Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

tiểu luận thương mại điện tử đề tài hệ thống chợ số, siêu thị số, cửa hàng số ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 17 trang )

Trường Đại Học Hùng Vương
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
Lớp: 08QK Marketing.
Môn: Thương Mại Điện Tử
Giáo Viên: Phạm Minh
Hệ thống Chợ số, Siêu thị số, Cửa hàng
số ở Việt Nam.
Thành Viên Nhóm 3:
1.Trần Bảo 854010750
2.Phạm Minh Đức 854010676
3.Lê Thị Minh Ngọc 854011425
4.Trần Thành Nhơn 854010359
5.Nguyễn Viết Hồng Quân 854011928
Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU 2
I) Chợ số 3
1) Tổng quan về chợ số 2
2) Những thuận lợi và hạn chế của chợ số 6
II) Siêu thị số 7
1) Tổng quan về siêu thị số 7
2) Những thuận lợi và hạn chế của siêu thị số 9
III) Cửa hàng số 10
1) Tổng quan về cửa hàng số 10
2) Những thuận lợi và hạn chế của cửa hàng số 12
IV) Mối liên hệ giữa Chợ số, Siêu thị số, Cửa hàng số 13
V) Giải pháp, cơ hội và nguy cơ 16
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, nền kinh tế Việt nam đang có những bước phát triển đáng kể đặc biệt là hệ
thống công nghệ thông tin với các nhà cung cấp có chất lượng như VNPT, FPT, MegaVNN …
Bên cạnh đó các dịch vụ đi kèm với các ứng dụng cộng nhệ như game Online, mua sắm trực
tuyến, dịch vụ ngân hang qua qua mạng, các trang giải trí Zingme, Yume phát triển mạnh và rất


hấp dẩn, đa dạng. theo Thống kê của Google ads planner hiện Việt Nam có hơn 4,6 triệu người
tham gia Zingme, 3,5 triệu người tham gia facebook (cập nhật cuối năm 2010) các dịch vụ mua
bán trực tuyến cũng gia tăng đáng kể như ebay.vn, vatgia.com, chodientu.vn, rongbay.com,
5giay.vn, 123mua.com… với thành viên ngày càng tăng như Ebay.vn sau 1 năm hoạt động có
đến hơn 22.000 thành viên giao dịch hơn 6 tỉ qua mạng ( />ngan-thanh-vien-tham-gia-10150773.html) rongbay.com và enbac .com của công ty truyền thông
Việt nam hiện nay củng có số thành viên gần tương đương. Cùng với sự phát triển của các siêu
thị số như thegioididong.com, sieuthinhanh.com, dienmaysaigon.com… và sự phát triển rầm rộ
của các cửa hàng số được hình thành hằng ngày thì việc ứng dụng thương mại điện tử ở Việt
Nam đang phát triển với tốc độ tương đối cao. Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về sự phát triển của hệ
thống chợ, siêu thị, cửa hàng ứng dụng thương mại điện tử để số hóa những sản phẩm, phương
thức giao dịch qua đề tài “Hệ thống Chợ số, Siêu thị số, Cửa hàng số ở Việt Nam”.
Do thời gian, tầm kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình hoàn thành đề tài này sẽ khó
tránh được những sai sót. Nhóm chúng tôi mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý từ thầy và
các bạn nhằm giúp đề tài chúng tôi được hoàn chỉnh hơn. Nhóm chúng tôi chân thành cảm ơn sự
giúp đỡ của thầy Phạm Minh cùng sự góp ý của các bạn 08QK Marketing.
I) Chợ số:
1) Tổng quan về chợ số:
a) Sơ lược về chợ số:
Chợ số hay còn gọi là chợ điện tử, chưa có khái niệm rõ ràng, ta có thể tạm khái niệm theo E-
commerce.
E-commerce chỉ các hoạt động mua bán thông qua các phương tiện điện tử.
Chợ số hay còn gọi là chợ điện tử chính là tổng hợp của các hoạt động như vậy. Là 1 trang web
nơi diễn ra giao thương của bên cần bán và bên có nhu cầu mua!
Chợ điện tử gắn liền với internet. Kể từ năm 1990 khi Tim Berner-Lee phát minh ra WWW thì
đã có một số ý tưởng bày bán hàng hóa, và đến năm 1997 trang amazon ra đời.
Vậy có thể nói từ năm 1997, chợ điện tử đã bắt đầu hình thành và phát triển cho đến ngày nay.
Hình 1 - Choso.vn
c) Đối tượng chợ điện tử:
Người bán: mọi đối tượng cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có sản phẩm cần bán.
Người mua: đến với chợ điện tử thường là người tiêu dùng trực tiếp, cá nhân hay hộ gia đình. Vì

chợ điện tử thường có những sản phẩm về tiêu dùng, không phải sản phẩm bán sỉ.
d) Hình thức mua bán trao đổi:dựa trên quy tắc thương mại điện tử (B2B, B2C, C2C)
- Đặt hàng: dựa vào mẫu trên website, khách hàng cung cấp thông tin để đặt hàng (Tên, địa chỉ,
liên lạc…)
- Thanh toán: Hiện tại chưa có hệ thống nào quy định rõ ràng về hình thức trao đổi, đa phần mua
bán thanh toán qua các dịch vụ thanh toán trực tuyến hoặc có thể thanh toán trực tiếp tại nhà
khách hàng, hoặc thương lượng cách thanh toán. nhưng phần lớn chợ điện tử được xây dựng theo
hình thức:
Bước 1: Người Bán đăng bán SP với nhiều công cụ hỗ trợ (đăng/sửa hàng loạt, đăng lại nhanh
chóng…)
Bước 2: Người Mua duyệt SP (tìm kiếm, so sánh giá, lọc SP theo các tiêu chí…) trước khi quyết
định mua.
Bước 3: Khi có giao dịch thành công, hệ thống tự động sinh hóa đơn thanh toán & Phiếu đánh
giá uy tín.
Bước 4: Người Mua thanh toán hóa đơn mua hàng trực tiếp hoặc thông qua Pay@ChợĐiệnTử
(có thanh toán trực tuyến)
Bước 5: Người Mua & Bán đánh giá uy tín lẫn nhau
Chế độ tự động cảnh báo (Alert) bằng Email & SMS trong mọi khâu của Giao dịch
Đội ngũ Giao dịch viên của
Chợ Điện Tử luôn theo dõi &
đảm bảo các Giao dịch luôn
diễn ra đúng đắn, an toàn.
Hình 2 - Sơ đồ cấu trúc chợ
điện tử.
- Vận chuyển: Người mua và người bán có thể thương lượng về vận chuyển, hoặc theo dịch vụ
của người bán.
Người Bán không cần gặp mặt người Mua để giao hàng trực tiếp mà dùng Chuyển Phát Nhanh.
Hóa đơn đã bao gồm Phí vận chuyển tính sẵn nên người Bán không sợ lỗ, dựa trên 3 yếu tố:
a. Khối lượng Sản Phẩm (người Bán phải cung cấp chính xác);
b. Khu vực người Bán & người Mua đang ở;

c. Bảng giá vận chuyển của Chợ Điện Tử quy định sẵn.
Người Bán cũng có thể tự quy định cách thức Giao hàng & Giá vận chuyển của riêng mình.
2) Những thuận lợi và hạn chế của Chợ số:
a) Thuận lợi của chợ số: Ngoài những thuận lợi mà TMĐT mang lại, thì chợ số có những thuận
lợi nổi bật:
- Tập hợp được hầu hết tất cả các sản phẩm có mặt trên thị trường và mang tính cập nhập liên tục
về thông tin giá cả.
- Nhiều chủ thể đối tượng dễ dàng tham gia giao dịch mua bán từ cá nhân đơn lẻ, hộ gia đình cho
đến các tổ chức doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hình 3 - Số lượng rất lớn các gian hàng tại website Vatgia.com - Chợ Số số 1 Việt Nam
- Khách hàng có thể tham khảo so sánh giá cả một cách dễ dàng nhanh chóng giữa các gian hàng
ở từng địa điểm trên đất nước.
b) Hạn chế của chợ số: Ngoài những hạn chế về TMĐT, thì chợ số cũng có những hạn chế
riêng:
- Chưa có hệ thống quản lý tốt giữa website đối với các đối tượng tham gia.
- Đa phần giao dịch là dựa vào sự tin tưởng nhau là chính, vì việc đánh giá uy tín qua website
chưa tạo được tin tưởng, chưa được người sử dụng quan tâm và sử dụng tốt.
- Nhiều sản phẩm ảo, giá ảo, hoặc người mua ảo…
II) Siêu thị số:
1) Tổng quan về siêu thị số:
a) Sơ lược về siêu thị số:
Trong cuộc sống hiện đại của chúng ta ngày nay,khái niệm “Siêu thị số” không còn xa lạ nữa
nhưng với mỗi người,ý nghĩa của nó lại mang nhiều sắc thái khác nhau.Nhìn nhận 5 năm trở lại
đây,người dân Việt Nam vẫn định nghĩa Siêu thị số là những cửa hàng, siêu thị bán lẻ, bán buôn
các vật phẩm, thiết bị công nghệ số.
Điển hình trên mạng ta dễ dàng thấy được các bài báo viết về: “Khai trương siêu thị số lớn
nhất Việt Nam, chuyên cung cấp các mẫu laptop, máy chụp hình, thiết bị điện tử…”
Hình 3 – Siêu thị số - Mạng máy tính và sản phẩm công nghệ
Hình 4 –Siêu thị số dienmay.com thành viên của thegioididong.com
Thực chất ý nghĩa của siêu thị số, là một siêu thị được “số” hóa các sản phẩm ở một siêu thị,

nghĩa là siêu thị số là bán hàng qua mạng, giao dịch thông qua website, internet. Xem ra điều này
khá mới mẻ và là một bước tiến mới ở Việt Nam. Xem qua một số trang giao dịch của các siêu
thị số trên bạn không chỉ thấy các mặt hàng điện tử mà có vô vàn sản phẩm khác như đúng nghĩa
của nó là “Siêu thị”.
Hình 5 – Thông tin sản phẩm IPHONE 4 trên website dienmay.com
b) Đối tượng: hướng tới mọi đối tượng cá nhân, hộ gia đình.
c) Hình thức mua bán trao đổi : Dựa trên các quy tắc của thương mại điện tử B2C.
- Đặt hàng trên website dựa vào thông tin mà khách hàng cung cấp (tên, địa chỉ, liên lạc )
- Thanh toán theo hình thức mà website siêu thị cung cấp, đa phần dựa trên các dịch vụ thanh
toán trực tuyến, chuyển khoản
- Vận chuyển: nhân viên siêu thị vận chuyển hoặc dịch vụ chuyển phát nhanh… tiêu chí đảm bảo
khách hàng nhận hàng trong thời gian sớm nhất.
2) Thuận lợi và hạn chế của siêu thị số:
a) Thuận lợi:
- Siêu thị số góp phần làm tăng hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp với người tiêu dùng.
- Là cầu nối ngắn nhất với doanh nghiệp và khách hàng.
- Giảm thiểu thời gian lựa chọn sản phẩm mà vẫn giữ đầy đủ thông tin, đảm bảo chất lượng như
thật.
- Tiết kiệm chi phí quảng bá cho doanh nghiệp.
- Mở ra xu hướng mua hàng mới cho nền kinh tế đất nước.
b) Hạn chế:
- Sẽ rất khó khăn cho những người có khả năng tài chính nhưng thiếu khả năng về internet.
- Nhiều website của các siêu thị số con màu mè và quá nhiều thông tin làm khách hàng bối rối.
- Các siêu thị số Việt Nam chưa khai thác hết thế mạnh đa dạng sản phẩm của mình.
III) Cửa hàng số:
1) Tổng quan về cửa hàng số:
a) Sơ lược về cửa hàng số (Shop online):
Shop – cửa hàng chủ thể là những cá nhân, chủ thể kinh doanh quy mô vừa và nhỏ,
những sản phẩm đa dạng từ thời trang cho đến các món ăn Hiện nay số lượng shop trên địa bàn
TP Hồ Chí Minh khó có thể có số liệu thống kê chính xác, vì hiện tại shop được hình thành theo

từng ngày. Qua đó, cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, thì các cửa hàng điện tử (Shop
online) cũng nổ rộ mạnh mẽ từ các shop nhỏ như shopsinhvien.
Hình 6 – Shopsinhvien9x
Cho đến các Shop online quy mô đa dạng sản phẩm đến cả trăm mặt hàng :
.
Hình 7 – Anhshop – chuyên về vật trang trí, kỷ niệm.
b) Các đối tượng cửa hàng số:
- Chủ thể: Các cửa hàng shop tạo website cho cửa hàng của mình, hoặc các cá nhân có sản phẩm
nhưng không có mặt bằng kinh doanh bằng cách tự tạo shop online.
- Đối tượng mua : hướng tới mọi đối tượng cá nhân, hộ gia đình.
c) Hình thức mua bán trao đổi:dựa trên quy tắc thương mại điện tử (B2C, C2C)
- Khách hàng xem thông tin trên web cửa hàng, chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của
mình, và liên hệ với cửa hàng thông qua web cửa hàng.
- Thanh toán và mua hàng tại các Shop online này cũng đa dạng không kém từ nhận hàng
trả tiền mặt đến nhắn tin chuyền tiền bằng tin nhắn hay cao cấp hơn là qua thẻ tín dụng hay các
cổng thanh toán bảo kim, nganluong đặc biệt là paypal cũng có mặt tại Vietnam chính thúc tham
gia vào ngành thương mại đang nổi này.
- Vận chuyển vẫn là phương thức giao dịch thông thường, có tính phí.
2) Thuận lợi và hạn chế của cửa hàng số (Shop online)
Cũng như thế mạnh chung của thương mại điện tử là tính tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm
thời gian và tiền bạc. Hơn nửa shop online còn là kênh bán hàng tiết kiệm cho chủ đầu tư nhờ
các chi phí mặt bằng không có chỉ tốn phí duy trì trang tin phí tổn này là rất thấp so với phí mặt
bằng mà một shop truyền thống phải gánh. Nhờ đó họ có thể bán giá thấp hơn nhờ chi phí giảm
rất nhiều. Ngoài ra, khách hàng cũng có cơ hội so sánh giá trực tuyến để chọn nhà cung hợp ý
nhất và mua được sản phẩm vừa ý.
Một điểm quan trọng khác biệt của shop online là rất phù hơp cho kinh doanh nhỏ lẻ vốn
thấp (chỉ vài trăm ngàn cho việc duy trì trang tin trong các web site mua bán trực tuyến) khác
hẳn với chi phí hàng triệu đồng việt nam hay vài ngàn thậm chí vài chục ngàn đô khi tự tay mua
tên miền, lập trang web mua bán trực tuyến hay tham gia các dàn giao dịch như Alibaba.com.
Thế mạnh như trên là khá hấp dẫn tuy nhiên không ít rào cản và yếu điểm bộc lộ khi xây

dựng một shop online đó là:
Người Việt chưa thực sự coi thương mại điện tử hay mua bán trực tuyến là kênh chính
thức. Theo CIMIGO một công ty nghiên cứu thị trượng tại Việt Nam công chức, dân văn phòng
là đối tượng mua sắm trực tuyến chủ yếu.
Văn hóa việt Nam từ xưa đến nay còn làm ăn theo lối “cò con, chụp giựt” nên ngay cả
mua bán thực tế mà họ còn khó tạo sự tin tưởng thì qua mạng lại càng khó kiểm soát. Hơn nửa
tin tốt trong cộng đồng mạng thì ít được quan tâm nhưng tin xấu lan với tốc độ như ”chớp” và
giới tiêu dùng quan tâm theo kiểu sống chết mặc bay mà chưa có hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng
trực tuyến cụ thể nào cả nên đây cũng là một trọng các rào cản lớn nhất cho sự phát triển của loại
hình kinh doanh này.
Kế đến là hạ tầng kỉ thuật cũng như hệ thống dịch vụ bao quanh hỗ trợ như thanh toán,
bảo vệ quyền người tiêu dùng, hệ thống luật pháp còn chưa hoàn thiện là một nổi ám ảnh của
tương lai không chỉ loại hình này mà cả cho ngành TMĐT Việt Nam.
IV) Mối liên hệ giữa Chợ, Siêu thị, Cửa hàng số ở Việt Nam:
- Chợ số hiện nay bao gồm mọi đối tượng, mọi sản phẩm, là nơi mà khách hàng tham khảo thông
tin mua hàng nhiều nhất ví dụ như: vatgia.com, 123mua.com, 5giay.vn… Điều đó tạo lợi thế lớn
về tính tập trung cao về sản phẩm, đối tượng tham gia Vì vậy tại các website chợ số, các siêu
thị số, cửa hàng số ở Việt Nam đa phần đều tham gia vào Chợ số, để giới thiệu sản phẩm của
mình tìm kiếm cơ hội, khách hàng
Hình - Một gian hàng của
siêu thị điện máy sài gòn
trên Vatgia.com – “Chợ Số”
Hình – Gian hàng một
cửa hàng số
Vienthonghd.com trên
vatgia.com – Chợ số.
- Cũng có một số website siêu thị số có mục riêng để các cá nhân có thể là cửa hàng số tham gia
vào giao dịch trao đổi các sản phẩm có liên quan đến sản phẩm của siêu thị.
Ví dụ: là một siêu thị công nghệ số, website thegioididong.com, có forum.dienmay.com có topic
rao vặt, để mọi đối tượng cá nhân hoặc các cửa hàng số có thể tham gia vào giao dịch trao đổi

mua bán các sản phẩm công nghệ số.
Qua đó ta có thể thấy Chợ số là tập hợp tất cả các đối tượng, sản phẩm bao gồm cả siêu thị số,
cửa hàng số. Tuy vậy điều riêng, sản phẩm, dịch vụ để khách hàng phân biệt và cảm nhận được
vẫn là ở siêu thị số, cửa hàng số.
V) Giải pháp và nhận biết cơ hội và nguy cơ để phát triển hệ thống Chợ số, Siêu thị số, Cửa
hàng số ở Việt Nam:
- Giải pháp:
Nhanh chóng hoàn thiện cơ sở pháp lý và cởi bỏ dần các rào cản thương mại cho ngành
TMĐT vì đây là tiền đề quan trọng trong không chỉ ngành TMĐT mà còn tạo tính hợp pháp cho
hoạt động mua bán.
Phổ cập tin học và tuyên truyền lợi ích TMĐT cho từng người dân để họ dần thay đổi
nhận thức về mua bán trực tuyến- vì khách hàng là chính họ nên họ phải nhìn thấy lợi ích và thay
đổi nhận thực về mua bán trực tuyến, cửa hành số hay TMĐT thì loại hình này mới phát triển
nhanh chóng được.
Tự thân các chủ, người đứng đầu các cửa hàng số, các trang mua bán phải tự ý thức về
việc kinh doanh hợp pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nâng cao chất lượng dich vụ , sản
phẩm để tạo lòng tin ở khách hàng và chính quyền.
- Cơ hội, nguy cơ :
Với 35% dân số của hơn 86 triệu dân dưới 25 tuổi một thị trường tiêu thụ khổng lồ cộng
thêm chính sách thu hút đầu tư đang ngày càng cởi mở hơn Việt Nam sẻ là sự lựa chọn của
không chỉ paypal, Ebay mà còn rất nhiều doanh nghiệp và tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới qua
kênh trực tuyến củng như các kênh thương mại truyền thống.
Ngoài tiềm lực về thị trường Việt nam còn có nguồn nhân lực giá rẻ, và đông đảo cộng
them chính sách ưu tiên đầu tư vào hệ thống viển thông của chính phủ tiềm năng phát triển của
TMĐT và loại hình cửa hành trực tuyến rất lớn.
Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện là một trong những yếu tố nền tảng khiền
sữ mở rộng của ngành gặp khó khăn. Theo tiến sỉ Alan Phan thị trường việt nam với dân sồ trẻ
cơ hội đầu tư tuyệt vời nhưng nhà đầu tư nước ngoài đến vài năm thì rút vốn vì sao? Nguên nhân
chính là cơ chế rườm rà nhiều khê ngay cà tham gia vào ngành TMĐT thôi phải chịu ít nhất là 6
luật: luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật thương mại , luật thuế, luật TMĐT, Luật cạnh tranh và

hàng loạt thông tư, nghị định, văn bản hướng dẫn tất cả dể làm nản lòng bất kỳ nhà đầu tư nào.
Chính vì thế dở bỏ dần các rào cản này mới cho phép nền kinh tế chứ không riêng gì TMĐT phát
triển.

×