Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tiểu luận Thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.83 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ...
KHOA ...
---------***-------LOGO

TIỂU LUẬN
MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Họ và tên sinh viên

:

Mã sinh viên

:

Lớp

:

Khóa

:

Giảng viên giảng dạy

:

Hà Nội, tháng 06 năm 2022


MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................................3

1. Tổng quan về thương mại điện tử............................................................................4
1.1. Khái niệm..........................................................................................................4
1.2. Các đặc trưng của thương mại điện tử...............................................................4
2. Những nguyên tắc chung của pháp luật thương mại điện tử....................................5
2.1. Cơ sở pháp lý.....................................................................................................5
2.2. Những nguyên tắc chung...................................................................................5
KẾT LUẬN.....................................................................................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................9


Đề bài: Hãy trình bày những nguyên tắc chung của pháp luật thương mại điện tử

PHẦN MỞ ĐẦU
Hoạt động thương mại điện tử là việc mua bán, giao dịch các sản phẩm, hàng hóa
trên khơng gian mạng, các hệ thống điện tử như internet, mạng máy tính. Hình thức giao
dịch này được xem là tiến bộ hơn so với giao dịch truyền thống vì người mua và người
bán có thể kết nối với nhau, thực hiện các hoạt động mua bán, trả giá, chào giá, lựa chọn
các sản phẩm tiện lợi hơn trên không gian số mà không cần phải trực tiếp đến nơi mua,
nơi bán. Giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam được điều chỉnh bởi các luật, nghị
định và thơng tư hướng dẫn, trong đó quy định các chủ thể, nguyên tắc, các hoạt động
được phép làm và các hành vi bị cấm. Những quy định này giúp cho hoạt động thương
mại điện tử diễn ra bình thường, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
tham gia cũng như của nhà nước.
Trong phạm vi bài tiểu luận này, người viết sẽ trình bày về các nguyên tắc chung
của pháp luật thương mại điện tử được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật. Các
nguyên tắc này được luật hóa và sử dụng trong các giao dịch, điều chỉnh hoạt động
thương mại điện tử, vì vậy, các chủ thể tham gia thương mại điện tử phải tuân thủ nghiêm
chỉnh những nguyên tắc đó.



1. Tổng quan về thương mại điện tử
1.1.

Khái niệm

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, thương mại điện tử
nghĩa là “việc tiến hành một phần hoặc tồn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng
phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thơng di động hoặc các
mạng mở khác”
Theo đó, các chủ thể có thể tiến hành tồn bộ hoặc chỉ một phần hoạt động thương
mại điện tử cũng được xem là thương mại điện tử, hoạt động này được thực hiện thông
qua các phương tiện điện tử mà sử dụng mạng internet, viễn thông hoặc các mạng khác.
1.2.

Các đặc trưng của thương mại điện tử

Theo PGS, TS Nguyễn Văn Hồng (2013), hoạt động thương mại điện tử có các nội
dung cơ bản sau đây:
Thương mại điện tử là hình thức giao dịch mà các bên không tiếp xúc trực tiếp với
nhau mà thơng qua các hình thức điện tử trên khơng gian mạng. Vì vậy, hoạt động giao
dịch này khơng đòi hỏi các bên mua, bên bán phải biết nhau từ trước. Tất cả các chủ thể ở
khắp mọi nơi có nhu cầu giao dịch đều có thể tiến hành giao dịch, tham gia vào thị trường
toàn cầu bất cứ thời điểm nào mà họ muốn.
Vì tính chất tồn cầu của mình, thương mại điện tử được xem là hoạt động khơng biên
giới. Một cá nhân có quốc tịch Mỹ, đang sinh sống tại Mỹ cũng có thể mua hàng hóa của
một cơng ty tại Nhật Bản mà khơng cần đến trực tiếp để mua. Nếu như trước đây chưa
xuất hiện thương mại điện tử thì cá nhân có quốc tịch Mỹ đó phải tới tận Nhật Bản để
mua hàng, tuy nhiên rào cản đấy khơng cịn nữa.

Hoạt động thương mại điện tử khơng thể thực hiện nếu khơng có bên cung cấp dịch
vụ thương mại điện tử. Vì vậy, thương mại điện tử địi hỏi phải có sự tham gia của ít nhất
3 bên, một bên khơng thể thiếu là các cơ quan cấp phép, chứng thực, các nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông, internet. Những cơ quan này có nhiệm vụ tiếp nhận, lưu giữ, chuyển


đi những thông tin cần thiết của các bên tham gia vào hoạt động giao dịch thương mại
điện tử, cũng như đảm bảo yếu tố tin cậy đối với thông tin các bên đưa ra trong giao dịch.
Theo TS. Nguyễn Thị Khánh Chi (2022), đối với hoạt động thương mại điện tử thì
thơng tin rất quan trọng, có thể nói thơng tin chính là thị trường, bởi có nắm được nhu
cầu, thị hiếu khách hàng thì mới có chiều hướng phát sản xuất, phân phối các sản phẩm
một cách hợp lý để thu về lợi nhuận. Và cũng nhờ thương mại điện tử mà rất nhiều hình
thức kinh doanh mới được hình thành để phù hợp với xu thế chung.
2. Những nguyên tắc chung của pháp luật thương mại điện tử
2.1.

Cơ sở pháp lý

Các nguyên tắc chung của pháp luật thương mại điện tử được quy định tại Ngihị định
52/2013/NĐ-CP của Chính phủ, hay trong các Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Đầu tư
2020, cụ thể như sau:
Theo khoản 1 Điều 5 Luật Đầu tư 2020, pháp luật cho phép nhà đầu tư thực hiện các
hoạt động đầu tư, kinh doanh đối với những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Những ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện thì cần đáp ứng một số điều kiện
nhất định. Hoạt động giao dịch thương mại điện tử mà nhằm tìm kiếm lợi nhuận cũng
là một hình thức đầu tư, kinh doanh được pháp luật cho phép. Do đó, các chủ thể
được phép kinh doanh những ngành, nghề nếu đáp ứng đủ điều kiện.
Cũng trên tinh thần đó của Luật Đầu tư 2020, Luật Doanh nghiệp 2020 cũng cho phép
các công dân, doanh nghiệp được tự do đầu tư, kinh doanh, miễn là pháp luật khơng cầm
thì sẽ được làm. Chủ thể được tự do chọn hình thức kinh doanh, vốn, ngành nghề, quy mô

kinh doanh…
2.2.

Những nguyên tắc chung

Điều 26 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số
85/2021/NĐ-CP) cũng quy định một số nguyên tắc trong hoạt động thương mại điện tử,
cụ thể:


-

Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong giao dịch thương mại điện tử

Khi tham gia hoạt động thương mại điện tử, mỗi chủ thể tham gia có quyền tự do trao
đổi, mua bán, thỏa thuận không được trái với quy định pháp luật. Những hoạt động này
sẽ xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia giao dịch. Đồng thời, từ những
quyền và nghĩa vụ đó sẽ là cơ sở để giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh trong quá
trình giao dịch.
Đây là một nguyên tắc cơ bản trong pháp luật về dân sự nói chung và pháp luật về
thương mại điện tử nói riêng. Pháp luật về thương mại điện tử cơ bản thuộc ngành luật
dân sự, do đó khi tham gia giao dịch các bên được tự do thỏa thuận, ký kết mà khơng bị
chi phối về ý chí, miễn là phù hợp với quy định pháp luật
-

Nguyên tắc xác định phạm vi hoạt động kinh doanh trong thương mại điện tử

Khác với kinh doanh truyền thống, kinh doanh thương mại điện tử có thể diễn ra ở bất
cứ địa điểm nào, vào bất cứ thời gian nào. Theo quy định này, những thương nhân tiến
hành hoạt động cung ứng dịch vụ hay mua bán hàng hóa, xúc tiến thương mại trên các

trang web thương mại điện tử, nếu không chỉ rõ cụ thể giới hạn địa lý của các hoạt động
này thì sẽ xem như được tiến hành trên phạm vi cả nước.
Quy định này giúp người tham gia mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ dễ dàng tham gia
giao dịch, tránh gây nhầm lẫn nếu thương nhân không cung cấp đầy đủ thông tin. Đồng
thời cũng tạo thuận lợi cho cơ quan nhà nước khi quản lý các hoạt động trên.
-

Nguyên tắc xác định nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt
động thương mại điện tử

Người tiêu dùng là đối tượng quan trọng, được nhà nước quan tâm và bảo vệ trong
việc mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ cho đời sống hằng ngày. Do đó, thương nhân
bán hàng trên các trang web, hoặc những chủ sở hữu trang web này phải tuân thủ đầy đủ
pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.


Đồng thời, quy định này cũng chỉ rõ, khách hàng trên website cung cấp dịch vụ
thương mại điện tử là người tiêu dùng dịch vụ thương mại điện tử và là người tiêu dùng
hàng hóa, dịch vụ do người bán trên website này cung cấp.
Trong trường hợp thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thực
hiện dịch vụ cung cấp thơng tin về hàng hóa, dịch vụ của người bán tới người tiêu dùng
trên website thương mại điện tử thì thương nhân, tổ chức đó là bên thứ ba trong việc cung
cấp thông tin theo pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
-

Nguyên tắc kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có
điều kiện, thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thơng qua thương
mại điện tử

Đây là nguyên tắc nói riêng trong pháp luật thương mại điện tử và nói chung trong

hoạt động đầu tư, kinh doanh, đã được đề cập đến trong Luật Doanh Nghiệp 2020 và
Luật Đầu tư 2020. Nguyên tắc này nhấn mạnh khi kinh doanh những mặt hàng, dịch vụ bị
hạn chế kinh doanh hoặc thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì phải tuân thủ quy
định pháp luật. Quy định này nhằm quản lý nhà nước cũng như bảo đảm an toàn cho xã
hội, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
-

Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có nghĩa vụ tuân thủ quy định
của pháp luật về an tồn thơng tin, an ninh mạng và pháp luật có liên quan khác.

Trong thời đại cơng nghệ thơng tin, vấn đề về an ninh mạng, an tồn thơng tin là vô
cùng nhạy cảm và quan trọng. Việt Nam đã xây dựng được các quy định về an toàn thông
tin, an ninh mạng nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, xã hội trên không gian mạng. Thương
mại điện tử cũng là hoạt động được tiến hành trên không gian số, có khả năng bị lợi dụng,
trục lợi để làm ảnh hưởng đến an tồn trên khơng gian số, ảnh hưởng xấu đến nhà nước,
xã hội. Do đó, đây là quy định rất quan trọng, bắt buộc các chủ thể tn theo để bảo đảm
an tồn thơng tin, an ninh mạng.


KẾT LUẬN
Tại Việt Nam, hoạt động thương mại điện tử đã và đang được nhà nước quan tâm
vì những lợi ích to lớn mà nó mang lại cho xã hội. Việc phát triển thương mại điện tử
hiệu quả có thể giúp các doanh nghiệp tăng trưởng, từ đó nền kinh tế cũng được đẩy
mạnh và xã hội nhận được những lợi ích to lớn.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, Việt Nam cũng là nước khơng nằm ngồi xu thế đó
khi ngày càng hội nhậu sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, phát triển thương mại điện tử ở
Việt Nam là một điều tất yếu, khách quan để đưa nền kinh tế đi lên.
Hoạt động thương mại điện tử nếu được phát triển đúng đắn cần có sự giám sát,
định hướng cũng như hỗ trợ đến từ các cơ quan chính quyền nói riêng và nhà nước nói
chung. Trong đó việc xây dựng hệ thống pháp lý cho hoạt động thương mại điện tử nên

được chú trọng nhất, từ đó có thể nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, đưa hoạt động
này đi vào khn khổ để có thể phát triển bền vững nhất.
Để làm được điều đó, các cơ quan , ban ngành phải có kiến thức chuyên sâu để
đưa ra được những chính sách hiệu quả, tồn diện, trong đó khơng qn đưa ra các
ngun tắc chung nhất, cơ bản nhất cho thương mại điện tử. Những nguyên tắc này là yếu
tố cơ bản mà các doanh nghiệp, chủ thể tham gia cần tuân theo, giúp phát huy những mặt
tích cực của thương mại điện tử cũng như hạn chế được các mặt tiêu cực của nó lên thị
trường.
Các doanh nghiệp cần thủ thủ chặt chẽ các nguyên tắc chung, những quy định của
pháp luật về thương mại điện tử, đồng thời tận dụng cơ hội, khắc phục khó khăn để có thể
trụ lại và bứt phá trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt như hiện nay.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Đầu tư 2020 số 61/2020/QH14
2. Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14
3. Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11
4. Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/05/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử
5. PGS, TS Nguyễn Văn Hồng (2013), Giáo trình Thương mại điện tử Căn bản
6. TS. Nguyễn Thị Khánh Chi (2020), Thương mại điện tử tại Việt Nam: thực trạng
và giải pháp phát triển, truy cập ngày 30/8/2023 tại:
/>7. Lê Anh (2021), Hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối
cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, truy cập ngày 30/8/2023 tại: />hoatdongcuaquochoi/cackyhopquochoi/quochoikhoaXIII/Pages/danh-sach-kyhop.aspx?ItemID=61441&CategoryId=0
8. Ths.LS Lê Văn Sua (2017), Pháp luật về thương mại điện tử, một số bất cập và
kiến nghị hoàn thiện, truy cập ngày 30/8/2023 tại:
/>


×