Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Tl cơ sở văn hóa vn đặc điểm lễ hội truyền thống việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.02 KB, 31 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................3
1. Các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu.....................................3
2. Các thời kỳ phát triển của lễ hội Việt Nam...............................................4
3. Đặc trưng cơ bản của Lễ hội truyền thống...............................................9
4. Giá trị của lễ hội truyền thống...............................................................11
5. Phân loại lễ hội:.......................................................................................14
6. Thời gian mở lễ hội và quy trình của lễ hội..........................................15
7. Một số lễ hội truyền thống đặc trưng của ba miền..............................17
8. Thực trạng việc tổ chức, hoạt động các lễ hội truyền thống của Việt
Nam hiện nay.................................................................................................21
9. Giải pháp để giữ gìn và phát huy những lễ hội truyền thống của dân
tộc Việt Nam..................................................................................................26
KẾT LUẬN....................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................30


MỞ ĐẦU
Dân tộc Việt Nam đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử, hàng nghìn
năm dựng nước và giữ nước để có được cuộc sống bình an, hạnh phúc. Trong
q trình đó, người dân mỗi vùng miền đã thực hiện nhiều hoạt động và dần
trở thành truyền thống, mang lại giá trị văn hóa, gắn bó và trường tồn từ thế
hệ này đến thế hệ khác. Một trong số những truyền thống quý báu, đáng lưu
giữ không thể không kể đến đó chính là “Lễ hội truyền thống” của người Việt
Nam.
Lễ hội là một phần tín ngưỡng quan trọng trong đời sống người Việt ở
khắp mọi vùng đất, từ đồng bằng phì nhiêu, màu mỡ cho đến những vùng núi
xa xôi, hẻo lánh, hay những dải biên giới, hải đảo; và nó được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác, mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam. Người Việt
Nam từ xưa đã có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội là chính là sự


kiện, là cơ hội để thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng. Những
hoạt động trong lễ hội có mục đích chính là tơn vinh các vị thần linh, nhân
thần có cơng với địa phương trong việc chống giặc ngoại xâm hay mở mang
xây dựng một vùng đất. Đồng thời lễ hội là dịp để con người giao tiếp, cố kết
cộng đồng thông qua những hoạt động vui chơi giải trí mang nhiều ý nghĩa
biểu tượng. Là một hình thức sinh hoạt văn hóa tổng hợp, lễ hội được cấu
thành bởi hai yếu tố lễ và hội, tương ứng với các mặt: tinh thần, tơn giáo – tín
ngưỡng, linh thiêng (là yếu tố lễ); vật chất, văn hóa – nghệ thuật, đời sống (là
yếu tố hội). Cả hai yếu tố gắn bó, hịa quyện với nhau và mang một sức hấp
dẫn, lôi cuốn cho các tầng lớp xã hội, trở thành một nhu cầu, một khát vọng
của nhân dân.
Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về những giá trị văn hóa, những đặc
điểm của lễ hội truyền thống, nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của người dân
Việt Nam về ý nghĩa của lễ hội truyền thống Việt Nam, tác giả thực hiện đề
tài nghiên cứu “Đặc điểm lễ hội truyền thống Việt Nam”. Trong đề tài
1


nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung đưa ra những nội dung khái quát về lễ hội
truyền thống, thực hiện nghiên cứu thực trạng việc thực hiện các hoạt động lễ
hội Việt Nam để thấy được những hiệu quả, những ưu điểm cần phát huy,
những hạn chế, yếu kém cịn tồn tại cần khắc phục. Từ đó, tác giả sẽ đề xuất
một số phương hướng, giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy những nét đẹp, giá
trị trong lễ hội truyền thống của người Việt Nam.

2


NỘI DUNG
1.


Các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu

1.1.

Lễ hội

Lễ hội là một hiện tượng lịch sử - xã hội được hình thành từ lâu đời,
mang trong mình những giá trị văn hóa độc đáo mang bản sắc cộng đồng, tổ
chức theo nghi thức trọng thể nhất nhằm tơn vinh các vị thần linh, nhân thần
có cơng với một địa phương trong việc chống giặc ngoại xâm hay mở mang
xây dựng một vùng đất. Đồng thời lễ hội là dịp để con người giao tiếp, cố kết
cộng đồng thơng qua những hoạt động vui chơi giải trí mang nhiều ý nghĩa
biểu tượng.
1.2.

Lễ hội truyền thống

Lễ hội truyền thống được hình thành từ phong tục tập qn, tín ngưỡng
và nhu cầu đời sống tâm linh, vui chơi giải trí của nhân dân và xuất phát từ
quy định của thể chế chính trị đưỡng thời.
Lễ hội truyền thống là các lễ hội như hội đền, hội đình, hội chùa, là
sinh hoạt cộng đồng về văn hóa, nghệ thuật, tơn giáo được hình thành trong
lịch sử từ xa xưa, được truyền lại trong cộng đồng nông nghiệp với tư cách
một phong tục. Để đảm bảo tính truyền thống, phần lễ nhất thiết phải mang
tính khn mẫu, nghiêm trang, đúng ý nghĩa thiêng liêng. Nội dung buổi nghi
lễ phải được cân nhắc đối chiếu kỹ lượng. Phần Hội tuy có phần nào biến đổi
theo thời gian nhưng phải có các trị chơi dân gian, giải trí, sinh hoạt cộng
đồng. Dù sử dụng định nghĩa nào thì một lễ hội truyền thống cũng phải đảm
bảo đủ các yếu tố: là một hình thức sinh hoạt văn hóa, có tính chất thiêng

liêng, tính cộng đồng, khuôn mẫu và được diễn ra theo chu kỳ.
Lễ hội truyền thống là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá
nhân, vật thể và không gian liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,
thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, trình diễn và các hình thức
khác.
3


2. Các thời kỳ phát triển của lễ hội Việt Nam
2.1. Thời kỳ thứ nhất: Lễ hội trong thời kỳ Đông Sơn
Thời kỳ Đông Sơn bắt đầu khoảng 6,7 thế kỷ trước Công nguyên cho
đến một vài thế kỷ sau Cơng ngun. Trong thời kỳ xây dựng nền văn hóa
Đơng Sơn, người Lạc Việt (tổ tiên của người Việt hiện nay) với số dân từ nửa
triệu tăng dần lên đến một triệu đã từng bước khai thác và cải tạo sông Hồng.
Họ đắp đê, khoanh vùng ruộng nương để cấy lúa theo hai vụ chiêm – mùa.
Trong thời kỳ này, đã xuất hiện quyền lực tiền Nhà nước. Biểu tượng quyền
lực của các thủ lĩnh Việt cổ (vua Hùng) là trống đồng. Trống đồng Đông Sơn
thể hiện quan niệm của người Việt cổ về vũ trụ. Khi chế tạo mặt trống với
hình mặt trời ở trung tâm, họ quan niệm đấy là hai tầng thế giới gồm cả trời
và đất. Tang trống có hình thuyền và những con vật sống dưới nước là cõi
nước ở bên cạnh. Còn than trống với những hình vật tổ là cõi âm ở bên dưới.
Lễ hội thời kỳ này được mở vào mùa thu. Đánh trống đồng là một nghi
thức không thể thiếu. Khi đánh trống, người ta khơng đánh từng chiếc mà hịa
tấu từng đôi hoặc nhiều đôi trống một lúc. Bơi thuyền và những hoạt động
trên sông nước là một trong những hoạt động quan trọng nhất của ngày hội.
Ngày hội cũng là dịp người Việt cổ sinh hoạt văn nghệ, đặc biệt các nam nữ
thanh niên rất thích hát đối đáp, hát kể chuyện và nhảy múa. Ngoài ra, những
người dự hội còn đánh cồng để cầu mùa, cầu sự sinh sôi, nảy nở.
2.2. Thời kỳ thứ hai: Lễ hội trong thời kỳ Tiền Đại Việt

Có người gọi thời kỳ này là thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc hoặc
thời kỳ thiên niên kỷ đầu Công nguyên. Trong thời kỳ này, người Việt có
những cuộc tiếp xúc tự nguyện và tiếp xúc bất đắc dĩ với văn minh Trung
Hoa, có sự giao lưu với văn minh Ấn Độ. Mỗi dịp mở hội là một dịp người
Việt khẳng định tinh thần bất khuất, chứng tỏ sức sống của mình.
Cùng với sự du nhập của lịch phương Bắc, của phong tục ăn Tết
Nguyên đán, cùng với sự có mặt ngày càng ổn định và có hiệu quả của lúa
chiêm tăng vụ, thời gian mở hội làng đã chuyển dần từ mùa thu sang mùa
4


xuân, hội xuân dần dần thay thế hội thu, nhưng hội thu khơng bị mất hẳn, vì
thế mà cả hai hội cùng tồn tại (xuân thu nhị kì). Hội chùa xuất hiện. Đến thời
kỳ này, lễ hội không chỉ phản ánh tín ngưỡng phồn thực của cư dân nơng
nghiệp trồng lúa nước, mà còn thể hiện ý nghĩa Phật giáo đã được Việt hóa.
Mỗi dịp mở hội là một dịp cư dân Việt sùng bái, tưởng niệm, diễn lại sự tích
các anh hung dân tộc. Các vị này đã trở thành Thần Thành hồng của nhiều
xóm làng cư dân Việt.
2.3. Thời kỳ thứ ba: Lễ hội trong thời kỳ xây dựng quốc gia Đại
Việt độc lập, tự chủ
Thời kỳ này bắt đầu từ khi Ngô Quyền xưng vương (939) cho đến năm
1883 – 1884 (thời điểm nhà Nguyễn kí các hiệp ước thừa nhận sự đô hộ của
thực dân Pháp). Có thể chia lễ hội thời kỳ này thành ba giai đoạn.
Thứ nhất là giai đoạn từ năm 939 đến hết thế kỳ XIV
Trong giai đoạn này, lễ hội dân gian phát triển trong điều kiện cực
thịnh của Phật giáo, ranh giới giữa văn hóa dân gian và văn hóa bác học chưa
được sâu sắc. Lễ hội vẫn được mở tập trung vào mùa xuân; hội mùa thu cũng
vân có mặt nhưng không nhiều bằng. Hội chùa phát triển nhất ở lưu vực sông
Hồng. Dưới các triều đại Lý – Trần, lễ hội khơng chỉ có ý nghĩa Phật giáo,
mặc dù đây là một ý nghĩa bao trùm, nổi bật. Trong các lễ hội, cịn có ý nghĩa

Đạo giáo, ý nghĩa biết ơn Thần Thành hồng và tín ngưỡng ngun thủy. Tính
chất cởi mở, dân chủ hào hứng rất đậm nét trong các lễ hội.
Thứ hai là giai đoạn thế kỷ XV
Ở giai đoạn này, hội chùa vẫn được mở nhưng khơng cịn rộn ràng,
nhộn nhịp như ở giai đoạn trước. Trong một lễ hội, thường vẫn có sự pha trộn
của nhiều tín ngưỡng: tín ngưỡng nguyên thủy, tín ngưỡng Phật giáo, tín
ngưỡng Đạo giáo, tín ngưỡng Thành hồng. Trong các sinh hoạt văn nghệ tại
các lễ hội, đã có sự phân biệt rạch rịi giữa cung đình, bác học với dân gian,
quan nhạc (nhạc chính thức của nhà nước) khác hẳn nhạc giáo phường (nhạc
dân gian). Các sinh hoạt văn nghệ dân gian khơng chỉ bị triều đình kỳ thị mà
5


cịn bị áp chế, cấm đốn. Năm 1437, Lê Thái Tông bãi bỏ hát chèo và cấm
nhạc dân gian trong buổi lễ yết Thái miếu. Năm 1465, Lê Thánh Tông ra lệnh
cấm các buổi chèo hát kéo dài trong các hội hè đình đám ở nơng thơn. Khi hội
làng được tiến hành cùng với việc tổ chức tế lễ ở đình, cùng với việc thâm
nhập của Nho giáo vào làng quê, một bộ phận của hội làng – việc tế lễ ở đình
– bị quy định bởi những nghi thức rập khuôn, chịu ảnh hưởng của những nghi
thức Nho giáo như độc chúc, tiến tửu.
Thứ ba là giai đoạn từ đầu thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX (cụ thể là
1883 – 1884)
Trong giai đoạn này, lễ hội dân gian phát triển trong hồn cảnh chế độ
phong kiến có những dòng họ mới cầm quyền, đất nước nhiều phen bị chia
cắt và đã bùng nổi nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân. Các triều đại phong
kiến giống nhau ở chỗ đề cao Nho giáo, hạn chế sự phát triển của Phật giáo.
Trên thực tế, ở các thôn làng, Đạo giáo và Phật giáo không bị mất đi, đặc biệt
Phật giáo phát triển mạnh. So với giai đoạn Lý – Trần, Đạo giáo và Phật giáo
ở giai đoạn này bộc lộ nhiều yếu tố tiêu cực. Lễ hội được tổ chức ở chùa,
đình, đền, vào cả hai mùa xuân, thu. Các tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng

Thành hồng, sự sùng bái các nhân vật lịch sử… đều được duy trì. Trong một
lễ hội thường có nhiều lớp ý nghĩa, nhiều mục đích, nhiều tầng văn hóa. Ở thế
kỷ XVII, hội đình rất phát triển. Trong các ngày hội làng, một mặt thì tính
chất hồn nhiên, cởi mở của ngày hội bị biến chất do tầng lớp chức sắc trong
làng xã chú trọng đến những nghi thức rước sách, tế lễ phiền tối, việc ăn
uống chè chén trong trốn đình trung; mặt khác, dự vào “lệ làng”, đông đảo
dân chúng, đặc biệt là các nam nữ thanh niên đã nhân ngày hội mà vượt khỏi
lễ giáo phong kiến, dù chỉ là trong một mức độ nhất định và với một thời gian
hạn hẹp, để trở về quá khứ xa xưa của lồi người, trong đó có con trai, con gái
tự do luyến ái, mọi người đều bình đẳng, hịa đồng với thiên nhiên và trong
cộng đồng.

6


2.4. Thời kỳ thứ tư: Lễ hội từ cuối thế kỳ XIX đến nay
Hội làng ở nông thôn về cơ bản vẫn giống như hội làng ở thời kỳ trước.
Về thời gian, vẫn diễn ra vào hai mùa xuân, thu; về địa điểm, vẫn ở chùa, đình
đền; về ý nghĩa, có nhiều lễ hội vẫn là lễ hội nơng nghiệp, vẫn có những tục
thờ Thành hồng; về giá trị, yếu tố dân chủ, bình đẳng tồn tại bên cạnh những
tư tưởng mê tín, dị đoan, những hủ tục nặng nề. Vào thập niên thứ hai của thế
kỷ XX, học giả Phan Kế Bính đã phê phán những hủ tục này. Trong thời gian
thực dân Pháp đô hộ, những lễ hội tưởng niệm các anh hùng dân tộc, lễ hội
nhắc nhở mọi người nhớ về cội nguồn dân tộc vẫn được mở, thu hút sự tham
gia của đông đảo người dân nước Việt. Năm 1893, học giả Pháp G.
Đuymuchiê ca ngợi hội Gióng. Năm 1937, GS. Nguyễn Văn Huyên khảo tả
chi tiết và đánh giá cao hội này. Hội đền Hùng là biểu tượng của ý thức không
quên cội nguồn dân tộc. Trong các năm 1918 – 1922, các tỉnh thành ở Bắc Bộ
đã góp tiền để trùng tu các đền.
Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay

Cách mạng tháng Tám (1945) đưa đất nước sang một trang lịch sử mới.
Nhưng chẳng bao lâu, cả dân tộc lại phải tiến hành cuộc kháng chiến chin
năm (1946 – 1954) chống xâm lược Pháp. Kháng chiến kết thúc, thắng lợi
chưa trọn vẹn: Miền Bắc được giải phóng, ở miền Nam đồng bào ta còn phải
tiếp tục một cuộc kháng chiến nữa, cuộc chiến đấu kéo dài 20 năm.
Sau ngày giải phóng Thủ đơ (tháng 10 năm 1954), trong bối cảnh của
cuộc cải cách ruộng đất, nhận thức của nhiều người lúc đó thường tả khuynh,
đơn giản nên hầu hết các lễ hội cổ truyền đều bị coi là “phong kiến”, “lạc
hậu”, các đình, đền, chùa, miếu phải chịu cảnh hương lạnh khói tàn. Trong
thời gian tiến hành hợp tác hóa, tập thể hóa, khơng ít đình, đền, chùa… bị
chuyển thành nhà kho, sân phơi, trụ sở ủy ban, trường học. Nhiều đồ thờ bị
đem ra sử dụng với những mục đích khơng tơn nghiêm. Nhiều lễ hội khơng
được mở. Tại Hà Nội, theo lời Giám đốc Sở Văn hóa – Thơng tin, “một số lễ
hội lớn có tiếng như Cổ Loa, Phù Đổng, Đồng Nhân, Chèm,… tuy còn được
7


mở nhưng đã biến dạng đi rất nhiều. Trình tự lễ hội thường thấy là lãnh đạo
chính quyền đọc diễn văn ca ngợi sự tích và sự kiện người anh hung được tơn
thờ có kết hợp với “tình hình nhiệm vụ cách mạng hiện nay”, làm lễ dâng
hương tưởng niệm, tổ chức để nhân dân địa phương và khách thập phương
đến tham quan chiêm ngưỡng và kết thúc là một buổi biểu diễn văn nghệ”.
Từ năm 1964 trở đi, miền Bắc vừa phải lao động sản xuất vừa phải
chiến đấu chống lại các cuộc ném bom, bắn phá của đế quốc Mỹ, vừa phải chi
viện cho cả người và của cho cuộc chiến đấu của đồng bào miền Nam. Tát cả
cho tiền tuyến! Tất cả cho chiến thắng! Lúc này hều như không một lễ hội cổ
truyền nào được tổ chức.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam được giải phóng, đất nước
thống nhất. Do tình hình bất ổn ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc,
do những khó khăn mới của nền kinh tế cả nước, nhu cầu nguyện vọng của

nhân dân đối với lễ hội chưa được quan tâm đúng mức. Điều này thể hiện ở
Quyết định 56/CP, trong đó nêu rõ: “Đối với hội làng ở nông thôn mà từ lâu
không tổ chức nữa thì nay khơng được phục hồi”.
Năm 1984, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước công bố Pháp lệnh về bảo vệ
và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, tạo cơ sở pháp lý
đầu tiên dẫn đến việc phục hồi các lễ hội truyền thống. Từ khoảng 1985, 1986
trở đi, có nơi mở lại lễ hội một cách cơng khai, có nơi địa phương chưa cho
phép thì nhân dân mở hội chui. Các văn bản của nhà nước (Hiến pháp năm
1992, Nghị định 69 ban hành năm 1991, Quy chế mở hội truyền thống dân tộc
của Bộ Văn hóa – Thơng tin), đời sống kinh tế nâng cao, kinh tế thị trường
được thừa nhận, vai trò của các doanh nhân, doanh nghiệp được chú ý là cơ
sở để nhiều nơi mở lễ hội, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của
nhân dân, bảo tồn và làm sống lại bản sắc và truyền thống văn hóa của dân
tộc ta. Trong sự bùng phát của lễ hội, đã có những hạn chế, sai lầm như sự
phục hồi các tệ nạn mê tín, dị đoan, lợi dụng niềm tin của quần chúng nhân
dân để lừa bịp kiến tiền, biến việc tổ chức lễ hội thành việc kinh doanh thu
8


lợi, bất chấp đạo lý, thuần phong mỹ tục. Ngày 12 tháng 1 năm 1998, Bộ
Chính trị ra Chỉ thị số 27 về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang, lễ hội, theo định hướng bảo tồn có chọn lọc, cải tiến, đổi mới
những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, lành mạnh, tiết kiệm, tránh xa
hoa lãng phí, phiền nhiễu, chống khuynh hướng kinh doanh vụ lợi, xóa bỏ hủ
tục, bài trừ mê tín dị đoan.
 Tóm lại, lễ hội của Việt Nam được ra đời từ rất sớm và có sức sống
lâu dài.
3. Đặc trưng cơ bản của Lễ hội truyền thống
3.1.


Tính thiêng liêng

Muốn hình thành một lễ hội, bao giờ cũng phải tìm ra được một lý do
mang tính “thiêng” nào đó. Đó là người anh hùng đánh giặc bị thương, ngã
xuống mảnh đất ấy, lập tức được mối đùn lên thành mộ. Đó là nơi một người
anh hùng bỗng dưng hiển thánh, bay về trời. Cũng có khi đó chỉ là một bờ
sơng, nơi có một xác người chết đuối, đang trôi bỗng nhiên dừng lại, không
trôi nữa; được người dân vớt lên, chơn cất, thờ phụng,… Cũng có khi lễ hội
hình thành nhằm ngày sinh, ngày mất của một người có cơng với làng với
nước, ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác (có người chữa bệnh, có người dạy
nghề, có người đào mương, có người trị thủy, có người đánh giặc,…). Song,
những người đó bao giờ cũng được “thiêng hóa” và trở thành “Thần thánh”
trong tâm trí người dân.
Nhân dân tin tưởng những người đó đã trở thành Thần thánh, khơng chỉ
có thể phù hộ cho họ trong những mặt mà sinh thời người đó đã làm các công
việc như chữa bệnh, làm nghề, sản xuất, đánh giặc,.. mà cịn có thể giúp họ
vượt qua những khó khăn đa dạng hơn, phức tạp hơn của đời sống.
Chính tính “Thiêng” ấy đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho nhân dân
trong những thời điểm khó khăn, cũng như tạo cho họ những hy vọng vào
điều tốt đẹp sẽ đến.

9


3.2.

Tính cộng đồng

Lễ hội chỉ được sinh ra, tồn tại và phát triển khi nó trở thành nhu cầu tự
nguyện của một cộng đồng. Cộng đồng càng lớn thì phạm vi của lễ hội càng

lớn. Bởi thế mới có lễ hội của một họ, một làng, một huyện, một vùng hoặc cả
nước. Chính lễ hội là dịp biểu dương sức mạnh của cộng đồng và là chất kết
dính tạo nên sự cố kết cộng đồng.
3.3.

Tính địa phương

Lễ hội được sinh ra và tồn tại đều gắn với một vùng đất nhất định, đó
có thể là một làng xã (hội làng),... Bởi thế lễ hội ở vùng nào mang sắc thái của
vùng đó. Tính địa phương của lễ hội chính là điều chứng tỏ lễ hội gắn bó rất
chặt chẽ với đời sống của nhân dân, nó đáp ứng những nhu cầu tinh thần và
văn hóa của nhân dân, khơng chỉ ở nội dung lễ hội mà còn ở phong cách của
lễ hội nữa. Phong cách đó thể hiện ở lời văn tế, ở trang phục, kiểu lọng, kiểu
kiệu, kiểu cờ, ở lễ vật dâng cúng…
3.4.

Tính cung đình

Đa phần các nhân vật được suy tôn thành Thần linh trong các lễ hội của
người Việt, là các người đã giữ các chức vị trong triều đình ngày xưa. Bởi thế
những nghi thức diễn ra trong lễ hội, từ tế lễ, dâng hương, đến rước kiệu…
đều mơ phỏng sinh hoạt cung đình. Sự mơ phỏng đó thể hiện ở cách bài trí,
trang phục, động tác đi lại… Điều này làm cho lễ hội trở nên trang trọng hơn,
lộng lẫy hơn. Mặt khác lễ nghi cung đình cũng làm cho người tham gia cảm
thấy được nâng lên một vị trí khác với ngày thường, đáp ứng tâm lý, những
khao khát nguyện vọng của người dân.
3.5.

Tính đương đại


Tuy mang nặng sắc thái cổ truyền, lễ hội, trong quá trình vận động của
lịch sử, cũng dần dần tiếp thu những yếu tố đương đại. Những trò chơi mới,
những cách bài trí mới như radio, cassete, video, tăng âm, micro,… đã tham
gia vào lễ hội, giúp cho việc tổ chức lễ hội được thuận lợi hơn, đáp ứng nhu
cầu mới.
10


Tuy vậy, những sự tiếp thu này đều phải dần dần qua sự sàng lọc tự
nguyện của nhân dân, được cộng đồng chấp nhận, không thể là một sự lắp
ghép tùy tiện, vô lý,…
4.

Giá trị của lễ hội truyền thống

4.1.

Giá trị cố kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng:

Lễ hội nào cũng là của và thuộc về một cộng đồng người nhất định, đó
có thể là cộng đồng làng xã (hội làng), cộng đồng nghề nghiệp (hội nghề),
cộng đồng tôn giáo (hội chùa, hội đền, hội nhà thờ), cộng đồng dân tộc (hội
Đền Hùng) đến cộng đồng nhỏ hẹp hơn, như gia tộc, dịng họ... chính lễ hội là
dịp biểu dương sức mạnh của cộng đồng và là chất kết dính tạo nên sự cố kết
cộng đồng.
Mỗi cộng đồng hình thành và tồn tại trên cơ sở của những nền tảng gắn
kết, như gắn kết do cùng cư trú trên một lãnh thổ (cộng cư), gắn kết về sở hữu
tài ngun và lợi ích kinh tế (cơng hữu), gắn kết bởi số mệnh chịu sự chi phối
của một lực lượng siêu nhiên nào đó (cộng mệnh), gắn kết bởi nhu cầu sự
đồng cảm trong các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hố (cộng cảm)…

Lễ hội là mơi trường góp phần quan trọng tạo nên niềm cộng mệnh và cộng
cảm của sức mạnh cộng đồng.
Ngày nay, trong điều kiện xã hội hiện đại, con người càng ngày càng
khẳng định “cái cá nhân”, “cá tính” của mình nhưng khơng vì thế cái “cộng
đồng” bị phá vỡ, mà nó chỉ biến đổi các sắc thái và phạm vi, con người vẫn
phải nương tựa vào cộng đồng, có nhu cầu cố kết cộng đồng. Trong điều kiện
như vậy, lễ hội vẫn giữ nguyên giá trị biểu tượng của sức mạnh cộng đồng và
tạo nên sự cố kêt cộng đồng ấy.
4.2.

Giá trị hướng về cội nguồn:

Tất cả mọi lễ hội cổ truyền đều hướng về nguồn. Đó là nguồn cội tự
nhiên mà con người vốn từ đó sinh ra và nay vẫn là một bộ phận hữu cơ;
nguồn cội cộng đồng như dân tộc, đất nước, xóm làng, tổ tiên, nguồn cội văn
hoá... Hơn thế nữa, hướng về nguồn đã trở thành tâm thức của con người Việt
11


Nam - “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Chính vì thế,
lễ hội bao giờ cũng gắn với hành hương - du lịch.
Ngày nay, trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật, tin học hố,
tồn cầu hóa, con người bừng tỉnh về tình trạng tách rời giữa bản thân mình
với tự nhiên, mơi trường; với lịch sử xa xưa, với truyền thống văn hoá độc
đáo đang bị mai một. Chính trong mơi trường tự nhiên và xã hội như vậy, hơn
bao giờ hết con người càng có nhu cầu hướng về, tìm lại cái nguồn cội tự
nhiên của mình, hồ mình vào với mơi trường thiên nhiên; trở về, tìm lại và
khẳng định cái nguồn gốc cộng đồng và bản sắc văn hố của mình trong cái
chung của văn hố nhân loại. Chính nền văn hố truyền thống, trong đó có lễ
hội cổ truyền là một biểu tượng, có thể đáp ứng nhu cầu bức xúc ấy. Đó cũng

chính là tính nhân bản bền vững và sâu sắc của lễ hội có thể đáp ứng nhu cầu
của con người ở mọi thời đại.
4.3.

Giá trị cân bằng đời sống tâm linh:

Bên cạnh đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tư tưởng còn hiện hữu
đời sống tâm linh. Đó là đời sống của con người hướng về cái cao cả thiêng
liêng - chân thiện mỹ - cái mà con người ngưỡng mộ, ước vọng, tơn thờ, trong
đó có niềm tin tơn giáo tín ngưỡng.
Xã hội hiện đại với nhịp sống công nghiệp, các hoạt động của con
người dường như được “chương trình hố” theo nhịp hoạt động của máy móc,
căng thẳng và đơn điệu, ồn ào, chật chội nhưng vẫn cảm thấy cô đơn. Một đời
sống như vậy tuy có đầy đủ về vật chất nhưng vẫn khô cứng về đời sống tinh
thần và tâm linh, một đời sống chỉ có dồn nén, “trật tự” mà thiếu sự cởi mở,
xơ bồ, “tháo khốn”... Tất cả những cái đó hạn chế khả năng hồ đồng của
con người, làm thui chột những khả năng sáng tạo văn hoá mang tính đại
chúng. Một đời sống như vậy khơng có “thời điểm mạnh”, “cuộc sống thứ
hai”, khơng có sự “bùng cháy” và “thăng hoa”.
Trở về với văn hoá dân tộc, lễ hội cổ truyền, con người hiện đại dường
như được tắm mình trong dịng nước mát đầu nguồn của văn hố dân tộc, tận
12


hưởng những giây phút thiêng liêng, ngưỡng vọng những biểu tượng siêu việt
cao cả - chân thiện mỹ, được sống những giờ phút giao cảm hồ hởi đầy tinh
thần cộng đồng, con người có thể phơ bày tất cả những gì là tinh tuý đẹp đẽ
nhất của bản thân qua các cuộc thi tài, qua các hình thức trình diễn nghệ thuật,
cách thức ăn mặc lộng lẫy, đẹp đẽ khác hẳn ngày thường... Tất cả đó là trạng
thái “thăng hoa” từ đời sống hiện thực, vượt lên trên đời sống hiện thực. Nói

cách khác, lễ hội đã thuộc về phạm trù cái thiêng liêng của đời sống tâm linh,
đối lập và cân bằng với cái trần tục của đời sống hiện thực.
4.4.

Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa:

Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng - văn hố cộng đồng của
nhân dân ở nơng thơn cũng như ở đơ thị. Trong các lễ hội đó, nhân dân tự
đứng ra tổ chức, chi phí, sáng tạo và tái hiện các sinh hoạt văn hoá cộng đồng
và hưởng thụ các giá trị văn hoá và tâm linh, do vậy, lễ hội bao giờ cũng thấm
đượm tinh thần dân chủ và nhân bản sâu sắc. Đặc biệt trong “thời điểm mạnh”
của lễ hội, khi mà tất cả mọi người chan hồ trong khơng khí thiêng liêng,
hứng khởi thì các cách biệt xã hội giữa cá nhân ngày thường dường như được
xố nhồ, con người cùng sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hố của
mình. Con người trong xã hội hiện đại, cùng với xu hướng dân chủ hố về
kinh tế, xã hội, đã diễn ra q trình dân chủ hố về văn hố. Chính nền văn
hố truyền thống, trong đó có lễ hội cổ truyền là mơi trường tiềm ẩn những
nhân tố dân chủ trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hoá ấy.
4.5.

Giá trị bảo tồn và trao truyền văn hóa:

Lễ hội khơng chỉ là tấm gương phản chiếu nền văn hoá dân tộc, mà cịn
là mơi trường bảo tồn, làm giàu và phát huy nền văn hoá dân tộc ấy. Cuộc
sống của con người Việt Nam không phải lúc nào cũng là ngày hội, mà trong
chu kỳ một năm, với bao ngày tháng nhọc nhằn, vất vả, lo âu, để rồi cuộc
sống nơi thôn quê vốn tĩnh lặng ấy vang dậy tiếng trống chiêng, người người
tụ hội nơi đình chùa mở hội. Nơi đó, con người hố thân thành văn hố, văn
hố làm biến đổi con người, một “bảo tàng sống” về văn hoá dân tộc được hồi
13



sinh, sáng tạo và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có thể nói làng
xã Việt Nam là cái nơi hình thành, bảo tồn, sản sinh văn hố truyền thống của
dân tộc, nhất là trong hồn cảnh bị xâm lược và đồng hoá. Trong các làng xã
tuy nghèo nàn ấy, ngơi đình mái chùa, cái đền và cùng với nó là lễ hội với
“xuân thu nhị kỳ” chính là tâm điểm của cái nơi văn hố đó.
Điều này đóng một vai trị quan trọng trong điều kiện xã hội cơng
nghiệp hố, hiện đại hố và tồn cầu hoá hiện nay, khi mà sự nghiệp bảo tồn,
làm giàu và phát huy văn hoá truyền thống dân tộc trở nên quan trọng hơn
bao giờ hết, thì làng xã và lễ hội Việt Nam lại gánh một phần trách nhiệm là
nơi bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hố dân tộc.
5.

Phân loại lễ hội:

Trên thực tế có nhiều cách để phân loại, dựa trên ý nghĩa, cội nguồn
của các hội làng cùng những tiết mục chính yếu và độc đáo mà có thể chia
làm năm loại lễ hội. Đó là lễ hội nơng nghiệp, lễ hội phồn thực giao duyên, lễ
hội văn nghệ, lễ hội thi tài, lễ hội lịch sử.
Một là, lễ hội nông nghiệp. Đây là loại hội mô tả những lễ nghi liên
quan đến chu trình (hoặc một phần chu trình) sản xuất nơng nghiệp hoặc biểu
dương các sản vật làm từ nông nghiệp. Một số các lễ hội nông nghiệp của
người Việt Nam có thể kể đến như hội Tịch Điền, trị rước lúa, lễ hội trình
nghề,…
Hai là, lễ hội phồn thực giao duyên. Đây là lễ hội gắn với quan niệm
tín ngưỡng phồn thực, cầu mong cho sự sinh sôi nảy nở của con người và vạn
vật. Chẳng hạn như việc rước thờ hay cướp các hình ảnh mơ phỏng sinh thực
khí có khi diễn các trị diễn những hành động tình ái giữa nam và nữ. Điển
hình như lễ hội Trị Trám (Nõ và Nường) ở Tứ Xã (Lâm Thao), ở Hà Lộc

(Phù Ninh), xã Hà Thạch (thị xã Phú Thọ). Hay “hội ôm” ở An Đạo (Phù
Ninh), Thanh Uyên (Tam Nơng), Dữu Lâu (Việt Trì),…
Ba là, lễ hội văn nghệ. Đây là các hội thi hát làn điệu dân ca. Ví dụ như
hội Lim ở Bắc Ninh,…
14


Bốn là, lễ hội thi tài. Đây là các hội thi thể hiện tài năng như thi nấu
cơm, thi bắn nỏ, thi kéo co,…
Năm là, lễ hội lịch sử. Đây là hội có các trị diễn nhắc lại cơng ơn của
các vị Thành Hồng (những người có cơng với nước), diễn tả các trận đánh
lịch sử,… Có thể kể đến đó là Hội Gióng, hội Giá,…
6.

Thời gian mở lễ hội và quy trình của lễ hội

6.1.

Thời gian mở lễ hội

Lễ hội ở Việt Nam được tổ chức nhiều nhất vào ba tháng mùa xuân và
mùa thu. Hai khoảng thời gian trên là lúc người dân nhàn rỗi. Mùa xuân tiết
trời ấm áp, mùa thu tiết trời mát mẻ, đều thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội.
Đây là những yếu tố cơ bản tạo nên sự thoải mái, vui vẻ cho người đi dự lễ
hội.
6.2.

Quy trình của lễ hội

Thơng thường lễ hội nào cũng được tiến hành theo ba bước, đó là bước

chuẩn bị, bước vào lễ hội và kết thúc lễ hội.
Giai đoạn thứ nhất: Chuẩn bị.
Chuẩn bị lễ hội được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn chuẩn bị cho
mùa lễ hội sau và khi ngày lễ hội đã đến gần. Chuẩn bị cho mùa lễ hội sau
được tiến hành ngay sau khi mùa hội trước kết thúc, mọi khâu chuẩn bị đã có
sự phân cơng, cắt cử mọi việc để đón mùa lễ hội năm sau. Khi ngày hội sắp
diễn ra, công việc kiểm tra lại đồ tế lễ, trang phục, quét dọn, mở cửa di tích,
rước nước làm lễ tắm tượng (mộc dục) cùng các đồ tế tự, thay trang phục mũ
cho thần…
Giai đoạn thứ hai: Vào lễ hội.
Giai đoạn này được chia thành hai phần chính, đó là phần Lễ và phần
Hội. Hai phần này gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhau.
Về phần Lễ, đây là phần thờ cúng, rước và tế. Phần này được tiến hành
hết sức long trọng, biểu hiện mặt tâm linh con người, thể hiện long tơn kính
của con người đối với thần linh và đồng thời cũng phản ánh những ước mơ tốt
15


đẹp của cộng đồng, vươn tới những gì mà cộng đồng chưa thể làm được. Phần
Lễ thường có sự giống nhau trong các lễ hội, theo điển lệ của các triều đình
phong kiến. Chẳng hạn nghi thức quy định khi nào dâng rượu, khi nào dâng
trà, dâng oản quả, dâng thức ăn mặn. Tuy nhiên, phần lễ đôi khi vẫn có sự
khác nhau giữa các vùng. Chẳng hạn, trong lễ hội ở đình làng Nam Bộ của
người Việt, sau lưng học trò khi làm lễ dâng trà, dâng rượu,…, lại có một phụ
nữ mà dân gian gọi là đào thài vừa đi vừa hát những câu chúc mừng.
Về phần Hội, đây là cuộc vui chơi tưng bừng, hào hứng của mọi người
trong cộng đồng với một tinh thần cộng cảm, một tâm thế thoát khỏi đời
thường trong trạng thái hứng khởi. Phần Hội ln có những động thái, hành vi
hội tụ các hoạt động văn nghệ dân gian đặc sắc nhất, riêng biệt nhất của từng
làng, từng vùng. Hoạt động văn nghệ này là để đáp ứng những nhu cầu văn

hóa của cộng đồng mình. Nghĩa là người dân của làng xã, vùng, miền đó vừa
là người sáng tác, biểu diễn, vừa là người thưởng thức những giá trị nghệ
thuật đó. Hội được coi là mơi trường sinh hoạt văn hóa lành mạnh trong dân
gian, nó đã có và tồn tại từ ngàn xưa. Sở dĩ hội có sức sống lâu bền là bởi nó
thỏa mãn cả nhu cầu sáng tạo nghệ thuật và hưởng thụ nghệ thuật của quần
chúng. Ngồi ra, nó cịn là chất keo vơ hình để cố kết cộng đồng, bởi trong nó
có sức quy tụ cộng đồng vô cùng rộng lớn. Hội không hề phân biệt tơn giáo,
giai cấp, giàu nghèo, sang hèn, thậm chí cả các khuynh hướng trái ngược
nhau hoặc đối lập nhau, đều có thể quy tụ vào hội.
Phần hội là phần thường có sự khác nhau giữa các lễ hội của các vùng
miền. Thành tố đáng lưu ý trong phần hội là trị diễn. Trị diễn là hoạt động
mang tính nghi lễ, diễn lại toàn bộ hay một phần hoạt động của cuộc đời nhân
vật phụng thờ. Chẳng hạn trò diễn Thánh Gióng đánh giặc Ân trong ngày hội
Gióng, hoặc trị nghiềm quân trong lễ hội làng Yên Sở (hội Giá) huyện Hồi
Đức, tỉnh Hà Tây. Trình tự của một trị diễn bao giờ cũng đi từ nơi thờ vọng
đến nơi gắn bó với một sự kiện nào đó trong cuộc đời vị thánh. Lễ hội thờ
Thành hồng làng thì trị diễn bao giờ cũng theo trình tự: điểm bắt đầu của
16


đám rước lúc đi là đình làng, điểm kết thúc của đám rước là nghè (miếu) và
ngược lại.
Trong lễ hội, phần lễ bao giờ cũng có trước và là yếu tố quan trọng
nhất, phần hội là phần sau nảy sinh ra từ lễ. Thế nhưng cuộc sống thay đổi đã
làm cho phần chính (phần lễ) càng ngày càng ngắn dần, phần phụ (phần hội)
ngày càng được “kéo dài ra”. Lễ hội thường kéo dài từ một ngày cho tới nửa
tháng, trong đó phần kéo dài chủ yếu là phần hội. Bởi vậy, về sau, danh từ lễ
hội nhiều khi người ta chỉ gọi bằng từ “hội”, ví dụ như hội Đền Hùng, hội
chùa Hương, hội Đền Kiếp Bạc, hội Gióng, hội quan họ Lim,… Lễ hội làng là
lễ hội cổ nhất và chủ yếu nhất của người Việt. Các lễ hội đều phải theo phong

tục tập quán và điều kiện tự nhiên – xã hội của làng đó.
Giai đoạn thứ ba: Kết thúc lễ hội (xuất tịch, giã đám, giã hội)
Ban tổ chức làm lễ tạ, đóng cửa di tích.
7.

Một số lễ hội truyền thống đặc trưng của ba miền

Hàng năm, Việt Nam có nhiều các lễ hội truyền thống lớn, nhỏ, và
được trải dài từ Bắc vào Nam. Cả ba miền, mỗi miền lại có những văn hóa,
phong tục tập quán và lễ hội khác nhau. Để thấy được sự đặc trưng trong văn
hóa của các miền Bắc, Trung, Nam, sau đây là một số lễ hội tiêu biểu của ba
miền được coi là lớn nhất và thu hút được sự quan tâm của người dân trong cả
nước.
7.1.

Lễ hội chùa Hương – Hà Nội

Chùa Hương là địa danh nổi tiếng đặc biệt ở xã Hương Sơn, trong địa
phận huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Chùa Hương không chỉ thu hút du khách thập
phương về kiến trúc, di tích hay phong cảnh thiên nhiên thơ mộng hữu tình
mà cịn là nơi có lễ hội chùa Hương vơ cùng thu hút.
Ngồi các ngày lễ rằm, mùng một hàng tháng và ngày lễ Vu Lan… Thì
Lễ hội chùa Hương Hà Nội đặc trưng nhất cũng được diễn ra hàng năm vào
ngày mùng sáu tháng giêng đến gần cuối tháng ba âm lịch. Vào dịp lễ, hàng
triệu phật tử cùng du khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương,
17


với mong muốn được về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng
hiện tu hành, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương,

hoặc thả hồn hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.
Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến mười tám tháng hai âm lịch.
Ngày này vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Đến nay
nghi lễ "mở cửa rừng" hàm chứa ý nghĩa mới - mở cửa chùa. Xã Hương Sơn
là xã sở tại trực tiếp quản lý các tuyến du lịch. Trước khi vào chùa, du khách
phải nghỉ lại ở các làng quanh bến Đục, bến Yến. Vì thế đi lễ hội chùa
Hương, du khách có dịp được hịa mình vào khơng khí của hội làng truyền
thống.
Về phần Lễ, lễ hội chùa Hương thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở
hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút,
khơng khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn. Ở trong chùa, lễ dâng hương
gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni
mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong
lúc chạy đàn, hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt qua những động tác ít thấy
ở mọi nơi. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các
chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Hương
khói được thắp liên tục, không bao giờ dứt. Thêm nữa, vào dịp lễ hội này,
làng sẽ tổ chức cuộc diễu hành rước thần từ đền ra đình, kết hợp là cờ trống,
âm thanh, dàn người phù kiệu rất uy nghiêm và tráng lệ. Khơng khí này làm
cho người dự lễ thêm phần phấn khích và nhẹ nhõm trong thâm tâm giữa
chốn Phật linh thiêng, huyền ảo.
Về phần Hội, lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân
tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn,… Vào
những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét
độc đáo của hội chùa Hương chính là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào
non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đị - một
dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa. Và đến nay,
18



ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi
hội. Rời con thuyền, giã từ sơng nước, con người được hịa nhập vào núi vãn
cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới - hành trình leo núi. Leo núi chơi
hang, chơi động lý thú vui nước đông đảo mọi người tham gia và hưởng ứng.
Trong khơng khí linh thiêng của ngày hội. Ở bất cứ chỗ nào như sân chùa, sân
nhà tổ, hình thức hát chèo đò đều được thực hiện. Các vãi có giọng hay đứng
dậy làm động tác chèo đị và hát những đoạn văn trên sáu dưới tám liên quan
đến tích nhà Phật. Đây là một sinh hoạt rất được các vãi hâm mộ.
7.2.

Lễ hội Cầu Ngư – Đà Nẵng

Lễ hội Cá Ơng (cịn được gọi là lễ tế Cá Voi) là lễ hội Cầu Ngư lớn
nhất của ngư dân thành phố Đà Nẵng, được diễn ra trong hai ngày vào trung
tuần tháng ba âm lịch hàng nằm. Nảy sinh từ hoạt động ngư nghiệp của người
dân tại các vạn chài, tục thờ cúng Cá Ông (cá voi) như một tín ngưỡng hướng
đến sự phát triển bền vững và lâu dài của các ngư dân. Cá Ơng khơng chỉ là
một vị thần biển cả mà còn là cứu tinh của người đi biển giúp họ vượt qua
nhiều mối hiểm nguy trong hành trình ra khơi. Tín ngưỡng này mang một giá
trị nhân văn cao đẹp, là hành vi của lòng biết ơn, của đạo lý “ăn quả nhớ kẻ
trồng cây” trong nếp sống, nép nghĩ của người dân miền biển.
Lễ hội Cầu Ngư được tổ chức thành 2 phần: phần Lễ và phần Hội.
Phần Lễ, với các nghi thức Nghinh Ông, lễ cầu an, cầu ngư trên biển
được các bô lão tại vạn chài thực hiện long trọng. Đặc biệt, trong nghi lễ cầu
an, vị chánh bái dâng đồ tế lễ (khơng dùng hải sản) và đọc văn tế nói lên sự
biết ơn của dân làng đối với công đức của Cá Ơng và cầu mong một năm mưa
thuận gió hòa với những chuyến ra khơi bội thu và thắng lợi. Đây chính là
phần cao trào nhất của lễ hội.
Về phần Hội, phần này diễn ra ngay sau đó với các hoạt động văn nghệ
dân gian đặc sắc. Ở phần này tuỳ điều kiện, mỗi địa phương có một hình thức

tổ chức riêng, nhưng cũng đều là các trò chơi dân gian vùng biển: lắc thúng,
đua thuyền, bơi lội, kéo co, đá bóng... Về văn nghệ, ngồi hát tuồng, hát hò
19



×