Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tăng cường truyền thông về giáo dục nghề nghiệp thông qua câu chuyện chọn nghề của sinh viên, cựu sinh viên tdc trên các kênh thông tin của trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.68 KB, 6 trang )

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I.

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
1.1.

Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm

Truyền thông tuyển sinh là một trong những hoạt động quan trọng nhằm
quảng bá hình ảnh, thơng tin của nhà trường đến cho thí sinh và phụ huynh,
góp phần đắc lực vào cơng tác tuyển sinh chung của nhà trường. Một trong
những phương thức truyền thông hiệu quả nhất, mang lại sự tin cậy cao cho
thí sinh và phụ huynh chính là hình ảnh sinh viên đã và đang học tại trường.
Công tác truyền thông tuyển sinh hiện tại của TDC chủ yếu tập trung vào
các ấn phẩm truyền thông: Bandroll, poster, standee, quà tặng thương
hiệu… Trong khi đó lại thiếu các bài viết về các tấm gương thành công từ
TDC để lan tỏa, truyền tải thơng điệp tích cực cho sinh viên đang học tại
trường và thí sinh đang quan tâm, có nguyện vọng đăng ký vào TDC trong
mỗi kỳ tuyển sinh.
Trong bối cảnh tuyển sinh ngày càng cạnh tranh, việc tăng cường quảng bá,
đẩy mạnh truyền thông tuyển sinh bằng nhiều cách, trong đó có việc thực
hiện chuỗi bài viết “Câu chuyện chọn nghề của sinh viên, cựu sinh viên
TDC” sẽ giúp lan tỏa thơng điệp tích cực từ chính những tấm gương thành
công bước ra từ TDC, tạo niềm tin, động lực cho sinh viên các khóa đang
học và thí sinh đang quan tâm, tìm hiểu về trường. Đồng thời lan tỏa niềm
tự hào của sinh viên bước ra từ TDC nói riêng, hệ thống giáo dục nghề
nghiệp nói chung, từng bước thay đổi quan niệm “Đại học mới là con đường
dẫn đến thành công” để phân luồng học sinh sau trung học phổ thơng
(THPT), trung học cơ sở (THCS).


Do đó, sáng kiến kinh nghiệm: “Tăng cường truyền thông về giáo dục nghề
nghiệp thông qua câu chuyện chọn nghề của sinh viên, cựu sinh viên TDC
trên các kênh thông tin của trường” sẽ góp phần làm đa dạng hơn nữa cơng
tác truyền thơng tuyển sinh, đồng thời hình thành nên truyền thống của học
sinh, sinh viên (HSSV) TDC, qua đó sẽ giúp công tác tuyển sinh chung của
TDC đạt kết quả tốt.
1


1.2.

Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm

Thực hiện chuỗi bài viết về “Câu chuyện chọn nghề của sinh viên, cựu sinh
viên TDC” nhằm giới thiệu các câu chuyện chọn nghề của sinh viên, cựu
sinh viên TDC, góp phần lan tỏa, tăng cường hiệu quả truyền thông về giáo
dục nghề nghiệp nói chung và truyền thơng tuyển sinh về nhà trường nói
riêng, tạo động lực để thí sinh, phụ huynh thay đổi góc nhìn, tự tin hơn với
lựa chọn của mình. Qua đó, góp phần hồn thành tốt cơng tác tuyển sinh
chung của nhà trường, đồng thời củng cố niềm tin và thương hiệu của nhà
trường đến thí sinh và phụ huynh.
2. Tổng quan
Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng
08/2021 – nay. Thông qua việc liên hệ với sinh viên, cựu sinh viên và thu
thập thơng tin, hình ảnh để hồn tất bài viết.
Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ
Đức, phục vụ cho công tác quảng bá, truyền thông tuyển sinh về giáo dục
nghề nghiệp của nhà trường.

II.


PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Truyền thông: là q trình truyền tải, chia sẻ thơng tin và định hướng
chuyển đổi hành vi nhằm thuyết phục một người, một nhóm người hay một
cộng đồng nhất định tán thành, ủng hộ, làm theo nhằm cổ vũ điển hình tiên
tiến, phê phán thái độ, hành vi thiếu tích cực…
Truyền thơng là yếu tố rất quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát
triển marketing, được xem là phương tiện để quảng bá thương hiệu hiệu quả,
giúp thông tin được truyền tải nhanh chóng, rộng rãi.
Cơng tác tuyển sinh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói chung và TDC
nói riêng cũng không thể bỏ qua các hoạt động truyền thông để thông tin
của nhà trường đến được với đông đảo thí sinh, phụ huynh. Trong thời đại
bùng nổ của công nghệ và các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông
2


ngày càng phát triển đa dạng và liên tục đổi mới, tạo nên sự cạnh tranh
mạnh mẽ cả về lượng và chất.
2. Cơ sở thực tiễn
“Học Đại học hay Cao đẳng?” ln là câu hỏi thường gặp của các thí sinh
trong các kỳ tuyển sinh hàng năm. Tâm lý chuộng bằng cấp khiến nhiều thí
sinh bất chấp chọn ngành học, trường học mà bỏ qua sự phù hợp về năng
lực, sở thích, điều kiện của bản thân. Điều này khiến cơng tác tuyển sinh cao
đẳng, trung cấp gặp khơng ít khó khăn.
Trên thực tế, tại Trường Cao đẳng Cơng nghệ Thủ Đức có rất nhiều tấm
gương cựu sinh viên, học sinh đã và đang thành công với sự lựa chọn của
mình. Trong q trình thực hiện cơng tác tư vấn tuyển sinh tại Trung tâm
Truyền thông và Tư vấn tuyển sinh cũng nhận thấy hiệu ứng từ hình ảnh
năng động thực tế của sinh viên tác động tích cực đến thí sinh các trường

THPT, THCS. Do đó, việc mời sinh viên tham gia vào các hoạt động tư vấn
tuyển sinh, hay tăng cường truyền thông về giáo dục nghề nghiệp thông qua
câu chuyện chọn nghề của sinh viên, cựu sinh viên TDC sẽ góp phần lan
tỏa, tăng cường hiệu quả truyền thơng về trường, tạo động lực để thí sinh,
phụ huynh thay đổi góc nhìn, tự tin hơn với lựa chọn của mình. Qua đó, góp
phần hồn thành tốt cơng tác tuyển sinh chung của nhà trường.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
+ Liên hệ với các khoa, Đoàn Thanh niên để chọn các gương sinh viên, cựu
sinh viên tiêu biểu.
Thông qua sự giới thiệu của khoa, Đoàn Thanh niên, đã chọn được 16
gương sinh viên, cựu sinh viên tiêu biểu, đại diện cho một số ngành, nghề
đào tạo của nhà trường: Công nghệ thông tin, Cơng nghệ kỹ thuật điều khiển
và tự động hóa, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Điện
cơng nghiệp và dân dụng, Logistics, Kế tốn, Quản trị kinh doanh, Hướng
dẫn du lịch, Tiếng Anh, Tiếng Hàn.

3


+ Xây dựng bảng câu hỏi gợi ý cho sinh viên, cựu sinh viên có cơ sở chia sẻ
câu chuyện của mình. Bảng câu hỏi gợi ý được điều chỉnh phù hợp với đối
tượng sinh viên hoặc cựu sinh viên để nội dung chia sẻ đáp ứng mục tiêu
của chuỗi bài viết.
+ Liên hệ với sinh viên, cựu sinh viên TDC để phỏng vấn về câu chuyện
chọn nghề, chọn trường của mình. Thơng qua bảng câu hỏi gợi ý, sinh viên,
cựu sinh viên chia sẻ câu chuyện đưa mình đến với quyết định chọn TDC để
học tập và rèn luyện. Đồng thời, sinh viên, cựu sinh viên cũng cập nhật công
việc hiện tại và đưa ra những lời nhắn gửi cho các bạn học sinh cũng đang
phân vân trên hành trình nghề nghiệp của mình.
+ Thực hiện chuỗi bài viết về câu chuyện chọn nghề của sinh viên, cựu sinh

viên TDC. Thông qua chia sẻ của sinh viên, cựu sinh viên, bài viết được
biên tập hồn chỉnh bằng nhiều hình thức khác nhau: bài báo, bài phỏng
vấn, thư… nhằm tạo sự đa dạng, mới mẻ cho chuỗi bài viết.
+ Gửi bài viết đã biên tập cho nhân vật để đối chiếu thơng tin và tiếp nhận
phản hồi điều chỉnh, góp ý (nếu có).
+ Ban biên tập website tuyensinh.tdc.edu.vn kiểm duyệt nội dung trước khi
đăng tải.
+ Đăng tải các bài viết trên các kênh thông tin của TDC (website tuyển sinh,
Fanpage).
Tại website: tuyensinh.tdc.edu.vn, chuỗi bài viết được đăng ở mục: “Sinh
viên TDC với câu chuyện chọn nghề” và được đăng đồng thời ở mục:
“Hướng nghiệp”.
Tại Fanpage: Tuyển sinh Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức – TDC,
chuỗi bài viết được đăng tải tại album: Sinh viên TDC với câu chuyện chọn
nghề, với phần hình ảnh được thiết kế phù hợp cho từng bài viết nhằm tạo
sự thu hút cho người đọc.

4


4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng cho công tác truyền thông tuyển sinh
với chuỗi bài viết: “Sinh viên TDC với câu chuyện chọn nghề” tại Website:
tuyensinh.tdc.edu.vn và Fanpage: Tuyển sinh Trường Cao đẳng Công nghệ
Thủ Đức – TDC của TDC.
Tại website: tuyensinh.tdc.edu.vn, chuỗi bài viết đã thu hút được tổng cộng
1.344 lượt xem.
Tại fanpage: Tuyển sinh Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức – TDC,
album: “Sinh viên TDC với câu chuyện chọn nghề” đã tiếp cận được tổng
cộng khoảng 22 nghìn người theo dõi. Trong thời gian chuỗi bài viết được

đăng tải (từ 17/02 – 23/02), các chỉ số trên page có sự gia tăng, cụ thể:
+ Lượt theo dõi trang: tăng 14%
+ Lượt xem trang: tăng 21%
+ Lượt thích trang: tăng 24%
+ Lượt tiếp cận bài viết: tăng 28%
+ Lượt tương tác với bài viết: tăng 18%
(Xem thêm tại phần phụ lục, trang 3 )
5. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng sáng
kiến kinh nghiệm, giải pháp của bản thân
Sáng kiến kinh nghiệm chủ yếu được thực hiện trong giai đoạn giãn cách vì
dịch Covid-19 nên việc tìm kiếm các gương sinh viên, cựu sinh viên tiêu
biểu còn hạn chế, chưa đại diện hết các ngành đào tạo của nhà trường.
Một số sinh viên, cựu sinh viên được giới thiệu nhưng vì nhiều lý do cá
nhân nên ngại chia sẻ, hoặc không phản hồi bài viết sau khi được liên hệ.
Cần phối hợp với các khoa và Đoàn Thanh niên một cách chặt chẽ để có
nhiều phương án hơn cho chuỗi bài viết, đồng thời lan tỏa chuỗi bài viết
mạnh mẽ hơn trên các kênh thông tin.

5


III.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Chuỗi bài viết “Sinh viên TDC với câu chuyện chọn nghề” là những câu
chuyện mang màu sắc và cảm xúc chân thật, được kể bởi chính sinh viên và
cựu sinh viên TDC về hành trình chọn nghề của mình. Mỗi sinh viên, cựu
sinh viên TDC đều có câu chuyện riêng cho lựa chọn của mình khi quyết
định chọn TDC là nơi viết nên ước mơ nghề nghiệp sau THPT, khơng ai

giống ai. Có bạn đã xác định được ngành học ngay từ khi còn ngồi trên ghế
trường THPT, nhưng có bạn cũng phải trải qua hành trình thử - sai mới nhận
ra đam mê thực sự của mình, lại có bạn đến với TDC là sự tình cờ sau thất
bại ở tuổi 18… Nhưng dù lựa chọn nào thì hiện tại cũng đã mang đến cho
các bạn sự hài lịng và thành cơng nhất định.
Trong thời gian tới, chuỗi bài viết sẽ không chỉ giới hạn trong khuôn khổ
của một sáng kiến kinh nghiệm mà còn được nối dài với những câu chuyện
của nhiều gương sinh viên, cựu sinh viên với những hành trình khác nhau,
dù gập ghềnh hay bằng phẳng. Đó sẽ là những câu chuyện mang nhiều cảm
xúc để truyền niềm tin, động lực tích cực cho sinh viên, thí sinh, đồng thời
lan tỏa, phát huy niềm tự hào về trường trong mỗi sinh viên và khẳng định
uy tín, thương hiệu của nhà trường.
2. Kiến nghị
Fanpage của trường, các khoa và các CLB đội, nhóm chia sẻ rộng rãi các bài
viết trong chuỗi bài viết: “Sinh viên TDC với câu chuyện chọn nghề” để lan
tỏa, truyền cảm hứng và động lực tích cực đến với thí sinh, phụ huynh đang
quan tâm và lựa chọn TDC làm nơi viết tiếp ước mơ nghề nghiệp.
Tăng cường hình ảnh của HSSV TDC trong các hoạt động tư vấn tuyển sinh
của nhà trường. Từ đó, hình thành nên cộng đồng sinh viên, cựu sinh viên
TDC để kết nối, chia sẻ kinh nghiệm học tập, hỗ trợ việc làm, tiến tới xây
dựng góc truyền thống của HSSV TDC… đồng thời quảng bá, giới thiệu
đến thí sinh.

6



×