Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

câu cầu khiến và tổ chức dạy học câu cầu khiến ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.04 KB, 119 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ do chọn đề tài
Trong các kiểu câu chia theo mục đích nói thì câu cầu khiến là kiểu
câu khá phức tạp, nó đòi hỏi người sử dụng phải tinh tế, phải cân nhắc kĩ
mỗi khi "cầu khiến" người khác, đặc biệt là khi cầu khiến người trên.
Trong nhà trường tiểu học, kiến thức về câu cầu khiến được đưa vào
giảng dạy ngay từ các lớp cuối cấp. Song, dạy kiến thức về câu cầu khiến
và cách sử dụng nó cho học sinh tiểu học không phải là dễ dàng. Thực tế
cho thấy giáo viên còn gặp nhiều khó khăn khi dạy học câu khiến. Từ đó
việc học của học sinh về phần học này cũng nghiêng nhiều về hình thức,
chủ yếu là nhận biết về một loại câu có nội dung cầu khiến trong tiếng Việt
mà không quan tâm đến việc hiểu về nó cũng như sử dụng nó trong thực tế
giao tiếp như thế nào.
Từ thực tế trên, chúng tôi nhận thấy vấn đề đặt ra là : cần dạy học
câu cầu khiến cho học sinh tiểu học như thế nào để đạt hiệu quả cao hơn.
Để làm được điều này chúng tôi thiết nghĩ cần phải bổ sung, điều chỉnh về
nội dung và đổi mới phương pháp dạy học câu cầu khiến cho học sinh tiểu
học. Những hiểu biết về câu cầu khiến trong giờ giảng phải là cẩm nang để
các em có thể áp dụng vào trong thực tế, cụ thể là biết sử dụng tốt, sử dụng
sao cho câu cầu khiến có tính lịch sự cả khi nói cũng như khi viết một cách
đúng lúc, đúng chỗ. Đồng thời còn phải có sự hiểu biết sâu sắc hơn về tác
dụng của câu cầu khiến trong các cuộc giao tiếp, trong các mẩu chuyện
được học trong chương trình sách giáo khoa tiểu học cũng như trong các
tác phẩm văn học mà các em được học khi lên các cấp trên.
Hơn nữa, hiện nay, việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học
đang được đặt ra một cách cấp thiết ở tất cả các cấp học, bậc học. Cụ thể là
việc thay đổi SGK đã và đang được thực hiện một cách đồng bộ ở các cấp
học. Riêng với chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, phân môn Từ ngữ
và Ngữ pháp như trước nay vẫn gọi được gộp chung vào và được gọi là

1


phân môn Luyện từ và câu. Năm học 2005 - 2006 sách Tiếng Việt lớp 4
chương trình mới sẽ được áp dụng đại trà trong cả nước. Bộ sách giáo khoa
với sự đổi mới cả nội dung lẫn hình thức như vậy sẽ kéo theo sự cần thiết
phải đổi mới việc dạy câu cầu khiến ở tiểu học.
Xuất phát từ những lÝ do trên, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài
"Câu cầu khiến và tổ chức dạy học câu cầu khiến ở tiểu học" với mong
muốn góp một tiếng nói về việc đổi mới trong việc biên soạn nội dung dạy
học và đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học trong xu thế mới hiện
nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở đây chúng tôi thấy cần thiết chia thành hai vấn đề:
- Lịch sử nghiên cứu câu cầu khiến
- Lịch sử nghiên cứu về dạy học câu cầu khiến
2.1. Lịch sử nghiên cứu câu cầu khiến
Từ trước đến nay đã có nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về câu
cầu khiến. Các tác giả như Hoàng Văn Thung, Lê A, Đinh Trọng Lạc đã
nghiên cứu về cấu tạo của câu cầu khiến và cho rằng câu cầu khiến có cấu
tạo giống câu trần thuật nhưng không phải được dùng để miêu tả, nhận định
như câu trần thuật. Các tác giả cho rằng câu cầu khiến nhằm đòi hỏi thực
hiện một hành động, một chuyển biến. Lực ngôn trung cầu khiến nhằm
vào đối tượng phải thực hiện hành động thường là vai đối thoại (ngôi
thứ hai), hoặc trong một số trường hợp chính là vai người nói (ngôi thứ
hai). Các tác giả cho rằng các động từ hành động sai khiến như khuyên, sai,
bảo, cấm , các phụ từ tình thái như hãy, đừng, chớ… và các trợ từ như đi,
thôi, lên, nào, … có mặt trong câu cầu khiến không chỉ là dấu hiệu chuyên
dùng biểu thị mục đích cầu khiến. Mục đích cầu khiến thường được cảm
nhận trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, ví dụ như khi đối thoại trực
tiếp, có mặt người nói có ý định sai bảo và người nghe phải thực hiện ý
định đó hoặc người nói thực hiện hành động tác động vào người đối thoại.


2
Chính vì thế, các tác giả xếp những câu có chủ ngữ ở ngôi thứ ba không
phải là câu cầu khiến. Nh vậy, các tác giả gắn câu cầu khiến với một
hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Và câu cầu khiến thường đi đôi với đặc
điểm: có động từ hành động sai khiến, có các phụ từ tình thái, các trợ từ
cầu khiến đi kèm. [38]
Giáo sư Diệp Quan Ban khi nghiên cứu về câu cầu khiến thì cho
rằng câu cầu khiến có chức năng điều khiển tức là người nói muốn hoặc
nhờ người nghe thực hiện điều được nêu lên trong câu. [5] Phạm vi bao
quát của sự điều khiển khá rộng như: ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên
răn, cầu xin, van nài … Theo ông, trong tiếng Việt, câu cầu khiến đích
thực thường dùng các phương tiện diễn đạt sau đây kèm với nội dung
lệnh:
- Các phụ từ (có tác dụng tạo ý cầu khiến): hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, …
- Ngữ điệu (cầu khiến)
Khi nghiên cứu về ngữ điệu của câu cầu khiến, ông quan niệm ngữ
điệu cảm xúc không có tác dụng tạo câu cầu khiến nhưng thường có mặt rõ
nét hơn ở câu cầu khiến so với những kiểu câu còn lại. Như vậy, khác với
các tác giả trên, giáo sư Diệp Quan Ban ngoài việc nghiên cứu về các dấu
hiệu làm nên một câu cầu khiến như các phụ từ có tác dụng tạo ý cầu khiến,
ông còn đi sâu nghiên cứu về ngữ điệu trong câu cầu khiến. Và ông quan
niệm các câu cầu khiến muốn trở thành một câu cầu khiến đích thực thì
câu đó ngoài hai điều kiện đã nêu trên phải là câu chỉ chứa những từ
liên quan đến nội dung của lệnh.
Mét quan điểm nghiên cứu khác về câu cầu khiến, đó là quan điểm
của TS. Bùi Mạnh Hùng. {17} Ông quan niệm câu cầu khiến là câu:
- Có từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ và chủ thể của các từ cầu khiến bao giờ
cũng ở ngôi thứ hai hoặc ngôi thứ nhất số nhiều dạng ngôi gộp (chóng ta,
mẹ con mình…)
- Có khả năng thêm từ hãy, đừng, chớ ở những ngôi đã nêu trên.


3
Như vậy, khác với quan điểm nghiên cứu về câu cầu khiến của các tác
giả trên, ông cho rằng những dấu hiệu làm nên câu cầu khiến như từ cầu
khiến, hoặc ngữ điệu cầu khiến là không cần thiết, vì đặc điểm nêu trên có
khả năng giải thích khái quát hơn, áp dụng cho nhiều dạng cấu trúc hơn,
trong đó có cấu trúc thường được giải thích dựa vào những dấu hiệu trên.
Vì thế tác giả cho các câu sau là câu cầu khiến:
(a) Hãy sống lương thiện.
(b) Cho biết châu Mỹ được phát hiện từ bao giê.
Theo ông, câu (a) là câu cầu khiến vì nó có phụ từ tình thái hãy ở
trước động từ. Câu (b) không hề có bất kì từ nào chỉ xuất hiện riêng trong
câu cầu khiến để giúp ta nhận diện nó là câu cầu khiến và khó có thể cho
rằng có một ngữ điệu nào đó đặc trưng cho kiểu câu này, nhưng tác giả thì
cho câu (b) là câu cầu khiến vì có thể thêm một trong các phụ từ sau vào
trước động từ : hãy, đừng, chớ:
Hãy cho biết châu Mỹ được phát hiện từ bao giê.
Với các quan điểm nghiên cứu khác nhau về câu cầu khiến, mỗi tác
giả nêu trên đã giúp cho chóng ta có những cách nghiên cứu về câu cầu
khiến khác nhau. Và còn rất nhiều các tác giả khác với những quan điểm
khác nhau khi nghiên cứu về câu cầu khiến như: Lê Văn Lý, Cao Xuân
Hạo, Hồ Lê … nhưng do điều kiện nghiên cứu chỉ có hạn nên chúng tôi chỉ
xin trình bày quan điểm của một vài tác giả nêu trên.
2.2. Lịch sử nghiên cứu về dạy học câu cầu khiến
Nh chóng ta đã biết câu cầu khiến thường gắn liền với dấu câu (dấu
chấm, dấu chấm cảm, dấu chấm hỏi, dấu hai chấm). Do đó, việc nghiên
cứu về dạy học câu cầu khiến không tách rời với việc nghiên cứu về dạy
học các dấu câu. Vì vậy, khi đề cập đến lịch sử nghiên cứu về dạy học câu
cầu khiến, chúng tôi sẽ đề cập đến việc dạy học dấu câu liên quan đến câu
cầu khiến.


4
Đã có nhiều nhà nghiên cứu khác nhau nghiên cứu về việc dạy học
dấu câu tiếng Việt ở trường tiểu học nói riêng và trường phổ thông nói
chung.
Ở trường phổ thông, một tác giả tiêu biểu trong nghiên cứu việc dạy
dấu câu là Nguyễn Xuân Khoa. Năm 1996, tác giả cho xuất bản cuốn:
"Phương pháp dạy dấu câu Tiếng Việt ở trường phổ thông". Cuốn sách này
dừng lại ở việc nghiên cứu dấu câu bên cạnh lời nói trực tiếp, dấu phân
cách các cấu trúc đẳng lập, nghiên cứu nội dung và phương pháp giảng dạy
chúng. Đến năm 2000, tác giả xuất bản tiếp cuốn "Dấu câu Tiếng Việt và
cách dạy ở trường phổ thông" nghiên cứu toàn bộ các dấu câu Tiếng Việt
và cách dạy các dấu câu nói chung. Nhưng cuốn sách này vẫn chưa thấy
nghiên cứu cụ thể về việc dạy dấu chấm và dấu chấm hỏi trong câu cầu
khiến, sách chỉ đề cập đến dấu chấm cảm trong câu cầu khiến nh sau:
- Trong các nhan đề, đầu đề, dấu chấm cảm báo trước về tầm quan trọng
hoặc tính chất không bình thường của thông báo. Ví dụ:
Không nên nhìn vào người lớn mà đánh giá toàn bộ những người khác!
- Trong khẩu hiệu, dấu chấm cảm biểu thị lời kêu gọi hiệu triệu:
Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên !
- Ý nghĩa mệnh lệnh của dấu chấm cảm được biểu hiện trong các lời thông
báo:
Cấp cứu ! Tiêm ! Tiêm mau ! [21]
Tuy vậy, tác giả vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu dạy các dấu chấm câu
ở tiểu học, đặc biệt là các dấu câu gắn liền với câu cầu khiến như dấu chấm
cảm, dấu chấm, dấu chấm hỏi, …
Ở trường tiểu học, tác giả tiêu biểu cho việc dạy dấu câu ở tiểu học là
Nguyễn Quang Ninh và Nguyễn Thị Ban. Các tác giả này đã cho xuất bản
cuốn "100 bài tập luyện cách dùng dấu câu Tiếng Việt (dành cho học sinh
tiểu học)" với mục đích giúp các em có điều kiện luyện tập để dùng đúng,

tiến tới dùng hay các dấu câu trong các bài viết của mình, đồng thời giúp

5
giáo viên cùng các bậc phụ huynh học sinh có thêm tài liệu hướng dẫn con
em rèn luyện cách sử dụng dấu câu tiếng Việt. Tuy nhiên, các tác giả chỉ
dừng lại ở việc xây dựng bài tập giúp học sinh nhận diện và sử dụng các
dấu câu tương ứng với mục đích của câu mà chưa đưa ra các bài tập để
rèn luyện các kiểu loại câu cầu khiến khác nhau (câu nghi vấn dùng để
nêu yêu cầu, đề nghị; câu cầu khiến có dấu câu là dấu chấm, dấu chấm
cảm… )
TS. Nguyễn Thị Thìn đã dành một dung lượng không nhiều cho việc
nghiên cứu nội dung dạy học câu Tiếng Việt trong sách giáo khoa tiểu học
hiện hành. Trong cuốn sách này, tác giả đưa ra một số nhận xét của mình
về SGK tiểu học hiện hành và đề nghị xem xét lại tên gọi của dấu câu: dấu
chấm hỏi và dấu chấm cảm. Ngoài ra, tác giả còn xây dựng một số dạng bài
tập thực hành. [36] Tuy nhiên, vẫn chưa thấy tác giả đề cập đến việc dạy
học câu cầu khiến ở tiểu học cả về nội dung lẫn phương pháp giảng dạy.
Tóm lại, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu về các dấu câu, có những đóng
góp trong việc hướng dẫn việc dạy và học dấu câu ở tiểu học. Tuy vậy, vấn
đề dạy học dấu câu liên quan đến câu cầu khiến cũng như phương pháp
dạy học câu cầu khiến ở tiểu học vẫn chưa được các tác giả đề cập một
cách hệ thống. Chính vì vậy, chúng tôi thấy rất cần thiết phải nghiên cứu
về câu cầu khiến và việc dạy học nó ở tiểu học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
Đề tài "Câu cầu khiến và việc dạy học câu cầu khiến ở tiểu học" nhằm
nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu nói chung và câu
cầu khiến ở tiểu học nói riêng. Để đạt được mục đích đó cần phải thực hiện
những nhiệm vụ sau:
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Qua tìm hiểu thực trạng dạy học câu cầu khiến ở tiểu học, nắm được
những vướng mắc của giáo viên và học sinh cần phải tháo gỡ trong việc

6
dạy và học loại câu này, chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
như sau:
3.2.1. Hệ thống lại những kiến thức cơ bản về câu cầu khiến. Đối chiếu
quan niệm về loại câu này của hai trào lưu nghiên cứu ngôn ngữ: ngữ pháp
truyền thống và ngữ pháp chức năng. Từ đó, đúc rút những kiến thức cơ
bản về câu cầu khiến. Những kiến thức này sẽ chi phối việc lựa chọn nội
dung và phương pháp dạy học câu cầu khiến ở tiểu học.
3.2.2. Đưa ra hướng điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học câu cầu
khiến: dạy học câu cầu khiến trong ngữ cảnh và hướng vào mục tiêu dạy sử
dụng câu cầu khiến, phát huy các hoạt động tích cực, hợp tác trong dạy học
và áp dụng dạy học theo hướng tích hợp.
3.2.3. Tiến hành dạy thực nghiệm theo đề xuất, đánh giá tính khả thi của đề
tài.
4. Tóm tắt cô đọng các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của đề tài
4.1.Tóm tắt cô đọng các luận điểm cơ bản của đề tài
- Trong luận văn này, chúng tôi dùng thuật ngữ câu cầu khiến chứ không
sử dụng thuật ngữ câu khiến như sách giáo khoa Tiếng Việt 4 hiện hành sử
dụng.
- Dựa vào các tài liệu nghiên cứu về câu cầu khiến, dựa vào mục tiêu dạy
học câu cầu khiến ở tiểu học, chúng tôi đưa ra quan niệm về câu cầu khiến.
- Luận văn nghiên cứu câu cầu khiến trong quan hệ với các câu trước và
sau nã, trong quan hệ với người nói. Nói cách khác, câu cầu khiến được xét
gắn với tình huống, ngữ cảnh và được xét trong quan hệ với đối tượng giao
tiếp.
- Tác giả luận văn cho rằng nếu dựa trên tiêu chí mục đích phát ngôn, có
thể phân lời cầu khiến thành các mức độ như: cấm, yêu cầu, xin phép, nhờ,

mời. Nếu phân chia theo cách thể hiện lực ngôn trung của mệnh đề cầu
khiến chính thì lời cầu khiến gồm hai loại cơ bản là lời cầu khiến trực tiếp
và lời cầu khiến gián tiếp. Sở dĩ như vậy vì đặc điểm chung của các loại

7
câu có nội dung như trên là đều chuyển tải một ý nguyện của người nói; ý
nguyện đó được truyền đạt đến người nghe, làm nên một hành động phản
hồi từ người nghe.
4.2. Đóng góp mới của đề tài
4.2.1. Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về câu cầu khiến tiếng Việt.
4.2.2. Trên cơ sở nhận xét những ưu điểm và hạn chế trong sách Tiếng Việt
4 (chương trình cũ và chương trình thử nghiệm) phần câu cầu khiến, luận
văn đã:
+ Bổ sung dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến.
+ Đề xuất hướng dạy câu cầu khiến trong ngữ cảnh. Dạy câu cầu khiến là
dạy hành động ngôn từ cầu khiến.
+ Đề xuất các phương pháp tích cực để dạy các bài về câu cầu khiến cho có
hiệu quả.
4.2.3. Dựa trên cơ sở nghiên cứu hệ thống bài tập dạy câu cầu khiến của
sách giáo khoa, xây dựng thêm một số bài tập rèn luyện về câu cầu khiến
cho học sinh như: bài tập nhận diện câu cầu khiến, bài tập luyện sử dụng
câu cầu khiến, trong đó ưu tiên các bài tập tạo lập câu khiến trong các ngữ
cảnh khác nhau, xác định nội dung, mục đích cầu khiến, vai và quan hệ vai
của người cầu khiến với người bị cầu khiến, hoàn cảnh sử dụng câu cầu
khiến.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ:
Để đưa ra được một nội dung cơ bản vừa sức với học sinh tiểu học cả về

lí thuyết và bài tập về câu cầu khiến, trước tiên chúng tôi tiến hành nghiên
cứu những kiến thức khoa học về nó, sau đó phân tích để chắt lọc và đưa ra
một nội dung dạy học hợp lí.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh:

8
Trong xu thế mới của Việt ngữ học, người ta nhận thấy không nên tiếp
tục nghiên cứu ngữ pháp trong trạng thái tĩnh mà nên đặt nó vào trong hoạt
động hành chức: Ngữ pháp chức năng. Để thấy rõ thành tựu nghiên cứu về
câu cầu khiến trong Việt ngữ học, chúng ta sẽ so sánh thành tựu nghiên cứu
của cả hai khuynh hướng: Ngữ pháp truyền thống và ngữ pháp chức năng.
Hướng đi đó trong nghiên cứu khoa học giúp chúng tôi sẽ có những cái
nhìn khách quan hơn đối với những thành tựu nghiên cứu của các trào lưu
ngôn ngữ. Thông qua đó chúng ta có thể mở rộng tầm nhìn của mình và
đặc biệt là có thể đưa ra giải pháp hợp lí trong việc lựa chọn nội dung dạy
học ở nhà trường tiểu học.
- Phương pháp quan sát:
Phương pháp này được áp dụng nhằm điều tra thực trạng dạy và học của
giáo viên và học sinh khi tiến hành dạy học về câu cầu khiến, nắm được sự
thay đổi của nội dung phần học này trong sách giáo khoa tiểu học trước đây
và hiện nay. Qua đó, để đánh giá phương pháp giảng dạy của giáo viên
cũng nh kết quả học tập của học sinh qua thực tiễn sử dụng loại câu này
trong văn nói cũng nh trong văn viết.
Việc điều tra thực trạng giúp chúng tôi rót ra được những kết luận cần
thiết để tìm ra những hướng đi mới phù hợp với nội dung của phần học
này.
- Phương pháp thực nghiệm:
Phương pháp thực nghiệm là phương pháp quan trọng nhất trong quá
trình nghiên cứu, được thực hiện sau khi đã bổ sung, điều chỉnh một số vấn
đề trong nội dung và phương pháp dạy học câu cầu khiến. Cụ thể, chúng tôi

đã thiết kế được những giáo án nhằm thể hiện những kết quả nghiên cứu
vào thực tiễn dạy học. Thông qua phương pháp này người nghiên cứu sẽ
hiện thực hóa những nội dung nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy ở tiểu
học, đồng thời đánh giá kết quả nghiên cứu sau khi kiểm tra kiến thức của
học sinh sau các bài giảng. Sau khi phát bài kiểm tra cho học sinh các lớp,

9
chúng tôi tiến hành thống kê, đánh giá kết quả. Nghiêm túc trong những
bước tiến hành cùng với việc xử lí nhanh các tiểu tiết trong quá trình thực
nghiệm, chúng tôi có thể rót ra được những kết luận thật khách quan về
công trình nghiên cứu của mình. Từ đó, chúng tôi sẽ nhìn nhận lại vấn đề
nghiên cứu một cách tổng quan xem những điểm nào thành công và những
điểm nào còn hạn chế cần điều chỉnh và hoàn thiện.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CÂU
CẦU KHIẾN VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CÂU CẦU KHIẾN Ở TIỂU
HỌC
1.1. Một số vấn đề lí luận về câu cầu khiến
1.1.1. Khái niệm câu cầu khiến
Nhìn từ góc độ sử dụng thì câu cầu khiến là loại câu có vai trò vô
cùng quan trọng trong hoạt động giao tiếp. Trong các hành vi ngôn ngữ,
cầu khiến là hành vi đặc biệt nhất bởi khi cầu khiến là người nói đã làm ảnh
hưởng đến thể diện của người nghe. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về
câu cầu khiến.
Tác giả Hoàng Trọng Phiến quan niệm về câu cầu khiến như sau:
“Câu cầu khiến có nhu cầu của ý chí làm thành yếu tố thường trực của câu.
Nó nêu lên ý muốn của chủ thể phát ngôn và yêu cầu người nghe đáp lại
bằng hành động. Do đó, câu cầu khiến gắn kiền với ý nghĩa hành
động”.[33]

Còn tác giả Bùi Minh Toán thì quan niệm “Câu cầu khiến thường
được xác định là câu nêu yêu cầu mệnh lệnh đối với người nghe thực hiện
được yêu cầu sai khiến hay khuyên bảo” [9]

10
Tác giả Nguyễn Thị Thìn lại quan niệm rằng “Câu cầu khiến là kiểu
câu thường dùng để yêu cầu bắt buộc người đối thoại thực hiện hoặc không
thực hiện một hành động, một quá trình nào đó. Câu cầu khiến có dấu hiệu
riêng biểu thị hành vi cầu khiến.” [36]
Về mặt cấu tạo, câu cầu khiến có thể được cấu tạo một cách đơn
giản: dùng một từ hay một cụm từ (chính phụ, đẳng lập, chủ – vị) với một
ngữ điệu cầu khiến thích hợp.
Ví dô: Im lặng !
Trong một số trường hợp, câu cầu khiến được cấu tạo bằng cách
dùng một số từ ngữ phục vụ cho mục đích cầu khiến:
- Dùng các phụ từ mệnh lệnh – cầu khiến đặt trước vị ngữ của câu (hãy,
đừng, chớ, nên, không được . . .)
Ví dô: Đừng có nhảy lên boong tàu !
- Dùng các từ: đi, nào, nhé, thôi . . . đặt ở cuối câu:
Ví dô: Con học giỏi nhé !
Cậu có trăm trí khôn, nghĩ kế gì đi !
Về mặt nội dung và mục đích, câu cầu khiến có thể biểu hiện những
phương diện sau:
- Thể hiện một mệnh lệnh hoặc một điều ngăn cấm. Đây là mức độ cầu
khiến cao. Vì thế trong câu không chỉ sử dụng ngữ điệu mà còn dùng các
phụ từ mệnh lệnh:
Cấm hút thuốc lá !
- Thúc giục người nghe hành động:
Nào ! Các em hãy lắng nghe và cho cô biết mẫu giấy nói gì
nhé !

Chạy đi ! Voi rừng đấy!
- Bày tỏ lời yêu cầu, lời mời hoặc một nguyện vọng:
Xin hai anh vui lòng cho tôi được trả tiền.
- Bày tỏ lời khuyên răn, dỗ dành:

11
Các cháu nên chia làm ba phần.
- Thể hiện lời chúc, điều mong mái:
Xin thần tha tội cho tôi !
Giống như các loại câu khác, việc xác định mục đích của câu không
chỉ dựa vào những đặc điểm trong hình thức cấu tạo của câu , mà còn cần
căn cứ vào hoàn cảnh sử dụng câu, vào mối quan hệ của câu trong một
ngữ cảnh, vào mối quan hệ của những người tham gia hoạt động giao
tiếp. . . Có nhiều câu mang hình thức của câu tường thuật, hay câu nghi vấn
nhưng lại nhằm mục đích cầu khiến. Ví dụ:
Có nín đi không ? (Câu nghi vấn nhưng nhằm mục đích thúc giục)
1.1.2. Các quan điểm nghiên cứu câu cầu khiến
1.1.2.1.Quan điểm của ngôn ngữ học truyền thống
a. Câu cầu khiến là một kiểu câu chia theo mục đích nói, đây là cách
phân loại của ngôn ngữ học truyền thống. Để làm rõ khái niệm câu cầu
khiến chúng ta không thể không tìm hiểu hệ thống phân loại này.
Câu chia theo mục đích nói gồm: câu trần thuật, câu hỏi, câu cầu
khiến, câu cảm thán. Các loại câu này được phân biệt về mặt nội dung và
mang những dấu hiệu hình thức riêng biệt.
Ví dô: Em đi mặc thêm áo. (Câu trần thuật)
Em không lạnh à ? (Câu hỏi )
Em mặc thêm áo vào đi ! (Câu khiến)
Em lạnh quá ! (Câu cảm thán)
Xét về mục đích nói và dấu hiệu hình thức, bốn ví dụ trên thuộc bốn
kiểu câu. Nhưng thực tế cho thấy câu hỏi "Em không lạnh à ?" cũng có thể

thực hiện chức năng thúc giục người nghe mặc áo vào. Câu cảm thán "Em
lạnh quá !" cũng có thể biểu thị người nói mong muốn người nghe thực
hiện một hành động nào đó (ví dụ: đóng cửa hoặc lấy giúp áo lạnh…)
Có thể thấy rằng cách phân chia theo mục đích nói thể hiện cách
nhìn truyền thống về câu trong hoạt động. Nhưng hoạt động của câu lại

12
mới chỉ được xét trong quan hệ với người nói. Câu vẫn chưa được xét trong
quan hệ với các câu trước và sau nó, bị tách khỏi tình huống và không được
xét trong quan hệ với đối tượng giao tiếp (người nghe).
b. Đặc trưng của câu cầu khiến theo quan điểm của ngôn ngữ học
truyền thống
Các nhà ngôn ngữ học truyền thống mô tả những đặc trưng của câu cầu
khiến nh sau:
b1.Về mặt hình thức: Tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến đổi hình thái
vì vậy dấu hiệu hình thức thể hiện câu cầu khiến gồm:
• Các phụ từ mệnh lệnh: hãy, đừng, chớ
• Các tình thái từ (cuối câu): đi, lên, thôi, nào, đã, nhé.
• Các động từ tình thái: nên, cần, phải …
• Các động từ có ý nghĩa cầu khiến (phương tiện từ vựng): cấm, mời, xin,
yêu cầu. . .
Các đặc trưng của câu cầu khiến nh trên là khá bao quát. Nhưng thực tế,
có khi câu cầu khiến không cần người nói phải nói to, nhấn giọng và có
những câu không phải chỉ cần nói to, nhấn giọng là thành câu cầu khiến.
Thực ra, điều kiện để quy định một phát ngôn có giá trị cầu khiến còn là
ngữ cảnh chứ không phải hoàn toàn là ngữ điệu.[14]
Nếu chỉ căn cứ vào dấu hiệu hình thức đã nêu sẽ có nhiều câu cầu khiến
không được thừa nhận là câu cầu khiến.
Ví dô:
Có câm mồm đi không? (1)

(Khuất phục tên cướp biển - Trang 70 - Líp 4 - Tập 2)
Các cháu có thể nói nhỏ hơn không? (2)
(Luyện từ và câu - Trang 155 - Líp 4 - Tập 1)
Nếu xét về mặt hình thức thì hai câu (1) và (2) là câu hỏi. Nhưng nếu
đưa vào ngữ cảnh thì những trường hợp nêu trên sẽ được hiểu là câu cầu

13
khiến. Ngữ cảnh của câu (1) là: vì bác sĩ Ly vẫn ôn tồn giảng cho ông chủ
quán trọ nghe cách trị bệnh trong khi chúa tàu đã đập tay xuống bàn quát
mọi người im lặng và mọi người ai nấy đã nín thít. Do đó, Chúa tàu trừng
mắt nhìn bác sĩ và quát: Có câm mồm đi không? Ngữ cảnh của câu (2) là:
khi đang ở trong Nhà văn hoá có hai bạn cứ say sưa trao đổi với nhau về bộ
phim đang xem làm ảnh hưởng đến người khác, do đó có người bên cạnh
bảo: Các cháu có thể nói nhỏ hơn không?
b2.Về mặt nội dung: Có hai xu hướng quan niệm về nội dung câu cầu
khiến:
+ Xu hướng quan niệm rộng: "Câu cầu khiến nhằm mục đích nói lên ý chí
của người nói và đòi hỏi mong muốn đối phương thực hiện những điều nêu
ra trong câu nói". [38] Những điều nêu ra trong câu nói ở đây có thể là:
mong muốn, đòi hỏi người nghe thực hiện một hành động, thể hiện một
trạng thái, một phẩm chất.
+ Xu hướng quan niệm hẹp cho rằng: " Câu cầu khiến nêu lên ý muốn của
chủ thể phát ngôn và yêu cầu người nghe đáp lại bằng hành động. Do đó
câu cầu khiến gắn liền với ý nghĩa hành động" [33]
Đã có nhiều tranh cãi xung quanh việc xác định nội dung câu cầu
khiến và vấn đề xác định "nội hàm khái niệm câu cầu khiến".
Tác giả Diệp Quan Ban và Hoàng văn Thung cho rằng: "Câu mệnh
lệnh (còn gọi là câu cầu khiến ) được dùng để bày tỏ ý muốn nhờ vả hay
bắt buộc người nghe thực hiện điều được nêu lên trong câu". Vì thế mà các
nội dung: khuyên răn, dặn dò, mời mọc, chúc tụng không được tác giả xếp

vào nội hàm khái niệm cầu khiến. [4]
Nh vậy, khi nói về nội dung câu cầu khiến, ngữ pháp truyền thống đẫ
đề cập đến các loại: mệnh lệnh, yêu cầu, sai bảo, nhờ vả, đề nghị, cấm
đoán, khuyên răn, dặn dò, chúc tụng, cầu mong, mời mọc, kêu gọi, thách
thức, cổ vũ…
1.1.2.2. Quan điểm của ngôn ngữ học hiện đại về câu cầu khiến

14
a. Lí thuyết hoạt động ngôn ngữ và việc nghiên cứu câu cầu khiến
Theo lí thuyết về hành động ngôn từ thì khi giao tiếp người ta đã thể
hiện các hành động bằng ngôn ngữ như hỏi, cầu khiến, cám ơn, xin lỗi . . .
và để diễn đạt những hành động nhất định, cộng đồng ngôn ngữ quy ước sử
dụng những cấu trúc ngôn ngữ nhất định. Hành động ngôn từ cầu khiến có
thể là đề nghị một yêu cầu thực hiện hoặc không thực hiện do đó nó diễn tả
mong muốn của người nói đối với người nghe về hành động trong tương
lai.
Như vậy, mỗi hành động ngôn từ được quy ước sử dụng những cấu
trúc ngôn ngữ nhất định. Có những cấu trúc ngôn ngữ chuyên dùng cho
hành động cầu khiến, có cấu trúc ngôn ngữ chuyên dùng cho hành động
hỏi, lại có những cấu trúc chuyên dùng cho hành động ngôn từ cảm thán
hoặc trần thuật. Ví dụ: cấu trúc ngôn ngữ để biểu đạt hành động cầu khiến
thường có các phụ từ khuyên bảo, ngăn cấm: hãy, đừng, chớ . . ., các động
từ phải, nên . . ; các tình thái từ cuối câu: đi, lên, thôi, nào . . .; ngữ điệu
riêng . .
Theo tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình, lời cầu khiến có thể được phân
chia theo những tiêu chí khác nhau: [6]
- Nếu lấy mục đích phát ngôn làm tiêu chí thì có thể phân lời cầu khiến
thành các tiểu loại nhỏ nh cấm, yêu cầu, xin phép, mời . . . Ví dụ:
Cấm: Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại.
Yêu cầu: Thượng đế cần làm mưa ngay để cứu muôn loài.

Xin phép: Thưa ba, con xin phép đi học nhóm.
- Nếu phân chia cách thể hiện lực ngôn trung của mệnh đề cầu khiến chính
thì lời cầu khiến bao gồm hai loại cơ bản: lời cầu khiến trực tiếp và lời cầu
khiến gián tiếp. Với lời cầu khiến trực tiếp, người nói trực tiếp nói ra điều
mình nghĩ và ý nghĩa cầu khiến được nhận biết qua bản thân các yếu tố
ngôn ngữ. Còn ở hình thức gián tiếp người nói không trực tiếp nói thẳng ra
điều mình nghĩ. Lúc này ý nghĩa cầu khiến chỉ có thể hiểu được nhờ tính

15
quy ước của cộng đồng trong sử dụng ngôn ngữ hoặc nhờ ngữ cảnh. (Vấn
đề ngữ cảnh chúng tôi xin trình bày ở mục sau). Chóng ta có thể thấy sự
khác nhau giữa lời cầu khiến trực tiếp và lời cầu khiến gián tiếp qua bảng
so sánh sau:
Lời cầu khiến trực tiếp Lời cầu khiến gián tiếp
(1) Già ơi! Ta đi thôi! (1) Già ơi, về nhà cháu còn xa đấy!
Thường thì cấu trúc đầy đủ của một lời cầu khiến gồm 3 thành phần sau
đây:
- Thành phần báo hiệu,thường là một sự gọi ("Cậu ơi!") hoặc một lời hô
với ngữ điệu nhất định ( "Êy!", "Này!")
- Thành phần biểu hiện mệnh đề chính. Thành phần này không phụ thuộc
vào các thành phần khác với tư cách là một lời cầu khiến. Ví dụ:
Già ơi, ta đi thôi kẻo đường về nhà cháu còn xa đấy.
- Thành phần bổ trợ. Thành phần này nhằm thuyết phục người nghe thực
hiện điều được cầu khiến, nó có thể làm giảm mà cũng có thể làm tăng sự
xúc phạm thể diện. Sự phát ngôn sẽ có hiệu quả hơn trong trường hợp
thành phần bổ trợ làm tăng sự xúc phạm thể diện.
Ví dụ: Cậu mở cửa sổ ra cho nó mát mà ngủ.
Trong một số trường hợp, thành phần này có thể trở thành một lời
cầu khiến gián tiếp:
A: Trời ơi, nóng quá.

B: Để tớ mở cửa sổ ra.
b. Vấn đề tình thái và việc nghiên cứu câu cầu khiến
Xuất phát từ quan niệm tình thái là một phạm trù cú pháp ngữ nghĩa,
ngôn ngữ học hiện đại đã rất quan tâm đến vấn đề tình huống, đặc biệt là
tình huống cầu khiến. Có thể tóm lược như sau:
- Tình huống cầu khiến có các thành phần cơ bản sau:
+ Chủ thể ý chí (C1) (chủ thể cầu khiến)
+ Chủ thể thực hiện (C2) (chủ thể tiếp nhận)

16
+Vị ngữ cầu khiến (hành động cầu khiến)
+ Hướng (từ phi hiện thực đến hiện thực, từ hiện tại đến tương lai)
Như vậy, nội dung cuả tình huống cầu khiến là ý chí xuất phát từ C1
đến C2 và hướng đến sự biến đổi từ phi hiện thực thành hiện thực theo
chiều thời gian từ hiện tại đến tương lai. Trong tình huống cầu khiến bao
gồm sự phản ánh một mối quan hệ nhất định đối với hiện thực, sự hoạt
động của người nói hướng đến việc thay đổi thực tế, đến việc thay đổi một
hiện thực mới.
- Tiền đề của tình huống cầu khiến.
Bondarco cho rằng tiền đề của tình huống cầu khiến là sự tồn tại của
tình huống hiện thực có trước hành vi của lời cầu khiến. Đó là những lÝ
do, nguyên nhân ràng buộc khả năng, nhu cầu, lòng mong muốn, nguyện
vọng và cả lợi Ých của hành vi cầu khiến, kết quả của nó.
Ví dụ: Nếu có tiền đề của tình huống cầu khiến là: "Học sinh đang rất ồn
ào trong giờ học" thì sẽ có tình huống cầu khiến là "Học sinh im lặng! "
Tiền đề của tình huống giao tiếp được xem là yếu tố hoàn cảnh môi
trường. Và khi nói đến các tiền đề của tình huống cầu khiến người ta chó ý
đến tính khách quan của sự tình, đến tình huống chủ quan (cảm giác suy
nghĩ của người nói như là sự kích thích đối với người thực hiện).
Trong một số trường hợp đặc biệt có sự biến đổi từ phi hiện thực đến

hiện thực. Ví dụ: Đi đi!
Với ví dụ này tình huống hiện thực có thể là hai trường hợp khác nhau:
a. Người đi đang đi thì dừng lại: ý chí truyền đạt ở đây không phải là "việc
đi" mà là "việc chú ý tiếp tục đi"
b. Người nghe chưa đi: ý chí truyền đạt là "hãy đi"
Việc nhận thức về tiền đề của tình huống cầu khiến sẽ giúp cho chóng ta
nhìn nhận đúng về vai trò của ngữ cảnh khi phân tích về nội dung cũng như
các biểu hiện câu cầu khiến. Ngữ cảnh là tiền đề sản sinh ra các phát ngôn
cầu khiến, quyết định việc phiên giải, tiếp nhận ý nghĩa của nó.

17
- Tình huống cầu khiến và tình huống lời nói.
Bondarco cho rằng tình huống cầu khiến và tình huống lời nói có sự
gắn bó với nhau và không đồng nhất. Tình huống lời nói sẽ trở thành tình
huống cầu khiến khi có những tiêu chí thực tại hoá như:
+ Tình huống hiện tại, hiện thực.
+ Các nhân vật (ngôi) biểu thị quan hệ cụ thể với người tham gia giao tiếp.
Cụ thể sự hiện tại hoá trong hiện thực là các dấu hiệu: tôi, anh, ở đây, bây
giờ. Đối tượng giao tiếp cụ thể, hình thức giao tiếp trực tiếp (ngôi 1 là ngôi
của người nói, ngôi 2 là ngôi của người nhận), thời điểm giao tiếp là hiện
tại, cuộc giao tiếp hiện thực đang diễn ra.
Bondarco đưa ra kết luận về phương thức ngữ pháp biểu thị tính cầu
khiến. Ông cho rằng các tiêu chí để nhận diện về mặt hình thức của câu cầu
khiến trong sự thống nhất với các đặc trưng về tình thái nội dung là:
+ Ngôi: ngôi thứ hai tồn tại bên cạnh ngôi thứ nhất không chỉ đơn thuần là
hình thức cơ bản của ngôi mà còn chỉ ra sự tương ứng giữa những người
tham gia vào tình huống và những người tham gia vào hành vi lời nói.
+ Dạng: câu cầu khiến chỉ có dạng chủ động, không có dạng bị động.
+ Thời: câu cầu khiến gắn với thời hiện tại, không có thời quá khứ. [8]
1.1.3. Các tiêu chí xác định câu cầu khiến tiếng Việt

Tác giả Chu Thị Thuỷ An có đưa ra một số tiêu chí xác định câu cầu
khiến có sức thuyết phục. [3] Đó là:
1.1.3.1.Một câu phát ngôn được coi là câu cầu khiến khi có một ngữ cảnh
chứa tình huống hiện thực tác động đến khả năng, nhu cầu, nguyện vọng
của người nói và lợi Ých của người nói, người nghe.
Từ khi lí thuyết giao tiếp ra đời, vấn đề ngữ cảnh trở thành vấn đề
được các nhà nghiên cứu quan tâm. Sự khác biệt của ngữ pháp chức năng,
ngữ dụng học so với ngôn ngữ học trước đây là sự coi trọng yếu tố ngữ
cảnh khi nghiên cứu lời nói, cho rằng lời nói phải được đặt trong ngữ cảnh
khi xem xét.

18
Cao Xuân Hạo khẳng định: “Một phát ngôn bao giờ cũng được thực
hiện trong một tình huống nhất định kể cả tình huống bên ngoài lẫn tình
huống bên trong của quá trình hội thoại (thường gọi là văn cảnh hay ngôn
cảnh). [14]
Như vậy, để xác định và phân loại các phát ngôn cầu khiến phải chú
ý đến ngữ cảnh. Ngữ cảnh là một mảng hiện thực khách quan bao gồm
những sự kiện, hiện tượng và cả những phát ngôn xảy ra trước phát ngôn
cầu khiến. Nói cách khác đó là tình huống mà câu cầu khiến xuất hiện và
cũng là tình huống cho phép người nghe xác định ra chúng. Mỗi phát ngôn
bao giờ cũng được thực hiện trong một tình huống nhất định. Nhưng tình
huống xuất hiện của câu cầu khiến có những đặc trưng riêng so với tình
huống giao tiếp của các loại câu khác. Vì vậy, nó là tiêu chí để nhận diện
câu cầu khiến tiếng việt.
Đối với một câu cầu khiến, tình huống xuất hiện của nó phải là một
hiện thực chứa những lÝ do, nguyên nhân ràng buộc, thôi thúc khả năng,
nhu cầu, nguyện vọng của người nói. Hiện thực này có thể tác động đến lợi
Ých của người nói, lợi Ých của người nghe.
Ví dô: Trong bài “Người mẹ” Lớp 3 – Tập 1: có câu cầu khiến sau:

Hãy trả con cho tôi !
Tình huống xuất hiện câu cầu khiến đó là người mẹ bị bắt mất con,
trên đường đi tìm con, bà phải trải qua bao nhiêu là khó khăn, gian khổ.
Cuối cùng, khi gặp Thần Chết – là người đã bắt con bà - chính tình mẫu tử,
lòng yêu thương vô hạn đối với đứa con và sự nhung nhớ người con của
mình đã là động lực thôi thúc bà phát ra câu: Hãy trả con cho tôi !
Như đã nói ở trên, khi nói đến tình huống xuất hiện của câu cầu
khiến thì phải nói đến hai yếu tố: tình huống khách quan của sự tình và cảm
giác suy nghĩ của người nói khi chịu tác động của tình huống khách quan
đó. Nghĩa là tình huống giao tiếp của một câu cầu khiến có hai mặt khách
quan và chủ quan.

19
Như vậy, ngữ cảnh cho phép sử dụng các hành vi ngôn ngữ gián tiếp,
vì thế ngữ cảnh quyết định việc phiên giải ngữ nghĩa của các câu cầu khiến.
Để hiểu đúng bản chất của các hành vi cầu khiến được chuyển tải trong câu
không thể tách câu khỏi ngữ cảnh của nó khi nghiên cứu. Tóm lại, một câu
chỉ được gọi là câu cầu khiến khi nó xuất hiện trong một ngữ cảnh chứa
tình huống cầu khiến.
1.1.3.2. Một phát ngôn được gọi là câu cầu khiến khi người nói trực tiếp
truyền đạt nội dung ý chí, sự mong muốn của mình đến người nghe.
Các giáo trình nghiên cứu ngữ pháp theo quan điểm truyền thống khi
nói đến đặc điểm giao tiếp của câu cầu khiến tiếng Việt đều nhấn mạnh :
câu cầu khiến là loại câu chỉ dùng để giao tiếp trực tiếp, không xuất hiện
trong giao tiếp gián tiếp. [36]
Khi chịu sự thôi thúc của tình huống khách quan thì nội dung ý chí,
nguyện vọng xuất hiện ở người nói. Tuy vậy, nội dung “ý chí” chưa thể
biến thành “nội dung cầu khiến” nếu nội dung Êy chưa được chủ thể cầu
khiến trực tiếp truyền đạt đến một người nghe cụ thể. Nếu không trực tiếp
hướng đến một người nghe thì nội dung ý chí chỉ tồn tại trong một câu trần

thuật – trần thuật lại ý nguyện của người nói.
Ví dô: Trong bài: “Chiếc áo len” – Líp 3 – Tập 1 có đoạn:
Áp mặt xuống gối, em mong trời mau sáng để nói với mẹ: “Con
không thích chiếc áo Êy nữa. Mẹ hãy để tiền mua áo Êm cho cả hai anh
em.”
Ở ví dụ này, nội dung “ý chí” chưa thể biến thành nội dung “cầu
khiến” vì nội dung Êy chưa được chủ thể cầu khiến (là em gái trong truyện)
trực tiếp truyền đạt đến một người nghe cụ thể (người mẹ). Do đó, câu “Mẹ
hãy để tiền mua áo Êm cho cả hai anh em” là câu trần thuật – trần thuật lại
ý nguyện của người nói, chứ không phải là một câu cầu khiến.
Trong một câu cầu khiến, nhân vật giao tiếp và hình thức giao tiếp có
quan hệ mật thiết với nhau. Giao tiếp trực tiếp nghĩa là người phát và người
nhận đều xuất hiện. Vì vậy, khi nói đến câu cầu khiến hầu như tất cảc các

20
nhà nghiên cứu đều đề cập đến vấn đề ngôi. Vì hình thức giao tiếp là trực
tiếp nên chủ thể cầu khiến ở trong câu (dù có mặt hay tỉnh lược) đều ở ngôi
thứ nhất, chủ thể tiếp nhận bao giờ cũng ở ngôi thứ hai hoặc ngôi chung
( ngôi thứ hai và ngôi thứ nhất). Ngôi đặc trưng của chủ thể tiếp nhận
trong câu cầu khiến là ngôi thứ hai (sè Ýt và số nhiều). Tuy nhiên, khi nội
dung cầu khiến là một hành động mà theo ý người nói là cả người nói và
người nghe cùng làm thì đối tượng tiếp nhận trong câu được thể hiện ở
ngôi chung (ta, chóng ta, chúng mình).
Tóm lại, khi người nói trực tiếp truyền đạt nội dung ý nguyện của
mình đến người nghe thì “nội dung cầu mong” biến thành “nội dung” cầu
khiến. Vì thế, hình thức giao tiếp trực tiếp giữa người nói và người nghe đi
kèm với nội dung ý nguyện, mong muốn người nghe thực hiện là tiêu chí
xác định câu cầu khiến đích thực.
1.1.3.3. Một phát ngôn được coi là câu cầu khiến khi nội dung cầu khiến
của nó phải có khả năng hiện thực hoá.

Nội dung cầu khiến tức là nội dung ý nguyện của người nói được
truyền đạt trực tiếp cho người nghe. Sù mong muốn của người nói có thể là
một hành động, một tính chất hoặc một quá trình của người nghe.
Xu hướng của một câu cầu khiến bao giờ cũng biến đổi từ phi hiện
thực thành hiện thực trong một thưòi gian từ hiện tại đến tương lai. Nó
phản ánh mối quan hệ giữa nội dung câu nói với hiện thực, giữa hành động
của người nói với sự thay đổi hiện thực, xuất hiện một hiện thực mới. Vì
thế, giá trị giao tiếp đích thực của câu cầu khiến được quy định bởi khả
năng hiện thực hoá của nội dung yêu cầu. Điều này thể hiện đầu tiên ở chủ
thể tiếp nhận. Đối với một câu cầu khiến, chủ thể cầu khiến không chỉ đơn
thuần tiếp nhận nội dung câu nói mà đồng thời là chủ thể thực hiện hành
động tiềm tàng. Khi nội dung cầu khiến được truyền đạt trực tiếp từ người
phát đến người nhận thì người nhận bị biến thành chủ thể hành động có
trách nhiệm thực hiện một hành động phản hồi. Chủ thể thực hiện và khả

21
năng thực hiện của chủ thể tiếp nhận gắn với tính hiện thực của 1 câu cầu
khiến. Chính vì thế, tính chân thực của 1 câu cầu khiến được quy định bởi
điều kiện chủ thể tiếp nhận là con người. Vì chỉ có con người mới có khả
năng tiếp nhận 1 cách có ý thức sự cầu khiến của người khác và đáp lại sự
cầu khiến đó. Sự vật, đồ vật vô tri, vô giác không thể hiểu được sự cầu
khiến của con người.
Nội dung ý nguyện khi muốn trở thành nội dung cầu khiến phải chịu
sự chi phối của các yếu tố khách quan như tình huống hiện thực, phương
thức truyền đạt và bản thân nội dung đó còn phải có tính chất hiện thực.
Một nội dung yêu cầu có khả năng hiện thực hoá tức là hành động,
tính chất, hay quá trình đó người nghe có thể thực hiện và người nói biết
chắc chắn là người nghe thực hiện được. Điều này cho phép phân biệt
những câu cầu khiến dùng trong giao tiếp chân thực hằng ngày và những
câu cầu khiến mang phong cách tu từ, Èn dô trong thi ca.

Ví dô: Lớp 3 - Tập 2 - Bài: “Một mái nhà chung” - Trang 100 có khổ thơ:
. . Bạn ơi ngước mắt
Ngước mắt trông lên
Bạn ơi hãy hát
Hát câu cuối cùng:
Một mái nhà chung
Một mái nhà chung.
Những câu cầu khiến yêu cầu những trạng thái, quá trình, hành động
trong thi ca thực chất không phải là những câu cầu khiến đích thực. Vì nội
dung yêu cầu của các câu cầu khiến trên không phải là nội dung bề mặt mà
câu chuyển tải. Người nói khi nói không cần biết đến khả năng thực hiện
của người nghe, không cần tính đến khả năng hiện thực hoá nội dung cầu
khiến bề mặt. Cái mà người nói muốn đạt đến không phải là một hành động
tương ứng từ người nghe mà là một sự chuyển biến trong tinh thần người
nghe.

22
Như vậy chúng ta có thể khẳng định câu cầu khiến cũng có thể có
nội dung yêu cầu một trạng thái, một quá trình, với điều kiện các trạng thái
quá trình đó có khả năng hiện thực hoá.
1.1.3.4. Một phát ngôn được gọi là câu cầu khiến khi có những dấu hiệu
hình thức đánh dấu tính cầu khiến.
Ngoài ba điều kiện trên, một câu nói sẽ trở thành câu cầu khiến nếu
như hình thức đặc trưng của câu đó được biểu hiện qua các dấu hiện sau:
- Các phụ từ và động từ tình thái đứng trước vị từ: hãy, đừng, chớ, nên,
cần, phải.
Ví dô: Nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con.
- Các từ tình thái đứng cuối câu: đi, với, thôi, nào, đã, nhé, xem.
Ví dô: Cậu có trăm trí khôn, nghĩ kế gì đi !
- Ngữ điệu:

Ví dô: Đi đi !
- Các động từ ngữ vi có ý nghĩa cầu khiến: cấm, mời, xin, yêu cầu, đề
nghị, chúc, ra lệnh, khuyên, cho.
Ví dô: Xin ông về tâu Đức vua rèn cho tôi chiếc kim này thành một con
dao sắc để xẻ thịt chim.
- Các động từ có ý nghĩa cầu khiến khác: hộ, giúp (giùm), để, nhớ.
Ví dô: Mở hộ cháu cái cửa !
Như vậy, theo chúng tôi, về mặt nội dung, cầu khiến là phát ngôn mà
người nói nói ra nhằm hướng người nghe đến việc thực hiện một hành
động, trạng thái, qúa trình nào đó; bao gồm các hành vi mà chúng tôi đã
nêu ở trên: ra lệnh, sai khiến, yêu cầu, đề nghị, hướng dẫn, khuyên bảo,
cho phép, nhờ vả, mời mọc, thỉnh cầu, rủ rê, thúc giục, dặn dò.
Về mặt hình thức, các hành vi ở lời thuộc nhóm cầu khiến thường
được biểu đạt bằng hai dạng bằng các cấu trúc chính:
Dạng thứ nhất, các cấu trúc cầu khiến được đánh dấu bằng các phụ
từ mệnh lệnh (hoặc động từ tình thái có ý nghĩa cầu khiến) trước vị từ,
cùng với các tình thái từ cầu khiến cuối câu và ngữ điệu.

23
Dạng thứ hai, các cấu trúc chứa động từ ngữ vi có ý nghĩa cầu khiến.
Sự xuất hiện của loại câu có nội dung, hình thức như trên phải gắn liền với
một tình huống hiện thực chứa đựng nội dung ý nguyện, với một chủ thể
phát ngôn (người nói) và có chủ thể tiếp nhận (người nghe); người nói phải
trực tiếp truyền đạt nội dung ý nguyện có tính hiện thực cho người ghe có
khả năng hiện thực hoá. Nói cách khác, câu cầu khiến phải tồn tại trong
một tình huống lời nói gọi là tình huống cầu khiến.
Từ những vấn đề lí luận về câu cầu khiến như trên là cơ sở, chúng tôi
có thể có cách nhìn nhận, đánh giá về nội dung dạy học câu cầu khiến ở
Tiểu học một cách thoả đáng.
1.1.4. Quan niệm của luận văn về câu cầu khiến

Từ những quan niệm của các nhà nghiên cứu Việt ngữ, dưới góc độ
sư phạm, chúng tôi xin trình bày quan điểm về câu cầu khiến sẽ dùng trong
luận văn.
1.1.4.1. Về nội dung: câu cầu khiến là phát ngôn mà người nói nói ra nhằm
hướng người nghe đến việc thực hiện một hành động, trạng thái, quá trình
nào đó; bao gồm các hành vi ở lời: ra lệnh, sai khiến, yêu cầu, đề nghị,
hướng dẫn, khuyên bảo, cho phép, nhờ vả, mời mọc, thỉnh cầu, rủ rê, thúc
giục, dặn dò.
1.1.4.2. Về hình thức: các hành vi ở lời cầu khiến thường được biểu đạt
bằng hai dạng cấu trúc chính:
Thứ nhất, các cấu trúc cầu khiến được đánh dấu bằng các phụ từ
mệnh lệnh: hãy, đừng…(hoặc động từ tình thái có ý nghĩa cầu khiến) trước
vị từ, cùng với các tình thái từ cầu khiến cuối câu (nào, nhé….) và ngữ điệu
khi nói (đọc), dấu chấm than hoặc dấu chấm khi viết. Tuy nhiên, trong
những ngữ cảnh cụ thể (ví dụ cần liệt kê…) có thể đặt dấu hai chấm cuối
câu cầu khiến.
Thứ hai, hành vi cầu khiến được biểu đạt bằng các cấu trúc chứa
động từ ngữ vi có ý nghĩa cầu khiến: cấm, mời, xin, yêu cầu, đề nghị, ra

24
lệnh, khuyên bảo … Động từ ngữ vi là những động từ khi nói ra đã là thực
hiện hành động:
Mời chị uống nước ạ !
Các động từ có ý nghĩa cầu khiến khác như: giúp, hộ, để, nhớ, giùm… cũng
là dấu hiệu biểu đạt ý cầu khiến. Ví dụ:
- Chị xách hộ em xô nước với.
- Để em làm cho.
- Chiều nhớ đón em con nhé.
1.1.4.3. Sự xuất hiện của loại câu có nội dung, hình thức như trên phải gắn
liền với một tình huống hiện thực chứa đựng nội dung ý nguyện, với một

chủ thể phát ngôn (C1) và có chủ thể tiếp nhận (C2). Nói cách khác, câu
cầu khiến phải tồn tại trong một tình huống lời nói gọi là tình huống cầu
khiến. Các phát ngôn có hình thức là câu hỏi nhưng nhằm mục đích cầu
khiến vẫn được coi là câu hỏi nhưng dùng để cầu khiến.
Từ quan niệm về câu cầu khiến như trên, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu
nội dung và phương pháp dạy học câu cầu khiến ở sách giaó khoa tiếng
Việt 4.
1.2. Một số vấn đề lí luận về dạy học Tiếng Việt chi phối việc tổ chức
dạy học câu cầu khiến
1.2.1. Các nguyên tắc dạy học ngữ pháp và việc ứng dụng vào dạy câu
cầu khiến ở Tiểu học
Xuất phát từ mục tiêu của dạy học, từ cơ chế của quá trình nắm khái
niệm nói chung, khái niệm ngữ pháp nói riêng, những đặc điểm của chính
khái niệm ngữ pháp và những khó khăn của học sinh khi hình thành khái
niệm ngữ pháp người ta đã đề xuất thành những nguyên tắc dạy học ngữ
pháp. Các nguyên tắc này làm chỗ dựa cho việc lựa chọn nội dung, phương
pháp, phương tiện, hình thức tổ chức quá trình dạy học ngữ pháp. Cụ thể
các nguyên tắc như sau:
1.2.1. 1. Nguyên tắc giao tiếp
Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ chính là cơ sở của nguyên tắc

25

×