Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh qua hoạt động thực tiễn của Người (1945 – 1969

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.29 KB, 96 trang )

1



Đ
Đ


I
I


H
H


C
C


Q
Q
U
U


C
C


G


G
I
I
A
A


H
H
À
À


N
N


I
I























T
T
R
R
Ƣ
Ƣ


N
N
G
G


Đ
Đ


I

I


H
H


C
C


K
K
H
H
O
O
A
A


H
H


C
C


X

X
Ã
Ã


H
H


I
I


V
V
À
À


N
N
H
H
Â
Â
N
N


V

V
Ă
Ă
N
N


K
K
H
H
O
O
A
A


Q
Q
U
U


C
C


T
T





H
H


C
C






NGUYỄN THỊ HƢƠNG



PHONG CÁCH NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH
QUA HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN CỦA NGƢỜI (1945 – 1969)




LUẬN VĂN THẠC SĨ













Hà Nội - 2013
2



Đ
Đ


I
I


H
H


C
C


Q

Q
U
U


C
C


G
G
I
I
A
A


H
H
À
À


N
N


I
I























T
T
R
R
Ƣ
Ƣ


N

N
G
G


Đ
Đ


I
I


H
H


C
C


K
K
H
H
O
O
A
A



H
H


C
C


X
X
Ã
Ã


H
H


I
I


V
V
À
À


N

N
H
H
Â
Â
N
N


V
V
Ă
Ă
N
N


K
K
H
H
O
O
A
A


Q
Q
U

U


C
C


T
T




H
H


C
C






NGUYỄN THỊ HƢƠNG



PHONG CÁCH NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH

QUA HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN CỦA NGƢỜI (1945 – 1969)




LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
Mã số: 60310206



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Quang Minh






Hà Nội - 2013

3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 5
Chƣơng 1: 13
CƠ SỞ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH 13
1.1 Khái niệm phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh 13
1.2 Cơ sở hình thành phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh 14

1.2.1 Văn hóa Việt Nam và nền ngoại giao truyền thống 14
1.2.2 Ảnh hưởng từ văn hóa thế giới 19
1.2.3 Nhân tố chủ quan của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. 24
Chƣơng 2 28
BIỂU HIỆN PHONG CÁCH NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH 28
QUA CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN CỦA NGƢỜI (1945 – 1969) 28
2.1 Phong cách tư duy 28
2.1.1 Luôn kiên định mục tiêu vì lợi ích dân tộc kết hợp thực hiện nghĩa
vụ quốc tế và đề cao tính chính nghĩa. 28
2.1.2 Phong cách tư duy độc lập tự chủ 32
2.1.3 Sáng tạo trong hình thức đấu tranh ngoại giao. 34
2.2 Phong cách hoạt động đối ngoại 38
2.2.1 Kết hợp lý lẽ và tình cảm 38
2.2.2 Kết hợp hài hòa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. 43
2.2.3 Kết hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của quân sự, kinh tế, chính
trị tạo sức mạnh cho ngoại giao 46
2.3 Phong cách ứng xử 50
2.3.1 Đối với các chính khách 50
2.3.2 Đối với báo giới và học giả 52
2.3.3 Đối với quần chúng nhân dân thế giới. 57
2.4 Phong cách diễn đạt 59
4

2.4.1 Phong cách nói gần gũi, dễ cảm hóa và mang tính thuyết phục cao 59
2.4.2 Phong cách viết ngắn gọn, hàm súc và dễ hiểu 63
2.4.3 Phong cách diễn đạt phi ngôn ngữ 66
Chƣơng 3 70
Ý NGHĨA PHONG CÁCH NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH 70
VÀ VẬN DỤNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 70
3.1 Ý nghĩa phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh 70

3.1.1 Ý nghĩa lý luận 70
3.1.2 Ý nghĩa thực tiễn 71
3.2 Nội dung vận dụng phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh trong giai đoạn
hiện nay 73
3.2.1 Tính cấp thiết của vận dụng phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh
trong giai đoạn hiện nay 73
3.2.2 Nội dung vận dụng phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh trong thời
kỳ hiện nay 77
3.3 Một số đề xuất nâng cao hiệu quả vận dụng phong cách ngoại giao Hồ
Chí Minh 86
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93


5



PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hồ Chí Minh là nhà cách mạng, nhà chính trị, nhà lãnh đạo quốc gia
kiệt xuất của dân tộc.Trong nhiều năm liền Người kiêm cả Thủ tướng chính
phủ và Bộ trưởng ngoại giao nên đã dần hình thành một phong cách
riêng.Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh là sự kế thừa truyền thống ngoại
giao của cha ông kết hợp với tinh hoa văn hóa thế giới và được rèn luyện qua
thực tiễn ngoại giao.Trong công cuộc đấu tranh ngoại giao bảo vệ Tổ quốc,
Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là người chỉ đạo về đường lối chiến lược sách lược
đối ngoại, vừa trực tiếp tham gia các hoạt động ngoại giao, nhằm từng bước
kiến tạo và mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cường thế và lực của nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa.

Chính vì những đóng góp lớn lao đó mà ngày càng có nhiều nghiên cứu
về lãnh tụ Hồ Chí Minh. Đặc biệt từ đại hội lần thứ VII của Đảng cộng sản
Việt Nam xác định “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làkim chỉ nam cho mọi hành động” thì việc nghiên cứu về Người càng
thu hút nhiều học giả hơn. Bên cạnh đó, phong trào học tập và làm theo tấm
gương đạo đứcHồ Chí Minh đang lan rộng khắp các cơ quan đoàn thể và
trong mỗi người dân Việt Nam. Phong trào đã đi vào chiều sâu, phát triển
theo chiều rộng và trở thành mạch ngầm lan tỏa khắp cộng đồng. Phong trào
vừa như một đợt sinh hoạt chính trị của toàn dân, vừa góp phần thay đổi nhận
thức tư duy và rèn luyện tác phong hành động của mỗi công dân Việt Nam,
tạo động lực cho sự phát triển và hiện đại hóa đất nước.
Tình hình thế giới ngày càng có nhiều biến động, quan hệ đối ngoại
Việt Nam đứng trước nhiều thời cơ nhưng cũng đầy thách thức lớn.Trong tình
thế đó nhu cầu nghiên cứu, học tập phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh càng
cần thiết hơn.Điều đó sẽ nâng cao nhận thức vận dụng vào hoạt động đối
6

ngoại thực tế, góp phần tạo nên những cách ứng xử linh hoạt và khéo léo
nhằm chủ động nắm bắt thời cơ cũng như khắc phục những khó khăn trong
quan hệ đối ngoại của Việt Nam hiệu quả hơn.
Để góp phần vào việc nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đề tài
“Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh qua hoạt động thực tiễn của Người
(1945 – 1969)” đã được tác giả chọn nghiên cứu. Hi vọng thông qua việc tìm
hiểu những hoạt động ngoại giao của Người, phong cách ngoại giao Hồ Chí
Minh sẽ được phân tích cụ thể, cũng như có sự liên hệ với tình hình đối ngoại
Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, khẳng định ý nghĩa lớn lao những bài học
kinh nghiệm từ đường lối ngoại giao và cách ứng xử với các nước của Người.
Đặc biệt nhấn mạnh rằng trước sau Người vẫn kiên định một phong cách hòa
bình, đối thoại để giải quyết các vấn đề quốc tế.
2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chủ tịch Hồ Chí
Minh của đông đảo các học giả trong nước và nước ngoài.Các tác phẩm chủ
yếu tập trung vào tư tưởng Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam, với dân
tộc và thời đại.Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh chỉ là một phần nhỏ trong
các công trình trên hoặc được đề cập trong những bài viết ngắn gọn mang tính
khái quát mà không đi sâu vào đặc điểm cụ thể.Theo phó giáo sư Vũ Dương
Huân “hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về tư tưởng ngọai giao
Hồ Chí Minh. Tuy nhiên đó mới là những nghiên cứu bước đầu, hơn nữa các
công trình nghiên cứu tập trung lý giải vấn đề độc lập tự chủ và đoàn kết quốc
tế, tư tưởng của Bác về một số vấn đề quốc tế, lịch sử ngoại giao Việt Nam và
quá trình hoạt động quốc tế của Hồ chủ tịch….nghệ thuật và phong cách Hồ
Chí Minh chưa được đề cập đáng kể”. Phó giáo sư Vũ Dương Huân có rất
nhiều công trình nghiên cứu về ngoại giao Hồ Chí Minh. Trong đó cuốn sách
“Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao”, Nxb Thanh
Niên,2005có đề cập khái quát về nghệ thuật và phong cách ngoại giao Hồ Chí
Minh với các luận điểm như tư tưởng kiên định nguyên tắc, linh hoạt sách
7

lược, lợi dụng mâu thuẫn kẻ thù, kết hợp sức mạnh trong nước và sức mạnh
quốc tế.
Nguyên bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Dy Niên có đề cập về phong
cách ngoại giao Hồ Chí Minh trong những cuốn sách “Tưtưởng ngoại giao
Hồ Chí Minh”,Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000; và trong cuốn “Quán
triệt tư tưởng Hồ Chí Minh thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng trong
giai đoạn mới”, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2002. Những cuốn sách này
đã đề cập một cách khái quát có tính hệ thống về phong cách tư duy, phong
cách ứng xử, phong cách diễn đạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Tuy nhiên trong
công trình nghiên cứu này, phong cách ngoại giao chỉ là một phần nhỏ bên
cạnh các vấn đề khác như tư tưởng, nghệ thuật và phương pháp ngoại giao.
Giáo sư Vũ Dương Ninh cũng là một tác giả nghiên cứu sâu sắc về Chủ

tịch Hồ Chí Minh. Cuốn sách “Việt Nam – thế giới và sự hội nhập”, Nxb Giáo
dục, 2007 bao gồm một số công trình tuyển chọn, đặc biệt trong đó là các
nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh với đoàn kết quốc tế. Phong cách ngoại
giao cũng được giáo sư đề cập “nói phong cách không có nghĩa là bó hẹp
trong tác phong cử chỉ, không hạn chế trong nghi thức ngoại giao mà phải là
cái thần, cái tâm và sức thu hút đối với người đối thoại” [31, tr. 33,34]
Giáo sư Đặng Xuân Kỳ có công trình nghiên cứu mang tên “Phương
pháp và phong cách Hồ Chí Minh”, Nxb Lý luận chính trị, 2004. Cuốn sách
đề cập đến hệ thống phong cách Hồ Chí Minh nhưng chưa đi sâu về phong
cách ngoại giao của Người.Trong đó tác giả đưa ra nhiều dẫn chứng đặc sắc
về hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tác giả Mai Văn Bộ có công trình nghiên cứu “Tấn công ngoại giao và
tiếp xúc bí mật”, Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1989.Cuốn sách phân tích tấn công
ngoại giao kết hợp công khai với bí mật, chính trị với quân sự và ngoại giao
trong kháng chiến chốngMỹ cứu nước dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí
Minh.
8

Luận án tiến sĩ lịch sử của tác giả Nguyễn Trọng Hậu nghiên cứu về
“Hoạt động đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thời kỳ 1945 –
1950” hoàn thành năm 2001. Luận án đề cập đến sự chỉ đạo và hoạt động của
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đối ngoại, đồng thời rút ra những đánh giá quan
trọng về ngoại giao Hồ Chí Minh.
Ngoài ra không thể không kể đến rất nhiều tác phẩm và những hồi ký
của chính những đồng chí, học trò gần gũi với Chủ tịch, được Người chỉ giáo.
Tiêu biểu như Đại tướng Võ Nguyên Giáp với rất nhiều công trình là “Những
năm tháng không thể nào quên”, Nxb Quân đội nhân dân, 1974; “Thế giới đổi
thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi”,1991; “Tư tưởng Hồ Chí Minh
và con đường cách mạng Việt Nam”, Nxb Thanh niên,1995; “Tư tưởng Hồ
Chí Minh quá trình hình thành và phát triển”, Nxb Sự thật…Các tác phẩm

của đồng chí Phạm Văn Đồng như “Hồ Chí Minh một con người một dân tộc
một thời đại một sự nghiệp”, Nxb Sự thật,1990; “Hồ Chí Minh và con người
Việt Nam trên con đường dân giàu nước mạnh”, Nxb Chính trị quốc gia,
1993; “Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh”, Nxb Chính trị
quốc gia, 1998…Tất cả những tác phẩm này những câu chuyện rất chân thực
về hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những hoạt động ngoại
giao này không chỉ thể hiện rõ tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh mà còn thể
hiện một phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh rất độc đáo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nguồn cảm hứng của những cây bút
Việt Nam mà còn là tâm điểm chú ý của đông đảo bạn bè thế giới. Trong các
tác giả nước ngoài, tiêu biểu là William.J. Duiker, Wilfred Burchett, Patty,
Stanley I Kutler,Jules Archer…
Trước hết phải kể đến nghị quyết của UNESCO về kỷ niệm 100 năm
sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vị anh hùng dân tộc của Việt Nam và là một
nhà văn hóa lớn” (1990). Đây là sự tôn vinh của thế giới đối với Chủ tịch Hồ
Chí Minh, hơn nữa là đối với một người cộng sản đầu tiên được tổ chức quốc
tế này công nhận. Nghị quyết khẳng định rõ công lao, sự nghiệp của Người.
9

Giới trí thức và học giả Âu – Mỹ đánh giá khá cao nghiên cứucủa
William.J.Duiker “Ho Chi Minh – A life”, xuất bản năm 2000. Cuốn sách
được cho là công trình của tác giả nước ngoài nghiên cứu sâu rộng về con
người và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. W.J.Duiker đi sâu vào sự
tranh luận Hồ Chí Minh có là cộng sản không và cộng sản theo chính thống
Mác – Lênin hay là một nhà ái quốc dân tộc, hiến thân cho cuộc giải phóng và
thống nhất đất nước. W.J.Duiker nhận định rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh có
căn rễ sâu đậm trong phong trào cộng sản quốc tế, nhưng ông luôn là một
người theo chủ nghĩa dân tộc, cương quyết hiến thân cho nguyên lý dân tộc tự
quyết.
Cuốn “Why Vietnam”,Nxb Đà Nẵng,1995 của L.A.Patty viết về chính

quãng thời gian tác giả hoạt động ở Việt Nam và những cảm tưởng của ông
trong mỗi cuộc tiếp xúc với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuốn sách thể hiện rất
nhiều phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh, từ phong cách tư duy kiên định vì
độc lập tự do của dân tộc, cho đến phong thái tự chủ bình tĩnh trong mọi tình
huống, thể hiện những ấn tượng và niềm cảm phục của chính tác giả trước sự
ứng xử khôn khéo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn đầu độc lập dân
tộc đầy thách thức.
Ký giả nổi tiếng người Úc Wilfred Burchett – đã từng được ngoại
trưởng Henri Kissinger nhờ làm trung gian liên lạc giữa Mỹ và Hà Nội. Năm
1968 ông viết cuốn sách có tính tiên đoán “Vietnam Will Win” (Việt Nam sẽ
thắng) và năm 1977, ông xuất bản cuốn“Grasshoppers and Elephants: Why
Vietnam Fell”(Châu chấu và Voi: Tại sao Việt Nam sụp đổ). Trong hai tác
phẩm này, ông viết về những gì đã tạo nên Hồ Chí Minh. Theo đó không phải
thuần túy chỉ là Mác, là Lênin hay Mao Trạch Đông mà chính là lịch sử 2000
năm chống ngoại xâm của Việt Nam đã tạo nên Hồ Chí Minh. Qua đó, thấy
tác giả đã hiểu về Việt Nam và về Hồ Chí Minh hơn nhiều người khác. Theo
ông, Chủ tịch Hồ Chí Minh là mẫu mực thu nhỏ của tất cả những con người
Việt Nam dũng cảm, của sự chịu đựng vô tận và niềm tin mãnh liệt, cái gì có
10

trong con người Việt Nam thì đều có trong con người Hồ Chí Minh và theo
tác giả dấu ấn của Hồ Chí Minh trên dân tộc Việt Nam thật sâu đậm.
Các tác giả khác như John S. Bowman trong cuốn “The Vietnam War
Almanac”, xuất bản năm 2005, Paul Joseph trong cuốn “Cracks in The
Empire”, South End Press xuất bản năm 1981 …chủ yếu đi tìm hiểu xem
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có phải là người cộng sản không, tìm hiểu
mối liên hệ giữa Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác hay với chính quyền
Moscow.
Trên đây là liệt kê một số tác phẩm tiêu biểu viết về Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong rất nhiều những sách báo, tạp chí, hồi ký của học giả trong nước

và nước ngoài. Nhiều tác giả là đồng chí, là học trò của Người hoặc là những
giáo sư tiêu biểu có thời gian dài nghiên cứu về Người nên những công trình
trên rất chân thực với nhiều câu chuyện ngoại giao về Chủ tịch. Tuy nhiên nội
dung các tác phẩm chủ yếu đi sâu nghiên cứu về tư tưởng ngoại giao Hồ Chí
Minh, tập trung vào tư tưởng độc lập tự chủ và đoàn kết quốc tế của Người.
Bên cạnh đó các học giả nước ngoài tập trung tìm hiểu xem Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh có phải là người cộng sản hay không.Vì lý do phong cách
ngoại giao Hồ Chí Minh chỉ là một phần nhỏ trong các công trình nghiên cứu
trên nên tác giả luận văn “Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh qua hoạt động
thực tiễn của Người (1945 – 1969)” muốn đi sâu nghiên cứu những biểu hiện
phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh như là một công trình riêng. Đồng thời
luận văn còn đề cập tới những bài học và kinh nghiệm được đúc rút từ phong
cách ngoại giao của Người.
3 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ
TÀI
1. Mục đích
Mục đích chính của đề tài là thông qua việc phân tích các hoạt động thực
tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đểlàm rõ những đặc điểm phong cách ngoại
11

giao của Người trong giai đoạn 1945 – 1969. Từ đó, rút ra những bài học và
kinh nghiệm nhằm vận dụng phong cách ngoại giao của Người hiệu quả hơn.
2. Nhiệm vụ
Để hoàn thành mục đích nghiên cứu trên, luận văn đề ra một số nhiệm vụ:
Thứ nhất là làm rõ cơ sở hình thành phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh.
Thứ hai là trình bày một cách hệ thống, toàn diện phong cách ngoại giao Hồ
Chí Minh thể hiện trong hoạt động thực tiễn của Người.
Thứ ba là góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phong cách
ngoại giao Hồ Chí Minh và chỉ ra khả năng vận dụng trong bối cảnh quan hệ
đối ngoại của Việt Nam hiện nay.

3. Đóng góp của đề tài
Là công trình nghiên cứu có hệ thống về phong cách ngoại giao Hồ Chí
Minh, góp phần vào nguồn tư liệu tham khảo về Người nhằm phục vụ cho
đông đảo sinh viên cũng như những học giả. Trên cơ sở đó, về mặt thực tiễn
đề tài tăng tính hiệu quả của phong trào học tập, làm theo tấm gương đạo đức
và phong cách Hồ Chí Minh.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh qua các hoạt
động thực tiễn của Người.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn sẽ không tập trung nhiều vào những quan
điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh, mà chỉ làm nổi bật một phong cách ngoại
giao thông qua những câu chuyện kể về cách ứng xử của Người khi tham gia
hoạt động đối ngoại.
Thời gian nghiên cứu: Từ khi Người trở thành chủ tịch nước Việt Nam dân
chủ công hòa (1945) cho tới khi Người mất (1969).
5 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, tổng hợp, logic khi nghiên cứu
các hoạt động thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các phương pháp giúp
cho việc đánh giá các hoạt động đó một cách tổng thể, toàn diện, theotrình tự
12

thời gian và trong bối cảnh lịch sử cụ thể, có sự tương tác với các sự kiện
khác. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu quốc tế khi
phân tích các vấn đề đối ngoại để làm rõ các luận điểm về quan hệ quốc tế của
Người.
6. NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh là một bộ phận của tư tưởng Hồ Chí
Minh, được đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu, các sách báo, tạp
chí, tài liệu lịch sử. Do đó đề tài nghiên cứu này sẽ sử dụng những nguồn tài
liệu tham khảo:

Nguồn tài liệu gốc gồm: Các văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam, “Hồ Chí
Minh toàn tập”, “Hồ Chí Minh biên niên sử”, các bài nói chuyện của Bác, hồi
ức hồi ký các nhà hoạt động quân sự, chính trị, văn hóa, xã hội, ngoại giao
trong nước và quốc tế.
Sách, những công trình nghiên cứu về Bác, báo và tạp chí.
Các website bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở hình thành phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh.
Chương 2: Biểu hiện phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh qua các hoạt động
thực tiễn của Người (1945 – 1969).
Chương 3: Ý nghĩa phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh và vận dụng trong
giai đoạn hiện nay.



13

Chƣơng 1:
CƠ SỞ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH

1.1 Khái niệm phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh
Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh được đặt ra khi nghiên cứu về
hoạt động đối ngoại của Người; thể hiện qua tư liệu ngoại giao, những hồi ký,
cảm tưởng của nhiều người trong quá trình làm việc hoặc tiếp xúc với chủ
tịch. Trước kia, người ta dùng khái niệm “tác phong”. Sau này đặc biệt là từ
đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, khái niệm “phong cách” được
sử dụng ngày càng phổ biến và thay thế dần khái niệm “tác phong”. Để hiểu
rõ về phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ phân tích các khái
niệm: tác phong, phong cách và phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh. Các

khái niệm này sẽ là nền tảng, là phạm vi giúp chúng ta nghiên cứu về phong
cách ngoại giao của Người đúng đắn và hiệu quả.
Theo từ điển Tiếng Việt tác phong là “cách thức, lối làm việc và cách
sống riêng của mỗi người” [40, tr. 831]; còn phong cách là “dáng bộ, điệu bộ,
là văn phong, lối diễn ý về tư tưởng và tình cảm, là tác phong và cách thức
làm việc” [40, tr. 733].Như vậy phong cách là thể hiện nhân cách con người.
Nói về phong cách ngoại giao của Hồ Chí Minh, cố thủ tướng Phạm Văn
Đồng phát biểu rằng “định nghĩa phong cách là con người với Hồ Chí Minh là
rất đúng cũng như đối với mọi người khác, không chỉ đối với vĩ nhân mà đối
với người nào cũng vậy. Những tư tưởng lớn và tình cảm lớn luôn thể hiện
một cách rõ nét trong phong cách của Hồ Chí Minh, trong mọi cử chỉ và hành
động, trong ứng xử đối với công việc cực kỳ trọng đại của đất nước, của dân
cũng như trong cuộc sống hàng ngày…, từ cách nói cách viết ở những giờ
phút quan trọng bậc nhất cũng như trong những lúc bình thường” [8, tr. 37].
Còn theo phógiáo sư Vũ Dương Huân “phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh
chính là những nét thể hiện trong hoạt động ngoại giao, trong tiếp xúc với đối
tượng là người nước ngoài” [26, tr. 176]. Ông nhấn mạnh thêm “ngoại giao
14

gắn liền với phong cách ứng xử, ứng xử trong giao tiếp được biểu hiện bằng
cử chỉ, thái độ phong thái, phong độ và đặc biệt là ngôn ngữ của chủ thể đối
với đối tượng và chủ thể đối với bản thân mình trong quan hệ với đối tượng.
Chính nhân cách lớn và cuộc đời oanh liệt của Hồ Chí Minh đã để lại phong
cách ứng xử Hồ Chí Minh, phong cách ứng xử ở tầm nghệ thuật, gần như
hoàn thiện, ứng xử có văn hóa” [26, tr. 175].
Như vậy ta thấy phong cách là sản phẩm nhận thức và tư duy khoa học
của con người, phản ánh hành vi ứng xử của con người với công việc và xã
hội. Do đó, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh không phải là bẩm sinh, mà
nó phải trải qua một quá trình nhận thức và rèn luyện lâu dài của Người trong
môi trường xã hội và ngoại giao. Hiểu một cách cụ thể, phong cách ngoại giao

Hồ Chí Minh chính là nhân cách của Người, là phong thái ứng xử, là ngôn
ngữđã trở thành nề nếp ổn định, được thể hiện trong các mặt hoạt động đối
ngoại tạo nên những nét riêng biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
1.2 Cơ sở hình thành phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh
1.2.1 Văn hóa Việt Nam và nền ngoại giao truyền thống
Muốn hiểu được sự hình thành phong cách ngoại giao của Người, phải
tìm hiểu những tư tưởng – văn hóa của dân tộc đã góp phần hun đúc lên con
người Hồ Chí Minh. Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng
nước và giữ nước đã tạo lập cho mình một nền văn hóa đậm đà bản sắc và cao
quý.
Trước hết đó là truyền thống yêu nước và ý chí bất khuất để dựng nước
và giữ nước. Trải qua lịch sử hàng nghìn năm, từ Triệu, Đinh, Lý, Trần tới
các triều đại về sau này, tinh thần yêu nước luôn được giữ vững và ngày càng
giàu đẹp, trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta. Chủ nghĩa yêu nước
là chuẩn mực đạo đức, đứng đầu bảng giá trị văn hóa – tinh thần Việt
Nam.Đây cũng là một trong những tài sản có giá trị nhất trong hành trang của
người thanh niên Nguyễn Ái Quốc lúc ra đi tìm đường cứu nước năm
15

1911.Đồng thời lòng yêu nước cũng là cơ sở xuất phát, là động lực cách mạng
của Người.
Trong các giá trị truyền thống của Việt Nam, tinh thần nhân nghĩa,
đoàn kết, tương thân tương ái là những nét rất đặc sắc.Truyền thống này hình
thành một lúc cùng với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh, yêu cầu đấu tranh
với thiên nhiên và giặc ngoại xâm. Người Việt Nam gắn bó với nhau trong
tình làng nghĩa xóm. Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển ý nghĩa của chữ
“đồng” (đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh). Người thường nhấn
mạnh nhân dân ta từ lâu sống với nhau có nghĩa có tình.Tình nghĩa ấy được
Người nâng lên cao đẹp hơn trở thành tình đồng bào, đồng chí, tình nghĩa
năm châu bốn biển một nhà.

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh còn là hiện thân của tinh thần lạc quan
trong văn hóa Việt Nam. Trong khó khăn gian khổ, nhân dân ta vẫn luôn động
viên nhau “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”.Tinh thần lạc quan đó có cơ sở
từ niềm tin vào sức mạnh của bản thân mình, tin vào sự tất thắng của chân lý
và chính nghĩa.
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh sáng
tạo trong sản xuất và chiến đấu, đồng thời là dân tộc ham học hỏi, tiếp thu có
chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Do điều kiện địa lý có nhiều thuận lợi
nên từ rất sớm dân tộc Việt Nam đã giao lưu với các nền văn hóa trên thế
giới. Nhân dân ta đã biết chọn lọc, tiếp thu và cải biến những cái hay cái đẹp
của người khác thành giá trị riêng của mình. Hồ Chí Minh là hình ảnh sinh
động về tinh thần học hỏi đó.
Bên cạnh văn hóa Việt Nam, truyền thống ngoại giao cũng ảnh hưởng
sâu sắc tới phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh. Nền ngoại giao Việt Nam
được hình thành cùng với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc.Trải
qua các thời kỳ, không phải lúc nào quan hệ với các nước cũng hòa bình, mà
ngược lại cũng trải qua rất nhiều những thăng trầm của những cuộc xung đột
vũ trang nhiều khi tới mức tàn khốc.Dù thế, chính sách ngoại giao của cha
16

ông đã không chỉ giữ yên được bờ cõi mà còn làm cho nước láng giềng phải
nể phục.Thành tựu của truyền thống ngoại giao này đã ảnh hưởng rất lớn tới
nhà ngoại giao Hồ Chí Minh.Người luôn tiếp thu một cách tự nhiên tinh hoa
của lịch sử dân tộc cũng như lịch sử ngoại giao. Đồng thời trong quá trình
hoạt động cách mạng của mình, chính Người đã làm giàu đẹp thêm những
trang sử hào hùng cao đẹp và đầy khí phách đó.
Để đánh giá về bất kỳ nền ngoại giao nào, chúng ta cần hiểu rõ về
những đặc điểm địa chính trị cũng như hoàn cảnh lịch sử của quốc gia đó.
Đặc điểm nổi bật trong quan hệ Việt Nam – Trung Hoa là quan hệ giữa nước
nhỏ Việt Nam có chung biên giới với một cường quốc lớn. Phong kiến Trung

Hoa với âm mưu bành trướng, tư tưởng bá quyền, luôn muốn biến Việt Nam
thành một “khu đệm” trên con đường tràn xuống khu vực Đông Nam Á. Các
triều đại Trung Hoa thường xuyên đem quân đi thôn tính các nước và áp đặt
nhiều điều lệ để buộc những nước nhỏ phải lệ thuộc vào họ. Có đường biên
giới chung với một đất nước như thế, Việt Nam luôn phải đối mặt với nguy cơ
bị xâm lược và bị lệ thuộc, đồng thời đòi hỏiphải có sách lược ngoại giao hợp
lý và khôn khéo.
Nền ngoại giao Việt Nam là nền ngoại giao vì độc lập tự do của dân
tộc, kiên trì đấu tranh cho các mục tiêu cơ bản của dân tộc. Chính sách đối
ngoại độc lập tự chủ là nguyên tắc nhất quán của tổ tiên ta, chi phối quan hệ
ngoại giao của Việt Nam với các triều đại phong kiến Trung Hoa.Hơn thế
nữa, chính sách đối ngoại độc lập tự chủ này được đặt trong một đất nước có
nền văn hóa mang tính cộng đồng mà tiêu biểu nhất của nền văn hóa đó là
lòng yêu nước. Do đó, mỗi khi Trung Hoa kéo quân sang xâm lược thì nhân
dân ta luôn đứng lên, kiên quyết bảo vệ Tổ quốc đến cùng. Biết bao nhiêu
cuộc khởi nghĩa nổ ra, minh chứng cho điều đó như khởi nghĩa của Triệu Thị
Trinh, Lý Bí, Mai Thúc Loan…Chính lòng yêu nước đã làm giàu đẹp thêm
truyền thống ngoại giao độc lập tự chủ, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc
ta, mà sau này chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết là “dân tộc ta ai cũng có một
17

lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay,
mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết lại thành một
làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm khó khăn, nó
nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước” [18, tr. 38].
Lòng yêu nước, tinh thần độc lập tự chủ ấy được thể hiện trong ý thức
của các vua Việt Nam. Các Vua luôn ý thức mình là một hoàng đế, coi mình
ngang hàng với vua Trung Hoa trong việc trị nước, không chịu khuất phục để
cho vua Trung Hoa can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia mình. Sau khi
đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền xây dựng

thể chế của một vương triều độc lập, ông “bỏ danh hiệu tiết độ sứ, dứt khoát
cắt đứt quan hệ lệ thuộc các vương triều phương Bắc” [3, tr. 28].
Lịch sử cho thấy, cho dù chính sách ngoại giao dân tộc có là độc lập tự
chủ thì trong mối quan hệ bất đối xứng với Trung Hoa, Việt Nam cần luôn có
những ứng xử khôn khéo, phù hợp để tồn tại và phát triển. Một trong những
con đường hiệu quả là mềm dẻo và linh hoạt với những chính sách như giả
danh thần phục, cầu phong Trung Hoa, trong xưng đế ngoài xưng
vương.Chính sách “nhu” này nhằm không cho phong kiến phương Bắc kiếm
cớ xâm lược nước ta, đồng thời tránh tư tưởng gây lại chiến tranh để phục thù
sau khi thua trận của phong kiến Trung Hoa. Kế sách không hề làm tổn hại
quyền lợi tối cao của dân tộc mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân xây
dựng đất nước, ổn định cuộc sống, tránh nạn binh lửa liên miên, khôi phục
quan hệ hòa hiếu giữa hai bên.Trong lịch triều hiến chương loại chí, Phan
Huy Chú đã nói rằng “trong việc trị nước, hòa hiếu với nước láng giềng là
việc lớn.Nước Việt ta có cả cõi đất phía Nam mà thông hiếu với Trung Hoa,
tuy nhân dân dựng nước có quy mô riêng, nhưng ở trong thì xưng đế, mà đối
ngoại thì xưng vương, vẫn chịu phong hiếu, xét lý thế lực phải như thế” [3, tr.
275].
Vua Đinh Tiên Hoàng sau khi kế nghiệp nhà Ngô, xây dựng nghiệp Đế
thay cho nghiệp Vương đã vận dụng đường lối ngoại giao mềm dẻo, cử con là
18

Nam Việt Vương Đinh Liễn đi sứ sang Tống đặt mối bang giao và đã thành
công. Vua Tống phong cho Đinh Tiên Hoàng làm Giao chỉ quân vương, thừa
nhận nền độc lập tự chủ của Đại Cồ Việt.Đến thời nhà Lê, chính sách này vẫn
được thực hiện “Lê Hoàn thực hiện chính sách vừa mềm dẻo vừa cứng rắn,
mềm dẻo để giữ vững hòa hảo giữa hai nước, nhưng cứng rắn để hạn chế
những thái độ hống hách, nước lớn của nhà Tống” [3, tr. 35].Năm 987 vua
Tống cho Lý Giác sang sứ. Muốn để cho nhà Tống thấy nước ta là một nước
văn hiến, nhiều nhân tài, Lê Hoàn cử nhà sư Đỗ Thuận đóng vai người chèo

đò tiếp sứ. Qua thơ văn Lý Giác đã bộc lộ nhận thức là ngoài văn minh “Hoa
Hạ” còn có văn minh Đại Việt biểu hiện trong hai câu thơ “ngoài trời lại có
bóng soi nữa/ Sáng lặng khe đầm bóng nguyệt thâu” [3, tr. 37].Như vậy nhờ
tài giao tiếp văn hóa mà đất nước được tôn vinh.
Đường lối ngoại giao hòa hiếu của dân tộc ta còn thể hiện rất rõ trong
cách ứng xử của Lý Thường Kiệt khi đánh Tống. Dù chiến thắng nhưng Lý
Thường Kiệt vẫn chủ động đặt vấn đề điều đình mở cho địch lối rút trong
danh dự. Lối ứng xử này tiếp tục được thực hiện trong triều nhà Trần khi ba
lần đánh thắng quân Nguyên Mông hay của Lê Lợi và Nguyễn Trãi sau khi
đánh tan 10 vạn quân Minh tại Chi Lăng. Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
(1418 – 1427), nhà ngoại giao Nguyễn Trãi đã tích cực thực hiện việc “đánh
vào lòng địch” với hai hình thức chủ yếu: “dụ hàng các tướng lĩnh, binh sĩ
địch và ngụy quân ở các thành. Thực hiện hòa đàm, khi thì để hòa tạm thời
với địch để bảo toàn lực lượng, khi ưu thế đã nghiêng về nghĩa quân thì dùng
lý lẽ để buộc địch chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước” [3, tr. 122].Những
bức thư của Nguyễn Trãi gửi cho quân địch dù cách viết khác nhau nhưng
chung một điều cơ bản là thư nào cũng sáng ngời chính nghĩa của dân tộc và
tràn đầy tình yêu nước nồng nàn. Từ trong thư toát lên một tinh thần tự hào
dân tộc, một khí thế chiến đấu kiên cường để bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ
quốc, một sức mạnh hùng biện áp đảo địch, một tấm gương nhân ái tuyệt vời
thu phục lòng người, lôi cuốn người đi theo lẽ phải và chính nghĩa. Thư nào
19

ông cũng mở ra những lối thoát cho địch, ông nêu rõ chính sách khoan hồng,
không giết kẻ đầu hàng và thái độ đối xử tử tế, âncần của quân dân ta với tù
binh.Có thể thấy hòa bình, hòa hiếu là nét đặc sắc của nền ngoại giao truyền
thống.Dù luôn đối mặt với nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc, nhưng nhân dân
ta luôn giàu lòng nhân ái, trọng đạo lý, nghĩa tình, không gây hận thù, kết thúc
chiến tranh vẫn muốn “sửa hòa hiếu cho hai nước tắt muôn đời chiến tranh”.
Như vậy nền ngoại giao Việt Nam truyền thống mang đặc điểm coi

trọng hòa hiếu mềm dẻo trong ứng xử nhưng vẫn kiên định mục tiêu vì độc
lập tự chủ của dân tộc.Phong cách của nhà ngoại giao đầu tiên của nước Việt
Nam Dân chủ cộng hòa cũng toát lên điều này. Từ truyền thống hòa hiếu,
Người phát triển thành tư tưởng ngoại giao hòa bình; từ truyền thống "trong
xưng đế ngoài xưng vương", Người phát triển thành tư tưởng "dĩ bất biến,
ứng vạn biến"; từ truyền thông nhân văn, Người phát triển thành tư tưởng
ngoại giao chính nghĩa nhân đạo. Như vậy, cội nguồn phong cách ngoại giao
Hồ Chí Minh một phần mang dấu ấn của truyền thống ngoại giao dân tộc.
1.2.2 Ảnh hưởng từ văn hóa thế giới
Hồ Chí Minh là con người kết hợp hài hòa văn hóa phương Đông và
văn hóa phương Tây. Từ nhỏ Người đã hấp thụ một nền Quốc học và Hán học
khá vững vàng. Khi ra nước ngoài, Người có thể viết văn Anh và văn Pháp
sắc sảo như một nhà báo phương Tây, nhưng khi có nhu cầu tự bạch thì
Người làm thơ bằng chữ Hán. Đó là kết quả của một đời không ngừng học tập
và tiếp thu văn hóa nhân loại. Tinh thần học hỏi của người luôn xuất phát từ
bản lĩnh giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, trên cơ sở đó tiếp thu có chọn
lọc cái hay của người, làm phong phú vốn văn hóa của mình mà vẫn giữ được
tinh thần thuần túy Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc sinh trưởng trong một gia đình nhà nho yêu nước,
thân phụ là một nhà nho cấp tiến. Do đó, Nguyễn Ái Quốc đã sớm tiếp thu tư
tưởng của nho giáo. Nho giáo là một hệ thống tư tưởng đạo đức và luân lý, là
chuẩn mực định hướng nhân cách con người.Điểm nổi bật của Nho giáo đó là
20

triết lý hành động, tư tưởng nhập thế hành đạo giúp đời. Đó là tư tưởng về
một xã hội bình trị, tức là một xã hội an ninh, hòa mục, một thế giới đại đồng;
là triết lý nhân sinh: tu thân dưỡng tính, chủ trương từ thiên tử đến thứ dân, ai
cũng phải lấy tu thân làm gốc. Nho giáo chủ trương gốc của thiên hạ ở nước,
gốc của nước ở nhà, gốc của nhà ở mỗi người.Mỗi người nỗ lực tu dưỡng đạo
đức thì nhà sẽ êm ấm, từ đó đất nước sẽ bình trị.Đất nước bình trị không chỉ

nói về mặt chính trị mà nói cả về mặt văn hóa xã hội.Tinh thần tu thân trong
nho giáo này thể hiện rất rõ trong lối sống hàng ngày của Người, từ lúc cách
mạng chưa thành công cho tới cả khi Bác trở thành nguyên thủ quốc gia.Có lẽ
nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới kính trọng Người từ chính cái ý thức
tu thân này, và rộng hơn là kính trọng nhân cách chính trị của Bác.
Một ảnh hưởng lớn của Nho giáo trong Hồ Chí Minh đó là ý thức kết
hợp giữa đạo đức và chính trị. Khổng Tử chủ trương cải tạo xã hội bằng đạo
đức và coi đạo là con đường đúng đắn để xây dựng quan hệ lành mạnh, tốt
đẹp. Nói đến đạo là nói đến nhân và nghĩa.Nhân nghĩa theo cách hiểu thông
thường thì nhân là lòng thương người, nghĩa là dạ thủy chung, mọi đức khác
đều từ nhân mà ra, cũng như muôn vật trên trời dưới đất đều do âm dương
nhu cương mà ra. Nhân cao hơn các đức khác, người có nhân là người có
cung, khoan, tín, mẫn, huệ.Cung là khiêm tốn, biết tôn trọng người và tôn
trọng công việc không tỏ ra coi thường người khác, không kiêu ngạo.Khoan là
biết rộng, tín là nói sao làm vậy.Mẫn là nhanh nhẹn không lề mề, ỷ lại. Và
theo Khổng Tử, đó là đức mục của người cầm quyền trong quan hệ với dân,
làm được năm điều đó dân sẽ tin, dễ sai khiến. Nhân như vậy phải đòi hỏi
xuất phát từ lòng thương người, từ sự tôn trọng của con người mà làm việc có
hiệu quả.Ngoài ra nhân còn bao gồm các đức là lễ, nghĩa, trí, tín.Như vậy đức
nhân trong nho giáo không chỉ là thương người mà thực chất là đạo làm
người.Nhân bao gồm nhiều tiêu chuẩn đạo đức nên một người có tiêu chuẩn
khác mà không có nhân thì không gọi là người có đạo đức được.
21

Hồ Chí Minh đã khai thác lựa chọn những yếu tố tích cực của Nho giáo
phục vụ cho công cuộc cách mạng của dân tộc, ẩn trong quan điểm về chính
trị của Người là tư tưởng về đạo đức. Có lẽ trên thế giới cũng ít có một nhà
chính trị nào lại quan tâm đến vấn đề đạo đức như Hồ Chí Minh, bởi một điều
đơn giản là mối quan hệ giữa chính trị và đạo đức rất khó dung hòa do nói đến
chính trị nghĩa là nói đến quyền uy. Tuy nhiên, ai cũng có thể dễ dàng nhận

thấy sự hòa hợp giữa chính trị và đạo đức trong con người Hồ Chí Minh. Phải
chăng có được điều này là do ảnh hưởng của những tư tưởng Nho giáo của
Khổng Tử cũng như từ nền văn hóa dân tộc.
Phật giáo vào Việt Nam rất sớm, và có ảnh hưởng sâu sắc trong đời
sống con người Việt Nam. Ngay cả khi Nho giáo trở thành quốc giáo thì Phật
giáo vẫn ảnh hưởng rất lớn, từ tư tưởng, văn hóa, phong tục tập quán đến
hành động ứng xử trong lối sống của người Việt. Phật giáo mang tư tưởng từ
bi bác ái, cứu nạn cứu khổ với tình yêu thương tới cả thiên nhiên vạn vật.Bên
cạnh đó Phật giáo mang tư tưởng hướng thiện, hướng con người tu thân có
đạo đức, có lối sống trong sạch. Phật giáo còn chứa đựng triết lý bình đẳng,
bác ái, đề cao lao động, chống lười biếng. Phật giáo vào Việt Nam kết hợp với
chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm đã hình
thành nên thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, chủ trương gắn bó với đời sống
nhân dân, tham gia vào cộng đồng, cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại
xâm. Hồ Chí Minh là người thấm nhuần hơn ai hết tinh thần đó. Người gắn bó
và gần gũi với nhân dân, hiếm có một vị lãnh tụ nào lại gần gũi nhân dân như
thế, Người vui cùng niềm vui của nhân dân, trăn trở canh cánh cùng nỗi lo
của đồng bào mình. Và suốt cuộc đời Người cũng là hi sinh tất thảy chỉ vì
"đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".
Ngoài ra còn có thể tìm thấy nhiều trích dẫn khác của các nhà tư tưởng
phương Đông như Lão Tử, Mặc Tử trong các bài nói, bài viết của Hồ Chí
Minh.Cũng như sau này, khi đã trở thành người Macxit, Người vẫn tìm hiểu
22

thêm chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và thấy trong đó những điều phù
hợp với hoàn cảnh nước mình.
Bên cạnh thấm nhuần tư tưởng phương Đông, Người còn hấp thụ nhiều
tư tưởng phương Tây.Ngay từ khi còn học ở trường tiểu học Đông Ba rồi vào
trường quốc học Huế, Hồ Chí Minh đã làm quen với nền văn hóa Pháp.Đặc
biệt Người rất ham mê môn lịch sử, và say sưa tìm hiểu cuộc đại cách mạng

Pháp 1789. Hồ Chí Minh được tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm của các nhà tư
tưởng khai sáng như tinh thần pháp luật của Môngtexkiơ, khế ước xã hội của
Rutxo Tư tưởng dân chủ của các nhà khai sáng đã có ảnh hưởng lớn tới tư
tưởng của Người. Hồ Chí Minh hình thành được phong cách dân chủ của
mình từ trong cuộc sống thực tiễn, sinh hoạt khoa học ở câu lạc bộ Faubourg,
trong sinh hoạt chính trị của Đảng xã hội Pháp. Như vậy nhờ sự thông minh,
óc quan sát, ham học hỏi và được rèn luyện trong phong trào công nhân Pháp,
trên hành trình cứu nước, Hồ Chí Minh đã biết làm giàu trí tuệ mình bằng văn
hóa Đông và Tây, từ tầm cao tri thức của nhân loại mà suy nghĩ và lựa chọn,
kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển.
Ảnh hưởng quan trọng tới Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác - Lênin. Nhờ
có thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí
Minh đã hấp thụ và chuyển hóa được những nhân tố tích cực và tiến bộ của
truyền thống dân tộc cũng như của tư tưởng – văn hóa nhân loại để tạo nên hệ
thống tư tưởng của mình phù hợp với xu thế vận động của lịch sử. Triết học
giúp Hồ Chí Minh hình thành thế giới quan, phương pháp biện chứng, nhân
sinh quan khoa học, cách mạng, thấy được những quy luật vận động phát triển
của thế giới và xã hội loài người. Người quan sát, phân tích, tổng kết một
cách độc lập tự chủ và sáng tạo; không rơi vào sao chép, giáo điều, rập khuôn;
tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin một cách sáng tạo, phù hợp với
hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt Nam. Kinh tế chính trị học vạch rõ các
quan hệ xã hội được hình thành phát triển gắn với quá trình sản xuất, thấy
được bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản đối với công nhân, xóa bỏ bóc lột
23

gắn liền với xóa bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự chuyển biến tất
yếu của xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản. Chủ
nghĩa xã hội khoa học vạch ra quy luật phát sinh, hình thành, phát triển của
hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa; những điều kiện, tiền đề, nguyên
tắc, con đường, học thức, phương pháp của giai cấp công nhân, nhân dân lao

động để thực hiện sự chuyển biến xã hội từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội, cộng sản. Như vậy, Hồ Chí Minh đã tiếp thu lý luận Mác - Lênin theo
phương pháp nhận thức mácxít, cốt nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất chứ
không tự trói buộc trong cái vỏ ngôn từ. Người vận dụng lập trường, quan
điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để tự tìm ra những chủ
trương, giải pháp, đối sách phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, từng thời kỳ
cụ thể của cách mạng Việt Nam chứ không đi tìm những kết luận có sẵn trong
sách vở kinh điển. Chủ nghĩa Mác - Lê Nin với bản chất cách mạng và khoa
học của nó giúp Người chuyển biến từ chủ nghĩa yêu nước gắn chặt với chủ
nghĩa quốc tế, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thấy vai trò của
quần chúng nhân dân, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, liên minh công
nông trí thức và vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản trong cách mạng giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người,
bảo đảm thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
Hồ Chí Minh từng nói "học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là
sự tu dưỡng đạo đức cá nhân, tôn giáo Giê-su có ưu điểm của nó là lòng nhân
ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện
chứng.Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với
điều kiện nước ta Khổng Tử, Giê- su, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng đã có những
điểm chung đó sao?. Họ đều muốn mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu
cầu phúc lợi cho xã hội, nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại
một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như
những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị
ấy"[35, tr. 19]. Qua đó, có thể nói rằng Nho giáo, Phật giáo, chủ nghĩa của
24

Tôn, văn hóa phương Tây, chủ nghĩa Mác - Lê Nin đều ảnh hưởng rất sâu sắc
tới con người Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, giống như ba nguồn gốc hình
thành học thuyết Mác là triết học Đức, kinh tế học Anh và chủ nghĩa xã hội
Pháp vậy.

1.2.3 Nhân tố chủ quan của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
Các yếu tố trên đều rất quan trọng, góp phần hình thành phong cách
ngoại giao Hồ Chí Minh.Tuy nhiên yếu tố quan trọng hơn cả thuộc về phẩm
chất cá nhân của Người. Bởi những yếu tố như truyền thống văn hóa, ngoại
giao dân tộc, hay kế thừa văn hóa thế giới đều đến với nhiều người cùng thời
với Hồ Chí Minh, nhưng chỉ có Người mới phát huy được những điều kiện đó
để tạo nên thành công. Có được điều này phải kể đến nhân tố chủ quan thuộc
về phẩm chất cá nhân của Người.
Cốt cách và phẩm chất cá nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh được hình
thành từ chính quê hương và gia đình của Người. Người sinh ra trong một gia
đình nhà nho yêu nước, gần gũi với nhân dân. Thân phụ của Người là cụ phó
bảng Nguyễn Sinh Sắc - một nhà nho cấp tiến, có lòng yêu nước thương dân
sâu sắc, có ý chí kiên cường vượt qua gian khổ khó khăn, đặc biệt là tư tưởng
thương dân và chủ trương lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi cải cách chính trị -
xã hội đã ảnh hưởng lớn tới sự hình thành nhân cách của Nguyễn Tất Thành.
Quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh là mảnh đất Nghệ Tĩnh nghèo,
nhưng giàu lòng yêu nước và truyền thống cách mạng. Mới 6 tuổi, Nguyễn
Tất Thành được đắm mình trong phong trào Cần Vương. Khí thế hào hùng
xen lẫn bi hùng của phong trào yêu nước này đã tác động sâu sắc tới tâm hồn
non trẻ nhưng đầy nhạy cảm của Nguyễn Sinh Cung.Người lớn lên trong bối
cảnh mà các phong trào yêu nước do các bậc cách mạng tiền bối khởi xướng
nổ ra khắp nơi như phong trào Đông Du do Phan Bội Châu lãnh đạo, phong
trào Đông Kinh Nghĩa Thục do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền lãnh đạo,
phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh lãnh đạo, cuộc khởi nghĩa Yên Thế
do Hoàng Hoa Thám là thủ lĩnh.Lớn lên trong phong trào cách mạng ấy,
25

Nguyễn Ái Quốc luôn đau đáu khát vọng tìm ra con đường cứu nước cho dân
tộc thoát khỏi cảnh lầm than.
Phẩm chất tiêu biểu thứ hai ở nhân cách Hồ Chí Minh là chí hướng,

nhân sinh quan, thế giới quan khoa học, lý tưởng sống, niềm tin sâu sắc vào
sự nghiệp cứu dân, cứu nước, sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam
và nhân dân lao động toàn thế giới. Chí hướng ấy, niềm tin ấy bộc lộ ngay khi
Người ra đi tìm đường cứu nước cho đến khi Người từ biệt chúng ta trở về cõi
vĩnh hằng. Trong suốt cả cuộc đời, dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào, ở vị trí
nào, Hồ Chí Minh luôn có cách nhìn, quan niệm đúng đắn sáng tạo, biện
chứng về sự vật, hiện tượng, con người, nhất là những vấn đề có liên quan
đến sự nghiệp cách mạng. Hồ Chí Minh, trong suốt cả cuộc đời, đã sống và
hoạt động đâu phải cho riêng mình mà cho mọi người, cho tất cả những người
cần lao trên thế giới. Lý tưởng sống của Người là lí tưởng cách mạng, sống vì
hạnh phúc, ấm no, vì nền độc lập, tự do cho dân cho nước.Tư tưởng “Không
có gì quý hơn độc lập, tự do” dẫn đến một cách tự nhiên ý chí tự lập, tự
cường. Tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo trong đường lối cũng như trong
thực tiễn đấu tranh cách mạng, không ỷ lại trông chờ bên ngoài, không rập
khuôn sao chép. Con đường, chí hướng, lý tưởng sống, niềm tin của Hồ Chí
Minh là cứu nước và giải phóng dân tộc gắn liền với con đường cách mạng vô
sản, gắn liền với sự nghiệp đi lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, Hồ Chí Minh
không chỉ là người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là một nhà lãnh đạo cách
mạng vô sản, một nhà chính trị lỗi lạc, tiêu biểu của thời đại.
Chủ nghĩa yêu nước kết hợp với việc tiếp thu những tinh hoa của nền
văn hóa Việt Nam và văn hóa nhân loại cùng với điều kiện thực tiễn của Việt
Nam những năm đầu thế kỉ XX là những tiền đề cơ bản để Hồ Chí Minh đến
với chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ đó cách mạng Việt Nam đi theo một hướng
mới, trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Giáo sư Vũ
Dương Ninh nhận xét “một trong những điểm mới và khác của Hồ Chí Minh

×