Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Vai trò của Đảng và Chính phủ trong việc nâng cao đời sống nhân dân theo Tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.68 KB, 23 trang )

KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI
BỘ MƠN: KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
------- -------

TIỂU LUẬN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
CHỦ ĐỀ: Vai trị của Đảng và Chính phủ trong
việc nâng cao đời sống nhân dân theo Tư tưởng
Hồ Chí Minh tại tỉnh Sơn La

Lớp: ML01005-02
Nhóm: 13
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Lê Thanh

Hà Nội – 2023


Danh sách thành viên nhóm

S
T
T

Họ Tên

MSV

Điểm Hoạt
Động

1



Lê Đình Nhâm

653124

10

2

Nguyễn Cầu Long
Nhật

654128

9

3

Nguyễn Hà Ninh

674729

9

4

Đỗ Quý Phong

674732


9


Mục lục
Lời nói đầu................................................................................................................. 1
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN.....................................................................................2
Phần 1. Mở đầu.................................................................................................................3
1.1. Đặt vấn đề.........................................................................................................3
1.1.1.

Xuất phát từ nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh.....................................3

1.1.2.

Xuất phát từ vai trị của Đảng và Chính phủ trong việc nâng cao đời

sống của nhân dân............................................................................................3
1.1.3.

Xuất phát từ thực trạng đời sống nhân dân ở tỉnh Sơn La..................4

1.2. Mục tiêu............................................................................................................5
1.3. Đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu..........................................5
1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu..............................................................................5

1.3.2.

Phương pháp nghiên cứu........................................................................6


Phần 2. Nội dung...............................................................................................................7
2. Nội dung...................................................................................................................7
2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống nhân dân.................................7
2.2. Vai trò của Đảng và Chính phủ trong việc nâng cao đời sống nhân dân
theo Tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay..............................................................11
2.3. Vai trị của Đảng và Chính phủ trong việc nâng cao đời sống nhân dân
theo Tư tưởng Hồ Chí Minh tại tỉnh Sơn La năm 2020..................................16
Phần 3. Kết luận..............................................................................................................19
Phần 4. Tài liệu tham khảo.............................................................................................20


Lời nói đầu
Chăm lo đời sống cho nhân dân để an dân, giữ n đất nước có vị trí, vai trị
đặc biệt quan trọng trong tồn bộ hoạt động tổ chức, điều hành và quản lý xã
hội của Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người cống hiến trọn đời cho độc
lập dân tộc, tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Những quan điểm, tư
tưởng của Người về an sinh xã hội, chăm lo cho đời sống nhân dân, đến nay
vẫn còn nguyên giá trị và được Đảng, Nhà nước Việt Nam vận dụng, phát
huy trong mọi thời kỳ lịch sử, nhất là trong bối cảnh mới hiện nay.
Chính vì lẽ đó nhóm em đã chọn để tài: “Vai trị của Đảng và Chính phủ
trong việc nâng cao đời sống nhân dân theo Tư tưởng Hồ Chí Minh” với mục
đích làm cho mọi người hiểu rõ hơn về Vai trị của Đảng và Chính phủ trong
việc nâng cao đời sống nhân dân theo Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong thời gian thực hiện đề tài đã gặp nhiều khó khăn, trở ngại , cũng như
nhiều thiếu sót mà nhóm em khơng thể lường trước được nhưng cũng nhờ
những góp ý và hỗ trợ của Thầy nhóm em đã hồn thành đề tài. Bên cạnh đó,
cảm ơn tất cả những thành viên trong nhóm đã cùng nhau cố gắng, nỗ lực,
làm việc để cả nhóm hồn thành xuất sắc nhiệm vụ này. Với lịng biết ơn sâu
sắc, nhóm em xin gửi những lời biết ơn chân thành này đến quý Thầy Cơ

trong bộ mơn Khoa học chính trị, những người đã truyền cho bọn em rất
nhiều kinh nghiệm và kiến thức quý báu, những sự giúp đỡ ấy đã tiếp thêm
động lực cho nhóm em vững bước trên con đường mình đã chọn.

1


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………

Giáo viên hướng dẫn ký, ghi rõ họ tên

2


Phần 1. Mở đầu
1.1. Đặt vấn đề
1.1.1. Xuất phát từ nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Ở đời và làm người phải thương
nước, thương dân, thương nhân loại bị áp bức đau khổ” và Người không chỉ
cống hiến trọn đời cho độc lập dân tộc, tự do, ấm no và hạnh phúc của nhân
dân Việt Nam mà cịn góp sức vào sự nghiệp giải phóng nhân loại bị áp bức,
bất cơng trên toàn thế giới. Người để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vơ
giá, đó là tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong đó, tư tưởng về
chăm lo đời sống nhân dân vẫn giữ nguyên giá trị, soi đường cho cách mạng
Việt Nam vững bước trên con đường đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh. Đó chính là triết lý, là phương châm
hành động trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Vì theo
Người: Tất cả của cải vật chất trong xã hội, đều do công nhân và nông dân
làm ra. Nhờ sức lao động của cơng nhân và nơng dân, xã hội mới sống cịn
và phát triển. Người luôn đặt dân làm trọng là mục tiêu để xây dựng đất nước
“Dân giàu, nước mạnh”. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều tình
cảm đặc biệt đối với đồng bào dân tộc các khu vực miền núi phía Bắc. Tình
cảm đó được thể hiện qua việc Người luôn nhấn mạnh về công tác nâng cao
đời sống của nhân dân ở đây.
1.1.2. Xuất phát từ vai trị của Đảng và Chính phủ trong việc nâng
cao đời sống của nhân dân
Hiện nay, Đảng và Chính phủ giữ vai trị vơ cùng quan trọng. Đảng và chính

phủ đóng vai trị lãnh đạo và quản lý quốc gia, và có trách nhiệm đảm bảo sự
phát triển và cải thiện cuộc sống của nhân dân. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh,
đảng và chính phủ phải tập trung vào việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm
nghèo, cải thiện điều kiện sống và nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân.
Đặc biệt, đối với các tỉnh vùng núi, đảng và chính phủ cần đặc biệt quan tâm
3


và đầu tư vào việc phát triển hạ tầng, giáo dục, y tế và nơng nghiệp. Đảng và
chính phủ cần xây dựng chính sách và chiến lược phù hợp để khắc phục
những khó khăn đặc thù của vùng núi, như địa hình khó khăn, vùng đất núi
đa dạng và nguồn lực hạn chế. Đồng thời, họ cần tạo điều kiện thuận lợi cho
người dân vùng núi tiếp cận với các dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế, giao
thông và thơng tin. Ngồi ra, đảng và chính phủ cần thúc đẩy phát triển kinh
tế đa dạng hóa, khuyến khích sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và du lịch sinh
thái trong vùng núi. Điều này giúp tạo ra việc làm, tăng thu nhập và cải thiện
cuộc sống của người dân. Tóm lại, vai trị của đảng và chính phủ trong việc
nâng cao đời sống của nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh tại các tỉnh vùng
núi là xây dựng chính sách, đầu tư hạ tầng và phát triển kinh tế đa dạng hóa,
nhằm cải thiện điều kiện sống và tạo ra cơ hội phát triển cho người dân.
1.1.3. Xuất phát từ thực trạng đời sống nhân dân ở tỉnh Sơn La
Địa hình Sơn La chủ yếu là núi và cao nguyên, độ dốc lớn, đất đai rất dễ bị
rửa trơi, xói mịn.Nhiều nơi đất bị bạc màu, thối hóa.
Khí hậu Sơn La mang tính thất thường, có nhiều hiện tượng thiên tai như:
Rét đậm, rét hại kéo dài, sương muối, gió tây nam khơ nóng, mưa đá, diễn
biến mùa thất thường của thời tiết,khí hậu, gây thiệt hại lớn cho sản xuất
nơng nghiệp.
Nhìn nhận thẳng thắn rằng bộ mặt kinh tế - xã hội của địa phương vẫn còn
nhiều tồn tại hạn chế, tình trạng đói nghèo, tái nghèo vẫn cịn diễn ra, di cư tư
do, giao thơng chưa được nâng cấp đầy đủ, an sinh xã hội còn nhiều bỏ ngỏ

chưa thực sự đến với đời sống của các bản xa xơi, hẻo lánh; đời sống nhân
dân cịn gặp nhiều khó khăn cùn với đó là những diễn biến phức tạp của tình
trạng thời tiết khắc nghiệt; các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tội phạm về buôn bán
ma túy ngày càng gia tăng với những biểu hiện tinh vi hơn;….địi hỏi các cấp
Chính quyền địa phương trong tỉnh phải đưa ra những biện pháp, kế hoạch,
chương trình lâu dài, vừa mang tính vĩ mơ, vừa mang tính cụ thể để từng
4


bước giải quyết những vướng mắc khó khăn này. Thực hiện Nghị quyết Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ
tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ 2015 – 2020, Sơn La đã đề ra những định hướng,
biện pháp thiết thực nhằm có thể thực hiện trên thực tế để đưa tỉnh nhà từng
bước phát triển đi lên. Tuy nhiên, thiết nghĩ rằng để những mục tiêu kinh tế xã hội đó được tiến hành và tổ chức thực hiện được thì trong thời gian tới và
nhiều năm tiếp theo Sơn La cần quan tâm, chú ý ở nhiều mặt.
Vì thế nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài: “Vai trò của Đảng và chính phủ
trong việc nâng cao đời sống nhân dân theo Tư Tưởng Hồ Chí Minh tại tỉnh
Sơn La”.
1.2. Mục tiêu
- Phân tích và nắm bắt tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trị của
Đảng và Chính phủ trong việc nâng cao đời sống nhân dân
- Đánh giá thực hiện tư tưởng này trong thực tế tỉnh Sơn La
- Tìm hiểu những thành tựu, khó khăn trong việc thực hiện các chính sách
Đảng và Chính phủ
- Đề xuất những giải pháp cụ thể để nâng cao đời sống nhân dân

1.3. Đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam
- Đời sống của nhân dân ở tỉnh Sơn La

- Tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về nâng cao đời sống nhân dân

5


1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận

6


Phần 2. Nội dung
2. Nội dung
2.1.Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống nhân dân
Trả lời phỏng vấn nhà báo nước ngồi ngày 21-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh
nói: “Tơi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được
hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo
mặc, ai cũng được học hành”. Chăm lo đời sống nhân dân, theo Chủ tịch Hồ Chí
Minh, chính là làm cho nhân dân được thực hiện nghĩa vụ và hưởng thụ quyền
lợi trong một xã hội tiến bộ và công bằng, với hành lang pháp lý đầy đủ và ngày
càng hoàn thiện, để nhân dân thực sự là người chủ trong xã hội mới và ngày
càng được thụ hưởng đầy đủ về vật chất và tinh thần.
Ngay từ khi Đảng vừa ra đời, trong Chương trình tóm tắt của Đảng, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã khẳng định không bao giờ Đảng lại hy sinh quyền lợi của giai cấp
công nhân và nông dân cho một giai cấp nào khác. Khi đất nước vừa giành được
độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hịa, Người cùng Chính phủ xác định rõ những nhiệm vụ cấp bách cần
tập trung giải quyết, trong đó việc chống nạn đói, nạn dốt và xóa các tệ nạn xã
hội; bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò; thực hiện quyền tự do, dân chủ,... là những
nội dung, biện pháp và bước đi quan trọng để từng bước chăm lo đời sống vật

chất và tinh thần của nhân dân. Người đề nghị Chính phủ lâm thời phát động
một chiến dịch tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để cứu đói. Trong thư Gửi
nơng gia Việt Nam, Người khẩn thiết kêu gọi: “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản
xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa... Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ
vững quyền tự do, độc lập”. Để cứu đói dân nghèo trước khi thu hoạch vụ mùa,
Người kêu gọi sẻ cơm nhường áo trên tinh thần “lá lành đùm lá rách” và gương
mẫu thực hiện trước, “cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa, mỗi
bữa nhịn một bơ”. Và đem gạo đó để cứu dân nghèo. Sau một thời gian ngắn

7


phát động, nhân dân cả nước đã quyên góp được một lượng lớn lương thực và
nạn đói sớm được khắc phục.
Ngay từ những ngày đầu đất nước mới giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã thể hiện quan điểm nhất quán là Chính phủ phải quan tâm đến đời sống
của nhân dân. Vì thế, trong cuộc họp đầu tiên của Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch
kiến quốc, Người nhấn mạnh, chúng ta phải thực hiện ngay 4 điều: Làm cho dân
có ăn; làm cho dân có mặc; làm cho dân có chỗ ở; làm cho dân có học hành.
Bởi, theo Người, dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được
ăn no, mặc ấm.

Khi miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu
phương của tiền tuyến lớn miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, chăm lo đời sống, hạnh phúc của nhân
dân là một trong những mục tiêu quan trọng của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội mà Đảng, Nhà nước ta hướng tới. Người cho rằng: “Nói một cách đơn
giản và dễ hiểu là: Chủ nghĩa xã hội không ngừng nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”. Người diễn giải mục
đích tổng quát này thành các tiêu chí cụ thể: Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho

nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có
thuốc, già khơng lao động được thì nghỉ… Xã hội ngày càng tiến bộ, vật chất
ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt. Chỉ có chế độ xã hội chủ nghĩa thì
quyền lợi cá nhân, quyền lợi Nhà nước và quyền lợi tập thể mới thống nhất. Vì
vậy, muốn nâng cao đời sống nhân dân, đem lại cho nhân dân cuộc sống ấm no,
tự do, hạnh phúc khơng có con đường nào khác là phải tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để chăm lo tốt cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc
cho nhân dân, trước hết phải xây dựng nhà nước thực sự là nhà nước của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân. Chính phủ phải là cơng bộc của dân. Cơng việc
8


của Chính phủ phải nhằm một mục đích duy nhất là đem lại cuộc sống ấm no, tự
do, hạnh phúc cho nhân dân. Người nói: “Chính sách của Ðảng và Chính phủ là
phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Ðảng và Chính
phủ có lỗi; nếu dân rét là Ðảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Ðảng và
Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Ðảng và Chính phủ có lỗi”. Vì vậy, cán bộ
Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới, đều phải hết sức quan tâm đến đời
sống của nhân dân, phải đặt quyền lợi của nhân dân lên trên hết. Phải lãnh đạo,
tổ chức, giáo dục nhân dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm. Dân đủ ăn, đủ mặc thì
những chính sách của Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện. Nếu dân
đói, rét, bệnh tật thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng khơng thực hiện
được. Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn khẳng định trách nhiệm của Đảng, Chính phủ
là bảo đảm tự do, hạnh phúc cho nhân dân, bởi “Nếu nước nhà độc lập mà dân
không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.

Trên tinh thần các cơ quan của Chính phủ từ tồn quốc cho đến các làng, đều là
công bộc của dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ “hứa với dân, sẽ gắng
sức làm cho ai nấy đều có phần hạnh phúc”. Trong việc kiến thiết nước nhà, sửa

sang mọi việc, phải làm dần dần, không thể một tháng, một năm mà làm được
hết. “Song ngay từ bước đầu, chúng ta phải theo đúng phương châm... Việc gì
lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”. Xuất
phát từ yêu cầu của thực tiễn, xác định công việc cụ thể, bước đi thích hợp để
chăm lo đời sống nhân dân, góp phần từng bước đẩy lùi nạn đói và mang lại
quyền lợi dân chủ cho nhân dân, trước hết là nông dân.

Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh
nhấn mạnh rằng, xây dựng và phát triển đất nước sau kết thúc chiến tranh luôn
là một nhiệm vụ to lớn, nặng nề và phức tạp mà cũng rất vẻ vang. Đó là một
cuộc “chiến đấu”, đầy khó khăn để chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng; để tạo
9


ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Ðể giành lấy thắng lợi trong cuộc “chiến đấu” ấy,
Đảng và Chính phủ không chỉ cần tiến hành “khôi phục và mở rộng các ngành
kinh tế”; “phát triển công tác vệ sinh, y tế”; “sửa đổi chế độ giáo dục cho hợp
với hoàn cảnh mới của nhân dân”; “củng cố quốc phòng”,... mà cịn phải động
viên tồn dân, tổ chức, giáo dục tồn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân
và tạo điều kiện cho nhân dân tự xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc của mình.

Hàm chứa triết lý phát triển bền vững, Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn lại trong bản
Di chúc lịch sử: “NHÂN DÂN LAO ĐỘNG ta ở miền xuôi cũng như miền núi,
đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột,
lại kinh qua nhiều năm chiến tranh”.
Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có
Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng.
Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm khơng
ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Vì “đầu tiên là cơng việc đối với con
người”, nên Người căn dặn phải chăm lo cho các đối tượng “cán bộ, binh sĩ, dân

quân du kích, thanh niên xung phong” để họ có nơi ăn, chốn ở yên ổn đồng thời
phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mọi người; quan tâm đến “cha mẹ,
vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu”, thì
chính quyền địa phương phải giúp đỡ họ có cơng việc làm ăn thích hợp, quyết
khơng để họ bị đói rét; có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ
để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả cơng việc lãnh đạo.
Cùng với đó, Nhà nước và các cấp chính quyền phải vừa dùng giáo dục, vừa
dùng pháp luật để cải tạo và giúp “những nạn nhân của chế độ xã hội cũ, như
trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu... trở nên những người lao động lương
thiện”; miễn thuế nông nghiệp một năm cho nông dân để đồng bào thêm niềm
phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất… Những điều Người dặn, những quyết sách mà

10


Người cùng Đảng và Chính phủ nỗ lực thực hiện đã góp phần chăm lo đời sống
nhân dân, thể hiện chiều sâu tư tưởng nhân văn của chế độ xã hội chủ nghĩa.
2.2.Vai trị của Đảng và Chính phủ trong việc nâng cao đời sống nhân
dân theo Tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay
37 năm đổi mới vừa qua là một giai đoạn lịch sử ghi nhận những bước phát triển
nhanh chóng và tồn diện của đất nước trên các lĩnh vực. Trong quá trình đổi
mới, nhận thức về xã hội xã hội chủ nghĩa của Đảng, càng cần bổ sung, hoàn
thiện theo định hướng về xã hội phát triển đầy đủ, toàn diện, xã hội phát triển
nhân văn theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đại hội XIII của Đảng đã xác định giai đoạn hiện nay là giai đoạn“Nâng cao
năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng
Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng
cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa;
khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy ý chí và
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh

toàn diện, đồng bộ cơng cuộc đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng
và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định; phấn đấu
giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội
chủ nghĩa”. Thời kỳ mới đòi hỏi phải phát triển đất nước toàn diện, đồng bộ hơn
trên tất cả các lĩnh vực, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng
Đảng là then chốt; xây dựng văn hóa, con người làm nền tảng tinh thần; tăng
cường quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên. Như vậy, đến đây Đảng
ta nhận thức rõ hơn vấn đề không chỉ phát triển kinh tế là trung tâm mà cả phát
triển xã hội là trung tâm; khơng chỉ xây dựng văn hóa làm nền tảng tinh thần mà
cả xây dựng con người làm nền tảng tinh thần, trong đó “Xây dựng con người
Việt Nam phát triển tồn diện, có sức khỏe, năng lực, trình độ, có ý thức, trách
nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc”.
Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh,
đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành
quốc gia thu nhập trung bình thấp. Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn,
có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi
mới. Quy mơ, trình độ nền kinh tế được nâng lên, Đời sống nhân dân được cải
thiện rõ rệt về cả vật chất và tinh thần. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ,
tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
Những thành tựu to lớn trên khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn là phù hợp và đáp ứng nhu cầu thực tiễn của
Việt Nam. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau,
mà chủ yếu từ nguyên nhân chủ quan, nền kinh tế xã hội nước ta tồn tại không ít
hạn chế, bất cập, phát triển thiếu bền vững cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và mơi
trường, chưa nhận thức đầy đủ và xử lý tốt quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với
11


phát triển văn hoá, xây dựng con người, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội,
bảo vệ tài nguyên và môi trường”. Thiếu tư duy hệ thống, thiếu sự đồng bộ trong

hoạch định chính sách vẫn đang là hạn chế lớn cản trở sự phát triển của đất
nước. Từ đó, dẫn đến một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm
2011-2020 và việc tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt được mục tiêu đề ra. Từ thực tiễn của công
cuộc đổi mới ở Việt Nam cho thấy, việc tăng trưởng kinh tế phải đi đơi với ổn
định chính trị, tiến bộ và cơng bằng xã hội. Văn hố đang trở thành một động
lực thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, công cuộc đổi mới ở Việt Nam đang diễn ra trong bối cảnh đời
sống quốc tế có nhiều biến đổi mạnh mẽ. Q trình tồn cầu hố có nhiều tác
động tích cực như thúc đẩy nhanh và mạnh sự phát triển và xã hội hóa lực lượng
sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao, tạo ra các điều kiện vật chất cho sự phát
triển của con người, của xã hội. Tuy nhiên, tồn cầu hóa có tác động tiêu cực mà
ở những nước chậm và đang phát triển thì sự thách thức và tác động tiêu cực lại
càng lớn hơn, trong đó có sự nhận thức sai lầm, phiến diện về phát triển “thuần
túy kinh tế”, vấn đề môi trường sinh thái, vấn đề đạo đức, lối sống, văn hóa. Với
Việt Nam, trong q trình tồn cầu hóa, chúng ta vừa phải lo tránh tụt hậu xa về
kinh tế so với các nước vừa phải lo chệch hướng về chính trị, suy thối về đạo
đức, lối sống.
Từ địi hỏi đó, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển trong công cuộc đổi
mới hiện nay, cần tiếp tục quán triệt những vấn đề sau:
Phát triển đồng bộ, toàn diện các mặt của đời sống xã hội chính là sự nhận thức
một cách đúng đắn về chủ nghĩa xã hội; về con đường xây dựng chủ nghĩa xã
hội bằng những hình thức, bước đi, biện pháp phù hợp và có hiệu quả hơn. Công
cuộc đổi mới cần tiến hành một cách toàn diện, đồng bộ, từ nhận thức, tư duy
đến hoạt động thực tiễn; phát triển mọi mặt của đời sống xã hội, trước hết là
kinh tế; đổi mới chính trị từ hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước
đến hoạt động cụ thể trong từng bộ phận của hệ thống chính trị. Những sự đổi
mới này phải có trọng tâm, trọng điểm, bước đi, có lộ trình, hình thức phù hợp,
bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ và đồng bộ giữa ba nhiệm vụ: phát triển kinh tế là
trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt và phát triển văn hóa là nền tảng tinh

thần của xã hội, bảo đảm dân chủ công bằng, tiến bộ và văn minh của xã hội.
Phát triển toàn diện các mặt của đời sống xã hội phải luôn luôn quán triệt quan
điểm “dân là gốc”, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo
và mọi nguồn lực của nhân dân theo tinh thần “đem tài dân, sức dân, của dân
làm lợi cho dân”. Khái niệm nhân dân ở đây, không chỉ là nhân dân lao động với
hai giai cấp cơ bản trong xã hội là công nhân và nông dân, mà là mọi người dân
Việt Nam “khơng phân biệt nịi giống, già trẻ, gái trai, tơn giáo, thành phần, giàu
nghèo, tôn giáo….”.

12


Hình 2.3. Các đại biểu dự phiên khai mạc Đại hội lần thứ XIII của Đảng
Hơn 75 năm trước Hồ Chí Minh đã tổng kết: “Dân chúng đồng lịng, việc gì
cũng làm được. Dân chúng khơng ủng hộ, việc gì làm cũng khơng nên”. Do
đó, phát triển phải vì lợi ích của nhân dân, xa rời, đi ngược lại lợi ích của
nhân dân thì sự nghiệp đổi mới sẽ thất bại. Đảng ta nhận định: “Từ trước đến
nay, bất cứ việc gì đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, của tồn Đảng,
được nhân dân và tồn đảng đồng lịng, góp sức thì nhất định thắng lợi”. Ý
kiến, nguyện vọng, đòi hỏi, sáng kiến của nhân dân nảy sinh từ thực tiễn
chính là nguồn gốc hình thành đường lối chủ trương, chính sách đổi mới của
Đảng và Nhà nước. Dựa vào dân, qua thực tiễn phong phú của nhân dân để
tiến hành tổng kết, đúc rút ra các vấn đề có tính quy luật, trên các lĩnh vực xã
hội để tiếp tục đi lên, đó là chìa khóa của sự thành công.

Phải luôn coi trọng giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với
phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Do hồn cảnh
chiến tranh buộc phải dành nhiều tâm lực, trí lực lãnh đạo cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, nhưng Hồ Chí Minh vẫn ln nhấn mạnh
13



đến yêu cầu phải có một nền kinh tế vững mạnh làm cơ sở cho giải quyết các
vấn đề xã hội. Chỉ có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền
vững thì mới có khả năng huy động các nguồn lực vật chất cho việc thực hiện
tiến bộ và cơng bằng xã hội. Khơng thể có một xã hội tiến bộ và công bằng
trên cơ sở một nền kinh tế trì trệ, suy thối, chỉ đủ cung cấp cho dân chúng
một cuộc sống “giật gấu vá vai”. Ngược lại, cũng khơng thể có một nền kinh
tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững trong một xã hội với đa số
dân chúng thấp kém về trí tuệ, ốm yếu về thể chất, suy thối về đạo đức và
một bộ phận đáng kể lao động lâm vào cảnh thất nghiệp, nghèo đói, bị đẩy ra
ngồi lề xã hội. Do đó, tăng trưởng kinh tế đi đơi với bảo đảm tiến bộ và
công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. Không chờ đợi đến khi đất
nước đạt tới trình độ phát triển kinh tế cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội, mới phát triển văn hóa, càng khơng “hy sinh” tiến bộ và công
bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần hay vì lợi ích của
thiểu số. Muốn vậy, mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát
triển xã hội; mỗi chính sách phát triển xã hội phải nhằm tạo ra động lực thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, hướng tới sự phát triển văn hóa dù trực tiếp hay gián
tiếp, trước mắt hoặc lâu dài và văn hóa thật sự thấm sâu vào tất cả lĩnh vực.
Bên cạnh đó, một đường lối phát triển theo mơ hình kinh tế thị trường nhưng
khơng quản lý một cách dân chủ, khoa học thì khơng thể ngăn chặn được
tham nhũng, không thể tạo được sự ổn định.

Xuất phát từ đặc điểm nước ta, từ nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa
xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản, Hồ Chí Minh thường xuyên nhấn mạnh yêu
cầu duy trì và phát triển kinh tế nhiều thành phần, thực hiện “cơng tư lưỡng
lợi”. Người đã nhìn thấy vai trò, sức mạnh của các thành phần xã hội như tư
sản, tiểu chủ đối với công cuộc phát triển kinh tế và góp phần phát triển xã
hội. Vì vậy, phải có chính sách phát triển giai cấp đúng đắn, nhất là với

những giai cấp, tầng lớp hữu sản, mới tạo ra động lực thúc đẩy xã hội phát
14


triển. Tuy nhiên, “nhà tư bản thì khơng khỏi bóc lột. Nhưng Chính phủ ngăn
cấm họ bóc lột cơng nhân q tay. Chính phủ phải bảo vệ quyền của cơng
nhân. Đồng thời, vì lợi ích lâu dài, anh chị em thợ cũng để cho chủ được một
số lợi hợp lý, khơng u cầu q mức”. Những quan điểm đó của Hồ Chí
Minh vẫn nguyên giá trị thời sự đối với hôm nay khi đối diện với các vấn đề
xã hội nảy sinh từ quan hệ kinh tế, đặc biệt là quan hệ bóc lột trong điều kiện
chấp nhận kinh tế nhiều thành phần - một vấn đề xã hội lớn trong quản lý
phát triển xã hội Việt Nam đương đại.

Xây dựng một cộng đồng xã hội đa dạng, phong phú, trong đó các giai cấp,
các tầng lớp xã hội, các tầng lớp dân cư đều có nghĩa vụ, quyền lợi. Phải xây
dựng những chính sách xã hội phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của từng
giai tầng xã hội, từng giới, kết hợp hài hịa lợi ích của các nhóm dân sự với
nhau để củng cố khối đại đồn kết dân tộc, nhằm giữ vững an ninh chính trị
xã hội, tiếp tục tạo đà cho cho phát triển kinh tế xã hội bền vững. Công bằng
xã hội, tiến bộ xã hội trong phân phối thể hiện trong việc thực hiện phân phối
chủ yếu theo kết quả lao động, phân phối theo mức đóng góp vốn và các
nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh, đồng thời chú ý phân phối theo
phúc lợi xã hội; khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đơi với tích
cực xóa đói giảm nghèo, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo bằng cách nâng
cao mức sống của người nghèo.

Phát triển xã hội theo hướng nhân văn, lấy con người làm trung tâm, xem
phát triển con người - cả cá nhân và cộng đồng - vừa là mục tiêu cao nhất
vừa là động lực to lớn nhất của tiến trình đổi mới ở nước ta. Phát triển xã hội
đòi hỏi phải đáp ứng ngày một tốt hơn những nhu cầu cơ bản trong đời sống

vật chất và đời sống tinh thần của con người. Trước hết, đó là những nhu cầu
về ăn, mặc, ở, đi lại, phịng chữa bệnh, xây dựng gia đình, ni dạy con cái...
15


bảo đảm cho con người có thể sống như những sinh thể cấu thành xã hội.
Những nhu cầu nêu trên không thể tự thỏa mãn mà phải thông qua lao động
sản xuất của chính con người để tạo ra của cải vật chất. Tăng gia sản xuất,
phát triển kinh tế do đó có vai trị cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển xã
hội. Song, suy đến cùng, sản xuất kinh tế chỉ là phương tiện chứ không phải
là cứu cánh, là mục đích tự thân của phát triển xã hội.
2.3.Vai trị của Đảng và Chính phủ trong việc nâng cao đời sống nhân
dân theo Tư tưởng Hồ Chí Minh tại tỉnh Sơn La năm 2020
Trong năm 2022, đời sống nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh tương đối
ổn định, các chính sách an sinh, xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Các
chương trình xóa đói giảm nghèo, cho vay vốn phát triển sản xuất được quan
tâm triển khai, thực hiện tạo vốn sản xuất, việc làm, tăng thu nhập; đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên. Nhân dân các dân tộc trong
tỉnh chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước. Kinh tế phát triển ổn định; môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được
cải thiện. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định, chủ
quyền an ninh biên giới được giữ vững.
Chương trình cho vay vốn tạo việc làm được các đơn vị quan tâm thực hiện.
Tổng doanh số cho vay từ đầu năm đến 31/11/2022 là 255.588 triệu đồng với
4.745 dự án vay vốn tạo việc làm cho 5.268 lao động, đã chuyển đổi nghề
nghiệp và tạo việc làm cho 29.687 người; kết nối thành công 190 lao động đi
làm việc có thời hạn ở nước ngoài vượt 90% kế hoạch năm 2022.
Trong tháng 11/2022 Ngân hàng Chính sách xã hội đã thực hiện các chương
trình cho vay đối với 2.095 lượt khách hàng với tổng số tiền 94.125,5 triệu
đồng. Lũy kế từ đầu năm Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay 33.475 lượt

khách hàng với tổng số tiền 1.454.524,7 triệu đồng.

16


Về chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH), tính đến 30/11/2022 tổng số người
tham gia BHXH toàn tỉnh là 88.812 người, trong đó BHXH bắt buộc là
60.446 người, BHXH tự nguyện là 28.366 người; tỷ lệ lao động tham gia
BHXH trên tổng số lao động trong độ tuổi khoảng 13,96%.

Thực hiện chính sách Người có cơng ln được các cấp các ngành, các địa
phương triển khai thực hiện đầy đủ, chính xác, kịp thời, đúng quy định các
chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng. Kết quả,
năm 2022 đã tổ chức chi trả hàng tháng cho 2.954 người, với số tiền chi trả
trong năm 103.000 triệu đồng. Thực hiện chế độ điều dưỡng người có cơng
cho 411 người, với số tiền 999,96 triệu đồng; thăm hỏi, trao tặng 9.819 suất
trị giá 3.513,384 triệu đồng cho các đối tượng nhân dịp Tết Nguyên đán
Nhâm Dần 2022; thăm, tặng 17.056 suất quà với số tiền 7.351,885 triệu đồng
cho đối tượng người có cơng với cách mạng và thân nhân của người có cơng
dịp kỷ niệm 75 năm ngày ngày thương binh, liệt sĩ.

Trong năm đã trợ giúp thường xuyên cho 100% đối tượng đủ điều kiện đều
được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định. Tồn tỉnh có 11.076
người cao tuổi được chúc thọ, mừng thọ. Triển khai thực hiện tốt đề án “Huy
động nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh giai
đoạn 2021-2025. Năm 2022, toàn tỉnh đã thực hiện hỗ trợ được 2.213 nhà,
với tổng kinh phí 156,158 tỷ đồng, chủ yếu là nguồn lực xã hội hóa.

Chú trọng chăm lo tốt đối với đối tượng chính sách, người có cơng, đối tượng
bảo trợ xã hội ... đảm bảo mọi gia đình đều có tết. Kết quả: toàn tỉnh đã tổ

chức thăm, tặng quà 56.089 suất quà, số tiền 27.322,880 triệu đồng. Hỗ trợ
thiếu đói giáp hạt và Tết Nguyên đán năm 2022 có 11/11 huyện tự cân đối hỗ
trợ cho 6.028 hộ với 24.076 nhân khẩu, tổng số gạo hỗ trợ là 498.435kg.
17



×