Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

BÔNG HỒNG CHO EMILY CỦA WILLIAM FAULKNER

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.41 KB, 37 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VĂN HỌC MỸ
BÔNG HỒNG CHO EMILY
CỦA WILLIAM FAULKNER


TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 10 NĂM 2022
1


MỤC LỤC
A. KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM .......................................... 3 1.
Tác giả William Harrison Faulkner......................................................... 3 2.
Tác phẩm A Rose for Emily – Bông hồng cho Emily............................... 4
B. VÀI PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ĐỘC ĐÁO TRONG TÁC PHẨM
............................................................................................................................. 6
I. Đặc điểm Gothic trong Bông hồng cho Emily.......................................... 6 1.
Giới thuyết về văn học Gothic và văn học Gothic Mỹ......................... 6 2.
Bông hồng cho Emily – truyện ngắn mang đậm màu sắc Gothic..... 10
2.1 Những tàn tích...................................................................................... 9 2.2
Chấn thương tâm lý............................................................................ 11 2.3
Những điềm báo ................................................................................. 12 2.4
Người kể chuyện................................................................................. 13 II.
Không gian và thời gian nghệ thuật trong Bơng hồng cho Emily ...... 16
1. Khơng gian bí ẩn, kì quái ...................................................................... 16
2. Thời gian như một nỗi đau quá khứ .................................................... 17
B. LIÊN HỆ NHÂN VẬT EMILY TRONG BÔNG HỒNG CHO EMILY VỚI
NHÀ THƠ EMILY DICKINSON......................................................... 19
KẾT LUẬN...................................................................................................... 23


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 244


A. KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả William Harrison Faulkner
William Faulkner (1897 – 1962) là nhà cách tân táo bạo và là một tiểu
thuyết gia lỗi lạc bậc nhất ở vùng Mississipi nói riêng và nước Mỹ nói
chung. Ơng có sức ảnh hưởng sâu rộng (trong địa hạt văn chương Mỹ,
Faulkner là một người khổng lồ) và được tôn vinh là một trong số những
nhà văn lớn nhất của văn học Mỹ ở thế kỉ XX. Đặc biệt, Faulkner được
xem là nhân vật tiêu biểu cho “Văn học miền Nam” của nước Mỹ. Ông đã
từng tham gia thế chiến lần thứ nhất. Cũng vì thế mà ông lấy đề tài chính
là chống phân biệt chủng tộc, phản đối chiến tranh, đề cao tư tưởng nhân
đạo.
Sống tại một bang nghèo nhất nước Mỹ và sinh ra trong một gia đình
danh giá sa sút nên cuộc sống vì thế mà túng thiếu. Chưa từng tốt nghiệp
cấp ba, càng khơng có bằng tốt nghiệp Đại học. Nhưng nhờ sự chăm chỉ,
đam mê học hỏi và vì gia đình có truyền thống Scottish: mỗi bữa sáng phải
đọc vài trang Kinh thánh mới được ăn nên đã dần kích thích đam mê văn
chương (đọc sách và viết), bước đầu “khai sáng” đầu óc của vị thiên tài.
Bằng chứng là sau đó ông đã viết một loạt tác phẩm và đạt được sự thành
công rực rỡ.
Để lại 19 cuốn tiểu thuyết, trong đó tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ
(The Sound and the Fury, 1929), Khi tôi lâm chung (As I lay dying, 1930)
được xem là hai tiểu thuyết xuất sắc nhất của Faulkner, viết về tiếng nói
của những gia đình miền Nam nước Mỹ đau đớn trước nỗi đau mất người
thân và về nhân sinh quan. Trong năm 1929, ông cũng bắt đầu cuộc sống
hơn nhân gia đình với người con gái lúc xưa ơng theo đuổi và họ có hai
đứa con với nhau. Đến năm 1931, Ánh sáng tháng Tám (Light in August)
ra đời, nói về vấn đề mâu thuẫn màu da, sắc tộc... Ngồi ra ơng cịn viết

một số tiểu thuyết khác như: Lễ cầu hồn cho một nữ


tu (Requiem for a nun, 1952), Quân kẻ cướp (The reivers, 1962), Sartoris
(1929), Thánh đường (Sanctuary, 1931)... Bên cạnh tiểu thuyết, ơng cịn
chú tâm đến hai thể loại khác là truyện và kịch. Hai thể loại này được đón
nhận và được dịch in tại các nước châu Âu. Có thể điểm qua các vở kịch
như: Đường tới vinh quang
(The road to glory, 1936), Gunga Din (1939)... Đặc biệt là các sáng tác về
truyện ngắn, với khoảng 126 tác phẩm, trong đó, Bơng hồng cho Emily (A
Rose for Emily) là một trong những kiệt tác đáng chú ý. Truyện đã thể hiện
một cách rõ nét phong cách nghệ thuật đặc trưng của Faulkner – nghệ thuật
kể chuyện độc đáo bậc nhất. Ngồi ra cịn có Pilon (1934), hay các truyện
ngắn được dịch ra tiếng Việt như: Ghen tuông (1999), Lão Uos (1999),
Mặt trời chiều hôm ấy (2000)... Dù sáng tác ở loại tiểu thuyết hay truyện
ngắn, tác giả đều tập trung đi sâu vào khám phá các vấn đề về đạo đức và
trái tim con người. Các tác phẩm của ông đề cập đến sự sống và cái chết,
vấn đề thân phận con người trong thời đại kỹ trị, vấn đề bảo vệ môi trường
sinh thái, đặc biệt là vấn đề phân biệt chủng tộc...
Ơng cịn biết đến với tư cách là nhà viết kịch bản phim rất nổi tiếng
của nền điện điện ảnh Hollywood (Mùa hè dài nóng bỏng của Faulkner
được cơng chiếu trên đài truyền hình Việt Nam). Đây cũng là một trong
những yếu tố khiến cho các sáng tác của ơng vừa mang chất thơ lại vừa có
chất kịch, vừa thánh thiện vừa thơ, vừa có nét tức giận nhưng cũng chất
chứa những nỗi sầu thầm kín... Tất cả
được ông thể hiện thông qua nghệ thuật kể chuyện rất độc đáo, hiện đại và
đậm chất điện ảnh (Bông hồng cho Emily là một sáng tác thể hiện cho điều
này). Đặc biệt, trong các sáng tác của ơng có sự xuất hiện của yếu tố
Gothic (Gothic Fiction) - là một thể loại hư cấu có sự kết hợp giữa hai yếu
tố kinh dị và lãng mạn, thường miêu tả sinh động những câu chuyện kì bí

đối với một sự ghê rợn, tuyệt vọng, sự kì cục và các khía cạnh bóng tối,
xuất hiện ở Anh vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIV. Trong đó, “Chủ đề


đen” (Dark Theme), cùng với những biểu hiện: hệ thống nhân vật có trạng
thái “bất thường” trong tính cách, tâm lý, thân thể, thường rơi vào nỗi đau,
mưu toan cuồng loạn…, hoặc bị lưu đày trong không gian tối tăm, trong
thời gian khép kín…; motif: khơng gian lâu đài, tu viện, nhà cổ hẻo lảnh,
bí ẩn và gian là quá khứ đau đớn, sự giam cầm và lưu đày... là những đặc
trưng cơ bản của yếu tố Gothic. Mà điển hình cho thể loại này là tiểu
thuyết Âm thanh và cuồng nộ, cùng với đó là truyện ngắn Bơng hồng cho
Emily (A Rose for Emily) - được xem là hình ảnh thu nhỏ của tiểu thuyết
Gothic. Trong tác phẩm, William Faulkner đã vận dụng những lý thuyết
của chủ nghĩa hiện đại vào sáng tác của mình thơng qua sự ám ảnh thời
gian và thời gian đồng hiện. Năm 1949, ông đạt giải Nobel Văn học và hai
giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu năm 1955 và 1963.
Tác phẩm cuối cùng của ơng là tiểu thuyết Qn kẻ cướp (1962). Sau
đó, W. Faulkner bị té ngựa trong một lần đi chơi và ba tuần sau ơng qua
đời vì nhồi máu cơ tim, tức ông mất ở tuổi 64. Sau khi mất, danh tiếng của
ơng ln tỏa sáng, có thể sánh ngang với F. Dostoevsky ở thể loại tiểu
thuyết và nằm cùng hàng ngũ với M. Proust…
2. Tác phẩm A Rose for Emily – Bông hồng cho Emily
Tác phẩm Bông hồng cho Emily được xuất bản lần đầu tiên vào ngày
30/4/1930, trên một số báo của The Forum. Câu chuyện xảy ra tại
Jefferson, Mississippi, một quận hư cấu mà tác giả sáng tạo ra. Truyện
ngắn này là một trong những kiệt tác đáng chú ý của tác gia vĩ đại
Faulkner. Tác phẩm thể hiện một cách rõ nét phong cách nghệ thuật đặc
trưng của Faulkner, mà nghệ thuật kể chuyện là yếu tố nổi bật nhất mà độc
giả có thể bắt gặp trong tác phẩm này.
Tác giả kết hợp chủ đề về sự tha hóa và cơ đơn của con người thế kỷ

XX với chủ đề Miền nam nước Mỹ (hậu quả gánh nặng của chế độ nô lệ,
sắc tộc, giới quý tộc với sự bất lực khi không đáp ứng nổi những đòi hỏi


của đời sống hiện đại). Bông hồng cho Emily là tác phẩm xoay quanh nữ
chính Emily – người phụ nữ cơ độc đến đáng thương, có một cuộc đời tách
biệt với xã hội và cơ ln tìm đủ mọi cách để giữ quá khứ của dòng họ và
chống lại cái thay đổi của hiện tại cho đến đến lúc chết đi. Nhân vật không
thể hiện những băn khoăn hay dằn vặt trong nội tâm, nhưng thông qua kết
cấu theo kiểu ngược sáng cùng với việc vận dụng yếu tố Gothic (một cách
dày đặc) dưới điểm nhìn của người kể chuyện ở ngơi thứ nhất: nhân vật
“chúng tơi” thì bức tranh đầy bi kịch về thân phận và cuộc đời Emily dần
hé lộ và nhận được sự cảm thơng sâu sắc.
Tóm tắt tác phẩm:
Xuất thân từ dòng họ Grierson danh giá ở thị trấn Jefferson, bấy giờ
Emily đã ở tuổi 30 nhưng vẫn chưa chồng, vì lẽ cha cơ ln xua đuổi
những người đến nhà, có ý với cơ. Đến khi người cha mất đi, chỉ để lại
cho cô một ngôi nhà, cùng sự cô đơn, buồn bã, nghèo túng. Sau đó khơng
lâu, người dân Jefferson thấy cơ đi lại với gã da đen tên Homer Barcon quản đốc người Bắc Mỹ đến đây để làm đường. Trước sự việc trên, có hai
luồng suy nghĩ: người thấy vui cho cơ kẻ lại thấy cô thật đáng thương.
Thời gian sau, họ thấy Emily đi mua thuốc độc với vẻ mặt vô hồn, ngỡ cơ
sẽ tự sát. Nhưng sau đó ít lâu, họ lại bắt gặp cô mua đồ đạc cho đám cưới.
Thế là dân ở đó lại nghĩ sắp có hơn lễ diễn ra giữa tên da đen và Emily.
Một lần nữa mọi người lại ngỡ ngàng khi khơng thấy có hơn lễ nào được
diễn ra, mà tên Bắc Mỹ kia lại biến mất sau khi làm đường. Và hắn không
xuất hiện nữa. Vì tị mị, người dân đã dịm ngó vào nhà Emily, thấy cô
ngồi bên cửa sổ một cách bất động sau sự biến mất của tên da đen. Và thấy
có mỗi lão nơ bộc hay quanh quẩn trong khu nhà cùng cô mà thôi. Đến
một hôm, khi mọi người nghe thấy có mùi gì đó hơi thối bốc ra từ chính
nhà cơ, lúc này họ mới bàn tính cách giải quyết và quyết định âm thầm lẻn

vào khu nhà cơ rải vơi bột để loại bỏ cái mùi khó chịu không biết do chuột


chết hay vì điều gì gây nên. Và đúng lúc đó, bốn con người trong khu
vườn đã bắt gặp cái dáng ngồi chết lặng bên cửa sổ của cô, và họ cứ vậy
rời đi.
Từ lúc cha cô mất, tên da đen “người yêu” bỏ đi, cô đã khép cánh
cổng của cuộc đời mình lại với xã hội ngồi kia. Nên chẳng ai có thể bước
vào ngơi nhà cũ của cơ sau ngần ấy năm. Thứ người dân ở đây nhìn thấy
chỉ là một dáng người ngồi như tượng, với mái tóc ngả màu xám sắt theo
bụi thời gian sau cánh cửa khơng bao giờ mở đó. Nhiều năm sau, Emily
qua đời vì bệnh lâu ngày. Trong căn nhà cũ bám đầy bụi, có ơng lão da
đen ra mở cửa để đón tất cả người trong trấn vào viếng đám tang Emily và
sau đó ơng ta cũng khơng cịn xuất hiện nữa. Đàn bà đến vì sự tị mị về
ngơi nhà, đàn ơng thì tỏ vẻ thành kính trước sự sụp đổ của bức tượng gìn
giữ nét “truyền thống” trước cách mạng. Sau khi mồ xanh, lúc bấy giờ mọi
người mới phát hiện một căn phịng bí mật trong suốt 40 năm qua khơng ai
hay biết. Nơi đó được trang bày như phịng cơ dâu chú rể. Nhưng sớm đã
bị bám bụi, âm khí bao trùm: xác của Homer Baron đang phân hủy trong
bộ đồ ngủ, và dính chặt vào cái giường khơng thể tách ra... Cạnh đó, người
ta phát hiện ra có sợi tóc màu bạc sắt dính trên chiếc gối bên cạnh cái xác,
chỗ đó bị lõm xuống, như có ai từng nằm.

B. VÀI PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ĐỘC ĐÁO TRONG TÁC
PHẨM I. Đặc điểm Gothic trong Bông hồng cho Emily
1. Giới thuyết về văn học Gothic và văn học Gothic Mỹ
1.1 Thuật ngữ “Gothic” và văn học Gothic
Thuật ngữ “Gothic”
Thuật ngữ “Gothic” có nguồn gốc từ “Goth” - theo cách gọi của người
La Mã để chỉ một bộ tộc người Đức tại châu Âu. Bộ tộc này được cho là

hoang dã và man rợ. Suốt thời gian dài, thuật ngữ này mang một ý nghĩa


tiêu cực. Cho đến những năm đầu thế kỷ XII, Gothic xuất hiện tại Pháp
với phạm vi là một phong cách kiến trúc, được tạo ra bởi Suger - một mục
sư, cố vấn thân cận của vua Louis VII. Công trình đầu tiên của lối kiến trúc
này là tu viện Saint-Denis, và nổi tiếng nhất, phải kể đến nhà thờ Đức Bà.
Những cơng trình này được đặc trưng bởi mái vịm, chóp nhọn, cửa sổ
kính, tường thẳng đứng, những họa tiết điêu khắc,... Không gian cao và
rộng trên đã tạo ra nhiều khoảng trống, mang lại cảm giác choáng ngợp và
có phần rùng rợn. Chất huyền bí được tạo ra từ kiến trúc này cũng là hơi
thở của Gothic khi đến với văn học.
Văn học Gothic
Đến thế kỷ XVIII - XIX, phong cách Gothic thịnh hành khắp châu Âu.
Không chỉ trong kiến trúc mà âm nhạc, hội họa, văn học, thời trang,... hầu
như những lĩnh vực của nghệ thuật đều có riêng cho mình một khơng gian
dành cho phong cách này. Tại Anh quốc, vào đầu thế kỷ XVIII, khuynh
hướng Gothic phát triển mạnh mẽ như một sự phản ứng lại với Chủ nghĩa
Duy lý, Chủ nghĩa Siêu nghiệm. Người ta cho rằng sự phức tạp trong tâm
lý cùng những trải nghiệm của con người không thể nào được lý giải bằng
các luận đề khoa học như nhiều người vẫn thường làm. Văn học Gothic
được cho là có mối quan hệ mật thiết với Chủ nghĩa Lãng mạn, cụ thể là
Chủ nghĩa Lãng mạn Đen tối. Một bộ nhận diện đặc trưng cho thể loại văn
học này (nhất là ở thời kì đầu) chính là bối cảnh tàn tích của những lâu đài,
tu viện, nhà thờ; gắn liền với các nhân vật như nữ tu, mục sư, quý tộc,...
Gắn liền với bối cảnh trên chính là khơng khí ma mị, bí ẩn với những xác
chết hoặc hồn ma. Sự ma mị hóa văn bản cũng hàm chứa nhiều ý nghĩa
khác nhau, nhưng thường nhất vẫn là hàm ý chính trị. Gothic có một “cái
nền” giống nhau nhưng khi được gắn với một hồn cảnh/ quốc gia khác
nhau thì lại biểu trưng một ý đồ riêng. Nếu ở Pháp, Đức, Anh, đó là những

trăn trở cùng những quan điểm liên


6
quan đến chính trị thì tại Mỹ, vấn đề bản sắc và sắc tộc lại nổi bật hơn cả
(nhất là thời hậu kì Nội chiến).
Điểm lại quá trình ra đời và phát triển tại châu Âu, Gothic có nhiều
cách gọi và hình dung khác nhau. Tại Đức, Gothic cịn được gọi với cái
tên “Schauerroman”, tuy nhiên chúng khơng hồn tồn đồng nghĩa với
nhau vì các tiểu thuyết Đức tập trung vào những binh sĩ, hiệp sĩ và những
người sống ngoài vòng pháp luật; nhưng điểm chung giữa hai thể loại này
chính là bối cảnh thời trung cổ với những yếu tố siêu nhiên như ma quỷ.
Những tác giả nổi bật của thể loại này có thể kể đến Christian Heinrich
Spiess với Das Petermännchen (1793), Karl Grosse với Horrid Mysteries
(1791–1794) hay Heinrich von Kleist với truyện ngắn Das Bettelweib von
Locarno (1797),... Nhìn chung, những tác giả
này khơng chỉ chịu ảnh hưởng từ Chủ nghĩa Lãng mạn mà cịn có văn học
Gothic từ những quốc gia khác. Trở lại Anh, nơi được xem là cánh đồng
phì nhiêu cho Gothic phát triển, người ta cho rằng “The roots of British
Gothic can be found in the mid-eighteenth-century ‘Graveyard Poetry’ of
Collin, Young, Blair, and Gray, a quite different point of origin form that
of the German ‘Schauerroman’” (Tr. 4).

Tạm dịch: “Nguồn gốc của

Gothic Anh có thể được tìm thấy trong trường phái ‘Thơ Nghĩa Địa” vào
giữa thế kỷ XVIII của một số tác giả như William Collins, Edward Young,
Robert Blair, Thomas Grey, với khởi nguyên hoàn toàn khác với nguồn
gốc ‘Schauerroman’ của người Đức”. Vậy, đây là trường phái nào?
“Graveyard Poetry” được tạo ra từ “Graveyard Poets”, họ là những nhà thơ

người Anh, có khuynh hướng suy nghĩ về cái chết thơng qua các hình ảnh
như xương cốt, quan tài bia mộ tại nghĩa địa, mang hơi hướng của thơ ca
dân gian Anh. Tuy không thật sự nổi bật và phát triển rộng rãi nhưng đây
chính là một trong những tiền đề của Gothic Anh. Ngoài ra, Gothic cịn có
thể được lấy cảm hứng từ những vở kịch kinh điển của Shakespeare với


những ám ảnh về tội ác, sự trả thù, ma quỷ, phù thủy và sự chết chóc. Và
đánh dấu sự ra mắt chính thức của thể loại này là tiểu thuyết The Castle of
Otranto (1764) của nhà văn Horace Walpole. Quyển tiểu thuyết ra đời đã
tạo nên một khuôn mẫu kinh điển của tiểu thuyết Gothic, tác động lớn đến
những nhà văn sau này, và hơn hết là những nhà văn theo khuynh hướng
trên. Như vậy, văn học Gothic đã manh nha những mầm mống từ thời
Trung cổ, xác lập đỉnh cao vào thế kỷ XVIII - XIX và cho đến hiện tại,
vẫn giữ được một vị trí cho riêng mình.
Đặc điểm của văn học Gothic
Ở thời kì sơ khai, văn học Gothic bắt đầu bằng những motif quen thuộc:
một câu chuyện kinh dị xảy ra tại một lâu đài/ tu viện hoang tàn, gây kinh
ngạc và hù dọa người đọc bằng một sự kiện đáng sợ (hồn ma, xác chết,
phù thủy) xảy ra ở cuối truyện. Dần dần, văn học Gothic khơng cịn thuần
túy là một thứ gây sợ (một cách trực tiếp) nữa. Thay vào đó, khơng gian
lâu đài hay tu viện được thay thế
bằng những không gian mang tính tàn tích. Cái chuyên chở trong những tác
phẩm khơng cịn là những yếu tố kinh dị thơng thường mà được lồng ghép
vào những quan niệm triết học và chính trị. Ngay cả nhân vật cũng có sự
thay đổi: ngoài nữ tu, mục sư, quý tộc,... dần thay thế bằng những con
người có thân phận bình thường nhưng bí ẩn, lập dị và ngoài luồng.
Mang một mối gắn kết với Chủ nghĩa Lãng mạn, văn học Gothic chắc
chắn phải khai thác bề sâu tâm lý con người. Nhưng cái bề sâu của Gothic
là nỗi sợ hãi và ám ảnh tột độ. Vì vậy chủ đề của Gothic thường nhắm đến

sự cấm kỵ như tình dục, mê tín, ma quỷ,... Thế giới của Gothic ln có
màu sắc sa ngã và lập dị với những ham muốn tiềm ẩn của con người.
Điều đó được thể hiện qua các chi tiết siêu nhiên và huyền ảo. Tuy trong
các thể loại khác, chẳng hạn như truyện cổ tích cũng có yếu tố này nhưng
điều làm nên sự khác biệt của Gothic chính là nó kể về hiện tại nhưng là


một hiện tại bị ám ảnh, bị bao phủ bởi bụi mờ của quá khứ. Bối cảnh của
Gothic cũng là bối cảnh hiện thực, là cái diễn ra thường nhật chứ không
phải một thế giới giả tưởng. Song song với thế giới thực ấy, hoặc có khi
hịa lẫn vào nhau là một thế giới đầy rẫy sự chết chóc, các thế lực siêu
nhiên, nỗi kinh hãi - thực chất là một góc khuất, một ẩn ức của con người.
Cái thực tại này thường được nhìn bằng cái nhìn dị thường. Từ những ngôi
nhà, lâu đài, các chi tiết lẫn con người đều mang dấu ấn của quá khứ.
Ngay cả bầu khơng khí cũng bị đè nén và khó chịu. Cái kì dị trong thể loại
này được Sigmund Freud gọi bằng thuật ngữ “unheimlich”, đó là tâm trạng
sợ sệt, lo lắng khi đứng trong một khung cảnh xa lạ nhưng dường như rất
quen thuộc hoặc trông rất mới nhưng đã từng xuất hiện đâu đó ở quá khứ,
từ đó phơi bày ra một cái gì đó từ lâu đã bị kìm nén.
Cũng giống như phong cách kiến trúc Gothic, văn học thể loại này
thường chọn những không gian u ám, thiếu ánh sáng và có phần đáng sợ.
Từ khơng gian này, nhân vật và cả người đọc bị dẫn vào sự hỗn loạn, phức
tạp và kinh hoàng đã được dự báo trước. Ngồi ra, khơng gian và cả
những chi tiết trong tác phẩm thường không diễn ra trơn tru mà thường là
gấp khúc, trúc trắc, dù cho đọc đến cuối tác phẩm thì người đọc vẫn khơng
có một câu trả lời nào xác đáng cho những thắc mắc của mình. Cứ như
thế, văn học Gothic đã tạo ra những khoảng trống u mờ cho tác phẩm và
cũng cho chính những độc giả của mình.
1.2 Văn học Gothic Mỹ và văn học Gothic miền Nam
nước Mỹ Văn học Gothic Mỹ

Gothic miền Nam (Southern Gothic) là một nhánh của văn học Gothic
Mỹ. Charles Brockden Brow, Edgar Allan Poe, John Neal và George
Lippard là những cái tên nổi bật của dòng văn học này. Trên thực tế,
Gothic Mỹ có phần khác biệt so với châu Âu. Nước Mỹ thế kỷ XVII XVIII khơng có những tàn tích nhà thờ, tu viện hay kiến trúc hoặc không


gian nào mang hơi hướng Trung cổ - nguồn cảm hứng chính cho văn học
Gothic. Thứ tồn tại lâu đời tại vùng đất này chính là những ngơi làng của
thổ dân da đỏ với các ngôi nhà đơn sơ, không thể tồn tại qua thời gian dài.
Vậy, so với “phiên bản gốc”, nước Mỹ đã thiếu đi những yếu tố được cho
là cần thiết để tạo ra phong cách này. Tuy nhiên, vấn đề này không phải là
một vấn đề quá đỗi nan giải.
Trái ngược với khung cảnh kinh tế phát triển, lãnh thổ được mở rộng,
đời sống ngày càng tiến bộ mà nhiều người Mỹ tin vào, Gothic Mỹ phơi
bày những mặt tối của niềm tin ấy. Câu chuyện căn tính , đức tin và câu
chuyện với những người Mỹ bản địa chưa bao giờ là những câu chuyện
đơn giản.
Trong cuộc di dân lịch sử, William Bradford (trong Of Plymouth
Plantation) đã ghi nhận cái nhìn đầu tiên của những người Anh di cư từ
con tàu Mayflower nhìn về phía đất Mỹ: Hoang dã và man rợ. Trong suốt
quá trình xây dựng cuộc sống tại đây, họ đã chiến đấu với những thổ dân,
với thiên nhiên hoang sơ và với chính đức tin của mình. Cũng từ đây, một
vùng đất của Gothic đã được hình thành.
Cũng là nhóm người hành hương này, họ là những người Thanh giáo,
rời đi vì lý do tôn giáo, và dĩ nhiên, đến đây cũng vì tơn giáo. Họ rời đi bởi
sự độc đốn của chính phủ Anh nhưng thật khơng may, những tín đồ này
lại xây dựng nên một xã hội mới, tưởng chừng là tiến bộ nhưng lại ngày
càng xuống cấp. Quyền thống trị của Thanh giáo đã vượt mức những gì
mà nó cần làm, điều này được thể hiện rõ nhất qua sự kiện xét xử những
phù thủy tại Salem, Massachuset vào năm 1962. Một New England tiến bộ

trong lòng người dân đang dần bị lung lay vì chính đức tin của họ. Điều
này đã tạo thành nỗi ám ảnh cho các thế hệ về sau, cũng trở thành một vết
đen trong lịch sử phát triển New England. Tái hiện bức tranh Thanh giáo
đó, Edgar Allan Poe và Nathaniel Hawthorne là hai cái tên nổi bật.
Vượt qua nỗi sợ hãi nguyên sơ về một vùng đất lạ lẫm, những người di


cư bấy giờ bắt tay vào khai thác vùng đất mới. Trong q trình đó, họ đã
xảy ra xung đột với người Mỹ bản địa. Chắc chắn rằng, những công cụ thô
sơ như giáo mác của thổ dân không thể nào thắng được những vũ khí tối
tân của người Anh. Vậy là, từ vị trí của một chủ nhân thực sự, người Mỹ
bản địa bị đưa vào tình thế nơ lệ. Nhưng trong xã hội ấy, nơi những người
da trắng bị “giấc mơ Mỹ” làm cho mù qng thì ít ai thấy được họ đã
khiến cho cuộc sống của những người còn lại trở nên đen tối thế nào. Cũng
từ đó, những vấn đề về chủng tộc đã nở rộ lên và dường như, đến hiện tại,
cũng chưa bao giờ người ta giải quyết được nó. Những viễn cảnh u ám
trên đã tạo cho Gothic một môi trường phát triển hoàn toàn mới, mang
màu sắc khác biệt hẳn so với châu Âu.
Văn học Gothic miền Nam nước Mỹ
Gothic miền Nam (Southern Gothic) là một nhánh của Gothic Mỹ,
xuất hiện vào đầu thế kỷ XIX. Ban đầu, tên gọi này mang ý nghĩa miệt thị
bởi người ta cho rằng đây là một thứ văn học đầy bạo lực và vô nghĩa. Bối
cảnh địa lý - xã hội của miền Nam cũng trở thành đặc điểm chính của
Gothic vùng này: bối cảnh đồn điền gắn với nông nghiệp, những xung đột
sắc tộc - dân tộc và chế độ phụ hệ. Đặc biệt, thời kì sau Nội chiến, những
đồn điền và các ngơi nhà bị tan hoang, biến thành những điểm đến rùng
rợn - nơi xảy ra những câu chuyện kì quái, kinh dị chất chứa những ám
ảnh lịch sử của khu vực. Những áp lực dồn nén liên tục từ quá khứ và sự
thất bại trong Nội chiến đã tạo ra những bóng ma bám trụ vào trong tâm lý
những con người phương Nam, chúng biến thành những ẩn ức khó lý giải.

Những nhà văn biến chúng thành những cái phi lý, tâm lý chống đối xã
hội svà hài hước (một cách đen tối) trong các phẩm gothic. Edgar Allan
Poe được xem là người đầu tiên xác lập tiếng nói của Gothic tại vùng đất
này, cịn William Faulkner lại được tơn vinh là nhà văn làm cho Gothic trở
nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó là những cái tên tiếp nối cho


dòng văn học này như Flannery O'Connor, Zora Neale Hurston, Tennessee
Williams,... Càng về thế kỷ XX, Gothic miền Nam càng phát triển bởi
những chủ đề về sự căng thẳng của khu vực này dường như là chưa bao
giờ biến mất.
2. Bông hồng cho Emily – truyện ngắn mang đậm màu sắc
Gothic 2.1 Những tàn tích
Văn học Gothic ln gắn với phơng nền văn hóa - lịch sử của một xã
hội, William Faulkner đã thể hiện điều đó một cách rõ ràng trong truyện
ngắn Bông hồng cho Emily. Từ nơi xảy ra câu chuyện - Jefferson, là thủ
phủ của quận Yoknapatawpha thuộc Mississippi - một địa danh hư cấu
được Faulkner tạo ra. Dù là hư cấu nhưng vùng đất này vẫn dựa trên
những đặc điểm có thật của khu vực miền Nam nước Mỹ. Nội chiến qua
đi, người miền Nam cũ trở thành kẻ thất bại. Vùng đất họ sinh sống cũng
biến thành một nơi hồn tồn khác, thứ cịn lại chỉ là những tàn tích.
Emily được sinh ra vào thời Nội chiến, và câu chuyện kể về cô là thời hậu
chiến, cịn gọi là thời kì Tái thiết. Những giá trị văn hóa cịn sót lại của
miền Nam cũ dần bị phai nhạt đi, Faulkner đã lấy bối cảnh đó vào tác
phẩm Gothic của mình.
Về Emily, chính cơ là đại diện về một tàn tích của tầng lớp quý tộc, cụ
thể là dòng họ Grierson. Câu chuyện được mở đầu bằng cái chết của cô,
không một lời giới thiệu, không một thông tin nào cho biết Emily là ai.
Cách người ta hình dung về cơ lại càng gây hiếu kì: “the men through a
sort of respectful affection for a fallen monument” (tạm dịch: “những

người đàn ơng dành sự kính trọng cho một tượng đài đã bị sụp đổ”). Vậy,
cô Emily là ai? Đã từng làm gì để có thể được gọi là một “tượng đài”? Câu
trả lời sẽ được tác giả tiết lộ ở phần sau, nhưng chắc chắn rằng, Emily đã
từng có một q khứ có phần huy hồng hoặc đại loại là tốt đẹp theo một
nghĩa nào đó, nhưng hiện tại nó đã biến mất. Khi chết đi, cô được chôn ở


một nghĩa trang, “giữa những dãy mồ vô danh của các Hợp chủng miền
Bắc và Liên Quân miền Nam đã gục ngã trên chiến trường Jefferson”.
Emily chỉ còn là quá khứ, cũng như Nội chiến giờ cũng là quá khứ, và dù
cơ có tên nhưng rồi cơ
10
sẽ bị qn bẵng đi, trở thành một ngôi mộ vô danh như bao ngôi mộ đang
nằm kia. Emily đã từng hiện diện, nhưng dần dần, sự hiện diện của cơ
cũng chìm vào q khứ. Điều đang được nhấn mạnh ở đây chính là “sự
hiện diện” chứ không phải bản thân Emily. Cô đã sống tách biệt một thời
gian dài, thậm chí, trong hơn 10 năm, khơng ai ghé thăm cơ; cịn gian
phịng trên lầu - nơi giữ một xác chết đã hơn 40 năm nhưng khơng một ai
biết tới. Người ta ln tị mị về Emily nhưng khi cơ khơng xuất hiện nữa
thì họ chỉ xem sự xuất hiện ngày xưa của cô như một truyền thuyết hay
thỉnh thoảng khi nhìn lên phía cửa sổ, trông cô như một pho tượng mà
thôi.
Chi tiết tiếp theo gây ấn tượng cho người đọc - cũng là một trong
những chiếc “xương sườn” của Gothic, đó là ngơi nhà của Emily. Tịa lâu
đài ma mị trong Gothic châu Âu đã được thay thế bằng một ngôi nhà cũ kỹ,
được xây theo kiến trúc Southern Gothic với những khoảng hình vng,
với những mái vịm, ban cơng bán nguyệt và những chóp nhọn đặc trưng đây chính là nơi Emily đã sống trong suốt cuộc đời mình. Tuy nhiên, giờ
đây, khi đang được kể thì ngơi nhà lộng lẫy ấy cũng chỉ còn là hào quang
của quá khứ, minh chứng cho việc nơi đây từng có một gia đình giàu có
như thế. Tất cả những thứ cịn lại chính là tàn tích của vết vơi trắng, từng

tơ điểm cho căn nhà. Giữa một Jefferson đang phát triển, hiện đại, thì ngơi
nhà của Emily trở thành một điểm nhấn (nhưng khơng được vừa mắt cho
lắm). Cũng như việc, chỉ cịn một mình Emily là dịng dõi của Grierson, là
tâm điểm của mọi sự chú ý.


Câu chuyện bắt đầu kể đến phụ thân của Emily. Ông là một quý tộc,
tất nhiên, là một quý tộc thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội trước Nội
chiến. Vì vậy, ơng có đủ quyền cao ngạo khi khơng cho bất kì chàng trai
nào (mà ơng cho là khơng xứng đáng) tiếp cận con gái mình. Ngay cả đại
tá Sartoris, ông cũng muốn củng cố niềm tự hào quý tộc của mình bằng
cách xóa thuế cho Emily. Ơng viện ra một lý do thật nham nhở để không
bị rắc rối. Nhưng rồi đại tá Sartoris cũng chết, cha của Emily cũng qua
đời. Ơng giờ đây chỉ cịn là một tàn tích, khi xuất hiện qua bức chân dung
bằng than chì, mà tác giả đã nhắc đến hai lần ở đầu và cuối tác phẩm.
Trong một tác phẩm có dung lượng ngắn, W. Faulkner đã sử dụng
hàng loạt những từ và ngữ liên quan đến sự cũ kỹ, sự tàn phai như: sụp đổ,
suy tàn, cổ kính, cổ lỗ, bụi bặm, mốc meo, bạc phếch, xám xịt, mờ nhạt,...
điều đó đã tạo cho văn bản một bầu khơng khí u ám đến đáng sợ. Sự lặp đi
lặp lại như một phép thôi miên khiến độc giả bước vào thế giới đầy ma mị
mà Faulkner đã dựng nên. Điều đó cũng chứng tỏ, những gì cịn sót lại,
gắn với Emily cũng chỉ là những thứ gợi nhớ về quá khứ. Ngay cả cái mà
Emily đang sử dụng, một bức thư hồi đáp về chuyện thuế má cũng là loại
giấy cổ với vết chữ loang mờ, nhệch nhạt.
Những yếu tố mang tính tàn tích trên đã tạo nên một phơng nền hồn
hảo cho một truyện ngắn Gothic. Những tàn tích này tượng trưng cho một
phần của quá khứ đã bị bỏ lại trong quá trình Tái thiết. Trong cuộc đụng độ
giữa “cũ” và “mới”, Faulkner tạo ra khung cảnh đầy chân thực như tiếng
nói của truyền thống bị thối trào.
2.2 Chấn thương tâm lý

Với một câu chuyện Gothic, yếu tố kì dị ở nhân vật là điều không thể
thiếu. Trong tác phẩm, Emily được miêu tả với những hành động bất
thường, thậm chí là có vấn đề về tâm lý. Điều này là một phỏng đốn có
căn cứ bởi người cơ của Emily - bà Wyatt là một người điên. Tuy nhiên,


ngồi cách suy đốn về tính di truyền này, ta còn dẫn ra được một số
nguyên nhân khác khiến Emily khủng hoảng, mà chủ yếu nhất chính là
thân phụ của cô.
Cha của Emily, như đã nhắc đến ở trên, là một quý tộc kiêu ngạo.
Ông áp dụng cách độc tài nhất để đối xử với con gái mình. Mặc dù tác giả
không miêu tả một cách trực tiếp nhưng ta biết rằng ông đã đuổi cổ những
chàng trai muốn cầu thân Emily ra khỏi cửa. Tính ích kỷ này đã làm cho
Emily ngoài 30 mà vẫn độc thân. Emily đã phục tùng cha mình, thậm chí
là cho đến khi ơng ấy khơng cịn sống nữa. Đây chính là biểu hiện của chế
độ gia trưởng phụ hệ, một đặc điểm được phản ánh trong văn học Gothic.
Hình ảnh của người cha luôn bao trùm lên Emily thông qua bức chân dung
bằng than chì hoặc thậm chí như một bóng ma. Lúc cô qua đời, “Họ cho
làm đám tang ngay hôm sau, và tất cả tỉnh đến viếng cô Emily nằm dưới
đống hoa mới mua, thân phụ cơ vẽ bằng chì than như trầm tư trên cỗ áo
quan…”. Vì vậy, có thể khẳng định rằng dù ông hay Emily, hoặc cả hai
cùng mất, cơ vẫn khơng thể thốt ra khỏi sợi dây trói kia. Thế nên, cơ đã
chọn cách sống tách mình với xã hội.
Ngoài ra, những tổn thương tâm lý mà Emily gánh chịu còn đến từ
những áp lực xã hội. Đó là nghĩa vụ của một quý tộc, nghĩa vụ với dòng
họ Grierson. Thật ra, những người trong thị trấn Jefferson không dùng
ngôn ngữ trực tiếp ép buộc Emily phải là một quý tộc đạo mạo. Nhưng suy
nghĩ này đã hình thành một “vơ thức tập thể” cho người dân nơi đây.
Emily như một tượng đài của quá khứ
vinh quang. Ví như trong lần ngửi thấy mùi hơi từ nhà Emily, thẩm phán

Stevens cho rằng họ không thể tùy tiện đến gần một q cơ rồi nói rằng cơ
ấy thật hôi hám. Những người tiếp tục điều tra về mùi hơi ấy nhưng khơng
có kết quả thì tự thấy hối lỗi với Emily. Ví như cái lần mà những nhà lãnh
đạo mới đến nói với cơ về
chuyện thuế má, họ bị đuổi thẳng ra khỏi nhà và không đả động gì đến


chuyện này nữa. Hoặc đó là cái lần cơ đi mua thuốc chuột, người bán hồn
tồn có quyền hỏi rõ nguyên nhân (vì luật pháp ghi vậy) nhưng chỉ một cái
nhìn “eye to eye” của Emily đã khiến anh ta phải bán ngay, không dám ho
he từ chối. Người ta luôn quan niệm rằng, Emily là một phụ nữ quý tộc và
cô phải đảm bảo thực hiện cái việc giữ gìn sự trong trắng của mình. Đó là
một quy ước về chuẩn mực đạo đức. Bởi vậy khi Homer Barron - một kẻ
Yankee đến ve vãn cô, người ta cực kì ngạc
12
nhiên khi Emily chấp nhận hắn. Một kẻ Yankee, một kẻ có thân phận thấp
thì khơng thể nào sánh đôi cùng cô gái này. Đây cũng là điều mà nhà cô đã
từng làm trong quá khứ.
Từ hai nguyên nhân trên, tâm lý Emily đã sinh ra sự khiếm khuyết.
Bắt đầu từ việc cô trốn tránh sự thật về cái chết của cha. Cơ cho rằng ơng
ấy vẫn cịn sống: “Cô Emily tiếp họ ở cửa, cô ăn bận như ngày thường,
tuyệt khơng một nét buồn rầu thống hiện, cơ bảo các bà là thân phụ cô
không chết”. Cô đã bám víu vào sự kiểm sốt của cha q lâu, vơ tình, sự
đàn áp (mà đáng lẽ người ta muốn thốt khỏi) đó lại trở thành điểm tựa
cho tâm lý cơ. Vì vậy, cái chết của cha là điều khơng thể chấp nhận được.
Cơ thậm chí đã ở cùng với cái xác của ông trong ba ngày, cho đến khi bị
cưỡng chế đi chôn. Cái chết thứ hai được nhắc đến chính là Homer
Barron. Người ta suy đốn, gói thuốc chuột cô mua là để đầu độc anh ta.
Một cái chết đã xảy ra 40 năm, trước khi người ta phát hiện ra nó. Lần này,
Emily vẫn khơng đối mặt mà cô trốn tránh bằng cách giữ cái xác lại trên

giường, thậm chí là nằm cạnh nó.
Từ đây, ta sẽ bắt đầu nói đến việc Emily đã trốn tránh thực tại bằng
cách nào. Việc đầu tiên cơ ấy làm chính là thực hiện bản năng nguyên
thủy nhất của tâm lý: từ chối. Cô từ chối mọi người giúp đỡ khi cha mất.
Đây như cách Emily phòng vệ sau khi đã trải qua sự việc đau lòng. Tiếp


theo, Emily bắt đầu tự cơ lập mình, cơ lập mình với xã hội và thậm chí là
cơ lập mình với thời gian. Emily để xác cha mình tại đó trong 3 ngày, đã
giữ xác của Barron lại trong hơn 40 năm. Đây là hành động tách mình ra
khỏi thời gian, thậm chí là muốn đóng băng thời gian. Mặc dù người ta có
thể tránh khỏi cái chết trong một khoảng thời gian nào đó nhưng sẽ khơng
bao giờ thốt khỏi nó. Emily muốn biến thời gian vĩnh viễn ngưng đọng
nhưng cô phải chấp nhận rằng, ngay cả bản thân cô cũng phải chết.
Emily đã bị cô lập và tự cô lập, sau tất cả, cô cũng bị bỏ lại phía sau.
Sự tự ti và nỗi sợ bị bỏ rơi đã khiến cơ có nỗi ám ảnh kiểm sốt với người
khác. Bản tính kiểm sốt của cha cùng những truyền thống bị đè nén lên
vai đã để lại cho Emily một chấn thương tâm lý, từ thơ ấu đến hiện tại, tất
cả đã đi vào vô thức và bộc lộ khi cô trưởng thành. Cho đến cuối cùng,
Emily là một nhân vật thiện hay ác, vẫn là một câu hỏi khó. Cơ là kiểu
nhân vật lập dị rất điển hình trong văn học Gothic, cũng là một “tượng
đài” mà Faulkner ghi dấu về quá khứ miền Nam nước Mỹ.
2.3 Những điềm báo
Điềm báo là yếu tố không thể thiếu trong một tác phẩm Gothic. Ở
Bông hồng cho Emily, Faulkner đã cài cắm hàng loạt điềm báo như một
mối liên kết cho quá khứ và những việc đã xảy ra. Đây là phương tiện hữu
hiệu nhất vì nó vừa có tính gợi, vừa tạo ra sự bí ẩn thơi thúc người đọc giải
mã. Điềm báo đầu tiên là về những chết, bắt đầu từ việc Emily khơng chơn
cất cha mình. Nhưng lúc này có
13

sự can thiệp từ những người hàng xóm nên cơ bắt buộc phải đối diện với
sự thật. Cịn với Barron, anh ta không may mắn như vậy. Hoặc đó là việc
cơ bảo những người thu thuế rằng họ hãy đi gặp đại thái Sartoris, trong khi
nhân vật này đã mất từ 10 năm trước. Cho đến cuối câu chuyện, khi người



×