Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

ĐỀ ÁN THI PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON (ĐỖ 100%)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 47 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TÓM TẮT SƠ YẾU LÝ LỊCH
- Họ và tên: Phạm Thị Lan

Giới tính: Nữ

- Ngày, tháng, năm sinh: 03/07/1985
- Nơi sinh: Xuân Sơn - Đông Triều - Quảng Ninh
- Quê quán: Yên Đức - Đông Triều - Quảng Ninh
- Nơi thường trú: Tổ 2 - Khu Nam Trung - Phường Bắc Son - Thành phố
ng Bí - Tỉnh Quảng Ninh
- Dân tộc: Kinh
- Tôn giáo: Không
- Trình độ văn hóa: 12/12
- Trình độ chun mơn: Đại học Sư phạm Mầm non
- Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp
- Trình độ ngoại ngữ: B - Trình độ Tin học: B
- Ngày vào Đảng: 03/04/2014

Ngày chính thức: 03/04/2015

- Năm vào Ngành: 2008
- Chức vụ Đảng: Đảng viên
- Chức vụ chính quyền: Phó Chủ tịch Cơng đồn
- Đơn vị công tác: Trường Mầm non Trưng Vương
- Các thành tích đã đạt được:
+ Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm học 2018-2019
+ Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2015-2016.
+ Giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố năm học 2011-2012; 2013-2014;
2015-2016; 2017-2018.


+ Giáo viên dạy giỏi cấp trường năm học 2009-2010; 2010-2011; 20122013; 2014-2015; 2016-2017; 2018-2019.
+ Giấy khen của Chủ tịch UBND Thành phố năm học 2013-2014; 20152016.
+ Giấy khen của Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ninh năm học 2016-2017.
+ Giấy khen của Trung tâm bồi dưỡng chính trị Thành phố cho Đảng viên
mới xuất sắc năm 2015.
+ Giấy khen của Chủ tịch UBND Thành phố Uông Bí tặng cá nhân có
thành tích xuất sắc trong cơng tác biểu diễn của Đoàn Nghệ thuật quần chúng
Thành phố tham gia hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Quảng Ninh năm 2019
1


đạt giải nhất tồn đồn.
+ Giấy khen của Bí thư Đồn TNCS Hồ Chí Minh Phường Trưng Vương
tặng cá nhân có thành tích xuất sắc trong cơng tác Đồn và phong trào thanh
thiếu niên nhiệm kỳ 2012-2017.
+ Giải khuyến khích bộ đồ dùng “Ơ cửa bí mật” tại hội thi triển lãm đồ
dùng đồ chơi cấp học mầm non tỉnh Quảng Ninh năm 2016.
+ Giải Nhất Hội thi “Sau giờ thứ 8” do LĐLĐ thành phố ng Bí tổ chức
năm 2016.
+ Giải ba hội thi “Giáo viên tài năng” cấp trường năm học 2014-2015
+ Giải nhì hội thi “Giáo viên tài năng” cấp trường năm học 2018-2019.

MỤC LỤC

2


Nội dung

Trang


MỤC LỤC

3

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

5

I. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI PHƯỜNG TRƯNG
VƯƠNG
II. KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN
PHƯỜNG TRƯNG VƯƠNG
1. Khái quát về các trường mầm non trên địa bàn Phường Trưng Vương

5

2. Đội ngũ giáo viên

7

3. Cơ sở vật chất

8

PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ ÁN

11

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN


11

1. Sự cần thiết để xây dựng đề án

11

2. Căn cứ pháp lý

11

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA TRƯỜNG MẦM NON

14

1. Mục tiêu của giáo dục mầm non

14

1.1.Mục tiêu chung

14

1.2. Mục tiêu cụ thể của trường Mầm non Trưng Vương

14

2. Nhiệm vụ trường mầm non

14


2.1. Nhiệm vụ chung

14

2.2. Nhiệm vụ cụ thể của trường Mầm non Trưng Vương

15

2.2.1. Phát triển mạng lưới trường lớp, tăng tỷ lệ huy động trẻ

15

2.2.2. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non

16

2.2.3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơng tác quản lý cải cách hành chính
trong Giáo dục mầm non
2.2.4. Nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và Phổ cập

16

6
6

Giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi

17


2.2.5.Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

21

2.2.6. Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục và hội nhập quốc tế

22

2.2.7. Đẩy mạnh công tác truyền thông của Giáo dục mầm non

22

2.2.8. Thực hiện có hiệu quả các cược vận động và các phong trào thi đua

23

2.2.9. Công tác thi đua khen thưởng và tổng hợp

23

III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ; CHẤT LƯỢNG NI
DƯỠNG, CHƯM SĨC, GIÁO DỤC TRẺ CỦA TRƯỜNG MẦM NON
TRƯNG VƯƠNG NĂM HỌC 2018 - 2019
1.Thực trạng công tác quản lý trường Mầm non Trưng Vương

3

24
24



Nội dung

Trang

1.1. Bộ máy nhà trường

24

1.2. Thực trạng công tác quản lý, sử dụng cơ sở vật chất

24

1.3. Thực trạng công tác kiểm tra nội bộ trường học

25

1.4. Thực trạng công tác thực hiện quy chế dân chủ

25

2. Thực trạng chất lượng nơi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của trường
Mầm non Trưng Vương
2.1 Chất lượng giáo dục

26

2.2. Chất lượng chăm sóc, ni dưỡng

27


3. Đánh giá chung.

29

3.1. Thuận lợi, kết quả đạt được

29

3.1.1. Thuận lợi

29

3.1.2. Kết quả đạt được

29

3.2. Khó khăn, hạn chế tồn tại và nguyên nhân

30

3.2.1. Khó khăn, hạn chế tồn tại

30

3.2.2. Nguyên nhân

30

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỦA PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRONG

VIỆC THỰC HIỆN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CƠNG TÁC QUẢN
LÝ; CHẤT LƯỢNG NI DƯỠNG, CHĂM SĨC, GIÁO DỤC TRẺ
CỦA NHÀ TRƯỜNG
1. Giải pháp 1. Nâng cao chất lượng đội ngũ

26

32
32

1.1. Bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức cho
đội ngũ giáo viên, nhân viên
1.2. Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

32

2. Giải pháp 2. Tham mưu hoàn thiện cơ sở vật chất trong nhà trường

35

3. Giải pháp 3. Nâng cao chất lượng ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
trong nhà trường
3.1. Nâng cao chất lượng chăm sóc, ni dưỡng

36

3.2. Nâng cao chất lượng giáo dục

39


4. Giải pháp 4. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ trường học

41

5. Giải pháp 5. Tham mưu thực hiện tốt quy chế dân chủ, xây dựng mối
đoàn kết trong nội bộ

43

5.1. Tham mưu thực hiện tốt quy chế dân chủ

43

5.2. Xây dựng mối đoàn kết trong nội bộ

43

6. Giải pháp 6. Tăng cường cơng tác tun truyền và đẩy mạnh xã hội
hóa giáo dục

44

4

32

36


Nội dung

PHẦN 3: KẾT LUẬN

Trang
46

ĐỀ ÁN
VAI TRÒ, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỦA PHÓ HIỆU TRƯỞNG
TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ;
CHẤT LƯỢNG NI DƯỠNG, CHĂM SĨC, GIÁO DỤC TRẺ CỦA
TRƯỜNG MẦM NON TRƯNG VƯƠNG
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, XÃ HỘI PHƯỜNG TRƯNG
VƯƠNG

Phường Trưng Vương được thành lập ngày 01/07/1981 theo Quyết định
số 309/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Ninh. Trưng Vương nằm ở phía Đơng
Nam thành phố ng Bí, phía Bắc và Đơng Bắc giáp phường Bắc Sơn, phía
Đơng giáp phường Nam Khê, phía Tây và Tây Nam qua dịng sơng Uông là
phường Quang Trung.

Phường Trưng Vương - Thành phố Uông Bí - Tỉnh Quảng Ninh
Phường Trưng Vương có diện tích 353,08 ha = 1,38% diện tích thành phố
ng Bí, có 1.969 hộ dân với 9.943 nhân khẩu. Tổ chức thành 7 khu phố, dân
cư hầu hết là người kinh. Có 89 hộ theo đạo thiên chúa với 210 nhân khẩu, nhà
thờ ở Trưng Vương là nơi sinh hoạt tôn giáo của giáo dân các phường Trưng
5


Vương, Quang Trung, Thanh Sơn, Bắc Sơn. Nội dung sinh hoạt hướng thiện,
kính chúa, yêu nước, phù hợp với văn hố tín ngưỡng, tâm linh.

Về giao thơng vận tải, Phường Trưng Vương có Quốc lộ 18A và đường
sắt Quốc gia đi qua, kéo dài gần 2 km từ cầu sông ng đến giáp ranh phường
Nam Khê. Ngồi ra cịn có sông Uông bắt nguồn từ Thượng Vàng Danh, qua
Bắc Sơn, Trưng Vương và ra cửa sông Bạch Đằng là đường thuỷ nối với Hải
Phịng. Phường có nhiều cơ quan, doanh nghiệp thuộc tỉnh, thành phố, trung
ương đóng trên địa bàn.
Những thuận lợi trên là điều kiện quan trọng thúc đẩy các lĩnh vực văn
hoá - xã hội phát triển, trong đó có giáo dục và đào tạo của phường Trưng
Vương. Cùng với thành tựu chung về kinh tế, chính trị - xã hội, sự nghiệp giáo
dục và đào tạo của phường Trưng Vương được các cấp, các ngành và toàn xã
hội quan tâm chăm lo phát triển, hệ thống trường học tăng thêm và tiếp tục phát
triển theo quy hoạch đã được phê duyệt phù hợp nhu cầu thực tế của địa
phương. Mạng lưới cơ sở giáo dục trải rộng trên địa bàn tồn phường. Năm học
2018 - 2019 có 1 trường trung học cơ sở, 1 trường tiểu học, 1 trường mầm non.
Các trường đã đảm bảo môi trường sư phạm cho học sinh ở từng độ tuổi được
sinh hoạt vui chơi và học tập.
II. KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG
TRƯNG VƯƠNG

1. Khái quát về các trường mầm non trên địa bàn phường Trưng
Vương
Phường Trưng Vương với thuận lợi về vị trí địa lý, về giao thơng, về kinh
tế xã hội và trình độ dân trí, đặc biệt có sự quan tâm của các cấp ngành, của
người dân đối với giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng nên mạng
lưới các trường mầm non được trải rộng khắp trên địa bàn phường. Phường có 1
trường mầm non cơng lập nằm ở vị trí trung tâm, thuận lợi cho việc gửi con của
người dân. Bên cạnh đó loại hình tư thục trên địa bàn phường cũng phát triển.
Tổng số cơ sở mầm non tư thục là 14 cơ sở, trong đó có 9 nhóm lớp mẫu giáo
độc lập, 3 nhóm trẻ độc lập và 2 nhóm trẻ gia đình. Tất cả các cơ sở mầm non tư
thục đều có đầy đủ điều kiện cấp phép hoạt động theo quy định.

Trường mầm non Trưng Vương là trường công lập duy nhất trên thuộc
phường Trưng Vương, thành phố ng Bí, tỉnh Quảng Ninh. Trường được
thành lập từ năm 1985 trên cơ sở tách ra từ trường Mầm non Nhà máy điện
ng Bí. Trong những năm đầu thành lập cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng
đồ chơi rất hạn chế.
Năm 2005 được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa
phương, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố, trường đã được xây mới một
6


ngơi nhà 2 tầng với 04 phịng học, các phịng hiệu bộ và nhà bếp. Năm 2010
trường được đầu tư xây thêm 01 dãy nhà hai tầng bổ sung thêm phịng học và
các phịng chức năng theo mơ hình đạt chuẩn quốc gia. Năm 2019 trường tiếp
tục nhận được sự quan tâm đầu tư tiến hành xây dựng thêm dãy nhà 3 tầng kiên
cố với 6 phòng học và phòng chức năng, dự kiến đưa vào hoạt động trong năm
học mới 2019 - 2020.

Trường Mầm non Trưng Vương
Hàng năm, trường được đầu tư bổ sung đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng đồ
chơi theo quy định. Đội ngũ giáo viên của trường đã được nâng cao về trình độ
chun mơn và năng lực công tác, một số giáo viên đã đạt danh hiệu giáo viên
giỏi cấp thành phố, giáo viên giỏi cấp tỉnh. Trường nhiều năm liên tục đạt danh
hiệu tập thể lao động tiên tiến, năm 2015 đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến
xuất sắc. Năm 2011 trường được công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
mức độ 1. Tháng 5 năm 2013 trường vinh dự được công nhận đạt chuẩn quốc
gia mức độ 2.
Trong hơn 30 xây dựng phát triển và trưởng thành nhà trường luôn nhận
được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo sát
sao của Phịng Giáo dục và Đào tạo Thành phố ng Bí, sự hỗ trợ kịp thời của
Ban đại diện cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục và tập thể cán bộ giáo viên

nhà trường ln đồn kết, nhất trí và tâm huyết với nghề, đội ngũ giáo viên nhà
trường đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, luôn đồng thuận, quyết tâm thực
hiện tốt các kế hoạch, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của từng năm học.
2. Đội ngũ giáo viên
7


Trường Mầm non Trưng Vương có một hiệu trưởng phụ trách chung các
hoạt động của nhà trường, công tác tổ chức, tài chính, tài sản; Hai phó hiệu
trưởng phụ trách hoạt động chăm sóc ni dưỡng và giáo dục, cơng tác phổ cập
giáo dục, hoạt động ngoại khóa và các công tác bán trú của trường theo quy định
tại Điều 16 và Điều 17 của Điều lệ trường mầm non.
Các hội đồng trường: Hội đồng thi đua khen thưởng; Hội đồng chấm thi
giáo viên giỏi; Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm được thành lập theo quy
định của Điều 18 và Điều 19 của Điều lệ trường mầm non. Chủ tịch, Phó chủ
tịch, các Ủy viên Hội đồng là những đồng chí trong Ban giám hiệu, Trưởng
đồn thể, Tổ trưởng các tổ chun mơn, tổ văn phịng. Các thành viên trong Hội
đồng đều là người gương mẫu trong phong trào thi đua, điểm nổi bật là rất công
tâm, trung thực trong việc nhận xét thi đua. Đây là nền tảng để các Hội đồng nhà
trường thực hiện tốt nhiệm vụ chức năng của mình.
Trường có hai tổ chun mơn và một tổ văn phịng. Các tổ chun mơn và
tổ văn phòng được thành lập và hoạt động đúng theo quy định tại Điều 14 và
Điều 15 của Điều lệ trường mầm non, có tổ trưởng và tổ phó theo quy định.
Hàng năm Hiệu trưởng có quyết định về cơ cấu tổ chức trong nhà trường, phân
công nhiệm vụ đầu năm học cho các tổ.
Thực hiện Điều 20 Điều lệ trường mầm non, nhà trường có đầy đủ các tổ
chức đồn thể: Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam, Cơng đồn, Đồn Thanh niên
Cộng Sản Hồ Chí Minh. Các tổ chức đều hoạt động theo đúng chức năng nhiệm
vụ theo Điều lệ quy định. Trường có Chi bộ Đảng gồm 18 đảng viên, có Bí thư
và Phó bí thư chi bộ. Tổ chức Cơng đồn: gồm 28 đồn viên, có ban chấp hành

Cơng đồn cơ sở gồm 03 đồng chí. Chi đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
gồm 15 đồn viên có Bí thư và phó Bí thư.
Trường mầm non Trưng Vương có đội ngũ cán bộ, giáo viên đạt trình độ
chuẩn và trên chuẩn, có sức khỏe, có năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối
sống mẫu mực. Hàng năm toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên được tham gia
các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao tay nghề, được thực
hiện đầy đủ các quyền hạn và nghĩa vụ theo quy định, được bố trí cơng việc phù
hợp với năng lực và sở trường nên phát huy tối đa khả năng lao động và sức
sáng tạo của mỗi người. Cả tập thể là một khối đoàn kết, lao động miệt mài,
sáng tạo, cống hiến hết mình vì sự phát triển của nhà trường.
3. Cơ sở vật chất
Trường Mầm non Trưng Vương được đặt tại trung tâm khu dân cư, phù
hợp với quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ đến trường, đảm bảo các quy định về
an tồn và vệ sinh mơi trường. Tồn bộ diện tích đất 2.359.4 m2, có giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh cấp. Toàn bộ
8


khuôn viên nhà trường được xây dựng tường rào đẹp, thống mát. Cổng trường
được làm hồn tồn bằng bê tơng cốt sắt và ốp gạch trang trí, đảm bảo an ninh
tốt. Biển trường được thiết kế đẹp, đảm bảo độ rộng và độ cao, nội dung biển
trường được ghi theo đúng quy định của Điều lệ trường mầm non. Nhà trường
sử dụng nguồn nước máy đảm bảo an toàn đảm, vệ sinh do Công ty Trách nhiệm
hữu hạn 1 thành viên kinh doanh nước sạch Quảng Ninh cung cấp đảm bảo đủ
để phục vụ cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và mọi sinh hoạt của nhà
trường. Có hệ thống thốt nước tốt, ln được khơi thơng, đảm bảo vệ sinh mơi
trường. Trường có khu sân chơi với nhiều cây bóng mát được trồng các vị trí
hợp lý trong sân trường, đảm bảo cho học sinh vui chơi, tập thể dục buổi sáng và
hoạt động ngoại khóa. Ngồi ra, trường cịn có vườn rau, vườn cây dành riêng
cho trẻ chăm sóc, ln được cắt tỉa thường xun tạo mơi trường hấp dẫn giúp

trẻ khám phá, học tập, phù hợp với điều kiện quỹ đất nhà trường. Sân trường
được lát gạch đỏ sạch sẽ, khu vui chơi có nhiều loại đồ chơi ngoài trời theo quy
định, đảm bảo an toàn, thẩm mĩ, phù hợp, có nhiều cây xanh đảm bảo ln râm
mát cho trẻ khi vui chơi.
Hiện tại trường có 9 phòng được sử dụng làm phòng học đều được xây
dựng kiên cố, đảm bảo chuẩn về diện tích và kết cấu. Trong phòng được lắp đặt
đầy đủ các thiết bị, quạt trần, điều hịa, bóng điện, có đủ bàn ghế cho giáo viên
và học sinh. Các phòng học đều được trang bị đủ đồ dùng, đồ chơi theo quy
định. Mơi trường lớp học được trang trí đẹp, hấp dẫn và phù hợp. Nền nhà lát
gạch hoa sáng màu, có rèm cửa giúp trẻ ngủ trưa tại lớp được thuận lợi, có
phịng vệ sinh thuận tiện cho sinh hoạt của trẻ, hợp vệ sinh. Trường sử dụng
phòng sinh hoạt chung làm phịng ngủ, đảm bảo đủ diện tích trung bình theo quy
định 1,5m2/trẻ, đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông;
Nơi để đồ dùng phục vụ trẻ ngủ liền kề phòng sinh hoạt chung, có đầy đủ thiết
bị đồ dùng phục vụ cho trẻ ngủ theo quy định của Điều lệ trường mầm non.
Trường có hệ thống hiên chơi thống mát, khép kín, có lan can bằng sắt bao
quanh đảm bảo thẩm mỹ, diện tích và kích thước, đủ điều kiện cho trẻ sinh hoạt
và học tập.
Trường được xây dựng theo quy mô trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
mức độ 2, có đủ các phịng học chức năng, có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho
hoạt động dạy và học theo quy định. Bếp ăn được thiết kế xây dựng đảm bảo
đúng yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường mầm non, đặt tại vị trí thuận tiện
trong khn viên nhà trường. Đảm bảo theo quy trình vận hành bếp một chiều;
đồ dùng thiết bị đầy đủ hợp vệ sinh; có kho thực phẩm được sắp xếp gọn gàng,
khoa học, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, có tủ lưu thức ăn hằng ngày,
đúng quy định. Bếp ăn đã được Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố kiểm tra và
cấp giấy chứng nhận bếp ăn đủ điều kiện, vệ sinh an toàn thực phẩm. Hàng năm
9



nhân viên nấu ăn được khám sức khỏe định kỳ và học tập về cơng tác vệ sinh an
tồn thực phẩm. Nhà trường có hệ thống cơng trình vệ sinh khép kín cho trẻ, cho
cán bộ, giáo viên, nhân viên đảm bảo yêu cầu và thuận tiện cho việc sử dụng,
diện tích 6m2/1 phịng, được ốp lát gạch men, sạch sẽ, trong phịng vệ sinh được
bố trí hệ thống nước tiện lợi, có đủ đồ phục vụ vệ sinh cho cá nhân học sinh.
Nhà trường có đủ phịng làm việc cho các bộ phận, đảm bảo đủ diện tích
theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Trong mỗi phòng đều có đầy đủ các
phương tiện làm việc, bàn ghế tiếp khách, các bảng biểu theo quy định, được lắp
máy vi tính kết nối internet, điện thoại và các phương tiện làm việc thuận lợi
phù hợp với yêu cầu của từng bộ phận. Trường có phịng y tế đảm bảo diện tích,
có đầy đủ hệ thống hồ sơ sổ sách, trang thiết bị, đồ dùng, các bảng biểu theo
đúng quy định; có phịng bảo vệ, phịng nhân viên, đảm bảo diện tích, đủ đồ
dùng, có khu để xe cho cán bộ giáo viên, nhân viên của trường.
Nhà trường trang bị đầy đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định Thông
Số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23-03-2015 của Bộ GDĐT về việc hợp nhất Thông
tư số 02/2010/TT-BGDĐT và Thông tư số 34/2013/TT-BGDĐT ngày 17/9/2013
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Có các thiết bị về công nghệ thông tin của cán bộ, giáo viên, nhân viên
được nối mạng, giúp giáo viên, nhân viên rất nhiều trong quá trình giảng dạy,
làm việc. Nhà trường có quy chế về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong quá
trình giảng dạy, sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học, không bài dạy chay. Nhà
trường tổ chức hội thi, khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học. Tất cả
các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngồi danh mục quy định, ln đảm bảo tính giáo
dục cao, có tính thẩm mỹ, an tồn, phù hợp, thuận tiện trong quá trình sử dụng.
Trong quá trình sử dụng cơ sở vật chất cũng như các thiết bị giáo dục, nhà
trường đều thiết lập các hệ thống hồ sơ, sổ sách theo quy định. Hàng năm nhà
trường kiểm tra, đánh giá mức độ sử dụng các thiết bị, thống kê theo từng hạng
mục, số lượng phần trăm cần sử dụng để có kế hoạch mua sắm, sửa chữa cho
năm sau. Sổ quản lý thiết bị được cấp thực hiện nhập thường xuyên, có sổ sách
theo dõi những thiết bị mới và có hồ sơ thanh lý những thiết bị cũ khơng cịn giá

trị sử dụng.

10


PHẦN 2: NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Sự cần thiết xây dựng đề án
Sự nghiệp giáo dục có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đất
nước về trước mắt cũng như lâu dài. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của
Đảng đã xác định “cùng với khoa học và công nghệ, Giáo dục và Đào tạo là
quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài”. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: “Phát triển
Giáo dục - Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp
cơng nghiệp hố, hiện đại hố, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực, là yếu
tố cơ bản để phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững”.
Trong hệ thống Giáo dục quốc dân, Giáo dục Mầm non chiếm một vị trí
vơ cùng quan trọng, đây là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là
nền tảng của ngành Giáo dục & Đào tạo; Bác Hồ kính u đã từng nói: “Giáo
dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Trường mầm non có
nhiệm vụ chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục các trẻ. Chất lượng chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non quyết định tới sự hình thành và phát triển
nhân cách tồn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, trí tuệ và thẩm mỹ.
Trong những năm qua, trường Mầm non Trưng Vương đã thực hiện nhiều
giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý, chất lượng nuôi dưỡng,
chăm sóc và giáo dục trẻ. Tuy nhiên chất lượng giáo dục mầm non nhà trường vẫn
còn rất nhiều hạn chế. Hạn chế đó do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan
khác nhau, trong đó nguyên nhân do cán bộ quản lý nhà trường chưa có giải pháp chỉ
đạo các hoạt động trong nhà trường một cách hữu hiệu.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó, đặt mình vào vị trí của người quản

lý, tơi chọn đề án “Vai trị, nhiệm vụ, giải pháp của Phó hiệu trưởng trong việc
nâng cao chất lượng công tác quản lý; chất lượng ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ trong trường Mầm non Trưng Vương” nhằm đưa ra một số giải pháp phát huy
những mặt mạnh, khắc phục những mặt tồn tại, hạn chế, từ đó nâng cao hiệu quả
cơng tác quản lý ở trường Mầm non Trưng Vương, thành phố ng Bí, tỉnh
Quảng Ninh trong thời gian tới.
2. Căn cứ pháp lý
2.1. Các văn bản của Chính phủ, các Bộ, Ngành:
- Luật số: 44/2009/QH12 , ngày 25/11/2009 Luật Giáo dục.
11


- Luật số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010 Luật Viên chức.
- Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020".
- Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 của Bộ
trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Ban hành Điều lệ trường mầm non.
- Thông tư Số 25/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 ban hành quy định
Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non.
- Thông tư Số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 ban hành quy định
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
- Thông tư số 06/2009/TTLT-BGDĐT & BNV ngày 16 tháng 3 năm 2015
về quy định danh mục khung vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục mầm non
công lập.
- Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo
dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17 ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thông tư số 25/2014/TT-BDGĐT ngày 07/8/2014 của Bộ GD&ĐT Ban
hành Quy trình về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ

kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non.
- Thông tư số 02/2014/TT-BDGĐT ngày 08/2/2014 của Bộ GD&ĐT Ban
hành Quy trình chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
2.2. Các văn bản của Tỉnh:
- Quyết định số 639/2008/QĐ-UBND ngày 05/3/2008 của UBND tỉnh về
việc phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2008-2015, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 2099/QĐ-UBND ngày
23/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc Phê duyệt Quy hoạch
Phát triển Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.
- Đề án 25 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ninh về việc “Đổi mới
phương thức, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản
bộ máy, biên chế”.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIV, nhiệm kỳ
2015 - 2020.
- Chỉ thị số 06/CT- UBND ngày 27 tháng 8 năm 2018 về một số nhiệm vụ
trọng tâm năm học 2018 - 2019 của UBND tỉnh Quảng Ninh.

12


- Kế hoạch số 3226/KH-UBND ngày 13/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh
thực hiện Chương trình hành động số 26-CTr/TU ngày 05/3/2014 của Tỉnh ủy
về việc thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW của Hội nghị TW 8 (khóa XI) về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế; gắn với việc thực hiện hiệu quả và “Quy hoạch phát triển
giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
Nghị quyết số 14-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh
về phương hướng, nhiệm vụ năm 2019
2.3. Các văn bản của Thành phố ng Bí

- Quyết định số 891 - QĐ/TU ngày 31/07/2019 của Thành ủy ng Bí về việc
Ban hành Quy chế xét bổ nhiệm chức danh Phó Hiệu trưởng trường Mầm non thơng
qua hình thức trình bày Đề án cơng tác có cạnh tranh.
- Thông báo số 01- TB/HĐTĐĐA ngày 01/08/2019 của Hội đồng thẩm định
đề án Thành ủy ng Bí thơng báo về việc Xây dựng Đề án chức danh Phó Hiệu
trưởng trường mầm non; chức danh Phó Hiệu trưởng trường tiểu học.
2.4. Các văn bản của Phịng GD&ĐT thành phố ng Bí,
- Cơng văn số 911/PGD&ĐT ngày 06/8/2018 của Phịng Giáo dục và Đào
tạo thành phố ng Bí về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch năm học 2018 - 2019;
- Văn bản số 935/PGDĐT-GDMN, ngày 12/9/2018 của Phòng Giáo dục và
Đào tạo thành phố ng Bí V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non
năm học 2018 - 2019; Văn bản số 942/PGDĐT V/v hướng dẫn thực hiện chuyên
môn cấp học mầm non năm học 2018 – 2019.
- Hướng dẫn số 1085/PGDĐT-GDMN ngày 11/10/2018 của Phòng
GD&ĐT thành phố ng Bí về việc Hướng dẫn báo cáo tình hình GDMN năm
học 2018 - 2019.
- Kế hoạch số 02/KH-TMNTV ngày 20/9/2018 của trường Mầm non
Trưng Vương về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 - 2019.
- Báo cáo số 09/BC-TMNTV ngày 16/5/2019 của trường Mầm non Trưng
Vương về Báo cáo tổng kết năm học 2018 - 2019

13


II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA TRƯỜNG MẦM NON

1. Mục tiêu của giáo dục mầm non:
1.1. Mục tiêu chung:
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị

cho trẻ em vào lớp một.
1.2. Mục tiêu cụ thể của Trường mầm non Trưng Vương
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơng tác quản lý cải cách hành chính trong
nhà trường.
- Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua.
- Tăng tỉ lệ trẻ đến trường: Huy động trẻ độ tuổi Nhà trẻ đạt 34% trở lên;
Mẫu giáo đạt 95% trở lên; Trẻ 5 tuổi huy động đạt 100%. Duy trì, giữ vững chất
lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
- Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ, hiệu quả, hiệu lực, duy trì và giữ
vững tiêu chí trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục, nhân rộng những điển hình thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường mầm
non lấy trẻ làm trung tâm” và chuyên đề “Nâng cao chất lượng phát triển vận
động cho trẻ trong trường mầm non”. Thực hiện nghiêm túc chương trình giáo
dục mầm non sau sửa đổi, bổ sung theo thông tư 28/2016/BGD&ĐT; đồng thời
đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non và cơng tác xã
hội hóa giáo dục nhằm huy động mọi nguồn lực hỗ trợ nhà trường góp phần
nâng cao chất lượng chăm sóc ni dưỡng và giáo dục trẻ.
2. Nhiệm vụ của trường mầm non
2.1. Nhiệm vụ chung:
Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ,
nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được quy định tại Điều 2 Điều lệ Trường mầm
non ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BGDĐT năm 2015 như
sau:
- Tổ chức thực hiện việc ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba
tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành.
14



- Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hịa
nhập cho trẻ em có hồn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Hằng năm, tự kiểm tra theo tiêu chuẩn
quy định về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, báo cáo cấp có
thẩm quyền bằng văn bản.
- Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ ni dưỡng,
chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa hoặc theo
yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn.
- Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động
nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các
hoạt động xã hội trong cộng đồng.
- Thực hiện kiểm định chất lượng ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
em theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2.2. Nhiệm vụ cụ thể của trường mầm non Trưng Vương
2.2.1. Phát triển mạng lưới trường, lớp; tăng tỷ lệ huy động trẻ
* Quy mô phát triển mạng lưới trường lớp
Tiếp tục rà sốt, bố trí, sắp xếp số nhóm lớp đảm bảo đúng quy định, phù
hợp với điều kiện thực tế của trường.
Tiếp tục tham mưu với UBND phường, Phịng Giáo dục và Đào tạo thực
hiện rà sốt, kiểm tra cấp giấy phép thành lập lớp, giấy phép hoạt động kịp thời cho
các nhóm, lớp mầm non tư thục độc lập trên địa bàn phường đủ điều kiện theo quy
định của Thơng tư 13/2015/TT-BGDĐT góp phần giảm tải số trẻ/nhóm lớp của
nhà trường; phát hiện và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, tuyệt đối không cấp
phép hoạt động đối với các nhóm, lớp khơng đủ điều kiện theo quy định làm ảnh
hưởng đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và phổ cập giáo dục mầm non cho

trẻ 5 tuổi.
Tiếp tục làm tốt công tác dự báo quy mơ phát triển giáo dục mầm non.
Chủ động, tích cực tham mưu với chính quyền địa phương các chính sách nhằm
khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có đủ các điều kiện đầu tư xây
dựng, mở rộng quy mơ trường, lớp mầm non, nhóm trẻ tư thục phù hợp với điều
kiện của địa phương.
15


* Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp và tổ chức nhóm lớp mầm non
Tăng cương các giải pháp để tăng tỷ lệ huy động trẻ em dưới 5 tuổi ra lớp,
đặc biệt trẻ em độ tuổi nhà trẻ; phấn đấu duy trì vững chắc tỷ lệ trẻ mẫu giáo 5
tuổi ra lớp, đảm bảo đạt và vượt yêu cầu tiêu chuẩn phổ cập GDMNTENT so
với năm học trước.
Phấn đấu tỷ lệ huy động trẻ ra lớp: trẻ nhà trẻ đạt 34%; trẻ Mẫu giáo đạt
95%; trẻ 5 tuổi đạt 100%.
2.2.2. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non
Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 15/5/2018 của
Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà
giáo. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 14/02/2015,
Công điện số 06/CĐ-UBND ngày 13/3/2015 của UBND tỉnh về chấn chỉnh kỷ
luật, kỷ cương đạo đức công vụ; tăng cường chấn chỉnh kỷ luật công vụ, tác
phong làm việc chuyên nghiệp của cán bộ công chức, viên chức.
Tham mưu với các cấp quản lý trong việc tuyển dụng, hợp đồng, sắp xếp,
bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm đối với nhà
giáo, cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo đúng quy định, đúng vị trí việc làm và
yêu cầu về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Thực hiện nghiêm túc việc học tập bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
theo Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non ban hành kèm
theo Thông tư số 36/2011/TT-BGDĐT ngày 17/8/2011 của Bộ trưởng Bộ

GD&ĐT và Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và
giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT
ngày 10/7/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng tại chỗ cho CB,GV,NV nâng cao nhận
thức, quan điểm, nhiệm vụ đổi mới công tác quản lý giáo dục mầm non; nâng
cao hiệu quả cơng tác quản lý tài chính, quản lý chun mơn, các kỹ năng thực
hành tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục theo quan điểm “lấy trẻ làm
trung tâm”.
Tiếp tục rà sốt, đánh giá hệ thống chính sách, chế độ làm việc của giáo
viên mầm non, tham mưu cho cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung những điểm
chưa hợp lý, đồng thời đề xuất chính sách đặc thù phù hợp nhằm phát triển đội
ngũ.
Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường đảm bảo đúng hướng dẫn và
quy định hiện hành.

16


Thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng, Phó
Hiệu trưởng và giáo viên mầm non theo các văn bản quy định hiện hành.
Thực hiện cập nhật thường xuyên, kịp thời, chính xác số lượng cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên trên phần mềm cơ sở dữ liệu về đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý trong toàn ngành.
2.2.3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơng tác quản lý và cải cách hành
chính trong giáo dục mầm non
Tiếp tục triển khai, thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng, Nhà nước,
văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý đối với GDMN. Triển khai thực hiện hiệu
quả nghị quyết 19-NQ/TU ngày 03/3/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh
(khóa XIII) “Về đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế”.

Triển khai, thực hiện kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật mới ban
hành trong toàn thể CBGV, nhân viên và phụ hynh học sinh.
Tích cực thực hiện đổi mới cơng tác quản lý giáo dục mầm non trên cơ sở
thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý tài chính, quy chế dân chủ trong
nhà trường; thực hiện đúng quy định về công khai theo Thông tư số
36/2017/TT-BGDĐT. Tiếp tục thực hiện đổi mới công tác quản lý, lưu trữ và sử
dụng hồ sơ, sổ sách chuyên môn trong nhà trường đảm bảo đúng quy định, tinh
gọn, hiệu quả.
Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên
học tập, bồi dưỡng về tin học; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý và chăm sóc, giáo dục trẻ. Thực hiện nghiêm túc phần mềm Báo cáo
giáo dục mầm non theo đúng sự chỉ đạo, hướng dẫn của Phịng GD&ĐT thành
phố.
Đẩy mạnh cơng tác kiểm tra, giám sát, tăng cường kiểm tra đột xuất trong
nhà trường. Tham mưu với chính quyền địa phương tăng cường cơng tác kiểm
tra đột xuất, kiên quyết đình chỉ các trường, nhóm, lớp mầm non độc lập tư thục
khơng đảm bảo các điều kiện quy định; xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức vi
phạm.
Tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng cơng tác cải cách hành chính trong
nhà trường; trong thực thi công vụ và giải quyết công việc đem đến sự hài lịng
cho người dân; khơng gây phiền hà, xách nhiễu, tiêu cực. Kịp thời báo cáo lên
cấp trên những nội dung vượt thẩm quyền giải quyết của đơn vị.
2.2.4. Nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và phổ cập
Giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi
17


* Đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, nâng cao chất lượng thực
hiện chương trình giáo dục mầm non
Tích cực tham gia các buổi tập huấn bồi dưỡng chun mơn; phát triển

chương trình GDMN phù hợp với văn hóa, điều kiện địa phương, nhà trường,
khả năng và nhu cầu của trẻ. Hướng dẫn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên mầm non thực
hiện chương trình giáo dục mầm non, trong đó, đặc biệt quan tâm hỗ trợ, nâng
cao chất lượng các nhóm, lớp độc lập tư thục. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất
lượng công tác sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường; tiếp tục thực hiện trao
đổi hai chiều trong việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non với trường
mầm non Nam Khê và Điền Công.
Xây dựng kế hoạch giáo dục năm học các độ tuổi đảm bảo đúng, phù hợp
với điều kiện của địa phương, của trường và từng nhóm lớp; chuẩn bị các điều
kiện nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục mầm non. Tham mưu với
các cấp lãnh đạo tiếp tục trang cấp trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu đảm
bảo an toàn, thẩm mĩ, phù hợp với nội dung giáo dục và độ tuổi của trẻ…Quan
tâm xây dựng môi trường giáo dục tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải
nghiệm và sáng tạo theo phương châm “học bằng chơi, chơi mà học” phù hợp
với lứa tuổi. Triển khai thực hiện hoạt động “khám phá khoa học kỳ diệu” phù
hợp với điều kiện của trường.
Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, trong đó coi
trọng việc đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ
theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”.
Xây dựng thư viện thân thiện trong nhà trường; thực hiện hướng dẫn các
bậc cha mẹ trẻ lựa chọn sách truyện và dành thời gian đọc sách cho con tại gia
đình.
Tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi
trong thực hiện Chương trình GDMN. Đối với các hoạt động giáo dục kỹ năng
sống, hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa cho trẻ Tích hợp hiệu quả các nội
dung giáo dục kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi trong thực hiện Chương trình
GDMN. Đối với các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngồi
giờ chính khóa cho trẻ
Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục đảm bảo thời
gian quy định. Duy trì bền vững 100% nhóm lớp, CSGDMN tổ chức học 2 buổi/

ngày.
Tăng cương công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch giáo dục
trẻ của giáo viên nhằm ngăn chặn việc dạy trước chương trình. Quản lý chặt chẽ
chuyên cần của trẻ để đảm bảo thực hiện hiệu quả chương trình GDMN. Khơng
tổ chức khảo sát trẻ trước khi chuyển lên cấp Tiểu học.
18


Đẩy mạnh thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm
trung tâm” theo đúng sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố. Chủ
động xây dựng bộ tiêu chí, thực hiện đánh giá chuyên đề theo đúng bộ tiêu chí,
báo cáo về Phịng GDĐT đúng quy định.
Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia
đình, cộng đồng trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em
có hồn cảnh khó khăn, giúp trẻ có cơ hội thực hiện các quyền của trẻ em và hòa
nhập cộng đồng.
Thực hiện đánh giá sự phát triển của trẻ đúng quy định làm cơ sở cho việc
xây dựng và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp. Tiếp tục sử dụng
Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi theo quy định tại Thông tư số 23/2010/TTBGDĐT ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tiếp tục tuyên truyền, cung cấp kiến thức, kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ
cho cha mẹ trẻ và cộng đồng; phối hợp gia đình - nhà trường - cộng đồng trong
chăm sóc, giáo dục trẻ.
* Đảm bảo an tồn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ
Quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kĩ năng của
CBQL, GV, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong cơng tác đảm bảo an tồn cho trẻ.
Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định số
80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ Quy định về mơi trường giáo
dục an tồn, lành mạnh, thân thiện, phịng, chống bạo lực học đường và các văn
bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp về tăng cường các giải pháp phịng, chống
bạo lực học đường và đảm bảo an tồn trong các cơ sở giáo dục; Thực hiện

nghiêm túc Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành Quy định về xây dựng trường học an tồn, phịng, chống tai
nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục mầm non. Tập trung xây dựng môi
trường giáo dục thân thiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần
cho trẻ trong nhà trường.
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định về mơi
trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường
trong nhà trường theo Nghị định số 80/2017/NĐ-CP; xây dựng trường học an
tồn, phịng, chống tai nạn, thương tích trong CSGDMN.
* Nâng cao chất lượng cơng tác ni dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ
Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các văn bản quy định của các cấp quản lý
có thẩm quyền về cơng tác đảm bảo an tồn Vệ sinh thực phẩm, không để xảy ra
ngộ độc thực phẩm trong nhà trường. Thực hiện đầy đủ và kịp thời chính sách hỗ
trợ ăn trưa cho trẻ mẫu giáo theo quy định. Kiên quyết xử lý nghiêm những tổ
19


chức, cá nhân trong nhà trường vi phạm về VSATTP và các chính sách hỗ trợ ăn
trưa đối với trẻ em theo quy định.
Có biện pháp tuyên truyền đến các bậc cha mẹ trẻ về chế độ dinh dưỡng
cân đối hợp lý, vận động phụ huynh cùng nhà trường thực hiện nâng cao chất
lượng bữa ăn cho trẻ. Quản lý tốt chất lượng bữa ăn bán trú và thực hiện nghiêm
túc việc xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn cân đối, đa dạng, hợp lý, đáp ứng nhu
cầu dinh dưỡng theo quy định tại Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày
30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

Tổ chức giờ ăn cho trẻ
Phối hợp với trạm Y tế phường thực hiện tốt các biện pháp theo dõi, chăm
sóc sức khỏe, phịng chống dịch bệnh, phịng chống suy dinh dưỡng, thừa cân,
béo phì cho trẻ em trong nhà trường. Thực hiện nghiêm túc công tác y tế trường

học quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT. Thực hiện
hiệu quả việc phòng chống suy dinh dưỡng, phịng chống béo phì cho trẻ.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo đủ các điều kiện
và thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhóm lớp để
nâng cao sức khỏe cho trẻ. Thực hiện có hiệu quả mơ hình “giáo dục trẻ rửa tay
bằng xà phịng”, vệ sinh răng miệng, chú trọng hình thành nền nếp thói quen tốt,
hành vi văn minh có lợi cho sức khỏe và sự phát triển lâu dài của trẻ.
Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, kịp thời chấn chỉnh tình trạng thực
hiện chưa đúng các quy định về chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng trẻ.
20



×