và từng bước phát triển loại hình
nghệ thuật này vào đầu thập niên 20 của thế kỉ XX.
8


Một vở Dù kê được kết cấu theo chương hồi và phát triển trên nền nhạc ca hát, đối
thoại và động tác diễn. Mỗi lời hát đều kèm theo các điệu múa. Các nhạc cụ Khmer
truyền thống thường được sử dụng trên sân khấu Dù kê là đàn khưm, giàn nhạc pưnpết (ngũ âm) và nhiều nhạc cụ dân tộc khác. Tích tuồng của sân khấu Dù kê thường
được khai thác từ cốt truyện cổ tích, thần thoại dân gian Khmer, cổ tích Việt Nam, một
số tích tuồng của người Hoa và cải lương. Bên cạnh đó, cịn có những vở diễn mang

đề tài văn hoá, xã hội ngợi ca người lao động, kêu gọi đoàn kết dân tộc, chống giặc
ngoại xâm và áp bức bóc lột,… Đề tài và nội dung kịch bản của sân khấu Dù kê rất
phong phú và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Lối diễn Dù kê tự nhiên, rất thật và dễ
hiểu đối với cả những người không biết tiếng Khmer. Các vở diễn truyền thống ln
kết thúc có hậu.
Nghệ thuật hố trang và trang phục trên sân khấu Dù kê cũng rất độc đáo. Việc đánh
phấn, tô son, vẽ mặt nhân vật phải đậm và màu sắc rõ ràng. Việc hoá trang phải theo tính
cách của nhân vật, ngồi màu trắng nền cịn có màu đỏ hồng (cho con người); màu đỏ,
đen (vai chằn, vai động vật có phép thuật); màu xanh két (vai thần tiên),… Trang phục
của các nhân vật trong sân khấu Dù kê có hai dạng: trang phục dành cho nam giới với
các vai vua, chúa, hoàng tử, chằn, đại bàng, con rồng,… có kết cấu phức tạp, pha trộn
nhiều màu sắc; trang phục dành cho nữ giới với các vai hồng hậu, cơng chúa, tiểu thư,
con gái chằn,… đều phải óng ánh, rực rỡ, đậm nét người Khmer.
Sân khấu Dù kê rất chú trọng đến mĩ thuật trang trí phơng màn, đạo cụ, âm thanh,
ánh sáng và nhất là dàn cảnh cho phù hợp với nội dung từng vở diễn.
Đối với đồng bảo Khmer, loại hình nghệ thuật này vừa phục vụ nhu cầu vui chơi
giải trí, vừa giúp người xem cảm nhận được điều hay lẽ phải, phân biệt được thiện - ác,
chính - tà, định hướng cho con người sống tốt đẹp hơn.
Ở tỉnh Trà Vinh, nối tiếp ông Thạch Voi 1 là ông Thạch Chân 2 - người có cơng lớn
trong việc cải tiến nghệ thuật sân khấu Dù kê và xây dựng Đoàn Nghệ thuật Khmer
Ánh Bình Minh. Hằng năm, các đồn nghệ thuật Khmer chuyên nghiệp của các tỉnh
Nam Bộ đều có kế hoạch dàn dựng, có chương trình hoạt động trao đổi nghệ thuật,
biểu diễn phục vụ quần chúng từ thành thị đến nơng thơn. Riêng Đồn Nghệ thuật
Khmer Ánh Bình Minh của tỉnh Trà Vinh đã tổ chức nhiều vở diễn phục vụ quần
chúng trong tỉnh và giao lưu với các tỉnh, thành phía Nam, Nam Trung Bộ, Miền Bắc
và Campuchia. Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ đã được Bộ trưởng Bộ
Văn hoá, Thể thao và Du lịch cơng nhận là Di sản văn hố phi vật thể quốc gia vào
năm 2014.

1. Nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hố – Thơng tin* tỉnh Hậu Giang

2. Ngun Phó Giám đốc Sở Văn hố – Thơng tin* tỉnh Trà Vinh (*nay là Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch)
9


Hình 1.6. Hình minh hoạ hố trang một
nhân vật trong nghệ thuật sân khấu Dù Kê

1. Ở tỉnh Trà Vinh có những loại hình nghệ thuật truyền thống nào?
2. Em hãy trình bày nguồn gốc xuất xứ, đặc điểm nổi bật, giá trị của nghệ thuật Đờn
ca tài tử Nam Bộ, nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer ở Trà Vinh và nêu cảm nhận của em
về loại hình nghệ thuật đó theo mẫu dưới đây:

Nguồn gốc
xuất xứ

Đặc điểm
nổi bật

Giá trị của
loại hình nghệ
thuật

Cảm nhận của
em về loại hình
nghệ thuật này

Đờn ca tài tử
Nam Bộ

?


?

?

?

Nghệ thuật sân khấu
Dù kê Khmer

?

?

?

?

Tên loại hình
nghệ thuật

10


LuYỆn tậP

1. Tìm hiểu và chia sẻ thơng tin về loại hình nghệ thuật truyền thống đang được
u thích ở địa phương em.
2. Em luyện tập và thể hiện các hoạt động sau:
- Ca một câu (đoạn) vọng cổ/ điệu lí/ điệu hị,...

- Biểu diễn một vài động tác vũ đạo kèm lời nói, hát của một nhân vật trong vở
diễn Dù kê mà em đã xem.
Vận DỤng

1. Chia sẻ những việc em nên làm và không nên làm khi đến xem một buổi biểu
diễn nghệ thuật (hoặc Chia sẻ những việc em nên làm để bảo tồn các loại hình nghệ
thuật của địa phương em).
2. Thiết kế một tờ quảng bá giới thiệu về một buổi diễn nghệ thuật truyền thống
ở địa phương em theo gợi ý sau:
– Về hình thức: nên nhỏ gọn, thân thiện,…
– Về nội dung: nên có các thơng tin chính về buổi biểu diễn như: tên vở diễn/tiết mục
(tóm tắt ngắn gọn về nội dung), người biểu diễn (tên đoàn nghệ thuật, diễn viên chính,…)
thời gian, địa điểm tổ chức buổi biểu diễn, những việc nên làm và không nên làm khi
tham dự buổi biểu diễn,… (kèm những hình ảnh đặc trưng).

11


bài 2. VĂN HOÁ ẨM THỰC Ở TRÀ VINH
hỌc XOng chỦ ĐỀ nÀY, EM SẼ:
Kể tên được một số món ẩm thực đặc trưng ở tỉnh Trà Vinh.
Trình bày được khái quát một số đặc điểm trong văn hoá ẩm thực của tỉnh Trà Vinh; nêu
được xuất xứ, nguyên liệu, cách chế biến một số món ăn đặc trưng của địa phương.
Thực hiện được những việc làm phù hợp góp phần bảo tồn, phát huy, quảng bá nét đẹp
trong ẩm thực của tỉnh nhà.
MỞ ĐẦu

– Kể tên các món ăn của tỉnh Trà Vinh trong hình dưới đây.
– Chia sẻ về một món ăn đặc trưng của tỉnh Trà Vinh em đã từng được thưởng thức.


Hình 2.1

Hình 2.2

Hình 2.3

hÌnh thÀnh KiẾn thỨc MỚi

1. Khái quát về một số đặc điểm văn hoá ẩm thực ở Trà Vinh
Trà Vinh là một vùng đất ven biển được thiên nhiên ưu đãi về nhiều mặt nên nơi
đây có nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc chế biến các món ăn. Ở đây có nguồn
thuỷ hải sản rất phong phú như tôm, cua, nghêu, sị,... Trà Vinh hấp dẫn du khách bởi
những món ăn với cách làm đơn giản, khơng cầu kì, rất bình dân, tiện lợi.
12


Trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh, Khmer,
Hoa. Do cùng sinh sống lâu dài nên giữa các dân tộc có sự giao lưu trong văn hố
ẩm thực. Sự giao lưu đó thể hiện ở chỗ các dân tộc tiếp thu các món ăn của nhau, tạo
nên sự phong phú, đa dạng trong văn hố ẩm thực của vùng đất này. Có thể kể đến
một số món ăn đặc trưng của các dân tộc ở Trà Vinh như: bún nước lèo, bánh tét Trà
Cuôn… (của người Khmer); heo quay, vịt tiềm, canh thuốc bắc, hột vịt muối… (của
người Hoa); canh chua, cá kho tộ, bún suông… (của người Kinh).
Cách ăn của người Trà Vinh ít kiểu cách, khơng gian ăn uống rất đa dạng khơng
chỉ mang tính khơng gian rộng lớn của ruộng đồng, triền sơng, của khoảng sân, góc
vườn mà cịn tổ chức ăn uống rất trang trọng trong việc tổ chức lễ hội, đám tiệc... Văn
hoá ẩm thực của vùng đất này là sự kết tinh giữa tư duy sáng tạo và sự giao thoa văn
hoá ẩm thực của người dân nơi đây, mang đậm chất riêng của vùng đất sơng nước
Nam Bộ.


– Giới thiệu các món ăn đặc trưng trong văn hoá ẩm thực ở tỉnh Trà Vinh.
– Nêu một số đặc điểm văn hoá ẩm thực ở tỉnh Trà Vinh được đề cập trong đoạn
ngữ liệu trên.
2. Tìm hiểu một số món ăn tiêu biểu của tỉnh Trà Vinh
Bánh tét Trà Cuôn
Huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh là nơi có đặc sản bánh tét Trà Cn nức tiếng. Bánh
tét Trà Cuôn được làm từ loại nếp sáp ngon dẻo, đãi sạch trộn đều với nước cốt của rau
ngót để tạo màu xanh tự nhiên. Phần nhân bánh gồm đậu xanh, thịt heo, lòng đỏ trứng vịt
muối. Đậu xanh được lựa chọn là loại hạt đậu to, tròn đều, bóc sạch vỏ; mỡ heo là loại mỡ
dày dưới da. Thịt và mỡ được thái thỏi dài vuông vức các góc cạnh. Phần nhân của bánh tét
được tẩm ướp gia vị vừa phải như hành lá, muối, đường… Để nhân bánh nằm ở trung tâm
địn bánh địi hỏi người gói phải khéo léo, giữ vững địn bánh hình trụ trịn. Các nuộc lạt
phải buộc vừa đủ chặt và khéo để cách đều nhau sao
cho khi nấu bánh không bị bung ra và nước không
thấm vào bánh.
Bánh tét sẽ hấp dẫn hơn nếu ăn kèm với tôm
khô, dưa kiệu, hay dưa củ cải muối. Bánh tét Trà
Cn đã có truyền thống lâu đời và trở nên nổi
tiếng nhờ sự thơm ngon rất riêng biệt không thể
nhầm lẫn với các loại bánh tét khác.
Hình 2.4. Bánh tét Trà Cn
- một đặc sản của Trà Vinh
13


Bún nước lèo
Bún nước lèo là đặc sản nổi tiếng của Trà Vinh. Đây là món ăn thể hiện sự giao lưu
văn hố, đồn kết giữa các cộng đồng dân tộc ở Trà Vinh gồm người Kinh, người Khmer
và người Hoa. Món ăn này có sự kết hợp giữa các ngun liệu như mắm bị hóc của
người Khmer, thịt heo quay của người Hoa và các loại rau sống. Muốn có món bún nước

lèo ngon trước hết phải biết cách nấu nước lèo. Nồi để nấu nước lèo theo truyền thống
phải là nồi đất mới ngon. Nước dùng có vị thơm ngon tự nhiên từ tơm cá đã làm lỗng
đi độ đậm đặc của mắm bị hóc khiến cho ngay cả người kén ăn, khơng quen mùi mắm
cũng có thể thưởng thức trọn vẹn. Nước
lèo ngon phải trong, ngọt và thơm mùi đặc
trưng của mắm.
Món bún nước lèo ăn kèm với rau
ghém, rau bắp chuối thái nhỏ, rau muống
bào mỏng và một ít rau thơm. Hương thơm
đặc trưng của nước lèo, hương vị đậm đà
của nước thịt cá, tôm, vị cay của sả, ớt…
tạo nên một cảm giác thật khó qn.

Hình 2.5. Bún nước lèo

Bánh canh Bến Có
Bánh canh Bến Có nổi tiếng hơn 20 năm qua gắn liền với địa danh ấp Bến Có, thuộc
xã Nguyệt Hố, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.
Là đặc sản Trà Vinh, bánh canh Bến Có có hương vị thơm ngon và hấp dẫn thực
khách. Bánh canh Bến Có với sợi bánh mềm dai, có màu trắng đục, khơng bị nở khi
chan vào nước dùng. Nguyên liệu tươi ngon và bí quyết trong cách nêm nếm tạo nên một
hương vị đặc trưng chỉ bánh canh Bến Có mới có được. Để có được vị ngọt tự nhiên của
nước dùng, phần thịt heo và xương ống phải chọn loại tươi ngon, rửa thật kĩ rồi cho vào
nồi ninh nhỏ lửa trong nhiều giờ. Để nước khơng bị đục thì trong q trình nấu, người
ta phải hớt bỏ bọt liên tục. Nấu món này khơng thể thiếu củ hành tây, hành tím và mực
nướng cho vào nước dùng để tạo vị thơm
và ngọt hơn.
Bánh canh Bến Có khơng thể thiếu với
thịt nạc, giị heo, lịng heo gồm cật, gan,
phèo, tim… Đối với người Miền Tây, một

gia vị khơng thể bỏ qua đó chính là chén
nước mắm nguyên chất kèm thêm vài lát
ớt đỏ tươi để tạo cho hương vị thêm đậm
đà. Chính vị đậm đà của nước chấm cộng
hưởng với các nguyên liệu làm cho món
ăn dân dã này trở nên trịn vị, thơm ngon.
14

Hình 2.6. Bánh canh Bến Có


Ẩm thực là một nét văn hoá, thể hiện đặc trưng riêng của từng vùng miền. Với
những món ăn tiêu biểu như bánh tét Trà Cuôn, bún nước lèo, bánh canh Bến Có...,
ẩm thực Trà Vinh đã thể hiện được những nét độc đáo, riêng biệt của vùng đất
này. Trong những năm gần đây, văn hoá ẩm thực đã và đang trở thành một yếu tố
quan trọng nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch. Trong bối cảnh đó, vấn đề khai
thác các giá trị của văn hoá ẩm thực để thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế xã hội
đã và đang được tỉnh Trà Vinh quan tâm.

– Tìm hiểu về những món ăn có trong bài đọc: xuất xứ, ngun liệu, cách chế biến
món ăn.
TÊN MĨN ĂN

Xuất xứ

Ngun liệu

Cách chế biến

– Nhận xét của em về ẩm thực ở tỉnh Trà Vinh (Gợi ý: nhận xét về nguyên liệu, cách

chế biến, hình thức và hương vị của món ăn).

Các món ăn mang hương
vị tự nhiên, đặc trưng...

???

LuYỆn tậP

1. Em hãy nêu ý nghĩa của văn hoá ẩm thực đối với đời sống của người dân tỉnh
Trà Vinh (gợi ý: ý nghĩa về văn hoá, kinh tế, xã hội...).
15


2. Đóng vai hướng dẫn viên du lịch chia sẻ về một món ăn đặc trưng ở Trà Vinh
theo gợi ý: tên món ăn, nguyên liệu, cách chế biến, cách thưởng thức.
3. Nêu những việc em nên làm để góp phần bảo tồn, phát triển văn hoá ẩm thực
của tỉnh Trà Vinh.
Vận DỤng

Xây dựng kế hoạch quảng bá ẩm thực ở Trà Vinh.

16

Tên kế hoạch: ?

Kế hoạch thực hiện: ?

Tên nhóm: ?


Thời gian: ?

Các thành viên: ?

Việc làm cụ thể: ?

Nội dung dự án: ?

Phân công: ?


bài 3. LỊCH SỬ TỈNH TRÀ VINH
TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVII ĐẾN NĂM 1918
hỌc XOng chỦ ĐỀ nÀY, EM SẼ:
Trình bày được q trình hình thành và tình hình chính trị của tỉnh Trà Vinh từ thế kỉ
XVII đến năm 1918.
Trình bày được tình hình kinh tế, văn hố, xã hội của tỉnh Trà Vinh từ thế kỉ XVII đến
năm 1918.
Nêu được một số cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp tiêu biểu của nhân dân tỉnh Trà Vinh
từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Có ý thức sưu tầm tư liệu lịch sử về các dấu tích và các nhân vật lịch sử của tỉnh Trà Vinh
trong công cuộc dựng nước và giữ nước từ thế kỉ XVII đến năm 1918.

MỞ ĐẦu

Từ thế kỉ XVII đến năm 1918, vùng đất Trà Vinh có nhiều biến đổi về chính trị, kinh
tế, văn hố, xã hội. Nhất là từ cuối thế kỉ XIX, khi bị thực dân Pháp xâm lược, cuộc đấu
tranh của nhân dân các dân tộc Trà Vinh diễn ra quyết liệt và anh dũng. Tuy nhiên, cuối
cùng các cuộc đấu tranh đó đều thất bại.
Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về một sự kiện diễn ra trên vùng đất Trà Vinh

trong khoảng thời gian từ thế kỉ XVII đến năm 1918 mà em biết.
hÌnh thÀnh KiẾn thỨc MỚi

1. Q trình hình thành và tình hình chính trị ở Trà Vinh từ thế kỉ XVII đến
năm 1918
Năm 1688, chúa Nguyễn bắt đầu có chủ trương di dân người Việt vào vùng đất Nam Bộ.
Theo đó, những lưu dân Việt ở miền Trung lần lượt tiến vào vùng đất mới bằng đường
biển với phương tiện chủ yếu là thuyền buồm và ghe bầu.
Các điểm ngụ cư đầu tiên của đoàn người từ miền Trung vào là Mơ Xồi (Bà Rịa),
sau xuống Sài Gịn, Mỹ Tho, Hà Tiên. Đến nửa đầu thế kỉ XVIII, người Việt tiếp tục di
cư tới vùng Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Sa Đéc… Cũng thời gian này, xuất hiện một
số người Trung Quốc đến vùng đất Nam Bộ khai khẩn đất hoang, trong đó có Mạc Cửu.
Năm 1732, tại vùng đất phía Nam dinh Phiên Trấn, Chúa Nguyễn thành lập một đơn
vị hành chính mới là dinh Long Hồ, thuộc phủ Gia Định (dinh lị đầu tiên của dinh Long
Hồ đặt tại Cái Bè). Vùng đất Trà Vang lúc đó (tức Trà Vinh sau này) thuộc châu Định
Viễn, dinh Long Hồ. Tổ chức đơn vị cư trú cơ bản của cư dân lúc đó là phum của người
Khmer và thơn, làng của người Việt, người Hoa.
17


Do cư dân ở đây còn rất thưa thớt, nên những phum, sóc của người Khmer và những
thơn, làng của người Việt, người Hoa tập hợp lại thành từng “vang”. Như vậy, mỗi vang
là một đơn vị kinh tế - xã hội - văn hoá đương thời. Giữa thế kỉ XVIII, dinh Long Hồ nói
chung và Trà Vinh nói riêng trở thành địa bàn đứng chân quan trọng của lực lượng quân
sự chúa Nguyễn nhằm bảo vệ, ổn định và phát triển vùng đất Nam Bộ.
Đến cuối thế kỉ XVIII, Chúa Nguyễn Ánh đổi dinh Long Hồ thành dinh Vĩnh Trấn.
Vùng đất Trà Vinh thời gian này, khi thuộc quyền kiểm soát của nghĩa quân Tây Sơn lúc
nằm trong tay chúa Nguyễn Ánh.
Năm 1802, sau khi lên ngôi, vua Gia Long bắt tay ngay vào việc sắp xếp và phân
định lại ranh giới các đơn vị hành chính trên tồn quốc. Vùng đất Trà Vinh lúc này thuộc

dinh Vĩnh Trấn, năm 1803 đổi thành dinh Hoằng Trấn. Năm 1808, đổi thành trấn Vĩnh
Thanh. Năm 1832, trấn Vĩnh Thanh được đổi tên là trấn Vĩnh Long, sau đó đổi các trấn
thành tỉnh. Từ năm 1832 đến trước năm 1837, vùng đất Trà Vinh thuộc tỉnh Vĩnh Long.

Hình 3.1. Di tích đình Hội Hữu, xã Long Hữu, huyện Duyên Hải
(nay là phường 2 thị xã Duyên Hải) được tạo dựng vào thập niên 20 - 30 của thế kỉ XIX

Giữa năm 1862, thực dân Pháp bắt đầu nhịm ngó vùng đất Trà Vinh. Triều đình Huế
đã dâng vùng đất Trà Vinh cho thực dân Pháp.
Năm 1867, sau khi chiếm thành Vĩnh Long, thực dân Pháp từng bước chiếm đóng
và đặt ách thống trị ở Trà Vinh theo chế độ trực trị. Tháng 12 năm 1899, thực dân Pháp
tách tỉnh Vĩnh Long thành 3 tỉnh mới là Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh. Tháng 01 năm
1900, tên tỉnh Trà Vinh được chính thức sử dụng trên các văn bản.
Như vậy, từ giữa thế kỉ XIX đến năm 1918, mâu thuẫn trong xã hội Trà Vinh nhất là
mâu thuẫn giữa nhân dân các dân tộc ở Trà Vinh với thực dân Pháp và tay sai ngày càng
gay gắt, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh trên khắp vùng đất Trà Vinh.

– Trình bày những nét chính về q trình hình thành vùng đất Trà Vinh trên trục thời gian.
– Nêu nét chính về tình hình chính trị ở Trà Vinh từ thế kỉ XVII đến năm 1918.
18


2. Tình hình kinh tế Trà Vinh từ đầu thế kỉ XVII đến năm 1918
Từ thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX
Các Chúa Nguyễn khuyến khích lưu dân người Việt và một bộ phận người dân gốc
Chăm-pa, Chân Lạp, ngay cả một số lính đồn trú, một số người Trung Quốc và người
dân tộc thiểu số khác khai hoang đất đai. Các Chúa Nguyễn cũng cho phép người dân
biến ruộng đất khai hoang thành sở hữu của tư nhân, vì vậy ruộng đất tư hữu của tư nhân
ngày càng nhiều.
Hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân ở Trà Vinh vào thời kì này vẫn là sản xuất

nơng nghiệp, trong đó việc trồng lúa giữ vai trị chủ đạo. Phương thức canh tác ruộng
nước, ruộng nương, ruộng ngập mặn ven biển khá hiệu quả và chọn các giống lúa phù hợp.
Các hoạt động khai thác tài nguyên trên sông, trên biển được tiếp tục mở rộng (đánh
bắt cá, tơm, cua, sị,...) bằng các cơng cụ cổ truyền của 3 dân tộc: Việt, Khmer, Hoa).
Một số nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển (đan lát, mộc, rèn, dệt lụa, chạm
khắc gỗ, làm nhạc cụ,...).
Người dân Trà Vinh làm ra những vật phẩm tiêu dùng và nông cụ đáp ứng nhu cầu
sử dụng của mình và cung cấp, trao đổi với cư dân ở các khu vực khác. Vào năm 1769,
lần đầu tiên chúa Nguyễn đặt ra hai loại thuế: thuế ruộng đất và thuế thuỷ lợi.
Nhà Nguyễn chủ trương khuyến khích khai hoang lập đồn điền, lực lượng là nơng
dân, binh lính, tù nhân. Đặc biệt dưới thời vua Tự Đức, chính sách khẩn hoang lập đồn
điền được tổ chức với quy mô lớn. Cây trồng chủ yếu là các loại nông phẩm như lúa
gạo và các loại trái cây (cam, chuối, thơm...). Cơ cấu trồng trọt có hai loại hình là “canh
điền” (ruộng lúa) và “canh viên” (vườn cây).
Ngành nghề thủ công truyền thống như: đan mây, tre, đan lưới, dệt chiếu hoa, đục
đẽo đồ thờ và vật trang trí bằng gỗ, đá,... có trình độ, kĩ năng, kĩ xảo cao hơn. Nghề làm
mắm và chế biến tôm khô đặc sản, làm mứt gừng tiếp tục được cư dân phát triển. Ngồi
ra cịn có nghề mới là nghề làm gạch ngói.
Từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Đến giữa thế kỉ XIX, Trà Vinh là một trong những địa bàn diễn ra những hoạt động
thương mại tấp nập.
Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, vào năm 1851 riêng Vĩnh Long có 19 chợ.
Trong số đó, chợ Trà Vinh là chợ thứ hai của tỉnh Vĩnh Long, chỉ đứng sau chợ
Long Hồ. Việc đánh bắt thuỷ hải sản trên sông, trên biển cũng được mở rộng.
Sang đầu thế kỉ XX, chính quyền thực dân ở Trà Vinh chú ý khai thác các ngành kinh
tế có nhiều tiềm năng. Ngành sản xuất lúa gạo trở thành mũi nhọn phục vụ cho mục
tiêu xuất khẩu. Các hoạt động kinh tế thủ công nghiệp như dệt chiếu, dệt vải, lụa… tiếp
tục phát triển; thương nghiệp và đánh bắt hải sản có bước phát triển so với thế kỉ XIX.
19



Tuy nhiên, nền kinh tế ở Trà Vinh thời kì này vẫn mang tính chất lạc hậu, lệ thuộc vào
kinh tế Pháp. Ở tỉnh Trà Vinh, trong ba thập kỉ đầu thế kỉ XX không một cơ sở công
nghiệp lớn nào được xây dựng. Những mặt hàng tiêu dùng được sản xuất từ Pháp và Châu
Âu có mặt trên thị trường Trà Vinh ngày một nhiều.

Em hãy phân chia các giai đoạn và trình bày nét nổi bật về tình hình kinh tế ở Trà Vinh
từ thế kỉ XVII năm 1918 theo các giai đoạn.
3. Tình hình văn hố, xã hội ở Trà Vinh từ đầu thế kỉ XVII đến năm 1918
a) Văn hoá
Từ thế kỉ XVII, ở Trà Vinh nhiều chùa chiền Phật giáo được xây dựng, nhiều lễ hội của
các dân tộc vẫn được duy trì. Tiêu biểu như: chùa Chông Bát (tên Khmer là Trôprasbat),
xây dựng năm 1646 ở ấp Chông Bát, xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú; Chùa Hang (tên Khmer
là Kompông Chrây) xây dựng từ 1637, ở thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành; Chùa
Cò (chùa Phnô Đôn hay chùa Giồng Lớn) xây dựng năm 1678 ở ấp Cây Da, xã Đại An,
huyện Trà Cú.
Bên cạnh đó diễn ra các lễ, hội Phật giáo của người Khmer như: Chôl Chnam Thmây,
Sên Dolta, Ok Om Bok, Lễ dâng y. Các hình thức sinh hoạt văn hố này đã thắt chặt tình
đồn kết trong phum, thơn, làng, bồi đắp tinh thần yêu quê hương của các dân tộc.

Hình 3.2. Di tích chùa Phnơ Sanke Thmây (Mé Láng)
toạ lạc tại thị trấn Định An, huyện Trà Cú

Giữa thế kỉ XIX đến năm 1918, thực dân Pháp còn xây dựng thêm những cơng trình,
kiến trúc và những cơ sở kinh tế, văn hố, xã hội mới. Số tín đồ Phật giáo và tín đồ Thiên
chúa giáo ở Trà Vinh tăng nhanh, chùa chiền được trùng tu và xây dựng.
20


Hình 3.3. Nhà thờ Mặc Bắc toạ lạc tại

thị trấn Cầu Quan, huyện Tiểu Cần

b) Xã hội
Từ thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX
Do chính sách của các chúa Nguyễn, đến đầu thế kỉ XVII phần lớn ruộng đất được
khai hoang trở thành ruộng tư của tầng lớp địa chủ, xã hội ngày càng phân hoá sâu sắc.
Đầu thế kỉ XIX, tầng lớp địa chủ lớn ở Trà Vinh dựa vào triều đình phong kiến trung
ương tăng cường bóc lột đối với dân nghèo. Một số ít địa chủ lớn người Kinh, người
Khmer và người Hoa chiếm nhiều ruộng đất, trong khi số nơng dân tự do, khơng có
ruộng đất ngày càng tăng.
Mâu thuẫn giữa địa chủ phong kiến và nông dân trở nên gay gắt, nhiều cuộc nổi dậy
của nơng dân chống lại triều đình và tầng lớp địa chủ ở địa phương nổ ra. Tiêu biểu là
cuộc nổi dậy của nông dân do các thủ lĩnh người Khmer và người Kinh lãnh đạo đã nhận
được sự ủng hộ của chùa Phnodouh (sóc Ơng Đùng) khiến triều đình rất khó khăn mới
dập tắt được cuộc khởi nghĩa này.
Từ giữa thế kỉ XIX năm 1918
Sau khi thực dân Pháp xâm lược Trà Vinh, thành phần dân cư Trà Vinh khá phức tạp, bên
cạnh các giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân cùng các tầng lớp quan lại, tầng lớp thương
nhân, tầng lớp thợ thuyền, tầng lớp trí thức, cơng chức cịn có những tên cai trị người Pháp.
Dưới ách áp bức của chế độ thực dân, phong kiến ở Trà Vinh, đời sống của nhân dân lao
động, nhất là nông dân ngày càng bị bần cùng. Nhân dân các dân tộc Trà Vinh kiên quyết
đứng lên đấu tranh chống cả Pháp và phong kiến tay sai, bảo vệ cuộc sống của mình.

– Trình bày những nét nổi bật về tình hình văn hố, xã hội ở Trà Vinh từ thế kỉ XVII
đến năm 1918.
– Theo em, từ giữa thế kỉ XIX, tình hình văn hố, xã hội có gì chuyển biến? Tại sao
có chuyển biến đó?
21



4. Một số phong trào đấu tranh tiêu biểu ở Trà Vinh từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX
a) Phong trào đấu tranh từ thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX
Trong thời kì phong kiến, người dân Trà Vinh vừa phải nộp cho chính quyền đương
thời nhiều vật phẩm mà họ sản xuất được vừa phải đóng thuế ruộng đất và thuế thuỷ lợi.
Cuộc chiến khốc liệt giữa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh làm cho các hoạt động
kinh tế của Trà Vinh gặp nhiều khó khăn, sản xuất bị gián đoạn, nạn mất mùa, người
dân lại phải nộp thuế và nhiều khoản đóng góp bất thường cho quân đội..., đời sống của
người dân ngày càng đói khổ.
Thế kỉ XVIII (1784), nhân cơ hội Nguyễn Ánh cầu cứu, quân Xiêm do Chiêu Tăng,
Chiêu Sương đem 20.000 quân và 300 chiến thuyền theo hai đường thuỷ bộ tiến quân
vào nước ta. Trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm lần này, nhân dân dinh Long Hồ
cùng nghĩa quân Tây Sơn đánh bại liên quân Xiêm tại Vàm sông Măng Thít (nay thuộc
xã Tân Long Hội, huyện Măng Thít),
Đến năm 1833, nhân dân vùng đất Trà Vinh cùng nhân dân các tỉnh Nam Kì tham
gia cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khơi chống lại triều đình nhà Nguyễn. Cuộc khởi nghĩa đã
khiến vua Minh Mạng phải điều động lực lượng lớn đến để đàn áp mới dập tắt được cuộc
khởi nghĩa.
b) Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Năm 1867, khi thực dân Pháp chiếm Vĩnh Long, nhiều người đã tích cực giúp đỡ và
tham gia cuộc tị địa của một số sĩ phu, tỏ rõ thái độ bất hợp tác với giặc, hăng hái tham gia
hoạt động cùng các đội nghĩa binh và nhân dân chống Pháp.

Ở khu vực phía Bắc (tương ứng với vùng đất Cầu Ngang, Châu Thành,
Càng Long ngày nay), các cuộc nổi dậy chịu ảnh hưởng của phong trào chống
Pháp do Phan Tôn và Phan Liêm khởi xướng. Đồng bào các dân tộc ở khu vực
Tây – Nam Trà Vinh (khu vực Ngãi Long, Thanh Hoà, tương ứng với vùng đất
Tiểu Cần, Cầu Kè ngày nay) đã hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa do Phó Sối
chỉ huy.

Trong những năm 1868 – 1869, nhiều cuộc khởi nghĩa ở Trà Vinh đã có liên hệ với

cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Trung Trực lãnh đạo ở vùng Rạch Giá. Năm 1873, đồng
bào Kinh, Khmer, Hoa ở Trà Vinh tham gia cuộc khởi nghĩa của Đề Triệu ở Cồn Cù, Ba
Động (nay thuộc thị xã Duyên Hải), đến năm 1874, cuộc khởi nghĩa thất bại do bị thực
dân Pháp đàn áp.
Những năm cuối thế kỉ XIX, đình An Mỹ được xây dựng từ thời vua Minh Mạng đã
22


trở thành nơi tập hợp, hoạt động của nhiều tổ chức yêu nước, họ tích cực hưởng ứng
phong trào khởi nghĩa chống Pháp của Trần Hữu Điều ở Hưng Mỹ, Trần Văn Đề (Đề
Triệu) ở Long Hữu… Tuy nhiên, cuối cùng hầu hết các cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Trà
Vinh đều bị thực dân Pháp dập tắt, phong trào tạm thời lắng xuống.
Đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu khởi xướng phong trào Đơng Du, ở Trà Vinh có hàng
chục thanh niên tại tỉnh lị và các huyện Càng Long, Cầu Ngang đã hăng hái tham gia
sang Nhật Bản để học quân sự, đi đầu là Nguyễn Thành Phương, Nguyễn Viên Kiều,
Trương Gia Mô, Lương Khắc Minh...
Phong trào Thiên Địa Hội có nơi gọi là "Hội Kín", có nơi gọi là "Hội Tam Hợp" du
nhập vào Việt Nam và đến Trà Vinh từ năm 1911.

Nhiều đình, chùa là nơi Thiên Địa Hội họp bàn và tổ chức nhiều hoạt động
yêu nước chống Pháp. Phong trào thu hút đông đảo nông dân địa phương, dân
lưu tán, dân nghèo, thành thị, tiểu thương, thợ thủ công chuyên nghiệp và bán
chuyên nghiệp như cắt tóc, sửa xe, phu khuân vác, người chạy hàng, cơng nhân
trong các xí nghiệp, cả những người làm nghề bói tốn, cúng bái... là người
Kinh, người Khmer, người Hoa.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, phong trào đấu tranh
của nhân dân Trà Vinh chưa giành được thắng lợi.

Hình 3.4. Đình An Mỹ (đình Bà Trầm)

toạ lạc tại xã Hưng Mỹ,
huyện Châu Thành
Hình 3.5. Di tích Đình Khánh Hưng toạ lạc
ấp Cái Đơi, xã Long Khánh, huyện Duyên Hải,
nơi diễn ra nhiều hoạt động của Thiên Địa Hội
23


Nêu một số cuộc đấu tranh tiêu biểu có sự tham gia của nhân dân Trà Vinh qua các
giai đoạn: từ thế kỉ XVII – giữa thế kỉ XIX và giai đoạn từ giữa thế kỉ XIX đến năm
đầu thế kỉ XX.
LuYỆn tậP

1. Vẽ sơ đồ tư duy về tình hình chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội ở Trà Vinh từ
thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX.
2. Dựa vào nội dung bài học, em hãy lập bảng về phong trào đấu tranh của nhân
dân Trà Vinh từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX theo mẫu sau:
Thời gian

Từ đầu XIX đầu thế kỉ XX

Từ giữa thế kỉ XIX đến
đầu thế kỉ XX

Mục tiêu
Cuộc đấu tranh
tiêu biểu

Nêu nhận xét về các cuộc đấu tranh tiêu biểu đó.
Vận DỤng


Sưu tầm tư liệu và giới thiệu một phong trào đấu tranh chống áp bức, bóc lột
tiêu biểu ở Trà Vinh từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX (Lưu ý: phải nêu được: Tên
phong trào; những sự kiện chính; ý nghĩa…).

24


bài 4. MỘT SỐ NHÂN VẬT LỊCH SỬ TIÊU BIỂU
CỦA TỈNH TRÀ VINH
hỌc XOng chỦ ĐỀ nÀY, EM SẼ:
Trình bày được một số nét khái quát về nhân vật lịch sử của tỉnh Trà Vinh qua các giai
đoạn lịch sử.
Giới thiệu được những nét chính về thân thế, sự nghiệp và đóng góp của các nhân vật
tiêu biểu đối với tỉnh Trà Vinh nói riêng và dân tộc Việt Nam.
Có ý thức sưu tầm và khai thác tư liệu về các nhân vật lịch sử tiêu biểu của tỉnh Trà Vinh.
Sẵn sàng đóng góp, vận động mọi người cùng tham gia các hoạt động bảo tồn các di
tích nơi lưu giữ kỉ niệm về các nhân vật lịch sử tỉnh Trà Vinh.

MỞ ĐẦu

Trải qua quá trình đấu tranh xây dựng và bảo vệ quê hương, vùng đất Trà Vinh đã sản
sinh ra những con người với tính cách phóng khống, bộc trực, vị tha, mến khách, trọng
nhân nghĩa, yêu nước, u hồ bình, biết tiếp thu, học hỏi cái mới. Trong số những thế
hệ đi trước, có nhiều nhân vật lịch sử đã có nhiều cống hiến cho quê hương.
Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về một số nhân vật lịch sử ở quê hương
Trà Vinh mà em biết. Theo em, việc tôn vinh những nhân vật lịch sử này có ý nghĩa gì?
hÌnh thÀnh KiẾn thỨc MỚi

1. Khái quát chung

Nhân vật lịch sử là người tạo ra những giá trị có ảnh hưởng đến xã hội, cộng đồng
trong một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. Trong mỗi giai đoạn lịch sử đều có những nhân
vật chính diện và phản diện. Những nhân vật được cộng đồng ghi nhận và tơn vinh là
nhân vật lịch sử có đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Khi xét công lao của một cá nhân, V.I. Lê-nin đã nói: người ta “khơng căn cứ
vào chỗ họ khơng cống hiến được gì so với u cầu của thời đại chúng ta, mà căn
cứ vào chỗ họ đã cống hiến được gì so với các bậc tiền bối của họ”.
(Trích theo Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Phương pháp dạy học lịch, Tập I, Nhà
xuất bản Đại học Sư phạm, H, 2002, Tr.252)
Trà Vinh là vùng đất gắn với tên tuổi của nhiều nhân vật lịch sử, họ là những người con
của Trà Vinh, đã có những đóng góp quan trọng trong tiến trình lịch sử của Trà Vinh. Tiêu
biểu như: nhà lão thành cách mạng Dương Quang Đông, chị Út Tịch, Ma Ha Sơn Thông...
25


×