Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học " Xu thế biến động của một số đặc trưng ENSO " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.15 KB, 8 trang )

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 29-36
29
Xu thế biến động của một số đặc trưng ENSO
Trần Quang Đức
*

Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN,
334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 29 tháng 4 năm 2011
Tóm tắt. Giai đoạn từ 1950 đến 2010 liệu ENSO có biến động hay không trong bối cảnh ấm lên
toàn cầu? Dựa trên số liệu nhiệt độ mặt nước biển vùng Nino3, bài báo phân tích xu thế và mức độ
biến đổi của nột số đặc trưng ENSO. Bước đầu chưa thể đưa ra nhận định về mối liên hệ giữa sự
ấm lên toàn cầu và sự biến động ENSO, nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn tuy còn ngắn một số
đặc trưng ENSO có biến động: Các đợt El Nino ngày càng dài hơn. Số các đợt ENSO ngày càng
giảm. Cường độ El Nino ngày càng mạnh.
Từ khóa: ENSO, xu thế, dị thường, nhiệt độ mặt nước biển.
1. Sự ấm lên toàn cầu và ENSO


Trên cơ sở số liệu dị thường nhiệt độ trung
bình Bắc bán cầu giai đoạn 1000-2000 được
tính như là hiệu sai trung bình năm so với trung
bình giai đoạn 1961-1990 (Số liệu giai đoạn từ
khoảng 1860 đến nay có được nhờ quan trắc,
giai đoạn từ năm 1000 đến khoảng 1860 được
tái dựng nhờ dấu hiệu trên thực vật, lõi băng…)
có thể thấy xu thế ấm lên toàn cầu rõ nét và đặc
biệt xu thế tăng mạnh trong khoảng một trăm
năm trở lại đây.
Sự ấm lên toàn cầu trong một thế kỷ trở lại
đây hầu như do gia tăng nồng độ khí nhà kính


từ họat động sống của con người như sử dụng
nhiên liệu hóa thạch, phá rừng…Xu thế tuyến
tính của nhiệt độ trung bình toàn cầu (theo
IPCC) cho thấy tốc độ tăng 0,74°C ±0,18°C
trong khoảng thời gian 1906-2005. Trong 50
_______

ĐT: 84-4-38584943.
E-mail:
năm cuối của giai đoạn này, tốc độ tăng nhiệt
độ là 0,13°C ±0,03°C/thập kỷ so với 0,07°C ±
0,02°C/thập kỷ trong toàn bộ giai đoạn. Trong
hoàn cảnh chung đó nhiệt độ lục địa tăng nhanh
hơn nhiệt độ đại dương và Bắc bán cầu ấm lên
nhanh hơn Nam bán cầu.
Đại dương và khí quyển là hai thành phần
quan trọng của Trái Đất. Sự tương tác giữa hai
thành phần này tạo nên tính đa dạng trong hệ
thống khí hậu Trái Đất. Trong bối cảnh biến đổi
khí hậu nói chung, các hiện tượng thời tiết và
khí hậu không phải lúc nào cũng diễn ra bình
thường, theo qui luật mà có những dị thường.
ENSO là hiện tượng, mà bản chất thể hiện mối
tương tác giữa khí quyển và đại dương miền vĩ
độ thấp Thái Bình Dương. Thuật ngữ ENSO
(ElNino-Southern Oscillation~El Nino và Dao
động nam) được dùng để chỉ hai hiện tượng: El
Nino và La Nina (hoặc cũng thường được gọi là
hai pha của hiện tượng ENSO). El Nino (pha
nóng) là hiện tượng nhiệt độ bề mặt nước biển

phía Đông và trung tâm Thái Bình Dương xích
T.Q. Đức / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 29-36

30
đạo nóng lên một cách dị thường, kéo dài
khoảng một năm với chu kỳ không đều, khoảng
3-5 năm. La Nina (pha lạnh) là hiện tượng nhiệt
độ bề mặt nước biển phía Đông Thái Bình
Dương xích đạo lạnh đi so với bình thường.
Dao động nam dùng để chỉ sự dao động bập
bênh khí áp bề mặt khu vực Đông Thái Bình
Dương, Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ
Dương miền nhiệt đới và thường biến động
mạnh trong thời kỳ ENSO [1].
Nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi vực
thường bị ảnh hưởng mạnh của hiện tượng El
Nino và La Nina nên thời tiết, khí hậu Việt
Nam cũng bị biến động mạnh khi xảy ra các
hiện tượng này. Trong khung cảnh chung ấm
lên toàn cầu, liệu rằng ENSO có biến động? Bài
báo này nhằm đưa ra những nhận xét về sự biến
động của ENSO trong hơn nửa thế kỷ gần đây
trên cơ sở một số đặc trưng cơ bản.
2. Các chỉ số và số liệu nghiên cứu
Một số chỉ số có liên quan đến nhiệt độ mặt
nước biển

Sau đây là một số chỉ số có liên quan đến
nhiệt độ mặt nước biển (Sea Surface
Temperature Anomaly - SSTA) thường được

dùng trong nghiên cứu ENSO trên thế giới và ở
Việt Nam [2-5]:
Trên thế giới
 Thời kỳ ENSO được xác định là những
tháng có SSTA (Dị thường nhiệt độ mặt nước
biển) khu vực Nino3 (Hình 1) vượt ngưỡng ±
1°C, đối với chỉ số SOI thì nhiều tài liệu của Úc
đã lấy giá trị 10 làm ngưỡng: SOI < 10 tương
ứng với El Nino, SOI > 10 tương ứng với La
Nina (Cơ quan Khí tượng Úc).
 Thời kì ENSO được xác định theo trung
bình trượt 5 tháng của SSTA khu vực Nino3.4
với ngưỡng các pha ENSO là ± 0,4 °C và có 6
tháng liên tiếp vượt ngưỡng này (Viện Nghiên
cứu Quốc tế về Khí hậu và Xã hội IRI).
 Thời kì El Nino là giai đoạn có trung bình
trượt 5 tháng SSTA khu vực Nino3.4 vượt giới
hạn 0,4 °C ít nhất 6 tháng (1999, WMO-
UNESCO). Tuy nhiên nghiên cứu cho rằng
định nghĩa cần được phát triển thêm.
 Thời kỳ ENSO là thời kỳ có trung bình
trượt 5 tháng của SSTA khu vực (4°N-4°S,
150°W-90°W) vượt ngưỡng -0,5° ÷ +0,5°C kéo
dài ít nhất 6 tháng (Cơ quan Khí tượng Nhật
Bản).
 El Nino là thời kì có trung bình trượt 5
tháng của SSTA khu vực Nino3 vượt 0,5°C kéo
dài 6 tháng và có ít nhất 1 tháng có SSTA vượt
1°C (Pao-Shin Chu và Jianxin).
 Thời kì ENSO được xác định theo trung

bình trượt 3 tháng SSTA khu vực Nino3.4 với
ngưỡng ± 0,5°C và phải đạt ít nhất 5 tháng.
Ngưỡng với ENSO trung bình là ±1°C, và với
ENSO mạnh là ±1,5°C (Trung tâm Dự báo Khí
hậu Hoa Kỳ, CPC).
Ở Việt Nam
 Pha El Nino khi SSTA Nino1+2, Nino3 >
1°C liên tục 3 tháng liền (Bùi Minh Tăng, Tạp
chí KTTV, 446, T2/1998).
 Thời kỳ ENSO là thời kỳ có giá trị tuyệt
đối trung bình trượt 5 tháng của SSTA khu vực
Nino3 vượt 0,5°C kéo dài 6 tháng trở lên. El
Nino mạnh khi SSTA ≥ 1,5°C, La Nina mạnh
khi SSTA ≤ -1,5°C (Nguyễn Đức Ngữ, Trần
Việt Liễn, Nguyễn Thị Hiền Thuận).
Các chỉ số ENSO áp dụng trên thế giới và
Việt Nam nêu trên đều sử dụng nhiệt độ mặt
nước biển đối với khu vực Nino1, Nino2, Nino3
và Nino4 (Hình 1), đó thường là những khu vực
có biến động mạnh nhất khi xảy ra ENSO. Chỉ
số và ngưỡng giá trị được sử dụng bởi các tác
giả Nguyễn Đức Ngữ, Trần Việt Liễn, Nguyễn
T.Q. Đức / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 29-36

31
Thị Hiền Thuận nhìn chung là trùng với chỉ số
và ngưỡng của Cơ quan Khí tượng Úc, Cơ quan
Khí tượng Nhật Bản, Pao-Shin Chu và Jianxin.
Tuy nhiên đối với Cơ quan Khí tượng Úc
ngưỡng của SSTA không phải là ± 0.5°C mà là

± 1°C, đối với Cơ quan Khí tượng Nhật Bản
khu vực Nino3 được thu hẹp cả phía bắc và
phía nam mỗi bên 1
o
vĩ, đối với hai tác giả Pao-
Shin Chu và Jianxin có bổ sung thêm chỉ tiêu
có ít nhất 1 tháng có SSTA vượt 1°C. Nghiên
cứu bước đầu của chúng tôi chỉ ra rằng với các
chỉ số và ngưỡng của các tác giả trên, các đặc
trưng cơ bản của ENSO như: số đợt ENSO, thời
gian kéo dài các đợt ENSO đều tương đồng.
Trong khuôn khổ nghiên cứu này chúng tôi sẽ
sử dụng chỉ số và ngưỡng: Thời kỳ ENSO là
thời kỳ có giá trị tuyệt đối trung bình trượt 5
tháng của SSTA khu vực Nino3 vượt 0,5° kéo
dài 6 tháng trở lên. El Nino mạnh khi SSTA ≥
1,5°C, La Nina mạnh khi SSTA ≤ -1,5°C.


Hình 1. Sơ đồ phân vùng Nino.

Các thời kỳ ENSO

Số liệu dị thường nhiệt độ mặt nước biển,
trong một số tài liệu còn được gọi là hiệu sai
nhiệt độ mặt nước biển được cung cấp bởi
NCEP theo đường dẫn
/>ces, với chỉ số và ngưỡng đã nêu trên các đợt
ENSO được xác định và mô tả theo Bảng 1 sau:


Bảng 1. Các thời kỳ ENSO


El Nino

La Nina
1

1951

1950/1951
2

1953

1954/55/56
3

1957/1958

1964/1965
4

1963

1967/1968
5

1965/1966


1970/1971
6

1969/70

1973/1974
7

1972/1973

1974/75/76
8

1976/1977

1984/1986
9

1982/1983

1988/1989
10

1986/87/88

1995/1996
11

1991/1992


1998/99/00
12

1997/1998

2007/2008
13

2002/2003

2010/
14

2009/2010








T.Q. Đức / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 29-36

32
3. Xu thế biến động của một số đặc trưng ENSO

Trên cơ sở chuỗi số liệu nhiệt độ mặt nước
biển và phương pháp xác định các đặc trưng
ENSO trên, bài báo đưa ra nhận định về xu thế

biến động chu kỳ, độ kéo dài, cường độ…các
đợt ENSO.
Xu thế thời gian kéo dài các đợt ENSO giai
đoạn 1950 – 2010

a)
b)
Thời gian kéo dài các đợt El Nino
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
1951
1953
1957/1958
1963
1965/1966
1969/70
1972/1973
1976/1977
1982/1983
1986/87/88
1991/1992
1997/1998

2002/2003
2009/2010
Năm
Số tháng
Thời gian
Đường xu thế

Thời gian kéo dài các đợt La Nina
0
5
10
15
20
25
1950/1951
1954/55/56
1964/1965
1967/1968
1970/1971
1973/1974
1974/75/76
1984/1986
1988/1989
1995/1996
1998/99/00
2007/2008
Năm
Số tháng
Thời gian
Đường xu thế



Hình 2. Thời gian kéo dài (số tháng) các đợt El Nino (a), La Nina (b) giai đoạn 1950-2010 và xu thế tuyến tính.

Trên Hình 2a mô tả thời gian kéo dài các
đợt El Nino giai đoạn 1950-2010. Những đợt El
Nino kéo dài nhất đều ở gần cuối giai đoạn, vào
những năm 1982, 1986, 1991 và 1997, trong đó
hai đợt đầu dài nhất và đều trên 16 tháng, hai
đợt sau cùng kéo dài trên 13 tháng. Những đợt
El Nino ngắn nhất đều ở nửa đầu giai đoạn, vào
những năm 1951, 1953, 1963, 1969 và cùng
kéo dài khoảng 6 tháng. Xu thế kéo dài các đợt
El Nino tăng, hay nói cách khác các đợt El
Nino càng ngày càng dài hơn. Thời gian kéo dài
các đợt La Nina giai đoạn 1950-2010 được mô
tả trên Hình 2b. Những đợt La Nina kéo dài
nhất đều ở gần đầu và giữa giai đoạn, vào
những năm 1954, 1970, 1984, trong đó hai đợt
dài nhất vào năm 1954, 1984 đều trên 22 tháng,
đợt năm 1970 ngắn hơn hai đợt trên, và dài
khoảng 20 tháng. Những đợt La Nina ngắn nhất
đều ở nửa sau giai đoạn, vào những năm 1995,
2007 và kéo dài lần lượt 7, 11 tháng. Xu thế kéo
dài các đợt La Nina tăng, giảm không rõ rệt.

Xu thế khoảng cách giữa các đợt ENSO giai
đoạn 1950 – 2010

a)

b)
Khoảng cách thời gian giữa các đợt El Nino
0
10
20
30
40
50
60
70
80
1951
1953
1957/1958
1963
1965/1966
1969/70
1972/1973
1976/1977
1982/1983
1986/87/88
1991/1992
1997/1998
2002/2003
2009/2010
Năm
Số tháng
Thời gian
Đường xu thế


Khoảng cách thời gian giữa các đợt La Nina
0
20
40
60
80
100
120
1950/1951
1954/55/56
1964/1965
1970/1971
1973/1974
1975/1976
1984/1985
1988/1989
1995/1996
1998/99/00
2007/2008
2010/
Năm
Số tháng
Thời gian
Đường xu thế

Hình 3. Khoảng cách (số tháng) giữa các đợt El Nino (a), La Nina (b) giai đoạn 1950-2010 và xu thế tuyến tính.
T.Q. Đức / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 29-36

33
Trên Hình 3a mô tả khoảng cách thời gian

giữa các đợt El Nino giai đoạn 1950-2010.
Khoảng cách dài nhất giữa các đợt El Nino đều
ở nửa cuối giai đoạn, vào sau đợt của những
năm 1982, 1997 và 2009, trong đó khoảng cách
dài nhất là sau đợt năm 1983, 2010 đều trên 63
tháng, khoảng cách sau đợt năm 1997 ngắn hơn
sau hai đợt trên, và dài khoảng gần 60 tháng.
Khoảng cách ngắn nhất giữa các đợt El Nino
đều ở gần đầu giai đoạn, vào sau đợt của những
năm 1953, 1965 và kéo dài cùng khoảng 14
tháng. Xu thế khoảng cách giữa các đợt El Nino
tăng, với mức trung bình khoảng hơn ba tháng
sau mỗi đợt.
Khoảng cách thời gian giữa các đợt La Nina
giai đoạn 1950-2010 được mô tả trên Hình 3b.
Khoảng cách dài nhất giữa các đợt La Nina đều
ở nửa cuối giai đoạn, vào sau đợt của những
năm 1976, 1989 và 2000, và tương ứng là 96,
74, 85 tháng. Tuy nhiên vào nửa đầu giai đoạn,
khoảng cách giữa hại đợt sau năm 1956 đạt cực
đại, nhưng đây cũng là khoảng cách dài duy
nhất trong toàn bộ nửa đầu giai đoạn, cùng
trong giai đoạn này khoảng cách giữa các đợt
La Nina đạt cực tiểu vào sau đợt của những
năm 1971, 1974 và kéo dài lần lượt 15, 4 tháng.
Xu thế khoảng cách giữa các đợt La Nina tăng,
giảm chưa rõ rệt, nhưng nếu nhìn nhận một
cách định tính theo đường xu thế trên hình có
thể thấy khoảng cách giữa các đợt La Nina ngày
càng tăng với mức trung bình khoảng gần hai

tháng sau mỗi đợt.

a)
b)
Khoảng cách thời gian giữa các đợt El Nino tới La Nina
-10
0
10
20
30
40
50
60
1953
1957/1958
1964/1965
1967/1968
1970/1971
1973/1974
1976/1977
1984/1986
1988/1989
1995/1996
1998/99/00
2007/2008
2010/
Năm
Số tháng
Thời gian
Đường xu thế


Khoảng cách thời gian giữa các đợt La Nina tới El Nino
0
5
10
15
20
25
1950/1951
1953
1957/1958
1964/1965
1967/1968
1970/1971
1973/1974
1976/1977
1984/1986
1988/1989
1995/1996
1998/99/00
2007/2008
Năm
Số tháng
Thời gian
Đường xu thế

Hình 4. Khoảng cách (số tháng) giữa các đợt El Nino tới La Nina (a), La Nina tới El Nino (b)
giai đoạn 1950-2010 và xu thế tuyến tính.

Trong thực tế phần lớn kế tiếp sau mỗi đợt

El Nino là đợt La Nina và cũng như vậy đối với
sau mỗi đợt El Nino là đợt La Nina. Khoảng
cách thời gian giữa các đợt từ El Nino tới La
Nina và El Nino tới La Nina càng ngày càng xa
hơn trong giai đoạn 1950-2010, nhận định này
được thể hiện qua xu thế tuyến tính trên Hình
4a,b với mức tăng trung bình nhỏ khoảng dưới
một tháng. Tuy nhiên, nhận định trên đơn thuần
trên cơ sở định tính. Khoảng cách thời gian
giữa các đợt ENSO nói chung không phân biệt
El Nino và La Nina giai đoạn 1950-2010 được
mô tả trên Hình 5. Khoảng cách dài nhất giữa
các đợt ENSO đều ở nửa cuối giai đoạn, vào
sau đợt của những năm 1977, 1992 và 2003, và
tương ứng là 63, 38, 51 tháng. Tuy nhiên vào
nửa đầu giai đoạn, khoảng cách giữa hại đợt sau
năm 1958 đạt cực đại khoảng 63 tháng, nhưng
đây cũng là khoảng cách dài duy nhất trong
toàn bộ nửa đầu giai đoạn, trong toàn bộ giai
đoạn khoảng cách giữa các đợt ENSO đạt cực
tiểu vào khoảng giữa sau đợt của những năm
1973, 1976 và kéo dài cùng 1 tháng. Quan hệ
giữa khoảng cách giữa các đợt ENSO và các
đợt ENSO chưa được rõ, tuy nhiên nhận xét
định tính theo đường xu thế cho thấy khoảng
cách giữa các đợt ENSO ngày càng tăng, hay có
vẻ rằng hiện tượng ENSO càng ngày càng ít
hơn, tuy với mức độ chậm.

T.Q. Đức / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 29-36


34
Khoảng cách thời gian giữa các đợt ENSO
0
10
20
30
40
50
60
70
1950/1951
1953
1957/1958
1964/1965
1967/1968
1970/1971
1973/1974
1976/1977
1984/1986
1988/1989
1995/1996
1998/99/00
2007/2008
2010/
Năm
Số tháng
Thời gian
Đường xu thế


Hình 5. Khoảng cách giữa các đợt ENSO giai đoạn
1950-2010 và xu thế tuyến tính.
Xu thế cường độ các đợt ENSO giai đoạn 1950
– 2010
Cường độ các đợt El Nino
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
1951
1953
1957/1958
1963
1965/1966
1969/70
1972/1973
1976/1977
1982/1983
1986/87/88
1991/1992
1997/1998
2002/2003
2009/2010
Năm
SSTA (

0
C)
Cường độ
Đường xu thế

(a)

Cường độ các đợt La Nina
-2.5
-2
-1.5
-1
-0.5
0
1950/1951
1954/55/56
1964/1965
1967/1968
1970/1971
1973/1974
1974/75/76
1984/1986
1988/1989
1995/1996
1998/99/00
2007/2008
Năm
SSTA(
0
C)

Cường độ
Đường xu thế

(b)

Hình 6. Cường độ các đợt El Nino (a), La Nina (b)
giai đoạn 1950-2010 và xu thế tuyến tính.

Cường độ ENSO được xác định theo giá trị
dị thường nhiệt độ mặt nước biển vùng Nino3.
Trên hình 6a,b, đồ thị mô tả cường độ các đợt
El Nino và La Nina giai đoạn 1950-2010. Các
đợt El Nino có cường độ mạnh nhất đều nằm ở
nửa cuối giai đoạn vào những năm 1972, 1982,
1997 với dị thường nhiệt độ mặt nước biển
tương ứng 2,4; 3,3; 3,7
o
C. Các đợt El Nino có
cường độ yếu nhất đều ở nửa đầu giai đoạn vào
những năm 1951, 1953, 1963 với dị thường
nhiệt độ mặt nước biển tương ứng 1,0; 0,8;
0,9
o
C. El Nino càng ngày càng mạnh hơn (trong
giai đoạn 1950-2010), điều này được thế hiện
qua xu thế cường độ tăng. Mức độ tăng cường
độ tương đối nhanh, trung bình khoảng gần
0,1
o
C sau mỗi đợt. Đối với La Nina, các đợt có

cường độ mạnh nhất đa phần đều ở nửa đầu giai
đoạn, như đợt năm 1954 giá trị dị thường nhiệt
độ mặt nước biển đạt cực tiểu là -2,3
o
C. Đợt La
Nina yếu nhất bắt đầu vào năm 1998 với dị
thường nhiệt độ mặt nước biển -0,8
o
C nằm ở
gần cuối giai đoạn. Xu thế cường độ La Nina
giảm, tuy nhiên xu thế giảm này không thật rõ
rệt. So sánh giữa El Nino và La Nina, cường độ
giữa các đợt La Nina chênh lệch ít hơn.
Như trên đã nói, ngưỡng giá trị dị thường
nhiệt độ mặt nước biển của vùng Nino3 đối với
El Nino và La Nina mạnh là +1,5 và -1,5
o
C. Xu
thế cường độ El Nino mạnh tăng, và với mức
độ tương đối nhanh, trung bình khoảng 0,13
o
C
sau mỗi đợt (Hình 7a). Xu thế cường độ La
Nina mạnh giảm, và với mức độ tương đối
chậm, trung bình khoảng 0,02
o
C sau mỗi đợt
(Hình 7b), tuy nhiên cũng như với trường hợp
cường độ các đợt La Nina nói chung, xu thế
giảm chưa thật rõ rệt. So sánh giữa El Nino và

La Nina mạnh cho thấy: Cường độ các đợt El
Nino mạnh dao động lớn hơn (0,8 ÷ 3,7
o
C), đối
với La Nina (-2,3 ÷ -1,7
o
C). Trong toàn bộ giai
đoạn số các đợt La Nina mạnh nhiều hơn El
Nino.

T.Q. Đức / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 29-36

35
a)
b)
Cường độ các đợt El Nino
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
1957/1958
1965/1966
1972/1973
1982/1983
1986/87/88

1997/1998
2009/2010
Năm
SSTA (
0
C)
Cường độ
Đường xu thế

Cường độ các đợt La Nina mạnh
-2.5
-2
-1.5
-1
-0.5
0
1950/1951
1954/55/56
1964/1965
1970/1971
1973/1974
1974/75/76
1988/1989
1998/99/00
2007/2008
Năm
SSTA(
0
C)
Cường độ

Đường xu thế


Hình 7. Cường độ các đợt El Nino (a), La Nina (b) mạnh giai đoạn 1950-2010 và xu thế tuyến tính.

4. Kết luận
ENSO có biến động rõ ràng đối với một loạt
các đặc trưng: tần suất các đợt, thời gian kéo
dài, cường độ….Trong khuôn khổ nghiên cứu
chưa thể kết luận một cách chính xác liệu biến
đổi khí hậu có tác động tới ENSO hay không.
Với những tính toán ban đầu đối với một số đặc
trưng ENSO trong giai đoạn 1950-2010, có thể
rút ra một số kết luận sau:
 Toàn bộ giai đoạn có 14 đợt El Nino và
13 đợt La Nina, trong đó 7 đợt El Nino mạnh và
9 đợt La Nina mạnh.
 Xu thế các đợt El Nino càng ngày càng
dài hơn. Xu thế kéo dài các đợt La Nina giảm
với mức chậm, tuy nhiên xu thế giảm chậm này
không được rõ rệt.
 Tuy không thật rõ rệt, nhưng nhận xét
định tính cho thấy xu thế khoảng cách giữa các
đợt ENSO tăng. Xu thế khoảng cách giữa các
đợt ENSO tăng cùng với nhận định xu thế độ
dài các đợt El Nino tăng nhanh và xu thế độ dài
các đợt La Nina tăng, giảm không rõ rệt có thể
thấy rằng hiện tượng ENSO càng ngày càng ít
hơn.
 El Nino càng ngày càng mạnh hơn. Xu

thế cường độ La Nina giảm. Xu thế cường độ
El Nino mạnh tăng, và với mức độ tương đối
nhanh. Xu thế cường độ La Nina mạnh giảm, và
với mức độ tương đối chậm. Tuy nhiên đối với
cả hai trường hợp cường độ các đợt La Nina nói
chung và mạnh xu thế giảm chưa thật rõ rệt.
Cường độ các đợt El Nino mạnh dao động lớn
hơn La Nina.
Nghiên cứu được thực hiện với sự hỗ trợ của
đề tài QG-10-13
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Đức Ngữ, ENSO và hạn hán ở các tỉnh
ven biển miền Trung và Tây Nguyên, Tạp chí
Khí tượng Thủy văn, Số 530 (2005) 1.
[2] Đặng Trần Duy, Chỉ số thống kê xác định các kỳ
El Nino và La Nina, Tạp chí Khí tượng Thủy văn
Số 460 (1999) 15.
[3] Nguyễn Đức Ngữ, Ảnh hưởng của ENSO đến
các cực trị nhiệt độ ở Việt Nam, Tạp chí Khí
tượng Thủy văn, Số 538 (2005) 1.
[4] Nguyễn Đức Ngữ, Tác động của ENSO đến thời
tiết, khí hậu, môi trường và kinh tế- xã hội ở Việt
Nam”, Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa
học độc lập cấp Nhà nước về ENSO. Hà Nội,
2002.
[5] Liew Juneng, Fredolin T. Tangang, “Evolution
of ENSO-related rainfall anomalies in Southeast
Asia region and its relationship with
atmosphere-ocean varitions in Indo-Pacific
sector”, Climate Dinamics. N

o
25 (2005) 337.
T.Q. Đức / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 1S (2011) 29-36

36
Variability Trend of some characteristics of ENSO
Tran Quang Duc
Faculty of Hydro-Meteorology & Oceanography, Hanoi University of Science, VNU,
334 Nguyen Trai, Hanoi, Vietnam

This study investigates the ENSO variability during the period from 1950 to 2010 under the
context of global warming. Basing on the sea surface temperature data of the Nino 3 region, trends and
variability amplitudes of some ENSO characteristics were analyzed. Preliminary results show that
there is insignificant relationship between global warming and ENSO variability. On the other hand,
although the study period is rather short but it is shown that ENSO was varying in frequency, length
and intensity. Concretely, the El Nino duration is increasingly longer. The number of ENSO events is
decreasing while the El Nino intensity is stronger.
Keywords: ENSO, trend, anormaly, sea suface temperature.

×