Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Phân tích chiến lược 4P của Pepsi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.38 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN MƠN
MARKETING CĂN BẢN

TÊN TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC 4P CỦA NƯỚC GIẢI KHÁT CÓ GAS PEPSI-COLA

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Đồn Ngọc Trân

Mã sinh viên: 3120330480

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 9 năm 2021


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY PEPSICO .................................................. 1
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC 4P CỦA NƯỚC GIẢI KHÁT CÓ GAS
2.1. Khách hàng mục tiêu: ................................................................................................. 1
2.2. Chiến lược sản phẩm (Product) .................................................................................. 2
2.2.1. Thiết kế bao bì sản phẩm ................................................................... 2
2.2.2. Nhãn hiệu ........................................................................................... 2
2.2.3. Chất lượng sản phẩm ......................................................................... 3
2.3. Chiến lược giá (Price) ................................................................................................. 3
2.4. Chiến lược phân phối (Place) ..................................................................................... 3
2.5. Chiến lược chiêu thị (Promotion) ............................................................................... 4
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC 4P CỦA
PEPSI-COLA
NHẬN XÉT VÀ ĐƯA RA ĐỀ XUẤT CHO CHIẾN LƯỢC
MARKETING TRONG TƯƠNG LAI


3.1. Đề xuất giải pháp hoàn thiện chiến lược 4P của sản phẩm Pepsi-Cola .................. 5
3.2. Nhận xét về các chiến lược marketing và đưa ra đề xuất cho chiến lược marketing
trong tương lai .................................................................................................................... 5
3.2.1. Đối với chiến lược sản phẩm ............................................................. 5
3.2.2. Đối với chiến lược giá ........................................................................ 6
3.2.3. Đối với chiến lược phân phối ............................................................ 6
3.2.4. Đối với chiến lược chiêu thị ............................................................... 6
3.2.5. Đề xuất cho chiến lược marketing trong tương lai................................................. 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 7


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ CƠNG TY PEPSICO
PepsiCo là một cơng ty tập đoàn về thực phẩm và đồ uống hàng đầu, hoạt động trên 100
năm và có mặt trên 200 quốc gia tồn thế giới, trong đó có Việt Nam với hơn 200.000 nhân
viên, có trụ sở chính tại Harrison, New York. Danh mục sản phẩm của PepsiCo bao gồm
một loạt các sản phẩm đồ uống và sản phẩm được yêu thích với tổng cộng 22 nhãn hiệu,
tạo ra khoản 1 tỷ đô la mỗi doanh thu bán lẻ hàng năm . (Nguồn: PepsiCo-Wikipedia)
Về tầm nhìn: PepsiCo tuyên bố “Chúng tơi đặt mục tiêu mang lại hiệu quả tài chính hàng
đầu trong thời gian dài bằng cách tích hợp tính bền vững vào chiến lược kinh doanh của
chúng tôi, để lại dấu ấn tích cực cho xã hội và mơi trường. Chúng tôi gọi là đạt được hiệu
suất gắn lền với mục đích rõ ràng".
Về sứ mệnh: PepsiCo tuyên bố “Sứ mệnh của chúng tôi là cung cấp cho người tiêu dùng
trên toàn thế giới những thực phẩm và đồ uống ngon, giá cả phải chăng, tiện lợi và bổ sung
từ bữa sáng lành mạnh đến đồ ăn nhẹ và đồ uống vui vẻ vào buổi tối.”
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC 4P CỦA NƯỚC GIẢI KHÁT CÓ GAS
PEPSI-COLA
2.1. Khách hàng mục tiêu:
Bất cứ ai đều có thể sử dụng nước giải khát Pepsi nhưng bản thân doanh nghiệp vẫn tập

trung cho nhóm khách hàng chủ yếu là những người từ 15 – 30 tuổi và khơng phân biệt giới
tính. Ngay từ khi ra đời, Pepsi-Cola đã dành cho giới trẻ, là lứa tuổi cháy bỏng, có đam mê
và nhiệt huyết. Điều đó thể hiện ngay trên những hình thức marketing của doanh nghiệp,
đẩy mạnh quảng cáo thông qua người nổi tiếng. Slogan của Pepsi luôn gắn liền với lối sống
trẻ qua từng thời kì và mới đây là “That’s What I Like - Đó là điều tơi thích” kêu gọi mọi
người hãy tận hưởng cuộc sống mà không lo nghĩ. Mức thu nhập của nhóm khách hàng
mục tiêu từ thấp-trung bình-cao đều có thể mua được sản phẩm.
1


2.2. Chiến lược sản phẩm (Product)
2.2.1. Thiết kế bao bì sản phẩm
Pepsi-Cola thiết kế theo dạng chai gồm chai nhựa, chai đóng lon và chai thuỷ tinh với nhiều
dung tích khác nhau dễ dàng cho mọi người lựa chọn. Điểm chung là đều có logo thương
hiệu đặc trưng ở thân chai, dễ dàng nhận biết và phân biệt. Trên bao bì Pepsi ghi đầy đủ
các thơng tin về NSX - HSD, các thành phần nguyên liệu, địa chỉ nơi sản xuất.
2.2.2. Nhãn hiệu
Pepsi-Cola là một cái tên dễ nhớ, dễ đọc và dễ gây ấn tượng ngay lần đầu tiên nhìn thấy.
Ban đầu thức uống này được gọi là “Brad’s Drink” đến 1898 đổi tên thành “Pepsi-Cola”,
được đăng ký nhãn hiệu và sử dụng cho tới ngày nay.
Từ 1989-1940, logo Pepsi lấy tông trắng và đỏ làm chủ đạo, cho đến năm 1950, hãng đã bổ
sung thêm màu xanh dương. Logo hiện tại của Pepsi vẫn 3 gam màu chủ đạo, một hình trịn
gồm 3 phần, phần màu đỏ ở phía trên, phần màu xanh dương ở phía dưới, và trung tâm là
một dãy sóng màu trắng tượng trưng cho 3 màu của lá cờ Mỹ và truyền tải rất nhiều thơng
điệp. Trong đó thể hiện rõ nhất chính là sự trẻ trung và tươi mới. Khi nhìn vào logo Pepsi
nhiều người sẽ liên tưởng đến hình mặt cười.

2



2.2.3. Chất lượng sản phẩm
Thành phần chính của nước ngọt có gas Pepsi-Cola bao gồm: Nước có gas, Syrup bắp
fructose cao (HFCS), Màu caramel, ĐườngAcid, photphoric, CaffeineOtric, Acid, Hương
tự nhiên, Kali, Photpho.

Hương vị đặc trưng của Pepsi-Cola là nồng cay. Trong Pepsi chứa nồng độ gas khá cao,
khi uống sẽ khiến người mua có cảm giác sảng khối, thích thú, phù hợp với người trẻ và
thích hợp khi sử dụng cùng với đồ ăn nhiều dầu mỡ.
Bên cạnh đó, PepsiCo còn cho ra nhiều loại nước uống Pepsi với nhiều hương vị khác nhau
như diet Pepsi (dành cho người ăn kiêng), Pepsi vị chanh, Pepsi xồi, Pepsi khơng đường,
Pepsi vị cherry để khách hàng có thể thoải mái lựa chọn theo sở thích cũng như hướng tới
mục tiêu kích thích sự sáng tạo, tận hưởng cuộc sống mà nhãn hàng đang theo đuổi.
2.3. Chiến lược giá (Price)
Doanh nghiệp sử dụng chiến lược giá thâm nhập thị trường cho sản phẩm, định giá sản
phẩm thấp nhằm thu hút một lượng khách hàng lớn đề dần dần chiếm thị phần.
Chiến lược điều chỉnh giá chiết khấu và chước giảm: Pepsi sẵn sàng giảm giá cho những
khách hàng mua với số lượng lớn và những khách hàng mua và thanh toán tiền ngay.
2.4. Chiến lược phân phối (Place)
Nước giải khát có gas Pepsi-Cola được phân phối rộng rãi trên tồn thế giới thơng qua các
kênh phân phối:
3


• Nhà sản xuất -> nhà bán sỉ -> nhà bán lẻ -> người tiêu dùng
• Nhà sản xuất -> nhà bán sỉ -> trung gian -> nhà bán lẻ -> người tiêu dùng
Với mạng lưới phân phối rộng rãi, Pepsi-Cola đã thâm nhập vào các nhà hàng, cửa hàng
thức ăn, tiệm tạp hoá, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, quán cà phê,…trải rộng trên toàn cầu và
được tiêu thụ với số lượng lớn.
Sử dụng mơ hình kênh phân phối ngang, Pepsi kết hợp với các chuỗi thương hiệu gà rán
như KFC với gần 20.000 cửa hàng trên toàn thế giới, Lotteria, chuỗi cửa hàng Pizza Hut,

Taco Bell đưa sản phẩm tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng, khách hàng khi tới những
cửa hàng này chỉ có thể được uống Pepsi. Đây là một chiến lược vô cùng khôn ngoan giúp
cho Pepsi tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận. Bằng cách sử dụng chiến lược phân phối
này đã góp phần tạo nên trong tiềm thức người tiêu dùng là “ăn thức ăn nhanh thì uống
Pepsi”.
2.5. Chiến lược chiêu thị (Promotion)
Quảng cáo là công cụ được nhãn hàng ưu tiên sử dụng để giới thiệu sản phẩm của mình.
Pepsi tận dụng các kênh truyền thơng internet, tivi, báo chí, chạy poster tại trung tâm thương
mại, quảng cáo ngoài trời, các nền tảng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter, Instagram
để quảng cáo sản phẩm.
Tận dụng sức ảnh hưởng của nền âm nhạc, phim ảnh đối với giới trẻ, Pepsi đã mời các ngơi
sao nổi tiếng như Cardi B, Beyoncé, nhóm nhạc nữ BlackPink làm đại sứ thương hiệu và ở
Việt Nam có thể kể đến là Sơn Tùng MTP, Mỹ Tâm, Issas, Tóc Tiên. Pepsi cịn biết tận
dụng sức ảnh hưởng của nền thể thao khi mời siêu sao bóng đá thế giới Lionel Messi làm
đại sứ thương hiệu. Điều này sẽ giúp Pepsi thu hút một lượng lớn khách hàng là người u
thích bóng đá.
Ngồi ra, PepsiCo thực hiện in hình người nổi tiếng trên mỗi lon Pepsi-Cola làm tăng độ
thu hút, kích thích mua hàng chỉ với sự hâm mộ thần tượng.
Ngồi ra, Pepsi cịn lấy đối thủ Coca Cola làm đòn bẩy để nâng cao thương hiệu cho mình,
điển hình là chiến dịch Scary Halloween với hình ảnh một lon Pepsi khốc bên ngồi bộ áo
4


choàng Coca-cola với nội dung “We wish you a scary Halloween” (Chúc bạn một mùa
Halloween đáng sợ) và chiến dịch The Joy of Pepsi với hình ảnh một cậu bé đứng lên hai
lon coca để chọn được lon Pepsi ở cái khay cao hơn.
Pepsi thực hiện nhiều chương trình ưu đãi về giá như mua hàng với số lượng lớn sẽ được
giảm giá, có lợi cho các trung gian phân phối, hay giảm giá sản phẩm, mua 1 thùng Pepsi
tặng thêm 6 lon để trị ân khách hàng,…
CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC 4P CỦA PEPSI-COLA
NHẬN XÉT VÀ ĐƯA RA ĐỀ XUẤT CHO CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG
TƯƠNG LAI
3.1. Đề xuất giải pháp hoàn thiện chiến lược 4P của sản phẩm Pepsi-Cola
• Triển khai hoạt động bán hàng online để những nhà bán lẻ có thể mua hàng, nhập
hàng trực tiếp không thông qua trung gian, như vậy sẽ hạn chế tăng giá thành sản
phẩm khi đến tay người tiêu dùng.
• Bên cạnh in hình người nổi tiếng lên thân chai thì nhãn hàng nên thực hiện hoạt động
mua sản phẩm kèm quà tặng là chữ ký, biểu tượng, hình ảnh của người nổi tiếng
đang là đại sứ thương hiệu sẽ thu hút một lượng lớn fan hâm mộ mua sản phẩm.
• Bên cạnh việc ưu đãi về giá, thực hiện thêm các chương trình khuyến mãi như sử
dụng sản phẩm và thu thập đủ 5 biểu tượng có trên mỗi lon Pepsi sẽ được tặng những
phiếu giảm giá khi ăn gà rán, hoặc xem phim, khiến khách hàng cảm thấy mua Pepsi
có lợi hơn những sản phẩm khác.
3.2. Nhận xét về các chiến lược marketing và đưa ra đề xuất cho chiến lược marketing
trong tương lai
3.2.1. Đối với chiến lược sản phẩm

5


PepsiCo đã tốn đến 1 triệu USD để thiết kế logo cho sản phẩm đồ uống của mình và phải
cơng nhận logo của Pepsi rất thu hút, gây ấn tượng ngay lần đầu nhìn vào bởi màu sắc bắt
mắt.
Đối với hương vị sản phẩm, Pepsi có độ nồng, cay mạnh nên sẽ phù hợp hơn đối với giới
trẻ, khi uống vào sẽ giúp tinh thần sảng khoái, phấn chấn. Tuy nhiên, nhiều người đánh giá
Pepsi khó uống hơn Coca vì gas quá mạnh. Điều này khiến Pepsi bất lợi so với đối thủ cạnh
tranh, nhiều người sẽ chọn Coca vì dễ uống.
Ngoài ra, tuy đã cho ra mắt nhiều loại Pepsi ít đường, khơng đường, khơng calo nhưng việc
uống Pepsi vẫn gây hại cho sức khoẻ vì chứa các chất hố học, sẽ khơng thu hút phân khúc

những người quan tâm đến sức khoẻ.
3.2.2. Đối với chiến lược giá
Sử dụng chiến lược giá thâm nhập thị trường, đem lại sự hiệu quả, giúp Pepsi dần chiếm
được thị phần và củng cố chỗ đứng của mình.
3.2.3. Đối với chiến lược phân phối
Pepsi sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn giúp sản phẩm được phân phối rộng rãi,
người tiêu dùng có thể dễ dàng mua sản phẩm ở bất cứ đâu. Tuy nhiên việc có mạng lưới
phân phối lớn cũng khiến doanh nghiệp khơng thể quản lý, kiểm sốt được, gây nên nhiều
tình trạng bất lợi như có hàng giả, tráo hàng, đôn giá sản phẩm,…
3.2.4. Đối với chiến lược chiêu thị
Chiến lược chiêu thị của Pepsi-Cola được đánh giá là rất mạnh. Nhãn hàng đã rất thành
công khi thực hiện các chương trình quảng cáo, giới thiệu sản phẩm cho người tiêu dùng.
Pepsi đã rất mạnh tay chi hàng triệu USD để mời các ngôi sao nổi tiếng làm đại sứ thương
hiệu và sử dụng cả đối thủ để nâng cao hình ảnh sản phẩm. Tuy nhiên điều này lại khiến
Pepsi mất thiện cảm trong mắt nhiều người vì hành động nhạo báng đối thủ của mình và
cho rằng đó là cạnh tranh khơng lành mạnh.

6


3.2.5. Đề xuất cho chiến lược marketing trong tương lai
Trong tương lai nhu cầu của người tiêu dùng sẽ theo xu hướng lành manh. Người tiêu dùng
đang bắt đầu chuyển sang các loại thực phẩm và đồ uống lành mạnh hơn. Nhãn hàng nên
cho ra loại Pepsi ít gas, nhiều dinh dưỡng hơn.
Mạng xã hội trong những năm tới sẽ ngày càng phổ biến, nên tận dụng giới trẻ là nguồn
quảng cáo và PR sản phẩm thông qua việc thực hiện những chương trình như chụp ảnh
uống Pepsi đăng lên mạng xã hội cùng với hastag slogan, tên nhãn sẽ nhận được phần quà
đặc biêt. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí quảng cáo cũng như đưa sản phẩm tiếp cận gần
với đối tượng khách hàng mục tiêu.
Đối thủ cạnh tranh Coca Cola có nhiều lợi thế về sản phẩm hơn Pepsi vì có truyền thống,

tuổi đời hơn 130 năm và quá đỗi quen thuộc trong ký ức người tiêu dùng nên trong tương
lai Pepsi sẽ có nguy cơ đánh mất thị phần của mình vào tay đối thủ, nhãn hàng cần phải tập
trung nâng cao sức ảnh hưởng của mình thơng qua các hoạt động tài trợ, quảng cáo. Mở
rộng sang các thị trường mới nổi và tăng cường sự hiện diện của mình tại thị trường mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. />4. />
7



×