Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Đánh giá cảnh quan phục vụ tổ chức lãnh thổ du lịch vùng Tây Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 29 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------------

Nguyễn Thu Nhung

ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ TỔ CHỨC LÃNH THỔ
DU LỊCH VÙNG TÂY NGUYÊN TRÊN QUAN ĐIỂM
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Chuyên ngành: Địa lý tự nhiên
Mã số 62 44 02 17

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

Hà Nội - 2017


Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS Nguyễn Khanh Vân
2. PGS.TS Phạm Trung Lương

Phản biện 1: ........................................................
Phản biện 2: ........................................................
Phản biện 3: ........................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học
viện họp tại ............... ngày ……..tháng ...... năm 2017



Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ


CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1) Nguyễn Thu Nhung, Nguyễn Khanh Vân, Phạm Trung Lương,
2017. Tổ chức lãnh thổ du lịch vùng Tây Nguyên trên quan điểm phát triển
bền vững. Nghiên cứu Địa lý nhân văn, ISSN 1859 - 1604, số 3 (18).
2) Nguyễn Thu Nhung, 2016. Đánh giá tài nguyên du lịch cho phát
triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng ở Tây Nguyên. Nghiên cứu Địa lý nhân
văn, ISSN 2354 - 0648, số 4 (15), trang 55 - 59.
3) Nhung Nguyen Thu, Bac Hoang, 2016. Bioclimatic resources for
Tourism in Tay Nguyen, Vietnam. Ukrainian Geographical Journal, ISSN
1561 – 4980, No.3, pp: 33-38.
4) Phạm Hoàng Hải, Nguyễn An Thịnh, Nguyễn Thu Nhung, Hoàng
Bắc, Trần Thị Mai Phương, 2013. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của
mô hình kinh tế sinh thái: nghiên cứu áp dụng cho khu vực Tây Nguyên. Tạp
chí Các Khoa học về Trái đất, ISSN 0886 - 7187, số 4, trang 327 – 335.
5) Nguyễn Thu Nhung, Hoàng Bắc, 2016. Đánh giá tổng hợp tài
nguyên tự nhiên và nhân văn cho phát triển loại hình du lịch tham quan vùng
Tây Nguyên. Kỷ yếu Hội nghị Địa lý Việt Nam lần thứ 9, trang 351-356.
NXB Khoa học và Công nghệ (ISBN: 978-604-913-513-2).
6) Phạm Thị Lý, Hoàng Lưu Thu Thủy, Vương Văn Vũ, Nguyễn Thu
Nhung, 2016. Sinh khí hậu tỉnh Lâm Đồng. Kỷ yếu Hội nghị Địa lý Việt
Nam lần thứ 9, trang 1138 - 1145. NXB Khoa học và Công nghệ (ISBN: 978604-913-513-2).
7) Dương Thị Hồng Yến, Nguyễn Thu Nhung, 2014. Thực trạng ô
nhiễm nước mặt tỉnh Gia Lai. Kỷ yếu Hội nghị Địa lý Việt Nam lần thứ 8, trang

823 – 829). NXB Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ISBN: 978-604918-437-6).
8) Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Trọng Tiến, Nguyễn Thị Thanh Hoa, Lý
Trọng Đại, Hoàng Bắc, Nguyễn Mạnh Hà, Dương Thị Hồng Yến, Nguyễn
Thu Nhung, Đỗ Văn Thanh, Nguyễn Quyết Chiến, Đặng Thị Huệ, Nguyễn
An Thịnh, 2014. Cơ sở địa lý học đề xuất mô hình hệ kinh tế - sinh thái bền
vững cho một số vùng địa lý trọng điểm khu vực Tây Nguyên. Kỷ yếu Hội
nghị Địa lý Việt Nam lần thứ 8, trang 534 – 543. NXB Đại học sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh (ISBN: 978-604-918-437-6).
9) Nguyễn Thu Nhung, 2013. Diễn biến phát triển nông nghiệp của
tỉnh Kon Tum trong giai đoạn 2005 - 2011. Kỷ yếu Hội nghị Địa lý Việt Nam
lần thứ 7, trang 1008 - 1014. NXB Đại học Thái Nguyên (ISBN: 978-604915-044-9).


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Tây Nguyên nằm ở vị trí trung tâm của Nam Đông Dương, có tầm quan
trọng về anh ninh quốc phòng, môi trường và sinh thái; là địa bàn trung
chuyển hàng hoá, đầu mối trong quan hệ liên vùng giữa các quốc gia phía
Tây với vùng Duyên hải Việt Nam. Tây Nguyên có tiềm năng lớn về du lịch
nhờ các nét đặc thù của cảnh quan tự nhiên, khí hậu mát mẻ quanh năm,
nhiều nguồn nước khoáng nóng có lợi cho sức khỏe và các truyền thống văn
hoá dân tộc lâu đời, độc đáo. Ngành du lịch vùng Tây Nguyên trong nhiều
năm qua đã khởi sắc, chuyển biến và đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Tuy nhiên, phát triển du lịch ở Tây Nguyên còn nhiều hạn chế, tổ chức lãnh
thổ du lịch (TCLTDL) của vùng chưa hoàn chỉnh, hợp lý. Do đó, nghiên cứu
sinh (NCS) đã lựa chọn đề tài “Đánh giá cảnh quan phục vụ tổ chức lãnh
thổ du lịch vùng Tây Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững”.
2. Mục tiêu
Mục tiêu của luận án: xác lập cơ sở khoa học (CSKH) phục vụ
TCLTDL vùng Tây Nguyên theo hướng sử dụng hợp lý, duy trì tính đa dạng

của tài nguyên du lịch (TNDL).
2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Không gian nghiên cứu của luận án được giới
hạn trong 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng.
- Phạm vi thời gian: Luận án sử dụng các số liệu về tự nhiên, KT-XH
vùng Tây Nguyên trong giai đoạn 2005 - 2015; có tính đến các số liệu dự báo
và định hướng đến năm 2030.
- Phạm vi khoa học: Luận án tập trung nghiên cứu, đánh giá CQ vùng
Tây Nguyên cho 02 loại hình du lịch (LHDL): tham quan và nghỉ dưỡng
phục vụ sử dụng hợp lý và duy trì tính đa dạng TNDL.
3. Các luận điểm bảo vệ
- Luận điểm 1: Vùng Tây Nguyên mang đặc điểm CQ nhiệt đới gió mùa
- cao nguyên. Sự phân hóa đa dạng, phong phú có quy luật của 84 hạng CQ
thuộc 19 kiểu CQ, 8 phụ lớp CQ và 4 lớp CQ quyết định đến đặc điểm cũng
như tính đặc thù của TNDL (cấu trúc CQ và TNDL), chi phối đến TCLTDL
vùng Tây Nguyên.
- Luận điểm 2: Định hướng không gian TCLTDL được đề xuất trên cơ
sở tích hợp: (i) kết quả đánh giá CQ cho phát triển 02 loại hình du lịch tham
quan và nghỉ dưỡng, (2) phân tích thực trạng PTDL, TCLTDL cũng như (3)
phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) cho phát triển du
lịch vùng Tây Nguyên.

1


4. Điểm mới của luận án
- Bổ sung lý luận nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc CQ với TNDL,
giữa CQ với TCLTDL, đồng thời làm rõ đặc điểm CQ cùng các nguồn TNDL
theo các đơn vị CQ làm cơ sở cho TCLTDL vùng Tây Nguyên.
- Phân loại SKH du lịch vùng Tây Nguyên (kèm bản đồ tỷ lệ 1/250.000)

và lượng hóa vai trò của một số yếu tố SKH ảnh hưởng đến tính mùa vụ du
lịch ở khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá mức độ thuận lợi của các hạng CQ đối với PTDL (cho 02
LHDL chủ đạo: tham quan và nghỉ dưỡng). Trên cơ sở đó đã định hướng
TCLTDL Tây Nguyên theo hướng bền vững (cụ thể là đã xác định rõ trung
tâm tạo vùng du lịch, địa bàn trọng điểm du lịch, các điểm, tuyến du lịch và
thể hiện mối liên kết giữa chúng trên bản đồ định hướng TCLTDL, tỷ lệ
1/250.000).
5. Cấu trúc của luận án
Nội dung luận án được chia thành các phần và các chương như sau: Mở
đầu (6 trang), Chương 1. Cơ sở lý luận về ĐGCQ phục vụ TCLTDL trên
quan điểm PTBV (42 trang), Chương 2. Cảnh quan và tài nguyên du lịch
vùng Tây Nguyên 51 trang), Chương 3. Đánh giá CQ và định hướng
TCLTDL vùng Tây Nguyên trên quan điểm PTBV (44 trang), Kết luận (4
trang), Tài liệu tham khảo (8 trang), Phần Phụ lục (28 trang), Danh mục các
công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án (1 trang), 19 bảng, 24
hình (9 bản đồ, 6 biểu đồ, 8 sơ đồ).
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN
PHỤC VỤ TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH TRÊN QUAN ĐIỂM
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1 Tổng quan công trình nghiên cứu có liên quan
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về du lịch và TCLTDL
- Trong những thập kỷ qua, trên Thế giới cũng như ở Việt Nam các
nghiên cứu về du lịch đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và phát triển
chúng theo 4 hướng: (1) Các vấn đề lý luận, phương pháp luận về nghiên cứu
du lịch; (2) Đánh giá riêng các dạng tài nguyên phục vụ PTDL; (3) Quy
hoạch du lịch/Tổ chức lãnh thổ du lịch; (4) Nghiên cứu về kinh tế du lịch.
- Ở Tây Nguyên chủ yếu là Quy hoạch tổng thể PTDL của các tỉnh.
Gần đây, trong Chương trình Tây Nguyên III, tiềm năng của vùng được đánh
giá cho PTDL nói chung và các di sản thiên nhiên, văn hóa được coi như nội

lực cho PTDL. Trên cơ sở đó, một số mô hình cho PTDL ở vùng sơn nguyên
Đà Lạt được đề xuất. Tuy nhiên trong các nghiên cứu đó, nguồn tài nguyên
này mới chỉ được khai thác và QH tập trung ở phía Nam, trong khi tiềm năng
du lịch ở phía Bắc (đặc biệt tỉnh Kon Tum) là rất lớn nhưng chưa được khai
thác, phát triển tương xứng.
2


1.1.2 Các công trình nghiên cứu về cảnh quan, đánh giá cảnh quan cho
phát triển du lịch
Trên Thế giới, hướng nghiên cứu CQ, ĐGCQ cho phát triển các ngành
kinh tế cụ thể (trong đó có ngành du lịch) được quan tâm từ rất sớm và có
được nhiều thành tựu đáng kể.
Ở Việt Nam và Tây Nguyên các công trình nghiên cứu CQ nói chung
đã được chú ý nhưng nghiên cứu về CQ cho PTDL còn khá hạn chế.
1.2. Cơ sở lý luận về tổ chức lãnh thổ du lịch
Các khái niệm về du lịch, du lịch bền vững, TCLTDL đã được làm rõ
trong luận án. Trên cơ sở đó, các hình thức TCLTDL ở Tây Nguyên sẽ bao
gồm: hệ thống lãnh thổ du lịch, vùng du lịch và các cấp phân vị thấp hơn của
chúng là điểm du lịch, địa bàn trọng điểm du lịch, tuyến du lịch.
Tiếp cận theo hướng ĐGCQ trong TCLTDL được NCS vận dụng trong
luận án.
1.3 Cơ sở lý luận về đánh giá tổng hợp tài nguyên tự nhiên và tài nguyên
nhân văn cho phát triển du lịch
- Phân tích khái niệm CQ và TNDL cho thấy: mỗi một đơn vị CQ đều
chứa các TNDL, cấu trúc đứng CQ thể hiện tính đặc thù, tiềm năng du lịch,
cấu trúc ngang CQ thể hiện mối gắn kết của TNDL theo tuyến, sự biến đổi
CQ theo thời gian thể hiện tính mùa vụ trong du lịch.
- Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội
(KT-XH) của vùng là đánh giá các tác động qua lại, sự liên kết ràng buộc

giữa các dạng điều kiện tự nhiên, quy luật phân hoá theo không gian và dao
động theo thời gian của chúng trong một trạng thái cân bằng.
- Quy trình ĐGCQ gồm các bước: xây dựng thang đánh giá, thành lập
hệ thống chỉ tiêu đánh giá, xác định trọng số, đánh giá và phân hạng mức độ
thuận lợi của tài nguyên.
1.4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận án, NCS đã sử dụng 04 quan điểm (quan điểm tổng
hợp lãnh thổ, quan điểm hệ thống, quan điểm lịch sử - viễn cảnh, quan điểm
phát triển bền vững) và 05 phương pháp (phương pháp khảo sát, thực địa;
phương pháp bản đồ và GIS, phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu, phương pháp
phân tích SWOT; mô hình Arima).
1.5. Quy trình thực hiện luận án
Quy trình thực hiện luận án bao gồm 04 bước cơ bản: (1) Xác định đối
tượng, mục tiêu nghiên cứu; (2) Tổng quan tài liệu liên quan đến hướng
nghiên cứu; (3) Xây dựng bản đồ CQ và tiến hành ĐGCQ cho phát triển 02
LHDL nói trên; (4) Phân tích thực trạng phát triển du lịch, TCLTDL vùng;
đồng thời phân tích SWOT cho PTDL vùng Tây Nguyên làm cơ sở cho tổ
chức không gian và các định hướng TCLTDL vùng Tây Nguyên.
3


Tiểu kết chương 1
Tổng quan các tài liệu, tư liệu về nghiên cứu du lịch trên Thế giới, ở
Việt Nam và tại vùng Tây Nguyên thấy rằng hiện nay du lịch đã phát triển
theo 4 hướng: (1) Nghiên cứu các vấn đề lý luận, phương pháp luận nghiên
cứu phát triển du lịch nói chung; (2) Nghiên cứu đánh giá riêng các dạng tài
nguyên phục vụ phát triển du lịch ở một lãnh thổ cụ thể; (3) Nghiên cứu
QHDL/TCLTDL; (4) Nghiên cứu kinh tế du lịch. Trong đó hướng nghiên
cứu TCLTDL gần gũi hơn với mục tiêu của luận án. Trên cơ sở đó, luận án
đã làm rõ các khái niệm cơ bản về du lịch, TCLTDL, DLBV, các hình thức

TCLTDL trên Thế giới cũng như ở Việt Nam. Đồng thời, luận án xác định
hình thức TCLTDL ở Tây Nguyên sẽ bao gồm: hệ thống lãnh thổ du lịch,
vùng du lịch và các cấp phân vị thấp hơn là điểm du lịch, địa bàn trọng điểm
du lịch, tuyến du lịch.
Nghiên cứu CQ, ĐGCQ phục vụ TCLTDL trên Thế giới đã được quan
tâm từ rất sớm và đã có những thành tựu đáng kể. Ở Việt Nam nghiên cứu về
CQ, ĐGCQ phục vụ phát triển KT-XH nói chung và phát triển sản xuất nông,
lâm nghiệp nói riêng đã được chú trọng, tuy nhiên nghiên cứu ĐGCQ cho
phát triển du lịch, TCLTDL còn rất ít. Rõ ràng rằng ĐGCQ cho PTDL cho
phép xem xét, đánh giá tổng hợp các nguồn tài nguyên phục vụ PTDL, với
cách tiếp cận mới này luận án sẽ phân tích, làm rõ mối quan hệ giữa CQ và
TNDL; xác định rõ vai trò, vị trí của chức năng, cấu trúc CQ đối với đề xuất
định hướng TCLTDL trên quan điểm PTBV (sử dụng hợp lý nguồn TNDL,
duy trì tính đa dạng TNDL). Đây chính là điểm mới mà luận án mong muốn
đạt được, góp phần hoàn thiện thêm phương pháp luận về ĐGCQ cho phát
triển du lịch.
Về phương pháp nghiên cứu, với tính chất đặc thù của nghiên cứu
ĐGCQ cho PTDL, để giải quyết các nội dung nghiên cứu đã được xác định,
luận án sử dụng 05 phương pháp nghiên cứu cơ bản của địa lý sau đây: (1)
Khảo sát thực địa; (2) Bản đồ và GIS; (3) Đánh giá đa chỉ tiêu; (4) Phân tích
SWOT; (5) Dự báo sự phát triển du lịch bằng mô hình Arima. Trong đó, các
phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu, bản đồ và GIS được sử dụng để ĐGCQ
cho phát triển 02 LHDL chính ở Tây Nguyên là du lịch tham quan và du lịch
nghỉ dưỡng.
CHƯƠNG 2. CẢNH QUAN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
VÙNG TÂY NGUYÊN
2.1 Đặc điểm cảnh quan vùng Tây Nguyên
2.1.1 Hệ thống phân vị
Bản đồ CQ vùng Tây Nguyên được xây dựng ở tỷ lệ 1/250.000 làm cơ sở
ĐGCQ cho phát triển 02 LHDL tham quan và nghỉ dưỡng với 6 cấp phân

loại: Hệ CQ, phụ hệ CQ, lớp CQ, phụ lớp CQ, kiểu CQ và hạng CQ.
4


2.1.2 Đặc điểm cảnh quan
Vùng Tây Nguyên nằm trọn trong hệ CQ nhiệt đới gió mùa lục địa
Đông Nam Á, phụ hệ CQ nhiệt đới gió mùa - cao nguyên. Sự phân dị trong
các kiểu địa hình, sự biến đổi theo quy luật đai cao đã quy định tính đa dạng
và làm phân hóa trong CQ của vùng thành 84 hạng CQ thuộc 19 kiểu CQ, 8
phụ lớp CQ và 4 lớp CQ (hình 1 và 2).
2.1.3 Lát cắt cảnh quan
Để thể hiện được sự phân hóa, cấu trúc và chức năng của các đơn vị
CQ, 02 lát cắt: lát cắt AB (từ Ngọc Linh đến Đơn Dương) và lát cắt ngang
CD (từ Đạ Sar, Lạc Dương đến VQG Chư Yang Sin đến VQG Yok Đôn)
được xây dựng trong địa bàn nghiên cứu (hình 1).
2.2 Tài nguyên du lịch vùng Tây Nguyên
2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.2.1.1 Tài nguyên vị thế
Tây Nguyên là một trong 8 vùng địa lý quan trọng của Việt Nam, nằm
ở phía tây của Nam Trung bộ Việt Nam. Tây Nguyên có vị thế vô cùng quan
trọng trong đảm bảo ANQP, môi trường sinh thái và phát triển kinh tế.
2.2.1.2 Tài nguyên địa hình
Tây Nguyên có 3 kiểu địa hình chính:
- Địa hình núi: 06 dãy núi chạy dài từ Kon Tum đến Lâm Đồng, các
đỉnh cao nhất tập trung ở Ngọc Linh (2.598m) và Chư Yang Sin (2.442m).
- Địa hình cao nguyên: 07 cao nguyên trên độ cao từ 400 - 1600m phân
bố rộng khắp từ Kon Tum đến Lâm Đồng. Các cao nguyên ở Tây Nguyên
tương đối thoải, độ dốc nhỏ, thuận lợi cho việc đi lại của du khách.
- Địa hình miền trũng giữa núi: cánh đồng An, thung lũng Sa Thầy,
bình nguyên Easoup, vùng trũng Cheo Reo- Phú Túc và vùng trũng Krông

Pach - Lắk.
Sự đa dạng trong địa hình ở vùng “núi và cao nguyên xếp tầng” đã tạo
nên những điểm lý tưởng cho hoạt động phát triển du lịch như cao nguyên
Lâm Viên, cao nguyên Kon Plong, dãy Ngọc Linh, dãy Chư Yang Sinh, dãy
Đan Sơ Na - Tà Đùng,… Tuy nhiên, do các cao nguyên ở Tây Nguyên được
hình thành trên đá bazan nên hầu hết đã được khai thác cho phát triển các loại
cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su,…
Ngoài ra, Tây Nguyên còn tồn tại những dạng địa hình độc đáo, có sức
hút lớn đối với du khách như các núi lửa đã ngưng hoạt động (15 điểm núi
lửa ở tp Pleiku, hang động núi lửa ở buôn Choah).
2.2.1.3 Tài nguyên khí hậu
- Khí hậu Tây Nguyên nhìn chung có đặc điểm phân hóa làm hai mùa
rõ rệt: mùa mưa (tháng 5 - tháng 10) và mùa khô (tháng 11 đến tháng 4 năm
sau). Là vùng núi - cao nguyên nên ở Tây Nguyên khí hậu còn phân hóa theo
5


đai cao rõ nét, ở độ cao 500-800m nhiệt độ trung bình 21-23oC; độ cao 8001100m, nhiệt độ TB 19-21oC; độ cao >1500m, nhiệt độ TB 18 oC. Lượng bức
xạ tổng cộng ở Tây Nguyên đạt 120-140 kcal/cm².năm, số giờ nắng đạt
2097,9-2484,3 giờ/năm, tốc độ gió trung bình từ 0,8m/s-2,6 m/s. Lượng mưa
phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian. Độ ẩm không khí
trung bình năm ở Tây Nguyên là vào khoảng 77-83%, tập trung vào các
tháng mùa mưa.
- Kết quả định lượng các yếu tố khí hậu cho phát triển du lịch bằng chỉ
số TCI (Tourism Climate Index - chỉ số khí hậu du lịch) cho thấy tiềm năng
khí hậu cho du lịch của vùng Tây Nguyên là khá cao; các tháng mùa khô
(tháng 11 đến tháng 4 năm sau), thời tiết khá thuận lợi cho các hoạt động du
lịch. Các khu vực Liên Khương, Bảo Lộc, M’đrăk có điều kiện thuận lợi cho
phát triển du lịch.
2.2.1.4 Tài nguyên nước

Tây Nguyên có hệ thống thác, hồ và nguồn nước khoáng thuận lợi cho
phát triển các loại hình du lịch. Hiện nay, Tây Nguyên có khoảng 100 thác
ghềnh và 11 điểm nước khoáng nóng có thể khai thác cho phát triển du lịch.
2.2.1.5 Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên sinh vật của Tây Nguyên đa dạng và phong phú. Địa chỉ
dẫn du khách đến tham quan, khám phá nguồn tài nguyên này là các vườn
Quốc gia (VQG), khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN), rừng đặc dụng. Hiện
nay ở Tây Nguyên có 5 vườn quốc gia, 6 khu dự trữ thiên nhiên, 3 khu bảo
tồn loài và sinh cảnh, 2 khu bảo vệ cảnh quan, trong đó có một khu dữ trữ
sinh quyển Thế giới Langbiang và 2 vườn di sản ASEAN (Chư Mon Ray và
Kon Ka Kinh)
2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
2.2.2.1. Kiến trúc
Tây Nguyên tồn tại các kiểu kiến trúc về nhà ở: nhà Rông (phía Bắc
Tây Nguyên), nhà Dài (Trung và Nam Tây Nguyên), nhà mồ và các công
trình kiến trúc hiện đại như nhà thờ gỗ ở Kon Tum, cầu treo Kon Klor ở Kon
Tum, kiến trúc nhà ga xe lửa Đà Lạt, các Dinh I, II, III…
2.2.2.2. Các lễ hội, văn hóa dân gian
Nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc bản địa vùng Tây Nguyên được
thể hiện trong các lễ hội truyền thống như lễ hội Cồng Chiêng, lễ hội đâm
trâu, lễ mừng năm mới, lễ bỏ mả, lễ hội đua voi. Ngoài ra, ở đây thường luân
phiên tổ chức các sự kiện văn hóa như lễ hội cà phê (Đăk Lăk), lễ hội Hoa
(Đà Lạt), lễ hội Trà (Bảo Lộc).
2.2.2.3. Làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống ở Tây Nguyên đã gắn bó ngàn đời với người
dân các dân tộc M’nông, Gia Rai, Ê Đê,… Các ngành nghề truyền thống ở
6


Tây Nguyên bao gồm: dệt thổ cẩm, nhạc cụ truyền thống, rượu cần, mây tre

đan và nổi bật nhất vẫn là dệt thổ cẩm.
2.3 Tính đặc thù của tài nguyên du lịch theo các đơn vị cảnh quan
TNDL vùng Tây Nguyên có tính độc quyền và lặp lại theo không gian
(phía Bắc và Nam Tây Nguyên):
- Tây Nguyên là vùng duy nhất ở Việt Nam tồn tại kiểu khí hậu tương
tự với khí hậu ôn đới ở vùng nhiệt đới điển hình (nhiệt đới điển hình – Nam
vĩ tuyến 16), phân bố trên hạng CQ số 4, 5, 7, 11 thuộc các huyện Kon Plong,
Kon Rẫy, Tu Mơ Rông (Kon Tum) và các hạng CQ số 8, 9, 10, 14, 16, 26,
28, 43, 44, 45, 46, 58, 66, 71, 81 thuộc các huyện Lạc Dương, Đơn Dương,
TP Đà Lạt (Lâm Đồng).
- Tây Nguyên là vùng ở Việt Nam có kiểu thảm thực vật “rừng khộp” rừng thưa cây lá rộng rụng lá khô nhiệt đới, phân bố trên hạng CQ số 73
thuộc các huyện Ea Súp, Buôn Đôn (Đắk Lắk).
- Vùng duy nhất ở Việt Nam có hang động núi lửa dài nhất Đông Nam
Á (tính đến thời điểm hiện nay) phân bố trên hạng CQ số 72, 77 thuộc huyện
Krông Nô (tỉnh Đắk Nông).
- Tây Nguyên là vùng có hệ thống thác nước hùng vĩ, mỗi thác nước ở
Tây Nguyên gắn liền với một truyền thuyết của mỗi tộc người bản địa ở khu
vực. Các thác nước Tây Nguyên phân bố trên các hạng CQ số 47, 79 thuộc
huyện Kon Plong (Kon Tum), hạng CQ số 11,14, 57, 65 thuộc các huyện
Kbang, Ia Grai, Chư Sê (Gia Lai), hạng CQ số 68, 80 thuộc các huyện Krông
Năng, Cư M’gar, Krông Bông, TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk); hạng CQ
số 60, 71, 72 thuộc các huyện Đắk Song, Kiến Đức, Krông Nô (Đắk Nông),
hạng CQ số 44, 45, 54, 60, 66 thuộc TP Đà Lạt, các huyện Di Linh, Bảo
Lâm, Đức Trọng (Lâm Đồng).
- Và cuối cùng, Tây Nguyên là vùng có Không gian văn hóa Cồng
Chiêng được UNESSCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể. Không
gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia
Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, do đó không gian văn hóa này trải rộng
khắp các hạng CQ.
Tiểu kết chương 2

Dựa trên sự phân hóa cũng như ảnh hưởng của các hợp phần CQ tự
nhiên đến TNDL, bản đồ CQ vùng Tây Nguyên (tỷ lệ 1/25.000) được thành
lập với kết quả: vùng Tây Nguyên nằm trọn trong hệ CQ nhiệt đới gió mùa
lục địa Đông Nam Á, phụ hệ CQ nhiệt đới gió mùa - cao nguyên bao trùm
toàn bộ lãnh thổ Tây Nguyên, gồm 4 lớp CQ, 8 phụ lớp CQ; 19 kiểu CQ, 84
hạng CQ. Đây chính là cơ sở để tiến hành ĐGCQ cho phát triển 02 LHDL
tham quan và nghỉ dưỡng (ở chương 3), đồng thời cũng là đóng góp của luận

7


án nhằm hoàn thiện hơn phương pháp luận trong ĐGCQ cho mục đích phát
triển một ngành kinh tế cụ thể.
Sự phân hóa của 84 đơn vị CQ đã chi phối đến sự phân hóa đa dạng của
nguồn tài nguyên du lịch vùng Tây Nguyên:
- Sự phân hóa đa dạng của tài nguyên địa hình với 03 kiểu địa hình
(núi, cao nguyên, miền trũng giữa núi), trên đó tồn tại các kiểu địa hình đặc
biệt có giá trị cho phát triển du lịch như các bề mặt san bằng tương đối bằng
phẳng, các miệng núi lửa cổ; hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á. Các
kiểu địa hình này thường nằm ở độ cao lớn, khí hậu ôn hòa, có khả năng quan
sát xung quanh; bên cạnh đó, sự tương phản của các hồ nước, thác nước - là
nét chấm phá cảnh quan đặc sắc, rất thích hợp cho việc phát triển các LHDL
nghỉ dưỡng và tham quan.
- Sự phân hóa đa dạng của tài nguyên khí hậu với 25 loại SKH được thể
hiện trên bản đồ phân loại SKH cho du lịch vùng Tây Nguyên tỷ lệ
1/250.000. Bên cạnh đó, kết quả phân hạng cho du lịch của chỉ số khí hậu du
lịch (TCI) cũng sẽ được tích hợp trên các loại SKH làm cơ sở đánh giá tài
nguyên sinh khí hậu cho các hoạt động PTDL ở Tây Nguyên (điểm mới này
sẽ được tích hợp trong đề xuất TCLTDL, đề xuất mùa vụ du lịch vùng Tây
Nguyên).

Đánh giá riêng tài nguyên SKH cho thấy Tây Nguyên có tiềm năng khí
hậu rất lớn cho phát triển du lịch: (i) Thời gian thích hợp cho PTDL tập trung
vào các tháng mùa khô (từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau); (ii) Một
số khu vực các huyện Kon Plong, Kbang (Bắc Tây Nguyên), M’Đrắk, Krông
Bông, Lắk, Krông Nô (Trung Tây Nguyên) và Lạc Dương, Liên Khương,
Bảo Lộc, TP Đà Lạt (Nam Tây Nguyên) là những khu vực có điều kiện sinh
khí hậu thuận lợi cho PTDL. Đây có thể coi là cơ sở hữu ích cho việc đề xuất
TCLTDL vùng Tây Nguyên.
- Sự phân hóa của nguồn tài nguyên nước mặt và nước dưới đất được
khai thác cho phát triển du lịch gắn liền với các thác nước, hệ thống các hồ,
các điểm nước khoáng, nước nóng. Nhiều thác nước, hồ nước ở Tây Nguyên
không những có giá trị thẩm mỹ mà còn có giá trị khoa học (là các di chỉ ghi
lại dấu ấn của các thời kỳ phát triển địa chất, địa mạo) như thác Đray Nur,
Đray Sáp, hồ T’nưng,... Cùng với đó là các nguồn nước khoáng có lợi cho
sức khỏe con người (11/24 điểm), phân bố tập trung ở Lâm Đồng, Kon Tum,
Đắk Nông.
- Sự đa dạng về tài nguyên sinh vật được phân hóa khá nổi bật trong
không gian, theo đai cao có thể khai thác cho du lịch bao gồm các kiểu rừng
kín cây lá rộng nơi đất thấp, nơi núi cao - trung bình, rừng thông hay rừng
khộp cùng nhiều loài thực vật quý hiếm, có giá trị khoa học (tiêu biểu như
Thủy tùng, Thông 5 lá, Sâm Ngọc Linh, Pơ mu); nhiều động vật quý hiếm.
8


Các giá trị này tập trung tại 5 VQG, 6 khu dự trữ thiên nhiên, 3 khu bảo tồn
loài và sinh cảnh, 2 khu bảo vệ cảnh quan, trong đó có một khu dữ trữ sinh
quyển Thế giới Langbiang và 2 vườn di sản ASEAN.
- Sự phân hóa đa dạng, đặc sắc và đậm đà bản sắc dân tộc của 20 tộc
người bản địa cùng các DTLS - văn hóa - cách mạng có giá trị. TNDLNV ở
Tây Nguyên gồm nhiều loại hình, đa dạng về nguồn gốc, giàu sức hấp dẫn

khách tham quan. Việc khai thác TNDLNV để PTDL cần gắn với bảo tồn các
giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người bản địa ở Tây Nguyên.
- Sự phân hóa của các đơn vị CQ đã quyết định đến tính đặc thù của tài
nguyên du lịch vùng Tây Nguyên, đó là tính độc quyền và phân hóa lặp lại
theo không gian (độc quyền về tài nguyên địa hình, độc quyền về tài nguyên
khí hậu, độc quyền về tài nguyên sinh vật, độc quyền về tài nguyên nước, độc
quyền về tài nguyên nhân văn). Việc phân loại và sơ bộ đánh giá TNDL (tự
nhiên, nhân văn) giúp luận án hình thành nên các lớp thông tin cơ sở nền
phục vụ cho đánh giá tài nguyên, đề xuất TCLTDL Tây Nguyên sẽ được
NCS thực hiện trong chương 3 của luận án.
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN VÀ ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC
LÃNH THỔ DU LỊCH VÙNG TÂY NGUYÊN TRÊN QUAN ĐIỂM
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
3.1 Đánh giá cảnh quan cho phát triển một số loại hình du lịch
- Căn cứ vào tiềm năng, thực trạng và định hướng PTDL của vùng Tây
Nguyên, 02 LHDL (tham quan, nghỉ dưỡng) được lựa chọn để đánh giá.
- Các chỉ tiêu đánh giá và trọng số đánh giá được xác định cho 02
LHDL nói trên được thể hiện trong bảng 3.1.
Bảng 3.1: Chỉ tiêu và trọng số đánh giá cho 02 LHDL
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14

Chỉ tiêu đánh giá
Độ cao (m)
Độ dốc (°)
Chỉ số TCI
Thời gian thích hợp du lịch (ngày)
Thác, ghềnh
Suối khoáng nóng
Đa dạng sinh học
DTLS (mật độ /100km2)
Giá trị kiến trúc
Giá trị của lễ hội
Khả năng tiếp cận
K/c từ điểm du lịch đến trung tâm
Chất lượng CSLT, dịch vụ ăn uống
Chất lượng lao động du lịch
9

Trọng số cho 02 LHDL
Tham quan Nghỉ dưỡng
0,08
0,04
0,02
0,23
0,06
0,22

0,07
0,13
0,06
0,08
0,02
0,11
0,08
0,1
0,02
0,05
0,04
0,07
0,03
0,05
0,04
0,07
0,02
0,06
0,06
0,12
0,01
0,06


3.1.2 Kết quả đánh giá tổng hợp cho LHDL tham quan
Tỉnh Lâm Đồng có 531,7 nghìn ha được đánh giá có điều kiện rất thuận
lợi và khá thuận lợi cho LHDL tham quan, phân bố trên các hạng CQ số 8, 9,
14, 16, 26, 36, 42, 45, 46, 57, 66, 81. Tỉnh Đắk Lắk có 576,4 nghìn ha được
đánh giá có điều kiện rất thuận lợi và khá thuận lợi cho LHDL tham quan,
phân bố trên các hạng CQ số 69, 73, 74. Tỉnh Kon Tum có 486,7 nghìn ha

được đánh giá có điều kiện rất thuận lợi và khá thuận lợi cho LHDL tham
quan, phân bố trên các hạng CQ số 1, 2, 6, 7, 47. Tỉnh Gia Lai có 420,98
nghìn ha được đánh giá có điều kiện rất thuận lợi và khá thuận lợi cho phát
triển LHDL tham quan, phân bố trên các hạng CQ số 14, 14, 73. Tỉnh Đăk
Nông có 224,5 nghìn ha được đánh giá có điều kiện rất thuận lợi và khá thuận
lợi cho phát triển LHDL tham quan, phân bố trên các hạng CQ số, 70, 73.
3.1.2 Kết quả đánh giá tổng hợp cho LHDL nghỉ dưỡng
Các huyện Kon Plong (Kon Tum), Kbang (Gia Lai), Krông Bông, Lăk
(Đăk Lăk), Lạc Dương, Đam Rông (Lâm Đồng) được đánh giá có điều kiện
rất thuận lợi, khá thuận lợi cho phát triển LHDL nghỉ dưỡng (chiếm 8,4%
diện tích tự nhiên của vùng), phân bố trên các hạng CQ số 8, 9, 10, 45, 46.
Các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Đăk Hà, Kon Rẫy (Kon Tum), Đăk Đoa,
KBang (Gia Lai), Lăk (Đăk Lăk), Đăk Glong, Krông Nô (Đăk Nông), TP Đà
Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Cát Tiên, Đạ Tẻh, Bảo Lâm, Đạ
Huoai (Lâm Đồng) được đánh giá có điều kiện khá thuận lợi cho phát triển
LHDL nghỉ dưỡng (chiếm 19,2% diện tích tự nhiên của vùng), phân bố trên
các hạng CQ số 8, 14, 16, 26, 28, 43, 44, 45, 46, 58, 66, 77, 8.

Hình 3.1. Mức thuận lợi cho phát
Hình 3.2. Mức thuận lợi cho phát
triển LHDL tham quan
triển LHDL nghỉ dưỡng
3.1.3 Kết quả đánh giá tổng hợp cho 02 loại hình du lịch
- Rất thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và du lịch tham quan
(ND1-TQ1) có diện tích 239.047 ha (chiếm 4,4% diện tích tự nhiên của
vùng), phân bố trên hạng CQ số 7, 8, 9, 11, 45, 46, 47 thuộc các huyện Lạc
Dương (Lâm Đồng), Kon Plong (Kon Tum), KBang (Gia Lai).

10



- Khá thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và du lịch tham quan
(ND2-TQ2) có diện tích 231.321 ha (chiếm 4,2% diện tích tự nhiên toàn
vùng), phân bố trên hạng CQ số 3, 4, 5, 12, 14, 20, 26, 36, 43, 44 thuộc TP
Đà Lạt và các huyện Lâm Hà, Lạc Dương, thị trấn Đ’Ran, Đơn Dương (Lâm
Đồng), Đăk Glong (Đăk Nông), Cư Jút (Đăk Nông), M’Đrắk (Đăk Lăk), Tu
Mơ Rông, Đăk Glei (Kon Tum).
- Rất thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và khá thuận lợi cho
PTDL tham quan (ND1-TQ2) có diện tích 190.012 ha (chiếm 3,5% diện tích
tự nhiên của vùng), phân bố trên hạng CQ số 10 thuộc các huyện Lạc Dương
(Lâm Đồng), Krông Bông, Lăk (Đăk Lăk).
- Rất thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và thuận lợi trung
bình, ít thuận lợi cho phát triển du lịch tham quan (ND1-TQ3, ND1-TQ4), có
diện tích 29.130,8 ha (chiếm 0,5% diện tích tự nhiên của vùng), phân bố trên
hạng CQ số 16 thuộc huyện Lăk (Đăk Lăk).
- Khá thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và rất thuận lợi cho du
lịch tham quan (ND2-TQ1) có diện tích 214.636 ha (chiếm 3,9% diện tích tự
nhiên toàn vùng), phân bố trên hạng CQ số 1, 2, 6, 66 thuộc các huyện Đăk
Glei, Tu Mơ Rông, Kon Rẫy (Kon Tum), KBang (Gia Lai), TP Đà Lạt, Lâm
Hà, Đức Trọng (Lâm Đồng).
- Khá thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng, thuận lợi trung bình
và ít thuận lợi cho du lịch tham quan (ND2-TQ3; ND2-TQ4) có diện tích
663.671 ha (chiếm 12,1% diện tích tự nhiên của vùng), phân bố trên các hạng
CQ số 13, 17, 18, 19, 28, 58, 77, 79, 80 thuộc các huyện Kon Rẫy (Kon
Tum), KBang (Gia Lai), M’Đrăk, Krông Bông, Krông Păk, Krông Ana (Đăk
Lăk), Đăk Glong, Đăk Song, Krông Nô, (Đăk Nông), Cát Tiên, Bảo Lộc,
Đam Rông (Lâm Đồng).
- Rất thuận lợi cho du lịch tham quan, thuận lợi trung bình và ít thuận
lợi cho du lịch nghỉ dưỡng (ND3-TQ1; ND4-TQ1) có diện tích 786.905,8 ha
(chiếm 14,4% diện tích tự nhiên của vùng), phân bố trên các hạng CQ số 14,

53, 69, 70, 72, 73, 74, 81 thuộc các huyện Đăk Đoa, Mang Yang, KBang,
Chư Prông (Gia Lai), Ea Súp, Buôn Đôn, Đăk Mil (Đăk Lăk), Cư Jút, Đăk
Glong, Krông Nô (Đăk Nông), Lâm Hà, Đam Rông, Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đức
Trọng (Lâm Đồng).
- Khá thuận lợi cho du lịch tham quan, thuận lợi trung bình và ít thuận
lợi cho du lịch nghỉ dưỡng (ND3-TQ2; ND4-TQ2) có diện tích 621248,4 ha
(chiếm 11,4% diện tích tự nhiên của vùng), phân bố trên các hạng CQ số 24,
25, 29, 31, 37, 39, 41, 42, 49, 57, 68,76 thuộc các huyện Đăk Glei, Ngọc Hồi,
Đăk Tô, Sa Thầy (Kon Tum), Chư Păh, Phú Thiện, Ayun Pa, Krông Pa (Gia
Lai), EaH’Leo, Krông Năng, Ea Kar, TP Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk), Tuy
Đức, Đăk R’lấp (Đăk Nông), Đạ Tẻh (Lâm Đồng).
11


- Thuận lợi trung bình, ít thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và
du lịch tham quan (ND3-TQ3; ND4-TQ4; ND3-TQ4; ND4-TQ3) có diện tích
2488310 ha (chiếm 45,6% diện tích tự nhiên của vùng). Phân bố trên các
hạng CQ còn lại thuộc các xã, huyện của cao nguyên Pleiku, cao nguyên
Buôn Ma Thuột và vùng trũng Kon Tum, cao nguyên Đăk Nông và núi thấp
Di Linh.
3.2 Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch vùng Tây Nguyên trên quan
điểm phát triển bền vững
Cơ sở định hướng TCLTDL vùng Tây Nguyên không chỉ dựa vào kết
quả ĐGCQ cho phát triển 02 LHDL chính mà còn phải căn cứ vào hiện trạng
phát triển cũng như thực trạng TCLTDL của vùng. Đồng thời phải xác định
được các thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức mà trong hiện tại và tương
lai ngành du lịch vùng Tây Nguyên phải đối mặt.
3.2.1 Hiện trạng phát triển du lịch vùng Tây Nguyên
- Năm 2015 vùng Tây Nguyên đón gần 281,959 nghìn lượt khách quốc
tế và 4072 nghìn lượt khách nội địa. Lượng khách đến vùng tập trung chủ

yếu ở tỉnh Lâm Đồng. Mặc dù so với các 3 tỉnh còn lại, Đắk Lắk trong giai
đoạn qua đã tạo được sức hấp dẫn đối với du khách song lượng khách đến với
tỉnh này chỉ đạt xấp xỉ 26,5% lượng khách đến với tỉnh Lâm Đồng. Điều đó
cho thấy sự phát triển du lịch chưa cân đối giữa phía Bắc với phía Nam Tây
Nguyên và Tây Nguyên chưa thực sự có được trung tâm tạo vùng du lịch.
- Doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống vẫn chiếm tỷ lệ lớn, thu nhập
từ các dịch vụ lữ hành - vẫn chuyển và vui chơi giải trí tăng nhanh nhưng
không đáng kể.
- Cơ sở lưu trú tăng rõ rệt 2015 cao gấp 1,8 lần năm 2005 nhưng số
lượng cơ sở lưu trú được xếp hạng từ 3 - 5 sao tập trung ở tỉnh Lâm Đồng và
Đắk Lắk.
- Lực lượng lao động trong ngành du lịch năm 2015 đạt 16.327 người
(tăng gấp 2,25 lần năm 2005), tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 20052015 đạt 8,5%.
- Đường bộ: Tây Nguyên có 8 quốc lộ là các trục giao thông chính giữa
các tỉnh trong vùng và với các vùng Nam Trung bộ, Đông Nam bộ.
- Đường hàng không: 03 sân bay Liên Khương, sân bay nội địa Buôn
Ma Thuột và Pleiku. Buôn Ma Thuột, cảng hàng không Liên Khương, cảng
hàng không Pleiku.
3.2.2 Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch vùng Tây Nguyên
Du lịch vùng Tây Nguyên được tổ chức theo các điểm du lịch (điểm du
lịch sinh thái, điểm du lịch văn hóa - lịch sử, điểm du lịch sinh thái kết hợp
văn hóa), 03 tiểu vùng du lịch, 04 khu du lịch (Măng Đen, Yok Đôn, Tuyền
Lâm và Đankia - Suối Vàng), các tuyến du lịch và đô thị du lịch Đà Lạt.
12


3.2.3 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cho phát triển du
lịch vùng Tây Nguyên
Bảng 3.2. Phân tích SWOT cho PTDL vùng Tây Nguyên
Điểm mạnh

Cơ hội
- Tây Nguyên là địa bàn chiến lược - Nhu cầu du lịch trên Thế giới
đặc biệt quan trọng về ANQP, kinh tế tăng mạnh với xu thế chuyển dần
và sinh thái của cả nước.
sang khu vực Đông Á - Thái
- Tây Nguyên có nguồn TNTN phong Bình Dương và Đông Nam Á.
phú: khí hậu mát mẻ, nhiều thác nước, Bối cảnh đó tạo cơ hội thuận lợi
VQG, KBTTN, nước khoáng - nước cho du lịch Tây Nguyên phát
nóng, hang động núi lửa dài nhất Đông triển theo hướng hội nhập Quốc
Nam Á tạo điều kiện thuận lợi cho tế.
phát triển nhiều LHDL.
- Việt Nam trở thành thành viên
- Nét đặc sắc, độc đáo trong nghệ thứ 150 của WTO năm 2007
thuật, đời sống của 20 tộc người bản cùng với sự thay đổi chính sách,
địa (Cồng Chiêng, Sử thi, lễ hội dân quá trình mở cửa và hội nhập đã,
gian) là cơ sở cho phát triển LHDL đang và sẽ tạo điều kiện thuận lợi
tham quan (văn hóa).
cho ngành du lịch.
- Nhận thức và hành động của các cấp - Vùng Tây Nguyên có nhiều
chính quyền, người dân địa phương về tiềm năng, lợi thế để trở thành
PTDL trong thời kỳ hội nhập Quốc tế khu vực du lịch tầm cỡ Quốc gia
đã thay đổi.
và Quốc tế với những sản phẩm
- Chất lượng dịch vụ du lịch, hệ thống du lịch đặc trưng như du lịch
khách sạn, nhà hàng được chú trọng.
nghỉ dưỡng, du lịch tham quan.
- Dịch vụ lữ hành phát triển, hoạt động - Sự mở rộng của hệ thống giao
quảng bá du lịch trên các phương tiện thông là điều kiện thuận lợi khai
thông tin đại chúng được đẩy mạnh.
thác tuyến du lịch liên kết giữa

- Tây Nguyên được đánh giá là điểm Tây Nguyên với duyên hải Nam
đến an toàn và thân thiện bởi sự ổn định Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Cộng
về chính trị, an ninh quốc phòng.
hòa Dân chủ Nhân dân Lào và
Vương Quốc Campuchia.
Điểm yếu
Thách thức
- Du lịch Tây Nguyên có tính mùa vụ - Du lịch vùng Tây Nguyên phát
rõ rệt, lượng khách du lịch tập trung triển trong giai đoạn kinh tế,
vào các tháng mùa khô, do vậy công chính trị trên Thế giới có nhiều
suất sử dụng phòng khách sạn thấp, biến động.
không hiệu quả.
- Trong khi sự cạnh tranh của thị
- Chưa có trung tâm tạo vùng du lịch trường du lịch ngày càng gay gắt
đủ mạnh, rõ nét, có sức lan tỏa.
thì du lịch vùng Tây Nguyên lại
- Trình độ phát triển kinh tế, mức sống thiếu liên kết để phát triển.
của người dân còn thấp so với nhiều - TNDL vùng Tây Nguyên bị suy
nước trong khu vực.
kiệt bởi rừng bị tàn phá trầm
- Các DTLS văn hoá, CQ, môi trường trọng, sự uy hiếp của các công
tại các tuyến, điểm du lịch trên địa bàn trình thủy điện, quá trình khai
Tây Nguyên xuống cấp chưa được thác bauxit, sự phát triển mạnh
khắc phục kịp thời.
mẽ, ồ ạt, phá vỡ QH của cây
- Công tác bảo tồn được chú ý nhưng trồng công nghiệp.
13


chưa phát huy hiệu quả.

- Sản phẩm du lịch chưa độc đáo, đa
dạng, chưa xác định rõ sản phẩm chủ
lực, chưa phát huy được hiệu quả khi
khai thác LHDL nghỉ dưỡng kết hợp
chữa bệnh.
- Các doanh nghiệp du lịch chủ yếu đầu
tư cho lưu trú, ăn uống mà chưa chú
trọng cho sản phẩm du lịch tại các khu,
điểm du lịch.
- Số lượng cơ sở lưu trú cơ bản tăng
nhưng chất lượng còn hạn chế, số cơ sở
được xếp hạng thấp hơn so với vùng
lân cận.
- Công tác tuyên truyền quảng bá du
lịch chưa có điều kiện mở rộng ra thị
trường nước ngoài.

- Không gian sinh sống của các
tộc người bản địa bị thu hẹp và
thay đổi; dẫn đến sự biến đổi về
nếp sống, phong tục và văn hóa
của họ.
- Quá trình di dân dẫn đến biểu
hiện của sự đồng hóa giữa các
tộc người bản địa với dân di cư;
làm mai một và biến thể các nét
văn hóa của tộc người bản địa ở
Tây Nguyên.
- Không gian văn hóa Cồng
Chiêng Tây Nguyên bị mai một

và thương mại hóa. Văn hóa nghệ
thuật truyền thống không còn sức
hấp dẫn với thế hệ trẻ của tộc
người bản địa.
- Cơ cấu xã hội cổ truyền ở Tây
Nguyên bị thay đổi.
3.2.3.4 Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch vùng Tây Nguyên trên quan
điểm phát triển bền vững
a. Định hướng phát triển một số chỉ tiêu
- Dự báo lượng khách du lịch
Bảng 3.3. Dự báo số lượng khách du lịch đến vùng Tây Nguyên
Khách du lịch Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030
Tỉnh
(lượt khách)

376.000
560.000
782.000
Kon Tum Nội địa
Quốc tế
22.000
27.000
32.000
Nội
địa
256.000
300.000
345.000
Gia Lai Quốc tế
14.000

15.000
16.000
địa
668.000
824.000
979.000
Đắc Lắk Nội
Quốc tế
81.000
108.000
137.000
Nội địa
369.000
465.000
560.000
Đắk
Nông
Quốc tế
30.000
44.000
100.000
Nội địa
3.500.000
4.300.000 5.100.000
Lâm
Đồng
Quốc tế
357.000
414.000
470.000

- Dự báo cơ sở lưu trú
Bảng 3.4. Dự báo cơ sở lưu trú vùng Tây Nguyên
Đơn vị tính: Phòng
Số TT
Tên tỉnh
Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030
1
Kon Tum
1.000
1.500
2.300
2
Gia Lai
800
900
1000
3
Đắk Lắk
2.200
2.800
3.700
4
Đắk Nông
900
1.300
1.900
5
Lâm Đồng
12.800
16.000

20.300
Toàn vùng
17.700
22.500
29.200

14


- Dự báo lao động du lịch
Bảng 3.5. Dự báo nhu cầu lao động du lịch các tỉnh vùng Tây Nguyên
Đơn vị tính: Người

Tỉnh

Lao động trong du lịch
2020
2025
2030
Trực tiếp trong du lịch
1.400
2.300
3.700
Kon
Gián tiếp ngoài xã hội
2.800
4.600
7.400
Tum
Tổng cộng

4.200
6.900
11.100
Trực tiếp trong du lịch
900
1.200
1.500
Gia
Gián tiếp ngoài xã hội
1.700
2.300
3.100
Lai
Tổng cộng
2.600
3.500
4.600
Trực tiếp trong du lịch
3.100
4.300
6.1 00
Đắk
Gián tiếp ngoài xã hội
6.200
8.600
12.100
Lắk
Tổng cộng
9.300 12.900
18.200

Trực tiếp trong du lịch
1.300
1.900
3.200
Đắk
Gián tiếp ngoài xã hội
2.700
3.900
6.300
Nông
Tổng cộng
4.000
5.800
9.500
Trực tiếp trong du lịch
18.000 24.000
32.500
Lâm
Gián tiếp ngoài xã hội
36.000 48.000
65.100
Đồng
Tổng cộng
54.000 72.000
97.600
Trực tiếp trong du lịch
24.700 33.700
47.000
Toàn
Gián tiếp ngoài xã hội

49.400 67.400
94.000
vùng
Tổng cộng
74.100 101.100 141.000
b. Định hướng tổ chức không gian phát triển du lịch
b.1. Trung tâm tạo vùng du lịch
TP Buôn Ma Thuột được đánh giá ở mức khá thuận lợi cho phát triển
du lịch tham quan với lợi thế về nguồn tài nguyên du lịch nhân văn. Bên cạnh
đó, ngày từ thời Pháp thuộc, Buôn Ma Thuột một trong những thị tứ lớn nhất
của khu vực Tây Nguyên, được xem là trung tâm của Tây Nguyên; nơi đây
có hệ thống giao thông thuận lợi nên dễ dàng kết nối dễ dàng với các điểm du
lịch trong vùng như các điểm du lịch ở Kon Tum, Gia Lai Lâm Đồng, Đăk
Nông cũng như kết nối với các vùng lân cận như Nha Trang, Phan Thiết,
thành phố Hồ Chí Minh thông qua hệ thống quốc lộ 14, 26 và 27. Do đó, TP
Buôn Ma Thuột là trung tâm tạo vùng du lịch của Tây Nguyên.
b.2. Tổ chức theo các địa bàn trọng điểm du lịch
+ Địa bàn trọng điểm du lịch Măng Đen
Các sản phẩm du lịch đặc trưng:
- Du lịch nghỉ dưỡng: Khai thác thế mạnh về khí hậu và nguồn dược liệu
quý để hình thành các trung tâm nghỉ dưỡng ở khu vực thị trấn Kon Plong.
Khai thác mỏ nước khoáng để phục vụ chữa bệnh tại Đăk Nên, Ngọc Tem.
- Du lịch tham quan tự nhiên: Khai thác thế mạnh về cảnh quan tự
nhiên, hệ thống rừng nguyên sinh, hồ thác để tổ chức tham quan kết hợp
nghiên cứu tại Đăk Long, Măng Bút,…

15


- Du lịch tham quan văn hóa: Khai thác các thế mạnh về văn hóa của

các dân tộc tại chỗ ở làng Kon Prink , xã Đăk Long, làng Kon Tu Rằng, xã
Măng Cành, làng Vio Lăk và làng Vik Oa, xã Pờ Ê.
+ Địa bàn trọng điểm du lịch vùng hồ Yaly
Các sản phẩm du lịch đặc trưng:
- Tham quan nghiên cứu ở nhà máy thủy điện Yaly, giải trí trên mặt
nước, sử dụng mặt nước làm tuyến giao thông trong hồ và nối với các điểm
du lịch của tỉnh Kon Tum như Nhà thờ Gỗ, Cô nhi viện, Chủng viện Thừa
Sai, Ngã ba Đông Dương, Cửa khẩu Bờ Y...
- Tham quan văn hóa: khai thác nhu cầu tìm hiểu bản sắc văn hóa của
đồng bào dân tộc Jrai như Làng Phung, làng Kép với nét văn hóa tượng nhà
mồ, giọt nước, nhà rông...
+ Địa bàn trọng điểm du lịch Tp Buôn Ma Thuột và phụ cận
Các sản phẩm du lịch đặc trưng:
- Du lịch tham quan tự nhiên: khai thác thế mạnh về rừng và thác để
phát triển du lịch tham quan tại các VQG Yok Đôn, Chư Yang Sin; thác Dray
Nur - Dray Sáp, Gia Long,…
- Du lịch tham quan văn hóa: tham quan tại với các sản phẩm du lịch
đặc trưng như diễn xướng nghệ thuật dân tộc, biểu diễn nghệ thuật cồng
chiêng, biểu diễn sử thi, lễ hội dân tộc, biểu diễn nghệ thuật voi, lễ hội voi,
các sản phẩm lưu niệm từ voi tại trung tâm tp Buôn Ma Thuột, Buôn Đôn,
Buôn Triết, Buôn Tría, Buôn Jun.
- Du lịch tham quan nông nghiệp: khai thác các thế mạnh về phát triển
cà phê (thương hiệu của Tây Nguyên) với các hoạt động đưa du khách sống
chung trong môi trường và văn hóa cà phê của người dân địa phương; sáng
tạo các sản phẩm nghệ thuật từ cà phê, hòa mình vào không khí của lễ hội cà
phê (được tổ chức định kỳ 2 năm).
+ Địa bàn trọng điểm du lịch Tp Đà Lạt và phụ cận
Các sản phẩm du lịch đặc trưng:
- Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp gắn với tham quan thắng cảnh rừng, hồ tại
Đan Kia - Suối Vàng, hồ Tuyền Lâm, hồ Đại Ninh.

- Du lịch tham quan, ngắm cảnh tự nhiên (rừng thông, thác nước) và
văn hóa (kiến trúc nghệ thuật, lễ hội tâm linh, văn hóa dân tộc) ở khu vực
thành phố Đà Lạt, Liên Nghĩa, thị trấn Đ’ran, thị trấn Lạc Dương và xã Lát.
- Du lịch tham quan nông nghiệp: khai thác thế mạnh về các mô hình
nông nghiệp công nghệ cao đặc trưng của TP Đà Lạt để đưa vào khai thác
cho du lịch khu phố Hồ Xuân Hương và khu Trại Mát.
b.3. Tổ chức theo các điểm du lịch
- Điểm du lịch có ý nghĩa Quốc gia: (1) gắn liền với cửa khẩu Bờ Y
(Kon Tum); Lệ Thanh (Gia Lai), Bù Drăng (Đăk Nông); (2) gắn liền với các
VQG Chư Mom Ray (Kon Tum), Kon Ka King (Gia Lai), Yok Đôn, Chư
Yang Sinh (Đăk Lăk), Bidoup - Núi Bà, Cát Tiên (Lâm Đồng) và các

16


KBTTN Ngọc Linh (Kon Tum), Nam Nung, Tà Đùng (Đăk Nông); (3) Gắn
với quần thể hang động núi lửa tại buôn Choah, Krông Nô (Đăk Nông).
- Điểm du lịch có ý nghĩa địa phương:
Bảng 3.5: Danh mục các điểm du lịch có ý nghĩa địa phương
TT Tỉnh
Điểm du lịch
Hoạt động du lịch
Hệ thống thác, hồ ở Kon Plong Nghỉ dưỡng kết hợp tham quan
Nghỉ dưỡng, chữa bệnh
Kon Suối nước nóng Đăk Tô
1 Tum
Làng văn hóa Kon Klor - Kon
Ktu; nhà thờ gỗ Kon Tum, Tham quan văn hóa – lịch sử
chiến thắng Đăk Tô-Tân Cảnh
Nhà tù Pleiku; làng kháng chiến Tham quan di tích - lịch sử

Stor; DTLS Đắk Pơ, Plei mê
Gia Biển Hồ, hồ Ayun hạ
quan, vui chơi, thư giãn
2
Lai Các thác Phú Cường, Xung Tham
Tham quan, vui chơi, vãng
Khoeng
cảnh
KBTTN Kon Ja Răng
Tham quan, nghiên cứu
Biệt điện Bảo Đại, làng cà phê Tham quan, vui chơi, giải trí
Trung nguyên
Đắk
Yang Prong, các thác
3 Lắk Tháp
Krong Kmar, Thủy Tiên, Dray Tham quan, vui chơi, vãn cảnh
Nur
Buôn Đôn, Hồ Lăk
Tham quan văn hóa cộng đồng
Các thác Dray Sáp, Gia Long, Tham quan, vui chơi, vãng
Đắk Diệu Thanh, Trinh Nữ, Ba cảnh
4 Nông
Tầng, Đăk Glun
Suối nước khoáng Đắk Mol
Nghỉ dưỡng, chữa bệnh.
Đan Kia-Suối Vàng, TP Đà Lạt Nghỉ dưỡng kết hợp tham quan
Núi Lang Biang, các hồ Xuân
Hương, Đại Ninh, Tuyền Lâm,
Lâm
Đa Nhim; các thác Liên Tham quan thắng cảnh.

5 Đồng Hồ
Khương,
Voi,
Đămbri,
Pongour, Dantala
Xã Lát, Di chỉ Cát Tiên, Dinh Tham quan văn hóa
Bảo Đại
b.4. Tổ chức không gian theo các tuyến du lịch
Các tuyến du lịch được thực hiện bằng đường bộ:
1) Tuyến du lịch liên quốc gia
- Tuyến du lịch Lào - Kon Tum - KonPlong - các tỉnh Nam Trung bộ
qua cửa khẩu Bờ Y theo đường 40, đường Hồ Chí Minh (chạy qua Tây
Nguyên) và 24.
- Tuyến du lịch Lào - Kon Tum - Gia Lai - Đăk Lăk - Đăk Nông - các tỉnh
Đông Nam bộ theo đường Hồ Chí Minh (chạy qua Tây Nguyên) hoặc 14C.
- Tuyến du lịch Căm pu chia - Gia Nghĩa - Lâm Đồng - các tỉnh Nam
trung bộ theo tỉnh lộ 989, đường 28 hoặc đường 20 và đường 27.
- Tuyến du lịch Căm pu chia - Pleiku - An Khê - Bình Định - các tỉnh
Nam Trung bộ
2) Tuyến du lịch liên liên vùng
17


- “Con đường huyền thoại Hồ Chí Minh”: Khởi nguồn của tuyến du lịch
này xuất phát từ Quảng Bình, qua các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, kết
nối với các tỉnh ở Nam Trung bộ, lên tới Tây Nguyên được khởi đầu tại Kon
Tum, đi dần về phía Nam qua đường đường Hồ Chí Minh (chạy qua Tây
Nguyên), nối với các tỉnh miền Đông Nam bộ.
- Tuyến du lịch Kon Tum - Pleiku - An Khê - Quy Nhơn - các tỉnh
duyên hải Nam Trung Bộ theo đường Hồ Chí Minh (chạy qua Tây Nguyên),

19 và 1A được thực hiện trong khoảng thời gian 3 - 4 ngày.
- Tuyến du lịch Buôn Ma Thuột - Nha Trang - các tỉnh duyên hải Nam
Trung Bộ theo đường 26.
- Tuyến du lịch Buôn Ma Thuột - Gia Nghĩa - Bình Phước - Bình
Dương - TP Hồ Chí Minh theo đường Hồ Chí Minh (chạy qua Tây Nguyên).
- Tuyến du lịch Đà Lạt - Đức Trọng - Di Linh - Bảo Lộc - Đồng Nai Bà Rịa Vũng Tàu hoặc TP Hồ Chí Minh theo đường 20 và 56
- Tuyến du lịch Đà Lạt - Đức Trọng - Di Linh - Phan Thiết - Phan Rang
theo đường 20, 28 và 1A
- Tuyến du lịch Đà Lạt - Phan Rang, Tháp Chàm theo đường 20 và 27
3) Tuyến du lịch nội vùng Tây Nguyên
- “Con đường xanh Tây Nguyên”: nối các VQG, KBTTN ở phía Bắc
Tây Nguyên với các VQG, KBTTN ở phía Nam Tây Nguyên.
- Kon Tum - Đăk Glei: đi ngược về phía Bắc theo đường Hồ Chí Minh
(chạy qua Tây Nguyên).
- Kon Tum - Kon Plong: xuôi theo đường 24.
- Tuyến du lịch TP.Buôn Ma Thuột - Bản Đôn - Yok Đôn.
- Buôn Ma Thuột - Lăk - Đà Lạt theo đường 27.
- Tuyến du lịch Gia Nghĩa - Đắk Mil - Ra T’ling - Đắk Mâm - Quảng
Sơn - Gia Nghĩa theo đường Hồ Chí Minh (chạy qua Tây Nguyên) và tỉnh lộ
684, 695.
- Tuyến du lịch nội thành Đà Lạt và phụ cận.
Tiểu kết chương 3
Các phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu, bản đồ và GIS được NCS sử
dụng trong chương 3 để ĐGCQ, phân hạng mức độ thuận lợi cho 02 LHDL:
tham quan và nghỉ dưỡng. Kết quả cho thấy các tỉnh Kon Tum và Lâm Đồng
có điều kiện (thuận lợi, rất thuận lợi) cho phát triển đồng thời 02 LHDL kể
trên; các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông có điều kiện thuận lợi cho phát
triển LHDL tham quan và có điều kiện thuận lợi ít hơn cho phát triển LHDL
nghỉ dưỡng. Sự phân bố không gian, mức độ thích hợp của các LHDL đó
chính là cơ sở quan trọng cho định hướng không gian phát triển du lịch vùng

Tây Nguyên trong giai đoạn hội nhập Quốc tế.
Phân tích hiện trạng PTDL vùng Tây Nguyên cho thấy: tốc độ tăng
trưởng bình quân doanh thu du lịch (thời kỳ 2005 - 2015) đạt 16,1% - ở mức
khá so với cả nước; lượng khách du lịch năm 2015 gấp 3 lần năm 2005; cơ sở
lưu trú đã được đầu tư, tuy nhiên các khách sạn được xếp hạng từ 3 sao trở
lên không nhiều. Mặt khác, các tiêu chí kể trên phân bố không đều - tập trung
18


chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, qua đó có thể thấy du lịch vùng Tây
Nguyên phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Mặc dù TP Đà Lạt
là điểm nhấn của du lịch Tây Nguyên, là điểm sáng và là đầu tàu trong việc
tổ chức các tuyến du lịch nhưng do vị trí địa lý nằm ở phía Nam nên khả
năng kết nối với các tỉnh khác trong vùng Tây Nguyên là chưa cao. Điều đó
thể hiện sự chưa hợp lý trong TCLTDL của vùng.
Bên cạnh đó, ngành du lịch Tây Nguyên hiện đang phải đối mặt với các
thách thức lớn về môi trường: (1) môi trường tự nhiên: rừng bị tàn phá trầm
trọng dẫn đến suy giảm ĐDSH, các hoạt động công nghiệp như thủy điện,
khai thác bauxit phát triển mạnh; QHPT cây công nghiệp (cao su, cà phê,
điều, mắc ca) ồ ạt ảnh hưởng lớn đến sự đa dạng, phong phú của TNDL tự
nhiên; (2) môi trường văn hóa, xã hội: sự mai một, biến đổi về nếp sống,
phong tục và văn hóa của các tộc người bản địa (một trong những dạng
TNDLNV đặc thù ở Tây Nguyên); sự mâu thuẫn cạnh tranh về sử dụng tài
nguyên (nước, rừng, ĐDSH) giữa phát triển du lịch với một số ngành kinh tế
khác (thủy điện, nông, lâm nghiệp…); giữa mở rộng quy mô các khu du lịch
với công tác bảo tồn,…
Dựa trên kết quả đánh giá CQ (đánh giá các nguồn TNDL trong các
hạng CQ) kết hợp với phân tích thực trạng PTDL, hiện trạng TCLTDL, phân
tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho PTDL vùng Tây
Nguyên, luận án đã định hướng TCLTDL với các sản phẩm du lịch đặc trưng

của vùng theo sơ đồ:
- Trung tâm tạo vùng du lịch TP Buôn Ma Thuột: nằm ở trung tâm của
vùng Tây Nguyên, có hệ thống giao thông tương đối đồng bộ (đường bộ,
hàng không) dễ dàng kết nối với các điểm, khu du lịch trong vùng.
- 04 địa bàn trọng điểm du lịch bao gồm (i) Địa bàn trọng điểm du lịch
Măng Đen (kết hợp 02 LHDL nghỉ dưỡng và tham quan tại các xã Đắk Nên,
Ngọc Tem, Đắk Long, Măng Bút, Măng Cành, Pờ Ê); (ii) Địa bàn trọng điểm
du lịch vùng hồ Yaly (ưu tiên LHDL tham quan tại nhà máy thủy điện Yaly,
giải trí trên hồ chứa thủy điện, tìm hiểu bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc
Jrai tại làng Phung, làng Kép); (iii) Địa bàn trọng điểm du lịch TP Buôn Ma
Thuột và phụ cận (ưu tiên LHDL tham quan tại các VQG Yok Đôn, Chư
Yang Sinh, hang động núi lửa Krông Nô, vui chơi giải trí tại các hệ thống
thác Dray Nur - Dray Sáp, thác Gia Long; tìm hiểu nghệ thuật dân tộc của
dân tộc bản địa ở TP Buôn Ma Thuột, Buôn Đôn, Buôn Triết, Buôn Tría,
tham quan nông nghiệp); (iv) Địa bàn trọng điểm du lịch TP Đà Lạt và phụ
cận (kết hợp 02 LHDL tham quan và nghỉ dưỡng gắn với tham quan thắng
cảnh tại các hồ Đankia - Suối Vàng, Tuyền Lâm, hồ Đại Ninh, TP Đà Lạt,
Lạc Dương, xã Lát, Liên Khương, hòa mình với người dân địa phương trong
sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại TP Đà Lạt).
- Các điểm du lịch: định hướng gắn kết các điểm DL có tiềm năng vừa
được xác định (tại các địa bàn trọng điểm du lịch) với hệ thống các VQG,
KBTTN và với 03 cửa khẩu, các tuyến du lịch đường bộ.

19


- Tuyến du lịch: định hướng gắn với đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ
nối giữa Tây Nguyên với các tỉnh Nam Trung bộ, Đông Nam bộ, các tỉnh lộ;
đồng thời khai thác các chuyến bay nội địa (Cát Bi, Nội Bài, Tân Sơn Nhất)
và Quốc tế tới sân bay Liên Khương, Buôn Ma Thuột và Pleiku.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Trong xu thế phát triển chung của du lịch Thế giới và Việt Nam,
TCLTDL trên quan điểm PTBV là việc làm rất cần thiết, nhằm khai thác, sử
dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu
mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn) với sự phân hóa có
quy luật của CQ Tây Nguyên, TCLTDL Tây Nguyên theo quan điểm PTBV,
luận án rút ra một số kết luận sau:
1. Trên cơ sở kế thừa các quan điểm và phương pháp luận nghiên cứu
CQ trên thế giới và Việt Nam cho phát triển du lịch, NCS đã luận giải được
mối quan hệ chặt chẽ giữa sự phân hóa trong cấu trúc, chức năng CQ một
lãnh thổ với sự phân hóa của TNDL trên lãnh thổ đó; phân tích vai trò của
CQ trong TCLTDL nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường phục
vụ mục tiêu PTBV. Đồng thời đề tài cũng góp phần củng cố và khẳng định
tính đúng đắn, phù hợp của một hướng nghiên cứu CQ còn khá mới ở Việt
Nam - nghiên cứu ĐDCQ cho phát triển du lịch.
2. TCLTDL là sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng trong mối liên hệ
đa ngành, đa lĩnh vực trên một khu vực nhằm sử dụng hợp lý tiềm năng tài
nguyên (tự nhiên, nhân văn), cơ sở vật chất kỹ thuật; nhằm thúc đẩy phát
triển du lịch hiệu quả, chuyên nghiệp và bền vững. TCLTDL được thực hiện
trên cơ sở tích hợp ĐGCQ, phân tích thực trạng phát triển và TCLT (đã có),
đánh giá SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) và dự báo xu thế
phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách.
Trong các phương pháp ĐGCQ cho phát triển một số ngành sản xuất,
kinh tế, để phát triển du lịch, luận án lựa chọn phương pháp đánh giá đa chỉ
tiêu kết hợp với phân tích thứ bậc AHP để xác định trọng số các chỉ tiêu - yếu
tố đáng giá (nhằm khẳng định rõ vai trò, tính trội của một số yếu tố đánh giá hợp phần thành tạo các đơn vị CQ). Phương pháp bản đồ và GIS được sử
dụng xuyên suốt luận án nhằm thể hiện sự phân bố theo không gian của các
nguồn tài nguyên du lịch - các nhân tố thành tạo CQ vùng Tây Nguyên; cũng
như kết quả ĐGCQ cho phát triển các LHDL và định hướng không gian

PTDL trên địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra, để đảm bảo tính khách quan, tính
thực tiễn trong các đề xuất định hướng PTDL vùng Tây Nguyên, NCS đã sử
dụng 02 phương pháp: khảo sát thực địa và phân tích SWOT.
3. Tây Nguyên có nguồn TNDL phong phú và độc đáo với hệ thống các
thác nước, hồ nước, hệ thống VQG, KBTTN lớn nhất cả nước, với khí hậu
cao nguyên ôn hòa, mát mẻ rất hấp dẫn đối với cư dân nhiệt đới. Tây Nguyên
là vùng đất có bề dày lịch sử với nhiều nét đặc trưng mang đậm bản sắc văn
hóa tộc người cùng các di tích lịch sử văn hóa có giá trị. Vùng văn hóa Tây
20


Nguyên là nơi sinh sống của cộng đồng nhiều dân tộc, trong đó có 2 nhóm
ngôn ngữ bản địa: Mon -Kh’me (Bana , Xơ đăng, Mnông, Mạ, Xtiêng,…) và
Nam Đảo (Giarai, Êđê, Raglai, Chu Ru). Sự phong phú, đa dạng, giàu có của
TNDL tự nhiên và nhân văn cùng với tính chất đặc sắc, giàu giá trị, độc đáo
là thế mạnh nổi trội để Tây Nguyên phát triển 2 LHDL nổi trội là du lịch
tham quan và du lịch nghỉ dưỡng.
4. Tây Nguyên là vùng có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng các hoạt
động phát triển du lịch lại chịu ảnh hưởng bởi sự phân hóa của các yếu tố khí
hậu theo không gian và thời gian. Trong khuôn khổ luận án, chỉ số TCI được
lựa chọn để xác định mức độ ảnh hưởng nói trên. Kết quả nghiên cứu đã chỉ
ra thời kỳ thuận lợi cho hoạt động du lịch ở Tây Nguyên vào mùa khô và ít
thuận lợi vào mùa mưa. Đồng thời cho thấy các khu vực Kon Plong, M’Đrăk,
Liên Khương, Bảo Lộc, Lạc Dương thuận lợi cho hoạt động du lịch. Đây là
luận cứ khoa học về sự phân hóa không gian và tính nhịp điệu mùa của khí
hậu phục vụ định hướng TCLTDL vùng Tây Nguyên.
5. Phân loại CQ Tây Nguyên cho thấy cấu trúc CQ và TNDL có mối
quan hệ mật thiết với nhau, sự phân hóa đa dạng của CQ chi phối đến sự
phân hóa cũng như tính đặc thù của TNDL; nói cách khác mỗi một đơn vị
CQ vùng Tây Nguyên hàm chứa những đặc thù và tiềm năng du lịch nhất

định. Sự đa dạng trong cấu trúc của 84 hạng CQ thuộc 19 kiểu CQ, 8 phụ lớp
CQ và 4 lớp CQ trong phụ hệ CQ nhiệt đới gió mùa - cao nguyên đã dẫn đến
tính đa dạng, độc đáo, hấp dẫn, địa phương, đa sắc tộc của TNDL - tiềm ẩn
ngay trong các CQ tự nhiên, trong môi trường sinh thái, trong các VQG, khu
BTTN có ĐDSH cao và trong cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên trên mảnh
đất cao nguyên.
6. Đánh giá CQ cho phát triển 02 LHDL (tham quan và nghỉ dưỡng)
vùng Tây Nguyên được thực hiện bằng phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu,
phương pháp phân tích thứ bậc (AHP). Từ 14 chỉ tiêu cụ thể, luận án đã
nhóm gộp thành 3 nhóm chỉ tiêu khái quát hơn (tài nguyên tự nhiên, tài
nguyên nhân văn và cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch). Kết
quả đánh giá chỉ ra tiềm năng phát triển du lịch không những của từng tỉnh
mà còn cho toàn vùng. Đánh giá tiềm năng phát triển 2 LHDL cũng như phân
bố không gian của các kết quả đánh giá đó cho thấy: các tỉnh Kon Tum và
Lâm Đồng có tiềm năng cao nhất cho phát triển kết hợp 02 LHDL (tham
quan và nghỉ dưỡng), tập trung tại huyện Kon Plong, TP Kon Tum, TP Đà
Lạt và phụ cận. Các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông có tiềm năng cao cho
phát triển LHDL tham quan tập trung tại thị xã An Khê, các huyện Kbang,
Chư Păh, Chư Prông (Gia Lai), Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông (Đắk
Lắk), Cư Jut, Đắk Mil, Krông Nô, Đắk Glong (Đắk Nông).
7. Trong thời gian 10 năm (2005 - 2015), du lịch Tây Nguyên đã có
những bước phát triển khá. Phân tích thực trạng phát triển và TCLTDL vùng
Tây Nguyên cho thấy Lâm Đồng là tỉnh dẫn đầu về du lịch khi chiếm xấp xỉ
70% lượng khách và doanh thu du lịch của toàn Tây Nguyên. Trong khi đó,
tỉnh Đắk Lắk được đánh giá có tiềm năng cho phát triển du lịch cùng với ưu
21


thế của TP Buôn Ma Thuột nằm ở vị trí trung tâm của vùng, cơ sở hạ tầng
phục vụ du lịch được đầu tư đáng kể nhưng chưa thực sự tạo được nét hấp

dẫn khách du lịch. Điều đó cho thấy vùng Tây Nguyên chưa có được trung
tâm tạo vùng phát triển du lịch; đồng thời, du lịch trong vùng phát triển chưa
cân đối, tập trung ở khu vực phía Nam (Lâm Đồng) trong khi phía Bắc (Kon
Tum) có các ưu thế du lịch tương tự nhưng phát triển còn khá mờ nhạt.
Bên cạnh đó, du lịch vùng Tây Nguyên đang phát triển trong giai đoạn
có nhiều biến động về tình hình kinh tế, chính trị trong khu vực, trên Thế
giới. Trong khi sự cạnh tranh trong thị trường du lịch ngày càng gay gắt thì
thị trường du lịch vùng Tây Nguyên lại thiếu liên kết để phát triển, phải đối
mặt với: sự uy hiếp của các công trình thủy điện, quá trình khai thác bauxit,
sự phát triển mạnh mẽ, ồ ạt, phá vỡ QH của cây trồng công nghiệp lên nguồn
tài nguyên du lịch của vùng, sự thu hẹp không gian văn hóa, sự mai một và
biến thể nét văn hóa độc đáo của các tộc người bản địa,…
Do đó, trong thời gian tới, để đưa nơi đây trở thành điểm đến có sức
hấp dẫn hàng đầu trong các cao nguyên và miền núi ở Việt Nam thì ngành du
lịch vùng Tây Nguyên cần tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được,
đồng thời phải khắc phục, hạn chế những khó khăn, thách thức đã nêu ở trên.
8. Tổ chức không gian phát triển du lịch Tây Nguyên được thực hiện
dựa trên tích hợp: kết quả ĐGCQ cho một số LHDL chính; phân tích, đánh
giá thực trạng PTDL cũng như thực trạng TCLTDL vùng Tây Nguyên; phân
tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với PTDL vùng Tây
Nguyên, kết quả dự báo một số chỉ tiêu du lịch vùng Tây Nguyên đến năm
2020, 2025, 2030 và các QHDL, chiến lược du lịch Quốc gia, vùng đã được
Nhà nước phê duyệt. Qua nghiên cứu, đánh giá và phân tích, luận án đã đề
xuất tổ chức không gian PTDL Tây Nguyên theo: Trung tâm tạo vùng du lịch
(TP Buôn Ma Thuột); 04 địa bàn trọng điểm du lịch (Măng Đen, vùng hồ
Yaly, TP Buôn Ma Thuột và phụ cận, TP Đà Lạt và phụ cận); điểm du lịch
(điểm du lịch Quốc gia - gắn với hệ thống cửa khẩu, VQG, KBTTN, quần thể
hang động núi lửa và điểm du lịch địa phương - gắn với hệ thống thác, hồ của
các tỉnh), tuyến du lịch (đường bộ và đường hàng không).
Kiến nghị

1. Tập trung đầu tư cho phát triển địa bàn trọng điểm du lịch Măng Đen
(Kon Plong, Kon Tum), ưu tiên phát triển kết hợp giữa LHDL nghỉ dưỡng
với LHDL tham quan nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả tiềm năng du lịch
của vùng đồng thời tạo thế cân bằng trong phát triển du lịch giữa phía Bắc
với phía Nam Tây Nguyên (TP Đà Lạt và phụ cận).
2. Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển TP Buôn Ma Thuột trở thành
trung tâm tạo vùng du lịch của vùng Tây Nguyên.

22


×