Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Công Nghệ Thi Công Sơn - PGS.TS. La Thế Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.02 MB, 105 trang )

CÔNG NGHỆ THI
CÔNG SƠN
PGS.TS. La Thế Vinh

VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Mục lục
Khái niệm cơ bản về công nghiệp sơn
1
Các loại sơn và đặc điểm của chúng
2
Xử lý bề mặt trước khi sơn
3
Thiết bị và phương pháp thi công sơn
4
Công nghệ sơn
6
Tạo màng và sấy màng sơn
5
Đánh giá chất lượng lớp sơn
7
Khái niệm cơ bản về công
nghiệp sơn
Sơn là gi?
Công dụng của sơn
Sơn là hợp chất hóa học bao gồm: Nhựa hoặc dầu chưng luyện, có chất màu
hoặc không có chất màu. Khi sơn lên bề mặt sản phẩm ta được lớp màng
mỏng bám trên bề mặt có tác dụng cách ly với môi trường, bảo vệ và làm đẹp
sản phẩm
Tác dụng bảo vệ
Kim loại và hợp kim
Phi kim loại, gỗ


Tác dụng trang trí
Màu sắc phong phú, tạo vân hoa
Bóng đẹp, phẳng
www.themegallery.com
Tác dụng chỉ dẫn
Sơn đường ống, thiết bị chỉ dẫn
Sơn giao thông
Tác dụng đặc biệt
Tính năng cơ: Sơn chịu mài mòn, sơn giảm ma sát
Tính năng nhiệt: Sơn chịu nhiệt, chống cháy, hiển thị nhiệt
Tính năng từ: Sơn dẫn điện, tĩnh điện, hấp thụ từ
Tính năng quang: Sơn phát quang, sơn phản quang
Tính năng sinh vật: Sơn chống hà, sơn chống mốc
Tính năng hóa: Sơn chịu axit, chịu kiềm, chịu mặn
www.themegallery.com
Lịch sử phát triển ngành sơn trên thế giới
Giai đoạn Các loại sơn chủ yếu Phương pháp gia
công
Đặc điểm

50 thế kỷ XX
Sơn nitro xenlulo, sơn
ankyd, sơn bitum
Phun sơn thủ công,
nhúng
Hiệu suất thấp,
môi trường ô
nhiễm
60 - 70
thế kỷ XX

Sơn gốc amin, sơn acrylat,
sơn epoxi, sơn điện di
anốt, sơn bột
Sơn tĩnh điện, sơn điện
di anốt, gia công sơn
bột
An toàn, hiệu suất
cao, ít ô nhiễm

80 thế kỷ XX

Sơn không dung môi, sơn
có lượng chất rắn cao,
sơn điện di catốt, sơn
nhúng nước
Sơn điện di catốt, sơn
tự động, sơn sấy quang,
sơn cuộn

Tốt, an toàn, hiệu
suất cao, ít ô
nhiễm



90 thế kỷ XX

Sơn lớp trung gian, sơn
lót tính nước và sơn
quang tính nước, sơn

bóng có lượng chất rắn
cao
Sơn tĩnh điện, tĩnh
nước, sơn điện di catốt
dày
Chất thải phù hợp
tiêu chuẩn môi
trường
Xu hướng
phát triển
Sơn dung môi nước, sơn
bóng bột
Sơn tĩnh điện màng
mỏng
Chất thải phù hợp
tiêu chuẩn môi
trường
Ngành sơn của Việt Nam
Ngành sơn Việt Nam được hình thành từ những năm 30 của thế kỷ XX từ cơ sở là dầu thực
vật: dầu lanh, dầu chẩu, dầu cao su có sẵn trong nước. Thời kỳ này sản lượng sơn ít, chủng
loại sơn hạn chế, sản phẩm chủ yếu là sơn dầu được cung cấp cho lĩnh vực xây dựng.
Từ chỗ chỉ sản xuất được một vài loại sơn thông dụng chất lượng thấp, đến nay, ngành sơn
Việt Nam đã có thể sản xuất được nhiều loại sơn khác nhau, có chất lượng cao như sơn
trang trí, sơn dầu, sơn bột…hay các loại sơn kỹ thuật như sơn chống ăn mòn, sơn chịu nhiệt,
sơn chống cháy, sơn vạch đường, sơn phản quang, sơn có độ bền trên 15 năm…
Trước kia, sản xuất sơn tập trung chủ yếu ở khu vực quốc doanh, khu vực ngoài quốc doanh
chỉ có một vài cơ sở sản xuất nhỏ, chất lượng sơn làm ra thấp. Những năm gần đây, nhờ thu
hút đầu tư nước ngoài ngành sơn Việt Nam đã có những bước phát triển vượt trội, nhiều
hãng sơn nước ngoài đã đầu từ vào Việt Nam dưới hình thức liên doanh, hay 100% vốn đầu
tư nước ngoài, hoặc chuyển giao công nghệ. Các sản phẩm sơn ở Việt Nam được tập trung

sản xuất nhiều ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình
Dương và một số các tỉnh miền trung khác như Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa. Số
lượng nhà sản xuất sơn bắt đầu tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, bảng 2.


Số lượng doanh nghiệp sơn phân theo thành phần kinh tế


Doanh nghiệp 2008 2009 2010 2011 2012
1 Doanh nghiệp Nhà nước 1 3 3 3 -
2 Công ty cổ phần 64 84 89 102 -
3 Công ty TNHH 158 168 202 249 -
4 Doanh nghiệp tư nhân 18 23 18 17 -
5 Công ty liên doanh nước ngoài 4 3 4 7 -
6 Công ty 100% vốn nước ngoài 53 57 55 64 -
Theo số liệu của tổng cục thống kê, tổng lượng sơn được sản xuất ở nước ta
kể từ năm 2002 đến năm 2011 đã tăng từ 99.751 tấn/năm lên 810.547
tấn/năm, trong đó sơn trang trí chiếm 66%, sơn công nghiệp chiếm 27%, sơn
tàu biển và các loại sơn khác chiếm 7%.
Thành phần cơ bản của sơn
Thành phần cơ bản của sơn gồm: Chất tạo màng, dung môi, chất màu, phụ gia
Chất tạo màng: Bao gồm dầu khô hoặc bán khô, nhựa thiên nhiên,
nhựa tổng hợp. Nó là thành phần chủ yếu trong sơn, quyết định tính
chất màng sơn, thường được gọi là sơn gốc. Nhựa tổng hợp có rất
nhiều loại, có quy mô sản xuất lớn, tính năng tốt, là cơ sở của sơn hiện
đại. Các nhựa tổng hợp bao gồm: Nhựa phenol formaldehit, nhựa
ankyd, nhựa epoxi, nhựa gốc amin, nhựa acrylat, nhựa polieste, nhựa
poliurethan, nhựa gốc vinylclo, nhựa gốc vinyl… Những loại nhựa trên
được pha chế thành sơn để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong mọi lĩnh
vực như: Chống gỉ, chịu khí hậu, sơn cao cấp, sơn thường…

Ví dụ:
-Nhựa phenolformaldehit, epoxi, poliurethan dùng để pha sơn chống gỉ
-Nhựa ankyd, gốc amin, acrylat, poliurethan dùng để pha sơn trang trí
-Nhựa Polieste dùng để pha sơn công nghiệp
- Nhựa Flo – cacbon là loại nhựa sơn mới dùng để pha sơn bền lâu dài
Bột màu
Bản thân bột màu không thể hình thành màng sơn nhưng chúng tham gia với chất tạo
màng làm cho màng sơn có màu sắc hoặc có tính năng nào đó có thể làm thay đổi tính
chất vật lý, hóa học…của màng sơn.
Bột màu là chất rắn có độ hạt rất nhỏ, không hòa tan trong dung môi. Bột màu được mài
nghiền với chất hóa dẻo, có tác dụng che phủ bề mặt, chống xuyên thấu của tia tử ngoại
làm cho màng sơn có màu, chịu nước, chịu thời tiết, nâng cao độ cứng, độ mài mòn, kéo
dài tuổi thọ của màng sơn
Thông thường màng sơn mỏng, bột màu dùng trong sơn phải có tỷ trọng nhỏ, che phủ bề
mặt tốt, ổn định, không bị biến màu
Theo phân loại chia ra bột màu thiên nhiên hay tổng hợp, bột màu hữu cơ và vô cơ.
Bột màu tự nhiên hay tổng hợp: Bột màu tự nhiên thường là các loại oxit vô cơ được tìm
thấy trong vỏ trái đất như các loại oxit sắt dạng màu nâu đen, màu hung đỏ, màu đỏ, màu
vàng và màu đen Thông thường thì bột màu tự nhiên bị nhiễm bẩn do các tạp chất, nếu
làm sạch sẽ rất phức tạp và không kinh tế. Cho tới nay chưa có loại chất màu hữu cơ nào
ở dạng tự nhiên được ứng dụng trong công nghiệp sơn. Các chất màu tổng hợp thường
sạch hơn các chất màu tự nhiên, màu sắc đẹp và tươi sáng hơn, cấu trúc ổn định và có thể
khống chế để tạo ra chất màu với kích thước hạt mong muốn.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
Bột màu chiếm tỷ lệ khá lớn trong sơn, thông thường đứng thứ hai sau dung môi tùy
theo từng loại sơn. Chất tạo màu cho sơn thường là là những oxyt, muối của kim
loại, phức chất ở dạng bột mịn không tan hoặc tan trong nước. Chất màu có tác
dụng không chỉ làm cho bề mặt sơn được nhẵn và có màu sắc đẹp mà còn có ảnh
hưởng nhiều đến tính chất lý hóa của màng sơn. Các chất màu sử dụng trong sơn
thường ở dạng bột. Chức năng chính của màu là tạo màu sắc và độ che phủ cho

sơn, ngoài ra màu còn ảnh hưởng tới một số tính chất của màng sơn như: độ bóng,
độ bền, khả năng chịu nhiệt, chịu ăn mòn, khả năng phát quang, phản quang…Màu
gồm 2 loại: Màu vô cơ và màu hữu cơ

Màu vô cơ (Màu tự nhiên): Các chất màu vô cơ có đặc điểm tông màu thường xỉn,
tối (trừ dioxid Titan), cho độ phủ cao, độ bền màu tốt, có khả năng chịu nhiệt tốt.

Màu hữu cơ (Màu tổng hợp): Các chất màu hữu cơ thường có màu tươi sáng, độ
phủ thấp, độ bền màu thấp hơn màu vô cơ, khả năng chịu nhiệt kém.
Dung môi:
Dung môi là chất phân tán bột màu, hòa tan chất tạo màng, có tác dụng điều chỉnh
một số tính chất vật lý, hóa học của màng sơn. Thông thường lượng dung môi sử
dụng trong sơn chiếm từ 40 - 50% khối lượng sản phẩm. Tùy theo chủng loại sơn
mà có thể sử dụng các dung môi khác nhau. Các nhóm dung môi thường được
dùng bao gồm:
- Dung môi có chứa nhân thơm (toluene, xylen ) 30%
- Dung môi dạng mạch thẳng 27%
- Dung môi gốc xeton (methyl ethyl xeton-MEK, MIBK) 17%
- Dung môi gốc alcohol (butyl alcohol, ethyl alcohol ) 17%
- Dung môi khác 14%

Dung môi hữu cơ dùng cho sơn là loại dễ cháy, hơi của
chúng khi bốc lên kết hợp với không khí tạo thành hỗn
hợp khí dễ bắt cháy khi có nguồn nhiệt hoặc hoặc các
tác nhân kích thích khác như tia lửa điện, hồ quang
điện… Đa số các loại dung môi hữu cơ đều độc đối với
con người, hơi của chúng có tác hại cho đường hô hấp,
đường máu và tác dụng vào da gây bệnh ngoài da.
Phụ gia dạng bột:

Phụ gia dạng bột thường là các chất dạng bột không màu, không có tác dụng che
phủ và nhuộm màu, được dùng để giảm giá thành sơn, cải thiện một số tính chất
của sơn, ví dụ: Bột tan, CaCO
3
, SiO
2
, Al
2
O
3
, BaSO
4
…chúng đều là các chất vô
cơ, có tác dụng nâng cao tính năng cơ, lý, nhiệt, cải thiện tính lưu động, làm bằng
phẳng và tăng tính thẩm thấu cũng như độ bóng của màng sơn.
Chất tạo màng phụ trợ:
Chất tạo màng phụ trợ bao gồm: Chất làm loãng và chất phụ trợ
Chất làm loãng bao gồm: Dung môi, phi dung môi và trợ dung môi
Dung môi ảnh hưởng trực tiếp đến tính ổn định, phương pháp gia công và chất
lượng sơn. Chọn dung môi để điều chỉnh độ nhớt sơn thích hợp phải tương ứng với
phương pháp gia công. Dung môi cần phải an toàn, kinh tế, ít hoặc không độc.
Chất phụ trợ gồm có: Chất xúc tác, chất ổn định, chất làm dẻo, chất làm trắng, chất
chống đóng cục, chất tiêu bọt, chất nhũ hóa…chúng được dùng chủ yếu để cải thiện
tính năng nào đó của sơn, chúng có thể là chất vô cơ hoặc hữu cơ và đều có điểm
chung là sử dụng lượng ít, tác dụng rõ rệt, nâng cao chất lượng màng sơn.
Các loại sơn thông thường
Có rất nhiều loại sơn, mỗi loại có tính chất khác nhau, vì vậy tùy theo yêu cầu
sử dụng, điều kiện kinh tế để chọn nguyên vật liệu pha sơn hợp lý!
STT Loại sơn Ưu điểm Nhược điểm

1 Sơn dầu Chịu khí hậu tốt, dùng trong
nhà, ngoài trời
Khô chậm, độ bền cơ thấp,
không thể mài, đánh bóng
2 Sơn thiên nhiên Khô nhanh. Sơn gầy: cứng, dễ
đánh bóng; Sơn bóng dẻo, chịu
khí hậu tốt
Sơn gầy chịu khí hậu kém,
sơn béo không thể đánh
bóng
3 Sơn
Phenolformaldehit
Cứng, chịu nước, chịu ăn mòn
hóa học và cách điện
Dễ biến màu, màng sơn giòn
4 Sơn bi tum Chịu nước, chịu axit, cách điện Màu đen, không thể chế tạo
các loại sơn màu, chịu ánh
sáng kém
5 Sơn ankyd Chịu khí hậu tốt, bóng, bền Màng sơn mềm, chịu kiềm
kém
STT Loại sơn Ưu điểm Nhược điểm
6 Sơn gốc amin Độ cứng cao, bóng, chịu nhiệt, chịu
kiềm, bám chắc tốt
Đóng rắn ở nhiệt độ cao,
màng sơn sấy giòn
7 Sơn gốc nitro Khô nhanh, chịu dầu, chịu mài
mòn, chịu khí hậu tốt
Dễ cháy, không chịu ánh
sáng, tia tử ngoại, không
chịu nhiệt độ trên 60

o
C
8 Sơn nitro xenlulo Chịu khí hậu tốt, chịu ánh sáng, tia
tử ngoại, có loại chịu kiềm
Bám chắc kém, chịu ẩm kém
9 Sơn clovinyl Chịu khí hậu tốt, chịu ăn mòn hóa
học, chịu nước và chịu dầu
Bám chắc kém, không thể
đánh bóng, không chịu nhiệt
độ trên 80
o
C
10 Sơn vinyl Đàn hồi tốt, màu trắng, chịu mài
mòn và chịu ăn mòn hóa học
Chịu dung môi, chịu nhiệt
kém, không chịu ánh sáng
11 Sơn acrylat Màng sơn không màu chịu nhiệt,
chịu khí hậu tốt, bền màu, chịu ánh
sáng, chịu ăn mòn hóa học
Chịu dung môi kém
STT Loại sơn Ưu điểm Nhược điểm
12 Sơn poliester Hàm lượng chất rắn cao, chịu
nhiệt, chịu mài mòn, cách điện
Bám chắc yếu
13 Sơn epoxi Bám chắc tốt, chịu kiềm, dai, cách
điện
Chịu ánh sáng kém, để
ngoài trời dễ tạo bột
14 Sơn poliurethan Chịu mài mòn tốt, chịu nước, chịu
ăn mòn hóa học, cách điện, nhiệt

Khi phun gặp ẩm dễ tạo
bọt, màng sơn dễ tạo bột,
biến vàng
15 Sơn silicon Chịu nhiệt, bền trong không khí,
không biến màu, cách điện, chịu
nước, khó lão hóa
Chịu xăng kém, có loại
giòn
16 Sơn caosu Chịu axit, kiềm, chịu ăn mòn, chịu
nước và chịu mài mòn
Dễ biến màu, không chịu
ánh sáng
Một số loại sơn đặc chủng:
Sơn chống cháy: Khi gặp nhiệt độ cao, một số chất có trong sơn sẽ phản ứng,
tạo khí và làm lớp màng sơn phồng lên tăng thể tích từ 80 – 90 lần so với ban đầu
và tạo ra lớp cách ly làm cho bề mặt chất nền không bị nung nóng nhanh. Lớp
màng này chỉ cháy hoàn toàn khi nhiệt độ cao hơn 700
o
C và để lại một lớp gốm.
Sơn chịu nhiệt: Sơn chịu nhiệt là loại sơn đặc biệt, chịu được nhiệt độ cao
thường dùng để sơn ống khói, lò đốt, tủ sấy, các thiết bị làm việc ở nhiệt độ cao.
Có sơn chịu nhiệt gốc hữu cơ như các loại sơn chịu nhiệt silicon, sơn chịu nhiệt
epoxi hoặc sơn chịu nhiệt gốc vô cơ như sơn silicat, sơn phốt phát… Các sơn chịu
nhiệt hữu cơ thường chỉ chịu đến nhiệt độ 600
o
C, còn các loại sơn chịu nhiệt vô cơ
có thể chịu đến 1000
o
C hoặc hơn nữa.
Sơn cách điện: Sơn cách điện là loại sơn đặc biệt, đây là loại nguyên liệu quan

trọng, được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện và động cơ. Sơn cách điện
không giống với các sơn khác, nó cần có tính chất cách điện, tính chất nhiệt, tính
chất cơ, tính chất hóa tốt.
Sơn chịu axit: Axit là chất ăn mòn mạnh, những thiết bị và sản phẩm trong môi
trường axit hoặc trong axit đều cần phải có lớp sơn chiu axit. Sơn chịu axit gồm có
các loại: Sơn chịu axit béo este các màu, sơn chịu axit phenolformaldehyt các màu,
sơn chịu axit bitum.
Sơn bột đóng rắn bằng tia cực tím: Ngoài hai loại sơn bột là nhiệt rắn và nhiệt
dẻo (loại nhiệt rắn sẽ đóng rắn khi gia nhiệt, loại nhiệt dẻo sẽ đóng rắn khi để nguội),
hiện nay với những tiến bộ khoa học trong lĩnh vực sơn, người ta đã chế tạo ra loại
sơn bột đóng rắn bằng tia cực tím (UV), loại sơn này có thể đóng rắn ngay lập tức
khi được chiếu bức xạ UV hoặc được chiếu một chùm tia điện tử.
Sơn điện di: Các dụng cụ, phụ tùng cơ khí, hàng gia dụng, đồ dùng hàng ngày
bằng kim loại khi cần sơn lót hay sơn bảo vệ có thể dùng sơn điện di. Loại sơn này
có độ bền cơ lý cao và khả năng bảo vệ nền kim loại rất tốt.
Sơn chống hà: Sơn chống hà chủ yếu dùng cho công nghiệp đóng tàu biển, canô,
tàu kéo, các trạm sửa chữa nổi, các loại tàu thủy quân, tàu đánh cá, tàu nghiên cứu
biển Thường xuyên làm việc trong vùng biển và vùng nước lợ. Để tàu khỏi bị hầu
hà bám vào và ăn mòn kim loại, người ta thường sơn những lớp sơn chống hà từ
mớn nước trở xuống.
Các loại sơn và đặc điểm của chúng
Sơn gốc nitroxenlulo
- Nguyên liệu nhựa Nitroxenlulo có hàm lượng N là 11,7 – 12,2%, cho thêm nhựa alkyt
không khô hoặc nhựa mềm làm tăng tính dẻo, dùng dung môi pha thành sơn.
- Ưu điểm: Sơn khô nhanh, màng cứng, chịu mài mòn, có thể đánh bóng
- Nhược điểm: Hàm lượng chất rắn thấp, dung môi nhiều, dễ cháy, độ bằng phẳng kém, gia
công lúc ẩm ướt dễ biến trắng, độ bền khí hậu kém, chịu ánh sáng kém.
- Biện pháp khắc phục nhược điểm: Cho thêm nhựa gốc amin, làm tăng độ trong suốt, hàm
lượng chất rắn và độ bền khí hậu. Sơn Nitroxenlulo chịu ánh sáng kém, sau 1 năm có thể
mất bóng, để cải thiện cho thêm nhựa acrylic tính dẻo, có thể chịu ánh sáng, khí hậu, độ

trong suốt, độ bóng, độ bám chắc được nâng cao.
- Ứng dụng: Dùng làm sơn ô tô, sơn chất dẻo và gỗ, máy cơ khí, đồng hồ điện, sản phẩm
công nghiệp nhẹ, da, vải, đồ dùng trong nhà, sơn lớp thứ hai và sơn bề mặt
- Lưu ý khi thi công: Sơn gốc nitroxenlulo thường dùng chất pha loãng để gia công phun,
khi độ ẩm cao phải ngừng gia công để tránh sinh ra màng sơn trắng, mất bóng. Do hàm
lượng chất rắn trong sơn thấp nên phải gia công nhiều lần mới đạt độ dày quy định, thời
gian giữa hai lần phun là 10 phút.
Một số ứng dụng của sơn gốc Nitroxenlulo
Sơn Alkyt
-Nguyên liệu: Nhựa Alkyt khô, dầu béo hoặc dầu trung bình, bột màu, chất làm khô, chất
chống đông kết, xăng hoặc nước tùng hương
-Ưu điểm: Màng sơn bám chắc tốt, chịu khí hậu, bóng, cường độ cơ khí tốt
-Nhược điềm: màng sơn mềm (độ cứng là 0,3-0,4), chịu nước, chịu kiềm yếu, khô chậm
-Biện pháp khắc phục nhược điểm: Dùng phối hợp với các loại nhựa cứng khác dễ hòa tan như
nhựa tùng hương, nhựa phenol fomandehyt có thể nâng cao độ cứng, chịu nước, chịu các chất
hóa học đồng thời nâng cao độ bám chắc, độ bền chống gỉ. Dùng nhựa Acrylat biến tính, nhựa
isoxianat biến tính, nhựa silic hữu cơ biến tính, nhựa stiren biến tínhđể nâng cao tính chịu
nước, chịu khí hậu và tính bền hóa học
-Ứng dụng: Sơn alkyt có nhều loại, giá thành rẻ nên chúng là loại sơn có sản lượng lớn được
dùng rộng rãi để trang trí máy cơ khí, phương tiện giao thông vận tải, máy nông nghiệp, đồng
hồ đo, công nghiệp nhẹ, sơn kiến trúc, gỗ…
-Lưu ý khi thi công:
+ Sơn alkyt khô chậm, khii bề mặt bên trong thật khô mới tiến hành sơn lại
+ Sơn alkyt ngoài sơn lót chống gỉ alkyt, còn các loại sơn khác không thể phối hợp với sơn
nitroxenlulo bởi vì dễ sinh ra hiện tượng làm lộ nền
Một số ứng dụng của sơn Alkyt
Sơn sấy gốc amin
-Nguyên liệu: Nhựa gốc amin, nhựa alkyt độ dầu gầy, bột màu butylic và xilencaanf phải
sấy ở nhiệt độ trung bình
-Ưu điểm: Màng sơn bóng, cứng, dễ đánh bóng, chịu khí hậu tốt, tính năng cơ khí cao, chịu

hóa chất tương đối tốt. Màu sắc nhựa nhạt, pha sơn không biến vàng, là loại sơn trang trí
cao, giá thành thấp.
-Nhược điểm: Nếu sấy quá nhiệt, màng sơn giòn, độ bám chắc với kim loại kém, không thể
sơn trực tiếp nên bề mặt kim loại
-Ứng dụng: Dùng để sơn phương tiện giao thông vận tải, máy cơ khí, máy công nghiệp nhẹ,
đồng hồ, dụng cụ gia đình, dụng cụ y tế.
-Một số loại sơn sấy gốc amin: Nhựa ure formandehyt dùng tron sơn gỗ trong suốt, khô ở
nhiệt độ thường và cải thiện độ bám chắc của sơn gốc amin với bề mặt kim loại,
Hexamethoximethyl melaline dùng để chế tạo sơn hàm lượng chất rắn cao, sơn nước…Sơn
thường dùng nhựa alkyt dầu dừa hoặc dầu thầu dầu chống biến vàng tốt. Nhựa alkyt dầu
thầu dầu có tác dụng làm dai tốt, nhựa alkyt dầu dừa có độ bám chắc , cường độ cơ khí
thấp.

×