Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa tại xã hòa sơn, huyện lương sơn, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 97 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VIỆN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN

----------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI GẮN VỚI ĐƠ THỊ HĨA TẠI XÃ HỊA SƠN,
HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HỊA BÌNH

NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ NGÀNH: 7850103

Giáo viên hướng dẫn: TS. Hoàng Xuân Phương
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Thắm
Mã sinh viên:
1754030518
Lớp:
K62 – QLĐĐ
Khóa học:
2017 – 2021

Hà Nội, 2021


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp là một trong những bước quan trọng để đánh giá kết
quả học tập, rèn luyện và hoàn thành chương trình học tại trường Đại học Lâm
Nghiệp, đồng thời giúp sinh viên có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Sau thời gian khẩn trương, nghiêm túc thực hiện nghiên cứu, đến nay


chuyên đề đã hoàn thành. Để thực hiện thành công đề tài này, ngoài sự nỗ lực
của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các tập thể, các
cá nhân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cơ giáo Viện
Quản lý Đất đai và Phát triển nông thôn đã truyền đạt cho tôi những kiến thức,
kỹ năng nghiên cứu bổ ích và tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong quá trình thực hiện
chuyên đề này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Xuân
Phương, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình hướng dẫn chỉ bảo
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến UBND xã Hòa Sơn,
Phòng Kinh tế - Hạ tầng, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, các hộ gia đình,
người nông dân tại xã đã tận tình phối hợp giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình phỏng vấn, thu thập thông tin để hoàn thiện
chuyên đề nghiên cứu khoa học.
Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân và bạn bè đã tạo điều kiện
về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng, song
do năng lực và kinh nghiệm có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu
sót nhất định. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy
cô giáo và độc giả để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày ..... tháng ..... năm 2021
Sinh viên

Hà Thị Thắm
i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i

MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ......................................................................... vii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .............................................................. 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 2
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................ 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 4
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................ 4
2.1.1. Khái quát về nông thôn ......................................................................... 4
2.1.2. Quy hoạch xây dựng nơng thơn ............................................................ 4
2.1.3. Đơ thị hóa .............................................................................................. 6
2.1.4. Quy hoạch xây dựng nông thôn gắn với đô thị hóa .............................. 7
2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ ....................................................................................... 8
2.2.1. Các văn bản do Trung ương ban hành .................................................. 8
2.2.2. Các văn bản do tỉnh Hịa Bình ban hành .............................................. 9
2.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................. 11
2.3.1. Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
....................................................................................................................... 11
2.3.2. Tình hình quy hoạch xây dựng nơng thơn mới tại Hịa Bình ............. 12
2.3.3. Ví dụ điển hình về việc xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa tại
Hịa Bình ....................................................................................................... 15
ii



PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 17
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ...................................................................... 17
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .................................................................... 17
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 17
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 17
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 18
3.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp .................................. 18
3.5.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu ............................. 18
3.5.3. Phương pháp minh họa bằng bản đồ................................................... 18
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 20
4.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI XÃ HÒA
SƠN, HUYỆN LƯNG SƠN, TỈNH HỊA BÌNH ............................................ 20
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 20
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................... 22
4.1.3. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã Hòa
Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010 - 2020 .................... 24
4.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI XÃ HỊA SƠN, HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HỊA
BÌNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 ..................................................................... 31
4.2.1. Đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất xã Hòa Sơn đến năm
2020. .............................................................................................................. 31
4.3. XÁC ĐỊNH TIỀM NĂNG, ĐỘNG LỰC VÀ DỰ BÁO PHÁT TRIỂN . 35
4.3.1. Xác định tiềm năng, động lực phát triển kinh tế - xã hội của xã ........ 35
4.3.2. Dự báo phát triển xã ............................................................................ 36
4.4. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CỦA XÃ SO VỚI TIÊU CHUẨN ĐƠ THỊ 37
4.4.1. Đánh giá tiêu chuẩn của tiêu chí đơ thị tại xã Hịa Sơn ...................... 37
4.3.2. Đánh giá chung ................................................................................... 40

iii



4.5. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THƠN
MỚI THEO HƯỚNG ĐƠ THỊ HĨA TẠI XÃ HỊA SƠN, HUYỆN LƯƠNG
SƠN, TỈNH HỊA BÌNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 ....................................... 41
4.5.1. Định hướng phát triển khơng gian tồn xã ......................................... 41
4.5.2. Định hướng quy hoạch khu trung tâm xã ........................................... 43
4.5.3. Định hướng quy hoạch hệ thống các công trình cơng cợng, dịch vụ . 44
4.5.4. Định hướng tổ chức không gian kiến trúc khu dân cư mới và khu dân
cư hiện trạng.................................................................................................. 46
4.5.5. Định hướng tổ chức các khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Khu
vực sản xuất và phục vụ sản xuất. ................................................................ 47
4.5.6. Quy hoạch sử dụng đất ....................................................................... 50
4.5.7. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật ................................................................ 51
4.5.8 Danh mục các dự án ưu tiên theo kỳ kế hoạch để đạt tiêu chí đơ thị loại 5
....................................................................................................................... 61
4.6. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI GẮN VỚI ĐÔ THỊ HĨA TẠI XÃ HỊA SƠN . 61
4.6.1. Giải pháp về nguồn vốn ...................................................................... 61
4.6.2. Về tổ chức việc thực hiện ................................................................... 62
4.6.3. Xây dựng báo cáo chi tiết và kế hoạch hàng năm cho chương trình ...... 63
4.6.4. Giải pháp về mặt hành chính .............................................................. 63
4.6.5. Giải pháp về khoa học công nghệ và môi trường ............................... 64
4.6.6. Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ................................ 64
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 65
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................... 65
5.2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO

iv



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BQL

Ban quản lý

CCN

Cụm công nghiệp

CTR

Chất thải rắn

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

HTX

Hợp tác xã


KCN

Khu công nghiệp

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTT

Khu thể thao

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTM

Nông thôn mới

NVH

Nhà văn hóa

QCVN

Quy chuẩn xây dựng

QCXDVN


Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

QĐ-UBND

Quyết định Ủy ban nhân dân

QHXD

Quy hoạch xây dựng

SX-KD

Sản xuất kinh doanh

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TDTT

Thể dục thể thao

THCS

Trung học cơ sở


TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

XDNTM

Xây dựng nông thôn mới

XLNT

Xử lý nước thải

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2010 - 2020 ......................... 23
Bảng 4.2. Tình hình dân sớ, lao đợng xã Hịa Sơn, Lương Sơn giai đoạn 2018 2020 ..................................................................................................................... 23
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất xã Hòa Sơn năm 2020 ................................... 24
Bảng 4.4. Tình hình biến đợng sử dụng đất trên địa bàn xã Hòa Sơn ................ 26
Bảng 4.5. Tổng hợp hiện trạng nhà văn hóa khu thể thao các thôn trên địa bàn xã
Hòa Sơn ............................................................................................................... 28
Bảng 4.6. Hiện trạng đường giao thơng trên địa bàn xã Hịa Sơn ...................... 29
Bảng 4.7. So sánh tình hình thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất so với phương án quy
hoạch sử dụng đất xã Hịa Sơn ............................................................................ 34
Bảng 4.8. Dự báo dân sớ và lao đợng xã Hịa Sơn.............................................. 37

Bảng 4.9. Các tiêu chuẩn về trình độ phát triển kinh tế - xã hội đô thị áp dụng
đối với khu vực dự kiến thành lập phường ......................................................... 39
Bảng 4.10. Các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị áp dụng đối
với khu vực dự kiến thành lập phường ............................................................... 39
Bảng 4.11. Định hướng Quy hoạch khu trung tâm xã ........................................ 44
Bảng 4.12. Cơ cấu sử dụng đất của xã Hịa Sơn theo hướng đơ thị ................... 50
Bảng 4.13. Quy hoạch hệ thống đường giao thông............................................. 54
Bảng 4.14. Dự kiến phụ tải điện sinh hoạt đến năm 2030 .................................. 56
Bảng 4.15. Dự báo công suất phụ tải điện xã Hịa Sơn ...................................... 57
Bảng 4.16. Quy hoạch hệ thớng trạm biến áp xã Hòa Sơn tới 2030................... 57
Bảng 4.17. Dự báo nhu cầu sử dụng nước xã Hòa Sơn đến năm 2030 .............. 58

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 4.1. Sơ đờ định hướng phát triển khơng gian tồn xã ................................ 43
Hình 4.2. Mợt sớ mặt cắt giao thơng điển hình ................................................... 55

vii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân,
của cả hệ thớng chính trị. Nơng thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hợi,
mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. Xây dựng nông thôn mới giúp cho
nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây
dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.
Hiện nay, tốc độ đô thị hóa đang diễn ra khá nhanh ở nhiều địa phương, do

vậy việc xây dựng NTM gắn với quá trình đô thị hóa là tất yếu. Đây cũng là yêu
cầu mới đặt ra đối với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trong quá
trình đô thị hóa nhằm hình thành khu vực dân cư và cơ sở hạ tầng phù hợp tiến
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tái cơ cấu nông
nghiệp và thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Qua đó, góp phần
chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, từng bước
tạo điều kiện, môi trường sử dụng mức cao nhất lực lượng lao động trên địa bàn
huyện. Mặt khác, xây dựng NTM trong quá trình đô thị hóa nhằm định hướng
quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường và các dịch vụ xã hội phù hợp với
định hướng đô thị hóa, nhằm từng bước chuẩn bị cho việc hình thành đô thị trên
địa bàn, tránh lãng phí ng̀n lực đầu tư.
Hụn Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình là mợt trong những hụn kinh tế trọng
điểm của tỉnh, có vị trí địa lý thuận lợi và tiềm năng kinh tế quan trọng. Ngày
20/11/2019, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 986 công nhận thị trấn
Lương Sơn và khu vực mở rộng gồm các xã: Lâm Sơn, Tân Vinh, Cư Yên,
Nhuận Trạch và Hịa Sơn đạt tiêu chí đơ thị loại IV. Định hướng trong tương lai,
thị trấn Lương Sơn và 5 xã phụ cận trở thành thị xã gồm: 6 phường nội thị của
đô thị loại IV và khu vực ngoại thị gồm 5 xã: Liên Sơn, Cao Sơn, Cao Dương,
Thanh Sơn, Thanh Cao. Để đáp ứng yêu cầu xây dựng huyện Lương Sơn lên thị
xã Lương Sơn (dự kiến chậm nhất vào năm 2023), việc cần nâng cấp xã trở
thành phường là điều kiện quan trọng. Thực hiện mục tiêu này, cần thực hiện
các bước Quy hoạch chung xây dựng đô thị, Quy hoạch chi tiết khu trung tâm
các phường dự kiến thành lập; đầu tư nâng cấp hạ tầng các xã về giao thông, vỉa
hè, chiếu sáng, cây xanh, cống thoát nước, xử lý nước thải và cơ sở hạ tầng
thương mại (siêu thị hoặc chợ); chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang
1


công nghiệp và thương mại, dịch vụ để tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt
70% bằng cách đào tạo nghề, phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp, thương

mại, dịch vụ cho người dân địa phương có việc làm, do vậy việc lập quy hoạch
chung xây dựng xã định hướng đô thị hóa là rất cần thiết.
Năm 2021 cũng là năm đầu kỳ phải xây dựng mới quy hoạch theo Luật
Quy hoạch. Ngoài ra theo định hướng của UBND tỉnh Hòa Bình, xã Hòa Sơn
được xác định là phường nội thị và phải đầu tư theo hướng đồng bộ, toàn diện,
định hướng lên phường. Vì vậy, việc quy hoạch xã nông thôn mới kiểu mẫu phải
theo hướng gắn với chủ trương huyện lên thị xã và xã Hòa Sơn nâng cấp lên
phường để đảo bảo đủ tiêu chuẩn kỹ thuật đô thị.
Xuất phát từ những lý do thực tiễn trên, em lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch xây dựng nông thơn mới gắn với đơ
thị hóa tại xã Hịa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại
xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, các tiêu chuẩn kỹ thuật quy hoạch
xây dựng đô thị từ đó đề xuất phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới gắn
với đơ thị hóa tại xã Hịa Sơn, hụn Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng công tác quy hoạch xây dựng nông thơn mới xã Hịa
Sơn, hụn Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2011 - 2020.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng tổng hợp xã bao gồm: Điều kiện tự nhiên;
kinh tế - xã hội; Dân số, lao động; Hiện trạng sử dụng và biến động từng loại đất;
Hiện trạng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội.
- Xác định tiềm năng, đợng lực chính phát triển kinh tế - xã hội của xã.
- Xác định các tiêu chuẩn kỹ tḥt xây dựng, các ́u tớ và tiêu chí cần để
xây dựng nông thôn gắn với định hướng đô thị hóa (nâng cấp lên phường). Đánh
giá hiện trạng của xã so với các tiêu chí đơ thị.
- Đề xuất phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới gắn với đơ thị hóa
tại xã Hịa Sơn, hụn Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2021 - 2030.
- Đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới gắn với

đơ thị hóa tại xã Hịa Sơn, hụn Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình.
2


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quy hoạch xây dựng nông thôn
mới và phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa tại xã
Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tại xã Hòa Sơn, huyện
Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
- Phạm vi về thời gian:
+ Thời gian nghiên cứu thực trạng: Từ năm 2011 - 2020;
+ Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 9/2020 đến tháng 5/2021.
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về quy
hoạch xây dựng nơng thơn mới gắn với đơ thị hóa tại địa bàn nghiên cứu. Và tập
trung xây dựng 2/7 loại bản vẽ là bản vẽ hiện trạng tổng hợp và định hướng phát
triển không gian xã.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái quát về nông thôn
“Nông thôn là một vùng đất đai rộng với một cộng đồng dân cư chủ yếu
làm nghề nông nghiệp (nông, lâm, ngư nghiệp), có mật độ dân cư thấp, cơ sở hạ
tầng kém phát triển, có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất
hàng hóa thấp và thu nhập mức sống của dân cư thấp hơn đô thị” (Phạm Quang

Vinh và Trịnh Hải Vân, 2011).
Theo Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ
NN&PTNT về việc hướng dẫn thực hiện bợ tiêu chí q́c gia về nơng thơn mới
quy định: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành
phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân
cấp xã (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009).
Như vậy, có thể thấy rằng, khái niệm vùng nơng thơn chỉ mang tính chất
tương đới, thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của
các quốc gia trên thế giới. Khái niệm nông thôn bao gồm nhiều mặt có quan hệ
chặt chẽ với nhau.
2.1.2. Quy hoạch xây dựng nông thôn
2.1.2.1. Khái niệm về nông thôn mới
Nông thôn mới là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần
của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông
thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến,
có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trị làm chủ nông thôn mới.
Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng
được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa
nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc
văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thớng
chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.
2.1.2.2. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Quy hoạch nơng thơn mới là bớ trí, sắp xếp các khu chức năng, sản xuất,
dịch vụ, hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn, theo tiêu chuẩn nông
thôn mới, gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng địa phương; được người
dân của xã trong mỗi làng, mỗi gia đình ý thức đầy đủ sâu sắc và quyết tâm thực
hiện (BXD-BNNPTNT-BTN&MT, 2011).
4



Quy hoạch nông thôn mới bao gồm quy hoạch định hướng phát triển không
gian; quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát
triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới; quy hoạch phát triển
các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh,
bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.
Tuy nhiên, quy hoạch xây dựng nơng thơn mới thường chỉ bám theo tiêu
chí xây dựng NTM để bớ trí quy hoạch hệ thớng hạ tầng - kỹ thuật, các công
trình văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao…Các trường hợp xã đạt chuẩn nông thôn
mới nhưng có chủ trương nâng cấp từ xã lên phường chưa được các các nhà
nghiên cứu đề cập.
2.1.2.3. Vai trò và sự cần thiết của việc xây dựng nông thôn mới
a. Vai trị của việc xây dựng nơng thơn mới
- Về kinh tế: Hướng đến nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, thị
trường hội nhập. Thúc đẩy nông nghiệp, nơng thơn phát triển nhanh, khún
khích mọi người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, giảm bớt
sự phân hóa giàu nghèo và khoảng cách mức sớng giữa nơng thơn và thành thị.
- Về chính trị: Phát huy tinh thần dân chủ trên cơ sở chấp hành luật pháp,
tôn trọng đạo lý bản sắc địa phương. Tôn trọng hoạt động của đoàn thể, các tổ
chức, hiệp hội vì cộng đồng, đoàn kết xây dựng nông thôn mới.
- Về văn hóa - xã hội: Chung tay xây dựng văn hóa đời sống dân cư, các
làng xã văn minh, văn hóa.
- Về con người: Xây dựng hình tượng người nơng dân tiêu biểu, gương
mẫu. Tích cực sản xuất, chấp hành kỷ cương, ham học hỏi, giỏi làm kinh tế và
sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
- Về môi trường nông thôn: Xây dựng môi trường nông thôn trong lành,
đảm bảo môi trường nước trong sạch. Các khu rừng đầu nguồn được bảo vệ
nghiêm ngặt. Chất thải phải được xử lý trước khi vào môi trường. Phát huy tinh
thần tự nguyện và chấp hành luật pháp của mỗi người dân.
b. Sự cần thiết của việc xây dựng nông thôn mới

Do kết cấu hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi) còn
nhiều yếu kém, vừa thiếu, vừa không đồng bộ; nhiều hạng mục công trình đã
xuống cấp, tỷ lệ giao thông nông thôn được cứng hoá thấp; giao thơng nợi đờng
ít được quan tâm đầu tư; hệ thống thuỷ lợi cần được đầu tư nâng cấp, chất lượng
5


lưới điện nông thôn chưa thực sự an toàn; cơ sở vật chất về giáo dục, y tế, văn
hoá còn rất hạn chế, mạng lưới chợ nông thôn chưa được đầu tư đồng bộ, trụ sở
xã nhiều nơi xuống cấp.
Do sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến còn hạn
chế, chưa gắn chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm, chất lượng nông sản
chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng
khoa học công nghệ trong nông nghiệp cịn chậm, tỷ trọng chăn ni trong nơng
nghiệp cịn thấp, cơ giới hoá chưa đồng bộ.
Do thu nhập của nông dân thấp, số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nơng thơn cịn ít, sự liên kết giữa người sản xuất và các thành phần kinh
tế khác ở khu vực nông thôn chưa chặt chẽ. Kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợp
tác xã còn nhiều yếu kém. Tỷ lệ lao đợng nơng nghiệp cịn cao, cơ hợi có việc
làm mới tại địa phương không nhiều, tỷ lệ lao động nông lâm nghiệp qua đào tạo
thấp, tỷ lệ hộ nghèo cịn cao.
Do đời sớng tinh thần của nhân dân cịn hạn chế, nhiều nét văn hoá truyền
thống đang có nguy cơ mai một (tiếng nói, phong tục, trang phục ...), nhà ở dân
cư nơng thơn vẫn cịn nhiều nhà tạm, dột nát. Hiện nay, kinh tế - xã hội khu vực
nông thôn chủ yếu phát triển tự phát, chưa theo quy hoạch.
Do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, cần 3
́u tớ chính: đất đai, vốn và lao động kỹ thuật. Qua việc xây dựng nông thôn
mới sẽ triển khai quy hoạch tổng thể, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa.
Mặt khác, mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công

nghiệp. Vì vậy, một nước công nghiệp không thể để nông nghiệp, nông thôn lạc
hậu, nơng dân nghèo khó. Chính vì những lí do nêu trên chúng ta cần xây dựng
quy hoạch nông thôn mới.
2.1.3. Đơ thị hóa
2.1.3.1. Khái niệm về đơ thị
Theo Thơng tư số 34/2009/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung của
Nghị định sớ 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại
đô thị và Luật quy hoạch đô thị của Quốc hội khóa XII, đã đưa ra khái niệm: Đô
thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động
trong lĩnh vực kinh tế phi nơng nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh
tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại
6


thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.
Như vậy, đô thị trước hết phải là một lãnh thổ xác định, tại đó dân cư tập
trung với mật độ cao, gắn với các hoạt động sản xuất phi nơng nghiệp. Đờng
thời đơ thị cịn là nới hội tụ nhiều năng lực kinh tế, năng lực khoa học - công
nghệ và các giá trị văn hóa, xã hợi khác.
2.1.3.2. Khái qt về đơ thị hóa
Định nghĩa về đô thị hóa rất đa dạng, vì đô thị hóa chứa đựng nhiều hiện
tượng và biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển. Tùy theo góc độ nghiên
cứu của các lĩnh vực ở từng thời điểm lịch sử khác nhau mà có thể định ngĩa đô
thị hóa khác nhau.
Từ khái niệm về đô thị, đô thị hóa được định nghĩa là một quá trình chuyển
hóa, vận động phức tạp có quy luật, đan xen nhiều mặt về kinh tế - xã hội và
không gian, trong đó diễn ra sự phát triển quy mô đô thị, thay đổi phân bố dân
cư và cơ cấu nghề nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đai, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, mở rộng dần không gian lãnh thổ

thành hệ thống đô thị, song song với tổ chức quản lý đô thị.
2.1.4. Quy hoạch xây dựng nơng thơn gắn với đơ thị hóa
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 đã được
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định: quy hoạch phát triển nông thôn
phải gắn với phát triển đơ thị và bớ trí các điểm dân cư, những vấn đề trọng tâm
trong xây dựng nông thôn là:
- Phát triển kinh tế xã hội ngoại thành theo hướng nông nghiệp đô thị, nông
nghiệp sinh thái, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh gắn với chế biến,
môi trường sinh thái gắn với du lịch.
- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường có tính
đến các vấn đề toàn cầu hoá như biến đổi khí hậu.
- Giải pháp đào tạo nghề, tạo việc làm thích hợp cho lao đợng nơng thơn
nhất là những nơi bị thu hồi đất.
- Về văn hoá, nông thôn phải được tiếp thu những tinh hoa của cái mới đến
từ đô thị nhưng theo hướng tiếp nhận chọn lọc, sáng tạo và có kiểm soát của lý
trí theo 3 hình thức: tiếp nhận, chọn lọc những yếu tố những giá trị phù hợp, tiếp
nhận cả hệ thống nhưng có sự sắp xếp lại hay tiếp nhận theo dạng mô phỏng và
biến thể.

7


- Cải thiện đời sống nông dân, giữ gìn phát huy giá trị các nghề truyền
thống, các sản phẩm có thương hiệu cạnh tranh trên thị trường.
* Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa
Hiện nay, tớc đợ phát triển đang diễn ra khá nhanh ở nhiều địa phương, do
vậy, việc xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với đô thị hóa là tất yếu. Đây
cũng là yêu cầu mới đặt ra đối với thực tiễn phát triển của các tỉnh về xây dựng
nông thôn mới gắn với đô thị văn minh.
Xây dựng NTM trong quá trình đơ thị hóa nhằm mục đích đầu tiên là hình

thành khu vực dân cư và cơ sở hạ tầng phù hợp với tiến trình cơng nghiệp hóa
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tái cơ cấu nông nghiệp và thúc đẩy phát
triển hàng hóa theo quy mô lớn. Qua đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động
từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, từng bước tạo điều kiện, môi trường sử
dụng mức cao nhất lực lượng lao động trên địa bàn.
Xây dựng NTM trong quá trình đơ thị hóa cịn nhằm mục đích đầu tư cơ sở
hạ tầng, môi trường và các dịch vụ xã hội phù hợp định hướng đơ thị hóa, tránh
lãng phí ng̀n lực đầu tư.
2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ
2.2.1. Các văn bản do Trung ương ban hành
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương sớ 77/2015/QH13;
- Nghị định sớ 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ ban hành về
lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
- Nghị định sớ 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ Quy định
chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
- Thông tư 34 /2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 về việc Quy định chi tiết về
việc Phân loại đô thị của nghị định 42/2009/NĐ-CP;
- Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây Dựng Quy
định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô
thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
- Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn;
8


- Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 quy định về hồ sơ của
nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch
xây dựng khu chức năng đặc thù;

- Thông tư số 05/2017/TT-BXD ngày 05/4/2017 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đơ thị;
- Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng Hướng
dẫn về nội dung Thiết kế đô thị;
- Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hợi về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị
hành chính;
- Nghị qút sớ 1210/2016/UBTVQH13 ngày 04/7/2016 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ xây dựng về
việc Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng”- (QCVN :
01/2008/BXD);
2.2.2. Các văn bản do tỉnh Hịa Bình ban hành
- Nghị qút sớ 06-NQ/TU ngày 11/5/2012 của Ban thường vụ tỉnh ủy
Hịa Bình về huy động các nguồn lực xây dựng vùng trung tâm huyện Lương
Sơn trở thành đô thị loại IV, tạo tiền đề sớm thành lập thị xã Lương Sơn;
- Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐND ngày 29/6/2017 của Hội đồng nhân
dân huyện Lương Sơn về việc thông qua đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây
dựng tỷ lệ 1/5000 thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2035.
- Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 ngày 17/12/2019 về việc sắp xếp các
đơn vị hành chính cấp hụn, cấp xã tḥc tỉnh Hịa Bình.
- Qút định Sớ 4965/QĐ-UBND ngày 23/10/2012 về việc phê duyệt Đồ
án Quy hoạch chung xây dựng nông thơn mới xã Hịa Sơn, hụn Lương Sơn,
tỉnh Hịa Bình.
- Qút định sớ 232/QĐ-UBND ngày 07/3/2014 của UBND tỉnh Hịa Bình
về việc phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/5.000 thị
trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;
- Quyết định sớ 366/QĐ-UBND ngày 19/02/2016 của UBND tỉnh Hịa
Bình về việc Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu

Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020;
9


- Quyết định số 816/QĐ-UBND ngày 19/5/2017 của UBND tỉnh Hịa Bình
về việc Ban hành Bợ tiêu chí xã đạt chuẩn nơng thơn mới tỉnh Hịa Bình giai
đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 1134/QĐ-UBND ngày 09/5/2018 của UBND tỉnh Hịa
Bình về việc Ban hành Bợ tiêu chí xã đạt chuẩn nơng thơn mới nâng cao tỉnh
Hịa Bình giai đoạn 2018 - 2020;
- Quyết định số 2188/QĐ-UBND ngày 20/9/2018 của UBND tỉnh Hịa
Bình về việc Ban hành Bợ tiêu chí Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn
mẫu tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018 - 2020;
- Quyết định sớ 930/QĐ-UBND ngày 09/5/2019 của UBND tỉnh Hịa Bình
về việc Phê duyệt Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 2020 tỉnh Hịa Bình;
- Qút định sớ 1598/QĐ-UBND ngày 15/7/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Hịa Bình về việc Bổ sung ng̀n vớn sự nghiệp Chương trình mục tiêu q́c gia
xây dựng Nơng thơn mới năm 2020;
- Văn bản số 682/UBND-CNXD ngày 12/7/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Hịa Bình về mở rợng phạm vi nghiên cứu quy hoạch chung xây dựng thị trấn
Mai Châu, huyện Mai Châu và Lương Sơn, huyện Lương Sơn;
- Văn bản sớ 406/UBND-NNTN của UBND tỉnh Hịa Bình ngày 04/5/2016
về việc xử lý đối với các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhưng
không triển khai hoặc chậm tiến độ (lần 1 năm 2016);
- Văn bản số 135/SXD-QLHTKT&PTĐT ngày 26/01/2016 của Sở Xây
dựng tỉnh Hòa Bình về thẩm định đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng
tỷ lệ 1/500 thị trấn Lương Sơn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
- Các văn bản về việc tham gia ý kiến nội dung thẩm định đồ án điều chỉnh
quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 thị trấn Lương Sơn đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2035: Số 46/SGTVT-QLCLCTGT ngày 12/01/2017 của Sở Giao

thông Vận tải; Số 56/STNMT-KHTC ngày 12/01/2017 của Sở Tài nguyên và
Môi trường; Số 67/SCT-KHTCTH ngày 13/01/2017 của Sở Công Thương; Số
46/SNN-KHTC ngày 13/01/2017 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Số 82/SNV-XDCQ&CTTN ngày 16/01/2017 của Sở Nộ vụ; Số 166/BCH-PTM
ngày 19/01/2017 của Quân khu 3 - Bợ chỉ huy qn sự tỉnh Hịa Bình;

10


- Văn bản số 142/SXD-QHKT ngày 24/01/2017 của Sở Xây dựng Hịa
Bình về việc hoàn thiện đờ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ
1/5000 thị trấn Lương Sơn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;
- Văn bản số 1607/SXD-QHKT ngày 03/6/2020 của Sở xây dựng tỉnh Hịa
Bình về việc góp ý dự thảo quy định định mức kinh phí quy hoạch chung cho cấp
xã;
- Văn bản sớ 572/UBND-NNTN ngày 10/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Hịa Bình về việc đẩy nhanh tiến đợ triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng Nông thôn mới năm 2020;
- Biên bản ngày 17/4/2015 Hội nghị báo cáo Điều chỉnh quy hoạch chung
xây dựng thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn năm 2025, tầm nhìn đến năm
2035, tỷ lệ 1/5000;
- Biên bản ngày 25/8/2015 Hội nghị báo cáo Điều chỉnh quy hoạch chung
xây dựng thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn năm 2025, tầm nhìn đến năm
2035, tỷ lệ 1/5000;
- Biên bản ngày 24/09/2015 Hội nghị lấy ý kiến cộng đồng dân cư về đồ án
Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 tỷ lệ 1/5000.
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các quy chuẩn, quy phạm khác; Các tài
liệu, dự án có liên quan.
2.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.3.1. Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Cho đến nay tỷ lệ số xã trên toàn quốc được phê duyệt quy hoạch xây dựng
xã NTM đã được nâng lên 99,7%. Nhìn chung chất lượng cơng tác quy hoạch ở
nhiều nơi còn thấp. Nhiều xã mới dừng ở quy hoạch chung, thiếu cụ thể hóa cần
thiết. Nhiều đề án nặng về tính toán đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chú
trọng đúng mức tới phát triển sản xuất, văn hóa, bảo vệ môi trường, thiếu giải
pháp thực hiện, tính toán huy đợng ng̀n lực cịn thiếu tính thực tiễn. Tuy vậy,
cũng đã đáp ứng được yêu cầu là cơ sở cho việc xây dựng các Đề án xây dựng
NTM xã trong giai đoạn trước mắt.
Đặc biệt, cả nước đã có 08 tỉnh, thành phố đã có 100% số xã được công
nhận đạt chuẩn nông thôn mới (Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Đà
Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương và Cần Thơ).
11


Nhiều địa phương đã ban hành tiêu chí khu dân cư NTM kiểu mẫu. Trong
hàng loạt địa phương đang đạt nhiều thành quả, những địa phương đi đầu của
phong trào này đã đưa xây dựng nông thôn mới lên tầm cao mới. Trong đó, các
huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An), Hải Hậu (tỉnh Nam Định), Đơn Dương (tỉnh
Lâm Đồng) và Xn Lợc (tỉnh Đờng Nai) được chọn thí điểm xây dựng mô hình
huyện nông thôn mới kiểu mẫu. Cụ thể, huyện Nam Đàn đã đạt 29/42 chỉ tiêu
(69%), Xuân Lộc đạt 19/29 chỉ tiêu (65,5%), Hải Hậu đạt 6/14 chỉ tiêu (42,9%)
và Đơn Dương đạt 10/29 tiêu chí (34,5%).
Là mợt trong những địa phương đi đầu trong xây dựng nông thơn mới, Hà
Nam có 83/83 xã (100%) sớ xã của tỉnh đã đạt chuẩn nông thôn mới trong đó có
1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và 6/6 hụn, thành phớ, thị xã được
Thủ tướng Chính phủ cơng nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng
nông thôn mới.
Tại Hà Tĩnh, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu gồm xã Tùng Ảnh
(huyện Đức Thọ) và xã Hương Trà (huyện Hương Khê).

2.3.2. Tình hình quy hoạch xây dựng nơng thơn mới tại Hịa Bình
Năm 2011 khi bắt đầu xây dựng nơng thơn mới, Hịa Bình khi đó chỉ có 2 xã
đạt 10 tiêu chí, 124 xã dưới 5 tiêu chí; sớ tiêu chí bình qn tại thời điểm đánh giá
đạt 4,4 tiêu chí/xã. Các tiêu chí chưa đạt đều là những tiêu chí hết sức khó khăn,
cần nguồn lực lớn, như: giao thông, thuỷ lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hoá, y
tế, hộ nghèo...Thu nhập bình quân khu vực nông thôn mới đạt 8,3 triệu
đờng/người/năm; tỷ lệ hợ nghèo cịn tới 31,51%. Với qút tâm vượt lên chính
mình, Hịa Bình đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách và quyết định triển khai các
giải pháp theo hướng đi vào chiều sâu, nâng cao chất lượng, đảm bảo tính bền
vững; đờng thời huy đợng tới đa các nguồn lực xây dựng nông thôn mới.
Đến hết năm 2020, Hoà Bình đã có trên 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới
(NTM) nâng cao; 39 khu dân cư kiểu mẫu, 122 vườn mẫu. Cùng với đó, khoảng
57/131 xã đạt chuẩn 19 tiêu chí NTM (đạt tỷ lệ 43,5%), 10 xã đạt từ 15-18 tiêu
chí, 64 xã đạt từ 10-14 tiêu chí. Bình quân tiêu chí NTM toàn tỉnh đạt 15,31 tiêu
chí/xã và toàn tỉnh khơng có xã dưới 10 tiêu chí NTM.
Nổi bật là thành phớ Hoà Bình đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM
năm 2018. Trong đó, huyện Lương Sơn đạt chuẩn NTM năm 2019 và huyện Lạc
Thuỷ đang hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ Qút định cơng nhận
đạt chuẩn nơng thơn mới năm 2020.
12


Cũng trong năm 2020, phong trào thi đua “Tỉnh Hoà Bình chung sức xây
dựng NTM” cũng được các cấp, các ngành, các đơn vị trong tỉnh hưởng ứng
tham gia. Đặc biệt là phong trào thi đua xây dựng NTM ở các xã trên địa bàn
toàn tỉnh đã huy động hiến đất, ngày công, hiện vật, tiền mặt… quy đổi ra tiền
được gần 300 triệu đồng. Cụ thể, phong trào huy động được khoảng 85.000 ngày
công lao động; gần 9.500 m2 đất được hiến để làm đường giao thông nông thôn
và các công trình hạ tầng nông thôn khác.
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hoà Bình,

tổng nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây
dựng NTM 2020 đạt hơn 3.761,7 tỷ đồng. Trong năm qua, hệ thống hạ tầng,
giao thông nông thôn tại tỉnh Hoà Bình đã có nhiều khởi sắc. Xây mới, cải tạo,
nâng cấp 184 công trình đường giao thông nông thôn; cứng hóa trên 48,5 km
đường giao thông nông thôn. Đề án cứng hoá đường giao thông nông thôn thực
hiện cứng hoá 13,69 km; xây dựng 54 cầu, cống dân sinh thuộc dự án LRAMP.
Ngoài ra, về lưới điện nông thôn, hiện tại, hệ thống này trên địa bàn tỉnh cơ
bản đáp ứng được cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và góp
phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Chất lượng cấp điện ổn định, người dân
được hưởng giá điện theo quy định.
Theo số liệu từ Sở NN-PTNT tỉnh Hoà Bình, trong năm 2020, Hoà Bình đã
thành lập mới được khoảng trên 40 hợp tác xã (HTX). Qua đó, hoạt động sản
xuất, nâng cao thu nhập giúp cho đời sống nhân dân trong tỉnh ngày càng tăng
cao, thu nhập bình quân khu vực nông thôn năm 2020 ước đạt 34,5 triệu
đồng/người/năm. Bên cạnh đó, tỉnh Hoà Bình phấn đấu duy trì giảm tỷ lệ hộ
nghèo bình quân mỗi năm 3%.
Các huyện, thành phố đã huy động các nguồn vốn lồng ghép các chương
trình, dự án và nguồn vốn của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn
mới năm 2020 đang triển khai nội dung hỗ trợ phát triển mơ hình và các đề án
chính sách với tổng kinh phí phân bổ cho 10 hụn, thành phớ 13.100 triệu đồng.
Trong đó, huyện Lương Sơn triển khai dự án cải tạo và phát triển đàn bò
thịt tại 10 xã của huyện gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2019-2020
với kinh phí cấp năm 2020 là 1.208 triệu đờng; huyện Tân Lạc triển khai dự án
phát triển đàn trâu tại 5 xã vùng cao với kinh phí cấp năm 2020 là 953 triệu
đờng”, trích báo cáo sớ 354/BC-UBND của UBND tỉnh Hoà Bình.
Sở NN-PTNT cũng đã triển khai thực hiện 3 dự án liên kết theo chuỗi giá
trị với tổng kinh phí cấp năm 2020 là 2.027,8 triệu đờng. Uỷ ban nhân dân tỉnh
13



hỗ trợ 12 dự án liên kết sản xuất sản xuất theo chuỗi giá trị tớng kinh phí
16.687,121 triệu đờng tại tại Quyết định số 1598/QĐ-UBND ngày 15/7/2020
của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Về giáo dục và đào tạo, cũng theo số liệu từ UBND tỉnh Hoà Bình, 131/131
xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, tỷ lệ 100%. Trong
đó: 131/131 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 trở lên, đạt tỷ lệ
100%; 130/131 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 trở lên, đạt tỷ lệ
99,2%. Ngoài ra, 1 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1 chiếm 0.8%
(xã Hang Kia của huyện Mai Châu). Tính đến hết năm 2020 có 130/131 xã đạt
tiêu chí về Giáo dục và Đào tạo.
Với sự vào c̣c của cả hệ thớng chính trị trong phong trào xây dựng NTM,
hệ thớng các văn bản cơ chế, chính sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện
chương trình đã cơ bản hoàn thành tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương
chủ động triển khai thực hiện chương trình.
Bên cạnh đó, việc phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu lĩnh vực nông
nghiệp của tỉnh đã và đang được thực hiện quyết liệt tại các địa phương. Bước
đầu đã hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn theo hướng hàng hoá;
công tác tổ chức lại sản xuất, dồn điền đổi thửa, tăng cường hoạt động của các
HTX xã nông nghiệp, nhiều hình thức liên kết sản xuất giữa các hộ dân với
doanh nghiệp, vv... được các địa phương quan tâm triển khai thực hiện đã góp
phần tăng thu nhập cho người dân nông thôn.
Mục tiêu đến năm 2021 tỉnh Hòa Bình phấn đấu 64 xã đạt chuẩn, sớ tiêu
chí bình qn chung của mợt xã là 15,5. Trong đó, các địa phương trong tỉnh cơ
bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và
đời sống của cư dân nông thôn: Giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học,
trạm y tế. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; tạo nhiều
mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân.
Tỉnh Hoà Bình xác định cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng nông
thôn mới, nâng cao và xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu là vấn đề thường
xuyên, liên tục. Cơ bản hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn

xã nhất là đối với những xã đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển kinh tế - xã hội và tăng hưởng thụ trực tiếp cho cư dân nông thôn.
Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho cư dân nông
thôn, đẩy mạnh thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
14


Tập trung đẩy nhanh thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp ở mỗi địa
phương gắn với phát triển ngành nghề, thu hút đầu tư của doanh nghiệp, mở
rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ
sản phẩm và thu hút đầu tư.
Nâng cao chất lượng phát triển giáo dục, y tế theo hướng chuẩn hóa, hiện
đại hóa, xã hội hóa. Phát triển giáo dục gắn liền với phát triển khoa học - công
nghệ. Đổi mới sáng tạo trong dạy và học. Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên
môn cho đội ngũ giáo viên các cấp học. Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến
tài ở các gia đình, dòng họ, thôn, xóm, các cơ quan, doanh nghiệp, trường học để
xây dựng xã hợi học tập.
Tỉnh Hịa Bình cũng tập trung nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của
người dân nông thôn, tạo chuyển biến rõ nét về vệ sinh, môi trường, cảnh quan
nông thôn theo hướng xanh - sạch - đẹp; Xây dựng khu dân cư nông thôn mới
kiểu mẫu, vườn mẫu.
Các đơn vị cấp huyện phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn
mới chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ
xây dựng nông thôn mới. Trong đó, huyện Cao Phong và huyện Yên Thuỷ phấn
đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2025.
2.3.3. Ví dụ điển hình về việc xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa tại
Hịa Bình
Được quan tâm đầu tư, cơ sở hạ tầng xã Sủ Ngòi (TP Hòa Bình) ngày càng
khang trang, bề thế, kinh tế - văn hóa - xã hội ngày một phát triển, công tác xây

dựng Đảng, xây dựng hệ thớng chính trị được coi trọng và có nhiều chủn biến
tích cực… Những kết quả đó khơng chỉ tạo được niềm tin của Nhân dân đối với
sự lãnh đạo của Đảng bợ, sự điều hành của chính quyền, mà cịn là cơ sở vững
chắc để cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Sủ Ngòi (TP Hòa Bình) hướng tới
mục tiêu trở thành phường Quỳnh Lâm trong nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Cấp ủy, chính quyền xã đã tập trung lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ
phát triển KT-XH. Theo đó, tiềm năng, lợi thế được tận dụng và phát huy. Đến
nay, trên địa bàn xã có 392 cơ sở thương mại, dịch vụ, doanh thu chiếm 57,5%
trong cơ cấu kinh tế; 187 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực CN-TTCN và xây
dựng, doanh thu chiếm 39% trong cơ cấu kinh tế. Mặc dù diện tích đất đai, ao,
hồ bị thu hẹp, sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 3,5% trong cơ cấu kinh tế, nhưng
Nhân dân trong xã đã tận dụng diện tích đất cịn lại để gieo trồng các loại cây
màu có giá trị kinh tế cao, đẩy mạnh cải tạo vườn tạp chuyển sang trồng cam,
15


bưởi, nuôi ong để cải thiện đời sống, phát triển kinh tế rừng. Những năm qua, tỷ
lệ che phủ rừng của xã đạt 48%. Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người đạt
66,4 triệu đồng, năm 2020 ước đạt 70 triệu đờng, tỷ lệ hợ nghèo giảm cịn
0,88%. Tháng 12/2015, xã Sủ Ngịi được cơng nhận đạt chuẩn NTM.
Trong lợ trình phát triển, để hướng tới mục tiêu trở thành phường Quỳnh
Lâm trong năm 2020, cấp ủy, chính quyền, nhân dân trên địa bàn đã nỗ lực phấn
đấu thực hiện các tiêu chí xây dựng xã NTM nâng cao. Xã chú trọng đẩy mạnh
thu hút đầu tư, giám sát chặt chẽ các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn.
Từ năm 2015 đến nay, đã có 22 công trình cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng,
tổng kinh phí trên 26 tỷ đờng. Trong đó, trên 7,2 tỷ đồng từ ngân sách xã, 50
triệu đồng do Nhân dân đóng góp.
Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa, xã hợi có nhiều
chủn biến tích cực. Những năm qua, xã tiếp tục duy trì các tiêu chí về trường
đạt chuẩn q́c gia, giữ vững xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Phong trào Toàn dân

đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với cuộc vận động Toàn dân đoàn kết
xây dựng NTM, đô thị văn ninh góp phần đẩy lùi các tập tục lạc hậu, nâng cao
đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, với tỷ lệ 93,29% hộ gia đình, 77,7%
khu dân cư đạt tiêu chuẩn văn hóa. Bên cạnh đó, chính quyền xã quan tâm thực
hiện tốt công tác quản lý đô thị, xây dựng, vệ sinh môi trường, giải phóng mặt
bằng cho các công trình, dự án trên địa bàn.
Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân. Cùng với
phường Quỳnh Lâm là phường Trung Minh. Ngày 12/01/2021 Ủy ban Thường
vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1189/NQ-UBTVQH về việc thành lập
phường Quỳnh Lâm, phường Trung Minh tḥc thành phớ Hịa Bình; ngày
28/01/2021 Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 201/QĐ-UB
ngày 28/01/2021 về việc chuyển xóm, tổ dân phố khi thành lập phường Quỳnh
Lâm và phường Trung Minh tḥc thành phớ Hịa Bình.
Theo đó, thành lập phường Quỳnh Lâm trên cơ sở toàn bợ 9,15 km² diện
tích tự nhiên và quy mô dân số 7.855 người của xã Sủ Ngòi. Phường Quỳnh
Lâm giáp các phường Dân Chủ, Đồng Tiến, Phương Lâm và xã Độc Lập.
Thành lập phường Trung Minh trên cơ sở toàn bộ 14,57 km² diện tích tự
nhiên và quy mơ dân sớ 7.071 người của xã Trung Minh. Phường Trung Minh
giáp các phường Đồng Tiến, Kỳ Sơn, Quỳnh Lâm, Tân Hịa, Thịnh Lang, xã
Đợc Lập và xã Yên Mông.
16


PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Hịa Sơn, hụn Lương Sơn, tỉnh
Hịa Bình.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Thời gian nghiên cứu:
+ Từ tháng 9/2020 đến tháng 10/2020: Lập đề cương và viết phần tổng

quan nghiên cứu.
+ Từ tháng 10/2020 đến tháng 11/2020: Điều tra thu thập số liệu.
+ Từ tháng 11/2020 đến tháng 01/2021: Xử lý và phân tích sớ liệu.
+ Từ tháng 01/2021 đến tháng 3/2021: Viết phần kết quả nghiên cứu.
+ Từ tháng 3/2021 đến tháng 5/2021: Hoàn thiện báo cáo.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011 đến năm 2020.
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quy hoạch xây dựng nông thôn
mới và phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới gắn với đơ thị hóa tại xã
Hịa Sơn, hụn Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Phân tích đánh giá hiện trạng tổng hợp xã bao gồm: Điều kiện tự nhiên;
kinh tế - xã hội; Dân số, lao động; Hiện trạng sử dụng và biến động từng loại đất;
Hiện trạng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội.
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng nơng thơn mới xã Hịa
Sơn, hụn Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2020.
- Xác định tiềm năng, đợng lực chính phát triển kinh tế - xã hội của xã.
- Đánh giá hiện trạng của xã so với các tiêu chí đơ thị.
- Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới gắn
với đơ thị hóa tại xã Hịa Sơn, hụn Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2021
- 2030.
- Đề xuất mợt số giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thơn mới gắn
với đơ thị hóa tại xã Hịa Sơn, hụn Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình.
17


×