Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

TIỂU THUYẾT “CHỮ A MÀU ĐỎ” CỦA NATHANIEL HAWTHORNE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.42 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VĂN HỌC

ĐỀ TÀI

TIỂU THUYẾT “CHỮ A MÀU ĐỎ” CỦA NATHANIEL HAWTHORNE

Thành phố Hồ Chí Minh – 10/2022


1

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM “CHỮ A MÀU ĐỎ”

2

1.1. Giới thiệu về tác giả Nathaniel Hawthorne

2

1.2. Giới thiệu về tác phẩm “Chữ A màu đỏ”

2

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ VỀ THANH GIÁO VÀ BI KỊCH CON NGƯỜI

5

TRONG TÁC PHẨM “CHỮ A MÀU ĐỎ” CỦA NATHANIEL HAWTHORNE


2.1. Vấn đề về Thanh giáo

5

2.1.1. Thanh giáo là gì?

5

2.1.2. Biểu hiện và ảnh hưởng của Thanh giáo trong tác phẩm

6

2.2. Bi kịch của nhân vật trong “Chữ A màu đỏ”
2.2.1. Bi kịch của “cái được nhìn thấy” và “cái chính mình thấy”
2.3. Tính u và tính dục trong “Chữ A màu đỏ”
CHƯƠNG 3: BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM

7
7
10
14

“CHỮ A MÀU ĐỎ” CỦA NATHANIEL HAWTHORNE
3.1. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật

14

3.2. Tính hình tượng trong tác phẩm

15


3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật

17

KẾT LUẬN

19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

20


2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM “CHỮ A MÀU ĐỎ”

1.1. Giới thiệu về tác giả Nathaniel Hawthorne
Nhà văn Nathaniel Hawthorne sinh ngày 4/7/1804 trong một gia đình nổi tiếng tại
Salem, Massachusetts. Ông được xem là một nhà văn lớn và là một trong những nhà viết
tiểu thuyết đầy tài năng trong nền văn học Mỹ. Tuy nhiên, vào năm 1804, gia đình của
Hawthorne rơi vào tình trạng khủng hoảng và người bố của Nathaniel mất để lại vợ và
ba đứa con bên nhà ngoại. Từ đó, ơng và các thành viên trong gia đình, ngay cả người
mẹ cũng sống tách biệt với nhau. Sau cái chết của mẹ với những cảm xúc mãnh liệt và
không thể cưỡng lại được đã thúc đẩy Nathaniel Hawthorne sáng tác “Chữ A màu đỏ”.
Ông học tại trường đại học Bowdoin và thường xuyên bị kỷ luật vì vi phạm kỷ luật (chơi
bài, uống rượu,…). Sau khi rời khỏi Bowdoin, ông cho ra đời tiểu thuyết đầu tay
“Fanshave” được xuất bản giấu tên (1828). Ngay sau khi tốt nghiệp đại học, Nathaniel
chuyển đến sống trong một căn phòng trên tầng ba của một ngơi nhà phố Herbet, Salem

và tìm kiếm tài liệu, suy nghĩ về phong cách văn chương và số mệnh cuộc đời mình.
Trong các tác phẩm của mình, Nathaniel Hawthorne chủ yếu chọn chất liệu, làm
nổi bật hình tượng cuộc sống của đất nước Mỹ, đặc biệt là phác họa về lịch sử của thuộc
địa New England và quê hương, thời tổ tiên người Mỹ Salem ban đầu của ông. Là người
thừa kế truyền thống Thanh giáo và cảnh giác với tư tưởng siêu việt nổi bật trong khu
vực và thời đại của mình, ơng nắm bắt và phân tích “thế giới nội tâm” của con người.
Đó cũng chính là một trong những đặc điểm nổi bật trong các tác phẩm hư cấu của ông.
Phần lớn nhà văn Nathaniel Hawthorne sống ở New England, và có thời điểm ơng
sống ở Concord, Massachusettes. Sức khỏe của Hawthorne đã khiến ông thất bại trong
một thời gian dài và trong khi đi tham quan Núi Trắng, ông đã qua đời ở Plymouth, New
Hampshire. Nathaniel Hawthorne mất vào ngày 19 tháng 5 năm 1864 và được chôn cất


3

tại nghĩa trang Sleepy Hollow ở Concord, Massachusetts. Nhà văn đã để lại cho nền văn
học Mỹ và nền văn học thế giới số lượng tác phẩm văn học đặc sắc với nhiều tác phẩm
truyện và tiểu thuyết, bao gồm “Chú bé lịch lãm” (1828), “Brown – Anh chàng trẻ tuổi
tốt bụng” (Young Goodman Brown, 1835), “Chữ A màu đỏ” (The Scarlet Letter, 1850),
“The House of the Seven Gables” (1851),... Và trong số các tác phẩm nổi tiếng ấy đã
được chuyển thể thành phim: “The Scarlet Letter” là một miniseries năm 1979; “The
House of the Seven Gables” là một bộ phim truyền hình gothic năm 1940,…

1.2. Giới thiệu tác phẩm “Chữ A màu đỏ”
Cuốn tiểu thuyết “Chữ A màu đỏ” (1850) của Nathaniel Hawthorne là một trong
những tác phẩm hay nhất với sự khám phá về tâm lý con người, khai thác cảm giác tội
lỗi, sự trả thù và sự cứu chuộc ở nước Mỹ thuộc địa thông qua câu chuyện về sự trừng
phạt một người phụ nữ vì tội ngoại tình. Với bố cục chặt chẽ, chiều sâu tư tưởng và sự
miêu tả tâm lý rõ nét, “Chữ A màu đỏ” đã ghi được dấu ấn và được nhiều nhà phê bình
đánh giá là một trong những tác phẩm hay nhất của nền văn học thế giới.

Mở đầu của tác phẩm “Chữ A màu đỏ” là lời kể chuyện của người khảo sát của nhà
hàng ở Salem, Massachusetts. Trên gác mái của căn nhà, anh phát hiện một số tài liệu và
trong số đó có một bản thảo được gói bằng một mảnh vải đỏ tươi thêu hình chữ “A”. Đó
là bản thảo, tác phẩm của một người khảo sát kể về các chi tiết, sự kiện xảy ra trong quá
khứ. Khi người kể chuyện bị mất trụ sở hải quan, anh ta quyết định viết một tường thuật
hư cấu về các sự kiện được ghi trong bản thảo.
Câu chuyện bắt đầu ở Boston vào thế kỷ XVII, trong một khu định cư của người
Thanh giáo có một người phụ nữ trẻ tên là Hester Prynne. Cô được người ta dẫn đi ra
nhà tù thị trấn để trừng phạt vì tội ngoại tình. Cơ bế đứa con gái nhỏ của mình (Pearl)
trên tay và trên ngực áo của cơ có thêu một chữ “A” (chữ A là chữ đầu trong chữ
Adultery: tội ngoại tình) màu đỏ lấp lánh cùng với sắc đẹp rạng rỡ đã thu hút ánh nhìn


4

của tất cả mọi người. Hester bị dẫn lên bục tội nhân của thị trấn và bị tra hỏi danh tính
về người cha của đứa bé nhưng cơ kiên quyết lắc đầu từ chối.
Roger Chillingworth là một người đàn ông lỗi lạc và cũng chính ơng là người
chồng mất tích của Hester. Ông ta đã gặp nhiều điều rủi ro ngoài biển và trên đất liền, bị
dân ngoại đạo phương Nam giam cầm trong một thời gian dài và nay được người thổ
dân dẫn đến để được chuộc ra khỏi cảnh tù đày. Lúc đó, ơng ta nhìn thấy vợ mình đang
đứng trên bục tội nhân. Ơng ta tiết lộ danh tính thật của mình cho Hester, đe dọa và bắt
cơ thề phải giữ bí mật, khơng được tiết lộ hành tung của ơng. Chính vì thế, ơng ta định
cư ở Boston với ý định trả thù. Vài năm trôi qua. Hester Prynne tự ni sống bản thân
mình và đứa con gái Pearl bằng nghề thợ may. Bị mọi người xa lánh, sỉ nhục và khinh
rẻ, họ quyết định sống trong một ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô Boston. Các quan chức cộng
đồng hội ý và cố gắng tách Pearl ra khỏi Hester nhưng với sự giúp đỡ của mục sư Arthur
Dimmesdale - một người đàn ông trẻ tuổi và có tài hùng biện, anh đã thuyết phục được
Đức cha Wilson và Thống đốc Bellingham để cho hai mẹ con được ở bên nhau. Tuy
nhiên, với dáng vẻ gầy gò, xanh xao và sức khỏe ngày càng suy sút của Arthur

Dimmesdale làm cho mọi người lo lắng. Lúc này Roger Chillingworth xuất hiện trên
danh nghĩa là một vị bác sĩ khoa Y lỗi lạc đã gắn bó và đồng hành cùng với vị mục sư
trẻ tuổi. Cuối cùng, với sự sắp xếp của mọi người, ông ta chuyển đến ở cùng nhà với
Dimmesdale để tiện chăm sóc cho sức khỏe của mục sư. Chillingworth nghi ngờ rằng
Dimmesdale đang giấu giếm một điều gì đó khiến cho anh cảm thấy hoảng sợ khi bị hỏi
đến. Roger bắt đầu chú ý nhiều hơn vào mục sư Dimmesdale. Một buổi chiều, trong khi
Dimmesdale đang ngủ, Chillingworth phát hiện ra một dấu vết trên ngực của người đàn
ông trẻ tuổi ấy (chi tiết về dấu vết này được lưu giữ cho người đọc). Chính điều này đã
thuyết phục Roger rằng những điều mà ông ta đang nghi ngờ là sự thật.
Nỗi đau khổ, sự dằn vặt nội tâm và lòng hối hận của Dimmesdale ngày càng sâu
sắc. Anh ta nghĩ ra những cách tra tấn cho chính mình. Trong khoảng thời gian đó,
những việc làm từ thiện và sự khiêm tốn thầm lặng của Hester Prynne đã giúp cơ có


5

được sự thiện cảm của mọi người. Một đêm nọ, khi Pearl khoảng bảy tuổi, cô và mẹ
đang trở về nhà sau chuyến viếng thăm giường bệnh thì họ gặp Dimmesdale trên đỉnh
đầu đài của thị trấn. Họ nhìn thấy anh ta đang cố gắng trừng phạt bản thân vì tội lỗi của
mình. Dimmesdale từ chối yêu cầu của Pearl và một sao băng đánh dấu chữ “A” màu đỏ
trên bầu trời đêm. Hester có thể thấy rằng tình trạng của mục sư đang ngày càng trở nên
tồi tệ, và cơ ấy cảm thấy mình có một trách nhiệm với người đàn ông này nên Hester đến
gặp Roger Chillingworth và yêu cầu ông ta đừng làm Dimmesdale tự dằn vặt, giày xéo
chính mình thêm nữa nhưng ơng ta từ chối. Chính vì thế, cơ quyết định tiết lộ danh tính
thật sự của Roger cho Dimmesdale.
Hester cùng với Pearl gặp Dimmesdale trong rừng vì cơ biết rằng Chillingworth có
lẽ đã đốn được rằng cơ có kế hoạch tiết lộ danh tính của ông ta cho Dimmesdale.
Hester và Dimmesdale quyết định chạy trốn đến châu Âu, nơi họ có thể sống với Pearl
như một gia đình và bắt đầu một cuộc sống mới. Họ sẽ đi tàu từ Boston sau bốn ngày
nữa. Cả hai đều có cảm giác được giải thốt, và Hester gỡ bỏ chữ đỏ của cô ấy và vứt

xuống đất. Một ngày trước khi con tàu ra khơi, người dân thị trấn tụ tập để đi nghỉ và
Dimmesdale sẽ có một buổi thuyết giảng bài thuyết pháp hùng hồn nhất từ trước đến
nay. Trong khi đó, Hester biết được rằng Roger đã biết về kế hoạch của họ và đã đặt chỗ
trên cùng một con tàu. Arthur Dimmesdale rời khỏi nhà thờ sau bài thuyết giảng của
mình, anh nhìn thấy Hester và Pearl đang đứng trước đoạn đầu đài của thị trấn. Trong
giây phút ấy, Dimmesdale lấy hết sức lực của mình, quyết định đi lên bục tội nhân và
nắm tay Hester và con gái của mình cơng khai mõi tội lỗi và để lộ một chữ A màu đỏ
tươi hằn sâu vào ngực anh ta. Sau lời bộc bạch ấy, Dimmesdale trút hơi thở cuối cùng
trong vòng tay của Hester.
Chán nản với sự trả thù của mình, Roger Chillingworth qua đời một năm sau đó.
Hester và Pearl rời Boston, và khơng ai biết chuyện gì đã xảy ra với họ. Nhiều năm sau,
Hester quay trở lại Boston một mình. Cơ vẫn mang trên mình chữ A màu đỏ và sinh
sống trong ngôi nhà tranh cũ, tiếp tục công việc từ thiện của mình. Thỉnh thoảng cơ nhận


6

được thư từ Pearl, người đã kết hôn với một q tộc châu u và có một gia đình của riêng
mình. Khi Hester chết, cơ được chơn cất bên cạnh Dimmesdale. Cả hai có chung một bia
mộ duy nhất có chữ “A” màu đỏ tươi.


7

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ VỀ THANH GIÁO VÀ BI KỊCH CON NGƯỜI TRONG
TÁC PHẨM “CHỮ A MÀU ĐỎ” CỦA NATHANIEL HAWTHORNE

2.1. Vấn đề về Thanh giáo
2.1.1. Thanh giáo là gì?
Thanh giáo - Puritanism, với “pure” ở đây có nghĩa là thanh khiết, trong trẻo, đức

hạnh… xây dựng triết lý dựa trên tín lý Calvin, nhằm cải tổ Cơ-đốc giáo theo một lý
tưởng chính trực, với hình thức hành đạo phù hợp. Với một giáo thuyết cận nhân sinh,
cộng đồng Thanh giáo thực tế đã trở thành một lực lượng gieo trồng các nhân tố bổ
khuyết cho văn hóa Phục hưng Anh, khiến nó được hồn thiện. Nói cách khác, chính
văn hóa Thanh giáo đã nâng cao và phát huy hơn nữa những ưu chất văn hóa thời
Elizabeth I.1
Nguyên lý trọng tâm của Thanh giáo là quyền tể trị của Thiên Chúa trên mọi diễn
biến xảy ra trong lịch sử loài người, nhất là trong hội thánh. Nguyên lý này được trình
bày trong Kinh Thánh. Do đó, mỗi cá nhân và toàn thể hội thánh cần phải sống và hành
xử theo giáo huấn của Kinh Thánh, tìm kiếm sự thánh khiết trong nếp sống đạo đức,
cũng như sự tinh tuyền trong hội thánh đến mức độ cao nhất.
Các lý tưởng xã hội của người Thanh giáo bắt nguồn từ giáo huấn của Kinh Thánh,
đặc biệt là các vấn đề liên quan đến vai trò của phụ nữ và nam giới trong cộng đồng. Để
trở nên thuộc viên của hội thánh, theo quan điểm Thanh giáo, không chỉ cần theo đuổi
nếp sống tin kính và hiểu biết đầy đủ về các nguyên lý căn bản của đức tin Cơ Đốc mà
còn cần có những trải nghiệm về dấu chứng của ân điển Thiên Chúa tác động đến linh

Trần Thị Thuận. (2015). Tinh thần Thanh giáo: truyền thống Anh trong văn học Mỹ thời Kiến tạo. Truy xuất từ:
/>1


8

hồn của tín hữu. Chỉ có những người có thể trình bày các chứng cứ hiển nhiên về trải
nghiệm qui đạo của mình mới được chấp nhận là thuộc viên của hội thánh.
Về trải nghiệm cá nhân, Thanh giáo dạy rằng bởi ân điển của Chúa mỗi người cần
được tiếp tục đổi mới ln, hầu có thể tranh đấu với bản thân chống lại áp lực của tội lỗi
mỗi ngày, để có thể theo đuổi nếp sống cơng chính đẹp lịng Chúa. Mỗi tín hữu Cơ Đốc
cần phải sống kiêm nhường và tuân phục Chúa. Văn hóa Thanh giáo nhấn mạnh đến nhu
cầu tự xét mình, nghiêm khắc tự tra xét mọi hành vi và cảm xúc trong đời sống hằng

ngày. Đây cũng là nguyên lý trọng tâm của trải nghiệm Tin Lành. Một đặc điểm khác
của văn hóa Thanh giáo là phụ nữ được xem là nhân tố chính trong nỗ lực bảo vệ và duy
trì các giá trị gia đình.2
2.1.2. Biểu hiện và ảnh hưởng của Thanh giáo trong tác phẩm
Tác phẩm được xây dựng trong bối cảnh xã hội Thanh giáo thuở ban sơ vào những
năm 1640. Xã hội Thanh giáo trong tác phẩm hiện lên một cách khép kín, áp đặt và độc
đốn. Nhân vật viên tư tế xuất hiện từ cánh cửa nhà tù là “hình ảnh đặc trưng thể hiện ở
cái vẻ ngồi của mình tồn bộ tính chất nghiêm khắc thảm đạm của quy tắc luật pháp
Thanh giáo, mà phận sự của ông ta là thực hiện giai đoạn cuối cùng và trực tiếp của
việc thi hành luật pháp đó đối với kẻ phạm tội”. Những kẻ có tội, dù là “một kẻ nô lệ
lười biếng”, “một đứa trẻ ngỗ ngược”, “một kẻ cuồng tín của một thứ dị giáo khác” hay
“một con mụ tính tình gay gắt ác độc”… cũng sẽ bị đưa lên đoạn đầu đài xét xử. Bởi lẽ
những kẻ đó bị xem là trái với nếp sống đạo đức chuẩn mực, thánh khiết mà giáo hội đã
đặt ra. Vì vậy cần phải phơi bày tội lỗi của họ trước công chúng, trước Thiên Chúa để
răn đe và làm gương cho người dân. Chứng kiến nhiều buổi xét xử như vậy diễn ra, thái
độ của công chúng cũng trở nên lãnh đạm và tiếp nhận nó như một điều hiển nhiên phải
có để đời sống thêm “trong sạch”. Đến nỗi, “nếu có sự thơng cảm nào mà một người có
tội có thể mong chờ ở những kẻ ngồi cuộc đứng xem quanh đoạn đầu đài, thì đó chỉ là
Ladigi.vn. (2021). Thanh giáo là gì? Chi tiết về Thanh giáo mới nhất 2021. Truy xuất từ:
/>fbclid=IwAR03pb52377Q1XTWOiXJgRw-gIImYRp7q_kEee6EimOVhWC1SU1iXV0BPRs
2


9

tí chút thơng cảm sơ sài và hờ hững”. Những điều lệ Thanh giáo hà khắc đã vơ tình mài
mịn sự cảm thơng và lịng bao dung giữa người với người.
Bên cạnh đó, các giáo điều của Thanh giáo vơ hình trung khiến phụ nữ khắc khe
hơn với chính phụ nữ. Đối với bản án đứng phơi mình ba tiếng nghe phán xét dành cho
tội ngoại tình của Hester Prynne, có những người phụ nữ cịn cảm thấy như thế là quá

nhẹ, rằng “ả làm nhục cho cánh đàn bà chúng ta, bắt ả phải chết… Các vị quan tòa đã
không làm cho ra nhẽ rồi đây sẽ cứ ngồi mà ngậm bồ hòn khi vợ hay con gái các vị đi
làm bậy”. Việc giữ gìn đức hạnh ở người phụ nữ được xem là điều tối quan trọng. Khi
họ phạm lỗi ảnh hưởng đến sự thanh khiết ấy, nghĩa là đã phạm vào nếp sống cơng
chính mà họ ln theo đuổi để đẹp lòng Chúa. Như thế, họ cần thiết phải bị phơi bày tội
lỗi, hứng chịu những phán xét từ những đức tối cao trong giáo hội Thanh giáo và sự lên
án của công chúng.
Một điều khá đặc biệt ở những buổi xử tội như thế này là họ không cấm trẻ em
chứng kiến. Dường như việc để chúng tận mắt nhìn thấy những hành động sai trái có thể
dẫn đến sự trừng phạt nghiêm khắc đến thế nào, là lời giáo huấn hữu hiệu nhất khiến
chúng biết sợ mà ngoan ngỗn. Bên cạnh đó, “những cái cau mày, những lời quở mắng
gay gắt, những trận voi vọt thường xuyên, do uy quyền dựa vào Kinh thánh áp đặt, đã
được sử dụng không chỉ để trừng phạt những lỗi lầm mà trẻ thực sự phạm phải, mà còn
làm một phương thuốc lành mạnh để phát triển và cổ vũ tất cả những đức tính tốt của
trẻ”. Thanh giáo thâm nhập sâu vào đời sống bọn trẻ đến nỗi, thường ngày chúng đều
“chơi đùa với nhau theo kiểu cách dữ tợn mà nền giáo dục của chủ nghĩa Thanh giáo
cho phép”, chẳng hạn như “giả bộ đi lễ nhà thờ, hoặc chơi trò trừng phạt người Quâycơ bằng roi, hoặc trò lột da đầu người bại trận trong một cuộc đánh trận giả với người
da đỏ, hoặc dọa nhau bằng những trò quái đản bắt chước ma thuật phù thủy”. Trong đó
có những trị chơi rõ ràng khơng phù hợp với độ tuổi còn ngây thơ, trong sáng của bọn
trẻ nhưng vẫn được những người lớn trong xã hội ấy cho phép. Những đứa trẻ tựa như
những chồi non được chăm bón bởi bàn tay vơ hình của điều lệ Thanh giáo, để rồi khi


10

lớn thành những thân cây cứng cáp và dần trở nên già cỗi, chúng sẽ đem những “chất
dinh dưỡng” đã được hấp thụ đều đặn ấy truyền đến các thế hệ sau. Thêm vào đó, bọn
trẻ con Thanh giáo cịn bị “tiêm nhiễm tính chất cố chấp nhất trong lịch sử các thế hệ”.
Khi đã quen với những quy tắc cứng nhắc có phần quen thuộc được rao giảng hằng
ngày, chúng cảm thấy sự xuất hiện của hai mẹ con Hester cùng chữ A màu đỏ kia là

“một cái gì đó xa lạ, siêu tự nhiên hoặc trái với kiểu cách thông thường, nên đâm ra
khinh ghét và đã không ít khi buông lời chửi rủa”. Con người vốn e dè, sợ hãi trước
những gì được cho là bất thường, trái tự nhiên. Hành động xa lánh, phán xét tựa như một
bức “màn bảo vệ” mà ta dựng lên nhằm ngăn cách và bảo vệ sự “bình thường” của mình
khỏi bị vấy bẩn bởi cái “bất thường”.

2.2. Bi kịch của nhân vật trong “Chữ A màu đỏ”
2.2.1. Bi kịch của “cái được nhìn thấy” và “cái chính mình thấy”
“Chữ A màu đỏ”, hồng tâm những vấp ngã của con người trong đời sống. Những
con người sống với đức tin của mình, nhìn nhận tội lỗi qua lăng kính của đức tin và cuộc
đấu tranh giữa thiện và ác bên trong mỗi tâm hồn. Từ câu chuyện trái ngang của hai
nhân vật là Dimmesdale và Hester Prynne – trước tiên, ta hiểu được sự hiện thân của
đức tin với bản ngã của con người. Hester Prynne đã gắn liền bản thân mình vào cuộc
sống thực. Và vì thế, tội lỗi của Hester là hữu hình – chẳng thể chối bỏ được đứa con
“hoang” Pearl, kết quả của một mối tình vụng trộm nào đó.3 Chính cảm giác tội lỗi chính
là đời sống thực của Hester. Chị chấp nhận đây là một phần định mệnh của mình, tiếp
tục ở lại mảnh đất đã ruồng rẫy mình. Cịn Dimmesdale, sống mãi dưới hình hài của một
mục sư. Cũng phạm trái cấm, thế nhưng Dimmesdale – thấm nhuần những lời răn dạy,
bị giam vào thế “tiến thối lưỡng nan”, anh ta có một tội lỗi, sự ân hận chẳng thể thú
thần với bất kì ai. Hester chọn sống tiếp, xem chữ A màu đỏ như một quá khứ đã lùi xa
3

Benjamin Kilborne. (2005). Shame conflicts and tragedy in The Scarlett Letter. Truy
/>
xuất

từ:


11


trong khi Dimmesdale, đem theo nó như một nhà ngục tâm hồn. Dung dạng khác nhau
dẫn đến những kết quả khác nhau. Sau dung dạng ấy, là những bản ngã khác biệt, số
phận khác biệt. Đối chiếu giữa bản ngã và dung dạng, ta gợi lên suy nghĩ về “cái được
nhìn thấy” và “cái chính mình thấy”.
Hình ảnh Hester bế đứa bé trên bục tội hình được miêu tả: “Ví thử như có một kẻ
theo chủ nghĩa Giáo hồng đứng kia giữa đám đơng người Thanh giáo, thì sự xuất hiện
của người đàn bà xinh đẹp này, đầy vẻ sinh động như một bức tranh trong bộ trang
phục ấy, với phong cách ấy và với đứa bé ấy bế trên tay, chắc đã có thể gợi lên cho anh
ta hình ảnh Đức Mẹ thánh thần, mà biết bao nhiêu họa sĩ lừng dang xưa nay đã từng
đua nhau miêu tả chắc đã gợi cho anh ta nghĩ đến, chỉ có điều là bằng cách so sánh
tương phản mà thơi, hình ảnh thiên liêng ấy của Người Mẹ trong trắng không chút lỗi
lầm, mà em bé ẵm ngửa trong tay về sau sẽ trở thành Đấng Cứu thế của nhân loại.” Nó
hồn tồn đối lập với điều Hester đang nhìn thấy: “…Trong trạng thái ấy, chị đứng trơ
trơ, tiếng nói của nhà thuyết pháp vang như sấm động bên tai chị khơng chút thương xót
nhưng cũng chẳng có chút tác dụng gì đối với chị. Đứa con của chị kêu khóc và la thét
suốt trong thời gian cuối buổi hành tội ; chị cố dỗ cho con im, nhưng động tác của chị
như cái máy, trơng chị có vẻ như khơng thơng cảm gì với sự khó chịu bứt rứt của đứa
bé.” Hester “được nhìn thấy” như một sự gợi nhắc về Đức Mẹ Maria, cũng là tư thế
bồng ngửa đứa trẻ nhưng nội hàm tương phản: “…hình như phản xạ đầu tiên của chị là
ghì chặt đứa bé vào ngực, chẳng phải chủ yếu do một sự thôi thúc của tình mẹ, mà hình
như chính là để có thể che giấu đi một cái dấu hiệu gì đấy thêu hoặc đính trên áo của
mình…” Có thể thấy, con người rất quen thuộc với ý tưởng về tôn giáo. Đức tin tồn tại
hiển nhiên trong tiềm thức mỗi người, như một quyển sách mẫu để soi chiếu cho đời
sống. Mối liên kết bền chặt và rất tự nhiên của con người với đức tin của mình. Đức tin
cũng một phần phản ánh được lăng kính của mỗi người là yếu tố quyết định nên “cái
được nhìn thấy” và “cái chính mình thấy”. “Cái chính mình thấy” là những gì mà một cá
nhân đã thu thập được, nắm bắt được từ môi trường nội tại lẫn ngoại tại. Nội tại và ngoại
tại hiếm khi đồng nhất hoàn toàn cùng nhau. Tương tự, trong trường hợp của mục sư



12

Dimmesdale, rằng: “Anh là người có vẻ bề ngồi gây một ấn tượng rất đặc biệt ở vùng
trán cao xanh nhợt, đôi mắt to màu nâu đượm vẻ u buồn, đơi mơi thường run run trừ khi
anh gắng sức mím chặt, biểu thị cả một tính cách hết sức nhạy cảm lẫn một sức tự kiềm
chế mạnh mẽ”. “Cái được nhìn thấy” ở Dimmesdale là dáng vẻ của một tâm hồn lỗi lạc,
tất cả mọi miêu tả về anh ta đều quy kết lại một điều: “tiếng nói của một luồng tư tưởng
tươi mát, ngát hương thơm và thanh khiết như giọt sương mai, có một ảnh hưởng kỳ
diệu, như nhiều người đã nói, tác động đến họ như lời nói của một thiên thần”. Đồng
thời, người ta cũng thừa nhận ở Dimmesdale một vẻ như quân bài The Hermit – cơ đơn
và hiểm bí. Khơng thể hồn tồn nói rằng có số ít người hiểu được tâm hồn
Dimmesdale, nhưng dường như tất cả đều nhìn nhận Dimmesdale như kiểu “Họ cho
rằng chàng giáo sĩ trẻ là hiện thân của một phép huyền diệu thần thánh”. “Cái được
nhìn thấy” của Dimmesdale, mặc nhiên gán lên một tâm hồn được cho là đã được nhìn
thấu, được thánh hóa – tơi cho rằng, chính điều này đã khiến Dimmesdale từ thuở ban
đầu đã lựa chọn lối sống của The Hermit, và tiếp tục phát triển tâm tưởng theo hướng
của The Hermit: có sự dằn vặt trong “…Hẳn là anh luôn luôn tự đặt câu hỏi rằng rồi
đây liệu có bao giờ cỏ mọc lên được trên mồ anh khơng, bởi vì dưới mồ ấy chôn một thứ
thật đáng nguyền rủa”. Tất cả những gì Dimmesdale thấy chỉ cịn là những mâu thuẫn
trong mình về một sự thật chẳng thể bộc bạch cùng ai. Bản ngã hướng thiện của
Dimmesdale quanh quẩn những câu vấn đáp hỏi về sự tồn tại thực chất của chính mình:
“Những cái gì khơng có chất thiêng liêng của sự thật, tức chẳng khác gì thiếu sự sống
bên trong cuộc sống của chúng, đều chỉ giống như những hình bóng hư ảo và hồn tồn
khơng có tí trọng lượng hay giá trị nào. Vậy thì chính anh là cái gì? Một thể sống có
thật? Hay chỉ là hình bóng hư ảo nhất trong tất cả mọi hình bóng?”. Càng hướng thiện,
càng khó khăn hơn khi chấp nhận, thừa nhận và đối mặt với sai phạm của bản thân. “Cái
chính mình thấy” của Dimmesdale liên tục mâu thuẫn với “cái được nhìn thấy”, nó càng
khiến Dimmesdale khép lịng lại. Cảm quan nội tại làm Dimmesdale mất đi hết quyền
lực, trong lúc vẫn sống như một cái bóng của hình tượng và răn dạy, chỉ có thể tự phê



13

phán: “Anh đã nói ra một điều đích thực là sự thật, nhưng lại đã biến nó thành một điều
đích thực là sự lừa dối”.
Xuyên suốt quá trình dài của mâu thuẫn không ngơi nghỉ, cả Dimmesdale và Hester
đều nảy sinh những hoạt động tâm lí do cảm giác tội lỗi gây ra. Ở Dimmesdale, bởi vì
khơng được nhận hình phạt thích đáng (như ở vị trí của Hester Prynne), Dimmesdale
xem trừng phạt bản thân như một phương thức giải tỏa tâm tưởng: “Trong buồng riêng
của Dimmesdale, có một ngọn roi dính máu, được cất vào tủ khóa lại cẩn thận”, “Anh
cũng có cái lệ nhịn ăn giống như nhiều tín đồ Thanh giáo ngoan đạo khác – tuy nhiên
khơng phải như họ nhịn để làm cho thể xác thanh khiết, trở thành một môi giới xứng
đáng hơn để tiếp nhận sự soi sáng của Thượng đế - mà nhịn đói thật khắc nghiệt, nhịn
cho đến khi hai đầu gối của anh rung lên, xem đó là một biện pháp tự hành xác để hối
lỗi. Và anh còn thực hiện cái lệ thức đêm, thức hết đêm này đến đêm khác, thỉnh thoảng
trong bóng tối hồn tồn”. Dimmesdale nảy sinh một khao khát được bước ra ánh sáng,
hoặc ít nhất đó là sự phơi bày những sự thật mà người đời chưa từng tỏ tường về chính
mình: “Hình ảnh Hester Prynne âm thầm nhẹ bước, tay dắt theo bé Pearl mặc bộ quần
áo đỏ tươi, ngón tay trỏ giơ lên, trước hết chỉ vào chữ A màu đỏ trên ngực chị, rồi sau
đó chỉ vào ngực của chính anh”. Theo bài viết “Shame conflict and tragedy in The
Scarlett Letter” của Benjamin Kilborne, tác giả Kilborne dùng thuật ngữ “unbearability”
để miêu tả trạng thái này. Có thể diễn giải rằng, cảm giác bất lực (“helpless”) khi phải
đối mặt với chính cảm xúc của mình một cách mạnh mẽ, khi tất cả những gì mình đang
cảm nhận được trở nên quá đỗi rõ rệt thì bản thân lại gặp khó khăn để phơi bày chúng
trọn vẹn và đồng thời không thể xử lí để phơi bày cảm xúc cũng đồng nghĩa với khơng
thể trực tiếp đối mặt với tội lỗi của chính mình. Cũng theo cảm nhận của Kilborne, tội
lỗi của Dimmesdale là “vơ hình”(được che giấu sau lớp hào quang tốt đẹp), trong khi
Hester là “hữu hình” với bé Pearl là minh chứng. 4 Bi kịch của Dimmesdale là bi kịch
của sự bất giải bày. Trên một khía cạnh nào đó, Hester cũng đang trải qua con đường bất

4

Benjamin Kilborne. (2005). Shame conflicts and tragedy in The Scarlett Letter. Truy
/>
xuất

từ:


14

lực tương tự: “Chị khơng cịn có thể vay mượn gì của tương lai để giúp chị vượt qua nỗi
đau hiện tại. Ngày mai sẽ mang lại điều thử thách của riêng ngày mai”, “Nơi đây có
bước chân lui tới, của một người mà chị cho là nối với chị bằng một mối dây gắn bó tuy
khơng được cõi trần này công nhận những sẽ đưa hai người cùng tới trước vành móng
ngựa của cuộc phán quyết cuối cùng, lấy đó làm bàn thờ cho lễ xe duyên kết tóc, đưa họ
vào một kiếp sau chung vai hứng chịu sự trừng phạt đời đời”. Hester đã chọn ở lại nơi
này, đối mặt với chính cảm giác vơ vọng đang bao trùm lấy cuộc sống của mình. Trên
con đường tội hình, Hester đã chịu trừng phạt và theo một góc độ nào đó, hồn thành
sớm hơn Dimmesdale những giai đoạn phải trải qua. Và giờ đây, Hester đã sẵn sàng để
làm lại cuộc đời, làm một bà phước và làm một người mẹ ni nấng đứa con gái của
mình. Hester nhìn nhận chữ A màu đỏ như một dấu mốc trong đời: “Chị tin vào một
điều – ơi chị rùng mình run sợ khi tin vào điều này, nhưng vẫn cứ tin, không thể nào
đừng được – chị tin rằng cái biểu tượng chị mang trên ngực đã truyền cho chị một khả
năng giác cảm giúp chị nhận biết được tội lỗi giấu kín trong lịng người khác”. Cùng
trải qua cạm bẫy và giai đoạn đen tối trong đời sống tâm thần như nhau, nhưng Hester
đã được đặt ở bên kia của bức tranh: một người khó để phơi bày – một người có khả
năng nhìn thấu; một người chiêm nghiệm với tội lỗi của mình – một người lấy tội lỗi
làm cột mốc để cải biên số phận. Dù cho đối lập, nhưng ta vẫn biết, bên trong họ vẫn là
những thương tổn chưa lành lại. “Ở Hawthorne, sự sụp ngã của một con người là sự sụp

ngã có phúc. Qua tội lỗi và đau khổ, con người đạt tới một chiều sâu tâm hồn và một
chiều rộng nhãn quan, mà nếu không va vấp và chịu sự hành xác thì khơng thể nào đạt
tới được”, số phận của cả Hester Prynne và Dimmesdale đều trở nên hợp lý với quan
điểm này. Cuối cùng, Dimmesdale cũng chiến thắng bản thân mình, tự thú tội trước
quần chúng. Sự hành xác là cả một quá trình con người vượt lên trên cái bóng của chính
mình.
“Cái được nhìn thấy” và “cái chính mình thấy” luôn tồn tại song hành, không thể
tranh cãi điều gì là đúng đắn hơn nhưng khi đặt lên bàn cân của đức tin, dùng đức tin
làm thước đo hợp lý nhất, nhìn nhận chúng qua lăng kính của đức tin, rồi thì con người


15

sẽ tìm được lối thốt cho tất cả sai phạm, tù tội trong tâm tưởng. Khởi nguồn từ vỏ bọc
của “the seen” and “the unseen”, chúng ta mới hiểu được rằng: tội lỗi – giống như định
danh một con người vậy, chỉ có thể được gọi bằng một tên, nhưng cái tên ấy (chữ A màu
đỏ) cịn có một vỏ bọc khác: là tội lỗi nhưng cũng là cơ hội cho sự tha thứ, lòng nhân ái,
một cơ hội cải biên cuộc đời. Hành trình phơi bày, hợp nhất “cái được nhìn thấy” và “cái
chính mình thấy” là hành trình con người càng đi đến gần với niềm tin tối thượng về
chính bản thân mình, thừa nhận mọi khuyết điểm và đối mặt với những nỗi đau, để cuối
cùng thực hiện những điều đúng đắn.

2.3. Tình u và tính dục trong “Chữ A màu đỏ”
Tình u ln có mặt khắp nơi gắn liền với đời sống con người và tồn tại vĩnh
hằng. Trong tác phẩm, Hester cưới người mà chị không yêu và bị bỏ quên nơi vùng đất
mới. Tâm hồn chị chưa từng biết đến tình yêu đã chết, bị vùi chôn dưới vực sâu thăm
thẳm. Và rồi trong cơn quạnh quẽ, Hester đã gặp Dimmesdale. Chính tình u hoang dại
đã đưa đẩy Hester, Dimmesdale và bé Pearl - con gái của hai người vào một bi kịch thay
đổi số phận họ kéo dài đến bảy năm sau đó.
Ngay đoạn đầu tác phẩm, vì yêu mà Hester rơi vào bi kịch phải chọn lựa: tiết lộ

danh tính cha đứa bé để hai người cùng đứng trên đoạn đầu đài hoặc chịu đựng sự nhục
nhã trong cô độc. Hester không hé môi nửa lời để bảo vệ cho mục sư. Tình cảm giữa hai
người có thể là sự cảm thơng, tình yêu, sự dằn vặt, những niềm đau và nỗi day dứt... và
có cả sự hy sinh.
Khi Hester đang ở trong tù cùng với Pearl, chồng của cô là Roger Chillingworth đã
giả dạng thầy lang đến thăm hòng biết được tên của tình địch. Biết Chillingworth sẽ bất
chấp trả thù người tình, Hester đã hết lịng bảo vệ anh. Chị khơng thể nhìn thấy anh bị
hủy hoại. Tình u thơi thúc chị can đảm đối diện với người chồng đầy mưu mô. Trong
suốt cuộc đời, một trong những người Hester quan tâm nhất chính là mục sư Arthur. Cơ


16

sẵn sàng hy sinh, chịu sự sỉ nhục và lăng mạ trước cơng chúng phẩm vì Arthur
Dimmesdale.
Những năm sau đó chị vẫn tiếp tục để những lằn roi vơ hình quật vào người đến tứa
máu để nuôi bé Pearl - biểu tượng cho sự liên kết giữa hai người. Khi Dimmisdale thừa
nhận thân phận của chị và tội lỗi của mình thì tình yêu thương, sự hy sinh của chị đã
được đánh đổi cách xứng đáng. Chẳng có gì đau đớn và tủi nhục bằng cảnh nuôi con và
chịu đựng những năm tháng lạnh lẽo bởi sự ghẻ lạnh của dân làng một mình. Cũng
khơng có gì ấm áp hơn cảm giác được bao bọc bởi sự quan tâm, yêu thương mà đặc biệt
trong cảnh đã trải qua đau đớn.
Trong chương 16, Hester vì khơng thể tiếp tục dửng dưng trước cảnh khốn đốn của
người yêu “Nom anh phờ phạc và suy yếu hẳn đi, để lộ ra một vẻ chán nản rã rời chẳng
cịn tí khí lực nào”. Có thể thấy, những cơn dày vò tinh thần của Chillingworth đã biến
đổi con người anh trở nên mục ruỗng. Chị đã tìm đến gặp anh và tiết lộ kế hoạch của
người chồng quỷ quyệt. Chị khuyên Arthur rằng Roger Chillingworth sẽ hạ gục anh ta
bằng cách kích thích để anh cảm thấy lương tâm cắn rứt. Ngồi ra, chị cịn nghĩ ra cách
giải quyết để cứu anh khỏi sự hiện diện dai dẳng đầy ám ảnh của Roger Chillingworth.
Bất chấp sự trả thù tàn nhẫn đến từ tâm hồn méo mó đến cùng cực của Chillingworth,

Hester tiếp sức mạnh cho anh chống trả lại con ác quỷ thật sự ấy. Anh yếu mịn trước sự
tấn cơng của quỷ dữ, anh không dám thay đổi điều kiện sống hiện tại. Vào thời khắc đen
tối nhất của cuộc đời, tiếng nói của Hester vang lên khiến anh bừng tỉnh: “Tương lai
còn đầy thử thách và thắng lợi. Vẫn còn được hưởng hạnh phúc. Vẫn còn làm được điều
tốt lành. Hãy đổi cuộc sống giả này của anh lấy một cuộc sống thực!” khiến anh có
niềm tin rằng mọi chuyện đến đây khơng phải là kết thúc. Hester là nguồn mạch của sự
thanh khiết dẫn lối anh đến một cuộc sống tươi đẹp hơn. Tình yêu là thứ khiến cho kỷ
niệm trở nên nặng nề nhưng cũng là thứ khiến cho những quyết định ngàn cân nhẹ tựa
lông hồng. Chữ A trên ngực áo của chị dù có được gỡ cũng khơng thể khiến cho chị và


17

chàng mục sư quên được quá khứ bị nhục nhã, nhưng tình yêu khiến họ kiếm tìm một
vùng đất tốt đẹp hơn để định cư sinh sống và xây dựng tương lai mới.
Tình yêu của Hester và Dimmesdale trở thành bi kịch vì họ khơng theo đúng quy
chuẩn mà xã hội đã áp đặt lên mọi người, cái quy chuẩn tạo nên khn khổ của một con
người bình thường. Nếu như khơng đi theo quy chuẩn đó, con người sẽ bị lên án, bị kỳ
thị và bị đào thải. Ước mơ của Hester và Dimmesdale về cuộc bỏ trốn đã được lên kế
hoạch tỉ mỉ, và chỉ còn một chút nữa thơi nó sẽ thành hiện thực. Nhưng trong chớp mắt,
giấc mơ đẹp đẽ khi hai người tâm tình nơi rừng sâu đó khơng cịn nữa. Đứng trên đoạn
đầu đài, Dimmesdale yếu ớt vạch trần lời nói dối của mình, cho dân chúng thấy chữ A
chằng chịt dấu tay - minh chứng cho đoạn duyên nợ dày xéo anh bấy lâu nay.
Dimmesdale chết một cái chết sầu thảm, nhưng anh khơng cơ đơn, vì đứng trên đoạn
đầu đài đón lấy thân xác đang hấp hối của anh là Hester và con gái. Anh biết chắc rằng,
có một người thật sự u anh ngồi kia, và anh cũng u người đó. Vòng tay của Hester
là chiếc giường êm ái nhất nâng đỡ giấc ngủ ngàn thu của anh.
Lý trí vốn dĩ được quyết định bằng trái tim, nên thật khó để xác định hành động của
họ đã làm đúng hay sai. Và tình yêu là sự lời giải đáp cho tất cả. Cho phút giây hạnh
phúc của lứa đôi, cho khoảnh khắc vơ tình lỡ thương tổn đối phương, cho chuỗi ngày

nhung nhớ dằn vặt, cho cả những sự thay đổi tồn diện về lối sống của một cơ gái, cho
cả hy sinh vì tương lai của tình nhân…
Bên cạnh đó, trong tác phẩm, tình u cịn có mối tương quan với tính dục. Tính
dục mang nghĩa bao quát hơn cả tình dục. Tính dục ngồi việc đề cập đến sự gần gũi xác
thịt còn chứa đựng các yếu tố hữu hình và vơ hình trong cuộc sống con người. Tác
phẩm khơng đề cập trực tiếp đến vấn đề tính dục nhưng sau khi tiếp xúc gần gũi với
người tình, Hester cảm thấy tâm hồn mình trút bỏ được gánh nặng bao năm để quay về
thời còn hừng hực son trẻ “...đơi vai bộ tóc đến nhánh, dày dặn, mang cả bóng tối lẫn
ánh sáng trong những lớp mượt mà của nó, tơ điểm cho khn mặt của chị những nét
xinh đẹp mềm mại. Một nụ cười rạng rỡ và âu yếm, dường như phát tiết từ chính phần


18

tinh túy của nữ giới, nở trên một chị và sáng ngời trong đôi mắt chị. Đôi má đã từ lâu
tái nhợt, nay lại bừng lên đỏ thắm”. Trái ngược với vẻ ngoài cằn cỗi khi mang chữ A
màu đỏ trên ngực, chị nay tươi trẻ vì được tưới tắm bởi cuộc gặp gỡ với người yêu.
Bên bờ sông, hai tâm hồn khác biệt giờ nhập vào nhau thành chỉnh thể đến nỗi
thiên nhiên cũng phải cảm động bởi họ “Bỗng chốc, như thể Thượng đế đột ngột nở nụ
cười, ánh mặt trời bùng ra chói lóa, trút xuống cả một biển ánh sáng thực sự, tràn ngập
khắp khu rừng tăm tối, rọi tưng bừng từng ngọn lá xanh, biến những chiếc lá rụng tàn
úa thành vàng diệp óng ánh, chiếu những tia sáng rực xuống các thân cây khắc khổ xám
xịt”. Có thể thấy, nhờ sự tiếp xúc thân mật mà hai con người khác nhau về địa vị, về lối
sống có những cảm thơng về nhiều mặt, đặc biệt là thẩm mỹ và đạo đức con người.
Tính dục là bản năng, cũng là sự tổng hợp khát khao hạnh phúc, mong ước được
hoà hợp nhất thể với người yêu tồn tại trong mỗi con người. Khi Dimmidales bị đẩy đến
ranh giới tận cùng giữa sống - chết, anh mới bộc lộ hết buồn vui, nỗi âu lo và niềm hi
vọng, sự sợ hãi hay sức mạnh vươn lên với Hester cạnh bên. Cái chết cận kề khiến anh
khao khát sống một cách “người” nhất, sống là mình nhất. Sự gần gũi khiến chị bao lâu
nay phớt lờ những ánh mắt phán xét buộc phải có được sự tha thứ của chàng “Nhưng

cái cau mày của người đàn ông da xanh tái, yếu ớt, tội lỗi và chứa chất đau buồn này
thì chị khơng tài nào chịu nỗi, nó sẽ làm chị không sống nổi”. Hai linh hồn không thể
tác rời cứ quấn quýt vào nhau mặc tai hoạ sắp đến “....họ cứ muốn nấn ná níu thời gian
lại, rồi xin thêm chút nữa, rồi lại chút nữa, rồi sau rốt, lại thêm chốc lát nữa”. Khoảnh
khắc giao hoà đẹp đẽ chỉ diễn ra chớp nhoáng rồi tàn nhanh trở thành điểm sáng của câu
chuyện, dù không thay đổi được bi kịch sắp diễn ra.
Cái hữu hạn ấy của đời người khiến cuộc sống đáng quý. Họ chẳng có quá nhiều
ngày sống mà tiết kiệm yêu thương, để mãi hối hận về những sai lầm để rồi lãng phí tuổi
trẻ. Họ lại chẳng có quá nhiều ngày mai để làm lại, để sửa chữa. Họ đã chứng minh
được rằng tình u dẫu có giới hạn thời gian vẫn có thể chống đỡ được tháng năm đằng
đẵng, sự dịu dàng có thể giúp người vượt qua thời gian khó khăn.


19

CHƯƠNG 3: BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM “CHỮ A MÀU
ĐỎ” CỦA NATHANIEL HAWTHORNE

3.1. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật
Tiểu thuyết “Chữ A màu đỏ” từ khi ra mắt đã được đánh giá là một tác phẩm xuất
sắc, thuộc hàng kinh điển của thế giới. Tác giả Nathaniel Hawthorne khơng chỉ tạo ra
một tác phẩm có giá trị về nội dung, mà về phương diện nghệ thuật cũng có nhiều điểm
đặc sắc.
Đầu tiên phải xác định Chữ A màu đỏ thuộc thể loại tiểu thuyết đa thanh. Đây là
thể loại mà trong đó tác giả sử dụng lối độc thoại để biểu đạt, thể hiện quan điểm của
mình. Trong tác phẩm, trị của tác giả là vơ cùng quan trọng. Không chỉ là người kể
chuyện, nắm bắt mọi tình huống và kết quả của câu chuyện mà còn là người trực tiếp
nêu lên những ý kiến, đánh giá những sự việc xung quanh các nhân vật. Tác giả dùng
tiếng nói của mình để thay cho suy nghĩ của nhân vật. Không hiếm trong tác phẩm bắt
gặp những đoạn độc thoại của tác giả để bàn luận về một sự việc, chi tiết, dù không đưa

ra ý kiến đứng về phía nhân vật nào nhưng những lập luận của tác giả đã tác động khơng
ít đến nội dung của tác phẩm. Thơng qua đó, độc giả hiểu sâu hơn về tác phẩm, hiểu
được nhiều chiều hướng khác nhau của một câu chuyện, và có cái nhìn khách quan nhất
về các nhân vật và sự kiện trong tác phẩm.
“Sự thật có thể chỉ là một kẻ nơ lệ lười biếng, hay một đứa trẻ ngổ ngược bị cha
mẹ trao cho nhà chức trách, sắp bị đưa ra sửa tội bằng roi. Cũng có thể là một tín đồ



×