Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo luật thương mại 2005 – thực tiễn và kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.58 KB, 111 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

NGUYỄN HỒI LINH

HÀNG HĨA KHƠNG PHÙ HỢP VỚI HỢP ĐỒNG THEO
LUẬT THƯƠNG MẠI 2005 – THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
---------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

HÀNG HĨA KHƠNG PHÙ HỢP VỚI HỢP ĐỒNG THEO
LUẬT THƯƠNG MẠI 2005 – THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN HỒI LINH
Khóa: 44
MSSV: 1953801011118
GVHD: ThS. NGUYỄN HỒNG PHƯỚC HẠNH

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được


thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Nguyễn Hồng Phước Hạnh, đảm
bảo tính trung thực và tn thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả

Nguyễn Hoài Linh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
CISG

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT
Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế (The United Nations Convention
on Contracts for the International Sale of Goods)

GATT 1994

Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (General
Agreement on Tariffs and Trade)

LTM 1997

Luật Thương mại (Luật số 58/L-CTN) ngày 10/5/1997

LTM 2005

Luật Thương mại (Luật số 36/2005/QH11) ngày 14/6/2005



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ HÀNG HĨA KHƠNG PHÙ HỢP VỚI
HỢP ĐỒNG ............................................................................................................... 6
1.1 Hàng hóa khơng phù hợp với sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng 8
1.1.1 Thỏa thuận về số lượng trong hợp đồng .....................................................8
1.1.2 Thỏa thuận về chất lượng trong hợp đồng ................................................11
1.1.3 Thỏa thuận về cách thức đóng gói, bảo quản hàng hóa trong hợp đồng ...15
1.2 Hàng hóa khơng phù hợp với mục đích sử dụng thơng thường ................17
1.3 Hàng hóa khơng phù hợp với mục đích cụ thể ...........................................20
1.4 Hàng hóa khơng phù hợp với chất lượng của hàng mẫu ...........................23
1.5 Hàng hóa khơng phù hợp với cách thức đóng gói, bảo quản thơng thường
hoặc thích hợp ......................................................................................................26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 28
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN XÉT XỬ VỀ VẤN ĐỀ HÀNG HĨA KHƠNG PHÙ
HỢP VỚI HỢP ĐỒNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................................ 29
2.1 Thực tiễn xét xử về hàng hóa khơng phù hợp với sự thỏa thuận trong hợp
đồng .......................................................................................................................29
2.1.1 Thực tiễn xét xử về thỏa thuận về số lượng trong hợp đồng ....................29
2.1.2 Thực tiễn xét xử về thỏa thuận về chất lượng trong hợp đồng .................32
2.1.3 Thực tiễn xét xử về thỏa thuận cách thức đóng gói, bảo quản hàng hóa trong
hợp đồng .............................................................................................................36
2.2 Thực tiễn xét xử về hàng hóa khơng phù hợp với mục đích sử dụng thơng
thường ...................................................................................................................37
2.3 Thực tiễn xét xử về hàng hóa khơng phù hợp với mục đích cụ thể ..........41
2.4 Thực tiễn xét xử về hàng hóa khơng phù hợp với chất lượng của hàng mẫu
...............................................................................................................................46
2.5 Thực tiễn xét xử về hàng hóa khơng phù hợp với cách thức đóng gói, bảo
quản thơng thường hoặc thích hợp ....................................................................50

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 53
KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC CÁC BẢN ÁN


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã và đang chịu tác động mạnh
mẽ của xu thế tự do hoá và tồn cầu hóa các quan hệ kinh tế. Hoạt động mua bán
hàng hóa ngày càng trở nên phổ biến, thường xuyên và mang lại nhiều lợi nhuận cho
các chủ thể trong kinh doanh thương mại. Để tạo cơ sở cho việc thực hiện nghĩa vụ
của mình, đồng thời ràng buộc trách nhiệm của bên còn lại, các bên thường giao kết
hợp đồng mua bán, hướng đến đối tượng là hàng hóa cụ thể. Trong mối quan hệ hợp
tác này, nghĩa vụ cơ bản nhất của bên bán là giao hàng, cịn thanh tốn được xem là
nghĩa vụ cơ bản nhất của bên mua. Hành vi giao hàng hóa phù hợp với hợp đồng là
một trong những yêu cầu quan trọng thuộc nghĩa vụ giao hàng của bên bán. Nếu hàng
hóa được giao khơng đáp ứng các tiêu chuẩn, u cầu để được xem là “phù hợp” so
với hợp đồng thì sẽ cấu thành sự vi phạm hợp đồng. Việc người bán giao hàng hóa
khơng phù hợp với hợp đồng khiến cho người mua hàng đã không đạt được mục đích
thực sự mà họ mong đợi từ người bán vào thời điểm giao kết. Do đó, người bán sẽ
phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi nếu bên mua áp dụng các biện pháp chế
tài thương mại.
Pháp luật thương mại Việt Nam hiện hành có quy định về vấn đề hàng hóa khơng
phù hợp với hợp đồng và phân chia theo hai trường hợp: giữa các bên có sự thỏa
thuận và giữa các bên không tồn tại thỏa thuận. Theo đó, hành vi giao hàng hóa khơng
phù hợp với hợp đồng được hiểu là việc bên bán giao hàng không đúng với các nội
dung đã được thỏa thuận trong hợp đồng hoặc các yêu cầu theo quy định của pháp
luật trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận. Tuy nhiên, các quy định hiện
hành chỉ mang tính khái quát, chưa rõ ràng trong việc đưa ra các tiêu chí cụ thể nhằm

xác định “tính phù hợp” của hàng hóa, dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau trong
việc giải thích và áp dụng xoay quanh vấn đề này.
Trên cơ sở đó, với mong muốn mang đến một cái nhìn chi tiết hơn về các tiêu chí
để xác định tính phù hợp của hàng hóa đối với hợp đồng trên cả hai phương diện quy
định và thực tiễn xét xử, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Hàng hóa khơng phù hợp
với hợp đồng theo Luật Thương mại 2005 – Thực tiễn và kiến nghị” để thực hiện
khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng khơng phải là vấn đề pháp lý mới. Quy
định về vấn đề này đã tồn tại từ khi Quốc hội ban hành Luật Thương mại số
36/2005/QH11 (LTM 2005) ngày 14 tháng 6 năm 2005 và bắt đầu có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 2006. Tác giả đã tiến hành tìm kiếm tài liệu bằng các nguồn
khác nhau và tìm thấy một số cơng trình nghiên cứu nổi bật liên quan đến vấn đề hàng

1


hóa khơng phù hợp với hợp đồng phục vụ cho mục đích tham khảo của tác giả trong
q trình thực hiện Khóa luận tốt nghiệp. Cụ thể có thể kể đến một số cơng trình
nghiên cứu như sau:
Sách/Giáo trình
- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Pháp luật về
thương mại hàng hóa và dịch vụ (Tái bản lần 1, có sửa đổi và bổ sung), Nhà xuất bản
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam: Giáo trình có đề cập và phân tích về vấn đề hàng
hóa khơng phù hợp với hợp đồng theo quy định của Luật Thương mại 2005 đồng thời
tiến hành so sánh với quy định tương ứng tại Công ước Viên 1980 của Liên Hợp
Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG).
- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật Thương
mại quốc tế - Phần II, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam;
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật Thương mại Tập II (Tái

bản lần thứ 11), Nhà xuất bản Cơng an nhân dân;
Nhìn chung, nội dung của các giáo trình được đề cập chỉ dừng lại ở việc cung cấp
các kiến thức lý luận cơ bản về vấn đề hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng mà
chưa đi sâu, phân tích thực tiễn xét xử của các tranh chấp phát sinh đối với vấn đề
này.
Luận án/Luận văn/Khóa luận
- Võ Sỹ Mạnh (2015), Vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên năm 1980
về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và định hướng hồn thiện các quy định có
liên quan của pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh: Đối tượng nghiên cứu của luận án này là những vấn đề liên
quan đến vi phạm cơ bản hợp đồng. Trong đó, vấn đề hàng hóa khơng phù hợp với
hợp đồng chỉ được đề cập một cách sơ lược như là một căn cứ dẫn đến hành vi “vi
phạm cơ bản hợp đồng”.
- Đặng Hoa Trang (2015), Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng theo Công ước
Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và pháp luật thương mại Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh: Trong
phạm vi luận văn này, tác giả tập trung phân tích các yếu tố của chế tài buộc thực
hiện đúng hợp đồng và căn cứ áp dụng của chế tài này trên phương diện quy định của
pháp luật Việt Nam và Công ước Viên 1980, trong đó có đề cập sơ lược đến vấn đề
hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng.
- Ngơ Thị Phúc Tâm (2017), Chế tài bồi thường thiệt hại trong trường hợp (bên
bán) giao hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng theo Công ước Viên 1980 về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật

2


Hồ Chí Minh: Khóa luận có đề cập khái qt về vấn đề hàng hóa khơng phù hợp với
hợp đồng để làm cơ sở cho việc phân tích chế định bồi thường thiệt hại do hàng hóa
khơng phù hợp với hợp đồng.

- Nguyễn Thanh Phương Vy (2019), Tính phù hợp của hàng hóa với hợp đồng
theo quy định của Cơng ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Khóa
luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh: Khóa luận phân tích
cụ thể, chi tiết vấn đề hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng theo quy định của Công
ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, đối với pháp luật
Việt Nam, tác giả chỉ đề cập một cách khái quát, chưa tiến hành phân tích sâu các
quy định đối với vấn đề trên.
- Trần Thị Thanh Hương (2021), Các biện pháp chế tài do vi phạm nghĩa vụ giao
hàng trong Cơng ước Viên 1980, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh: Khóa luận tập trung trình bày các biện pháp chế tài do vi phạm
nghĩa vụ giao hàng theo quy định của Cơng ước Viên 1980, trong đó có đề cập đến
hành vi giao hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng.
- Nguyễn Lê Kim Ngọc (2021), Hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng theo Luật
Thương mại 20005, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh. Trong phạm vi khóa luận này, tác giả phân tích khái quát các căn cứ để xác
định vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng trên cơ sở so sánh quy định của
Luật Thương mại Việt Nam và Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế. Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành đánh giá tính linh
hoạt, sự hiệu quả của các quy định hiện hành, thực tiễn xét xử thông qua các bản án,
tranh chấp thực tế.
Bài báo khoa học/Cơng trình nghiên cứu
- Phan Huy Hồng (Chủ nhiệm đề tài) (2011), Các vấn đề pháp lý của hợp đồng
mua bán hàng hóa qua thực tiễn xét xử của tịa án và trọng tài tại Việt Nam, Đề tài
Nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh:
Trong đề tài này, nhóm tác giả nêu khái qt về vấn đề hàng hóa khơng phù hợp với
hợp đồng đồng thời phân tích và bình luận về thực tiễn xét xử của các tranh chấp trên
thực tế.
- Phạm Ánh Dương, Nguyễn Thế Đức Tâm, Ngô Nguyễn Thảo Vy (2014), “Vi
phạm cơ bản do giao hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng theo Công ước Viên
1980 và pháp luật thương mại Việt Nam”, Tạp chí Sinh viên và Khoa học Pháp lý, số

8, tr. 31-35: Nhóm tác giả tập trung phân tích hành vi giao hàng hóa không phù hợp
với hợp đồng đã cấu thành vi phạm cơ bản theo quy định của Công ước Viên 1980
về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và pháp luật thương mại Việt Nam nhưng

3


chưa phân tích sâu vào các tiêu chí xác định tính phù hợp của hàng hóa.
- Trần Lê Quốc Cơng, Nguyễn Đào Phương Thúy (2019), “Tính phù hợp của
hàng hóa theo Điều 35 Cơng ước Vienna 1980 (CISG)”, Tạp chí Khoa học pháp lý
Việt Nam, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, số 07 (128), tr. 96-106: Bài viết
tập trung phân tích căn cứ, tiêu chí để xác định tính phù hợp của hàng hóa so với hợp
đồng theo quy định của Công ước Viên. Đối với pháp luật Việt Nam, tác giả khơng
đề cập đến.
- Vũ Thị Bích Hải, Nguyễn Ngọc Biện Thùy Dương, Đinh Lê Oanh (2020), “Tính
phù hợp của hàng hóa theo CISG 1980 và một số lưu ý đối với doanh nghiệp Việt
Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Văn Lang, số 22, tháng 7 – 2020, tr. 149-155: Bài
viết phân tích, làm rõ tính phù hợp của hàng hóa trên cơ sở các quy định của Công
ước Viên 1980 và đưa ra một số lưu ý cần thiết đối với doanh nghiệp Việt Nam trong
quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy phần lớn các cơng trình hiện nay
chỉ đề cập sơ lược các quy định về vấn đề hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng để
làm cơ sở cho việc xác định vi phạm cơ bản hợp đồng và căn cứ áp dụng các biện
pháp chế tài thương mại mà không tập trung làm rõ nội hàm “hàng hóa khơng phù
hợp với hợp đồng”. Mặt khác, nhiều cơng trình nghiên cứu chỉ tiếp cận vấn đề hàng
hóa khơng phù hợp với hợp đồng theo quy định của CISG mà chưa đi sâu vào phân
tích quy định của LTM 2005.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài “Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo
Luật Thương mại 2005 – Thực tiễn và kiến nghị” là nhằm làm rõ các quy định

pháp luật và thực tiễn xét xử đối với vấn đề hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng.
Thơng qua việc phân tích, đánh giá việc áp dụng các quy định pháp luật, tác giả đưa
ra một số đề xuất đối với các bên trong quá trình thỏa thuận các điều khoản cụ thể về
hàng hóa và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật trong việc xác định hàng hóa
phù hợp với hợp đồng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng
theo LTM 2005.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm phạm vi không gian và phạm vi thời gian.
Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của LTM 2005
liên quan đến vấn đề hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng và thực tiễn áp dụng các
quy định này trong quá trình giải quyết tranh chấp. Ngồi ra, trong q trình nghiên
cứu, tác giả có tiến hành so sánh với các quy định tương ứng của CISG nhằm đưa ra

4


sự đánh giá tổng thể, khách quan nhất về vấn đề hàng hóa khơng phù hợp với hợp
đồng.
Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu vấn đề hàng hóa khơng phù hợp với hợp
đồng từ khi LTM 2005 có hiệu lực thi hành cho đến nay. Tuy nhiên, trong quá trình
nghiên cứu đánh giá, tác giả có đề cập đến một số quy định trong Luật Thương mại
trước đây nhằm so sánh, đưa ra những nhận xét khái quát về sự thay đổi của quy định
về hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng trong tiến trình xây dựng pháp luật của Việt
Nam.
5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Khóa luận này được tác giả vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau
nhằm hiện thực hóa mục tiêu nghiên cứu, trong đó bao gồm các phương pháp sau:
Phương pháp phân tích - tổng hợp được tác giả vận dụng xuyên suốt trong đề tài.
Thông qua hai phương pháp này, tác giả làm rõ các quy định và thực tiễn áp dụng các

quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp so sánh được tác giả nghiên cứu sử dụng xuyên suốt đề tài khi tiến
hành so sánh các nội dung quy định của pháp luật Việt Nam và quy định của CISG
để đối chiếu, làm rõ hơn đối tượng nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả vận dụng phương
pháp này để lý giải chi tiết một số vấn đề liên quan trong trường hợp pháp luật Việt
Nam chưa quy định rõ hoặc thực tiễn xét xử có sự khác biệt nhau.
Phương pháp phân tích vụ việc được tác giả vận dụng chủ yếu tại Chương II khóa
luận để phân tích các bản án của Tòa án khi áp dụng pháp luật Việt Nam, các bản án,
phán quyết của Tịa án/Trọng tài nước ngồi khi áp dụng các quy định tương tự, nhằm
đánh giá sự hiệu quả, linh hoạt của quy định pháp luật và bình luận về tính phù hợp
của việc xét xử đối với vấn đề nghiên cứu.
6. Bố cục tổng quát của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục các bản án, bố cục tổng quát khóa luận gồm có 2 chương:
Chương 1. Khái quát về vấn đề hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng
Chương 2. Thực tiễn xét xử về vấn đề hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng và
một số kiến nghị

5


CHƯƠNG 1: KHÁI QT VỀ VẤN ĐỀ HÀNG HĨA KHƠNG PHÙ HỢP
VỚI HỢP ĐỒNG
Vấn đề hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng là nội dung quan trọng trong quá
trình giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, trước khi xem xét
nội hàm của hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng cần phải xác định nội hàm của
thuật ngữ hàng hóa1. Bởi lẽ, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa2
và là yếu tố đầu tiên được mà các bên hướng tới khi giao kết hợp đồng. Pháp luật
thương mại Việt Nam hiện hành không quy định thế nào là hàng hóa mà tiếp cận theo
cách xác định phạm vi của thuật ngữ hàng hóa. Cụ thể, khoản 2 Điều 3 LTM 2005

đưa ra quy định hàng hóa bao gồm: “(i) tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình
thành trong tương lai; (ii) Những vật gắn liền với đất đai” 3. Mặt khác, LTM 2005 và
các văn bản pháp luật liên quan quy định hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua
bán hàng hóa phải khơng thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh hoặc đáp ứng
các điều kiện khác nếu thuộc danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều
kiện4. Trong khi đó, theo pháp luật thương mại của các đa số các nước và trong nhiều
điều ước quốc tế (như Hiệp định GATT 19945, Cơng ước Viên năm 1980…), hàng
hóa là đối tượng của mua bán thương mại được hiểu bao gồm những tài sản có hai
thuộc tính cơ bản là: (i) Có thể đưa vào lưu thơng và (ii) Có tính thương mại6. Chính
vì thế, trước khi đánh giá tính phù hợp của hàng hóa với hợp đồng cần xem xét liệu
rằng hàng hóa có đảm bảo điều kiện về tính hợp pháp hay khơng7.
Liên quan đến vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, LTM 2005 tiến
hành xem xét thơng qua hai trường hợp: có sự thỏa thuận giữa các bên và khơng có
sự thỏa thuận giữa các bên. Trường hợp giữa các bên có sự thỏa thuận, nội dung hợp
đồng sẽ trở thành nguồn quan trọng nhất và được ưu tiên áp dụng để đánh giá tính
phù hợp của hàng hóa. Hàng hóa được giao bị xem là khơng phù hợp nếu khơng đảm
bảo các đặc tính, tiêu chí mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Ngược lại, đối với
trường hợp các bên khơng có thỏa thuận hoặc có thỏa thuận nhưng khơng đủ căn cứ
để xác định hàng hóa có phù hợp với hợp đồng hay khơng thì quy định của LTM 2005
Nguyễn Lê Kim Ngọc (2021), Hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng theo Luật Thương mại 2005, Khóa
luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 7.
2
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch
vụ (Tái bản lần 1, có sửa đổi và bổ sung), Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 85.
3
Khoản 2 Điều 3 LTM 2005.
4
Trần Thị Thanh Hương (2021), Các biện pháp chế tài do vi phạm nghĩa vụ giao hàng trong Cơng ước Viên
1980, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 12.
5

GATT là tên viết tắt theo Tiếng Anh của General Agreement on Tariffs and Trade (Hiệp định chung về Thuế
quan và Thương mại).
6
Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Thương mại tập 2, (Tái bản lần thứ 11), Nhà xuất bản
Công an nhân dân, tr. 20.
7
Tham khảo thêm: Trần Thị Sáu Nhàn (2015), “Nghĩa vụ đảm bảo tính hợp pháp của hàng hóa theo Cơng ước
Viên năm 1980 về mua bán hàng hóa”, Tạp chí Nghề luật, số 4 tháng 9/2015, tr. 67-70,79.
1

6


được áp dụng để giải quyết vấn đề này8. Cụ thể, LTM 2005 quy định hàng hóa được
xem là khơng phù hợp với hợp đồng dựa vào từng tiêu chí sau: (i) mục đích sử dụng
thơng thường; (ii) mục đích cụ thể của hàng hóa; (iii) chất lượng của mẫu hàng hố;
(iv) cách thức bảo quản, đóng gói đối với hàng hố9. Do đó, nội dung của điều khoản
mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc các quy định pháp luật được xem là căn
cứ, tiêu chuẩn quan trọng để xác định tính phù hợp của hàng hóa so với hợp đồng.
Khi tiếp cận dưới góc độ pháp luật quốc tế, thực tiễn tồn tại quy định của Công
ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là
nguồn quan trọng để điều chỉnh vấn đề này. Theo CISG10, việc xác định tính phù hợp
của hàng hóa có sự khác nhau trong trường hợp giữa bên bán và bên mua có sự thỏa
thuận (Điều 35(1) CISG) và khơng có sự thỏa thuận (Điều 35(2) CISG). Có thể thấy,
tồn tại sự tương đồng giữa pháp luật Việt Nam và Công ước Viên 1980 liên quan tới
việc xác định tính phù hợp của hàng hóa bằng cách loại trừ bốn trường hợp hàng hóa
bị coi là không phù hợp với hợp đồng11. Nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng giữa
các quy định của LTM 2005 và CISG về hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó có
vấn đề hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng là do các nhà lập pháp của Việt Nam
đã tham khảo quy định của CISG khi tiến hành soạn thảo LTM 2005 12. Điều này là

hoàn toàn hợp lý bởi CISG được đánh giá là một khung pháp lý tiêu biểu, chứa đựng
các quy định tiến bộ và mang lại hiệu quả trong việc giải quyết các tranh chấp liên
quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Đặc biệt, giá trị áp dụng của CISG
càng thể hiện rõ hơn khi Cơng ước này bắt đầu có hiệu lực ràng buộc để điều chỉnh
vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng tại Việt Nam từ ngày 01/01/2017 khi
khi nước ta chính thức trở thành thành viên thứ 84 của CISG13.
Tóm lại, vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng được xem xét tùy thuộc
vào trường hợp giữa có các bên có sự thỏa thuận hay khơng có sự thỏa thuận. Trường
hợp có sự thỏa thuận, hàng hóa khơng phù hợp với nội dung mà các bên đã thỏa thuận
sẽ bị coi là hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng. Ngược lại, trường hợp khơng có
sự thỏa thuận, tiêu chí luật định sẽ được sử dụng để đánh giá tính phù hợp của hàng
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tlđd(2), tr. 109.
Khoản 1 Điều 39 LTM 2005.
10
CISG là tên viết tắt theo Tiếng Anh của Convention on Contracts for the International Sale of Goods. Công
ước này được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL United Nations Commission on International Trade Law).
11
Phùng Bích Ngọc (2019), “Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Cơng ước Viên năm 1980 –
So sánh với pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 6/2019, tr. 54.
12
“So sánh CISG và Luật Việt Nam”, truy cập ngày 5/6/2023 (dẫn theo: Nguyễn Lê Kim Ngọc, tlđd (1), tr.
8).
13
Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI, “Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 84 của CISG”,
truy cập
vào ngày 30/4/2023.
8
9

7



hóa với hợp đồng.
1.1 Hàng hóa khơng phù hợp với sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng
Về nguyên tắc, hợp đồng mua bán hàng hóa mang bản chất chung của hợp đồng,
là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa các bên nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt
quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa14. Pháp luật ghi nhận
và khuyến khích các bên thỏa thuận và giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trên cơ
sở tự do, tự nguyện15. LTM 2005 không quy định các nội dung bắt buộc của hợp đồng
mua bán hàng hóa16. Quy định này cho phép các bên được quyền tự do thỏa thuận
các điều khoản của hợp đồng trên cơ sở không trái với quy định của pháp luật, thuần
phong mỹ tục và đạo đức xã hội17. Chính vì vậy, căn cứ vào nhu cầu cụ thể khi giao
kết hợp đồng và xu hướng phát triển trên thị trường mà các bên hồn tồn có thể thỏa
thuận chi tiết về nội dung của hợp đồng.
Điều 34 LTM 2005 quy định bên bán có nghĩa vụ giao hàng theo nội dung mà
các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Có thể thấy, việc thỏa thuận về điều khoản
hàng hóa khơng chỉ giúp ghi nhận một cách rõ ràng các đặc điểm, yêu cầu cụ thể
nhằm xác định tính phù hợp của hàng hóa so với hợp đồng mà còn trở thành cơ sở để
đánh giá mức độ hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của bên bán. Theo đó, bên bán phải
giao hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng
gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng18. Với quy định trên, pháp luật
ghi nhận trong trường hợp các bên tồn tại thỏa thuận thì bên bán phải có nghĩa vụ
giao hàng đúng với các nội dung các đã được xác định về số lượng, chất lượng, cách
thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng19. Khi đó, do các bên
đã tồn tại thỏa thuận, các đặc điểm, tiêu chí được ghi nhận trong hợp đồng sẽ là nguồn
quan trọng nhất để đánh giá tính phù hợp của hàng hóa. Các tiêu chí luật định chỉ
được xem xét đến trong trường hợp hợp đồng giữa các bên khơng có quy định cụ thể
về vấn đề hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng20. Thơng thường, thỏa thuận giữa
các bên về hàng hóa trong hợp đồng sẽ bao gồm các điều khoản về số lượng, chất
lượng, đóng gói, bảo quản hàng hóa.

1.1.1 Thỏa thuận về số lượng trong hợp đồng
Số lượng là khái niệm mang tính định lượng, là con số nhằm biểu thị sự có nhiều

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tlđd (2), tr. 84.
Điều 11 LTM 2005.
16
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tlđd (2), tr. 109.
17
Khoản 1 Điều 11 LTM 2005.
18
Khoản 1 Điều 34 LTM 2005.
19
Phan Huy Hồng (chủ nhiệm đề tài ) (2011), Các vấn đề pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa qua thực
tiễn xét xử của tòa án và trọng tài tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học luật
Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 47.
20
Nguyễn Lê Kim Ngọc, tlđd (1), tr. 10.
14
15

8


hay có ít21. Thơng thường, khi đề cập đến số lượng, một sự thể hiện đầy đủ cần được
ghi nhận gồm: con số và đơn vị tính22, ví dụ: 25 cái, 60kg, 1000 tấn… Từ đó, có thể
hiểu, nội dung điều khoản số lượng trong hợp đồng là sự thể hiện một cách minh thị
lượng hàng hóa nhất định (theo đơn vị xác định) mà bên bán có nghĩa vụ giao cho
bên mua. Mặc dù LTM 2005 không quy định rõ các bên phải thỏa thuận về điều khoản
số lượng nhưng khoản 1 Điều 34 Luật này lại đặt ra yêu cầu buộc bên bán có nghĩa
vụ giao hàng đúng số lượng mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Quy định trên

gián tiếp đưa các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tiến hành thỏa thuận về
mặt lượng của hàng hóa được mua bán khi đàm phán giao kết hợp đồng. Thông
thường, khi thỏa thuận về điều khoản số lượng, các bên trong hợp đồng có thể xảy ra
tranh chấp do không thống nhất đối với vấn đề về đơn vị tính số lượng và phương
pháp quy định số lượng của hàng hóa.
Thứ nhất, bên mua và bên bán có thể xảy ra tranh chấp khi có sự xung đột trong
việc giải thích ý nghĩa của đơn vị tính hàng hóa. Tình trạng này thường xuất phát bởi
sự khác biệt về cách hiểu khi sử dụng đơn vị tính do các chủ thể hoạt động thương
mại ở các khu vực, vùng miền khác nhau. Phổ biến nhất là việc nhầm lẫn trong việc
sử dụng đơn vị “chục” để tính tốn số lượng hàng hóa đối với các giao dịch mua bán
nông sản tại miền Tây Nam Bộ. Ví dụ, ở địa phương Bến Tre, khi giao kết hợp đồng
mua bán, một chục dừa được quy ước là mười hai (12) trái, kể cả dừa tươi lẫn dừa
khơ23. Theo đó, cách hiểu một chục bao gồm mười hai (12) đơn vị tính đã trở thành
là quy luật bất thành văn ở địa phương này. Thậm chí, ở một số nơi, một chục còn
quy ra thành mười bốn (14) đối với ngô hoặc mười sáu (16), mười tám (18) đối với
các loại nơng sản là xồi, cam. Trong khi đó, với cách hiểu phổ thơng và được áp
dụng rộng rãi ở các địa phương miền Bắc hay miền Trung thì một chục thường được
hiểu chỉ bao gồm mười (10). Mặt khác, pháp luật hiện hành không cho phép một bên
được tùy tiện áp đặt cách hiểu được dùng ở địa phương mình để xác định ý nghĩa của
đơn vị tính hàng hóa. Theo đó, tranh chấp chỉ được giải quyết thông qua việc xem xét
một cách tổng thể ý chí thực tế của các bên vào thời điểm giao kết hợp đồng, hoặc
căn cứ vào sự tồn tại thói quen giữa các bên hay tập quán thương mại trong q trình
giao kết hợp đồng24. Do đó, để hạn chế tranh chấp liên quan đến vấn đề trên, các bên
trong hợp đồng mua bán hàng hóa thường lựa chọn đơn vị đo lường theo tiêu chuẩn
quốc tế hoặc trực tiếp thống nhất cách hiểu chung về đơn vị tính hàng hóa được sử
dụng trong q trình xác định số lượng hàng hóa.
Viện ngơn ngữ học, Từ điển tiếng việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, tr. 866.
Nguyễn Lê Kim Ngọc, tlđd (1), tr. 11.
23
Báo Sài gịn giải phóng, “Số chục miền Tây”, />truy cập vào ngày 08/5/2023.

24
Điều 11, Điều 12, Điều 13 LTM 2005.
21
22

9


Thứ hai, các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa có thể xảy ra mâu thuẫn khi
khơng thống nhất về phương pháp quy định số lượng hàng hóa. Cụ thể, đối với những
loại hàng hóa có các đặc tính tiêu hao, giãn nở trong quá trình vận chuyển hoặc trên
thực tiễn mua bán khó xác định chính xác tuyệt đối số lượng theo hợp đồng (ngũ cốc,
than quặng,…), các bên thường lựa chọn thỏa thuận về dung sai của số lượng hàng
hóa25. Theo đó, trong trường hợp các bên quy định về số lượng hàng hóa cùng với
thỏa thuận về dung sai thì việc giao hàng trong phạm vi dung sai này vẫn thuộc trường
hợp giao hàng đúng với số lượng theo thỏa thuận trong hợp đồng 26. Ví dụ: hai bên
thỏa thuận bên bán sẽ giao cho bên mua 1000 MT (+/-3%) cà phê, thì con số“+/-3%”
chính là “dung sai”, nghĩa là bên bán có thể giao 970 MT–1030 MT cà phê mà không
bị coi là vi phạm hợp đồng về giao thiếu hoặc thừa hàng hóa. Chính vì thế, khơng
phải mọi trường hợp bên bán giao khơng đầy đủ và chính xác với con số được ghi
nhận trong hợp đồng sẽ luôn cấu thành sự vi phạm về số lượng hàng hóa trong hợp
đồng27. Tuy nhiên, trong trường hợp số lượng hàng hóa đã được ấn định cụ thể, các
bên vẫn có thể xảy ra tranh chấp khi nội dung hợp đồng không chứa đựng quy định
thỏa thuận về phương pháp quy định số lượng hàng hóa. Ví dụ, trong hợp đồng mua
bán gạo, tranh chấp xảy ra khi bên mua lựa chọn phương pháp xác định khối lượng
theo mực nước của tàu28 trong khi bên bán áp dụng phương pháp xác định khối lượng
dựa vào cân29.
Việc không thống nhất trong cách hiểu về ý nghĩa của đơn vị tính hàng hóa hoặc
phương pháp quy định số lượng sẽ dẫn đến xảy ra mâu thuẫn liên quan đến q trình
xác định số lượng hàng hóa. Theo đó, bên mua có thể cho rằng bên bán đã giao hàng

không đáp ứng số lượng (giao thiếu hoặc thừa hàng) so với nội dung mà các bên đã
thỏa thuận trong hợp đồng. Trong khi đó, khoản 1 Điều 34 LTM 2005 đã quy định
hành vi giao hàng theo đúng số lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng là một phần tất
yếu thuộc nghĩa vụ giao hàng của bên bán. Hành vi giao hàng vượt quá số lượng hoặc
không đủ số lượng của bên bán sẽ cấu thành hành vi vi phạm hợp đồng30. Đối chiếu
với quy định tại khoản 1 Điều 39 LTM 2005, có thể nhận thấy rằng, hành vi giao
hàng không đúng số lượng theo thỏa thuận trong hợp đồng của bên bán được xem là
hành vi giao hàng không phù hợp với hợp đồng.
Về vấn đề này, CISG cũng có quy định tương tự LTM 2005 khi xác định hành vi
Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd (6), tr. 35.
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tlđd (2), tr. 130.
27
Trần Thị Thanh Hương, tlđd (4), tr. 38.
28
Phương pháp này xác định số lượng hàng hóa bằng cách xem xét tàu bị lún sâu xuống bao nhiêu centimet so
với mực nước ban đầu khi cho một lượng hàng hóa nhất định xuống boong tàu.
29
Trịnh Thị Thục Đoan (2010), Các vấn đề thực hiện hợp đồng theo Luật Thương mại 2005, Khóa luận tốt
nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 33.
30
Khoản 12 Điều 3 LTM 2005.
25
26

10


giao hàng không đúng số lượng mà các bên đã thỏa thuận chính là hành vi giao hàng
khơng phù hợp với hợp đồng. Tuy nhiên, điểm khác biệt so với LTM 2005 là điều
khoản số lượng hàng hóa được CISG quy định là một trong các yếu tố bắt buộc phải

được thỏa thuận trong hợp đồng. Mặc dù có sự khác nhau đôi chút trong cách tiếp
cận nhưng cả LTM 2005 hay CISG đều xem hành vi giao hàng không đúng với số
lượng mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng là hành vi giao hàng không phù hợp
với hợp đồng. Điều này chứng tỏ điều khoản số lượng và sự thỏa thuận về điều khoản
số lượng giữ vai trò quan trọng và trở thành một trong những yếu tố thiết yếu của hợp
đồng mua bán hàng hóa.
1.1.2 Thỏa thuận về chất lượng trong hợp đồng
Chất lượng hàng hóa không chỉ là thước đo quan trọng khẳng định sự tồn tại của
doanh nghiệp mà còn là chuẩn mực trong các quan hệ kinh tế thương mại và sức cạnh
tranh của nền kinh tế31. Việc thỏa thuận về chất lượng hàng hóa trong hợp đồng là
một điều tất yếu và trở thành cơ sở để xác định nghĩa vụ giao hàng hóa phù hợp với
hợp đồng của bên bán. Theo Từ điển tiếng Việt, “chất lượng là cái tạo nên phẩm chất,
giá trị của một con người, một sự vật, sự việc”32. Với cách hiểu thơng thường, chất
lượng hàng hóa là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính gắn liền với hàng hóa, thể
hiện phẩm chất, giá trị của hàng hóa. Dưới góc độ pháp lý, chất lượng hàng hóa cịn
được hiểu là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong
tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng33. Chất lượng hàng hóa
được xác định bằng các thơng số, tiêu chí nhất định và thơng qua đó giúp phân biệt
được hàng hóa này với hàng hóa khác. Chất lượng hàng hóa kết hợp cùng với tên
hàng sẽ giúp các bên xác định được hàng hóa một cách rõ ràng, chi tiết34.
Tương tự điều khoản về số lượng, pháp luật thương mại hiện hành cho phép các
bên thỏa thuận thống nhất quy định về chất lượng hàng hóa trong hợp đồng. Theo đó,
khoản 1 Điều 34 LTM 2005 quy định bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng chất lượng
mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Với quy định trên, hợp đồng đã trở thành
căn cứ quan trọng trong việc xác định tính phù hợp của chất lượng hàng hóa so với
hợp đồng. Điều khoản chất lượng hàng hóa để xác định tính phù hợp của hàng hóa so
với hợp đồng thường được các bên thỏa thuận dựa vào bảng mơ tả, mẫu hàng hóa
hoặc các tiêu chuẩn chất lượng.
Thứ nhất, chất lượng được quy định dựa vào bảng mơ tả hàng hóa.
Chu Đức Nhuận (2008), “Vấn đề chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật”, Tạp chí

Nghiên cứu Lập pháp, số 8/2018, tr. 44.
32
Viện ngôn ngữ học, tlđd (21), tr.144.
33
Khoản 5 Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Luật số 05/2007/QH12) ngày 21/11/2007.
34
Nguyễn Thị Dung (2008), Pháp luật về Hợp đồng trong Thương mại và Đầu tư, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
Gia Hà Nội, tr. 96.
31

11


Các bên có thể thỏa thuận các tiêu chí, u cầu về chất lượng hàng hóa thơng qua
bảng mơ tả hàng hóa. Thơng thường, bảng mơ tả hàng hóa được thể hiện với tư cách
là một điều khoản trực tiếp và được ghi nhận lại bằng ngôn ngữ trong hợp đồng mua
bán hàng hóa. Ví dụ, trong hợp đồng mua bán xe ô tô (số hiệu 009/HĐMB/DDT)
được ký kết giữa Cơng ty Đơ Thành (bên bán) và Cơng ty Sói Đất (bên mua), các bên
đã mô tả về việc hàng hóa được giao phải có các tiêu chí cụ thể như: loại xe Matiz Se
Color 5 chỗ, màu bạc, mới 100%, được lắp ráp tại Việt Nam năm 200635. Tuy nhiên,
sau đó các bên xảy ra tranh chấp vì bên mua cho rằng xe được giao không đúng với
mô tả trong hợp đồng khi được lắp ráp vào năm 2005, có nhiều vết hoen rỉ và sơn bị
phồng nhiều chỗ.
Hoặc, các bên trong hợp đồng có thể dùng cách thức chỉ định hàng hóa để mơ tả
về chất lượng hàng hóa36. Ví dụ, trong một hợp đồng mua bán tranh vẽ, các bên đã
chỉ định hàng hóa được giao kết là tác phẩm nghệ thuật “The Old Guitarist” (1903 1904) của họa sĩ Picasso37. Tranh chấp xảy ra khi bên bán đã giao một bức tranh khác
của danh họa này mà không phải là tác phẩm đã được chỉ định ban đầu.
Có thể thấy, nội dung bảng mơ tả ghi nhận những thuộc tính cơ bản của hàng hóa
(đặc điểm, hình dạng, kết cấu, kiểu dáng…) mà các bên đã thống nhất trong hợp đồng.
Việc xem xét tính phù hợp của hàng hóa so với hợp đồng chính là đánh giá hàng hóa

được giao có đáp ứng đầy đủ các đặc điểm, thông số đã được ghi nhận trong bảng mơ
tả hay khơng. Hành vi giao hàng hóa khơng phù hợp với mơ tả chất lượng hàng hóa
sẽ được xem là hành vi giao hàng không phù hợp với hợp đồng.
Thứ hai, chất lượng hàng hóa được quy định dựa vào mẫu hàng hóa.
Các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận về việc lựa chọn một mẫu hàng hóa để
làm căn cứ xác định chất lượng hàng hóa. Theo đó, bên bán có thể đưa ra hàng mẫu
như là một lời chào hàng đến với bên mua về việc sẽ giao hàng hóa đúng với chất
lượng đã cam kết. Hoặc, mẫu hàng hóa cũng có thể do người mua cung cấp nhằm yêu
cầu bên bán đáp ứng việc cung cấp nguồn hàng theo yêu cầu của bên mua 38. Tuy
Võ Sỹ Mạnh (2015), Vi phạm cơ bản hợp đồng theo công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế và định hướng hồn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sĩ,
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 101.
36
Ngơ Thị Phúc Tâm (2017), Chế tài bồi thường thiệt hại trong trường hợp (bên bán) giao hàng hóa khơng
phù hợp với hợp đồng theo Cơng ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), Khóa luận
tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 8.
37
Alastair Mullis, (2007), The CISG – A new textbook for students and practitioners, Sellier, European Law
Publishers, tr. 131. (dẫn theo: Ngô Thị Phúc Tâm, tlđd (37), tr. 8).
38
Ví dụ: Cơng ty Đ có ký kết với Công ty S hợp đồng mua bán số LZ20180920889 về việc sẽ giao các sản
phẩm hợp kim sắt Niken và Inox theo quy cách mà bên mua yêu cầu. Bên bán đã giao hàng mẫu cho bên mua
kiểm tra, sau khi được chấp nhận là đạt yêu cầu thì bên bán đã giao hàng chính thức. Tuy nhiên, bên mua đã
khơng thanh tốn tiền hàng vì cho rằng hàng được giao bị lỗi, bề mặt có vết hoen gỉ lồi lõm, mép cuộn bị cong
vênh, không phù hợp với chất lượng hàng mẫu mà các bên đã thỏa thuận. Tịa án xét xử theo hướng có lợi cho
bên bán vì bên mua đã khơng thực hiện việc kiểm tra hàng hóa, khơng thực hiện việc khiếu nại trong thời hạn
theo quy định của hợp đồng nên rủi ro đối với hàng hóa đã chuyển sang cho bên mua. (xem thêm tại: Bản ản
35

12



nhiên, khác với quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 LTM 2005, hàng mẫu trong
trường hợp này chỉ được xem xét để đối chiếu với hàng hóa được giao khi các bên
thỏa thuận ghi nhận vào trong hợp đồng. Do tồn tại thỏa thuận trong hợp đồng nên
việc xem xét tính phù hợp của hàng hóa dựa vào chất lượng hàng mẫu sẽ áp dụng
theo nội dung của hợp đồng39. Trong trường hợp này, hàng hóa chỉ được xem là phù
hợp với hợp đồng khi kết quả kiểm tra cho thấy chất lượng của hàng hóa được giao
giống với chất lượng mẫu đã mà các bên đã thỏa thuận. Mọi sự khác biệt về chất
lượng của hàng hóa được giao so với mẫu ban đầu đều có thể trở thành căn cứ để
nhận định về hành vi giao hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng của bên bán.
Thứ ba, chất lượng hàng hóa được quy định dựa vào tiêu chuẩn chất lượng.
Bên cạnh bảng mô tả và mẫu hàng hóa, chất lượng hàng hóa có thể được xác định
dựa vào tiêu chuẩn chất lượng mà các bên thỏa thuận. Theo đó, các bên trong hợp
đồng mua bán có thể thỏa thuận lựa chọn tiêu chuẩn chất lượng do pháp luật quy
định, tiêu chuẩn theo công bố hoặc tiêu chuẩn mà các bên đã đăng ký để làm căn cứ
xác định chất lượng hàng hóa được giao. Về bản chất, tiêu chuẩn chất lượng là quy
định về đặc tính kỹ thuật dùng để phân loại, đánh giá hàng hóa và được áp dụng trên
nguyên tắc tự nguyện40. Do đó, việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng để xác định chất
lượng hàng hóa chỉ được thực hiện trên cơ sở các bên có thỏa thuận trong hợp đồng.
Ví dụ, tranh chấp xảy ra giữa Công ty KD SG (bên bán) và Công ty TM (bên
mua) liên quan đến hợp đồng số 68/HĐKT/KD-TM 215.12 l về việc mua bán thép41.
Nội dung hợp đồng mà các bên giao kết ghi nhận việc các bên thỏa thuận hàng hóa
được giao là 5800 tấn thép cuộn JIUJIUJIANG phi 6.5mm (dung sai +/-10%) với tiêu
chuẩn Sea 1008B (Boron: 0.008 Pct min). Bên bán đã giao cho bên mua thép cuộn
phi do nhà máy HEBEI ANFENG IEON & STEEL CO.; LTD sản xuất nhưng hàng
hóa vẫn đáp ứng các tiêu chuẩn Sea 1008B (Boron: 0.008 Pct min). Q trình giải
quyết vụ việc, Tịa án đã đưa ra kết luận về việc hàng hóa mà bên bán giao vẫn được
chấp nhận do đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng Sea 1008B mà các bên đã thỏa thuận.
Hoặc một vụ việc khác xảy ra người bán Tây Ban Nha và người mua Đức liên


số 04/2019/KDTM-ST ngày 28/11/2019 về việc Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa của Tòa án nhân dân
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, truy cập
ngày 07/6/2023).
39
Lê Thị Thanh (2017), Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng theo công ước viên về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 22.
40
Khoản 1 Điều 3 và khoản 1 Điều 23 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (Luật số 68/2006/QH11) ngày
29/6/2006.
41
Bản án số 88/2019/KDTM-PT ngày 24/01/2019 về việc tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa của Tịa án
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, truy cập
ngày 08/6/2023.

13


quan đến hợp đồng mua bán ớt bột42. Theo đó, quá trình giao kết hợp đồng các bên
đã thống nhất hàng hóa được giao phải tuân thủ các tiêu chuẩn do pháp luật Đức về
thực phẩm quy định. Tuy nhiên, bên bán đã giao hàng hóa là ớt bột có chứa ethylenoxyd với số lượng lớn hơn mức cho phép của luật pháp Đức. Do bên bán có hành vi
giao hàng không phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng đã thỏa thuận, người mua sau
đó đã hủy hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Ngoài ra, để tạo cơ sở cho việc xem xét chất lượng hàng hóa, các bên trong hợp
đồng mua bán được khuyến khích thỏa thuận thêm phương pháp xác định chất lượng
hàng hóa43. Theo đó, phương pháp xác định chất lượng hàng hóa chính là cơ sở cho
việc thực hiện đánh giá tính phù hợp của hàng hóa so với hợp đồng. Thực tế cho thấy,
cùng là một loại hàng hóa nhưng nếu các bên lựa chọn phương thức xác định chất
lượng khác nhau có thể đưa ra những kết quả khơng giống nhau. Hơn nữa, mỗi
phương pháp xác định chất lượng lại chứa đựng những ưu-nhược điểm riêng và được

áp dụng ở những khu vực khác nhau. Sự không thống nhất trong việc lựa chọn cách
thức xác định chất lượng hàng hóa có thể trở thành rào cản đối với các bên trong q
trình thực hiện hợp đồng.
Có thể thấy, LTM 2005 tiếp tục ghi nhận quyền được thỏa thuận về điều khoản
chất lượng và xem thỏa thuận này là căn cứ quan trọng trong việc đánh giá tính phù
hợp của hàng hóa so với hợp đồng. CISG cũng tồn tại quy định tương tự như LTM
2005. Theo đó, cả LTM 2005 và CISG đều xác định việc ưu tiên áp dụng nội dung
mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng để xác định tính phù hợp của hàng hóa. Hành
vi giao hàng không phù hợp với hợp đồng là giao hàng không đúng chất lượng đã
thỏa thuận. Việc xem xét các quy định pháp luật về vấn đề chất lượng hàng hóa có
đạt được sự phù hợp với hợp đồng hay khơng chỉ được thực hiện trong trường hợp
không tồn tại sự thỏa thuận giữa các bên.
Về vấn đề này, có sự khác biệt nhất định khi đối chiếu với quy định trong Luật
Thương mại 1997 (LTM 1997)44. Cụ thể, LTM 1997 quy định: “trường hợp chất
lượng hàng hóa khơng được xác định cụ thể trong hợp đồng, người bán phải giao
hàng có chất lượng trung bình của loại hàng hóa đó được lưu thông trên thị trường tại
thời điểm giao hàng”45. Sở dĩ LTM 1997 đưa ra quy định xác định chủ thể có trách
nhiệm trong trường hợp trên là bên bán xuất phát từ việc coi nghĩa vụ giao hàng chính
là nghĩa vụ quan trọng nhất và ln ln gắn liền với của bên bán. Quy định này sẽ
42

Germany 21 August 1995 Landgericht Ellwangen, o/cisg/case/164, truy cập ngày
08/6/2023.
43
Nguyễn Lê Kim Ngọc, tlđd (1), tr. 15.
44
Luật Thương mại (Luật số 58/L-CTN) ngày 10/5/1997. LTM 1997 có hiệu lực vào ngày 01/01/1998 và chính
thức hết hiệu lực vào ngày 01/01/2006 khi được thay thế bởi LTM 2005.
45
Khoản 2 Điều 60 LTM 1997.


14


tạo điều kiện cho bên mua có thể nhận được hàng hóa với chất lượng đáp ứng yêu
cầu của thị trường vào thời điểm giao dịch được thực hiện, giúp cho hàng hóa dễ dàng
lưu thơng trên thị trường. Tuy nhiên, điều khoản trên khơng cịn tiếp tục được quy
định trong LTM 2005 mà thay vào đó là cơ chế xác định hàng hóa khơng phù hợp
với hợp đồng nếu thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 39 LTM
2005. Lý do của sự thay đổi trên là vì pháp luật hiện hành tiếp cận theo hướng tạo
nên sự bình đẳng giữa bên mua và bên bán khi trao quyền cho các bên trong việc thỏa
thuận về nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa.
Tóm lại, các bên trong hợp đồng được khuyến khích thỏa thuận về tất cả các nội
dung liên quan đến yếu tố chất lượng hàng hóa, bao gồm cả phương pháp quy định
và phương pháp xác định chất lượng hàng hóa. Trường hợp hàng hóa được giao khơng
có chất lượng như hàng mẫu hoặc không đáp ứng các yêu cầu được thể hiện trong
bảng mô tả, tiêu chuẩn chất lượng sẽ bị xem là hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng.
1.1.3 Thỏa thuận về cách thức đóng gói, bảo quản hàng hóa trong hợp đồng
Bên cạnh việc đảm bảo về số lượng, chất lượng như thỏa thuận, hàng hóa trong
hợp đồng mua bán cần phải được đóng gói, bảo quản theo các yêu cầu, điều kiện nhất
định nhằm đảm bảo cho hàng hóa đạt chất lượng tốt nhất trong q trình lưu thơng
trên thị trường.
Theo Từ điển Tiếng Việt, đóng gói là “việc lưu trữ, chứa đựng hàng hóa vào
trong một phạm vi, đơn vị nhất định nhằm tạo thuận lợi cho q trình kiểm kê, vận
chuyển hàng hóa”46. Mục đích của việc đóng gói khơng chỉ giúp bảo vệ chất lượng
hàng hóa mà cịn tạo điều kiện cho các bên dễ dàng kiểm kê số lượng, nhận diện hàng
hóa. Trong khi đó, bảo quản là “giữ gìn, trơng nom hàng hố khỏi sự hư hỏng, hao
hụt”47. Thông qua sự bảo quản trước các yếu tố tác động từ bên ngoài, hàng hóa sẽ
giữ được sự ngun vẹn, khơng bị thay đổi, biến chất về chất lượng, số lượng và đảm
bảo đạt được tình trạng tốt nhất khi giao cho người mua. Thỏa thuận về điều khoản

đóng gói, bảo quản hàng hóa là nội dung quan trọng trong hợp đồng. Đặc biệt, thỏa
thuận này trở thành một phần không thể thiếu trong các hợp đồng mua bán hàng hóa
có đối tượng là các mặt hàng chứa đựng đặc tính dễ hư hỏng, dễ nứt vỡ,… Hàng hóa
được xem là khơng phù hợp với hợp đồng khi cách thức đóng gói, bảo quản sai quy
cách khiến cho chất lượng hàng hóa khơng đảm bảo hoặc khơng phù hợp cho việc
nhận diện hàng hố.
Thứ nhất, hàng hóa được đóng gói, bảo quản sai quy cách khiến cho hàng hóa
khơng đảm bảo chất lượng.

46
47

Viện ngơn ngữ học, tlđd (21), tr. 332.
Viện ngôn ngữ học, tlđd (21), tr. 39.

15


Mục đích cơ bản nhất của việc đóng gói, bảo quản là giúp bảo vệ hàng hóa khỏi
hư hỏng, biến dạng hoặc suy giảm chất lượng do những tác động ngoại cảnh và mơi
trường. Thơng thường, dựa trên đặc tính của từng loại hàng hóa được giao kết, các
bên trong hợp đồng mua bán sẽ đưa ra thỏa thuận về cách thức bảo quản, đóng gói
khác nhau48. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mặc dù các bên đã nhất trí về quy
cách đóng gói, bảo quản nhưng hàng hóa vẫn bị giảm sút chất lượng do bên bán cố
tình không thực hiện đúng nội dung đã thỏa thuận với mục đích tối ưu hóa lợi nhuận.
Hệ quả của các hành vi trên khiến cho hàng hóa bị hư hỏng, giảm sút về chất lượng,
không đáp ứng yêu cầu dẫn đến không phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng.
Thứ hai, hàng hóa được đóng gói với bao bì khơng phù hợp, thơng tin khơng
chính xác dẫn đến tình trạng khó khăn, nhầm lẫn trong nhận diện hàng hóa.
Hàng hóa trong hợp đồng mua bán không chỉ được thực hiện với mục đích làm

nguồn nguồn cung nguyên nhiên liệu cho q trình sản xuất mà cịn có thể tiếp tục
trở thành sản phẩm được kinh doanh, mua bán trên thị trường. Trường hợp này, bên
cạnh việc bảo vệ hàng hóa hóa khỏi sự hư hỏng, việc đóng gói, bảo quản hàng hóa
phải chứa đựng các thơng tin chính xác, phù hợp nhằm đảm bảo cho việc nhận diện
thương hiệu, nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. Hành vi giao hàng với bao bì đóng
gói chứa thơng tin khơng chính xác, sai lệch sẽ khiến cho hàng hóa khơng đáp ứng
được yêu cầu của người mua và người tiêu dùng tiếp theo. Bên cạnh đó, LTM 2005
cũng quy định bên mua sẽ không phải chịu rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa
nếu hàng hóa khơng được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu49. Do đó, trong trường
hợp này, mặc dù hàng hóa được giao vẫn đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, xong
việc không tuân thủ quy cách đóng gói về bao bì, nhãn hiệu hàng hóa trong trường
hợp này cũng đủ tạo ra sự khơng phù hợp của hàng hóa so với hợp đồng.
Liên quan đến vấn đề này, khoản 1 Điều 34 LTM 2005 và CISG đều quy định
trao cho các bên quyền thỏa thuận về nghĩa vụ giao hàng phù hợp với yêu cầu đóng
gói, bảo quản hàng hóa. Thỏa thuận của các bên sẽ trở thành căn cứ quan trọng để
đánh giá tính phù hợp của hàng hóa so với hợp đồng trước khi xem xét các quy định
của pháp luật. Trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận, vấn đề đóng gói, bảo
quản hàng hóa sẽ được căn cứ theo quy định của pháp luật để xác định tính phù hợp
của hàng hóa so với hợp. Khi đối chiếu quy định LTM 1997, tồn tại sự khác biệt nhất

Ví dụ, đối với hàng hóa là các loại thực phẩm dễ hư hỏng như: trái cây và rau củ quả tươi, thịt và phụ phẩm
thịt, sản phẩm sữa,… sẽ được đóng gói và bảo quản trong các khoang lạnh với điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích
hợp. Hoặc đối với các loại mặt hàng như thủy tinh, gốm sứ cần được đóng gói cẩn thận chống sự va đập do
đặc tính dễ nứt vỡ của mặt hàng này. Ngoài ra, đối với hàng hóa yêu cầu độ thẩm mỹ cao như thiết bị điện tử,
trang sức, phụ kiện khi đóng gói, bảo quản cần được trang bị màng bảo vệ, vật liệu đệm để chống trầy xước,
sứt mẻ nhằm đảm bảo tối ưu giá trị của hàng hóa.
49
Khoản 2 Điều 61 LTM 2005.
48


16


định trong việc xác định trách nhiệm của bên bán đối với vấn đề đóng gói, bảo quản
hàng hóa. Theo đó, LTM 1997 ghi nhận “trường hợp bao bì hàng hố khơng được
quy định cụ thể trong hợp đồng thì người bán phải giao hàng với bao bì thường dùng
cho loại hàng này”50. Ngược lại, LTM 2005 không gán trách nhiệm cho người bán
trong việc đảm bảo giao hàng với bao bì thường dùng mà quay về áp dụng các căn
cứ để xem xét hành hóa khơng phù hợp với hợp đồng tại khoản 1 Điều 39 LTM 2005.
Tóm lại, mọi hành vi giao hàng không đảm bảo các yêu cầu về việc đóng gói, bảo
quản mà các bên đã thỏa thuận đều được xem là hành vi giao hàng hóa khơng phù
hợp với hợp đồng.
Như vậy, có thể thấy, hàng hóa phù hợp với hợp đồng là vấn đề quan trọng trong
các giao dịch mua bán hàng hóa. Để đánh giá tính phù hợp của hàng hóa so với hợp
đồng, cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có sự thỏa thuận của các bên về
các điều khoản số lượng, chất lượng, đóng gói, bảo quản,… Nội dung của các thỏa
thuận này trở thành căn cứ quan trọng và được ưu tiên áp dụng để xác định tính phù
hợp của hàng hóa so với hợp đồng. Điều này đặt ra trách nhiệm đối với các bên trong
việc thỏa thuận về các điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng hóa để hạn chế phát
sinh các tranh chấp liên quan đến vấn đề hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng.
1.2 Hàng hóa khơng phù hợp với mục đích sử dụng thơng thường
Vấn đề hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng không chỉ được xem xét trong
trường hợp có sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng mà còn dựa vào các căn cứ
luật định. Cụ thể, trong trường hợp các bên không thỏa thuận, hàng hóa được xem là
khơng phù hợp với hợp đồng khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại
khoản 1 Điều 39 LTM 2005. Sự không phù hợp của hàng hóa thể hiện qua: khơng
phù hợp với mục đích sử dụng thơng thường của hàng hóa cùng chủng loại (điểm a);
khơng phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên bán đã biết hoặc phải biết vào
thời điểm giao kết hợp đồng (điểm b); không phù hợp với chất lượng của mẫu hàng
hóa đã được bên bán giao cho bên mua (điểm c) và không phù hợp về quy cách đóng

gói, bảo quản thơng thường hoặc thích hợp (điểm d).
Có thể thấy, các tiêu chí được quy định tại khoản 1 Điều 39 LTM 2005 đồng thời
chính là những nội dung cơ bản và cần thiết nhất mà các bên quan tâm khi xem xét
tính phù hợp của hàng hóa. Trong đó, tiêu chí về mục đích sử dụng thơng thường
(điểm a) và cách thức đóng gói, bảo quản (điểm d) là căn cứ được áp dụng để xác
định hành vi giao hàng không phù hợp với hợp đồng trong mọi trường hợp51. Tiêu
chí mục đích cụ thể (điểm b) và chất lượng mẫu hàng hóa (điểm c) chỉ được áp dụng
Khoản 2 Điều 60 LTM 1997.
Trần Lê Quốc Cơng, Nguyễn Đào Phương Thúy (2019), “Tính phù hợp của hàng hóa theo Điều 35 Cơng
ước Vienna 1980 (CISG)”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 07 (128), tr. 97.
50
51

17


trong trường hợp đáp ứng các điều kiện có liên quan52. Trường hợp tồn tại mâu thuẫn
giữa nội dung mà các bên thỏa thuận với các tiêu chí luật định thì dựa trên ngun
tắc tơn trọng sự thỏa thuận trong hợp đồng, sự thỏa thuận của các bên luôn được ưu
tiên áp dụng để đánh giá tính phù hợp của hàng hóa so với hợp đồng.
Tiêu chí luật định đầu tiên trở thành căn cứ để xem xét hàng hóa khơng phù hợp
với hợp đồng là dựa vào mục đích sử dụng thơng thường của hàng hóa cùng chủng
loại. Mặc dù quy định trên được ghi nhận tại điểm a khoản 1 Điều 39 LTM 2005
nhưng pháp luật hiện hành lại khơng đưa ra giải thích thế nào là “mục đích sử dụng
thơng thường” và “hàng hóa cùng chủng loại”. Theo từ điển tiếng Việt, thuật ngữ
“thông thường” mang nghĩa là “thường có, thường thấy, khơng có gì đặc biệt”53. Từ
đó, có thể hiểu, mục đích sử dụng thơng thường là mục đích sử dụng thường có,
thường thấy ở hàng hóa, khơng chứa đựng các mục đích đặc biệt. Mục đích sử dụng
thơng thường mang tính phổ biến đối với loại hàng hóa đó và bằng một suy luận logic
cũng có thể khiến cho người nghe biết được mục đích sử dụng này. Chính vì sự thơng

dụng trên, mục đích sử dụng thơng thường có thể khơng được các bên đề cập trong
nội dung của hợp đồng.
Trên thực tế, tồn tại nhiều yếu tố khác nhau để đánh giá mục đích sử dụng thơng
thường của hàng hóa, chẳng hạn: đánh giá chất lượng dựa trên khả năng mua bán của
hàng hóa (“merchantable quality test”); đánh giá hàng hóa dựa trên chất lượng trung
bình (“average quality test”) hay đánh giá hàng hóa dựa trên chất lượng phù hợp
(“reasonable quality test”)54. Trong các yếu tố được đề cập trên, cách thức xác định
bằng việc đánh giá hàng hóa dựa trên chất lượng phù hợp được sử dụng phổ biến hơn
do chứa đựng tính dung hịa của hai cách thức cịn lại. Theo đó, cách thức này khơng
chỉ dừng lại ở việc xem xét giá cả hàng hóa dựa trên tiêu chí thị trường như cách thức
đánh giá khả năng thương mại của hàng hóa mà cịn tiến hành xem xét đến nhiều yếu
tố xung quanh khác. Đồng thời, cách thức đánh giá dựa trên chất lượng phù hợp được
tiến hành một cách linh hoạt chứ không ấn định một tiêu chuẩn cố định như việc xem
xét chất lượng trung bình của hàng hóa. Tuy nhiên, dù được đánh giá bằng cách thức
nào, nội hàm của tiêu chí “mục đích sử dụng thơng thường” vẫn là đối tượng khó xác
định do bản chất “định tính” của khái niệm này. Chính vì vậy, mục đích sử dụng
thơng thường của hàng hóa cần được đánh giá một cách linh hoạt dựa trên từng hoàn
cảnh cụ thể nhằm mang lại kết quả phù hợp nhất.
Ngoài ra, chủng loại hàng hóa cũng là yếu tố mà các cơ quan tài phán sử dụng để
đánh giá sự phù hợp của mục đích sử dụng thơng thường. Tuy nhiên, pháp luật thương
52

Trần Lê Quốc Công, Nguyễn Đào Phương Thúy, tlđd (51), tr.97.
Tr

18


mại hiện hành chưa giải thích về khái niệm “hàng hóa cùng chủng loại”. Khi phân
tích dưới góc độ ngữ nghĩa, “chủng loại” gồm 2 thành tố, bao gồm “chủng” là nguồn

gốc và “loại” là phân loại. Chủng loại là khái niệm dùng để chỉ những nhóm hàng
hóa, sản phẩm có sự tương tự nhau về mặt đặc tính vật lý, cơng dụng. Từ đó, có thể
hiểu, hàng hóa cùng chủng loại là tập hợp nhóm những hàng hóa có sự liên quan chặt
chẽ với nhau, các hàng hóa này có sự giống nhau nhất định về đặc điểm, tính chất,
chức năng. Việc xác định thế nào là hàng hóa cùng chủng loại có thể được chính các
bên trong hợp đồng thỏa thuận hoặc dựa trên quan điểm của cơ quan tài phán đối với
từng vụ việc cụ thể. Ngoài ra, đối với một số mặt hàng nhất định, cơ quan nhà nước
có thể phân chia hàng hóa theo các danh mục hàng hóa với chủng loại khác nhau để
làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa55.
Về pháp luật quốc tế, tồn tại nhiều văn bản ghi nhận các khái niệm có nội hàm
tương tự thuật ngữ “hàng hóa cùng chủng loại”. Ví dụ, tại Điều 1.1 Phần 1 Hiệp định
GATT 1994 có đề cập đến thuật ngữ “sản phẩm tương tự” nhưng không được giải
thích cụ thể. Bên cạnh đó, thuật ngữ “sản phẩm tương tự” cũng được ghi nhận tại
Điều 2.6 Hiệp định ADA56 kèm theo chú thích là “một sản phẩm giống hệt, ví dụ như
giống hệt sản phẩm đang được xem xét về mọi mặt hoặc nếu không tồn tại một sản
phẩm như vậy, một sản phẩm khác dù không tương đồng về mọi mặt, nhưng có những
đặc điểm tính chất rất giống với sản phẩm đang được xem xét” 57. Có thể thấy, việc
xác định tính tương tự của hàng hóa cũng được tiến hành khi xem xét sự giống nhau
về đặc điểm, tính chất của hàng hóa. Ngồi ra, trong một số trường hợp, việc phân
loại hàng hóa thành các sản phẩm tương tự còn được xem xét dựa vào yếu tố tính
năng sử dụng của hàng hóa58. Mặc dù không đề cập một cách trực tiếp nhưng thơng
qua việc ghi nhận và giải thích các khái niệm có tính chất tương đồng phần nào giúp
xác định rõ hơn nội hàm của khái niệm “hàng hóa cùng chủng loại”. Có thể thấy,
tương tự như mục đích sử dụng thơng thường, việc xác định thế nào là hàng hóa cùng
chủng loại cũng được xem xét đối với từng hàng hóa nhất định, dựa trên từng vụ việc
cụ thể do khơng được pháp luật giải thích cụ thể.
Trong nhiều trường hợp, nội dung của hợp đồng chỉ mô tả về các đặc điểm chung
của hàng hóa mà khơng đề cập đến mục đích sử dụng của hàng hóa. Khi đó, mặc dù
các bên khơng có thỏa thuận nhưng bên bán vẫn phải có trách nhiệm giao hàng hóa
phù hợp với mục đích sử dụng thơng thường của hàng hóa cùng chủng loại. Trường

hợp bên bán giao hàng hóa khơng phù hợp với mục đích sử dụng thơng thường của
Khoản 1 Điều 26 Luật Hải quan (Luật số 54/2014/QH13) ngày 23/6/2014.
ADA là tên viết tắt theo Tiếng Anh của Anti-dumping Agreement, có nghĩa là Hiệp định về Chống bán phá
giá.
57
Nguyễn Lê Kim Ngọc, tlđd (1), tr. 25.
58
Nguyễn Lê Kim Ngọc, tlđd (1), tr. 25-26.
55
56

19


hàng hóa cùng chủng loại sẽ cấu thành hành vi giao hàng không phù hợp với hợp
đồng. Với quy định trên, pháp luật theo hướng bảo vệ quyền lợi của bên mua trước
hành vi giao hàng không phù hợp của bên bán.
Nhìn chung, việc LTM 2005 và CISG ghi nhận mục đích sử dụng thơng thường
của hàng hóa cùng chủng loại làm tiêu chí xem xét để đánh giá tính phù hợp của hàng
hóa với hợp đồng là hồn tồn hợp lý. Bởi lẽ, mục đích sử dụng thơng thường là
những mục đích cơ bản, thường có của hàng hóa mà bên bán tất yếu phải đáp ứng khi
giao hàng. Mục đích sử dụng thơng thường khơng đồng nghĩa với việc hàng hóa phải
hồn hảo hay khơng có khuyết điểm, trừ trường hợp sự hoàn hảo là cần thiết để đáp
ứng mục đích sử dụng thơng thường59. Do vậy, tiến hành phân tích tiêu chí này sẽ
góp phần làm rõ các căn cứ đánh giá hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng.
1.3 Hàng hóa khơng phù hợp với mục đích cụ thể
Trong một số trường hợp, vào thời điểm giao kết hợp đồng, bên mua yêu cầu bên
bán giao hàng hóa chứa đựng các mục đích cụ thể nhằm đáp ứng những nhu cầu nhất
định của mình. Lúc này, trách nhiệm đặt ra đối với bên bán không chỉ dừng lại ở việc
giao hàng hóa phù hợp mục đích sử dụng thơng thường mà cịn phải đáp ứng các mục

đích cụ thể khác. Theo đó, pháp luật quy định trong trường hợp các bên khơng có
thỏa thuận, hàng hóa được xem không phù hợp với hợp đồng nếu hàng được giao
khơng phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc
bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng60. Bằng việc ghi nhận quy định tại
điểm b khoản 1 Điều 39 LTM 2005, mục đích cụ thể đã trở thành một trong các căn
cứ để đánh giá tính phù hợp của hàng hóa so với hợp đồng. Như vậy, tiêu chí “mục
đích cụ thể” chỉ trở thành căn cứ để xem xét tính phù hợp của hàng hóa so với hợp
đồng khi các bên có đề cập về “mục đích cụ thể” trong q trình đàm phán, giao kết
hợp đồng.
Pháp luật hiện hành khơng giải thích về khái niệm “mục đích cụ thể”. Việc xác
định nội hàm của thuật ngữ này chủ yếu dựa vào sự thể hiện của các bên khi thiết lập
quan hệ mua bán hàng hóa. Tiếp cận dưới góc độ ngữ nghĩa, từ điển Tiếng Việt giải
thích “cụ thể” mang nghĩa là “được xác định rõ ràng, riêng biệt, khơng mang tính
khái qt”61. Từ đó, có thể hiểu, mục đích cụ thể là mục đích được xác định rõ ràng,
riêng biệt, khơng mang tính khái quát, chung chung. Khi đề cập về mục đích cụ thể
đồng nghĩa với việc bên mua mong muốn hàng hóa được giao đến chứa đựng những
tính năng nhất định, phù hợp với các yêu cầu riêng biệt mà bên mua đặt ra.

59

UNCITRAL, Digest of Article 35 case law, 2012 UNCITRAL Digest of case law on the International Sale
of Goods.
60
Điểm b khoản 1 Điều 39 LTM 2005.
61
Viện ngôn ngữ học, tlđd (21), tr. 220.

20



×