Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Giải quyết vấn đề dân sự trong tố tụng hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.78 MB, 69 trang )

BQ GIAO DUC VA DAO TAO.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHĨ HỊ CHÍ MINH

545

:

mia’
2004

ne

10

PHAN THANH BUT

.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐÈ

DÂN SỰ TRONG TĨ TỤNG HÌNH SỰ

Chun ngành: LUẬT HÌNH SỰ

Mã số: 60-38-40

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

imiona|
TRUONG DAIHOG LUAT TPHCU



TTTT-Thư viên BHU
01088

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS NGUYEN DUY HƯNG

THÀNH PHĨ HỊ CHÍ MINH
NĂM 2009


Tơi cam đoan đây là cơng trình

nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa được ai công bố trong bắt
kỳ cơng trình khoa học nào khác.


MUC LUC
Trang phy bia
Lời cam đoan
Danh mục các từ viết tắt
Mục lục
Phần mở đầu

1

Chương 1: NHỮNG VAN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA VIỆC
GIẢI QUYẾT VẤN ĐÈ DÂN SỰ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

1.1. GIẢI QUYẾT VẤN ĐẺ DÂN SỰ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

4

MOT NGUYEN TAC CO BAN CUA LUAT TO TUNG HINH SU’
VIET NAM

4

1.1.1 Khái niệm nguyên tắc luật tố tụng hình sự

4

1.1.2 Mới quan hệ của nguyên tắc "Giải quyết vấn đề dân sự
trong vụ án hình sự` với các nguyên tắc khác của luật tổ tụng hình sự

5

1.1.2.1 Với nguyên tắc “Đảm bảo pháp chế Xã hội chủ nghĩa”

6

công dân”

1.1.2.2 Với nguyên tắc “Tôn trọng và bảo vệ quyền lợi cơ bản của



iy


1.1.2.3 Với nguyên tắc “Bảo đảm bình đẳng của mọi cơng dân
trước pháp luật”

9

1.1.2.4 Với nguyên tắc “bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự,

nhân phẩm, tài sản của công dân”

1.2 KHÁI LƯỢC VỀ GIẢI QUYÉT VẤN ĐỀ DÂN SỰ TRONG

VỤ ÁN HÌNH SỰ
1.2.1 Bản chất pháp lý của việc giải quyết dân sự trong vụ
án hình sự

10

11
11

1.2.2 Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự theo luật nội
dung va luật hình thức
13

1.2.2.1 Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự theo luật


noi dung

13


1.2.2.2 Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự theo luật

hình thức

21

1.2.3 Ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình
sự

2

1.3 CHU THE DUOC BOI THUONG, BOI HOAN VA PHAI BOI

THUONG, BOI HOAN KHI GIAI QUYET VAN DE DAN SU'TRONG

VỤ ÁN HÌNH SỰ

24

1.3.1Người bị hại

25

1.3.2 Nguyên đơn dân sự

nụ

1.3.3 Bị đơn dân sự


1.3.4 Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án



29

at

Chuong 2: THUC TIEN GIAI QUYET VAN DE DAN SU TRONG VU
ÁN HÌNH SỰ VÀ NHỮNG KIEN NGHI HOAN THIEN PHAP LUAT 35

2.1 THUC TIEN GIAI QUYET VAN DE DAN SU TRONG VU AN
HÌNH SỰ
35
2.1.1 Thực tiễn giải quyết vấn đè dân sự trong vụ án hình sự khi có

hành vi phạm tội gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe

35

2.1.2 Thực tiễn giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự khi
có hành vi phạm tội gây ra thiệt hại tài sản
47

2.2 THỤC TIỀN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VẺ THỦ TỤC GIẢI
QUYÉT VẤN ĐỀ DÂN SỰ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
40
3.2.1 Thực tiễn xác định chủ thể tham gia vào việc giải quyết vấn

đề dân sự trong vụ án hình sự


2.2.2 Thực tiên thực hiện trách nhiệm chứng mình khi giải quyết

vấn đè dân sự trong vụ án hình sự

2.2.3 Thực tiễn áp dụng các quy định về thủ tục tố tụng hình sự
đối với việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự
2.2.4 Thực tiên thi hành quyết định dân sự trong vụ án hình sự

2.3 MỘT SĨ KIỀN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI
PHAP NANG CAO HIEU QUA THI HANH AN

40

44

46
49

53


2.3.1 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật 16 tụng hình sự

53

2.3.2 Một só giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành bản án,
quyết định của việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự

55


PHAN KET LUAN

59


PHAN MO DAU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi giải quyết vụ án hình sự cùng với việc quyết định hình phạt thì việc

giải quyết các vấn đề dân sự ln được cơ quan và những người có thẩm
quyền THTT quan tâm đến. Đây là phần giải quyết khá quan trọng mà nếu
không được quan tâm giải quyết thỏa đáng thì các bên tham gia tố tụng có thẻ
khơng chấp nhận, khiếu kiện hay kháng cáo, kháng nghị làm cho việc giải
quyết vụ án bị kéo dài. Cho nên, giải quyết tốt phần dân Sự trong vụ án hình
sự sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo lịng tìn nơi người dân đối với cơ
quan
cầm cân nảy mực mà trước hết là tin vào chính sách pháp luật của nhà
nước
ta.

Mặc dù việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự có một tầm

quan trọng như vậy nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ
quan nên trong thực tién co quan THTT còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại khi
giải quyết vấn đề này, dẫn đến có nhiều bản án hoặc quyết định của
Tồ án bị
huỷ về phần dân sự do vi phạm pháp luật TTHS. Hơn nữa trong pháp luật
tố

tụng hình sự vấn đề này chưa được quy định cụ thể và chặt chẽ
nên đã cản trở

Co quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong q trình tố tụng. Ngồi
ra có
một thực trạng nghiên cứu pháp luật hiện nay là rất ít bài viết
về giải quyết
dân sự trong vụ án hình sự mà nếu có thì các nghiên cứu khoa học
đó thường
đi sâu vào phần nội dung của việc giải quyết nghĩa là khai thác
ở khía cạnh
theo quy định pháp luật dân sự; cịn việc nghiên cứu ở gốc
độ pháp luật
TTHS thì ít được khai thác. Khi BLTTHS được sửa đổi bổ
sung và ban hành
năm 2003 vấn đè giải quyết dân sự trong vụ án hình
sự đã trở thành một
trong những nguyên tắc cla BLTTHS,

tầm quan trọng của vấn đề giải

Với sự ghi nhận đó của nhà làm luật

quyết dân sự trong vụ án hình sự càng được

nâng cao nên sự nghiên cứu về nó càng đáng được quan tâm.
Xuất phát từ nhu cầu trên, việc nghiên cứu về giải
quyết vấn đề dân sự
trong vụ án hình sự là hết sức cần thiết và khơng
chỉ có ý nghĩa về mặt lý

luận mà cịn có ý nghĩa cả về mặt thực tiễn. Do Vậy,
tác giả chọn đề tài “Giải


quyết vấn đề dân sự trong tố tụng hình sự” làm đề tài luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ.
2. Phạm vì nghiên cứu
Giải quyết dân sự trong vụ án hình sự là một vấn đề rộng lớn và phức

tạp. Phần dân sự được giải quyết trong vụ án hình sự liên quan đến nhiều vấn

đẻ như giải quyết bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, trả lại tài sản. Với

cấp độ của một luận văn cao học, tác giả xác định phạm vi nghiên cứu đề tài
dưới góc độ là một nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự trong đó bao

gồm cả phan nghiên cứu về luật nội dung (Luật dân sự) và luật hình thức
(Luật tố tụng hình sự).

3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua giải quyết vấn đề dân sự trong tố tụng hình sự đã
được sự quan tâm nghiên cứu của một số nhà nghiên cứu cũng như những
người làm công tác thực tiễn. Các tác giả nghiên cứu về đề tài phần lớn dưới
góc độ là bài báo khoa học hoặc cao hơn cũng chỉ ở mức độ chuyên đề. Cũng
có tác giả nghiên cứu về đề tài ở cấp độ luận văn cử nhân luật (Nguyễn Trần
Hồng Loan — nam 2005). Cịn ởcap độ luận văn thạc sĩ thì cho đến thời điểm

hiện tại chưa có ai nghiên cứu. Có thẻ nói đây là đề tài cịn mới và chưa được
nghiên cứu nhiều nên trong quá trình nghiên cứu tác giả có gặp những thuận


lợi cũng như những khó khăn nhất định. Thuận lợi vì đây là đề tài mới nên

tác giả sẽ không bị sự chỉ phối bởi quan điểm trước đó, sẽ có điều kiện tốt

hơn trong việc phát huy khả năng. sáng tạo. Khó khăn nhất định khi nghiên

cứu đề tài là vì kinh nghiệm, khả năng còn hạn chế cũng như các tài liệu

nghiên cứu khơng nhiều.

4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của việc nghiên cứu là thơng qua việc phân tích khái niệm, chủ
thể liên quan đến việc giải quyết dân sự trong vụ án hình sự cũng như vị trí,

tầm quan trọng, ảnh hưởng của nguyên tắc này đến thực tiễn giải
quyết vụ án

hình sự. từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện quy
định
của pháp luật tố tụng hình sự nói riêng và các quy định của pháp luật
có liên

quan nói chung. Để đạt được mục đích đã nêu, nhiệm vụ đặt
ra cho tác giả là


phải nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật có liên

quan đến việc giải quyết dân sự trong vụ án hình sự và thực tiễn giải quyết


các van dé dân sự trong vụ án hình sự trong thời gian qua. Trên cơ sở khảo
sát luật thực định và thực tiễn áp dụng chúng, tác giả đánh giá được những

thành công cũng như những hạn chế của vấn đề giải quyết dân sự trong vụ án
hình sự.

Š. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu về đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp luận
nghĩa duy vật biện chứng Mác Lênin. Bên cạnh đó trong q trình
cứu tác giả đã vận dụng nhiều phương pháp khác như tổng hợp, phân
sánh; khảo sát thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các phần
quan đến việc giải quyết dân sự trong vụ án hình sự.

của chủ
nghiên
tích, so
có liên

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Vì “giải quyết dân sự trong vụ án hình sự” là nguyên tắc mới được quy

định trong BLTTHS 2003, nên việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa hết sức

quan trọng. tạo điều kiện cho chúng ta cách nhìn có hệ thống và tổng qt

hơn vẻ các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vấn đề

này mà từ trước đến nay chưa có điều kiện nghiên cứu. Điều này cho thấy ý


nghĩa lý luận cũng như thực tiễn của vấn đề được nghiên cứu là bổ sung
những lỗ hông trong lý luận cũng như của các quy định của luật về việc giải
quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự. Nghĩa là kết quả nghiên cứu về đề

tài sẽ góp phần vào thực tiễn giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự

cũng như việc hồn thiện BLTTHS

quan.

và các văn bản pháp luật khác có liên

1. Kết cầu của luận văn
Ngoài phan

bao gồm 2 chương:

mo dau, két luận, danh

mục

tài liệu tham

khảo,

luận văn

Chương 1: NHỮNG VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA VIỆC GIẢI

QUYET DAN SỰ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ.


Chương2: THỰC TIỀN GIẢI QUYẾT VẤN ĐÈ DÂN SỰ TRON
G VỤ ÁN
HÌNH SỰ VÀ KIỀN NGHỊ HỒN THIỆN PHÁP LUẬT


CHUONG

1

NHỮNG VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA VIỆC GIẢI
QUYẾT VẤN ĐÈ DÂN SỰ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

1.1. GIẢI QUYÉT VẬN ĐÈ DÂN SỰ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰMỘT NGUN TÁC CƠ BẢN CỦA LUẬT TƠ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT

NAM

1.1.1 Khái niêm nguyên tắc luật tỐ tụng hình sự
Khái niệm nguyên tắc là một khái niệm chúng ta thường gặp trong khoa
học cũng như trong đời sóng. Chúng ta đễ dàng bắt gặp khái niệm nguyên tắc
trong đời sống hàng ngày như: Về nguyên tắc thì chúng ta có thể..., hay anh
ấy làm việc rất có nguyên tắc...Và trong khoa học pháp lý chúng ta vẫn

thường nghe nhắc đến “nguyên tắc tổ chức”, “nguyên tắc cơ bản” của ngành
luật này, ngành luật khác...

Vẻ ngơn ngữ, theo giải thích của Từ điển, “nguyên” là sự bắt đầu, sự
khởi dau; con “tic” 1a khuôn mẫu, khuôn phép!. Với nghĩa ngữ như vậy

chúng ta có thể hiểu nguyên tắc là những điều cơ bản được định ra, nhất thiết

phải được tuân theo trong một loạt việc làm. Trong luật Hình sự nguyên tắc
được hiểu là những tư tưởng chỉ đạo toàn bộ quá trình xây dựng và áp dụng
các quy dịnh của luật hình sự trong đấu tranh phịng chống tội phạn”. Trong

luật Tố tụng hình sự, nguyên tắc là những phương châm, những định hướng

chỉ phối tất cả hoặc một số hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật TTHS,

được văn bản pháp luật ghi nhan’, Trong luật dân sự, nguyên tắc của một

ngành luật là những khung pháp lý chung, những quy tắc chung được pháp

' Từ điển Hán Việt từ nguyên - Bửu Kế - NXB Thuận hóa- (năm 1999), tr
1271.
“Giao trình luật hình sự Việt nam của Trường Đại học luật Hà nội, xuất bản
(năm 2001), tr 12.

- Giáo trình luật tủ tụng hình sự Việt nam cua Trường Đại học luật Hà nội,
xuất bản( năm 2001), 23.


luật ghi nhận có tác dụng định hướng và chỉ đạo toàn bộ các quy phạm pháp

luật của ngành luật đó '.
Mặc dù khái niệm của nguyên tắc được hiểu ở nhiều góc độ khác nhau,
nhưng nhìn chung chúng ta vẫn thấy rằng nguyên tắc là tư tưởng và phương
châm mang tính chỉ đạo và định hướng cho những hoạt động nhất định.
Theo Giáo trình Luật dân sự, thuật ngữ dân sự được hiểu là các quan hệ
xã hội mang tính chất hàng hố, tiền tệ và


các quan hệ nhân thân trên cơ sở

bình đẳng, độc lập của các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó Ế. Theo giáo
trình Luật Hình sự, thuật ngữ hình sự được hiểu là dùng đẻ chỉ tội phạm, hình
phạt cũng như chế định khác liên quan đến việc xác định tội phạm và hình
phạt. Vậy. nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự cần được
hiểu như thế nào?

Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự là nguyên tắc
mới được nhà làm luật ghi nhận trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Với

sự giải thích về thuật ngữ như đã được nêu ở trên chúng ta có thẻ hiểu:

Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự là tư tưởng chỉ đạo,
phương châm mang tính định hướng nhằm tạo điều kiện cho việc giải quyết

vụ án hình sự và giải quyết việc bồi thường thiệt hại khi hành vi phạm tội
xâm phạm tới tính mạng. sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công
dân. Khi giải quyết vụ án, một mặt những người áp dụng pháp luật TTHS

buộc người phạm tội phải chịu hình phạt trước nhà nước, mặt khác họ còn
đòi hỏi người phạm tội phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị

thiệt hại do chính hành vi phạm tội của mình gây ra.

1.1.2 Mối quan hệ của nguyên tắc “Giải quyết vẫn dé dân su trong vu
án hình sụt” với các ngun tắc khác của luật tơ tụng hình sự
Trong hệ thông các nguyên tắc của luật TTHS mỗi nguyên tắc có vai trị
và tầm quan trọng nhất định. Các ngun tắc của luật TTHS tạo thành một hệ


thống tư tưởng xuyên suốt và nhất quán trong quá trình xây dựng và áp dụng

pháp luật tó tụng hình sự, cho nên, dé dam bao cho việc thực hiện mục tiêu
È Giao trình luật dân sự Việt nam của Trường Đại học luật Hà nội, xuất bản (năm 2002),tr 42.
*Gido trinh luật dân sự Việt nam của Trường Đại học luật Hà nội, xuất bản (năm 2002),tr 13


của pháp luật TTHS thì các nguyên tắc, với tư cách là tư tưởng chỉ đạo đối

với toàn bộ hoạt. động xây dựng và áp dụng pháp luật TTHS, các ngun tắc
ln có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Để nguyên tắc này được áp

dụng trên thực tế một cách khách quan thì các nguyên tắc khác phải được quy
định một cách phù hợp và phải được tôn trọng và ngược lại. Khi bàn về
nguyên tắc giải quyết dân sự trong vụ án hình sự chúng ta cũng khơng thẻ

khơng nằm ngồi quy luật đó. Việc giải quyết dân sự trong vụ án hình sự

được thể hiện xuyên suốt trong quá trình giải quyết vụ án, liên quan đến
quyên lợi thiết thực của người bị thiệt hại và cả người phạm tội. Đây là vấn
đề nhạy cảm địi hỏi cơ quan có thâm quyền THTT,

người có thẩm quyền

THTT. người tham gia tố tụng phải triệt để tuân thủ các quy định pháp luật
nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nguyên tắc có ý nghĩa hơn. Nguyên tắc giải

quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự có mối liên hệ qua lại với nhiều

nguyên tắc khác của luật tố tụng hình sự như với các nguyên tắc: Đảm bảo

pháp chế XHCN, Tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản của cơng dân, Bảo vệ
tính mạng. sức khoẻ. danh dự, nhân phẩm, tài sản công dân, Đảm bảo quyền
bình đắng mọi cơng dân trước pháp luật...
1.1.2.1

Với ngun tắc “Đảm bảo. pháp chế Xã hội chủ nghĩa"

Điều 12 Hiến pháp năm 1992 ghi nhận “Nhà nước quản lý xã hội bằng
pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN". Nguyên tắc đảm bảo
pháp chế XHCN trong tố tụng hình sự được gọi là ngun tắc cơ bản, mang

tính Hiến định. Đảm bảo pháp chế là đảm bảo sự triệt để tuân theo pháp luật
từ phía các cơ quan nhà nước, các tô chức kinh tế - xã hội, các công dân.
Điều 3 BLTTHS

quy định “Mọi hoạt động TTHS

của cơ quan THTT,

người TH'I. người tham gia tô tụng phải được tiến hành theo quy định của
bộ luật này”. Như vậy nguyên tắc này đòi hỏi sự nghiêm chỉnh và triệt để
tuân thủ pháp luật, trước hết là đối với cơ quan THTT, người THTT tiếp theo

người tham gia tố tụng khi tham gia vào quá trình giải quyết các vụ án hình
su.

Trong hoạt động tố tụng hình sự việc nghiêm chỉnh tuân theo các quy
định của BLTTHS sẽ bảo đảm phát hiện chính xác, cơng minh, kịp thời mọi



hành vi phạm tội cũng như bảo đảm việc giải quyết bồi thường thiệt hại một
cách đúng đắn. Nếu nguyên tắc đảm bảo pháp chế XHCN bị vi phạm nghĩa là
những người tham gia vào quá trình giải quyết vụ án đã thực hiện không
đúng nhiệm vụ, quyền hạn, thủ tục do pháp luật quy định, dẫn đến gây thiệt
hại về quyền và lợi ích của cơng dân, xâm phạm trật tự xã hội, tổn hại uy tín,

giảm lịng tin nhân dân vào cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng và nhà nước
nói chung. Nói một cách khác nguyên tắc pháp chế XHCN được thực thi tốt
thì việc giải quyết dân sự trong vụ án hình sự cần được xử lý một cách chính
xác. kịp thời. Ngược lại khi nguyên tắc giải quyết dân sự trong vụ án hình sự
được thực hiện một cách khách quan đúng đắn thì cũng chính là đảm bảo

được ngun tắc pháp chế XHCN.
Tóm lại. nguyên tắc pháp chế XHCN

với tư cách là một nguyén tic cơ

bản của luật tố tụng hình sự nên các nguyên tắc khác của luật tố tụng hình sự

đều có mối liên quan đến nguyên tắc này trong đó có nguyên tắc giải quyết
vấn đề dân sự trong vụ án hình sự có thế mới thể hiện được chính sách pháp

luật Việt Nam nói chung và pháp luật TTHS nói riêng là “Xét xử đúng người,
đúng tội. đúng pháp luật".

1.1.2.2 Với nguyên tắc “Tôn trong và bảo vệ quyền lợi cơ bản của

công dân ”

Tôn trọng và bảo vệ quyền lợi cơ bản của công dân là một nhu cầu cần

thiết ln được được đặt ra trong q trình giải quyết vụ án hình sự. Điều 4
BLTTHS quy định * Khi tiến hành tố tụng, thi trưởng, phó thủ trưởng, cơ
quan điều tra, điều tra viên, viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát, kiểm
sát viên, chánh án, phó chánh án toà án, thẩm phán, hội thẩm trong phạm vi

trách nhiệm của mình phải tơn trọng và bảo vệ các qun và lợi ích hợp pháp
của cơng đân, thường xuyên kiêm tra tính hợp pháp và sự cân thiết của
những biện pháp đã áp dụng, kịp thời huỷ bỏ, hoặc thay đổi những biện pháp
đó, nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc khơng cịn cân thiết nữa ”.

Như vậy Pháp luật TTHS đòi hỏi các cơ quan và người có thẩm quyền

tiễn hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự phải triệt để tôn

trọng và bảo vệ quyền cơ bản của công dân như đã được Hiến pháp ghi nhận.


Đó là quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền bất khả xâm phạm về thân thẻ

quyền được bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền
bất khả xâm phạm về chỗ ở và bí mật thư điện tín, điện thoại, điện tín.

Các cơ quan và người có thấm quyền tiến hành tố tụng phải thường
xuyên kiểm tra tính hợp lý và tính hợp pháp của các biện pháp mà họ áp
dung dé dam bảo sự tôn trọng các quyền cơ bản của công dân. Nếu phát hiện
sự không phù hợp hay sự vi phạm pháp luật trong các biện pháp và các hoạt
động của mình thì các cơ quan và người có thâm quyền phải kịp thời khắc
phục, sửa chữa để bảo đảm các quyền cơ bản của cơng dân. Như vậy chúng
ta có thể thấy nguyên tắc giải quyết dân sự trong vụ án hình sự là một trong


những phương tiện đảm bảo nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản của
công dân được thực hiện. Bởi vì nếu phần dân sự trong vụ án hình sự được

giải quyết và bồi thường thiệt hại thoả đáng, bên cạnh việc bảo vệ quyền lợi

cho người được bồi thường thì đồng thời pháp luật TTHS địi hỏi người bồi
thường thực hiện trách nhiệm của mình theo đúng quy định, theo đúng quyền
và nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định. Cho nên, để đảm bảo nguyên tắc tôn

trọng và báo vệ quyền cơ bản của công dân trong việc thực hiện phần dân sự

trong vụ án hình sự thì cơ quan THTT cần thận trọng trong việc áp dụng các

nguyên tắc bảo đảm cho việc bồi thường, cần thường xuyên kiểm tra tính hợp
pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng. Bên cạnh đó cần tuân

thủ chặt chẽ các quy định về căn cứ, thẩm quyền, thời hạn áp dựng các biện
pháp trên. bởi vì đó là tài sản gắn liền với quyền lợi vật chất của một cá nhân,

mặc dù khi họ thực hiện hành vi phạm tội thì phải chịu áp dụng biện pháp

chế tài của nhà nước đặt ra đối với họ nhưng khơng vì thế mà áp dụng biện
pháp đối với tài sản đó một cách trái pháp luật, thiếu căn cứ.

Qua sự phân tích trên chúng ta có thẻ thấy giữa nguyên tắc giải quyết

vấn đề dân sự trong vụ án hình sự với nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các

quyền cơ bản của công dân có mối quan hệ khắng khít với nhau. Khi nguyên


tắc tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản của cơng dân được tn thủ thì đồng

thời với việc giải quyết dân sự trong vụ án hình sự sẽ được đảm bảo tốt hơn.

Nguyên tắc giải quyết dân sự trong vụ án hình sự được giải quyết một cách


có hiệu quả tạo điều kiện cho ngun tắc tơn trọng và bảo vệ quyền cơ bản
của công dân được hồn thiện hơn.

1.1.2.3 Với ngun tắc “Bảo đảm bình đẳng của mọi công dân trước

pháp luật”
Điều 52 Hiến pháp năm 1992 quy định: “T7HS tiến hành theo nguyên

tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, khơng phân biệt dân tộc,
nam nữ, tín ngưỡng, tơn giáo, thành phân xã hội. Bất cứ người nào phạm
tội đều bị xử lý theo pháp luật". Nguyên tắc này là nguyên tắc quan trọng

nhằm đảm bảo cho việc xử lý nghiêm minh và cơng bằng vụ án hình sự.
Cơng dân Việt nam khi vi phạm pháp luật hình sự sẽ khơng bị phân biệt về
giới tính. dân tộc. tín ngưỡng và địa vị xã hội trong việc xử lý trách nhiệm

hình sự. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam khơng dành đặc quyền cho bắt
kỳ ai trước Tịa án. Do đó, khi giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự,

cơ quan và những người có thảm quyền THTT cần tuân thủ nguyên tắc này
một cách triệt để nhằm để tạo ra sự bình đẳng giữa các bên khi tham gia vào
quá trình tố tụng. Sự bình đẳng trước pháp luật của công dân thẻ hiện rõ nét


nhất khi quyền lợi của họ lại đối với đối lập nhau, tức là bên bị thiệt hại và
bên gây thiệt hại. Cơ quan và người có thâm quyền THTT trong qúa trình
giải quyết vụ án phải tạo điều kiện bình đẳng giữa những người tham gia tố
tụng trong mọi trường hợp đẻ đảm bảo việc giải quyết vấn đề dân sự được
khách quan. Khơng nên vì người phạm tội là người gây ra thiệt hại mà bắt
họ phải gánh vác nghĩa vụ, buộc họ phải chịu những hậu quả quá mức độ
thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho xã hội, cho người khác và khơng vì
thế mà hạn chế hay khơng cho họ có quyền gì khi tham gia tố tụng. Vì vậy,

để cho nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi cơng dân trước pháp
luật được tơn trọng địi hỏi cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng cần tạo điều kiện cho các bên tham gia tố tụng được thực hiện quyền

và nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ khơng phân biệt tư cách tham gia tố
tụng là người thiệt hại hay người gây ra thiệt hại.

Việc giải quyết dân sự trong vụ án hình sự có hiệu quả hay khơng, xác

định mức bơi thường có thỏa đáng hay khơng đều chịu sự chỉ phối từ sự

đảm bảo quyền bình đăng của cơng dân trước pháp luật. Và ngược lại, khi


giải quyết bồi thường thiệt hại được thực hiện một cách khách quan, hợp lý
sẽ tạo sự tin cậy cho công dân đối với pháp luật, đối với cơ quan cơng quyền
cũng có nghĩa là đang thực hiện ngun tắc mọi cơng dân đều bình đẳng

trước pháp luật. Qua sự phân tích này chúng ta thấy giữa hai nguyên tắc tồn
tại sự tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau trong quá trình tố tụng hình sự.


1.1.2.4 Với nguyên tắc “bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhận

phẩm, tài sản của cơng dân ”

Bảo hộ tính mạng, sức khỏe, dạnh dự, nhân phẩm và tài sản là nguyên

tắc quan trọng gắn liền với những quyền thiêng liêng và cao quý nhất của
con người và luôn được nhà nước Việt Nam đề cao và chú trọng. Hiến pháp

nước ta quy định: Cơng dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng,
sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tải sản. Để những quyền này được thực hiện
trên thực tế, trong chính sách pháp luật của nhà nước ta đã cụ thể hố các
quyển cơ bản đó thành ngun tắc trong tất cả các ngành luật. Điều 7
BLTTHS quy định "cơng dân có quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng,
sức khoẻ. danh dụự, nhân phẩm.

tài sản. Mọi hành vi xâm phạm đến tính

mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm,

tài sản đều bị xử lý theo pháp luật.

Người bị hại, người làm chứng và người tham gia tô tụng khác cũng như
người

thân thích của họ mà bi de doa đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự,

nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm qun thi hành tơ tụng phải áp dụng
những biện pháp cân thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật”. Nguyên


tắc này ghi nhận được đầy đủ về mặt nội dung các quyền thiết thực và cao
q của cơng dân trong q trình tố tụng hình sự. Điều đó cho phép chúng
ta khẳng định chính sách tiến bộ của nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền

con người trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Song song với việc bảo

hộ tính mạng. sức khỏe. danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân, pháp
luật
TTHS đã đặt ra những hậu qủa bắt lợi đối với bắt kỳ ai thực hiện hành
vi xâm phạm đến những quyền nêu trên. Để nhằm răn đe, giáo dục cũng như
bắt buộc phải chịu trách nhiệm trước nhà nước và người bị thiệt hại do hành

vi phạm tội gây ra pháp luật TTHS đặt ra trách nhiệm đối với cơ quan và
người có thâm quyền THTT trong việc bảo vệ những quyền lợi thiết thực
của công dân khi những quyền lợi đó bị đe doạ xâm phạm.


II

Xuất phát từ tư tưởng chủ đạo của nguyên tắc trên, việc giải quyết vấn đề
đân sự trong vụ án hình sự có thể được coi là một trong những nguyên tắc thể
hiện rõ nét nhất trong việc thực hiện chính sách bảo vệ quyền con người của

nhà nước ta. Với mục đích khơi phục và bù dap lại những mắt mát, tổn thất

về tỉnh thần và vật chất cho người bị thiệt hại, pháp luật TTHS quy định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người thực hiện hành vi phạm tội hoặc

hành vi gây ra sự thiệt hại vật chất cho người khác. Sự bù đắp đó có thể
khơng khơi phục được tình trạng ban đầu và cũng chẳng ai muốn thiệt hại

xảy ra để được bồi thường cả, hơn nữa tính mạng và sức khoẻ là vốn q của

con người khơng thể quy ra được gía trị vật chất đẻ được bồi thường. Dù vậy
pháp luật TTHS vẫn đặt ra trách nhiệm bồi thường nhằm mong muốn bù dap
lại một phần những mắt mát, đau thương mà nạn nhân phải gánh chịu; nhưng
mục đích sâu xa mà chính sách pháp luật TTHS muốn đạt được là giáo dục,

nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật cho mọi cơng dân trong việc “bắt khả xâm
phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản” của chủ thể
khác trong xã hội.

Qua nghiên cứu những van đề trên chúng ta có thể thấy hai ngun tắc
này ln có mối quan hệ biện chứng với nhau: Việc giải quyết vấn đề dân sự
trong vụ án hình sự được thực hiện một cách thỏa đáng sẽ tạo cơ sở cho
nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của
công dân được đảm bảo thực thi. Ngược lại, việc bảo vệ các quyền cơ bản

của công dân nếu được thực hiện triệt để trong các quá trình giải quyết vụ án
hình sự thì việc bồi thường thiệt hại cho người bị xâm phạm sẽ có hiệu quả

hơn. C6 thé nói là ngun tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân

phẩm tài sản của công dân là tiền đề cho việc áp dụng nguyên tắc giải quyết
dân sự trong vụ án hình sự.

1.2 KHAI LUQC VE GIẢI QUYÉT VẤN ĐÈ DÂN SỰ TRONG VỤ
ÁN HÌNH SỰ
1.2.1 Bản chất pháp lý của việc giải quyết dân sự trong vụ án hình sự

Giải quyết dân sự trong vụ án hình sự là vấn đề vừa mang tính lý luận

vừa mang tính thực tiễn. Tuy vậy trong một khoảng thời gian khá dài chúng


*e

ta chưa nhận thức được tầm quan trong của vấn đề này. Để khắc phục thiếu
sót đó, ngày 26 tháng 11 năm 2003 Quốc Hội khố XI thơng qua Bộ luật Tố

tụng hình sự (sửa đổi, bổ sung) trong đó có ghi nhận nguyên tắc mới là “giải
quyết vấn đè dân sự trong vụ án hình sự". Có thể khẳng định rằng sự ra đời
của nguyên tắc này đã tạo ra sự đột phá của nhà làm luật trong việc nhận thức
về vai trò quan trọng của việc giải quyết dân sự trong vụ án hình sự.

Giải quyết dân sự ln là vấn đề được quan tâm trong q trình giải
quyết vụ án hình sự. Bỡi lẽ, hành vi phạm tội không chỉ làm phát sinh mối
quan hệ pháp luật giữa người phạm tội với nhà nước theo đó người phạm tội

phải chịu trách nhiệm hình sự mà cịn gây một số thiệt hại về thể chất, tỉnh
thần hoặc tài sản làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại giữa người
phạm

tội và người bị thiệt hại. Trong những trách nhiệm

nêu trên, trách

nhiệm hình sự ln gắn liền với trách nhiệm dân sự và là tiền đề của trách
nhiệm dân sự. Theo đó, việc giải quyết dân sự trong vụ án hình sự một mặt là

hoạt động xác định mức độ bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả cũng như


xác định trách nhiệm bồi thường và vấn đề này khi giải quyết thì được điều
chỉnh bởi pháp luật dân sự về nội dung, mặt khác, giải quyết dân sự trong vụ
án hình sự là một quá trình tố tụng theo những trình tự thủ tục của pháp luật

TTHS. Từ những phân tích đó chúng ta có thể thấy bản chất pháp lý của
*Giải quyết dân sự trong vụ án hình sự” là quá trình xác định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Chính vì vậy, giải quyết dân sự
trong vụ án hình sự ln được thể hiện dưới hai góc độ: luật nội dung và luật

hình thức. Dưới góc độ luật nội dung: giải quyết dân sự được hiểu là việc xác

định nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, sửa chữa, khắc phục hậu quả của tội phạm

gây ra. Dưới góc độ luật hình thức: Giải quyết dân sự trong vụ án hình sự
như một quá trình tố tụng được thể hiện ở trong các giai đoạn điều tra, truy
tô, xét xử và thi hành án hình sự.

Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự là nhằm tạo cơ sở giải

quyết dúng dắn vụ án hình sự. Giữa trách nhiệm dân sự và mức độ trách

nhiệm hình sự trong vụ án hình sự có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ
sung cho nhau. Vì vậy khi giải quyết trách nhiệm hình sự của người đã thực

hiện hành vi phạm tội thì cơ quan và người có thẩm quyền cần phải giải


13

qut ln cả vấn đề dân sự, có như vậy mới đảm bảo sự chính xác cho các


quyết định của họ đưa ra. Thậm chí có nhiều khi cơ quan và người có thẩm
quyền khơng thẻ giải quyết được vấn đề trách nhiệm hình sự nếu như vấn đề
dân sự khơng giải quyết được.

Tóm lại. việc phải giải quyết dân sự trong vụ án hình sự là vấn đề hết sức

cần thiết và rất quan trọng, không thể thiếu trong quá trình giải quyết vụ án
hình sự. Vì vậy, cơ quan và người có thẩm quyền THTT khi giải quyết vụ án
hình sự cần tuân thủ một cách nghiêm túc các chế định có liên quan đến phần
dân sự.

1.2.2 Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự theo luật nội dung
và luật hình thức

1.2.2.1 Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự theo luật nội
dung

Trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự cơ quan và người có thẳm
quyền THTT ln ln xem xét hai vấn đề, đó là phần trách nhiệm hình sự
được thẻ hiện bằng hình phạt và phần trách nhiệm dân sự được thể hiện bằng
mức bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên khơng phải vụ án hình sự nào cũng được

giải quyết phần dân sự mà chỉ trong những vụ án hình sự có những thiệt hại
vật chát hoặc tỉnh thần xảy ra và việc giải quyết có được quy định trong pháp

luật thì cơ quan và người có thắm quyền THTT mới quan tâm giải quyết. Do

đó, để hiểu rõ hơn những thiệt hại nào được giải quyết trong vụ án hình sự,
trước hết chúng ta sẽ nghiên cứu phạm vi giải quyết vấn đề dân sự trong vụ

án hình sự để từ đó có sự phân biệt với các vụ kiện dân sự thơng thường
khác.
® Xác định phạm vi giải quyết vần đề dân sự trong vụ án hình sự

Điều 8 Bộ Luật Hình sự quy định “7i phạm là hành vi nguy hiểm cho

xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến độc lập, chủ

quyền, thông nhất, toàn vẹn lãnh thồ tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế

độ kinh té nền văn hố, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền

lợi hợp pháp của tơ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân


es

phâm,

tài sản, các quyên, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm

những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Từ khái niệm về tội phạm được nêu có thể rút ra hai dấu hiệu cần phải

xác định là dấu hiệu nội dung và dấu hiệu hình thức. Theo đó, dấu hiệu nội
dung thể hiện ở tính nguy hiểm cho xã hội, có nghĩa là, một hành vi nào đó
xâm phạm đến quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ chỉ được coi là
tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự khi có tính nguy hiểm cho xã hội.

Cịn dấu hiệu hình thức thé hiện ở khía cạnh cấu thành tội phạm, nghĩa là khi
muốn

kết luận một người

có phạm

tội, có chịu trách nhiệm hình sự hay

khơng thì phải đảm bảo các yếu tố cấu thành tội phạm (khách thể, chủ thẻ,
mặt khách quan, mặt chủ quan) néu thiếu một trong các yếu tố trên thì vấn đề
trách nhiệm hình sự khơng đặt ra. Đây là hai dấu hiệu quan trọng để xác định

có hay khơng có tội phạm xảy ra.
Như vậy. việc giải quyết dân sự trong vụ án hình sự được xác định trong
giới hạn liên quan đến việc thực hiện một tội phạm. Việc thực hiện hành vi

phạm tội là cơ sở để phát sinh yêu cầu giải quyết dân sự trong vụ án hình sự.
Vấn đề dân sự sẽ khơng được giải quyết trong vụ án hình sự nếu khơng có tội
phạm.

Từ giới hạn được xác định của việc giải quyết dân sự trong vụ án hình sự

cần phân biệt với các trường hợp giải quyết dân sự theo thủ tục TTDS về
phạm vi, chủ thể, mục đích. Giải quyết dân sự trong TTHS có phạm vi hẹp

hơn do phạm vi đó được xác định bởi sự kiện pháp lý phát sinh việc giải

quyết dân sự là việc thực hiện một tội phạm. Còn việc giải quyết dân sự theo


thủ tục TTDS chỉ được tiến hành khi có những thiệt hại vật chất hoặc phi vật

chất xảy ra nhưng khơng do tội phạm thực hiện. Ví dụ: Vơ ý gây thương tích
chưa tới 31%

hoặc trộm cắp tài sản có giá trị dưới

năm trăm nghìn (từ

01/01/2010 sẽ là dưới 2 triệu) đồng hay vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến
tài sản có giá trị dưới năm mươi triệu đồng...; hoặc giải quyết dân sự trong
trường hợp phạm tội nhưng được miễn trách nhiệm hình sự, được đại xá...

Chủ thể tham gia vào việc giải quyết dân sự theo thủ tục TTHS, một bên

là người phải bồi thường dưới tư cách tổ tụng là bị đơn dân sự (có thể người


15

đó là bị can, bị cáo hoặc cha mẹ, hay người giám hộ của bị can, bị cáo hoặc
là cơ quan tổ chức có trách nhiệm liên đới) với một bên là người được bồi

thường với tư cách tô tụng là người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự, hoặc
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan). Chủ thẻ tham gia vào việc giải
quyết dân sự theo thủ tục TTDS thì giữa một bên là người đi khởi kiện với tư
cách là nguyên đơn dân sự, người cho rằng quyền lợi của mình bị hành vi trái
pháp luật của người khác xâm phạm đến với một bên là bị đơn dân sự. Như
vậy, ching ta cé thé thay trong TTHS thì tư cách tố tụng của


bị đơn có thể

đồng thời là bị can, bị cáo; còn trong thủ tục TTDS thì tư cách bị đơn là

người bị kiện về dân sự.
Nếu việc giải quyết dân sự trong vụ án hình sự là nhằm khơi phục lại tình

trạng ban dầu của đối tượng bị thiệt hại hoặc khắc phục sự thiệt hại,:và là cơ
sở để xác định trách nhiệm hình sự: thì giải quyết dân sự theo thủ tục TTDS
chỉ đơn thuần khơi phục lại tình trạng ban đầu của sự thiệt hại.

Một vấn đề khác cần được đặt ra khi xác định phạm vi của việc giải
quyết dân sự trong vụ án hình sự là xác định vấn đề bồi thường thiệt hại do
oan sai có thuộc phạm

vi của giải quyết dân sự trong vụ án hình sự hay

khơng?
Bồi thường thiệt hại do oan sai được đặt ra nhằm khắc phục hậu quả về

vat chat lan tinh than cho người bị thiệt hại nhưng thiệt hại này do người
THTT của cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Toà án gây ra. Cơ quan THTT
được nhà nước giao cho sứ mạng chính trị quan
chống tội phạm mà trong đó có sứ mạng bảo vệ
quyền và lợi hợp pháp của cá nhân. cơ quan và
do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan

trọng trong đấu tranh phòng
Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ
tổ chức. Nhưng trên thực tế

từ phía người THTT đã làm

cho sứ mạng ấy khơng cịn thiêng liêng bất khả xâm phạm, dẫn đến quyền lợi
của cá nhân được pháp luật bảo vệ bị xâm phạm trong quá trình điều tra, truy

tố hoặc xét xử. Cho nên, để đảm bảo quyền lợi cho mọi công dân trước pháp

luật Nhà nước đã đặt ra vấn đề bồi thường thiệt hại cho cá nhân bị oan sai do

hành vi của người THTT gây ra, và việc giải quyết vấn đề này được điều

chinh bởi Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQHII “Về bôi thường thiệt hại
cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động TTHS gây ra”.



×