Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Giải quyết đình công thông qua thương lượng và hòa giải theo pháp luật việt nam so sánh với pháp luật thụy điển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.85 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC LUẬT

KHOA LUẬT

HÀ NỘI

ĐẠI HỌC LUND

ĐẠI HỌC LUẬT

TP. HO CHi MINH

LE HUYNH PHUONG CHINH

GIẢI QUYẾT ĐÌNH CƠNG THƠNG QUA
THƯƠNG LƯỢNG VÀ HÒA GIẢI
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM - SO SÁNH VỚI

PHÁP LUẬT THỤY ĐIỂN

Chuyên ngành: LUẬT QUỐC TẾ VÀ SO SÁNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

aa. | i

TRUONG DAIHQC LUAT TPHOM] | Finaaminnts
Pata Te


00009gp0


Người hướng dẫn khoa học:

TS.TRẦN HOÀNG

HẢI và GS.TS. BIRGITTA NYSTROM

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009


Loi cam doan.
Tôi xin cam đoan bản luận văn là kết quả học tập, nghiên cứu và tích lũy
trong quá trình cơng tác. Các số liệu trong luận văn là trung thực.
Tác giả luận văn.
Lê Huỳnh Phương Chỉnh


DANH MUC TU VIET TAT
-Bộ luật Lao động Việt Nam: Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 1994 (sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006.2007).

-Đạo

luật

MBL:

Đạo

luật Co-Determination


1976:580) (sửa đổi, bổ sung 1991, 2000).

in the

Workplace

1976

(SFS

-EC: European Committee.

-ILO:

Té chức Lao động thế giới.

-LO: The Trade Union Confederation (Lands-Organisation): Liên minh các tổ
chức Cơng đồn.

-OECD: Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển.

-SAF: Liên minh các tổ của những người sử dụng lao động. Ngày nay, SAF đã đổi
tên thành Liên minh các doanh nghiệp Thụy Điển (SN).


MỤC LỤC
Thụy Điền
1.1.1 Khái qt q trình hình thành, hồn thiện pháp luật về đình cơng và giải quyết đình
cơng ở Việt Nam.


1.2.

Khái niệm chung về đình cơng.

1.2.1 Khái niệm về đình cơng dưới góc độ kinh tế xã h:
1.2.2 Khái niệm đình cơng theo pháp luật lao động Việt Nam
1.2.3 Khái niệm đình cơng theo pháp luật lao động Thụy Điể
1.2.4 Tham khảo kinh nghiệm của pháp luật Thụy Điển trong việc hoàn thiện khái niệm
DU 011............0....2.....2092002./0214010241//0/.105511
0104110221122 x xu 22.
lsi 2

13 - Giới thiệu một số quan điểm về giải quyết đình cơng và khái qt về giải quyết đình

cơng theo pháp luật lao động Việt Nam và pháp luật Thụy Điễn.................................. 26
1.3.1 Một số quan điểm chung về giải quyết đình GŨNH 2171)
.01. 707010900
. 7 26
1.3.2 Khái quát về giải quyết đình cơng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Thụy

DU...

2.1

...s....... 570. là CUIẾN TY 0A VD TƯ TT ee eaten eam 31

Giải quyết đình cơng bằng thương lượng theo pháp luật lao động Việt Nam và pháp

luật Thụy Điển
2.1.1.

2.1.2.
2.2

Giải quyết đình cơng bằng thương lượng theo pháp luật lao động Việt Nam.
Giải quyết đình cơng bằng thương lượng theo pháp luật Thụy Điển..................
Tham khảo kinh nghiệm từ pháp luật Thụy Điển trong việc hoàn thiện pháp luật

Việt Nam về giải quyết đình cơng bằng thương lượng.
3.1

Giới thiệu về phương thức giải quyết đình cơng bằng hịa giải theo pháp luật Việt

3.3 Tham khảo kinh nghiệm pháp luật Thụy Điển nhằm hồn thiện pháp luật giải

đình cơng bằng hòa giải ở Việt Nam

quyết

3.3.1 Giới thiệu phương thức giải quyết đình cơng bằng hịa giải theo pháp luật Thụy

Điển

3.3.2

Tham khảo pháp luật Thụy Điển nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết đình

_ cơng bằng hịa giải ở Việt Nam


Trang 1


Luận văn thạc sỹ: Giải quyết đình cơng thơng qua thương lượng và hòa giải

theo pháp luật Việt Nam-so sánh với pháp luật Thụy Điễn

LOI NOI DAU
1. Lý do chọn đề tài:
Đối với nền kinh tế thị trường, yếu tố ổn định trong mối quan hệ lao động giữa

người sử dụng lao động và người lao động chỉ mang tính chất tương đối. Sự hịa hợp

của các chủ thể này bị chỉ phối bởi yêu cầu đối ứng về quyền, lợi ích của mỗi bên. Với

vai trị quản lý xã hội, đảm bảo lợi ích cơng cộng, nhà nước sẽ thông qua hệ thống pháp

luật và bộ máy quyền lực để tác động vào quan hệ lao động nhằm củng cố yếu tố hài
hòa, ổn định của mối quan hệ này, trên cơ sở đó, tạo điều kiện duy trì hoạt động sản

xuất kinh doanh, phát triển kinh tế.

Sau Đại hội VI của Đảng năm 1986, Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới, chuyển
đổi từ cơ chế quản lý kinh tế từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường theo định

hướng xã hội chủ nghĩa. Chính chủ trương cái cách kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi
cho thị trường lao động phát triển, tạo ra sự đa dạng trong quan hệ lao động. Song
song, khi mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trở nên đa dạng

hơn, các tranh chấp về quyền, lợi ích nảy sinh giữa các bên cũng được thể hiện theo
nhiều hình thức hơn so với trước đây. Trong bối cảnh đó, đình cơng xuất hiện như một


hiện tượng mới của nền kinh tế thị trường, xảy ra trong trường hợp tranh chấp lao động

tập thể đã đến mức đỉnh điểm.

Như vậy, đình cơng vốn là hiện tượng khách quan, tồn tại tất yếu trong nền kinh tế

thị trường. Trên thực tế, sự xuất hiện của nó sẽ ảnh hưởng đến tính ổn trong lĩnh vực

lao động, mơi trường kinh doanh và trật tự an tồn xã hội. Do đó, việc ghi nhận hiện

tượng đình cơng và trên cơ sở này, thiết lập nên hệ thống quy phạm pháp luật để giải

quyết đình cơng là u cầu tắt yếu. Quan điểm của Đảng và nhà nước ta là pháp luật
lao động về đình cơng và giải quyết đình cơng vừa phải đảm bảo quyền đình cơng hợp

pháp của tập thể người lao động, vừa phải củng có sự thống nhất và ổn định tương đối

trong quan hệ lao động góp phần hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng
này.

Trong những năm gần đây, các cuộc đình cơng xảy ra ngày càng nhiều, mức độ
ngày càng phức tạp. Trong khi đó, pháp luật thực định về đình cơng và giải quyết đình

SVTH: Lê Huỳnh Phương Chỉnh

GVHD: Ts. Tran Hoang Hai-Gs.Ts Birgitta Nystrom


Trang 2
Luận văn thạc sỹ: Giải quyết đình cơng thơng qua thương lượng và hòa giải

theo pháp luật Việt Nam-so sánh với pháp luật Thụy Dién

cơng ở Việt Nam cịn mới và ít. Điều này dẫn đến việc nhận dạng đình cơng và giải
quyết hiện tượng này trên thực tế còn nhiều vướt mắc do thiếu cơ sở pháp lý hoặc quy
định pháp luật kém khả thi. Trong điều kiện đó, việc nghiên cứu về đình cơng và đặc

biệt là giải quyết đình cơng là vẫn đề mang tính chất thời sự, có ý nghĩa cả về bình diện
lý luận, bình diện thực tiễn, góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của người sử dụng lao

động, tập thể người lao động, ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội theo định
hướng xã hội chủ nghĩa
Trong phạm vi chương trình học, tác giả đã được tạo điều kiện nghiên cứu về pháp

luật Thụy Điển với hệ thống pháp luật lao động về giải quyết đình cơng bằng thương
lượng, hòa giải phát triển từ rất sớm và rất hiệu quả. Tác giả nhận thấy, tương tự như
Việt Nam, đình cơng, giải quyết đình cơng ở Thụy Điển cũng được xem là một trong
những vấn đề trọng tâm có ảnh hưởng đặc biệt đến mối quan hệ lao động, và đời sống
kinh tế xã hội. Thiết nghĩ, việc nghiên cứu so sánh đối chiếu một số nội dung quan
trọng về đình cơng và giải quyết đình cơng giữa pháp luật lao động Việt Nam và Thụy
Điễn sẽ rất hữu ích cho q trình hồn thiện pháp luật đình cơng, giải quyết đình cơng
của nước nhà.

Xuất phát từ những lý do trên, người viết đã chọn đề tài:
“Giải quyết đình cơng bằng thương lượng, hòa giải theo pháp luật lao động Việt

Nam-so sánh với pháp luật Thụy Dién”.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Tác giả mong muốn đối chiếu giữa pháp luật lao động Việt Nam và Thụy Điển để
làm sáng tỏ về mặt lý luận một số vấn đề quan trọng thuộc về đình cơng và giải quyết


đình cơng dưới góc độ điều chỉnh pháp luật. Trên cở đó, luận văn sẽ đề cập đến những

bat cập hạn chế trong pháp luật Việt Nam về những vấn đề đã nêu, đề xuất phương

hướng, giải pháp nhằm góp phần hồn thiện pháp luật lao động đình cơng, giải quyết

đình cơng, từng bước thiết lập nên cơ chế áp dụng có hiệu quả ở Việt Nam trong tương,
lai.

Mục đích nghiên cứu nói trên được cụ thẻ hóa bằng việc giải quyết những nhiệm vụ

cụ thể sau:

SVTH: Lê Huỳnh Phương Chỉnh

GVHD: Ts. Trần Hoàng Hải-Gs.Ts Birgitta Nystrom


Trang 3
Luận văn thạc sỹ: Giải quyết đình cơng thơng qua thương lượng và hòa giải
theo pháp luật Việt Nam-so sánh với pháp luật Thụy Điển

-Nghiên cứu những vấn đề có tính chất khái qt về đình cơng và giải quyết đình

cơng như khái niệm đình cơng, những phương thức chủ yếu đề giải quyết đình cơng.
Nhiệm vụ nghiên cứu này được tiến hành trên cơ sở so sánh đối chiếu giữa pháp luật
Viét Nam và pháp luật Thụy Điền.
- Nghiên cứu có so sánh, đối chiếu giữa khái niệm đình cơng theo pháp luật lao
động Việt Nam với Thụy Điển thơng qua trình bày và phân tích những dấu hiệu của

hiện tượng đình cơng.
“Nghiên cứu phương thức giải quyết đình cơng thơng qua thương lượng và hịa giải.

Đây vốn là những phương thức giải quyết đình cơng có tính chất truyền thống, được
pháp luật Thụy Điễn thiết lập và hồn thiện từ thế kỷ mười chín!, mang lại hiệu quả rất

cao trong giải quyết đình cơng trên thực tiễn. Do vậy, từ góc độ so sánh việc áp dụng
hai phương thức giải quyết đình cơng này theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Thụy

Điền, tác giả sẽ thực hiện nhiệm vụ trình bày, phân tích cụ thể những quy định, thực

trạng tồn tại của giải quyết đình cơng bằng thương lượng, hòa giải trong pháp luật lao
động Việt Nam.

-Đề xuất phương hướng, kiến nghị để hoàn thiện pháp luật liên quan đến khái niệm

đình cơng, giải quyết đình cơng bằng thương lượng và hịa giài.
3. Phạm vi nghiên cứu:

Một cách khái quát, phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ bao gồm pháp luật về đình

cơng và giải quyết đình cơng bằng thương lượng, hịa giải ở Việt Nam và Thụy Điển.

Trong đó, những nội dung mà tác giả sẽ nghiên cứu trong luận văn sẽ giới hạn trong
phạm vi sau:

-Khái niệm đình cơng và vấn đề chuẩn hóa khái niệm đình cơng theo pháp luật lao
động Việt Nam và Thụy Điển;
-Những vấn đề giải quyết đình cơng thông qua thương lượng theo pháp luật lao
động Việt Nam và Thụy Điển, so sánh, nhận xét đánh giá, đề xuất phương hướng;

- Những vấn đề giải quyết đình cơng thơng qua hịa giải theo pháp luật lao động
Việt Nam và Thụy Điền; so sánh, nhận xét đánh giá, đề xuất phương hướng;

' Xem nội dung trình bày èụ thể ở phần 1.1 chương 1 của luận văn.

SVTH: Lê Huỳnh Phương Chinh

GVHD: Ts. Tran Hoàng Hải-Gs.Ts Birgitta Nystrom


Trang 4

Luận văn thạc sỹ: Giải quyết đình cơng thơng qua thương lượng và hòa giải

theo pháp luật Việt Nam-so sánh với pháp luật Thụy Điễn

Trong giới hạn về mặt thời gian, số lượng trang, phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ
không bao gồm:
-Các điều kiện hợp pháp của đình cơng;
-Khái niệm và vấn đề giải quyết hiện tượng đình cơng vì mục đích chính trị;
-Các nội dung liên quan đến vấn đề đình cơng trong lĩnh vực cơng. quyền;

-Vấn đề giải quyết đình cơng thơng qua tịa án.

4. Tình hình nghiên cứu hiện nay về vấn đề đình cơng:

Trước khi tìm hiểu vấn đề đình cơng và giải quyết đình cơng, trong giới hạn tìm

hiểu của mình, tác giả nhận thấy có khá nhiều cơng trình khoa học, đề tài nghiên cứu
về vấn đề này, cụ thể bao gồm:


-Tác giả Hoàng Xuân Trường, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, với đề tài “Đình
cơng và giải quyết các cuộc đình cơng” thực hiện năm 2001;
-Tác giả Đinh Văn Sơn, Bộ Lao động-Thương Binh và Xã hội, với công trình

nghiên cứu về ““Đình cơng và giải quyết đình cơng theo pháp luật lao động Việt Nam
hiện hành” thực hiện năm 2002;

-Tác giả Phạm Huy Tâm, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, khoa Luật, với cơng

trình nghiên cứu về “Một số vấn đề pháp lý về đình cơng và giải quyết đình cơng theo
pháp luật Việt Nam”, thực hiện năm 2006;

-Tác giả Đỗ Ngân Bình, Trường Đại học Hà Nội với cơng trình nghiên cứu về
“Pháp luật về đình cơng và giải quyết đình cơng ở Việt Nam”, thực hiện năm 2006.

Trong phạm vi hiểu biết của mình, người viết muốn tiếp tục đề cập đến nội dung

đình cơng và việc giải quyết nó theo góc độ so sánh giữa những quy định của pháp luật

lao động Việt Nam và pháp luật lao động Thụy Điền. Điều này như một hướng tiếp cận
mới, góp phần tạo nên cái nhìn tồn diện hơn về vấn đề đình cơng, trên cơ sở đó, góp

phần hồn thiện, tăng tính khả thi của những quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề
đình cơng và giải quyết đình cơng ở Việt Nam.

SVTH: Lê Huỳnh Phương Chỉnh

GVHD: Ts. Trần Hoàng Hải-Gs.Ts Birgitta Nystrom



Trang 5

Luận văn thạc sỹ: Giải quyết đình cơng thơng qua thương lượng và hòa giải
theo pháp luật Việt Nam-so sánh với pháp luật Thụy Điển

5. Phuong pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu như sau:

-Phương pháp tổng hợp

-Phương pháp phân tích

-Phương pháp đối chiếu (so sánh)
-Phương pháp liệt kê.
6. Những đóng góp chính và ý nghĩa của luận văn:

Trên cơ sở so sánh, đối chiếu giữa pháp luật lao động Việt Nam và Thụy Điển,
luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về đình cơng và giải quyết đình

cơng dưới góc độ điều chỉnh pháp luật.
Luận văn còn đưa ra những nhận xét cần thiềt trên cơ cở so sánh, phân tích quy

định định pháp luật về khái niệm đình cơng, giải quyết đình cơng bằng thương lượng,

hịa giải, đồng thời, tác giả góp phần đánh giá về thực tiễn áp dụng những phương thức
giải quyết đình cơng đã nêu.
Luận văn đề xuất những kiến nghị, giải pháp mang tính chất định hướng nhằm


góp phần hồn thiện khái niệm đình cơng, cơ chế giải quyết có hiệu quả hiện tượng
đình cơng thơng qua thương lượng, hòa giải.

5. Bố cục của đề tài: phù hợp với mục đích, phạm vi nghiên cứu, luận văn bao gồm 5
phần, cụ thể như sau:
Lời nói đầu: Giới thiệu khái quát về nội dung của luận văn.

Chương 1: Khái qt chung về đình cơng và giải quyết đình cơng.

Trong phần này, tác giả trình bày hai nội dung chủ
- Khái niệm về đình cơng theo pháp luật Việt Nam;
so sánh với khái niệm đình cơng được nêu trong pháp
tác giả đề xuất một số quan điểm hoàn thiện khái niệm
Nam.

yếu:
phân tích khái niệm trên cơ sở
luật THụy Điển; thơng qua đó,
đình cơng trong pháp luật Việt

-Giới thiệu các quan điểm về giải quyết đình cơng; trình bày, phân tích các
phương thức giải quyết đình cơng được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam và so sánh

với pháp luật Thụy Điền.

SVTH: Lê Huỳnh Phương Chỉnh

GVHD: Ts. Trần Hoàng Hải-Gs.Ts Birgita Nystrom



Trang 6
Luận văn thạc sỹ: Giải quyết đình cơng thơng qua thương lượng và hòa giải
theo pháp luật Việt Nam-so sánh với pháp luật Thụy Điễn
Chương 2: Giải quyết đình công bằng thương lượng.

Nội dung này bao gồm hai vấn đề chính:
~Trình này, phân tích hình thức giải quyết đình công bằng thương lượng theo pháp

luật lao động Việt Nam; nêu những vấn đề cần hoàn thiện đối với phương thức giải
quyết đình cơng thơng qua thương lượng.

-Giới thiệu khái quát về hình thức thương lượng theo pháp luật Thụy Điển; phân
tích những ưu điểm của quy định pháp luật Thụy Điển đối với phương thức này; trên
cơ sở so sánh, tham khảo có chọn lọc tính ưu việt của phương thức thương lượng trong

pháp luật Thụy Điền, đề xuất những quan điểm để hồn thiện phương thức giải quyết
đình công bằng thương luợng trong pháp luật lao động Việt Nam.
Chương 3: Giải quyết đình cơng bằng hịa giải.

Trong nội dung này, tác giả đề cập hai vấn đề chính:
-Khái quát quy định của pháp luật lao động Việt Nam về giải quyết đình cơng
bằng hịa giải; nêu, phân tích những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện trong việc áp dụng

phương thức này để giải quyết đình cơng.

-Trình bày, phân tích hình thức giải quyết đình cơng bằng hịa giải theo pháp luật

Thụy Điển trên cơ sở so sánh, tiếp thu có định hướng và chọn lọc, đề xuất một số ý

tưởng để phát triển hình thức giải quyết đình cơng bằng hịa giải ở Việt Nam.

Kết luận: Tổng kết lại những nội đã trình bày trong luận văn.

Trong quá trình nghiên cứu, người viết đặc biệt cảm ơn sự nhiệt tình của Thầy
hướng dẫn-Tiến sĩ Trần Hồng Hải- đã gợi mở rất nhiều vấn đề liên quan đến nội dung

nghiên cứu của người viết, cũng như đã cho thấy hướng tiếp cận mới về đình cơng và

giải quyết đình cơng theo pháp luật lao động Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng đặc

biệt cảm ơn sự hướng dẫn của Cô giáo đồng hướng dẫn-Giáo sư, Tiến sĩ
Birgitta.Nystrom, khoa Luật trường Đại học Lund,Thụy Điển. Do giới hạn về mặt
chuyên môn và kinh nghiệm nên đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
sự đóng góp của Quý Thầy cô, đồng nghiệp và những người cùng quan tâm về vấn đề
đình cơng và giải quyết đình cơng.
Xin chân thành cảm ơn.

SVTH: Lê Huỳnh Phương Chỉnh

GVHD: Ts. Tran Hoàng Hải-Gs.Ts Birgitta Nystrom


Trang 7
Luận văn thạc sỹ: Giải quyết đình cơng thơng qua thương lượng và hòa giải
theo pháp luật Việt Nam-so sánh với pháp luật Thụy Điễn

Chương 1:

KHÁI QUÁT CHUNG VÈ ĐÌNH CƠNG VÀ GIẢI QUT ĐÌNH CƠNG
1.1 Khái qt pháp luật lao động về đình cơng và giải quyết đình cơng ở Việt Nam


và Thụy Điền
111

Khái qt q trình hình thành, hồn thiện pháp luật lao động về
đình cơng và giải quyết đình cơng ở Việt NamẺ

Ở Việt Nam, ngay từ khi thiết lập chính thể dân chủ cộng hịa, đình cơng đã

được đề cập ở góc độ pháp luật thực định. Sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947 do Chủ tịch
Hồ Chí Minh ký, quy định những giao dịch về việc làm công giữa các chủ nhân Việt

Nam hay người ngoại quốc và công dân Việt Nam làm tại các xưởng kỹ nghệ hầm mỏ,

thương điếm và các nhà làm nghề tự do, quy định “Cơng nhân có qun tự do kết hợp

và bãi cơng”Š.

Những năm sau đó, do đặc trưng của điều kiện kinh tế xã hội tập trung bao cấp,

vấn đề đình cơng khơng được ghi nhận trong quan hệ lao động của lĩnh vực kinh tế

quốc doanh và pháp luật lao động. Khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới theo
Nghị quyết VI Đại hội Đảng năm 1986, chuyển đổi từ cơ chế quản lý nền kinh tế bằng
phương thức kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, từ đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, việc đa dạng hóa các quan hệ lao
động tương ứng với đa dạng hóa các thành phần kinh tế đã đặt ra yêu cầu phải thiết lập
nên cơ sở pháp lý về đình cơng và việc giải quyết hiện tượng này khi nó xảy ra trong
lĩnh vực lao động.
Năm


1994, Quốc Hội thơng qua Bộ luật Lao động, trong đó, chương XIV (từ

điều 157 đến 179) quy định về tranh chấp lao động và đình cơng. Năm 1996, Ủy Ban

Thường Vụ Quốc Hội thông qua Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động.
Theo đó, Pháp lệnh này bao gồm hai nội dung chủ yếu: phần thứ nhất quy định thủ tục
giải quyết các tranh chấp lao động, phần thứ hai quy định thủ tục giải quyết các cuộc

? Tổng hợp từ Đỗ Ngân Bình, (2007), “Một số ý kiến về việc sửa đổi, bỗ sung Bộ luật Lao động (Phần tranh chấp
lao động và đình cơng)”, Tạp chí “Nhà nước và Pháp

luật”, (số 6), trang 45-45; Phạm Công Bảy, (2003),

“Một
nội dung cơ bản của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động”, Tạp chí “Dân chủ và Pháp luật”,

136 (Số 7), trang 58-69.
` Xem điều 174, chương 8 của Sắc lệnh 29/SL (12/3/1947).

SVTH: Lê Huỳnh Phương Chỉnh

GVHD: Ts. Tran Hoang Hai-Gs.Ts Birgitta Nystrom

số


Trang 8

Luận văn thạc sỹ: Giải quyết đình cơng thơng qua thương lượng và hòa giải


theo pháp luật Việt Nam-so sánh với pháp luật Thụy Điển

đình cơng. Đến năm 2002, Bộ luật Lao động được sửa đổi bổ sung nhưng khơng có sự

thay đổi đáng kể nào trong số các quy định về tranh chấp lao động và đình cơng. Trong

khi đó, những quy định về đình cơng, giải quyết đình cơng đã bộc lộ nhiều bất cập sau
một thời gian triển khai thực hiện. Cụ thể, Bộ luật Lao động 1994 chưa đưa ra những

khái niệm về các loại tranh chấp lao động tập thẻ, khái niệm đình cơng...Điều này dẫn
đến sự không thống nhất trong cách hiểu và giải thích để áp dụng quy định pháp luật
lao động đối với những van đề về đình cơng. Ngồi ra, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết

các tranh chấp lao động tuy đã thiết lập những quy định về thủ tục giải quyết đình cơng
nhưng chủ yếu chỉ đề cập đến giải quyết đình cơng tại tịa án và kém khả thi trong thực
tiễn áp dụng. Những vấn đề này đã dẫn đến hiện tượng thiếu cơ sở pháp lý để xem xét
hiện tượng đình cơng khi nó diễn ra; đồng thời, hầu hết các cuộc đình cơng đều khơng

được giải quyết theo thủ tục luật định." Do vậy, việc sửa đổi, bổ sung các quy định về
tranh chấp lao động và đình cơng là u cầu cần thiết, khách quan.

Tháng 8 năm 2005, Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội đã trình Chính phủ Dự

thảo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các cuộc đình cơng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho
rằng những quy định trong Dự thảo có nhiều điểm khơng phù hợp với Bộ luật Lao

động. Vì vậy, các cơ quan có thảm quyền đã đi đến quyết định phải sửa đổi, bổ sung

phần tranh chấp lao động và đình cơng trong Bộ luật Lao động để kịp thời đáp ứng


những đòi hỏi của thực tiễn.

Ngày 29 tháng 11 năm 2006, tại kỳ họp thứ 10, khóa XI, Quốc Hội đã thông
qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động (tạm gọi là Bộ luật Lao

động 2006), có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2007-thời điểm các quy định về

đình cơng và giải quyết đình cơng tại phần thứ hai của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết

các tranh chấp lao động năm 1996 chấm dứt hiệu lực. Bộ luật Lao động 2006 đã bỏ
sung thêm 21 điều mới, sửa đổi 21 trên tổng số 23 điều trong chương XIV quy định về
tranh chấp lao động và đình cơng của Bộ luật Lao động 2002. Theo đó, hầu hết các nội
dung cơ bản của vấn đề tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động từ định

nghĩa, thâm quyền, thời hiệu, thủ tục giải quyết đã sửa đổi, bổ sung. Đồng thời, vấn đề
đình cơng và giải quyết đình cơng, vốn thu hút sự quan tâm của giới sử dụng lao động,

* Tổng Liên đoàn Lao động, (2003), “Báo cáo số 111 1/TLD về đình cơng”, Hà Nội.
SVTH: Lê Huỳnh Phương Chinh

GVHD: Ts. Tran Hoàng Hải-Gs.Ts Birgitta Nystrom


Trang 9
Luận văn thạc sỹ: Giải quyết đình cơng thơng qua thương lượng và hoa giải
theo pháp luật Việt Nam-so sánh với pháp luật Thuy Dién

tập thể người lao động và được thảo luận sôi nổi trong các kỳ họp Quốc Hội cũng đã
được đề cập ở chương XIV của Bộ luật Lao động 2006.
Một cách khái quát, quy định pháp luật về đình cơng và giải quyết đình cơng

được ghi nhận ngay trong giai đoạn khai sinh chính thể Việt Nam dân chủ cơng hịa.

Sau thời gian gián đoạn do định hướng kinh tế xã hội, đình cơng và giải quyết đình

cơng đã được ghi nhận lại trong Bộ luật Lao động Việt Nam 1994 khi cơ chế kinh tế thị
trường có định hướng xã hội chủ nghĩa được mở ra. Cùng với q trình hồn thiện Bộ

luật Lao động qua từng thời kỳ, quy định về đình cơng và giải quyết đình cơng cũng

được sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu thực tiễn của quan hệ lao động trong đời sống kinh
tế, xã hội.
1.12

Khái quát các giai đoạn phát triển của pháp luật đình cơng và giải
quyết đình cơng ở Thụy Điển

Pháp luật về đình cơng ở Thụy Điển được khai sinh vào giai đoạn cuối những

năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cùng với sự hình thành tổ chức Liên Minh Cơng

Doan (The Trade Union Confederation, sau day viết tắt là LO) va Lién minh những
ngưởi sử dụng lao động (The Employers Confederation (SAF). Năm 1906, LO và SAF

thiết lập nên “Thỏa ước tháng 12 năm 1906” ghi nhận những cam kết chính thức đầu
tiên giữa hai tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động và người lao động. Thỏa ước

có giá trị áp dụng bắt buộc đối với cả hai phía về những vấn đề liên quan đến tình trạng

ngừng việc tập thể do người lao động thực hiện nhằm phản ứng lại việc giới chủ sa thải


công nhân. Đồng thời, đặc quyền của người sử dụng lao động cũng được thoả ước giới
han cy thé. Theo đó, phía sử dụng lao động có tồn quyền trực tiếp tuyển dụng, tự do
phân công lao động. Tuy nhiên, việc sa thải công nhân phải tuân thủ theo các quy định
nêu trong thỏa ước tháng 12 năm 1906.

Đến 1938, một thỏa ước quan trọng khác tiếp tục được LO và SAF thiết lập nên
để tiếp nối vai trò của thỏa ước năm 1906-thỏa ước Satlsjobaben 1938 (ngun văn

tiếng Thụy Điển, khơng có từ tiếng Anh thay thế). Mặc dù vậy, “Thỏa ước tháng 12
năm 1906” được xem như nền tảng để xây dựng nên mơ hình về thương lượng giải
Ê Ngày nay đổi tên thành Cofederation of Swedish Enterprise, viết tắt là SN.

SVTH: Lê Huỳnh Phwong Chinh

GVHD: Ts. Tran Hoang Hai-Gs.Ts Birgitta Nystrom


Trang 10

Luận văn thạc sỹ: Giải quyết đình cơng thơng qua thương lượng và hòa giải
theo pháp luật Việt Nam-so sánh với pháp luật Thụy Điển

quyết đình cơng sau này . Cho đến nay, những thỏa ước lao động tập thể trong nhiều

lĩnh vực ở Thụy Điển vẫn được thương lượng và tiến hành ký kết dựa trên nền tảng các
nội dung của Thỏa ước tháng 12 năm 1906.
Có thể nói, thỏa ước tháng 12 năm 1906 cịn có ý nghĩa lịch sử đặc biệt quan

trọng trong lịch sử hình thành và phát triển pháp luật đình cơng và giải quyết đình cơng


ở Thụy Điển. Thơng qua việc ký kết thỏa ước, các bên trong quan hệ lao động đã đạt
được sự đồng thuận để thiết lập nên những căn cứ mang tính chất pháp lý (có tính bắt
buộc thi hành) liên quan đến tranh chấp lao động tập thẻ, đình cơng và giải quyết đình

cơng. Nói cách khác, thỏa ước mà LO và SAF đạt được đã xâu chuỗi những nguyên tắc
trong lĩnh vực lao động thành hệ thống để bước đầu hình thành nên cơ sở pháp lý về
đình cơng và giải quyết đình cơng. Trên cơ sở đó, Đạo luật về Hịa giải được ban hành

năm 1906 (sau đó được thay thế bằng đạo luật ban hành năm 1920). Những văn bản
pháp luật thực định sau này cũng là sản phẩm “luật hóa” những thỏa thuận mà các bên

đạt được trong quan hệ lao động. Tiếp nói, năm 1928, Đạo luật về Thỏa ước lao động

tập thể và vấn đề đình cơng hình thành, song song, tịa án lao động Thụy Dién cing
được thiết lập vào thời gian này. Đến năm 1936, Đạo luật về thương lượng tập thể và
bảo đảm quyền tự do tham gia các tổ chức trong lĩnh vực lao động được ban hành.
Hiện tại, văn bản pháp luật chủ yếu để điều chỉnh múi liên hệ giữa người sử dụng lao
động và người lao động là Đạo luật Co-Determination (viết tắt là đạo luật MBL). Đạo

luật này bao gồm những quy định điều chỉnh vấn đề đình cơng, thương lượng, hịa giải
và được áp dụng kể cả trong lĩnh vực công quyền. Đây là đạo luật được ban hành năm

1976- giai đoạn ghỉ nhận sự thay đổi quan trọng của hiện tượng đình cơng nói riêng và
lĩnh vực lao động nói chung.
Trong những năm 1970, cùng với sự gia tăng của lực lượng lao động nữ vào thị

trường lao động, đình cơng cũng diễn ra trong cả lĩnh vực công. Vấn đề đặt ra cho tổ

chức cơng đồn và nhà lập pháp là phải vừa đảm bảo quyền đình cơng của các chủ thể


trong quan hệ lao động, vừa đảm bảo sự an tồn cho thị trường lao động. Kết quả là,
đình cơng được phân hóa theo hai lĩnh vực cơng và lĩnh vực lao động cịn lại ngồi lĩnh
vực cơng. Pháp luật lao động hiện hành của Thụy Điển cũng phản ánh giai đoạn lịch sử

phát triển này thông qua việc phân biệt thành những văn bản pháp luật thành văn trong

SVTH: Lê Huỳnh Phương Chỉnh

GVHD: Ts. Tran Hoàng Hải-Gs.Ts Birgitta Nystrom


Trang 11

Luận văn thạc sỹ: Giải quyết đình cơng thơng qua thương lượng và hòa giải
theo pháp luật Việt Nam-so sánh với pháp luật Thụy Điển

từng lĩnh vực cụ thể mà không thiết lập nên một bộ luật lao động chung nhất, chứa
đựng hầu hết các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động, đình cơng giống như ở Việt

Nam.

Giai đoạn những năm 80 tiếp theo, những người sử dụng lao động không thuộc

lĩnh vực công trong SAF đã thay đổi chiến lược hợp tác với LO-phía đại diện cho
người lao động trong việc đưa ra quan điểm chung để giải quyết những vấn đề phát

sinh trong quan hệ lao động. Cũng trong giai đoạn này, giới lao động trí thức và giới

cơng nhân phát sinh những bắt đồng. Đình cơng diễn ra gắn với vấn đề tiền lương, một


vấn đề mới nảy sinh trong lĩnh vực lao động ở Thụy Điển. Do vậy, những năm 80, các

tô chức đại diện cho người sử dụng lao động và người lao động gặp nhiều khó khăn
trong việc đạt được những thỏa thuận chung giữa các bên.

Đến giai đoạn những năm 90, cùng với việc gia nhập vào Cộng đồng chung

Châu Âu, mối quan hệ lao động ở Thụy Điển cũng có những chuyển biến sâu sắc, Vai

trị của những tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động và người lao động bị suy

yếu. Điều này dẫn đến sự phân tán về hình thức thương lượng giữa LO và SAF-vốn

được xem là mức độ thương lượng tập trung và có hiệu quả cao nhất. . Lần đầu tiên kể

từ cuộc khủng hoảng kinh tế 1930, thị trường lao động Thụy Điển phải đối mặt với
hiện tượng thất nghiệp tram trọng.
Vì vậy, ngay từ đầu những năm 90, đình cơng đã lan

rộng một cách nhanh chóng. Trước tình hình đó, Chính phủ đã đề xuất dự thảo về việc

ngăn cắm đình cơng. Tuy nhiên, dự thảo khơng được Quốc hội thơng qua. Điều này

buộc Chính phủ phải xác lập phương án khác cho vấn đề đình cơng. Năm 1995, Chính

phủ tổ chức một hội nghị cấp quốc gia bao gổm tồn bộ các tổ chức đại diện cho phía

người sử dụng lao động và người lao động đặt dưới sự điều hành của những hòa giải

viên giàu kinh nghiệm đẻ thương lượng về tình trạng thất nghiệp, tiền lương trả cho


người lao động-vốn là nguyên nhân của hiện tượng đình cơng trong giai đoạn này. Hội

nghị cịn được xem như là một sự cố gắng của Chính phủ để buộc đại diện của các bên

thống nhất một nguyên tắc mới trong thương lượng-đó là mơ hình thương lượng ba bên

ở cấp quốc gia. Mặc dù vậy, hội nghị này đã bị thất bại. Đến năm 1997, Chính phủ tiếp

tục đưa ra phương án khác. Theo đó, Chính phủ u cầu các tổ chức đại diện cho phía
người sử dụng lao động, người lao động dé xuất nội dung sửa đổi vấn đề liên quan đến

SVTH: Lê Huỳnh Phương Chỉnh

GVHD:

Ts. Trần Hoàng Hải-Gs.Ts Birgitta Nystrom


Trang 12
Luận văn thạc sỹ: Giải quyết đình cơng thơng qua thương lượng và hòa giải
theo pháp luật Việt Nam-so sánh với pháp luật Thụy Điển

tiền lương. Tuy nhiên, quan điểm giữa những tổ chức này về vấn đề cải cách tiền lương
không đi đến thống nhất với nhau.

Cuối cùng, Chính phủ đã đề nghị thành lập một cơ quan với chức năng giám sát
vấn đề tiền lương trong lĩnh vực lao động thông qua việc nghiên cứu những nguyên tắc
điều chỉnh các thỏa thuận liên quan đến tiền lương, ngun tắc hịa giải và những quy


định về đình cơng. Sau khi đề nghị này được Quốc hội thông qua, năm 2000, Cơ quan

Hòa giải quốc gia đã được thành lập thay thế cho Hội đồng các thành viên hòa giải tồn

tại trước đây ở Thụy Điển. Theo đó, cơ quan hòa giải quốc gia vừa kế thừa nhiệm vụ
hòa giải tranh chấp lao động vừa được bổ sung thêm vai trị mới: xúc tiến q trình
thương lượng để các bên trong quan hệ lao động thống nhát về vấn đề tiền lương. Cùng
với sự thay đổi này, đạo luật BML năm 1976 cũng được sửa đổi bổ sung để ghi nhận
thấm quyền, chức năng mới của cơ quan Hòa giải quốc gia.
Nhìn chung, lịch sử phát triển của pháp luật lao động Thụy Điền là quá trình lâu

dài, bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tuy không thiết lập nên một bộ luật lao
động thống nhất, thay vào đó, Thụy Điễn thiết lập nên những đạo luật điều chỉnh trong
từng lĩnh vực cụ thể của quan hệ lao động. Nội dung về tranh chấp lao động, đình

cơng, thương lượng, hịa giải được ghi nhận chủ yếu trong đạo luật MBL hiện hành của

Thụy Điền.

1.2 Khái niệm chung về đình cơng

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, ngồi việc tìm hiểu khái niệm đình cơng theo

quy định của pháp luật thực định, tác giả thử xem xét đình cơng dưới các góc độ của

đời sống kinh tế-xã hội và của Tổ chức lao động quốc tế (ILO); trên cơ sở đó, phát thảo
một cách tồn diện hơn về khái niệm đình cơng-hiện tượng khách quan của nền kinh tế

thị trường.


1.2.1.
Khái niệm về đình cơng dưới góc độ kinh tế xã hội
Dưới góc độ kinh tế-xã hội, đình cơng là biện pháp đấu tranh kinh tế của người

lao động nhằm gây sức ép buộc người sử dụng lao động phải giải quyết hoặc đáp img
các yêu cầu về quyền, lợi ích kinh tế, nghề nghiệp của họ. Điều này được biểu hiện

SVTH: Lê Huỳnh Phwong Chinh

GVHD: Ts. Tran Hoang Hai-Gs.Ts Birgitta Nystrom


Trang 13

Luận văn thạc sỹ: Giải quyết đình cơng thơng qua thương lượng và hòa giải

theo pháp luật Việt Nam-so sánh với pháp luật Thụy Dién

thông qua yếu tố xã hội là sự ngừng công việc đồng loạt của tập thẻ lao động. Khi đó,
hoạt động sản xuất bị ngưng trệ dẫn đến giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, trật tự

quản lý doanh nghiệp bị đảo lộn. Lẽ tắt yếu, đình cơng sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định về
kinh tế xã hội. Do vậy, với sức ép mà đình cơng có thể tạo ra, đình cơng thường được

những người lao động coi là cách thức có hiệu quả nhất để bảo vệ quyền và lợi ích khi
tranh chấp tập thể giữa họ và phía sử dụng lao động đến đinh điểm.
_.

Tương tự, báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về nhận định của tổ


chức lao động thế giới (ILO) về đình cơng cũng xác định đình cơng là một trong các

biện pháp để bảo vệ người lao động và các lợi ích kinh tế xã hội của họ:

“Dinh công là một trong những biện pháp thiết yếu mà người lao động
và các tổ chức của họ có thể sử dụng để xúc tiến và bảo vệ các lợi ích kinh tế, xã hội

của mình, không chỉ nhằm đạt tới những điều kiện làm việc tốt hơn hoặc có những u

cầu tập thể mang tính nghề nghiệp, mà cịn nhằm tìm ra những giải pháp cho các vẫn
đề chính sách kinh tế xã hội và các vấn đề lao động bát kỳ loại nào mà người lao động
trực tiếp quan tâm ".5

Hơn nữa, Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của Liên Hiệp Quốc

cịn ghi nhận đình cơng là quyền của người lao động. Những người làm công ăn lương

được tự nguyện tiến hành ngừng việc trong khuôn khổ của pháp luật. Hành động này
có ý nghĩa buộc người sử dụng lao động phải thỏa mãn yêu cầu về quyền và lợi ích cho
tập thể lao động.
Việc thừa nhận quyền đình cơng có thể được quy định trực tiếp trong Hiến pháp
chẳng hạn như Thụy Điển” hoặc được quy định trong Bộ luật Lao động như Việt
Nam”.... Khác với các loại quyền khác, quyền đình cơng khơng thể được thực hiện
thông qua hành vi ngừng việc của cá nhân một cách đơn lẻ. Hiện tượng này chỉ được

ghi nhận trong trường hợp xuất hiện hành vi đồng loạt ngừng việc một cách có tổ chức

của tập thể lao động đẻ hướng tới những mục tiêu chung. Nói cách khác, đình cơng là
* Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam, (1997), “Cơng đồn bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng
của người lao động


trước Tỏa án”, báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về nhận định cùa ILO về đình cơng, tr 31.
” Điều 8, Cơng ước

quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội, Văn hóa năm 1966 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Š Điều 17 chương của “Instrument of Government 1974.
` Tại khoản 4 điều 7 của Bộ Luật Lao động Việt Nam quy định: “người lao động có quyền
đình cơng theo pháp
luật”.
.

SVTH: Lê Huỳnh Phương Chỉnh

GVHD: Ts. Tran Hoàng Hải-Gs.Ts Birgitta Nystrom


Trang 14
Luận văn thạc sỹ: Giải quyết đình cơng thơng qua thương lượng và hòa giải
theo pháp luật Việt Nam-so sánh với pháp luật Thụy Dién

quyền cá nhân của người lao động nhưng phải được thực hiện thông qua hành vi mang

tính tập thể.
Mặt khác, có một số quan niệm lại cho rằng, dưới góc độ chính trị, quyền biểu

tình của cơng dân cũng chính là quyền đình cơng. Thật ra, quyền đình cơng trong pháp

luật lao động hồn tồn khác với quyền biểu tinh’. Căn cứ vào Công ước của Liên
hiệp quốc về các quyền kinh tế xã hội và văn hóa và nhận định của ILO về đình cơng
như trên đã trình bày, rõ ràng, đình cơng là quyền về kinh tế, xã hội dành cho người lao


động. Trong khi đó, biểu tình được xem như là một trong những quyền chính trị.

Người bảo bảo đầy đủ tư cách công dân ở một quốc gia, không phân biệt họ là người

lao động, người sử dụng lao động hay bất kỳ một chủ thể nào khác, đều có quyền biểu

tình theo quy định của pháp luật quốc gia đó. Hơn nữa, người lao động chỉ có thể sử

dụng quyền đình cơng trong quan hệ lao động được thiết lập giữa họ và người sử dụng
lao động. Như vậy, phạm vi của quyền đình cơng hẹp hơn so với quyền biểu tình.

Ngồi ra, một trong những lý do để khẳng định quyền đình cơng khơng đồng nhất với
quyền biểu tình là thủ tục giải quyết đình cơng do pháp luật lao động quy định, trong
khi đó, biểu tình sẽ được giải quyết theo các biện pháp thích hợp tương ứng với từng

trường hợp cụ thẻ.

Nhìn chung, dưới các góc độ khác nhau, đình cơng đều được ghi nhận là quyền

của người lao động. Việc người lao động thực hiện quyền đình cơng của mình sẽ có

những ảnh hưởng nhất định các mặt của đời sóng kinh tế xã hội. Do vậy, ở góc độ pháp

lý, vấn đề thiết lập nên khái niệm đình cơng trên cơ sở gắn đình cơng với bối cảnh kinh

xã hội là cần thiết. Khái niệm đình cơng cũng tạo nền tảng các quy chế pháp lý về giải
quyết đình cơng.
1.2.2.


Khái niệm đình cơng theo pháp luật lao động Việt Nam

Đình cơng được đề cập lần đầu tiên trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của

Bộ luật Lao động năm 2006. Theo đó, điều 172 của bộ luật Lao động quy định:
“Đình

cơng là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động để giải

`9 Việt Nam quy định quyền biểu tình của cơng dân tại điều 69 Hiển pháp 1992,

SVTH: Lê Huỳnh Phương Chỉnh

GVHD: Ts. Tran Hoàng Hải-Gs.Ts Birgitta Nystrom


Trang 15

Luận văn thạc sỹ: Giải quyết đình cơng thơng qua thương lượng và hòa giải
theo pháp luật Việt Nam-so sánh với pháp luật Thụy Dién

quyết tranh chấp lao động tập thể". Từ pháp luật thực định, các dấu hiệu cơ bản để
nhận dạng đình cơng có thể được xác lập.
Thứ nhất, đình cơng chính là phản ứng tập thể của người lao động thông qua

hành vi ngừng việc. Thông thường, trong mối quan hệ lao động, căn cứ vào thỏa thuận
trong hợp đồng, người lao động có nghĩa vụ làm việc theo phân công của người sử

dụng lao động. Khi muốn tạm ngưng không tiếp tục thực hiện công việc được giao,


người lao động phải được sự đồng ý từ phía người sử dụng lao động. Hơn nữa, “ngừng

việc” trong đình cơng cũng khác với ngừng việc khi hợp đồng lao động chấm dứt. Đối

với đình cơng, người lao động không thực hiện nghĩa vụ lao động mang mục đích tạo
sức ép với người sử dụng lao động mà không hướng đến chấm dứt quan hệ lao động.

Họ sẵn sàng trở lại làm việc nếu các yêu cầu về quyền và lợi ích được thực hiện. Do
vậy, ngừng việc trong đình cơng khơng phải là hành vi chấm dứt hợp đồng lao động-

kết thúc công việc đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Nếu hiện
tượng ngừng việc xảy ra do bất đồng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động
liên quan đến quyền và lợi ích, ngừng việc sẽ là dấu hiệu đầu tiên của đình cơng. Đây

được xem là thuộc tính cơ bản phản ánh bản chất của đình cơng. Rõ ràng, “ngừng việc”
trong khái niệm đình cơng được hiểu là phản ứng của người lao động thông qua việc
không thực hiện nghĩa vụ lao động mà khơng cần phải có sự đồng ý của người sử dụng

lao động. Thực tế có thể xảy ra hai khả năng: một là, người sử dụng lao động đã được
thông báo trước về ý định ngừng việc của tập thể lao động. Tuy nhiên, họ đã không
nhượng bộ trước những yêu cầu về quyền hoặc lợi ích từ phía người lao động. Khả

năng này thường xảy ra trong những trường hợp đình cơng hợp pháp. Hai là, người sử
dụng lao động không được thông báo trước về hành vi ngừng việc, tập thể lao động tự
ý quyết định ngừng việc một cách bất ngờ. Tuy vậy, trong cả hai trường hợp, sự ngừng

việc đều xuất phát từ ý chí chủ quan của tập thể lao động. Người lao động cố ý không

thực hiện nghĩa vụ lao động như đã thỏa thuận nhằm tạo áp lực lên phía người sử dụng
lao động.


SVTH: Lê Huỳnh Phương Chỉnh

GVHD: Ts. Tran Hoàng Hải-Gs.Ts Birgitta Nystrom


Trang 16
Luận văn thạc sỹ: Giải quyết đình cơng thơng qua thương lượng và hòa giải
theo pháp luật Việt Nam-so sánh với pháp luật Thụy Điển

Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu'', dấu hiệu “ngừng việc” của đình
cơng phải là sự tự ý ngừng việc hoàn toàn, triệt để. Theo đó, sau khi chính thức tun

bố đình cơng, người lao động đồng loạt từ chối thực hiện bất kỳ nghĩa vụ lao động nào
như đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động cho đến khi các yêu cầu về quyền và lợi
ích của họ được đáp ứng hoặc cho đến khi quyết định của cơ quan nhà nước có thẳm

quyền. Nói cách khác, khi người lao động ngừng việc hồn tồn, mọi cơng việc do họ
đảm nhận sẽ bị đình trệ tồn bộ. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng này tùy thuộc vào
thời gian đình cơng trong từng trường hợp cụ thẻ. Trong khi đó, pháp luật lao động
Việt Nam quan niệm “đình cơng là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện của những người

lao động”'”. Theo quy định hiện hành, tập thẻ lao động chỉ cần tự ý không làm việc
nhằm bảo đảm cho các yêu cầu về quyền, lợi ích trước người sử dụng lao động, dấu

hiệu “ngừng việc” của đình cơng sẽ được xác lập. Điều này dẫn đến tình trạng khó

phân biệt giữa đình cơng với những hình thức ngừng việc tạm thời khác, chẳng hạn

như lãn công, phản ứng tập thể cũng do người lao động thực hiện. Do đó, việc chuẩn


hóa khái niệm khái niệm đình cơng để có thể nhận dạng chính xác hiện tượng này

trong thực tiễn lao động là cần thiết.
Thứ hai, đình cơng là hiện tượng mang tính tập thể. Dầu hiệu này giúp phân biệt
giữa đình cơng với sự ngừng việc mang tính chất cá nhân của người lao động. Cũng

với mục đích gây sức ép đối với người sử dụng lao động, nếu người lao động tự ý
ngừng việc với tư cách cá nhân, trường hợp này được xem như vi phạm kỷ luật lao

động. Người lao động có thể chịu chế tài kỷ luật lao động hoặc bồi thường thiệt hại
(nếu có) cho người sử dụng lao động. Trái lại, nếu biểu hiện ngừng việc được thực hiện

bởi tập thể lao động, có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa những người lao động với

nhau, biểu hiện này có thể được ghi nhận là đình cơng. Như vậy, cùng với dấu hiệu về
sự ngừng việc, sự tham gia của tập thể lao động là một trong các dấu hiệu cơ bản của
đình cơng. Nó biểu hiện hình thức bên ngồi của đình cơng.

'' Đỗ Ngân Bình, (2006), *Pháp luật về đình cơng và giải quyết đình cơng”, NXB Tư Pháp, Hà Nội, trang
230;
Đỉnh Văn Sơn, (2002), “Đình cơng và giải quyết đình cơng theo pháp luật Việt Nam hiện hành”,
Đại học Luật Hà
Nội, tr 45.

'? Điều 172 Bộ luật Lao động Việt Nam.

SVTH: Lê Huỳnh Phương Chỉnh

GVHD: Ts. Tran Hoang Hai-Gs.Ts Birgitta Nystrom




×