Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Tiểu luận môn công chúng báo chí truyền thông đánh giá tâm lý gen y sinh sống tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 40 trang )

MƠN CƠNG CHÚNG BÁO CHÍ - TRUYỀN THƠNG

ĐÁNH GIÁ TÂM LÝ GEN Y SINH SỐNG TẠI HÀ NỘI
ĐỐI VỚI CHIẾN DỊCH KÍCH CẦU DU LỊCH NỘI ĐỊA
HẬU COVID-19


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GEN Y, TÂM LÝ GEN Y VÀ CHIẾN
DỊCH KÍCH CẦU DU LỊCH NỘI ĐỊA........................................................3
1.1. Khái niệm về Gen Y..............................................................................3
1.2. Khái niệm về tâm lý và đặc điểm tâm lý Gen Y tại Hà Nội...............4
1.3. Chiến dịch Kích cầu du lịch nội địa hậu CoVid-19:..........................7
PHẦN 2: THỰC TRẠNG TÂM LÝ CỦA GEN Y TẠI HÀ NỘI ĐỐI VỚI
CHIẾN DỊCH KÍCH CẦU DU LỊCH NỘI ĐỊA HẬU COVID-19...........13
2.1. Mức độ nhận biết của Gen Y đối với chiến dịch..............................13
2.2. Mức độ quan tâm của Gen Y đối với chiến dịch..............................15
2.3. Mức độ tác động của chiến dịch đối với Gen Y tại Hà Nội.............16
2.4. Thực trạng hành vi du lịch của Gen Y tại Hà Nội...........................18
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHIẾN DỊCH, XU HƯỚNG VÀ GIẢI
PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH GEN Y TẠI HÀ NỘI ĐỐI VỚI DU
LỊCH NỘI ĐỊA HẬU COVID-19................................................................33
3.1. Đánh giá kết quả của chiến dịch Kích cầu du lịch nội địa hậu
Covid-19......................................................................................................33
3.2. Xu hướng du lịch nội địa hậu Covid-19 của Gen Y tại Hà Nội.......35
3.3. Đề xuất giải pháp.................................................................................36
KẾT LUẬN ...................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................38



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gen Y hay Thế hệ Y với những người có năm sinh từ 1981 - 1995 vốn
là nhóm khách hàng mục tiêu của nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành du lịch.
Với đặc điểm tự chủ về kinh tế, độc lập tài chính và nhu cầu trải nghiệm, đặc
biệt với mức sống của Gen Y tại đơ thị thì đây là nhóm khách hàng tiềm năng
cho những dịch vụ du lịch. Trong năm 2020, khi ngành du lịch chịu ảnh
hưởng nặng nề từ dịch Covid-19 thì những chính sách kích cầu hướng tới các
khách hàng dường như là giải pháp hữu hiệu nhất để nâng cao doanh thu
trong thị trường du lịch nội địa. Trong đó, các doanh nghiệp khơng thể bỏ qua
nhóm đối tượng Gen Y sinh sống tại Hà Nội. Dựa trên thói quen sử dụng các
phương tiện truyền thơng cùng nhu cầu du lịch của nhóm cơng chúng này, các
doanh nghiệp du lịch đã đưa ra rất nhiều ưu đãi, chương trình khuyến mãi và
truyền thơng trên các kênh phù hợp, thu hút sự chú ý của khách hàng.
Dựa trên điều đó, nhóm 4 quyết định chọn Gen Y là nhóm đối tượng
nghiên cứu để phân tích, đánh giá tâm lý và tìm hiểu hành vi du lịch đối với
chiến dịch Kích cầu du lịch nội địa hậu Covid-19.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Qua việc phân tích tâm lý và hành vi du lịch của Gen Y tại Hà Nội sau
tác động của chiến dịch Kích cầu du lịch nội địa, bài nghiên cứu giúp nhóm
rút ra xu hướng du lịch nội địa của nhóm cơng chúng này, đồng thời đề xuất
những những giải pháp có giá trị.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, xác lập những cơ sở lý luận về Gen Y, tâm lý của Gen Y và
chiến dịch Kích cầu du lịch nội địa hậu Covid-19.
Thứ hai, khảo sát thực trạng tác động của chiến dịch Kích cầu du lịch
nội địa đối với tâm lý và hành vi du lịch của Gen Y sinh sống tại Hà Nội.

1



Thứ ba, đánh giá kết quá chiến dịch, làm rõ xu hướng du lịch nội địa
của Gen Y tại Hà Nội hậu Covid-19 và đề xuất giải pháp.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp này được sử dụng để lập cơ sở lý luận cho đề tài nghiên
cứu, làm rõ các khái niệm, đặc điểm xoay quanh vấn đề cần nghiên cứu.
Nhóm đã thu thập số liệu, tài liệu từ các bài báo, các báo cáo số liệu để xây
dựng cơ sở cho vấn đề nghiên cứu.
3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Anket
Nhóm đã lập bảng hỏi và tiến hành khảo sát với 240 người thuộc Gen
Y, sinh sống trên địa bàn Hà Nội và có sử dụng Mạng xã hội.
Bảng hỏi được thiết kế với câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi hỗn hợp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Tâm lý của nhóm cơng chúng Gen Y sinh sống tại Hà Nội đối với chiến
dịch Kích cầu du lịch nội địa hậu Covid-19.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận chủ yếu tập trung nghiên cứu nhóm đối tượng có độ tuổi từ
25 - 40 tuổi, sinh sống tại Hà Nội. Đây là nhóm cơng chúng có trình độ dân trí
cao, mức sống cao, tiếp xúc với đa dạng các phương tiện truyền thông nên
cập nhật tin tức nhanh, có nhu cầu du lịch cao. Là nhóm người tự chủ về tài
chính nên tự quyết định chi trả cho việc đi du lịch.
5. Cấu trúc bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết thúc và danh mục tài liệu tham khảo, bài
nghiên cứu gồm 3 phần:
● Phần 1: Cơ sở lý luận về Gen Y, tâm lý Gen Y và chiến dịch
Kích cầu du lịch nội địa
● Phần 2: Thực trạng tâm lý của Gen Y tại Hà Nội đối với chiến

dịch Kích cầu du lịch nội địa hậu Covid-19
● Phần 3: Đánh giá kết quả chiến dịch, xu hướng và giải pháp thu
hút khách du lịch Gen Y tại Hà Nội đối với du lịch nội địa hậu Covid-19
2


NỘI DUNG
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GEN Y, TÂM LÝ GEN Y VÀ
CHIẾN DỊCH KÍCH CẦU DU LỊCH NỘI ĐỊA
1.1. Khái niệm về Gen Y
1.1.1. Định nghĩa, xác định độ tuổi:
○ Thế hệ Millennials, hay còn được biết đến với tên gọi thế hệ Y (hay
Gen Y), là đoàn hệ nhân khẩu học tiếp theo của thế hệ X và trước thế hệ Z.
Các nhà nghiên cứu và truyền thông chọn năm đầu thập niên 1980 là thời
điểm khởi đầu cho thế hệ này và những năm cuối thập niên 1990 – đầu thập
niên 2000 là thời điểm kết thúc của thế hệ này. Mốc thời gian được biết đến
rộng rãi cho thế hệ này là từ 1981 đến 1996.
○ Thế hệ Millennials còn được biết đến với tên gọi là “echo boomers”
bởi vì sự gia tăng đột biến của tỷ lệ sinh giai đoạn thập niên 1980 – thập niên
1990 và còn bởi họ là con cái của thế hệ Baby Boomers. Thế hệ này được
đánh dấu bởi sự trưởng thành của họ gắn liền với thời đại thông tin, và họ rất
thoải mái trong việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật số và mạng xã hội. Họ cũng
là bố mẹ của thế hệ Alpha.
1.1.2. Số liệu:
○ Chiếm 32% dân số trên thế giới
○ Chiếm 35% dân số Việt Nam (trên 35 triệu người)
1.1.3. Đặc điểm:
○ Những người trong thế hệ Millennials xem trọng gia đình hơn là sự
nghiệp. Họ trân trọng những phút giây bên cạnh gia đình vì vậy họ thường là
những người có sức ảnh hưởng trong gia đình. Điều này khơng chỉ thấy ở

người đã lập gia đình mà cả những thành viên chưa kết hôn, họ dành thời gian
với anh chị em, ơng bà, cha mẹ,.... Vì vậy Millennials ln cân bằng thời gian
giữa công việc và cuộc sống.

3


○ Họ có xu hướng tìm kiếm những điều mới lạ, khơng ngại thách thức.
Do đó, việc mở mang kiến thức, phát triển bản thân là điều tạo động lực cho
họ để có một cơng việc ý nghĩa.
○ Millennials thường u thích các hoạt động đội nhóm như các câu
lạc bộ thể thao, các cuộc thi, … vì vậy mà việc hợp tác, đoàn kết được họ
đánh giá cao. Họ có tinh thần trách nhiệm cao và gắn bó với cộng đồng. Đồng
thời, họ muốn được người khác ghi nhận, khẳng định giá trị của bản thân
trong một tập thể.
○ Họ cởi mở, tích cực, dễ dàng tiếp thu những điều mới và không ngại
nêu lên quan điểm của bản thân. Đặc biệt là những chủ đề về các quyền con
người như quyền bình đẳng, đồng tính hay các vấn đề về tôn giáo. Điểm này
được cho rằng vượt bậc hơn so với Gen X.
○ Thế hệ có sự gắn bó với cơng nghệ ngay từ khi mới chào đời. Họ
được tiếp xúc dần dần từ lúc công nghệ chưa được định nghĩa cho đến khi kỹ
thuật số được áp dụng rộng rãi. Millennials có khả năng thích ứng với sự thay
đổi, đối với họ giờ đây công nghệ không phải là thứ gì đó q khó khăn.
1.2. Khái niệm về tâm lý và đặc điểm tâm lý Gen Y tại Hà Nội
1.2.1. Cơ sở lý luận về tâm lý:
● Khái niệm: Là sự phản ánh thế giới bên ngoài vào trong não bộ của
mỗi người và biểu hiện ra bên ngoài thành hành vi của họ.
● Bản chất của hiện tượng tâm lý:
○ Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan thông qua chủ thể
○ Tâm lý là chức năng của não

○ Tâm lý mang bản chất xã hội và có tính lịch sử
● Các nhân tố ảnh hưởng đến tâm lý tiếp nhận của nhóm cơng chúng:
○ Từ phía nguồn phát: Hình ảnh, Thơng điệp, Kênh
○ Từ phía người nhận:
■ Tuổi tác
■ Giới tính
4


■ Địa bàn cư trú
■ Trình độ học vấn
■ Mức sống
1.2.2. Tâm lý tiếp nhận các phương tiện truyền thông của Gen Y
Sinh ra trong khoảng thời gian MTV xuất hiện vào năm 1981 và q
trình thương mại hóa Internet năm 1996. Đây là lớp người luôn cập nhật, là
công chúng của mọi PTTT nhưng quan tâm có chọn lọc. MXH xuất hiện chủ
yếu là do thế hệ này có nhu cầu kết nối.
● Báo in: RED Communication chỉ ra: độ tuổi sử dụng báo in nhiều nhất
là từ 25 - 55 (Gen Y và Baby Boomers - chiếm 70%). Tuy nhiên, trên tổng thể
số người tham gia khảo sát của RC, số người đọc báo chỉ chiếm 6,32%.
● TV vẫn là nguồn tìm kiếm thơng tin phổ biến: Theo khảo sát của
Nielsen, 48% gen Y sử dụng phương tiện truyền thông này để tiếp nhận thông
tin. Tuy nhiên, Gen Y chủ yếu quan tâm đến chuyên mục thời sự, phim truyền
hình giờ vàng và các chương trình giải trí.

Kết quả khảo sát của Decision Lab

5



88% người thuộc thế hệ này sử dụng các nền tảng MXH mỗi ngày. Sử
dụng đa dạng MXH như Facebook, Instagram, Zalo… Trong đó Facebook là
mạng xã hội phổ biến nhất.
● Theo Decision Lab, các trang báo địa phương vẫn là nơi chủ yếu cho
Gen Y cập nhật thông tin, theo sau là Facebook, Google Search và Zalo.
1.2.3. Đặc điểm tâm lý của Gen Y tại Hà Nội:
● Thủ đô đang ngày càng có nhiều sự đổi mới, cùng với sự phát triển
của cơng nghệ thơng tin, thì phần lớn Gen Y tại Hà Nội luôn là người dẫn đầu
các xu hướng, luôn theo dõi và cập nhật các tin tức nhanh chóng, chính xác và
nắm bắt được các vấn đề xã hội một cách thơng minh nhất. Do đó ước tính
trình độ học vấn ở Gen Y khá cao (khoảng 80%) với nhu cầu học tập và
không ngừng phát triển. Từ đó, Gen Y tại đây có vốn hiểu biết rộng rãi và sẵn
sàng thể hiện những quan điểm của bản thân.
● Tính cách chung thường thấy của Gen Y ở Hà Nội là họ đều tự chủ
được về tài chính, sống độc lập và có nhiều mối quan hệ xoay quanh, do vậy
họ sẽ thích khám phá những điều mới lạ và trải qua những vấn đề xoay quanh
cuộc sống của mình.
● Với mức lương ổn định, thu nhập bình quân của gen Y cao do vậy
các nhu cầu về mọi mặt: giáo dục, giải trí, du lịch,.. đều được đáp ứng đầy đủ.
Đồng thời họ cũng sẵn sàng chi trả cho những dịch vụ có sẵn đó để phục vụ
cho mục đích cá nhân của mình.
● Điều đó đều ảnh hưởng đến tần suất đi du lịch của dân cư Hà Nội,
đặc biệt là Gen Y. Hầu hết những người thuộc nhóm này sẽ lựa chọn đi du
lịch cao hơn nhóm nơng thơn bởi họ có mức sống cao hơn, nhu cầu về giải trí
cũng vì thế tăng lên và họ sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ đó. Hơn nữa, sau
khoảng thời gian giãn cách vì dịch Covid-19 khiến nhịp sống tất bật quay trở
lại, người dân cần tìm đến một nơi ngồi thành phố để nghỉ ngơi thì cũng là
lúc du lịch nội địa được đẩy mạnh hơn bao giờ hết khi nước ta được đánh giá
là nước kiểm soát dịch bệnh tốt.
6



1.3. Chiến dịch Kích cầu du lịch nội địa hậu CoVid-19:
1.3.1. Bối cảnh:
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó,
ngành du lịch bị ảnh hưởng khá nặng nề.
● Theo Tổng cục Thống kê, tổng lượt khách quý I/2020 đạt 3,7 triệu
lượt khách, giảm hơn 18% so với cùng kỳ.
● Thành phố Đà Nẵng có tổng lượt du khách trong quý I đạt gần 1.3
triệu du khách, giảm 31.2% so với cùng kỳ năm 2019.
● Tổng cục Du lịch Việt Nam ước tính thiệt hại cho ngành Du lịch Việt
Nam giai đoạn từ tháng 2-4/2020 có thể lên đến 5,9 - 7,7 tỷ USD.
Tuy nhiên, Việt Nam có nhiều lợi thế khi là quốc gia kiểm sốt dịch
Covid-19 thành cơng. Đây là một lợi thế cần tranh thủ hiệu ứng truyền thơng
để nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn. Đặc biệt, trong khi
các kế hoạch du lịch nước ngoài bị đình trệ vì đại dịch, việc Việt Nam kiểm
sốt dịch tốt và nới lỏng các hạn chế đi lại trong nước thì người dân Việt Nam
và người nước ngồi sinh sống tại Việt Nam có cơ hội trải nghiệm các điểm
đến du lịch nội địa.
1.3.2. Nguồn phát: Tổng cục Du lịch Việt Nam
Chiến dịch Kích cầu du lịch nội địa được Tổng cục Du lịch Việt Nam
phát động với chủ đề “Du lịch Việt Nam – Điểm đến sáng tươi” gồm hai giai
đoạn từ ngày 15/5 đến ngày 15/7 và từ ngày 15/7 đến hết năm 2020. Thông
điệp của lần kích cầu đầu tiên này là “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam.”
Tới tháng 9/2020, Tổng cục Du lịch Việt Nam khởi động lần hai với
thơng điệp “Kích cầu du lịch nội địa - Trải nghiệm Việt Nam an tồn, hấp
dẫn”, trong đó tiêu chí an tồn được đặt lên hàng đầu.
1.3.3. Mục tiêu:
● Thu hút khách du lịch trong nước
● Phục hồi nền du lịch nước nhà

7


● Tạo cú hích cho ngành du lịch, duy trì phát triển du lịch nội địa, góp
phần đưa hoạt động du lịch sơi động trở lại. Từ đó du lịch nội địa bù đắp được
cho việc sụt giảm nghiêm trọng lượng khách quốc tế, giảm bớt thiệt hại cho
các doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động trong các ngành
du lịch, khách sạn, hàng không...
● Đánh giá xu thế thị trường, nhu cầu mới của khách hàng để tìm ra
giải pháp cho doanh nghiệp lữ hành, lưu trú, tạo đà cho phục hồi bất động sản
du lịch, đảm bảo tâm lý an tâm đầu tư của chủ đầu tư.
● Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa – lịch sử; qua đó
người Việt Nam thêm yêu và tự hào về quê hương, đất nước mình.
● Tạo động lực cho ngành du lịch vượt qua khó khăn, thách thức,
nhanh chóng hồi phục, đóng góp hiệu quả vào quá trình phát triển kinh tế
nước nhà
1.3.4. Đối tượng: Công dân Việt Nam, chủ yếu là Gen X, Y, Z (thị
trường khách hàng tiềm năng, sẵn sàng chi trả nhiều tiền cho du lịch) trong đó
có người tiêu dùng Gen Y tại Hà Nội
● Đây là đối tượng chính cần hướng tới trong các chiến dịch kích cầu
du lịch nội địa hậu Covid bởi họ là những người trẻ, đã số đều yêu thích việc
đi du lịch để trải nghiệm và khám phá; nhất là
sau một khoảng thời gian dài phải thực hiện các
chính sách giãn cách xã hội của nhà nước.
● Ngoài ra, Gen Y tập trung tại Hà Nội
nhiều, mức sống cao nên có nhiều nhu cầu du
lịch hơn.
● Khác với Gen Z, những người thuộc
thế hệ Gen Y đa phần đều có sự tự chủ về tài
chính và khơng phụ thuộc vào người khác, vì thế

họ có thể sẵn sàng chi trả các khoản chi phí cho
việc đi du lịch.
8


● Theo thống kê của các kênh trực tuyến của Decision Lab, ở Việt
Nam Gen Y là 1 trong 2 Gen tiếp cận thông tin qua internet nhiều nhất - nơi
mà các cơng ty và địa điểm du lịch có thể truyền tải rất nhiều những thông tin
đến khách hàng của mình.
1.3.5. Các chính sách kích cầu của doanh nghiệp:
Việc kích cầu du lịch nội địa hậu Covid là một trong số các mục tiêu
chính được Chính phủ ta để ra; và để thực hiện mục tiêu này nhà nước nói
chung và các doanh nghiệp nói riêng đã đưa ra rất nhiều các chính sách khác
nhau có thể kể đến như:
● Đưa ra các chính sách ưu đãi, giảm giá, khuyến mãi cho khách hàng
trong các dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch.
Ví dụ: Hãng hàng khơng Bamboo Airways vừa ra mắt nhiều sản phẩm
du lịch mới và xây dựng combo du lịch với chi phí ưu đãi vô cùng hấp dẫn.
Đặc biệt, đầu tháng 9 Bamboo Airways đã ra mắt 3 đường bay mới đến Côn
Đảo từ Hà Nội, Hải Phòng và Nghệ An với mức giá thấp nhất chỉ 1,6 triệu
đồng/chiều từ Hà Nội – Côn Đảo.
Các khu du lịch nổi tiếng trên cả nước cũng đều tung ra chính sách ưu
đãi lý tưởng dành cho du khách như: Sun World Fansipan Legend áp dụng
chương trình mua vé cáp treo, tặng vé buffet trưa; KDL Sun World Ba Na
Hills (Đà Nẵng) tặng vé buffet trưa 255.000 VNĐ dành cho tất cả du khách
khi mua vé cáp treo đến hết tháng 12/2020
Các resort, khách sạn sang trọng đồng loạt tung ra các chương trình
ưu đãi, khuyến mãi để kích cầu. Điển hình như Premier Residences Phu Quoc
Emerald Bay (Phú Quốc) áp dụng mức giá ưu đãi chỉ từ 2.563.000 VNĐ ++ /
phịng/đêm cho nhóm 4 người đặt phòng từ nay đến 31/10/2020

● Đẩy mạnh các yếu tố truyền thơng, quảng cáo với mục đích thu hút
sự quan tâm của các nhóm khách hàng mục tiêu.
● Các doanh nghiệp và địa phương cần phải liên minh để cùng nhau
sáng tạo, xây dựng nên những gói kích cầu mới, chương trình du lịch hấp dẫn.
9


Ví dụ: Các tỉnh khu vực miền Trung như Bình Định, Phú Yên, Gia Lai,
Đắk Lắk... sẽ công bố các chương trình liên kết giữa các địa phương và các
doanh nghiệp du lịch, khuyến khích các địa phương miễn giảm vé tham quan
các điểm di tích, thực hiện giảm giá các dịch vụ từ 10% trở lên.
● Các doanh nghiệp lữ hành đề xuất với Chính phủ việc cách giảm
thuế VAT, thuế thu nhập, lùi thời gian nộp thuế, cho vay tiền…
● Doanh nghiệp cần bồi dưỡng, đào tạo nhân lực để sâu sát khách tham
quan trong việc phòng chống dịch cũng như chuẩn bị nguồn nhân lực tốt cho
ngành trong tương lai.
1.3.6. Hoạt động truyền thông
Đây là một trong số các yếu tố chính để thúc đẩy việc kích cầu du lịch
của Gen Y đối với du lịch nội địa hậu Covid 19. Một số kênh truyền thông
được rất nhiều các địa phương du lịch và các doanh nghiệp lữ hành sử dụng
để thực hiện việc truyền thông đến Gen Y đó là: Mạng xã hội, Website, Báo
mạng điện tử, Truyền hình...
● Mạng xã hội: Như đã phân tích ở trên, Gen Y (cùng với Gen Z) là
đối tượng sử dụng mạng xã hội rất thường xuyên và liên tục, vì thế các chiến
dịch truyền thơng của các địa phương và doanh nghiệp kinh doanh du lịch
cũng được đẩy mạnh trên kênh truyền thông này qua các mạng xã hội được
yêu thích hiện nay như Facebook, Instagram hay Tiktok,...
○ Trong ngày 27/10 vừa qua, trên trang Fanpage chính thức với hơn
250.000 lượt theo dõi Vinpearl vừa cho ra mắt chương trình du lịch
𝗦𝗧𝗔𝗬𝗖𝗔𝗧𝗜𝗢𝗡 - BÍ KÍP TRỐN BẬN RỘN CỦA NGƯỜI TRẺ với khuyến - BÍ KÍP TRỐN BẬN RỘN CỦA NGƯỜI TRẺ với khuyến

mãi hấp dẫn: Bao trọn tồn bộ chun đi chỉ với chi phí tương đương tiền
phịng.
○ Các doanh nghiệp du lịch, hàng khơng đặt quảng cáo cá nhân trên
mạng xã hội để quảng cáo ưu đãi phù hợp đến từng đối tượng cụ thể dựa trên
phân tích dữ liệu khách hàng.

10


○ Tiktok: các địa điểm du lịch vừa và nhỏ như các homestay, khách
sạn thường có xu hướng sử dụng Tiktok, thông qua các hot Tiktoker để chia
sẻ về các chương trình khuyến mại, giảm giá của mình với mục đích chính để
thu hút được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ hơn.

● Website: Bên cạnh mạng xã hội, các thông tin về địa điểm du lịch,
tour du lịch cũng thường xuyên được địa phương và doanh nghiệp cập nhật
trên các website riêng và các website về du lịch nói chung như Traveloka,
Saigontourist, dulichviet.com.vn, travel.com.vn, ivivu.com...

Các khuyến mãi được cập nhật trên Website Traveloka

11


Các khuyến mãi được cập nhật trên Website dulichviet.com.vn
● Báo mạng điện tử: Các trang báo mạng điện tử uy tín như
dulichkhampha24.com hay vnexpress.net,... cũng được nhiều đơn vị lữ hành
lựa chọn để truyền thông cho các sản phẩm du lịch của mình.
Dựa trên các hình thức và nội dung như “Chia sẻ kinh nghiệm du lịch”,
“Tổng hợp các tour du lịch giá rẻ”,... các doanh nghiệp đã khéo léo lồng ghép

các thông tin về tour du lịch, mức giá khuyến mãi,... để thu hút người đọc.
● Truyền hình: Thơng tin về chiến dịch Kích cầu du lịch nội địa được
đề cập trong chương trình thời sự trên các kênh VTV1, VTV3,.. thuộc Đài
truyền hình Quốc gia Việt Nam - một kênh thơng tin uy tín, đáng tin cậy.
Việc xuất hiện trên bản tin giúp chiến dịch phủ sóng nhiều hơn tới khán giả,
bởi cơng chúng Việt Nam thường có thói quen cập nhật tin tức qua thời sự
dựa trên độ tin cậy cao.

12


● Phát thanh: Đài phát thanh ở các địa phương, các đài như VOH,
VOV,... đều đưa tin về chiến dịch Kích cầu du lịch nội địa trong chuyên mục
tin tức. Ngoài ra, các doanh nghiệp du lịch, lữ hành cũng quảng cáo những ưu
đãi du lịch trên radio.
● Báo in: Tin tức xoay quanh chiến dịch Kích cầu du lịch nội địa được
đăng tải lên các trang báo uy tín, bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng lựa
chọn quảng cáo banner trên các tạp chí.
Phần 2: Thực trạng tâm lý của Gen Y tại Hà Nội đối với chiến dịch
Kích cầu du lịch nội địa hậu Covid-19
2.1. Mức độ nhận biết của Gen Y đối với chiến dịch
● Theo khảo sát của nhóm, gần 70% trong 240 người tham gia khảo sát
có biết đến chiến dịch Kích cầu du lịch nội địa.

13


○ Về phong cách sống: Kết quả cho thấy, số người biết đến chiến dịch
có đặc điểm chung là tần suất đi du lịch thường xuyên, quan tâm đến các ưu
đãi du lịch và có dự định đi du lịch trong tương lai gần. Những người này sẽ

hay quan tâm, chủ động cập nhật tin tức về du lịch trên các phương tiện
truyền thông.
○ Về độ tuổi: Gen Y trong độ tuổi từ 25 - 28 tuổi biết đến chiến dịch
nhiều hơn hai nhóm tuổi cịn lại (29 - 33 tuổi và 34 - 39 tuổi), bởi độ tuổi này
ưa trải nghiệm, thích đi xa, hầu hết chưa lập gia đình nên tự do về thời gian,
tài chính và đầu tư vào việc đi du lịch.
○ Về giới tính: Nữ giới biết đến chiến dịch nhiều hơn nam giới.
○ Về mức sống: Những người có thu nhập từ trung bình đến cao
(5.000.000 - trên 10.000.000 VND), tài chính ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch có
xu hướng quan tâm đến các nhu cầu giải trí, du lịch. Vì vậy, họ biết tới chiến
dịch này nhiều hơn so với nhóm người có thu nhập thấp.
○ Về trình độ học vấn: 65,8% người tham gia khảo sát có trình độ Đại
học/Cao đẳng, đây cũng là nhóm người biết đến chiến dịch nhiều nhất. Bởi
nhóm này có trình độ học vấn cao, vốn kiến thức rộng, sử dụng phương tiện
truyền thông để cập nhật tin tức, tin thời sự.
● Dựa trên kết quả khảo sát, những người biến đến chiến dịch thông
qua các phương tiện truyền thông như sau: 68,3% qua Mạng xã hội; 43,7%
qua Báo mạng điện tử; 31,1% qua truyền hình; 1,2% qua Báo in và 3,6% qua
Phát thanh.

14


Số liệu này cũng dựa trên thói quen, thời lượng sử dụng các phương
tiện truyền thông của Gen Y.

○ Theo đó, Mạng xã hội là phương tiện truyền thơng được Gen Y sử
dụng nhiều và tần suất lớn nhất, từ mức 1-3 giờ đến trên 3 giờ/ngày, phổ biến
với mọi đối tượng. Vì vậy cơng chúng dễ dàng biết đến những thông tin được
truyền thông trên MXH nhất.

○ Báo mạng điện tử cũng là kênh truyền thông được Gen Y thường xuyên
sử dụng vì sự thuận tiện, tin cậy. Hiện nay, các trang báo điện tử cũng đăng tải
link bài báo trên các MXH nên thông tin cũng dễ dàng đưa đến người đọc.
○ Gần 30% số người tham gia khảo sát biết đến chiến dịch qua Truyền
hình, kết hợp với mức độ sử dụng phương tiện này thì có thể dễ thấy đây vẫn
là kênh truyền thông phổ biến.
○ Có thể thấy, Báo in và Phát thanh là 2 phương tiện Gen Y ít sử dụng
nhất, vì vậy thơng tin từ chiến dịch không được Gen Y biết đến nhiều thông
qua 2 phương tiện này.
2.2. Mức độ quan tâm của Gen Y đối với chiến dịch
Dựa trên kết quả khảo sát, nhìn chung nhóm cơng chúng Gen Y tại Hà
Nội có quan tâm đến các ưu đãi du lịch nội địa. Có đến 58,8% số người tham
gia khảo sát chọn mức độ quan tâm từ 4 đến 5 (mức cao nhất).

15


○ Trong đó, dễ dàng nhận thấy những người dành mức quan tâm cao
cho chiến dịch có điểm chung là tần suất đi du lịch trong năm nhiều, có dự
định đi du lịch trong tương lai gần.
○ Đối tượng có cơng việc ổn định, mức lương từ trung bình đến cao (từ
5.000.000 VND trở lên) có nhu cầu đi du lịch cao nên chủ động quan tâm và
cập nhật thông tin về những ưu đãi du lịch trong nước.
○ Với tình hình nửa đầu năm 2020 phải giãn cách xã hội, hạn chế ra
ngồi, cơng chúng có nhu cầu được trải nghiệm, khám phá và hưởng thụ
nhiều hơn. Cùng với tình trạng kinh tế giảm sút, thu nhập bị ảnh hưởng do
dịch, người dân cũng chủ động tìm kiếm ưu đãi, khuyến mãi giá rẻ để thỏa
mãn nhu cầu du lịch.
2.3. Mức độ tác động của chiến dịch đối với Gen Y tại Hà Nội
● 63,7%, tương ứng với 153 người tham gia khảo sát bị tác động bởi

chiến dịch tới kế hoạch du lịch của họ.

16


○ Những người lựa chọn “Có” đa số có kế hoạch du lịch trong tương
lai gần, vì vậy họ dễ bị hấp dẫn bởi những ưu đãi, khuyến mại, từ đó đưa ra
quyết định thay đổi kế hoạch du lịch.
○ Đối tượng có sự quan tâm cao đối với các chương trình kích cầu du
lịch có tỷ lệ thay đổi kế hoạch vì chiến dịch cao hơn nhóm khơng quan tâm.
○ Đối tượng có mức lương từ 5.000.000 - 10.000.000 VND, mức chi
tiêu dành cho du lịch từ 3.000.000 trở lên có sự thay đổi kế hoạch du lịch vì
chiến dịch nhiều hơn các đối tượng có mức thu nhập khác. Bởi họ có nhu cầu
đi du lịch từ trước, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 với kinh tế nên
họ sẽ cân nhắc chi tiêu hợp lý dành cho việc đi du lịch.
● Sự thay đổi trong kế hoạch du lịch của nhóm người tham gia khảo sát
như sau:

○ Thực hiện các biện pháp an toàn được lựa chọn nhiều nhất (47,5%)
bởi tâm lý đề phòng, cẩn thận của người dân trong vấn đề giữ gìn vệ sinh đã
được nâng cao hơn sau dịch Covid-19.
○ Người dân sẵn sàng thay đổi thời gian đi du lịch phụ thuộc vào
những ưu đãi du lịch mà họ được hưởng.
○ Các doanh nghiệp du lịch đưa ra những ưu đãi về tour, giá vé máy
bay/tàu xe, khuyến mãi tại resort, khu nghỉ dưỡng… điều này cũng tác động
đến quyết định của khách du lịch Gen Y.
17


2.4. Thực trạng hành vi du lịch của Gen Y tại Hà Nội

2.4.1. Ý định đi du lịch:
76,3% số người tham gia khảo sát (tương ứng 183 người) có kế hoạch
đi du lịch; 23,8% cịn lại khơng có ý định.

○ Về mức sống, những người có kế hoạch đi du lịch hậu Covid-19 có
mức thu nhập ổn định, trung bình đến cao (từ 5.000.000 VND trở lên). Họ
không bị đại dịch ảnh hưởng nặng nề về tài chính nên sẵn sàng chi tiêu cho
nhu cầu giải trí nhiều hơn.
○ Về phong cách sống, những người này có sở thích đi du lịch, tần suất
đi du lịch trong thời gian bình thường ở mức thường xun. Vì vậy họ có nhu
cầu đi du lịch cao và ý định du lịch hậu Covid-19 cũng cao hơn nhóm ít đi du
lịch.
○ Về tâm lý, những người muốn đi du lịch hậu Covid-19 cho thấy họ
tin tưởng vào chính phủ, đánh giá tình hình kiểm soát dịch ở Việt Nam là tốt
và rất tốt, yên tâm du lịch trong thời kỳ này.

18



×