Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Các quy định pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh theo luật cạnh tranh năm 2004 nhằm bảo vệ uy tín của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.33 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG DAI HOC LUAT TP HO CHÍ MINH
CA QD

069

NGUYEN TH] THUY HANG

CAC QUY DINH PHAP LUAT VE CHONG CANH
TRANH KHONG LANH MANH THEO LUAT CANH
TRANH NĂM 2004 NHAM BAO VỆ UY TÍN CUA
DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ .
MA SO: 50515

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ THỊ BÍCH THỌ

ris) MA

TETHONG TIN-THY VIEN

A10210001066

TP. HO CHi MINH, NAM 2009


LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu

trong luận văn là trung thực và chính xác.

'Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thúy Hằng


$0500 Se Oe

0/5120 Sài

NHUNG TU VIET TAT TRONG LUAN VAN
BLDS
BLHS
BLTTDS
BLTTHS
SHTT
SHCN
TA
TAND
TNHH

: Bo luat Dan su
: Bé6 luat Hinh sy
:

Bộ luật Tố tụng Dân sự


:_

Sở hữu trí tuệ

:. Bộ luật Tố tụng Hình sự
:_ Sở hữu cơng nghiệp
: Tồ án

:_ Tồ án nhân dân

: Trách nhiệm hữu hạn


MỤC LỤC
LOI MO DAU...

eee)

ey

pale

CHUONG 1: Quy. ĐỊNH PHAP LLUAT VE CHONG CANH TRANH
KHONG LANH MANH LIEN QUAN DEN UY TÍN DOANH NGHIỆP...
0c 2001050107011 0O
1.1 Khái quát chung về cạnh tranh không lành manh....
12 Các bệnh vi ee tranh ee lanh ata liên quan đến uy tín của doanh
ng in

tad


1.2.2 Quảng cáo so sánh.................ceeescsesseesseiie

sails)

l2 Ì Hành vi giém pe doanh i.

RG

a

23 Khun mại nhằm cạnh tranh khơng lành mạnh

Nên

2002020). 122

phó chếtài).....................

1.3.1 Quy định của một số nước về các hình thức chế tài trong cạnh

tranh không lành mạnh......................ceeeeeeeiisiieieieeieẤsieiie 22
1.3.2 Các biện pháp chế tài theo quy Kas cua ee ve chẳng cạnh
tranh không lành mạnh Việt Nam...

bờ

l0

nv0102019/ 781220)


X31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HỒN THIỆN...
2.1 Thực trạng cạnh tranh khơng lành mạnh liên quan đến uy tín của doanh
đghiỆp. . . . . . . . . . . .

c0 ng

30602
64010500406
0002661006011650110806060864403400

2.1.1 Nước tương Chinsu và 3-MCPD :..............................--.--.-«
2.1.2 Trà xanh khơng độ và sự cô hương liệu quá hạn sử dụng ..

2.2 Một số vấn đề đặt ra trong quá trình áp dụng Luật cạnh tranh nhằm bảo vệ

37

uy tín của doanh nghiệp.

2.2.1 Những hạn chế trong việc áp dụng pháp luật
2.2.2 Nguyên nhân:

Dan

400110103157

2.3 Một số đề xuất góp vib hoan thiện hip luật sảnh tranhh khơng làlành


TH TH VÌ vết 0inarAbibaxeatblbbrsiaVANIESEIS010T101 T1)N/10/A/N1/0717001k.1 42

2.3.1 Những đề xuất mang tính định hướng:...

fy, Re

ag

2.3.2 Nhitng dé xudt cu thé gopphan hoan thiện ni luật về cạnh tranh
khơng lành mạnh liên quan đến uy tín của doanh nghiệp............. 44

10
"`. an

in SE TT tot 1i tạ BỊ OP


a

LOI MO DAU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Ngày nay, khi mà nền kinh tế thị trường được coi là cơ chế lý tưởng
cho sự vận hành kinh tế của mỗi quốc gia và kinh tế thế giới thì vấn đề bảo vệ

mơi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh là vấn đề được quan tâm,
đặc biệt là vấn đề bảo đảm cơ cấu thị trường, bảo đảm quyền tự do cạnh tranh
lành mạnh cũng như sự hợp lý trong tương quan lợi ích của các chủ thể kinh
doanh.

Những biện pháp cải cách kinh tế liên tục trong khoảng thời gian gần

đây của Việt Nam về việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh của mọi người
dân và doanh nghiệp, mở cửa thị trường cho khu vực tư nhân và đầu tư nước

ngoài phát triển, đầy mạnh cơ phần hố doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích
cạnh tranh trong các ngành trước đây Nhà nước nắm độc quyền như điện,

viễn thông, ... là những dấu hiệu thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ Việt

Nam. Đó chính là quyết tâm xây dựng một nền kinh tế thị trường đúng với

bản chất, với cạnh tranh tự do và cơng bằng được coi là động lực chính để

loại bỏ các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, cổ vũ doanh nghiệp làm ăn

hiệu quả, đưa nền kinh tế tiến lên phía trước. Quyết tâm dy hồn tồn phù hợp
với tư tưởng xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

trong Văn kiện Đại hội IX và X của Đảng. Điều này cũng có nghĩa đảm bảo

cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế là tiền đề không thẻ thiết để nâng cao
sức cạnh tranh của nền kinh tế khi chúng ta thúc đẩy việc mở cửa, hội nhập
với các nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

Trong bối cảnh ấy, Việt Nam cũng chia sẻ một cách tiếp cận chung với

các nước có nền kinh tế thị trường là ban hành hệ thống quy phạm pháp luật
cạnh tranh nhằm tạo lập và bảo vệ cạnh tranh - động lực phát triển của nền

kinh tế. Luật cạnh tranh 2004 được ban hành là một minh chứng. Đây là kết
quả của quá trình đổi mới về kinh tế, là hành lang pháp lý để đảm bảo quyền

tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh theo quy định của Hiến pháp.
Ngay từ khi ra đời, Luật cạnh tranh đã nhận được sự quan tâm của giới

khoa học pháp lý, các chủ thể kinh doanh cũng như người tiêu dùng. Điều này

đã phần nào phản ánh tầm quan trọng của một đạo luật chuyên ngành có liên
quan đến việc điều chỉnh hầu hết các quan hệ kinh tế, một đạo luật sẽ góp


2

phần bảo đảm cho “sự lành mạnh của các quan hệ cạnh tranh vốn đang diễn

biến phức tạo với sự biểu hiện của rất nhiều hành vi cạnh tranh không lành
mạnh trong một nền kinh tế thị trường còn sơ khai như ở Việt Nam” i‘

Và trong một thời gian ngắn, nhiều văn bản hướng dẫn thi hành đạo

luật này đã được ban hành. Tuy nhiên, hầu hết các quy định trong các văn bản
này chủ yếu tập trung làm rõ các quy định điều chỉnh đối với các hành vi hạn

chế cạnh tranh mà ít chú ý đến các quy định điều chỉnh hành vi cạnh tranh

không lành mạnh, trong đó có các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh liên

quan đến uy tín của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thực tế áp dụng, triển khai
các quy định chống cạnh tranh khơng lành mạnh đã gặp khơng ít khó khăn.
Trong khi đó, với sự sáng tạo vơ tận, khơng ngừng của các chủ thể kinh doanh

cùng với đó là sự phát triển các quan hệ cạnh tranh, các thủ pháp cạnh tranh,


đặc biệt là các thủ pháp tác động đến người tiêu dùng, khách hàng qua hành vi
cạnh tranh khơng lành mạnh xâm phạm uy tín của doanh nghiệp thì việc quy
định chặt chẽ, cập nhật các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh nói chung và

các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh liên quan đến uy tín của doanh
nghiệp nói riêng là rất cần thiết nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc tiếp tục hoàn
thiện pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam.

Nhằm góp phần bảo đảm thực thi có hiệu quả pháp luật chống cạnh
tranh không lành mạnh, việc nghiên cứu, luận giải các quy định pháp luật điều
chỉnh các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh liên quan đến uy tín của doanh

nghiệp là hết sức cần thiết. Chính vì lý do đó, tác giả đã chọn đề tài: “Các

quy định pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh theo Luật cạnh

tranh 2004 nhằm bảo vệ uy tín của doanh nghiệp” làm đề tài tốt nghiệp.
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu một cách có hệ thống các
quy định pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh nhằm bảo vệ uy tín

của doanh nghiệp. Đồng thời, tập trung làm rõ các vấn đề thực tiễn cạnh tranh

không lành mạnh tác động đến uy tín của doanh nghiệp, từ đó, đề xuất những

kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện pháp luật chống cạnh tranh không lành
mạnh. Xuất phát từ mục đích trên, Luận văn có nhiệm vụ:


1. Nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật chống,
cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến bảo vệ uy tín của doanh
! Lê Anh Tuấn, Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 2009,

tr§


3

nghiệp theo quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam và một số
nước.

2. Xuất phát từ cơ sở lý luận và phân tích đánh giá pháp luật chống
cạnh khơng

lành mạnh

liên quan đến bảo vệ uy tín của doanh

nghiệp. Luận văn đưa ra một số dẫn chứng cụ thể trong thực tế. Từ

đó đưa ra đánh giá, nhận xét về quy định của pháp luật hiện hành

phù hợp hay chưa phù hợp với thực tế.

3. Đưa ra những kiến nghị mang tính khả thỉ trong giai đoạn hiện nay

nhằm góp phần hồn thiện pháp luật chống cạnh khơng lành mạnh,

nâng cao hiệu quả của pháp luật trong bảo vệ quyền lợi hợp pháp


của các doanh nghiệp thông qua việc quy định chặt chẽ về hành vi
xâm phạm, về biện pháp chế tài và việc vận dụng pháp luật một

cách hài hoà phù hợp trong điều kiện hiện nay.

3. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật chống cạnh

không lành mạnh liên quan đến bảo vệ uy tín của doanh nghiệp, thực trạng
cạnh tranh không lành mạnh và việc áp dụng pháp dụng pháp luật chống cạnh
không lành mạnh hiện hành trong việc bảo vệ uy tín của doanh nghiệp nhằm
góp phần hồn thiện pháp luật cạnh tranh nói chung và pháp luật cũng như
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.

Luận văn giới hạn nghiên cứu tập trung làm rõ những quy định về
chống cạnh không lành mạnh liên quan đến bảo vệ uy tín của doanh nghiệp,

từ đó phân tích các quy định có liên quan, đưa ra kiến nghị mang tinh kha thi

trong điều kiện hiện nay.

4. Tình hình nghiên cứu:
Qua q trình tìm hiểu, đã có một số sách, tài liệu và cơng trình khoa

học nghiên cứu có liên quan đến cạnh tranh khơng lành mạnh ở một góc nhìn

khác. Chẳng hạn như:


+ “Pháp luật về kiểm sốt độc quyền và chống cạnh tranh không lành
mạnh tại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học năm 2002, Đại học Luật Hà Nội

của tác giả Đặng Vũ Huân.
+ “Thực hiện pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh theo luật
cạnh tranh Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2006, Đại học Luật

Tp.HCM, của tác giả Lữ Lâm Uyên.


4
+ “Chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo”,
Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2007, Đại học Luật Tp.HCM, của tác giả Lê

Thị Thùy Trang.

+ “Một số vấn đề pháp lý về cạnh tranh không lành mạnh và thực trạng

cạnh tranh không lành tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2003,
Đại học Luật Tp.HCM, của tác giả Bùi Văn Thành.

+ “Một số vấn đề pháp lý về chống độc quyền và cạnh tranh bất chính

tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2001 của tác giả Nguyễn Hoàng

Giao.
(+ÈPháp luật Việt Nam với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh

về thương hiệu” Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2005 của nhóm
tác giả Nguyễn Hương Giang, Đặng Diệu Phương.


+ “Cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động PR tại Việt Nam”,
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật năm 2006, Đại học Luật Tp.HCM của tác

giả Nguyễn Thị Ngọc Loan.

Các cơng trình nghiên cứu khoa học nói trên đã nghiên cứu các vấn đề
hoặc đối tượng có liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh.

Với mục tiêu nghiên cứu một cách có hệ thống về pháp luật chóng cạnh

tranh khơng lành mạnh liên quan đến uy tín của doanh nghiệp, luận văn góp

phần làm rõ các quy định pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh, cũng như
các biện pháp chế tài, đưa ra những kiến nghị thích hợp nhằm góp phần hồn
thiện pháp luật về cạnh tranh nói chung và pháp luật chống cạnh tranh khơng
lành mạnh nói riêng từ đó góp phần đảm bảo mơi trường cạnh tranh lành mạnh
và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
- Luận văn nghiên cứu trên quan điểm của Đảng và Nhà nước, quan

điểm của một số nước về bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

- Nội dung của Luận văn được phân tích dựa trên các văn bản pháp luật
sau: Luật cạnh tranh, Luật SHTT, BLDS, BLHS, BLTTDS, BLTTHS, Pháp
lệnh xử lý vi phạm hành chính, văn bản hướng, dẫn thi hành các luật trên; các
giáo trình, báo cáo tổng kết của các cơ quan chuyên ngành, các bản án của Toà
án, sách tham khảo, các bài báo, bài viết, tạp chí pháp lý, website,...



5

- Để nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện các vấn đề đặt ra, tác giả sử

dụng các phương pháp thu thập, tổng hợp, liệt kê, logic, so sánh, phân tích,
đánh giá trong Luận văn.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn:
Luận văn nghiên cứu tương đối đầy đủ và khoa học các vấn đề lý luận

và thực tiễn với mục đích góp phần xây dựng pháp luật chống cạnh tranh

không lành mạnh tại Việt Nam. Những nội dung và kết quả nghiên cứu có thể
được dùng để làm tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp, cán bộ thực thi
pháp luật và cho các sinh viên. Các kiến nghị đặt ra sẽ có ý nghĩa nhất định
trong việc góp phần hồn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng

pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh.
7. Cơ cấu của Luận văn:
Trén cơ sở phạm vi, mục đích nghiên cứu, Luận văn có cơ cấu như sau:

- Lời mở đầu.
- Phần nội dung bao gồm 02 chương:
Chương

1: Quy định pháp luật về chống cạnh khơng lành mạnh liên
quan đến uy tín của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng và hướng hoàn thiện



CHƯƠNG

1

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÈ CHĨNG CẠNH TRANH
KHƠNG LÀNH MẠNH LIÊN QUAN ĐÉN UY TÍN

DOANH NGHIỆP

(1.1) Khai quát chung về cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật cạnh tranh không phải là loại pháp luật có mục tiêu trực tiếp

nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh hay rộng hơn
là của nền kinh tế quốc gia. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc
phần lớn vào các yếu tố mang tính kinh tế - kỹ thuật như vốn, cơng nghệ,
trình độ quản trị , ... chứ không thể trông cậy vào sự giúp đỡ của pháp luật
cạnh tranh.
Pháp luật cạnh tranh thuộc loại pháp luật “ngăn cản” mang tín “can
thiệp”. Thực chất mục tiêu của pháp luật cạnh tranh là ngăn cản và xử lý

những hành vi cạnh tranh trái pháp luật, trái đạo đức và tập quán kinh doanh
của doanh nghiệp với động cơ cạnh tranh, qua đó tìm cách tạo cho mình
những lợi thế cạnh tranh mà \iúng ta sẽ khơng có được nếu không thực hiện
hành vi vi phạm. Như vậy, thông qua những hành vi cạnh tranh trái phép,

doanh nghiệp thực hiện hành vi mong muốn hạn chế và làm suy giảm năng
lực cạnh tranh hiện có của đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan. Nếu
theo nghĩa như vậy, thì pháp luật cạnh tranh có mục tiêu bảo tồn năng lực

cạnh tranh thực tế cả các doanh nghiệp trong một thị trường. Và điều đó cũng


đồng nghĩa với việc pháp luật cạnh tranh không tạo ra được sức cạnh tranh

mới trong nền kinh tế.
Trong

cơ chế thị trường con người

được

quyền tự do sáng tạo nên

khơng thể có luật chơi cụ thể cho tất cả mọi thành viên trong mọi điều kiện và
hồn cảnh. Và trong thương trường, cũng khơng, thể áp chế những luật chơi

cứng nhắc bởi nếu không con người sẽ phải hành động theo một khuôn mẫu

thong nhất và điều đó sẽ làm triệt tiêu khả năng sáng tạo. Tuy nhiên, tự do

cũng phải trên cơ sở nhận thức được quy luật và quyền tự do nào cũng có giới

hạn của nó. Điểm dừng này phụ thuộc vào vào nhiều yếu tố và điều này đòi
hỏi phải được xác định bởi pháp luật. Điểm nhắn mạnh là mặc dù tự do kế
ước và tự do kinh doanh là nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường


7

nhưng để duy trì mơi trường kinh doanh cơng bằng và lành mạnh đòi hỏi việc


xây dựng một hệ thống pháp luật cạnh tranh trong đó chống cạnh tranh khơng

lành mạnh là một trong những bộ phận quan trọng.

Cho đến nay, cạnh tranh lành mạnh đã được nghiên cứu và phản ánh
trong nhiều học thuyết, song vẫn chưa đưa ra được nội hàm cụ thể cho khái

niệm này”. Và các quốc gia trên thế giới cũng không đưa ra khái niệm thống

nhất thế nào là cạnh tranh lành mạnh và do đó chỉ có thể hiểu cạnh tranh lành

mạnh một cách gián tiếp thông qua việc xác định những hành vi cạnh tranh

không lành mạnh được quy định trong pháp luật cạnh tranh hoặc trong án lệ
của các quốc gia. Tuy vậy, dưới góc độ thực tiễn, các quốc gia đều có sự

thống nhất về bản chất của cạnh tranh lành mạnh. Đó là hành vi cạnh tranh

trung thực, cơng bằng, hợp pháp, hợp đạo đức, tập quán kinh doanh; là hình
thức cạnh tranh đẹp, trong sáng, cạnh tranh bằng tiềm năng vốn có của bản
thân doanh nghiệp), vì lợi ích khơng chỉ bản thân doanh nghiệp mà cịn vì lợi
ích của xã hội trên cơ sở tơn trọng lợi ích của các chủ thể kinh doanh khác,

của người tiêu dùng và lợi ích cơng cộng.

Qua đó có thể thấy, nội hàm của cạnh tranh lành mạnh rất rộng và khó

có thể quy định cụ thể, đầy đủ thế nào là hành vi cạnh tranh lành mạnh. Xuất
phát từ nguyên tắc các chủ thẻ kinh doanh được làm tất cả những gì mà pháp


luật khơng cắm thì khơng thẻ xây dựng thành khái niệm chuẩn và đúng trong
mọi trường hợp, do vậy, về mặt phương pháp phải xác định hành vi cạnh

tranh không lành mạnh và quy định thành điều cắm.

Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh không lành
mạnh. Quan niệm cho rằng cạnh tranh không lành mạnh bao gồm tất cả
những hành vi xâm phạm tới hoạt động cạnh tranh trên thị trường, xâm hại

đến quyền tự do cạnh tranh công bằng của các doanh nghiệp. Với quan niệm

này, các hành vi hạn chế cạnh tranh, nhất là những hành vi lạm dụng vị trí
thống

lĩnh thị trường cũng thuộc phạm

trù “cạnh tranh không

lành mạnh”

(quan niệm này được phản ánh rất rõ trong các quy định của Luật cạnh tranh

của Mông Cổ)!. Theo quan điểm này, các hành vi cạnh tranh khơng lành
mạnh có phạm vi rất rộng, có sự hồ lẫn giữa những hành vi được coi là hạn
? Đặng Vũ Huân, Pháp luật về kiểm sốt độc quyền và chống cạnh tranh khơng lành mạnh ở Việt Nam, NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.71.

Ÿ Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh, Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển


sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, 2001, tr.30.

* Phạm Văn Lợi, Lê Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Văn Cương, Hoàng Thế Anh, Vũ Thị Hiệp, Pháp luật chống

cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Bộ Thương mại, Hà Nội, 2005,
tr4,


§
chế cạnh tranh và những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, do vậy, thiếu

sự phân hoá trong cơ chế xử lý giữa hai nhóm hành vi này.

Theo Điều 10bis Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp,

bat kỳ hành vi cạnh tranh nào di ngược lại các hành động trung thực, thiện chi
trong công nghiệp hoặc trong thương mại đều là hành vi cạnh tranh không

lành mạnh. Điều này cũng giải thích rõ cạnh tranh khơng lành mạnh gồm ba
loại hành vi sau:

- Hanh vi nhằm gây ra sự nhầm lẫn, bằng bat kỳ phương tiện nào, với

cơ sở, hàng hoá hay hoạt động kinh doanh, thương mại của đối thủ cạnh

tranh;
- Những tuyên bố sai trái trong cơng việc kinh doanh nhằm làm mất uy
tín của cơ sở hàng hoá hay hoạt động kinh doanh, thương mại của đối thủ
cạnh tranh.


- Những chỉ dẫn hoặc tuyên bố sử dụng trong quá trình kinh doanh

nhằm lừa dối cơng chúng về bản chất, quy trình sản xuất, đặc điểm, sự phù
hợp về mục đích, hoặc số lượng hàng hố.
Với quy định này, cạnh tranh khơng lành mạnh được giới hạn trong

phạm vi khá hẹp, chỉ được đề cập đối với các hành vi không trung thực trong
hoạt động thương mại và công nghiệp mà không đề cập đến các hoạt động
trong lĩnh vực khác hoặc trái đạo đức, tập quán kinh doanh.
Quan niệm khác lại cho rằng, cạnh tranh không lành mạnh là hành vi

cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với chuẩn mực

thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thê gây thiệt hại
đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể kinh doanh
khác hoặc người tiêu dùng.

Theo quan điểm này, cạnh tranh không lành mạnh được định nghĩa là
những hành vi không phù hợp với cách xử sự mà pháp luật đã quy định, đi

ngược lại các chuẩn mực và tập quán truyền thống của kinh doanh lành mạnh.

Bằng những thủ đoạn khơng trung thực nhằm mục đích cạnh tranh khơng lành
mạnh,

các hành này đã xâm phạm trực tiếp lợi ích của đối thủ cạnh tranh

trong cùng một khu vực thị trường hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ hay thị



9

trường liên quan, gây hậu quả bắt lợi cho người tiêu dùng, ảnh hưởng đến lợi
ích quốc gia và lợi ích công, cộng."

Đây cũng là quan điểm phù hợp để từ đó có cách hiểu thống nhất về

pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và được quy định tại khoản 4,

Điều 3 Luật cạnh tranh của Việt Nam. Theo nội dung quy định này, hành vi
cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong q

trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thơng thường về đạo đức kinh doanh,

gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng. Có thể nhận thấy,
hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh có các dấu hiệu sau: là hành vi vi phạm

pháp luật hay đi ngược lại với đạo đức, tập quán tốt đẹp, do đối thủ cạnh tranh

thực hiện vì mục đích cạnh tranh và nhằm vào ít nhất một đối thủ cạnh tranh

hiện hữu cụ thẻ, đồng thời hành vi đó đã và sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây tồn

hại cho đối thủ cạnh tranh hoặc người tiêu dùng và qua đó tìm cách tạo cho

mình những lợi thế bất chính.

Với những dấu hiệu trên thì khơng phải bất cứ hành vi nào xâm phạm
đến lợi ích của doanh nghiệp đều bị coi là hành vi cạnh tranh không lành


mạnh và bị xử lý bởi pháp luật cạnh tranh không lành mạnh mà chỉ những
hành vi do đối thủ cạnh tranh thực hiện đối với doanh nghiệp khác là đối thủ
cạnh tranh của mình. Những đối thủ này phải cùng cạnh tranh trong cùng một

thị trường hàng hoá, dịch vụ hoặc thị trường liên quan. Những hành vi thoả

mãn yếu tố trên, nhưng không phải là hành vi xuất phát từ đối thủ cạnh tranh,

khơng vì mục tiêu cạnh tranh sẽ không bị coi là cạnh tranh khơng lành mạnh
và do đó sẽ bị xử lý bởi pháp luật dân sự.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ bị pháp luật điều chỉnh khi đối
thủ cạnh tranh nhận thức được nguy cơ hay thực tế của sự tổnthất và từ đó họ

tự quyết định nhờ đến sự can thiệp của pháp luật. Với ý nghĩa đó, về cơ bản,
hành vi cạnh tranh không lành mãnh sẽ bị xử lý bằng phương pháp dân sự và

chế tài dân sự. Vì vậy, ngun tắc “khơng có đơn kiện thì khơng có tồ án” sẽ
được áp dụng.

Nhìn chung, xét về nội dung của pháp luật chống cạnh tranh không
lành mạnh, có thể phân chia các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh thành
hai nhóm như sau:
* Dang Vũ Huân, Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Luận

án tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, 2002, tr.175.


10


Nhóm thứ nhất là nhóm hành vi xâm phạm đến lợi ích của đối thủ cạnh

tranh. Nhóm này bao gồm các hành vi: ngăn cản đối thủ khác trong quá trình
cạnh tranh; hành vi dèm pha, bơi nhọ đối thủ; bội tín; bóc lột.

Nhóm thứ hai là nhóm hành vi xâm phâm trực tiếp lợi ích của khách
hàng. Nhóm này bao gồm các hành vi: can thiệp vào quyền tự do định đoạt
của khách hàng; khuyến mại khơng chính đáng; quảng cáo sai lệch;
Việc phân loại như trên chỉ mang tính chất tương đối. Có những hành

vi cạnh tranh khơng lành mạnh cùng lúc xâp phạm đến lợi ích của đối thủ
cạnh tranh và cả khách hàng hay người tiêu dùng. Trong trường hợp đó, hành

vi cạnh tranh khơng lành mạnh có thể nhận được sự phản đối từ cả hai phía:

phía đối thủ cạnh tranh và cả khách hàng. Lý do mà pháp luật cạnh tranh điều

chỉnh không chỉ hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhắm vào đối thủ cạnh

tranh mà còn cả những hành vi chủ yếu xâm hại đến lợi ích của khách hàng vì
bản thân lợi ích của khách hàng, bất luận là doanh nghiệp hay người tiêu
dùng, đều cần được bảo vệ trong một xã hội văn minh; và mặc dù những hành
vi cạnh tranh không lành mạnh được thực hiện trong quan hệ với khách hàng

và vì vậy tưởng như khơng liên quan đến quan hệ cạnh tranh giữa các đối thủ
nhưng suy cho cùng, chúng làm tổn hại và thậm chí phá vỡ trật tự và hệ thống

cạnh tranh hiện hành ”. Và nhu thế, thơng qua việc xâm phạm lợi ích của
khách hàng, lợi ích của các đối thủ cạnh tranh cũng gián tiếp bị xâm phạm.
Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn này sẽ chỉ tập trung vào

nhóm các hành vi trực tiếp xâm phạm đến uy tín của đối thủ cạnh tranh thơng

qua các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
1⁄2

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến uy tín của
doanh nghiệp:
Do hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra trong nhiều lĩnh vực,

nhiều ngành nghề kinh tế trên thị trường nên các quy định về các hành vi nay
có thể tồn tại trong nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như pháp luật về
khuyến mại, quảng cáo, luật cạnh tranh, ... Trong phạm vi nghiên cứu của đề
tài, luận văn sẽ tập trung chủ yếu nghiên cứu các hành vi cạnh tranh khơng

lành mạnh liên quan đến uy tín của doanh nghiệp được quy định trong Luật
cạnh tranh và các văn bản chun ngành có liên quan.
© Dang Vũ Hn, Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Luận

án tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, 2002, tr.64.

Lê Anh Tuấn, Pháp luật về Chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc Gia,

2009, tr.30.


1
1.2.1_Hanh vi giém pha doanh nghiệp khác:

Theo quy định tại Điều 43 của Luật canh tranh 2004 nghiêm cắm các


doanh nghiệp nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác dù bằng hình thức gián tiếp

hay trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy

tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Gièm pha được hiểu là việc đặt điều nói xấu, chê bai nhằm mục đích hạ

uy tín của tổ chức, cá nhân khác làm mắt niềm tin của người khác đối với

người đóŸ.

Học thuyết về cạnh tranh khơng lành mạnh đã định nghĩa: Nói xấu đối

thủ cạnh tranh là hành vi đưa ra những lời gièm pha đối với một đối thủ cạnh

tranh hoặc một sản phẩm của một đối thủ cạnh tranh °. Học thuyết này đã đưa
ra một định nghĩa mang tính khái quát về hành vi gièm pha nói xấu đối thủ
cạnh tranh nhằm tác động đến uy tín hoặc danh tiếng sản phẩm đối thủ cạnh

tranh.

Tồ phúc thẩm Paris cũng đã đưa ra một định nghĩa tương tự trong án lệ
ngày 14/04/1995: Nói xấu trong thương mại là được hiểu là tung ra những lời

gièm pha đối với một thương nhân khác bằng những thông tin xấu'.

Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác cũng được luật chống cạnh tranh

không lành mạnh của một số nước quy định tuy cũng có một vài khác biệt

nhưng thống nhất về bản chất của hành vi. Luật Trung Quốc quy định cắm

doanh nghiệp sử dụng quảng cáo hoặc hình thức khác tạo ra sự công khai sai

trái, lừa dối về chất lượng, thành phần, quá trình sản xuất, cách sử dụng, nhà
sản xuất, thời gian sử dụng, nguồn gốc,... của hàng hố.!!.

Hay như Luật chống cạnh tranh khơng lành mạnh của Đức quy định bất

kỳ người nào truyền bá sự khẳng định không trung thực liên quan đến việc
kinh doanh của người khác, liên quan đến người sở hữu hoặc giám đốc doanh

* Từ điển Tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1994, tr.385;

'Vĩnh Tịnh, Từ điển Tiếng Việt, NXB Lao động, 2006, tr.380; Đại từ điển Tiếng Việt, Trung tâm ngơn ngữ và

'Văn hố Việt Nam thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa Thơng tin,
1998, tr.745.
h Nguyễn Hữu Thun, Luật cạnh tranh của Pháp và Liên minh Châu Âu, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2004,

tr132.
'® Nguyễn Hữu Thuyên, Sdd, tr.132.

“An operator shall not use advertisements or other means to give false, misleading pulicity as to the

quality, composition, performance, use, manufacturer, useful life, origin,.. of goods" Điều 9 Luật chống
cạnh tranh không lành mạnh của Trung Quốc.


12


nghiệp, đến hàng hoá hoặc hoạt động kinh doanh của người khác thì phải chịu

trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoặc bị phạt tù hoặc phạt tiền.?

Luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật Bản cũng quy định
hành vi tạo ra hoặc truyền bá sự khẳng định sai lệch mà trái luật về danh tiếng

thương mại người khác trong quan hệ cạnh tranh là hành vi bất hợp pháp. h

Việc quy định hành vi này là bất hợp pháp và phải chịu chế tài của luật
theo quan điểm của các nước nhằm góp phần hạn chế tình trạng lợi dụng
quyền tự do thông tin của các doanh nghiệp nhằm cung cấp cho công chúng
các thông tin sai lệch làm ảnh hưởng, gây thiệt hại cho uy tính danh tiếng của
các doanh nghiệp cạnh tranh.
Hành vi xâm phạm uy tín của đối thủ cạnh tranh hoặc danh tiếng của họ

bị xem là gièm pha doanh nghiệp khác khi nó có ba dấu hiệu sau:

Một là, hành vi này phải xuất phát từ đối thủ cạnh tranh và vì mục đích
cạnh tranh. Mọi hành vi bơi nhọ, nói xấu khơng xuất phát từ đối thủ cạnh
tranh và khơng vì mục đích cạnh tranh sẽ được xem xét bởi luật dân sự nói

chung hoặc luật hình sự trong những trường hợp cụ thẻ. Chủ thể thực hiện
hành vi gièm pha có thể là tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm cả cá nhân

có đăng ký kinh doanh và cá nhân khơng có đăng ký kinh doanh. Hành vi này
có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện truyền
thơng, báo chí hoặc những tin đồn thất thiệt được tuyên truyền theo phương


thức truyền miệng.
Tuy nhiên, nảy sinh vấn đề xác định ranh giới giữa quyền tự do ngơn
luận, tự do phê bình với hành vi gièm pha. Bởi vì, về ngun tắc, quyền tự do

ngơn luận, tự do phê bình là quyền tự do dân chủ, quyền hiến định của công
dân được Hiến pháp quy định và bảo vệ. Chỉ khi nào quyền này vượt ranh
giới và thoả mãn các điều kiện của hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh thì

mới bị xử lý theo quy định của pháp luật cạnh tranh. Việc xác định ranh giới
này chính là nhiệm vụ của cơ quan có thâm quyền áp dụng pháp luật cạnh

tranh để xử lý đối với từng trường hợp cụ thể.

Nhưng, trong trường hợp nội dung của lời nói xấu lại đúng sự thật thì

chủ thể của hành vi đó có bị xử lý theo quy định của chế định chống cạnh

tranh không lành mạnh không? Vấn đề này được tiếp cận khác nhau qua các

Án lệ của Pháp, chẳng hạn Toà tư pháp tối cao (tại án lệ ngày 19/7/1973,
2 Xem Điều 14, Điều 15 Luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Đức.

'? Xem Điều 2 (1) (xiv) Luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật Bản.


13

D.1973, trang 587) cho rằng nội dung của việc nói xấu đúng hay sai không

ảnh hưởng đến việc kết luận là có hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh hay


khơng. Trong khi đó, Tồ phúc thẩm Paris (tại án lệ ngày 13/11/1963) cho
rằng việc nêu ra một sự việc có thật khơng thé bị coi là hành vi nói xấ.
Quan điểm này đã được sự ủng hộ các nhà lập pháp Việt Nam và được thể
hiện trong Điều 43 Luật cạnh tranh.

Thông tin mà hành vi giém pha sit dung phải là những thông tin không

trung thực, không đúng sự thật. Việc xác định tính trung thực của một thơng

tin nào đó khơng phải là việc dễ dàng và có thể tiến hành nhanh chóng. Nó

phụ thuộc vào mức độ phản ánh của doanh nghiệp bị gièm pha. Nhưng không
phải tất cả thông tin gièm pha đều không trung thực, có thể nó khơng là giả

tạo, khơng là bịa đặt 100% mà chỉ là bị bóp méo, nhào nặn theo hướng, bất lợi

cho doanh nghiệp bị gièm pha.

Hai là, hành vi nói xấu, bơi nhọ phải nhằm vào đối thủ cạnh tranh trong

cùng một thị trường hàng hoá, sản phẩm (thị trường liên quan) và những hành
vi này có thể nhằm vào chất lượng sản phẩm, cách thức bán hàng, tiềm lực

kinh tế - tài chính,... của đối thủ cạnh tranh. Điều luật cắm gièm pha doanh

nghiệp khác với mục nhằm ngăn chặn hành vi cạnh tranh không lành mạnh
giữa các doanh nghiệp cạnh tranh trên cùng thị trường hàng hố, dịch vụ hay
thị trường liên quan, qua đó bảo vệ quyền tự do kinh doanh của các chủ thể
kinh doanh cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Ba là, doanh nghiệp bị gièm pha đã phải gánh chịu những ảnh hưởng

xấu đến uy tín, tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của họ. Uy tín của
doanh nghiệp là một khái niệm mang tính trừu tượng bởi nó phản ánh niềm

tin và sự yêu thích của khách hàng hoặc sản phẩm. Sự giảm sút uy tín của

doanh nghiệp bị xâm phạm thể hiện ở sự giảm sút một cách bất thường các
giao dịch, doanh số bán ra hoặc doanh thu của doanh nghiệp so với trước đó.

Những ảnh hưởng xấu của hành vi gièm pha đối với tình hình tài chính và
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường được chứng minh bằng các số

liệu kế toán thống kê của doanh nghiệp hoặc những biến động bất thường của

tình hình tài chính, những sự kiện làm rối loạn hoạt động kinh doanh bình
thường của doanh nghiệp, ... Khi điều tra về hành vi giém pha doanh nghiệp

khác, hậu quả phải được xác định là hiện thực, tức là chúng phải xảy ra trong

thực tế, doanh nghiệp bị gièm pha đã phải gánh chịu những bắt lợi về uy tín,
'* Nguyễn Hữu Thuyên, Sđd, tr.133.


14
về tài chính và về tình hình kinh doanh do thông tin không trung thực gây ra.

Đối với hành vi này, mọi suy đốn về hậu quả đều khơng được coi là cơ sở để
kết luận về sự vi phạm. Do vậy, hành vi gièm pha doanh nghiệp khác phải


được thực hiện một cách rộng rãi nhằm phát tán thông tin. Day là điều kiện

cần thiết để thông tin không trung thực đó gây tác động đến khách hàng và
gây bất lợi cho đối thủ cạnh tranh. Bản thân các phương tiện thơng tin đại

chúng tự nó đã là những chứng cứ về tính “cơng cộng” của hành vi gièm pha.

Thơng tin gièm pha đến từ hai hình thức: trực tiếp (doanh nghiệp tự
mình đưa ra những thơng tin khơng trung thực về đối thủ cạnh tranh) hoặc
gián tiếp (doanh nghiệp thông qua các cơ quan, phương tiện truyền thông đại
chúng như truyền hình, báo chí,... để đưa tin). Hành vi này cũng được thực

hiện thông qua phương tiện thông tin đại chúng, mang tính cơng cộng, có thể
thể hiện thơng qua nhiều hình thức khác nhau như: nói, viết, trưng bày hình
ảnh ra trước cơng chúng hoặc thơng qua hình thức quảng cáo. Thơng qua

quảng cáo, phương thức cạnh tranh nói xấu, gièm pha doanh nghiệp khác
đựơc thực hiện bằng hành vi đưa thông tin không trung thực - thơng tin mà

mình cho là khơng hay của người khác, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín cũng
như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Trên thực tế, doanh nghiệp

thường sử dụng rất nhiều thủ thuật không lành mạnh tỉnh vi làm tổn hại đến
lợi ích (vật chất và phi vật chất) của các đối thủ, vì thế việc đưa tin thất thiệt
về người khác cũng được các chủ thể kinh doanh sử dụng như biện pháp cạnh
tranh trên thị trường.

Trong thực tiễn hoạt động quảng cáo thời gian qua, cịn xuất hiện hành

vi dùng hình ảnh, danh nghĩa của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo mà


không được sự chấp thuận của tổ chức, cá nhân đó. Tuy nhiên, trong trường
hợp những thông điệp gièm pha chỉ được truyền tải trong nội bộ của doanh

nghiệp thì sẽ phát sinh một số khó khăn nhất định khi xác định đó có phải là
hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh khơng.

Gièm pha doanh nghiệp khác có thể được thực hiện thông qua những
thủ đoạn tỉnh vi và phức tạp. Nó diễn ra trong mọi lĩnh vực, ngành nghề.

những thơng tin về hàng hố. Những thơng tin sai lệch về chất lượng sản

phẩm, về uy tín của doanh nghiệp, hay người đứng đầu doanh nghiệp đã từng

làm các doanh nghiệp trong cuộc gặp rất nhiều khó khăn trong một thời gian

dài. Khơng có gì có thể bị bỏ sót nếu tận dụng tối đa “nghệ thuật truyền
'Š Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà

Nội, 2006, tr.155.


15

miệng”: một đồn mười và mười đồn trăm. Việc tìm kiếm bằng chứng để kết

luận hành vi đó có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không cũng như yêu cầu

bồi thường thiệt hại cũng không phải dễ dàng. Nhưng những tổn thất mà


doanh nghiệp bị gièm pha phải gánh chịu là hồn tồn có thật và đơi khi rất

nặng nề. Hành vi gièm pha tuy cũng nhằm vào uy tín, danh tiếng của người

sản xuất kinh doanh khác nhưng không là “mượn danh” mà là làm thiệt hại

đến uy tín, danh tiếng của họ. Thay vì, gắn uy tín của doanh nghiệp khác vào
sản phẩm của mình thì ở đây doanh nghiệp cạnh tranh lại dùng nhiều thủ đoạn
khác nhau nhằm làm giảm sút danh tiếng của đối thủ cạnh tranh như: nói xấu,
chê bai, hạ thấp giá trị của sản phầm trên các phương tiện truyền thông đại
chúng (báo, đài, mạng ¡internet,...) hoặc dán nhãn mác nổi tiếng vào những

sản phẩm kém chat lượng,... để từ đó làm mất đi niềm tin của khách hàng vào

nhà sản xuất kinh doanh có uy tín. Bằng cách đó, doanh nghiệp có hành vi

cạnh tranh khơng lành mạnh đã lơi kéo một số lượng đáng kể khách hàng của
đối thủ cạnh tranh. Những hành vi thể hiện rõ nét bản chất khơng lành mạnh

vì những thơng tin mà doanh nghiệp “chơi xấu” đưa ra là những thông tin sai
lệch không đúng sự thật. Và chính những thơng tin gian dối đó đã gây thiệt
hại không nhỏ cho người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh, một sự thiệt hại

phản ánh sự khơng cơng bằng trong quan hệ thị trường vì nó khơng xuất phát
từ sự yếu kém của chính doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh mà
chủ yếu là bởi các hành vi bất hợp pháp trên thị trường.

Gièm pha là một hành vi nguy hiểm. Doanh nghiệp không thể kiểm sốt

nó. Và dường như cùng với sự lớn mạnh của các hoạt động xúc tiến thương

mại, gièm pha càng có cơ sở để “tồn tại và phát triển”.
122 Quảng cáo so sánh

Để quảng bá sản phẩm của mình đến khách hàng, kích thích lơi kéo họ

mua hàng, hầu hết các doanh nghiệp đề sử dụng đến các chiến thuật quảng

cáo để xúc tiến thương mại. Đây được khẳng định là biện pháp cạnh tranh đặc
biệt quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn.
Đó là lý do giải thích được nguyên nhân làm cho cuộc chiến trong lĩnh

vực quảng cáo đầy kịch tính và nóng bỏng bởi người sản xuất, kinh doanh
muốn nội dung quảng cáo của mình ngày càng hấp dẫn để thu hút sự quan

tâm của khách hàng đối với các sản phẩm của mình. Tuy nhiên, nếu quảng

cáo bằng cách so sánh sản phẩm của mình với sản phẩm của doanh nghiệp


16

khác nhằm hạ thấp uy tín của sản phẩm đó thì hành vi quảng cáo so sánh đó
cũng có thể bị coi là một dạng của cạnh tranh không lành mạnh.

Luật cạnh tranh khơng đưa Đ quy phạm định nghĩa “Quảng cáo” để làm
cơ sở cho việc hiểu thế nào là hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành
mạnh. Do vậy, cần phải vận dụng các duy định trong một số lĩnh vực pháp
luật có liên quan đẻ hiểu khái niệm quảng cáo so sánh.
Khái niệm quảng cáo được đề cập đến trong pháp luật của nhiều nước.


Theo Bộ luật Thương mại của Cộng hoà Pháp, tại Điều 2 Pháp lệnh số 82-280

ngày 23/7/1992 áp dụng cho khoản 1 Điều 27 của Luật ngày 30/9/1986 về tự
do thông tin và quy định những chế độ áp dụng cho quảng cáo và tài trợ, mọi
hoạt động có thu tiền hoặc đổi bù nhằm quảng bá cho việc cung cấp sản phẩm
hay dịch vụ, kể cả thông tin được giới thiệu dưới dạng tên gọi chung trong

khuôn khổ một hoạt động thương mại, công nghiệp, thủ công hay nghề nghiệp
tự do, hay nhằm đảm bảo quảng cáo thương mại cho một doanh nghiệp nhà
nước hoặc tư nhân đều được coi là quảng cáo '.

Theo Điều 2

Luật quảng cáo của Trung Quốc năm 1994, quảng cáo

được hiểu là một a
đo mang tính chất thương mại mà người cung cấp
hàng hoá, dịch vụ giới thiệu cho hàng hố, dịch vụ của mình, cho dù là trực

tiếp hay gián tiếp, thông qua các thông tin cơng cộng. Như vậy, có thể thấy
với tính chất là một thuật ngữ pháp lý, quảng cáo luôn chứa đựng các thông
tin thương mại bao gồm thông tin về chủ thể kinh doanh và các thơng tin về

hàng hố dịch vụ như tính năng, tác dụng, phẩm chat, kiểu dáng, giá cả, tính
ưu việt... Mục đích của quảng cáo là nhằm xúc tiến việc bán hàng và cung

ứng dịch vụ cho khách hàng. Luật Cộng đồng Châu Âu phân biệt rõ: “Quảng

cáo không gồm: các thông tin do cơ quan phát thanh phát có liên quan tới
chương trình của cơ quan và các sản phẩm phụ trực tiếp của chương trình


này; các thơng tin về dịch vụ cơng cộng và các lời kêu gọi cho việc làm từ

thiện miễn phí”'”,

Tại Việt Nam, Luật thương mại 1997 và Pháp lệnh quảng cáo đã lần

đầu tiên quy định rất chặt chẽ và chỉ tiết về các hoạt động khuyến mại và
quảng cáo. Tuy vậy, các quy định này có nội dung còn hạn chế chỉ mới tập
trung chủ yếu trong phạm vi an ninh quốc gia, an toàn xã hội, thuần phong mỹ

`9 Lê Anh Tuần, Sđd, tr. 143.

' Nguyễn Thị Dung, Khái niệm “Quảng cáo” trong pháp luật Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến việc hồn

thiện pháp luật về quảng cáo, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12-2005, tr.34.



×