Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

Bài giảng xây dựng văn bản pháp luật chương 7 soạn thảo 1 số văn bản pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.59 KB, 32 trang )

CHƯƠNG 7:
SOẠN THẢO MỘT SỐ VĂN BẢN
HÀNH CHÍNH


NỘI DUNG
1. Soạn thảo quyết định
2. Soạn thảo công văn
3. Soạn thảo thông báo
4. Soạn thảo báo cáo
5. Soạn thảo biên bản
6. Soạn thảo tờ trình
7. Soạn thảo nghị quyết
8. Soạn thảo chỉ thị


I.Soạn thảo quyết định
1.Giới thiệu chung về quyết định
2. Cách thức soạn thảo quyết định


1.Giới thiệu chung về quyết định
Quyết định được dùng để đưa ra một mệnh lệnh pháp luật để
giải quyết vấn đề cụ thể, đối với đối tượng cụ thể.
Thể thức:
Mẫu 1.2, 1.3 và 1.6 Phụ lục V TT 01/2011/TT-BNV
Mẫu 18,19, 22, 23, 26, 27, 37 Phụ lục I NĐ 34/2016/NĐCP
Phân loại :
Quyết định là VBQPPL
Quyết định là văn bản hành chính: QĐ về tổ chức cơ quan,
QĐ về tổ chức nhân sự (bổ nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn kết


quả bầu 1 chức danh), QĐ về ban hành VB HC phụ.


2. Cách thức soạn thảo quyết định
 Bố cục văn bản:
• Quyết định: điều, khoản, điểm.
• Các quy chế (quy định) ban hành kèm theo quyết định: chương,
mục, điều, khoản, điểm.
 Theo thứ tự sau:
Điều 1. Giải quyết công việc phát sinh: hành vi, đối tượng được
điều chỉnh; mức độ và thời gian điều chỉnh.
Điều 2. Nghĩa vụ của đối tượng thi hành (nếu có).
Điều 3. Quyền lợi của đối tượng thi hành (nếu có).
Điều 4. Hiệu lực của quyết định
(Văn bản) này có hiệu lực kể từ ngày ký
(Văn bản) này có hiệu lực kể từ ngày….tháng…năm…
(Văn bản) này có hiêu lực sau….kể từ…”
Điều 5. Trách nhiệm thi hành


ghQĐ ban hành Quy tắc ứng xử 2014.pdf
gyQĐ bo nhiem can bo 2016-UBND.pdf


II.Soạn thảo công văn
1.Giới thiệu chung về công văn
2. Cách thức soạn thảo công văn


1.Giới thiệu chung về cơng văn


Cơng văn hành chính là một loại văn bản hành chính, thư
cơng – thư giao dịch giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức, cán
bộ, công chức nhà nước và công dân. Chức năng của cơng văn
hành chính là để đề nghị, hướng dẫn, hỏi, trả lời, mời họp,
đơn đốc nhắc nhở…
Thể thức trình bày:
Mẫu 1.5 phụ lục V Thơng tư số 01/2011/TT-BNV
Phương pháp trình bày:
-Nội dung dài, phức tạp: phần, mục, khoản, điểm.
-Nội dung ngắn, đơn giản: khoản, điểm.


2. Cách thức soạn thảo công văn
 PHẦN MỞ ĐẦU:
+ Nêu rõ mục đích, lý do ban hành;
+ Yêu cầu diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, nêu bật được nội dung
chính được đề cập.
 PHẦN NỘI DUNG CHÍNH:
- Nêu chi tiết nội dung mà công văn cần giải quyết:
+ CV chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở: nội dung cần chỉ đạo (nghiêm
khắc);
+ CV đề nghị: nội dung cần đề nghị (thuyết phục và có lý do xác
đáng);
+ CV trả lời: nêu cụ thể những nội dung trả lời theo yêu cầu, đề
nghị của cơ quan hỏi;
+ Cv hỏi: nêu rõ những nội dung (câu hỏi) mà cơ quan ban hành
công văn mong muốn cơ quan được hỏi trả lời, nội dung hỏi rõ
ràng thì sẽ nâng cao khả năng cơ quan trả lời sẽ trả lời rõ ràng,
có trách nhiệm.

+ CV mời họp, mời tham dự hội nghị: Thời gian tiến hành cuộc
họp, Địa điểm tiến hành cuộc họp, Thành phần tham gia cuộc
họp, Nội dung, chương trình cuộc họp


2. Cách thức soạn thảo công văn

 PHẦN KẾT THÚC:
- Khẳng định lại nội dung công văn, nhấn mạnh sự cần
thiết giải quyết công việc:
+ CV chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở: Yêu cầu triển khai công
việc kịp thởi, hiệu quả;
+ CV đề nghị: mong cấp trên tạo điều kiện giải quyết;
+ CV trả lời: thể hiện sự hợp tác;
+ CV hỏi: thể hiện sự hợp tác hoặc xác định trách nhiệm
của cơ quan nhận công văn;
+ CV mời họp, mời tham dự hội nghị: thể hiện sự hợp
tác.
huCV don doc.pdf
huCv tra loi.doc
uhcv de nghi UBND tinh BG.docx


III.Soạn thảo thông báo
1.Giới thiệu chung về thông báo
2. Cách thức soạn thảo thông báo


1. Giới thiệu chung về thông báo


Là VB để thông tin về hoạt động, thông
tin nhanh các quyết định cho đối tượng
quản lý của mình biết thi hành và những
thơng tin về những tin tức khác mà người
có liên quan cần biết.
VD:
Thông báo về kết luận của buổi họp
Thông báo điều chỉnh học phí
Thơng báo thời hạn nộp thuế
Phân biệt Thông báo với công văn


2. Cách thức soạn thảo thông báo

- Đề cập ngay vào nội dung cần thông tin và không cần nêu lý do,

căn cứ, hoặc nêu tình hình chung như các VB khác. Loại thông báo
cần giới thiệu các chủ trương, chính sách, thì phải nêu rõ tên, số
và ngày tháng năm ban hành VB đó, trước khi nêu những nội
dung khái quát.
- Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, cần viết rất ngắn gọn, đủ thông tin,
không bắt buộc phải lập luận hay biểu lộ tình cảm như trong các
cơng văn, phần kết thúc chỉ cần tóm tắt lại mục đích và đối tượng
cần được thông báo.
- Phần kết thúc không yêu cầu lời lẽ xã giao như công văn hoặc xác
định trách nhiệm thi hành như VB pháp quy
- Phần đại diện ký thông báo: Không bắt buộc phải là thủ trưởng cơ
quan, mà là những người giúp việc có trách nhiệm về các lĩnh vực
được phân công hay được ủy quyền ký và trực tiếp thông báo
dưới danh nghĩa thừa lệnh thủ trưởng cơ quan.

hgthong bao.pdf


IV.Soạn thảo báo cáo
1.Giới thiệu chung về báo cáo
2. Cách thức soạn thảo báo cáo


1. Giới thiệu chung về báo cáo
Báo cáo là một hình thức văn bản hành chính, do các cơ quan,
đơn vị, cá nhân soạn thảo, ban hành nhằm mục đích trình bày
tình hình hoạt động của cơ quan, đơn vị trong một khoảng thời
gian nhất định (báo cáo tổng kết, báo cáo sơ kết…); hoặc trình
bày về những sự việc xảy ra đột xuất (báo cáo về vụ cháy trụ sở
doanh nghiệp X…)…
Phân loại báo cáo dựa trên các căn cứ:
-Theo thời gian: 2 loại (báo cáo thường ký và báo cáo bất
thường);
-Theo nội dung báo cáo: báo cáo sơ kết, báo cáo tổng kết, báo
cáo thực tế, báo cáo chun đề khoa học.
Phương pháp trình bày:
-Báo cáo có nội dung dài, phức tạp: chia thành: Phần, mục,
khoản, điểm, -, +
-Báo cáo có nội dung ngắn gọn, đơn giản: chia thành khoản,
điểm.


2. Cách thức soạn thảo báo cáo
 PHẦN NỘI DUNG CHÍNH: phụ thuộc vào từng loại báo cáo
 Báo cáo tổng kết: cơ cấu chung 4 phần:

- Phần đánh giá tình hình (thuận lợi và khó khăn);
- Phần những kết quả đạt được;
- Những tồn tại, hạn chế;
- Phần nêu bài học kinh nghiệm và đề xuất phương hướng hoạt
động trong thời gian tới.
 Báo cáo đơn giản: cơ cấu chung 3 phần:
- Phần mở đầu: nêu khái quát những nhiệm vụ cần thực hiện
của CQ, tổ chức; những thuận lợi, khó khăn chung trong q
trình thực hiện những nhiệm vụ đó.
- Phần nội dung: nêu kết quả đạt được cũng như những tồn
tại, yếu kém trong hoạt động của CQ, tổ chức. Đồng thời phân
tích nguyên nhân của kết quả cũng như yếu kém đã nêu.
- Phần kết thúc: nêu bài học kinh nghiệm và đề xuất phương
hướng trong thời gian tới.


- ugbao cao.pdf


V.Soạn thảo biên bản
1.Giới thiệu chung về biên bản
2. Cách thức soạn thảo biên bản


1. Giới thiệu chung về biên bản

Biên bản là một loại văn bản hành chính,
được sử dụng để ghi lại những sự kiện xảy
ra trong một giới hạn nhất định về không
gian và thời gian. Những biên bản thường

được sử dụng trong thực tế là: Biên bản
Hội nghị, Hội thảo, biên bản vi phạm pháp
luật, biên bản bàn giao tài sản, biên bản
ghi lời khai, …


2. Cách thức soạn thảo biên bản


Thể thức:

Mẫu 1.12 phụ lục V TT số 01/2011/TT-BNV
 Yêu cầu khi soạn thảo biên bản:
+ Phải mơ tả trung thực, chi tiết, chính xác sự việc xảy ra;
+ Người viết biên bản không được bình luận sự kiện;
+ Tối thiểu phải có hai chữ ký;
+ Được lập thành nhiều bản có giá trị như nhau (biên bản vụ
việc).
 Cách ghi biên bản: Có hai cách ghi:
- Cách 1: Ghi chi tiết, đầy đủ sự kiện (BB vụ việc);
- Cách 2: Ghi tổng hợp: khái quát ý kiến phát biểu của thành viên
cuộc họp nếu có nhiều ý kiến trùng nhau (BB hội nghị)
Lưu ý: Có thể kết hợp hai cách ghi.



×