Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Bồi dưỡng phong cách ứng xử Hồ Chí Minh cho học viên đào tạo CTV ở Tiểu đoàn 4, Trường SQCT hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.96 KB, 64 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc xây dựng phong
cách, lề lối làm việc cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; nhấn mạnh trong hoạt động
thực tiễn, người cán bộ cần chú ý tu dưỡng, rèn luyện phong cách ứng xử, coi đó
là phương thức cơ bản để thuyết phục và vận động quần chúng tham gia cách
mạng. Phong cách ứng xử của Người được nâng lên tầm nghệ thuật chở thành
phương châm xử thế trong mối quan hệ với mình, với người và với việc, làm cho
cán bộ, đảng viên và quần chúng có thể cảm nhận đầy đủ cái đẹp của cuộc sống
cũng như cái cao thượng trong nhân cách con người. Bản thân Chủ tịch Hồ Chí
Minh cịn là tấm gương mẫu mực về phong cách ứng xử để mỗi người học tập và
làm theo.
Rèn luyện phong cách ứng xử Hồ Chí Minh nói riêng là yêu cầu vừa cấp
thiết trước mắt, vừa cơ bản, lâu dài nhằm hình thành những phẩm chất nhân cách
của người cán bộ chính trị tương lai, vừa hồng, vừa chuyên. Đúng như lời căn
dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đối với bộ đội, người chính trị viên phải thân
thiết như một người chị, cơng bình như một người anh và hiểu biết như một
người bạn” [7,tr.484].
Học viên đào tạo CTV ở Tiểu đoàn 4, Trường SQCT hiện nay là những
người được đào tạo để trở thành người cán bộ của Đảng trong Qn đội, người
chủ trì về chính trị, trực tiếp chỉ đạo và tổ chức các hoạt động cơng tác đảng,
cơng tác chính trị ở các đơn vị. Muốn hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được
giao, trong q trình đào tạo, Nhà trường phải khơng ngừng xây dựng, bồi dưỡng
cho họ những phẩm chất, năng lực tồn diện, đặc biệt là phải có phong cách ứng
xử phù hợp với truyền thống dân tộc, phản ánh đầy đủ nhân cách “Bộ đội cụ Hồ”
trong tình hình mới. Đây là nhiệm vụ quan trọng, là sự tích hợp bài bản, khoa
1


học giữa mục tiêu, yêu cầu đào tạo CTV với việc thực hiện Chỉ thị số 05 CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức
phong cách HCM” và Chỉ thị số 87-CT/QUTW của Quân ủy trung ương về “Đẩy


mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách HCM trong Đảng bộ
Quân đội và toàn quân”.
Thời gian vừa qua, hoạt động bồi dưỡng phong cách ứng xử HCM cho học
viên đào tạo CTV ở Tiểu đoàn 4, Trường SQCT đã được lãnh đạo, chỉ huy đơn
vị cùng các cơ quan, các khoa giáo viên trong toàn Trường quan tâm, chú trọng.
Nhiều nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng được xác định và tổ chức thực
hiện bước đầu phù hợp với đối tượng học viên đào tạo CTV của Tiểu đồn, có
nhiều đổi mới, sáng tạo về hình thức học tập và làm theo phong cách ứng xử
HCM; đội ngũ học viên của Tiểu đồn đã phát huy tính tích cực, tự giác trong tu
dưỡng, rèn luyện phong cách ứng xử tạo ra bước phát triển mới về nhận thức,
hành vi và cách ứng xử, biểu hiện ở việc tự giác chấp hành điều lệnh Quân đội,
quy định về xưng hô chào hỏi, quan hệ giao tiếp ứng xử với cấp trên, đồng chí,
đồng đội và với quần chúng nhân dân đều thể hiện tinh thần tương trợ, tương
thân, tương ái, các chuẩn mực văn hoá ứng xử và văn hoá ứng xử trong hoạt
động quân sự được đề cao. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng, rèn luyện phong cách ứng
xử HCM cho học viên còn nhiều hạn chế, bất cập. Nhận thức, trách nhiệm của
một số học viên chưa đầy đủ về lối sống văn hố nói chung, văn hố ứng xử nói
riêng; cịn tồn tại cách ứng xử lệch chuẩn trong giao tiếp, sinh hoạt như: ứng xử
thiếu tế nhị, gần gũi, chưa chân thành, cởi mở... làm ảnh hưởng đến chất lượng
thực hiện nhiệm vụ, thậm trí cịn là ngun nhân gây mất đồn kết trong đơn vị.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Bồi dưỡng phong
cách ứng xử Hồ Chí Minh cho học viên đào tạo CTV ở Tiểu đoàn 4, Trường
SQCT hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.
2


2.Tình hình nghiên cứu có liên quan.
Bồi dưỡng phong cách HCM nói chung ,phong cách ứng xử nói riêng là vấn
đề rất quan trọng có tính thực tiễn cao trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân đang đẩy mạnh thực hiện chỉ thị 05- CT/TW của Bộ Chính trị. Xoay quanh

vấn đề này, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu ở nhiều cấp độ, góc độ khác nhau,
tiêu biểu như:
*Về đề tài nghiên cứu khoa học
Đào Huy Tín (2012), “Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho học viên đào tạo sĩ
quan cấp phân đội trong nhà trường quân đội hiện nay”, Đề tài khoa học cấp
tổng cục. Đề tài đã tập trung trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bồi
dưỡng văn hóa ứng xử cho học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội, đề
xuất yêu cầu và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng hoạt động này.
Đặng Văn Châu (2017), “Nâng cao chất lượng việc học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách HCM cho học viên đào tạo CTV ở Tiểuđồn 2 Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay”, Khóa luận tốt nghiệp. Đề tài đã làm rõ cơ sở
lý luận, thực tiễn và đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng việc
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho học viên
đào tạo chính trị viên ở Tiểu đồn 2 - Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay.
Tiểu đoàn 5 (2017), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho học viên Tiểu đồn 5
Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay” ,Chuyên đề khoa học học viên. Đề tài đã đi
sâu làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất một số giải pháp nâng cao
chất lượng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho
học viên Tiểu đồn 5, Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay.

3


Trường Sĩ quan Chính trị (2017) “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh - ý nghĩa đối với xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị
cấp phân đội hiện nay”, Kỷ yếu hội thảo khoa học liên phòng, khoa, đơn vị.
Chuyên đề là tập hợp các bài tham luận đề cập khá sâu sắc, toàn diện và khoa
học về những điểm mới và nội dung cơ bản trong Chỉ thị số 05-CT/TW; việc
quán triệt, tổ chức thực hiện các nội dung của Chỉ thị theo chức trách, nhiệm vụ
được phân công của đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên các cơ quan,

khoa, đơn vị; một số giải pháp, mơ hình, kết quả thực hiện việc đẩy mạnh học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở các cơ quan,
khoa, đơn vị gắn với việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo đội ngũ cán bộ
chính trị cấp phân đội hiện nay.
* Về sách chuyên khảo
Đặng Xuân Kỳ, “Phương pháp và phong cách HCM”, Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia, Hà Nội,1997. Cuốn sách trình bày khá đầy đủ, toàn diện những nội
dung cơ bản của phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh, tính thống nhất, mối
quan hệ giữa phương pháp Hồ Chí Minh với phương pháp cách mạng Việt Nam,
phong cách Hồ Chí Minh với phong cách những người cộng sản. Đồng thời chỉ
ra việc vận dụng phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi
mới hiện nay.
Hồng Chí Bảo, Phạm Hồng Chương, Lê Kim Dung, “Hồ Chí Minh - Nhà
văn hóa của tương lai”, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 2010. Cuốn sách tập
hợp các bài viết, nghiên cứu, tham luận khoa học của các tác giả về tư tưởng Hồ
Chí Minh, đi sâu nghiên cứu, phân tích, luận giải nhiều vấn đề lớn, quan trọng về
tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh như: văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh, văn hóa soi
đường cho quốc dân đi, giá trị thời đại của văn hóa Hồ Chí Minh...giúp bạn đọc

4


tìm hiểu sâu hơn những giá trị và ý nghĩa to lớn, tầm vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Thanh Huyền, “Học tập và làm theo phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh”,
Nhà xuất bản Dân trí, Hà Nội, 2017. Cuốn sách tuyển chọn các bài nói, bài viết
của Hồ Chí Minh liên quan đến phong cách ứng xử của Người được in trong Hồ
Chí Minh tồn tập. Làm rõ khái niệm phong cách ứng xử Hồ Chí Minh và những
đặc điểm chủ yếu của phong cách ứng xử Hồ Chí Minh và các mẩu chuyển kể về
Bác.

*Các bài báo khoa học đảng viên hiện nay.
Cao Hải Yến, “Học và làm theo phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí
Minh”, Tạp chí Tuyên giáo, số ra ngày 18/10/2016. Bài báo chỉ ra đặc trưng
trong phong cách ứng xử HCM, Phong cách Hồ Chí Minh nói chung, phong
cách ứng xử Hồ Chí Minh nói riêng là tài sản tinh thần vô giá của Đảng, dân tộc
ta; là tấm gương sáng để mỗi người có thể học tập và noi theo. Vì vậy, đẩy mạnh
việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ
thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa
XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” chính là một giải pháp
quan trọng, thiết thực góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính
trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Thông qua việc học tập và làm theo phong cách
ứng xử của Người, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản
lý khắc phục những hạn chế yếu kém khi ứng xử trong công tác và cuộc sống đời
Dương Thị Hằng, Phó Trưởng Khoa Lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa, Ngày 19/5/2017, Bài viết chỉ ra phong
cách ứng xử Hồ Chí Minh là tác phong ứng xử xuyên suốt cuộc đời và sự nghiệp
cách mạng của Người, được thể hiện trong hoạt động thực tiễn của Người trên

5


một số nội dung và học tập và rèn luyện phong cách ứng xử Hồ Chí Minh của
cán bộ,
thực hiện có hiệu quả lời nói đi đơi với làm, khơng ngừng tu dưỡng, rèn luyện
đạo đức, lối sống giản dị trong sáng, ln gắn bó mật thiết với nhân dân... để
hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao phó.
Mạch Quang Thắng, “Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh”, Tạp chí Quốc
Phịng Tồn Dân, số ra ngày 13/2/2017. Bài viết chỉ ra điểm nổi bật trong phong
cách ứng xử HCM, những đặc điểm trong phong cách ứng xử của Người và vị trí
vai trị quan trọng của phong cách ứng xử HCM. Phong cách ứng xử Hồ Chí

Minh rất cần và phải được mọi người dân, cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ
chủ trì, chủ chốt trong hệ thống chính trị học tập và vận dụng vào cuộc sống,
nhất là trong thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy
mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cũng
như trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội của Đảng, gần đây là Nghị quyết
Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn,
đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
3.Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
*Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn, đề xuất những giải
pháp cơ bản bồi dưỡng phong cách ứng xử HCM cho học viên đào tạo CTV ở
tiểu đoàn 4, Trường SQCT hiện nay.
*Nội dung nghiên cứu:

6


Đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm bồi
dưỡng phong cách ứng xử HCM cho học viên đào tạo CTV ở Tiểu đoàn 4
Trường SQCT hiện nay.
Đề xuất một số giải pháp cơ bản để bồi dưỡng phong cách ứng xử HCM
cho học viên đào tạo CTV ở Tiểu đoàn 4 Trường SQCT.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
*Đối tượng nghiên cứu:
Bồi dưỡng phong cách ứng xử HCM cho học viên đào tạo CTV ở Tiểu đoàn
4, Trường SQCT
*Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động bồi dưỡng phong cách ứng xử HCM
cho học viên đào tạo CTV ở Tiểu đoàn 4, Trường SQCT.

Phạm vi khảo sát thực tế chủ yếu ở Tiểu đoàn 4 quản lý học viên đào tạo
CTV, các cơ quan, các khoa giáo viên của trường SQCT.
Những tư liệu số liệu phục vụ cho đề tài được sử dụng chủ yếu từ năm 2016
đến nay.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận:
Đề tài được nghiên cứu dựa trên hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng; các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Quân ủy Trung ương, Bộ quốc phòng,
các hướng dẫn quy định của Cục Tuyên huấn Tổng cục Chính trị về học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức phong cách HCM. Các tài liệu báo cáo sơ kết việc thực hiện
Chỉ thị 05 về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM”.
Cơ sở thực tiễn là hoạt động bồi dưỡng phong cách ứng xử HCM cho học viên
đào tạo CTV ở Tiểu đoàn 4 Trường SQCT trong thời gian qua, và thực tiễn phong
cách ứng xử của CTV ở đơn vị cơ sở thông qua số liệu tài liệu của các cơng trình
7


nghiên cứu có liên quan. Kết quả điều tra khảo sát thực tế của ban đề tài về hoạt động
bồi dưỡng phong cách ứng xử HCM cho học viên đào tạo CTV ở Tiểu đoàn 4
Trường SQCT.
*Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, đề tài sử dụng
tổng hợp các phương pháp của mơn khoa học xã hội nhân văn, trong đó chú trọng
đến các phương pháp logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, tổng kết thực tiễn, so
sánh, điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu thành cơng của đề tài góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa
học giúp cho Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường, cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan chức
năng, khoa giáo viên, trực tiếp là Đảng ủy, chỉ huy Tiểu đoàn 4 vận dụng vào bồi
dưỡng phong cách ứng xử HCM cho học viên đào tạo CTV.

Đồng thời, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu nghiên cứu phục vụ
việc tổ chức, triển khai thực hiện chỉ thị 05 trong các nhà trường quân đội hiện nay.
7. Kết cấu.
Đề tài gồm: Mở đầu; 2 chương (4 tiết); kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục

8


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BỒI DƯỠNG
PHONG CÁCH ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH CHO HỌC VIÊN ĐÀO TẠO
CHÍNH TRỊ VIÊN Ở TIỂU ĐỒN 4, TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ
HIỆN NAY
1.1. Một số vấn đề lý luận về bồi dưỡng phong cách ứng xử HCM cho
học viên đào tạo CTV
1.1.1. Quan niệm về phong cách ứng xử HCM
* Quan niệm về phong cách ứng xử
Phong cách là một thành tố quan trọng trong nhân cách con người, thuộc
phạm trù của tính cách, là một nội dung mang tính tổng hợp của tính cách. Giữa
phong cách và tính cách có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau như mối quan
hệ giữa nội dung và hình thức. Trong đó, phong cách được xem như là hình thức
biểu hiện của tính cách. Phong cách biểu hiện thái độ của chủ thể đối với hiện
thực khách quan, thông qua các biện pháp, cách thức của cá nhân nhằm thực
hiện có hiệu quả mục đích đặt ra trong quá trình chủ thể tác động đến đối tượng,
bởi vậy có thể nhận thấy phong cách của con người biểu hiện thông qua phương
pháp, cách thức hoạt động của họ trong thực tiễn.
Phong cách ln gắn bó chặt chẽ với hoạt động của con người cho nên ứng
với mỗi đối tượng cụ thể, trên các lĩnh vực hoạt động khác nhau có các kiểu
phong cách khác nhau như: phong cách lãnh đạo, phong cách quản lý, phong

cách ứng xử, phong sinh hoạt, phong cách diễn đạt…

9


Từ cách tiếp cận trên, có thể quan niệm: Phong cách ứng xử là kiểu hoạt
động của con người dựa trên các nguyên tắc, tiêu chuẩn, phương pháp, phương
tiện hoạt động nhằm đạt tới mục đích đặt ra.
* Quan niệm về phong cách ứng xử HCM
Phong cách ứng xử HCM là sự phản ánh sâu sắc, toàn diện những phẩm
chất nhân cách của Người, đó là trí tuệ nỗi lạc, đạo đức trong sáng, tâm hồn vị
tha và tình cảm sâu sắc; được thể hiện hết sức phong phú, linh hoạt và hấp dẫn,
trong đó nổi bật là tính nhất quán về mục tiêu, nguyên tắc ứng xử. Phong cách
ứng xử HCM là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc Việt Nam,
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, cùng với phẩm chất cá nhân và quá trình rèn
luyện trong thực tiễn hoạt động cách mạng phong phú của Người. Đó là sự hài
hịa giữa văn hóa ứng xử phương Đơng, phương Tây, trong đó hạt nhân chủ yếu
là mục đích vì nhân dân, vì dân tộc mình và nhân loại tiến bộ
Từ cách tiếp cận trên, chúng tôi quan niệm: Phong cách ứng xử HCM là
những nền nếp có tính hệ thống, ổn định tạo thành những đặc trưng riêng của
HCM trong giao tiếp, xử lí các mối quan hệ đối với bản thân mình, đối với cơng
việc và đối với người khác nhằm hiện thực hóa mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Phong cách ứng xử HCM biểu hiện trên những nội dung chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, sự chân thành, giản dị và khiêm tốn trong ứng xử.
Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh không phải là một “nghệ thuật xã giao”
mà là sự phản ánh trung thực tâm hồn, đạo đức, nhân cách HCM. Trong các cuộc
tiếp xúc, Chủ tịch HCM thường thể hiện sự khiêm tốn, chân thành, Người không
bao giờ đặt mình cao hơn người khác mà trái lại ln hòa nhã, quan tâm chu đáo
đến những người xung quanh. Với một lời chào chân tình, một nụ cười niềm nở,

một cử chỉ thân thiện, Chủ tịch HCM đã xóa bỏ mọi sự cách biệt về chức vụ, địa
10


vị, giữa cấp trên cấp dưới, giữa lãnh tụ với nhân dân, đem đến cho mọi người ý
thức về sự bình đẳng hồn tồn giữa những con người tự do và dân chủ trên cơ
sở tôn trọng giá trị, nhân phẩm con người. Suốt đời đấu tranh cho tự do, hạnh
phúc của con người nhưng đối với bản thân, Người thực hành một triết lý sống
thanh khiết, giản dị, gắn bó với nhân dân. Khi đi chỉ đạo kháng chiến phải hành
qn trong rừng sâu, Người sống hịa mình với nhân dân, chiến sĩ; cùng ăn, cùng
ở, cùng hoạt động cách mạng với bộ đội. Khi về thủ đô Hà Nội, Người ứng xử
trong căn nhà sàn đơn sơ, bộ quần áo ka ki, đôi dép cao su và những vật dụng
sinh hoạt như của một người bình thường. Tất cả cử chỉ, hành động của Người
đều toát lên sự chân thành, bình dị và khiêm tốn của một bậc vĩ nhân.
Thứ hai, ứng xử thể hiện tình yêu thương, tôn trọng con người
Chủ tịch HCM luôn ứng xử dựa trên cơ sở của tình người, u thương con
người. Đó là lịng nhân đạo, tính nhân văn, là sự khoan dung, độ lượng trong
hành xử ở cuộc sống. Với Người, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội - giai cấp
đều phải đi đến giải phóng con người thì mới có ý nghĩa thiết thực. Tình u
thương của Người khơng giới hạn ở một đối tượng cụ thể, một tầng lớp, thành
phần nào trong xã hội. Từ các cụ phụ lão, các cháu thanh thiếu niên, nhi đồng,
phụ nữ, các chiến sĩ ngồi mặt trận, các đồn dân cơng…tất cả đều nhận được
tình cảm ấm áp và sự quan tâm chu đáo của Người. Chủ tịch HCM đã để lại vơ
vàn những câu chuyện cảm động về tình cảm, ứng xử văn hóa đối với nhân dân,
với lớp người bị thiệt thịi do hậu quả quan niệm khơng đúng của xã hội thực
dân, phong kiến. Trong Di chúc để lại, Người đã “để lại mn vàn tình thân u
cho tồn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi
đồng”[9,tr.613], nhắn nhủ toàn Đảng, toàn dân ta “phải có tình đồng chí thương
u lẫn nhau” và căn dặn Đảng đầu tiên là công việc đối với con người.
Thứ ba, ứng xử thể hiện thái độ khoan dung, độ lượng với mọi người.

11


Từ lịng u thương và tơn trọng con người, Chủ tịch HCM đã thể hiện tấm
lòng khoan dung, độ lượng với tất cả mọi người. Đối với cán bộ và quần chúng
nhân dân, Người luôn ân cần, niềm nở; vừa thân ái, lại nhiệt tình; khi cần thì
nhắc nhở nhẹ nhàng hoặc phê bình nghiêm khắc, nhưng nghiêm khắc mà vẫn độ
lượng, khoan dung để nâng con người lên chứ không phải hạ thấp, vùi dập con
người. Trong công tác xây dựng Đảng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,
đảng viên, Người chỉ rõ khi tự phê bình và phê bình phải góp ý cho nhau một
cách thẳng thắn, có tính xây dựng, vì mục đích, lợi ích chung chứ khơng vì quan
điểm cá nhân mà trù dập, cơng kích, kéo bè, kéo cánh, nói xấu, hạ bệ lẫn nhau.
Đối với cán bộ, đảng viên có lỗi, HCM bao giờ cũng mong muốn và tạo điều kiện
cho họ sửa chữa lỗi lầm, vì theo Người: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong
lịng. Ta phải biết làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và
phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng” [10,tr.672].
1.1.2. Quan niệm về bồi dưỡng phong cách ứng xử HCM cho học viên
đào tạo CTV ở Tiểu đoàn 4, Trường SQCT
* Quan niệm, tiêu chí đánh giá việc bồi dưỡng phong cách ứng xử HCM
cho học viên đào tạo CTV ở Tiểu đồn 4, Trường SQCT.
Là một thuộc tính nhân cách, phong cách ứng xử khơng tự nhiên có mà
được hình thành, phát triển qua quá trình bồi dưỡng, củng cố dưới tác động của
các tổ chức, lực lượng trong Nhà trường và sự nỗ lực vươn lên của mỗi học viên,
nhằm biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng để hình thành cho
mình có phong cách ứng xử phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao.
Đội ngũ học viên đào tạo chính trị viên ở Tiểu đoàn 4, Trường SQCT hiện
nay là đối tượng được đào tạo để trở thành người người chủ trì về chính trị ở đơn
vị cấp phân đội. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu trên thì ngay trong quá trình giáo
dục - đào tạo ở Nhà trường phải bồi dưỡng cho học viên có phong cách ứng xử
12



đáp ứng với chức trách, nhiệm vụ của chính trị viên. Đặc biệt là phải tích cực bồi
dưỡng cho họ phong cách ứng xử HCM. Trên cơ sở đó, hình thành ở học viên
động cơ, thái độ, trách nhiệm học tập đúng đắn, từng bước chuyển thể phong
cách ứng xử HCM thành một thành tố quan trọng trong nhân cách người học.
Từ cách tiếp cận trên, chúng tôi quan niệm: Bồi dưỡng phong cách ứng xử
HCM cho học viên đào tạo CTV ở Tiểu đoàn 4, Trường SQCT hiện nay là quá
trình tác động tổng hợp của các tổ chức, lực lượng trong toàn Trường giúp học
viên nhận thức đúng đắn, đầy đủ, tự giác tu dưỡng, rèn luyện hình thành cho
bản thân có phong cách ứng xử HCM.
Về mục đích bồi dưỡng phong cách ứng xử HCM là nhằm hình thành ở học
viên phong cách ứng xử HCM đúng đắn, phù hợp, đáp ứng chức yêu cầu, trách
nhiệm vụ người chính trị viên.
Chủ thể bồi dưỡng phong cách ứng xử HCM cho học viên đào tạo CTV ở
Tiểu đoàn 4 là Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường, các lực lượng tham gia giáo
dục trong toàn trường, thường xuyên, trực tiếp là Đảng ủy, chỉ huy tiểu đoàn 4,
cán bộ các đại đội quản lý học viên của Tiểu đoàn; giảng viên các khoa; cán bộ
các cơ quan trong Nhà trường.
Học viên đào tạo CTV ở Tiểu đoàn 4 vừa là đối tượng chịu tác động của
các chủ thể nói trên, vừa là chủ thể trực tiếp quyết định việc tự bồi dưỡng phong
cách ứng xử HCM.
Nội dung cơ bản về bồi dưỡng phong cách ứng xử HCM cho học viên đào
tạo CTV ở Tiểu đoàn 4, Trường SQCT hiện nay, căn cứ vào những đặc trưng cơ
bản về phong cách ứng xử HCM nói chung, căn cứ vào chức trách nhiệm vụ
người CTV sau khi ra trường, đề tài cho rằng cần tập trung bồi dưỡng những
phẩm chất cơ bản sau:
Một là, sự mẫu mực về tác phong quân nhân trong ứng xử
13



Với cương vị là người chủ trì về chính trị, là hạt nhân đoàn kết và người
trực tiếp giải quyết các mối quan hệ chính trị - xã hội trong đơn vị, phong cách
ứng xử của người CTV được quan sát từ nhiều phía, nó tác động lớn đến tâm lý,
tư tưởng, tình cảm của bộ đội; ảnh hưởng khơng nhỏ đến uy tín, hiệu quả tuyên
truyền, giáo dục, thuyết phục của CTV. Trong giải quyết công việc cũng như
trong sinh hoạt, người CTV phải luôn thể hiện sự mẫu mực về trang phục, về tư
thế tác phong, về ngôn từ, cử chỉ và hành động. Tác phong chính quy của người
CTV tạo nên sự nghiêm túc trong ứng xử, thể hiện uy tín của người chỉ huy
trước đơn vị và còn là tấm gương để cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị noi theo, nói
cách khác sự khéo léo trong ứng xử của CTV chính là mệnh lệnh khơng lời đối
với cán bộ, chiến sĩ.
Hai là, sự tin cậy, bình đẳng, gần gũi trong ứng xử
CTV là người lãnh đạo, nhà giáo dục, đồng thời là người làm công tác vận
động quần chúng trong lực lượng vũ trang. Chức năng, nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu là xây dựng con người, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh.
Trong bất cứ hồn cảnh nào người CTV ln phải là người được cán bộ, chiến sĩ
và nhân dân tin cậy. Vì vậy, trong quan hệ cơng tác cũng như trong sinh hoạt,
người CTV cần phải thể hiện cách ứng xử bình đẳng, tránh mọi sự áp đặt, ép
buộc cấp dưới phải tuân theo ý kiến của mình một cách máy móc, duy ý chí; mà
ln biết tơn trọng, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của cấp dưới; biết thể
hiện tình cảm, thái độ của mình một cách chân thành, có cách tuyên truyền, giáo
dục phù hợp với đặc điểm tâm lý và trình độ của từng đối tượng. CTV phải luôn
dành những điều kiện thuận lợi nhất, những tình cảm tốt đẹp nhất cho cán bộ,
chiến sĩ thuộc quyền, ln động viên, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để
họ phấn đấu trưởng thành. Chỉ trên cơ sở gần gũi với cấp dưới, CTV mới thấy rõ
những khó khăn của nhiệm vụ, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới để
14



từ đó có biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện cũng như khách quan trong đánh giá,
nhận xét cán bộ, chiến sĩ, trong giao nhiệm vụ, trong khen thưởng, xử phạt.
Ba là, tế nhị, linh hoạt và tự chủ trong ứng xử
Tế nhị là sự khéo léo và nhã nhặn trong quan hệ đối xử nó phản ánh phong
cách ứng xử hài hồ giữa tình cảm và lý trí. Trong ứng xử, CTV phải biết chọn
lời nói, hành vi sao cho dễ chấp nhận, dễ tiếp thu, nhất là với những gì tinh tế,
sâu kín khơng dễ nói ra. Tính linh hoạt đòi hỏi CTV phải uyển chuyển, biết rõ
vai trị của mình và ứng xử đúng với vai trị đó trong từng trường hợp cụ thể,
khơng lệ thuộc vào những nghi lễ cứng nhắc, biết làm chủ bối cảnh và vượt ra
khỏi những tình huống khó xử với một phong thái tự tin và vừa độ.
Bốn là, khiêm tốn, giản dị và chân thành trong ứng xử
Khiêm tốn thường đi đôi với giản dị. Tuy nhiên, trong giao tiếp, ứng xử,
người CTV không nên quá câu nệ những cái phụ mà qn đi những cái chính,
q chú trọng hình thức mà quên đi nội dung. Khi thấy cử chỉ khiêm nhường của
Chủ tịch HCM, Thủ tướng J.Nêru đã nói: Chinh phục trái tim mọi người không
phải bằng tranh cãi hoặc bằng những lý luận cao siêu mà bằng chính cuộc sống
giản dị, khiêm tốn, chân tình, tiến sĩ HCM làm nảy nở tình yêu, tình hữu ái và sự
hiểu biết lẫn nhau giữa con người vĩ đại... Được gặp một con người từng trải,
khiến chúng ta càng trở lên tốt hơn. Có thể nói, cao hơn mọi cử chỉ, mọi ngơn
ngữ là thái độ chân thành. Phẩm chất đó được biểu hiện đặc biệt rõ trong mối
quan hệ qua lại giữa CTV với đồng cấp, với cấp dưới và với cấp trên. Trong mối
quan hệ với cấp dưới và đồng cấp, CTV cần có thái độ dân chủ và công bằng,
tôn trọng và chú ý lắng nghe. Trong mối quan hệ với cấp trên, CTV phải thể hiện
sự trọng thị, trung thực, khiêm tốn nhưng không tự ti, không a dua, tăng bốc,
luồn cúi, khơng vì tư lợi mà đánh mất nhân cách của mình. Đối với địch, CTV
phải biết tuyên truyền khôn khéo, để giác ngộ họ, lôi kéo họ về phía ta.
15


* Tiêu chí đánh giá việc bồi dưỡng phong cách ứng xử HCM cho học viên

đào tạo
Một là, nhận thức, trách nhiệm của chủ thể và khách thể của hoạt động bồi dưỡng
phong cách ứng xử
Khi đánh giá hoạt động bồi dưỡng phong cách ứng xử của học viên Tiểu
đoàn 4, trước tiên cần xem xét nhận thức, trách nhiệm và năng lực của chủ thể và
khách thể của hoạt động bồi dưỡng phong cách ứng xử HCM. Chỉ trên cơ sở
nhận thức sâu sắc nội dung, vị trí, ý nghĩa, tầm quan trong của việc bồi dưỡng
phong cách ứng xử HCM, các tổ chức, lực lượng bồi dưỡng mới hình thành
quyết tâm, xác định nội dung, hình thức biện pháp bì dưỡng đúng đắn, phù hợp,
khắc phục triệt để những khó khăn, tạo mơi trường tu dưỡng, rèn luyện đúng
đắn. Theo đó, để xác định tiêu chí này trên thực tế cần căn cứ vào những dấu
hiệu chủ yếu sau đây:
- Mức độ nhận thức của chủ thể hoạt động bồi dưỡng về vị trí, vai trị, tầm
quan trọng của việc bồi dưỡng phong cách ứng xử HCM cũng như tác dụng to
lớn của nó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo học viên đào tạo
CTV tiểu đoàn 4, Trường SQCT.
- Tinh thần, thái độ, trách nhiệm của các lực lượng giáo dục trong Nhà
trường, đặc biệt là của đảng ủy, chỉ huy Tiểu đoàn 4, cấp uỷ, chỉ huy các đại đội
trong việc xác định các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ giáo
dục, đào tạo bồi dưỡng phong cách ứng xử HCM cho học viên đào tạo CTV;
đồng thời tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện của học viên
đào tạo CTV ở Tiểu đoàn 4 theo các nội dung của phong cách ứng xử HCM.
- Mức độ nhận thức, ý thức, động cơ phấn đấu tu dưỡng rèn luyện phong
cách ứng xử HCM của mỗi học viên trong toàn tiểu đoàn, được thể hiện ở sự
hiểu biết các nội dung cơ bản của phong cách ứng xử HCM; ý thức trách nhiệm
16


và quyết tâm phấn đấu của học viên trong tu dưỡng rèn luyện hình thành phong
cách ứng xử HCM.

Hai là, xem xét nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng phong cách ứng
xử HCM cho học viên Tiểu đoàn 4 của các tổ chức, lực lượng trong đơn vị.
Nội dung, hình thức, biện pháp tác động của chủ thể đóng vai trò quyết định
đến chất lượng của hoạt động bồi dưỡng. Trong nhóm tiêu chí này khi đánh giá
cần chỉ rõ những dấu hiệu cơ bản sau:
- Nội dung tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng, đạo đức, phong cách ứng xử
HCM gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị; việc lồng ghép tuyên
truyền, giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM trong nội dung, chương
trình giảng dạy và các hoạt động khác của đơn vị, như: hoạt động dân vận kết
nghĩa, tuyên truyền cổ động...
- Các hình thức tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng phong cách ứng xử HCM
của các lực lượng sư phạm trong nhà trường (Cơ quan chính trị, đào tạo, các
khoa giáo viên, lãnh đạo, chỉ huy và đội ngũ cán bộ quản lý học viên) đối với
học viên đào tạo CTV ở Tiểu đoàn 4.
- Phương pháp bồi dưỡng phong cách ứng xử HCM của các lực lượng giáo
dục đối với học viên đào tạo CTV ở Tiểu đoàn 4. Đó là tổng thể các cách thức
tác động đến nhận thức của học viên, cách thức bố trí sắp xếp, lồng ghép nội
dung bồi dưỡng sao cho phù hợp với đặc điểm nhận thức, cách thức kiểm tra,
uấn nắn, đánh giá kết quả.
Ba là, những chuyển biến về phong cách ứng xử HCM của học viên
Đây chính là thước đo đánh giá kết quả bồi dưỡng phong cách ứng xử HCM
cho học viên Tiểu đoàn 4. Thể hiện ở những dấu hiệu cơ bản sau:
- Tính tích cực, tự giác tu dưỡng, rèn luyện của học viên theo các nội dung
bồi dưỡng phong cách ứng xử HCM, phương pháp, tác phong công tác của học
17


viên thể hiện trong sinh hoạt học tập hàng ngày như: gắn bó với tập thể, gần gũi
yêu thương giúp đỡ đồng đội, kế hoạch học tập, rèn luyện cụ thể, khoa học, tinh
thần tự phê bình và phê bình trước các biểu hiện sai trái lệch lạc trong đơn vị...

- Kết quả học tập, rèn luyện đạt kết quả khá trở lên, kết quả thực tập đạt khá
trở lên.
1.2. Thực trạng và nguyên nhân bồi dưỡng phong cách ứng xử HCM
cho học viên đào tạo CTV ở Tiểu đoàn 4, Trường SQCT hiện nay
1.2.1. Những ưu điểm chủ yếu
* Nhận thức, trách nhiệm của chủ thể và khách thể tham gia hoạt động bồi
dưỡng phong cách ứng xử HCM cho học viên đào tạo CTV ở Tiểu đoàn 4,
trường SQCT.
Quán triệt và cụ thể hóa mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường, đặc biệt
triển khai, tổ chức thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, thời gian qua, Đảng ủy,
chỉ huy Tiểu đoàn 4 thường xuyên chú trọng tuyên truyền, giáo dục, nâng cao
nhận thức trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng về vị trí vai trò của việc học
tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách HCM. Đối với đội ngũ học viên,
việc thống nhất chủ trương lãnh đạo đã tạo được sự đồng thuận cao, là cơ sở để
thống nhất nhận thức, thay đổi quan niệm, hành vi, cách ứng xử, mỗi người nhận
thức học tập và làm theo phong cách ứng xử HCM như là nhu cầu, động cơ bên
trong, trở thành hoạt động tự giác
Kết quả điều tra cho thấy, học viên trong Tiểu đoàn nhận thức khá đầy đủ,
toàn diện về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng phong cách ứng xử Hồ Chí
Minh đối với việc hình thành phong cách ứng xử của người CTV tương lai. Có
71 % ý kiến cho rằng việc học tập và làm theo phong cách ứng xử HCM có ảnh
hưởng rất quan trọng, làm cơ sở, nền tảng cho việc hình thành nhân cách người
CTV tương lai [Phụ lục 2 ]. Đảng ủy, chỉ huy tiểu đoàn 4 đã quan tâm lãnh đạo,
18


chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng phong cách ứng xử, xác định nhiều nội dung,
hình thức bồi dưỡng phù hợp với nhận thức và nhu cầu người học. Sự lãnh đạo,
chỉ đạo đúng đắn, kịp thời sâu sát đó cịn góp phần phát huy trí tuệ tập thể trong
xây dựng các nội dung, hình thức và biện pháp bồi dưỡng phù hợp với từng đối

tượng học viên, vì xét đến cùng chất lượng hiệu quả hoạt động này phụ thuộc và
nhận thức và trách nhiệm của bản thân học viên.
Những kết quả trên chính là tiền đề giúp đội ngũ cán bộ quản lý học viên
của Tiểu đoàn và đội ngũ giảng viên các khoa tiếp tục tìm tịi, nghiên cứu đề
xuất các nội dung, hình thức, biện pháp tác động nhằm bồi dưỡng phong cách
ứng xử HCM cho học viên, thể hiện thái độ chính trị tích cực, nghiêm túc trong
việc phấn đấu tu dưỡng rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức và phong cách HCM.
Học tập và làm theo phong cách ứng xử HCM là quá trình lâu dài, bền bỉ,
nghiêm túc được tổ chức khoa học, sát thực tế, nhận thức, thái độ đúng nhưng
nếu không có quyết tâm cao, động cơ học tập và làm theo trong sáng sẽ không
thể đem lại kết quả thiết thực, vơ hình chung rơi vào hình thức, chiếu lệ, qua loa
đại khái hoặc làm với tư cách đối phó. Nhận thức rõ được thực tế đó, cán bộ, học
viên trong tiểu đồn đã tích cực xây dựng động cơ, quyết tâm bồi dưỡng phong
cách ứng xử Hồ Chí Minh phù hợp. Kết quả điều tra cho thấy: Mức độ quan tâm,
trách nhiệm đối với đổi mới nội dung, phương thức bồi dưỡng phong cách ứng
xử HCM của bản thân học viên, có 78 đ/c (78%) cho rằng rất quan tâm đến việc
bồi dưỡng phong cách ứng xử HCM.
* Nội dung, hình thức, biện pháp đã được các tổ chức, lực lượng trong tiểu
đoàn áp dụng để bồi dưỡng phong cách ứng xử HCM cho học viên đào tạo CTV
ở Tiểu đoàn 4, Trường SQCT hiện nay tương đối phù hợp, thể hiện tính khoa
học, cụ thể và sát đối tượng.

19


Thời gian vừa qua, cùng với quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số
05 của BCT về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh”, các lực lượng trong tồn tiểu đồn đã tích cực xây dựng và triển khai
thực hiện nhiều nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng phong cách ứng xử
HCM.

Bám sát vào chủ trương, nghị quyết của Đảng ủy, chỉ huy Tiểu đoàn, các
đơn vị quản lý học viên đã xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể
cho các lực lượng trong đơn vị, lồng ghép trong nhiều hình thức hoạt động
phong phú như: hoạt động thi đua, giao lưu kết nghĩa, hội thi, hội thao… Chủ
động xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào khâu yếu mặt yếu về cách
ứng xử, kịp thời đề xuất các khó khăn, vướng mắc lên chỉ huy cấp trên, chủ động
năm bắt, phân loại chất lượng học viên để xây dựng biện pháp bồi dưỡng sát
đúng……
Trong đó, Đảng uỷ, chỉ huy Tiểu đoàn 4 và các cấp uỷ, chỉ huy các đại đội
quản lý học viên đã chủ động xây dựng Nghị quyết chuyên đề nhằm cụ thể hóa
nội dung Chỉ thị, bước đầu đem lại kết quả tích cực, với nhiều nội dung, hình
thức, phương pháp bồi dưỡng phong cách ứng xử HCM. Tiếp nhận những tác
động nhiều chiều đó, chất lượng học tập và làm theo phong cách ứng xử HCM
đã có những kết quả bước đầu. Kết quả điều tra đội ngũ cán bộ quản lý học viên
của tiểu đoàn và giáo viên về mức độ quan tâm của học viên về nội dung,
phương thức bồi dưỡng phong cách ứng xử HCM cho học viên đào tạo CTV ở
Tiểu đoàn 4 trong thời gian qua cho thấy: có 78 % ý kiến của đội ngũ học viên,
60% ý kiến của đội ngũ giảng viên cho là rất quan tâm chú trọng; 14 % ý kiến
của học viên và 10% ý kiến của giảng viên cho rằng quan tâm chưa thường
xun, có 8 % ít quan tâm [….]. Điều đó cho thấy trong thời gian vừa qua nội
dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng phong cách ứng xử HCM cho học viên ở
20



×