ĐẠ I H ỌC QU ỐC GIA THÀNH PH
Ố H Ồ CHÍ MINH
TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KHOA H ỌC XÃ H ỘI VÀ NHÂN V
KHOA V Ă N H ỌC
BÀI T Ậ P CHUYÊN
ĐỀ MÔN H Ọ C
VĂN H ỌC M Ỹ
Đề tài:
CÂU CHUY
Ệ N V Ề T Ộ I L ỖI TRONG
CH Ữ A MÀU ĐỎ - NATHANIEL HAWTHORNE
1
Thành phố H ồ Chí Minh, tháng 10 n ăm 2022
ĂN
2
CÂU CHUYỆN VỀ TỘI LỖI TRONG CHỮ A MÀU ĐỎ
A. Nathaniel Hawthorne và tác phẩm Chữ A màu đỏ - The
Scarlet Letter
Nathaniel Hawthorne là một trong số những nhà văn lớn đại diện
cho thế hệ nhà văn Mỹ đầu tiên, bên cạnh những cái tên như Herman
Melville, Walt Whitman, Emily Dickinson,… Được mệnh danh là
“Shakespeare của Mỹ”, Nathaniel Hawthorne đã có nhiều đóng góp
đáng kể trong cơng cuộc phát triển khuynh hướng văn học lãng mạn thế
giới. Những tác phẩm của ông luôn mang một phong cách rất đặc biệt,
là sự đan xen giữa diễn biến phức tạp, niềm trăn trở suy tư đa chiều
cùng với khai thác nội tâm nhân vật triệt để. Tác giả đưa ra nhiều tình
tiết xảy ra rồi từ từ đi vào phân tích nó, cuối cùng gợi lên trong đó
những triết lý sâu sắc thơng qua các nhân vật. Là một nhà văn có yêu
cầu cao trong sáng tác, Nathaniel Hawthorne chú trọng sự tỉ mỉ trong
phân tích, mỗi chi tiết đều mang giá trị cốt lõi của nó.
Trong các tác phẩm của ơng hầu hết đều xuất hiện yếu tố Thanh
Giáo, đặc biệt là nhấn mạnh vào “tội lỗi vốn có” của con người. Tuy
nhiên, Hawthorne ln tìm cách phá vỡ quy luật hà khắc, cố chấp, hẹp
h i của nhà thờ Thanh giáo. Ám ảnh tội lỗi luôn là đề tài xuyên suốt
trong các sáng tác của Hawthorne, nhưng thay vì tập trung chỉ trích gay
gắt thì tác giả lại có cái nhìn nhân đạo, cảm thơng hơn đối với tội lỗi
của họ, để nhân vật tự ý thức về tội lỗi của mình, tập trung vào tác động
tâm lý tự thân nhân vật gây ra. Quan điểm nhận thấy rõ nhất trong sáng
tác của Hawthorne là sự nhìn nhận về cái thiện và cái ác bên trong con
người, chúng ln có tác động lẫn nhau trong quá trình h a làm một.
Dưới vẻ ngồi của một con người ln tn thủ đạo đức liệu c n chất
chứa bao nhiêu điều hổ thẹn, tội ác chưa được hé lộ hay một người bề
ngoài mang nhiều tội lỗi lại ẩn sâu một tâm hồn giàu l ng vị tha, nhân
3
ái. Đó chính là thứ khiến Hawthorne ln trăn trở trên con đường miệt
mài đi tìm về bản chất thật sự của con người.
Chữ A màu đỏ (1850) của Nathaniel Hawthorne được xem là một
trong những “tiểu thuyết lãng mạn” kinh điển nước Mỹ. Lấy bối cảnh
Boston (New England) những năm 1640, thời kỳ xã hội c n bị áp đặt
bởi tư tưởng Thanh giáo hà khắc, độc đoán, Chữ A màu đỏ viết về một
người phụ nữ tên Hester Prynne vì tội ngoại tình sinh ra đứa con hoang
(bé Pearl) mà bị buộc phải đeo chữ A màu đỏ - dấu sỉ nhục lớn nhất về
tội ngoại tình lúc bấy giờ. Tất cả mọi người trong thành phố đều chỉ
chăm chăm vào việc tra tấn tinh thần đối với Hester mà khơng biết rằng
vị mục sư đáng kính của họ Arthur Dimmesdale chính là bố ruột của
đứa con hoang ấy, người mang đầy tội lỗi trong hình hài một vị thần,
và Roger Prynn (hay Roger Chillingworth) - một kẻ săn mồi ln rình
rập, khẽ khàng chọc vào vết thương nội tâm của người khác.
Cả tác phẩm là sự đấu tranh nội tâm dữ dội của các nhân vật, với
Hester Prynne đó là nỗi nhục nhã đau đớn khơng thể xóa nh a, Arthur
Dimmesdale là sự giày v hối hận khôn xiết, với Roger Chillingworth là
tội ác từng phút từng giây rình rập, đón đợi nỗi đau khổ của con mồi.
B. Câu chuyện về tội lỗi trong Chữ A màu đỏ
“Guilt is the source of sorrow, ’tis the fiend,
Th’ avenging fiend, that follows us behind,
With whips and stings.” - Nicholas Rowe
(Tạm dịch: “Tội lỗi là căn nguyên của nỗi
đau, là con quái vật là kẻ báo thù, nó đuổi riết theo
ta, với những đ n roi và nanh độc.”)
4
Được giới thiệu lần đầu tiên năm 1850, Chữ A màu đỏ là tác
phẩm gây được tiếng vang rất lớn của nhà văn Mỹ Nathaniel
Hawthorne (1806 - 1864). Chữ A Màu Đỏ là câu chuyện viết về tội lỗi ngay từ những d ng đầu tiên (khơng tính phần đề mở của tác giả) đã đi
ngay vào khung cảnh nhà tù, dần dần mở ra câu chuyện xoay quanh
cuộc đời đầy tội lỗi của cả Hester Prynne, chàng mục sư trẻ
Dimmesdale, lão thầy thuốc Roger Chillingworth, và cả bé Pearl - được
xem như một “chữ A màu đỏ đang sống”. Chữ A màu đỏ cho thấy
nhiều loại tội lỗi khác nhau - tội lỗi đã phơi bày, tội lỗi đang c n giấu
kín và hơn cả là tội lỗi đang ẩn mình sâu trong bóng tối.
Tội lỗi trong tác phẩm là những tr chơi đối với tâm lý của con
người: với Hester Prynne là nỗi đau dằn vặt dưới dáng hình Pearl, là
hình thêu chữ A rực rỡ trước ngực, là ánh nhìn phán xét, là sự xa cách
với cộng đồng; với Dimmesdale là sự đau đớn, cắn rứt không phút nào
ngơi nghỉ; cuối cùng, với Roger (chồng của Hester) là tội ác từng chút
từng chút gặm nhấm tâm hồn, dần dần biến hắn thành ác quỷ.
Chọn viết về tội lỗi trong Chữ A màu đỏ, chúng tôi chọn khai
thác chiều sâu tâm lý của các nhân vật - bởi chính tội lỗi đã mang, đang
mang và sẽ mang đã tác động rất lớn tới đời sống tâm lý của mỗi người
và thay đổi họ - có tốt hơn, có tệ đi, nhưng đều là những thay đổi rất
lớn và cũng chính là chiều sâu mà Nathaniel Hawthorne chú trọng khai
thác. Tác giả không mấy chú ý miêu tả hành trình phạm tội của nhân
vật, mà tập trung vào những kết quả mà tội lỗi đã mang lại, và rằng
chúng ảnh hưởng lớn thế nào đến tinh thần con người.
1. Thầy lang Roger Chillingworth
Nhân vật Roger Chillingworth xuất hiện, hình thành đủ bộ ba
trong diễn biến xung đột của câu chuyện. Roger là chồng của Hester, bị
vợ mình phản bội, hắn mang trong mình l ng căm hận đối với kẻ phụ
5
tình và kẻ cướp tình. Hawthorne xây dựng thế giới nội tâm nhân vật
phản diện Roger Chillingworth vô cùng đặc sắc, có thể chia ra làm hai
giai đoạn: trước và sau khi xác định Dimmesdale là tình địch.
Trước khi xác định Dimmesdale là nhân ngãi của Hester, cái ác
của nhân vật Roger chưa được bộc lộ hoàn toàn. Nhân vật Roger xuất
hiện lần đầu tiên khi Hester Prynne đứng trên bục bêu tội nhân phía tây
quảng trường họp chợ. Gã Roger ngụy trang bản thân, hắn mang vẻ
thông minh đặc biệt, pha trộn kiểu văn minh với kiểu man rợ, khn
mặt gầy g và cái hình hơi dị dạng… Cách miêu tả nhân vật Roger rất
khác người, nếu khơng nói là kỳ dị, giống như tâm lí vặn vẹo của gã.
Nhiều hơn một lần, ánh mắt, cái nhìn và nụ cười của Roger được miêu
tả trong suốt tác phẩm gắn với các từ: hờ hững, lạnh lùng, tinh quái,
hiểm độc, căm thù, uất ức,... Ngay từ dáng vẻ bên ngoài, người đọc có
thể thơng qua những từ ngữ, miêu tả của tác giả để nhìn và cảm nhận
nhân vật Roger - một con người có nội tâm sâu kín với những toan tính
âm thầm quỷ quyệt, gã biết rõ mình là ai, đang làm gì và muốn làm gì.
Roger khơn ngoan, nham hiểm với cái đầu lạnh và sự thông minh
của một kẻ man rợ đội lốt một người nhân ái, đầy l ng trắc ẩn. Ngay từ
đầu, khi đối diện với Hester trong ngục, Roger tỏ ra là một người hiểu
chuyện, lý trí và từ bi khi khơng hề trách việc Hester ngoại tình, ngược
lại, c n hiểu cho nỗi khổ tâm của một cô gái đương tuổi xuân như
Hester lại phải dính vào cuộc hơn nhân với một người dị dạng, tuổi đã
xế chiều như Roger. Roger khẳng định sẽ không báo thù, làm hại
Hester bởi giữa hai người “cán cân khá là thăng bằng”. Hắn giao thác
việc báo thù cô cho chữ A màu đỏ. Thực chất, Roger khơng tự mình
hành động là do ngay từ khoảnh khắc Hester đứng trên bục tội hình,
nhận lấy mọi nhục nhã ê chề cũng chính là lúc Hester phần nào được
giải phóng khỏi tội lỗi và sự giày v vì cơ đã đối diện với tội lỗi và hình
6
phạt. Sự kiên cường, thanh cao đẹp đẽ của Hester càng được chứng tỏ
khi cô vẫn nỗ lực sống tốt vì bản thân và người khác, mặc cho xã hội và
nỗi đau giày v , cơ thà một mình chịu mọi tội lỗi, đau đớn c n hơn kéo
người mình u xuống cùng với mình. Hester khơng bị tội lỗi và đau
thương khuất phục, có thể tự mình đứng lên nên Roger khơng thể tìm
thấy điều hắn muốn ở cơ, không thể “chữa trị” cho cô.
Hawthorne không đề cập quá nhiều về quá khứ của Roger trước
khi biết hắn tới việc ngoại tình của vợ. Trước đây, Roger “là một con
người có tính khí điềm đạm và tốt bụng”, “trong sáng và ngay thẳng”.
Ban đầu, khi Roger tiếp cận Dimmesdale với danh tính là một thầy
thuốc được người đời kính trọng, gã chỉ “ham muốn tìm ra sự thật”
rằng kẻ ngoại tình với vợ mình là ai. Nhưng trong quá trình tiến hành,
Roger bỗng thấy “có một sự lơi cuốn ghê gớm”. Và khi xác định được
Dimmesdale là đối tượng báo thù, Roger trở nên vô cùng cuồng nhiệt
“đến nỗi nếu chỉ biểu lộ ra qua đôi mắt và nét mặt thì chưa đủ”, nên
hắn c n diễn đạt sự khoái trá ấy bằng “những hành động điên loạn:
vung tay lên trời, giậm chân xuống đất”. Lúc này, dã tâm của Roger lớn
đến mức gã đã hình dung ra một cuộc trả thù thâm độc hơn bất kỳ sự
báo thù nào mà một người trần có thể nghĩ ra. Tất cả những việc mà
Roger làm tinh vi đến mức đã khiến Dimmesdale lờ mờ nhận ra một
thế lực tà ác nào đó đang ám anh nhưng anh lại khơng thể làm gì.
Dimmesdale ngày càng sa sút và khí lực dường như tiêu tan hoàn toàn
bởi sự giày v của lão Roger, đến độ Hester đã phải bàng hoàng khi gặp
lại anh.
Roger thỏa mãn với việc nắm được Dimmesdale trong l ng bàn
tay, say mê khống chế, khuấy động nỗi đau của anh và tận hưởng cái
cảm giác “trở thành một vai chính trong thế giới nội tâm của chàng
mục sư đáng thương”. Roger đã có một mối liên kết sâu đậm với
7
Dimmesdale thông qua nỗi đau của anh. Vậy nên, khi người mục sư đối
diện với tội lỗi của mình, Roger đã hết sức van nài: “Bảo người đàn bà
kia lui ra! Đuổi đứa bé này đi! Tất cả sẽ c n tốt đẹp! Đừng làm ô uế mất
thanh danh của ngài và chết rụi trong nhục nhã! Tôi c n có thể cứu
ngài! Ngài trát bùn ơ nhục lên nghề nghiệp thiêng liêng của ngài sao?”.
Nếu Roger thực sự quan tâm tới công lý, nếu hắn thực sự muốn báo
thù, nếu hắn thực sự cảm thấy đau thương cho bản thân, hắn phải để
Dimmesdale thú tội. Giả như việc hắn hành hạ anh trước đó là vì hắn
khơng muốn Dimmesdale được tha thứ dễ dàng, thì đến lúc này chẳng
phải đã quá đủ rồi sao. Nhưng rõ là với gã, những thứ xấu xa kia mới
chính là sự thiêng liêng mà gã cần phải “bảo vệ”. Việc Dimmesdale đối
diện với tội lỗi và bị trừng phạt không phải mong muốn của gã. Bởi lẽ,
trong những giây phút cuối cùng của Dimmesdale, vẻ mặt Roger “ngây
dại, thẫn thờ, dường như bên trong lão trống rỗng không c n sự sống”
và gã liên tục lặp lại câu “Ngươi đã thoát khỏi tay ta”.
Roger chính là một bằng chứng rõ ràng về việc con người có thể
trở thành ác quỷ nếu họ sống như thể ác quỷ. Một mặt Roger tỏ ra đau
khổ và trách Hester đã hại ông ta trở thành một con ác quỷ, nhưng thực
chất Roger khơng có một cảm xúc nào với việc vợ ngoại tình hay phẫn
uất vì bị lừa dối, gã chỉ muốn tìm kiếm một tâm hồn chất chứa nỗi đau
để gã có thể cảm thấy khoái trá khi giày v , thao túng, làm chết dần chết
m n con người đó. Do đó Roger khơng báo thù Hester vì cơ mang một
tâm hồn kiên cường và thanh cao, tuy phải nhận lấy chữ A đầy nhục
nhã nhưng đó cũng chính là bằng chứng cho thấy cô đã đối diện được
với tội lỗi của bản thân. Roger từ chối sự tha thứ bởi hắn cho rằng
Hester và Dimmesdale đã gieo mầm tai họa này lên hắn và hắn chỉ
thuận theo thôi. Vây nên sự vui sướng trên nỗi thống khổ của người
khác đã trở thành lẽ sống của gã. Gã kí sinh trên nỗi đau của
8
Dimmesdale, lấy đó làm nguồn sống, trở thành một “con đỉa”. Do đó
gã hết sức ngăn cản khi Dimmesdale lên bục tội hình nhận tội, gã muốn
bảo vệ cái “thanh danh”, cái “thiêng liêng” mà thực chất là những tội
lỗi của anh. Gã khơng cho Dimmesdale được giải phóng khỏi tội lỗi. Vì
khi anh khơng c n bị giày v bởi chúng, nỗi đau cũng khơng c n thì
nguồn sống của Roger cũng mất đi. Vậy nên khi Dimmesdale ra đi một
cách thanh thản vì đã có thể thú nhận mọi tội lỗi, không lâu sau Roger
cũng biến mất khỏi cõi đời này.
2. Mục sư Arthur Dimmesdale
Là một mục sư, là “Đức Cha Dimmesdale thánh thiện” mà tất cả
mọi người đều kính mến, nhưng chính chàng là người đã phạm lỗi với
Hester Prynne và sau đó, che giấu tội lỗi của mình. So với tội lỗi đã
bước lên bục bêu của Hester, Dimmesdale phải sống trong một tội lỗi
bị che giấu. Vậy so với Hester, vị mục sư hơn cô một tội là tội che giấu
- chính vì thế mà nỗi đau đớn, dằn vặt của anh hơn hẳn Hester. Khác
với “hình phạt chắc chắn” của Hester Prynne với chữ A màu đỏ trên
ngực, theo Dimmesdale, chữ A màu đỏ của anh “nằm trong v ng bí
mật, âm thầm thiêu đốt anh”. Thật vậy, chính từ giây phút Hester đứng
trên bục bêu, những biểu hiện của sự dằn xé trong lương tâm vị mục sư
đã thoát thai thành những lời nói run rẩy, đứt quãng, vừa như khuyên
răn vừa như bộc bạch - những mong chị nói ra tên anh - người đã cùng
chị sa vào tội lỗi, để dù có phải bước lên, “đứng ở đấy bên chị trên cái
bục ô nhục kia, c n hơn là che đậy đi suốt đời một tâm hồn lầm lỗi”.
Suốt bảy năm sau đó, những đau đớn và dằn vặt trong tâm hồn
anh ngày càng mạnh mẽ, đến nỗi người ta khẳng định rằng rồi vị mục
sư sẽ chết yểu. Cũng từ đó, vị mục sư có thói quen đặt tay lên tim của
mình khi những đau đớn tràn đến dày v anh mọi lúc. Xuyên suốt tác
phẩm, gần như mọi lần, hễ Dimmesdale xuất hiện, ta sẽ thấy hình ảnh
9
anh đang đưa tay lên ơm lấy ngực mình, đến cả bé Pearl cũng luôn thắc
mắc rằng tại sao anh cứ đặt tay lên tim mãi, phải chăng dù không mang
trước ngực một chữ A màu đỏ, nhưng anh đã bị Ma vương đóng dấu
vào tim?
Trong khi Hester phơi bày tội lỗi và chịu tội, việc che giấu chỉ
khiến tình trạng vị mục sư ngày càng tệ đi - về cả tinh thần lẫn thể chất,
sự hối hận, cắn rứt từng ngày dày v Dimmesdale, đi từ “một điểm
bệnh hoạn bên trong đã lây nhiễm ra toàn bộ tâm hồn”. Gánh nặng về
tội lỗi vừa hành hạ Dimmesdale, nhưng lại vừa khiến anh tiến xa hơn
trong thiên tứ của mình - khi tội lỗi dường như chính là điều tạo nên “vị
mục sư”, tội lỗi cho anh sự bao dung, đồng cảm, giúp anh hiểu thấu đàn
chiên của mình - sự thú nhận của anh trước họ, rằng “anh là người rất
đỗi đê hèn, đê hèn hơn cả người đê hèn nhất, là kẻ tội lỗi nhất trong
những kẻ có tội, là một vật kinh tởm, một thứ phi đạo lý không thể
tưởng tượng nổi” chỉ càng khiến họ thấy kính trọng anh nhiều hơn.
Nhưng cũng vì việc phụng sự Chúa ngày càng rực rỡ, tâm hồn anh lại
dằn vặt nhiều hơn nữa, khi sự kính trọng và ngưỡng mộ của người dân
càng khiến nỗi day dứt của anh mạnh mẽ hơn, khiến “anh kinh tởm cái
bản thân khốn nạn của anh hơn”, và nhiều lần tự hành xác để hối lỗi quất roi, nhịn ăn, thức trắng nhiều đêm để xem xét nội tâm liên tục,…
Dimmesdale cho rằng, chính anh có hai người bạn ln song hành là “L
ng Hối Hận” và “Sự Hèn Nhát” - chúng tranh đấu trong tâm hồn anh
không ngơi nghỉ, dằn vặt anh trên ranh giới của sự thật.
Chính trong những đêm thức trắng đó, với tinh thần căng thẳng
thường trực - hệ quả của tội lỗi - Dimmesdale thường xuyên bị ảo giác,
những bóng ma tâm lý phủ lên vị mục sư đáng kính, hành hạ cuộc sống
mà chính anh biết rõ là giả dối, và đến dày v anh hàng đêm. Tâm lý
nhạy cảm và dường như đang dần nứt vỡ khiến Dimmesdale có lúc
10
không phân biệt được mơ hay thực, trong chương 12 (tựa Đêm thức
của chàng mục sư), ngay từ những bước đi đầu anh đã cảm thấy mình
như trong mơ - trạng thái kì lạ như bị “miên hành”, bước lên bục bêu
mà năm xưa Hester Prynne đã đứng. Nỗi đau đớn vẫn cắn xe tim anh,
trong giây phút ấy, trở thành tiếng gào thét vang vọng qua những nẻo
đường - mà anh những mong sẽ kêu gọi mọi người đến, nhìn thấy vị
mục sư đáng kính của họ đang đứng trên đoạn đầu đài, cho anh cơ hội
để thừa nhận tội lỗi. Nhưng khơng có gì xảy ra, và tâm trạng của
Dimmesdale vừa rối loạn vừa đau đớn, những ảo giác lại trở về xâm
chiếm tâm hồn anh - lúc anh thấy mình nói với Đức Cha Wilson những
lời thú nhận khơng tưởng, lúc lại thấy mình tê cứng trên bục bêu đến
khi trời sáng. Đúng như nhận xét của Roger Chillingworth - ở
Dimmesdale, “tư duy và trí tưởng tượng hoạt động rất mạnh, và cảm
giác rất nhạy” - chính yếu tố này tác động thêm vào tâm hồn run rẩy
trước Chúa vì tội lỗi, khiến vị mục sư ngày càng yếu ớt, ngày càng
nhạy cảm trước những xung động dù là nhỏ nhất chạm vào sự thật mà
anh vừa nỗ lực che giấu, vừa khao khát mau chóng phơi bày nó ra.
Và khi gặp Hester trong rừng, dù được sức mạnh của chị đỡ lấy,
dù Hester đã cho rằng chính sự hối hận sâu sắc đã đẩy lùi tội lỗi của
anh rất xa về quá khứ, nhưng với Dimmestale, tội lỗi của anh không chỉ
là lỗi sai mà anh và Hester đã phạm, không chỉ là sự che giấu khổ sở,
mà c n bởi anh đã để đàn chiên thành kính, ngưỡng mộ nghe những lời
thánh khiết từ “một vật ơ uế, một kẻ dối trá” như anh. Chính thế mà
với Dimmesdale, tội lỗi của anh ngày càng kéo dài thêm, hành hạ tâm
trí anh c n hơn cả dấu sắt nung đè lên ngực. Lí trí và thân xác vị mục sư
bị ăn m n đến cùng cực, và dù đã lên kế hoạch cùng Hester bỏ đi, có vẻ
như Dimmesdale vẫn hằng chờ đợi “ngày phán quyết cuối cùng” của
chính mình. Trong chương 20 (tựa Chàng giáo sĩ giữa cung mê), tâm
11
trạng Dimmesdale dường như thoát ra khỏi sự chèn ép nặng nề của tội
lỗi, thơi thúc anh làm cái gì đó khác đi, khiến tâm trí anh lâm vào cảnh
nửa hư nửa thực. Sự thơi thúc kì lạ của tâm lý tác động vào cả sức
mạnh thể chất của Dimmesdale, giúp anh trở nên khoẻ khoắn và năng
động hơn, có vẻ như những gánh nặng đã được cất khỏi anh sau khi
giải bày với Hester. Tuy vậy, anh lại có những suy nghĩ kì lạ, tựa như
một bản ngã khác trong anh muốn thoát ra - bản ngã ấy báng bổ thánh
thần, muốn thốt lên những lời bất kính, bản ngã ấy dường như bị Sa
tăng dẫn dắt. Nó cho vị mục sư sức mạnh, cho anh tạm thời thoát ly
tinh thần khỏi tội lỗi, nhưng nó khơng có sức mạnh tuyệt đối để giúp đỡ
anh bỏ lại hoàn toàn tội lỗi sau lưng, anh tự thấy như mình đã ký giao
kèo với quỷ dữ - và thế là với linh hồn trong sạch luôn dốc l ng thờ
phượng Chúa, anh trở lại làm chính anh - để sau đó bước lên bục bêu,
nhận tội và gục chết.
Nathaniel Hawthorne không cho người đọc biết về động cơ rõ
ràng, hay miêu tả chút gì về quyết định bước lên đoạn đầu đài của
Dimmesdale (bởi lúc ấy anh c n chưa biết việc Roger Chillingworth đã
sắp xếp để được lên tàu cùng anh và Hester). Có thể nói, có lẽ
Dimmesdale khơng thể chấp nhận nổi việc mình sẽ bỏ đi trong nỗ lực
xố nhồ đi tội lỗi mà anh hằng che giấu, anh muốn trở nên trong sạch
trước Chúa, trước đàn chiên và trước lương tâm mình trong thời khắc
cuối cùng, và tạo nên cho chính mình “ngày phán quyết” mà anh hằng
chờ đợi. So với Hester hay Chillingworth, Dimmesdale có tâm lý phức
tạp của một người vừa trong sáng, thánh khiết nhưng lại vừa đắm chìm
trong tội lỗi. Chính tội lỗi đã tạo nên một “Đức Cha Dimmesdale thánh
thiện”, nhưng cũng chính nó đã giết chết dần tinh thần anh, khiến thời
khắc cuối cùng mà Dimmesdale mong chờ nhất là được thú nhận tội lỗi
của mình trước khi trở về với Chúa.
12
3. Hester Prynne
Hester Prynne là nhân vật chính đầu tiên xuất hiện trong tác
phẩm, với chữ A màu đỏ thêu kim tuyến rực rỡ trước ngực. Tội lỗi của
Hester được phơi bày trước cả khi chị bước ra khỏi nhà tù với những
lời bàn tán, chỉ trích của người dân trong thị trấn. Ở lần xuất hiện đầu
tiên này, Hester cho thấy sự cương nghị và cả sức mạnh nội tâm của
chị, vì dù tâm trạng đang đau đớn vì tội lỗi, vẻ mặt của chị vẫn “thản
nhiên ngạo mạn”. Tuy vậy, vẻ ngồi bình thản khơng giúp nội tâm chị
bớt xáo trộn - suy nghĩ của Hester từ đau đớn bởi những ánh nhìn, lời
bàn tán, chuyển sang hoảng sợ, căng thẳng đến quá mức chịu đựng
“Như thể quả tim chị bị ném ra giữa đường cho tất cả bọn nó hắt hủi
và giẫm đạp”, khi hứng chịu hàng ngàn ánh nhìn nghiêm nghị, cũng
có lúc chị lại tưởng như mình đang đạt được “một thứ chiến thắng kỳ
dị”, các cảm xúc rối loạn đến nỗi trên bục bêu, đã có lúc Hester lang
thang trong ảo ảnh của chính mình. Có thể thấy, ngay từ đầu tác phẩm,
Hawthorne đã cho thấy tội lỗi có tác động rất lớn lên tinh thần của
Hester.
Hester Prynne là một con người cương nghị - bắt đầu từ việc chị
kiên quyết không khai ra kẻ đã cùng chị phạm vào tội lỗi - vị Đức Cha
Dimmesdale thánh thiện. Suốt 7 năm r ng sau đó, chị vẫn giữ trong
mình tính cách cương nghị, rắn rỏi - nó giúp chị tiếp tục làm việc, ni
nấng bé Pearl lớn lên, giúp chị đối mặt với những thử thách phía trước,
nhưng rồi, sự kiên cường ấy có thực sự giúp Hester trốn thoát khỏi
những ảnh hưởng mạnh mẽ mà tội lỗi, cũng như chữ A màu đỏ đã khắc
lên tinh thần chị?
So với tội lỗi giấu kín của Dimmesdale, tội ác ẩn sâu của Roger,
thì tội lỗi của Hester đã được phơi bày, và chị phải nhận lấy “hình phạt
chắc chắn”, chính vì thế mà Hester khơng phải chịu cảnh dằn vặt, đau
13
khổ khi che giấu tội ác như Dimmesdale, nhưng bởi mang trên mình
chữ A đỏ kì dị, và bởi bé Pearl, chưa khi nào nội tâm chị khỏi cảnh đau
đớn. Pearl có mối liên kết kỳ lạ với chữ A được thêu trên ngực trái,
chính Hester cũng cảm nhận thấy con bé như một chữ A hình thể. Chị
yêu thương con, coi bé như điều cứu rỗi mình khỏi những ngày tháng
tăm tối, nhưng lắm lúc nhìn con, chị lại cảm thấy như đứa bé ấy khơng
có thật mà là quỷ ma ở đâu xuất hiện mà tự hỏi: “đứa trẻ mà con sinh
ra, nó là cái gì vậy?”. Pearl tồn tại như một lời nhắc nhở Hester về dấu
ấn ô nhục mà chị mang trên ngực, ví như lần bé chộp lấy chữ A,
“giáng một đ n tra tấn nhức buốt khôn cùng khiến cổ họng chị tắc
nghẹn”, hay như trận pháo kích bằng hoa dại nhắm vào chữ A đã “gây
ra trên ngực chị vô số vết thương”. Hay khi như đi đến dinh Thống
Đốc con bé vô tình khơi gợi lên mặc cảm tội lỗi khi chỉ vào bộ áo giáp
sáng ngời để chị nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của chữ A - “chữ A
màu đỏ được phóng đại lên to tướng trở thành vật nổi bật nhất lấn án
tất cả trên con người chị”, đến mức chính chị bị che khuất phía đằng
sau nó. Cái vẻ tinh ranh yêu quái của Pearl cũng bị phản chiếu lại,
khiến Hester tự cảm thấy đó khơng phải con mình mà đúng hơn là một
“con yêu tinh” đang đội lốt. Suốt tác phẩm, mỗi lần Pearl xuất hiện,
hầu như bé đều có tương tác với chữ A màu đỏ, khiến hành trình ni
dạy đứa con gái của Hester khơng chỉ bao gồm yêu thương, mà c n cả
sự đau đớn và bất lực khi đứa nhỏ ấy nhắc chị về tội lỗi mà chị đã
phạm phải, giày xéo chị bằng sự ngây ngơ của chính nó.
Rất nhiều lần trong tác phẩm, Hawthorne tập trung mô tả tâm lý
rối loạn, vừa mạnh mẽ vừa yếu ớt, vừa đau đớn vừa lặng lẽ của Hester.
Dù vẫn sống kiên cường, bình thản trước những phán xét của người
đời, tiếp tục làm viêc để ni sống bản thân và làm nhiều việc thiện
(chính vì điều này mà nhiều người cho rằng Hester có lối sống tích cực
14
sau khi được giải thoát khỏi tội lỗi), nhưng trên thực tế - cũng như
Pearl, cũng như chữ A thêu kim tuyến - tội lỗi chưa bao giờ rời khỏi
Hester. Tội lỗi mang đến cho Hester thêm một giác quan mới - cho
phép chị nhạy cảm hơn để nhận thấy tội lỗi giấu kín của cả những
người xung quanh - Hester khơng rõ đây là sự tưởng tượng của chính
chị hay là sự thật, nhưng có thể thấy, tội lỗi khiến tâm hồn chị nhạy
cảm hơn, và phú cho chị sự tinh tế cần thiết để nhìn ra những người
đang che giấu tội lỗi của bản thân. Quá trình chịu tội đã khiến tâm hồn
và tinh thần chị dường như ngày càng suy thối, “khi bị xúc phạm, chị
khơng bao giờ phản ứng lại”, “luyện cho mình tinh thần chịu đựng
giỏi và bền bỉ”, chính sự chịu đựng này dần trở thành “cảm giác nguội
lạnh như tiền”, khiến chị tách mình khỏi cộng đồng đã chối bỏ chị, đã
khơng ngừng ném vào chị những ánh nhìn đăm đă xa cách, và như chị
đã nói với Roger - “vứt bỏ mọi trách nhiệm đối với những con người
khác trên đời”.
Sự nguội lạnh này chỉ thay đổi khi có những xáo động liên quan
đến Dimmesdale, trong đêm gặp anh trên bục tội hình, và trong đêm
dạo bước trong rừng, Hester bị thơi thúc phải hành động: gặp Roger, tr
chuyện với Dimmesdale và lên kế hoạch bỏ trốn. Đây là bước ngoặt rất
lớn trong diễn biến tâm lý của Hester. Khi khao khát rời khỏi vùng đất
đã gắn chặt bản thân chị với tội lỗi, Hester trở nên sôi nổi, vui vẻ và
quyết tâm lạ lùng, chị dứt khoát tháo chữ A xuống và vứt ra xa, như
một hành động muốn bứt mình ra khỏi gánh nặng tội lỗi ô nhục mà chị
đã mang suốt 7 năm r ng “Tống khứ cái dấu sỉ nhục ấy đi rồi, Hester
buông một tiếng thở dài thăm thẳm, trút toàn bộ gắng nặng tủi hổ và
đau đớn ra khỏi tâm hồn chị”. Người đàn bà ấy kêu lên trong l ng “Ôi
sao mà nhẹ nhõm tuyệt vời” và nhận thức được “gánh tai ương ấy lâu
nay đè nặng đến thế nào”. Nhưng thời khắc đẹp đẽ ấy không tồn tại
15
quá lâu, khi một chữ A khác – bé Pearl, nhắc nhở chị rằng không thể
trốn chạy khỏi tội lỗi kia mà ép chị đeo cái chữ A đã vứt kia một lần
nữa. Sự kiện này như một điềm báo cho số phận chị, rằng chị sẽ gắn
liền mãi mãi với tội lỗi, lần nữa “sắc hồng trên mặt chị tan biến đi để
lại một màu tái nhợt như xác chết”.
Trước khi cùng Dimmesdale bước lên đoạn đầu đài, với khao
khát giải thoát vẫn c n cháy bỏng, tâm lý của Hester được N.Hawthorne
miêu tả rất đặc biệt. Vẫn giữ vẻ bình thản, lạnh cứng như xác chết,
nhưng trên gương mặt Hester có một xao động rất nhỏ, bởi chính giây
phút này, chị có một cảm giác chiến thắng kì dị, nó khiến chị ngạo
nghễ nhìn những người trước nay vẫn khinh miệt chị - “chị thoải mái
đương đầu với cái nhìn ấy một lần cuối cùng này nữa, chỉ một lần nữa
thôi, nhằm biến đổi nỗi thống khổ kéo dài bao lâu nay thành một thứ
niềm vui chiến thắng”. Lúc này, với suy nghĩ sự giải thoát đã rất gần
kề, chị vui sướng và cao ngạo, chỉ khi Roger xuất hiện với âm mưu tàn
độc của hắn, Hester mới hoảng hốt nhận thấy - cũng như Pearl, như chữ
A màu đỏ đã thật sự hằn vào tâm hồn chị, và như Roger - tội lỗi sẽ
không bao giờ rời khỏi chị. Sau sự kiện cùng Dimmesdale trên bục bêu,
dù Hester đã mang theo Pearl rời khỏi New England, cuối đời, chị vẫn
trở lại đất này với chữ A màu đỏ đeo riết trên ngực, gắn đời mình với
dấu ấn tội lỗi. Đến cả khi thân xác chị đã nằm dưới nắm mồ, chữ A tội
lỗi đi cùng chị, và trên cả bia mộ chị: “TRÊN MỘT NỀN, MÀU ĐEN,
ĐÂY CHỮ A, MÀU ĐỎ.”
C. Kết luận
Những trang cuối cùng của Chữ A màu đỏ tuy đã khép lại,
nhưng dư âm của nó vẫn c n đọng lại sâu sắc trong l ng độc giả. Tác
phẩm không chỉ là câu chuyện bi thương về một phụ nữ trẻ đẹp phải
mang chữ “A” đỏ thắm được thêu trên ngực suốt đời, phải chịu sự
16
ruồng rẫy, chỉ trích của tất cả mọi người vì đã phạm tội ngoại tình - tội
danh lớn nhất của người phụ nữ thời bấy giờ, bị xã hội kết án hết sức
nghiêm khắc. Mà đó c n là câu chuyện về sự cảm thông, về l ng nhân
đạo. Tác phẩm đã mang đến cho người đọc một góc nhìn khác, thấu
hiểu hơn đối với tâm tư và nỗi đau khổ riêng của những số phận đã
từng lầm đường lỡ bước trong cuộc đời.
Xuyên suốt Chữ A màu đỏ, độc giả không chỉ đơn thuần là đọc,
mà c n là cảm thấu, nhìn nhận về những điều mà Nathaniel Hawthorne
đã xây dựng bên trong đó. Tác phẩm gây ám ảnh người đọc bởi cách kể
chuyện và những sự phân tích thấu đáo về tâm lý con người thông qua
hành động, những đoạn độc thoại nội tâm gay gắt của các nhân vật, đặt
trong sự quan tâm sâu sắc đến tội lỗi, hình phạt và cứu chuộc.
Chính vì những giá trị đặc sắc của mình mà Chữ A màu đỏ được
xem là một trong những tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại, là sản phẩm
lao động nghệ thuật đầy nghiêm túc và tâm huyết, là sự kết tinh đến độ
xuất sắc, biểu hiện trọn vẹn được cái tâm, cái tầm của Nathaniel
Hawthorne. Tuy đã lùi xa về quá khứ, nhưng những vấn đề đặt ra trong
Chữ A màu đỏ vẫn c n tiếp tục và rất được quan tâm trong xã hội hiện
đại.
17