Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

So sánh các quy định pháp luật việt nam và quy định pháp luật một số nước về lãi suất trong hợp đồng vay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

BÙI THỊ THU HÀ

SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ QUY
ĐỊNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƢỚC VỀ LÃI SUẤT TRONG
HỢP ĐỒNG VAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

BÙI THỊ THU HÀ

SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ QUY
ĐỊNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƢỚC VỀ LÃI SUẤT TRONG
HỢP ĐỒNG VAY

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số : 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh

Hà nội – 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “So sánh các quy định Pháp luật Việt Nam
và quy định pháp luật một số nước về lãi suất trong hợp đồng vay” là công
trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận
văn đảm bảo độ trung thực, chính xác và tin cậy.
Trân trọng cảm ơn.
Tác giả luận văn

BÙI THỊ THU HÀ


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh –
Khoa Luật Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực hiện luận văn này.
Đồng cảm ơn các Thầy, Cô Khoa Luật – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
– những người đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong quá trình em học tập
và rèn luyện tại trường.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ và động viên em.
Tác giả luận văn

BÙI THỊ THU HÀ


MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Mục lục

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LÃI SUẤT TRONG HỢP
ĐỒNG VAY .......................................................................................................... 7
1.1 Khái quát về hợp đồng vay tiền ....................................................................... 7
1.1.1 Khái niệm Hợp đồng vay tiền ...................................................................... 8
1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng vay tiền ................................................................... 9
1.1.3 Đối tượng của Hợp đồng vay tiền ............................................................... 10
1.1.4 Phân loại hợp đồng vay tiền ........................................................................ 12
1.1.5 Quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng vay tiền ............................................... 16
1.2 Khái quát về lãi suất trong hợp đồng vay tiền .............................................. 18
1.2.1 Khái niệm lãi suất ...................................................................................... 19
1.2.2 Đặc điểm của lãi suất .................................................................................. 19
1.2.3 Lãi suất trần cho vay ................................................................................... 20
1.3 Hợp đồng vay tiền dân sự và Hợp đồng vay tiền tín dụng ............................ 21
1.3.1 Khái niệm .................................................................................................... 21
1.3.2 Đặc điểm ..................................................................................................... 22
1.3.3 Pháp luật điều chỉnh .................................................................................... 26
1.4 Các tiêu chí so sánh quy định lãi suất trong hợp đồng vay tiền của Pháp luật
Việt Nam và Pháp luật một số nước trên thế giới ................................................ 27
CHƢƠNG II: ĐIỂM TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA PHÁP
LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƢỚC VỀ LÃI SUẤT
TRONG HỢP ĐỒNG VAY ............................................................................... 31
2.1 Nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với lãi suất trong hợp đồng vay tiền 31
2.1.1 Những điểm tương đồng ............................................................................ 31


2.1.2 Sự khác biệt................................................................................................ 34
2.2

Các yếu tố tác động đến việc xây dựng quy định về lãi suất trong hợp


đồng vay tiền ........................................................................................................ 41
2.2.1 Những điểm tương đồng ............................................................................ 41
2.2.2 Sự khác biệt................................................................................................ 45
2.3

Thực trạng các quy định của pháp luật ...................................................... 51

2.3.1 Về giới hạn mức lãi suất thỏa thuận .......................................................... 51
2.3.2 Chế tài đối với các trường hợp vi phạm quy định về giới hạn mức lãi suất
thỏa thuận ............................................................................................................. 58
2.4

Nguồn gốc sự khác biệt.............................................................................. 67

CHƢƠNG III: ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH VỀ LÃI SUẤT TẠI HỢP ĐỒNG
VAY CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ HƢỚNG HOÀN
THIỆN QUY ĐỊNH............................................................................................ 71
3.1

Lãi suất trong hợp đồng vay tiền ngoài tổ chức tín dụng hay lãi suất trong

hợp đồng vay tiền của Bộ luật dân sự năm 2015. ................................................ 71
3.1.1 Thành tựu ................................................................................................... 71
3.1.2 Hạn chế...................................................................................................... 74
3.1.3 Kiến nghị hướng hoàn thiện ...................................................................... 75
3.2

Lãi suất trong hợp đồng vay tiền của tổ chức tín dụng ............................. 77


3.2.1 Thành tựu ................................................................................................... 78
3.2.2 Hạn chế ...................................................................................................... 79
3.2.3 Kiến nghị hướng hoàn thiện ...................................................................... 80
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 83


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quan hệ vay mượn là một quan hệ tất yếu trong giao lưu đời sống xã hội,
đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, giao dịch dân sự này ngày càng phát triển
với hình thức đa dạng, phong phú. Nước ta mới bước vào cuộc thử nghiệm kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước,
cuộc thử nghiệm này mở ra nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, do đó nhu cầu
về vốn lại càng trở nên thiết yếu. Cùng với việc cải tổ hệ thống ngân hàng, các
ngân hàng không chỉ là công cụ để thực hiện chính sách nhà nước, đáp ứng nhu
cầu tài chính của ngân sách và các doanh nghiệp nhà nước và sự xuất hiện của
các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, rồi dần
dần quan hệ vay vốn không chỉ diễn ra với các tổ chức tín dụng mà còn diễn ra
giữa các tổ chức, cá nhân ngoài tổ chức tín dụng. Để đảm bảo các giao dịch dân
sự này hoạt động hiệu quả, khai thác được nguồn vốn nhàn rỗi, nhưng vẫn đảm
bảo lành mạnh, không làm méo mó thị trường tín dụng bởi hoạt động cho vay
nặng lãi, điều này đã đặt ra nhu cầu quy định về lãi suất trong Bộ luật dân sự.
Ngay từ Bộ luật dân sự năm 1995 – Bộ luật dân sự đầu tiên của thời kỳ đổi
mới, đã quy định giới hạn mức lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng vay. Trải qua
quá trình thực tiễn áp dụng, nảy sinh nhiều bất cập, quy định này được tiếp tục
sửa đổi trong Bộ luật dân sự năm 2005 - thay đổi về mức lãi suất trần tối đa
trong hợp đồng vay. Và bây giờ là Bộ luật dân sự năm 2015, các nhà làm luật
một lần nữa nâng mức lãi suất trần thỏa thuận này lên để phù hợp với nhu cầu
của thị trường. Thực tiễn cho thấy, lãi suất trong hợp đồng vay tiền là một vấn đề
hết sức quan trọng, luôn luôn thu hút được sự quan tâm, tranh luận, đóng góp của


1


các chuyên gia trong các cuộc hội thảo, cũng như đề án sửa đổi, bổ sung luật.
Vấn đề đặt ra là: quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tiền của pháp luật Việt
Nam đã phù hợp với nhu cầu của thị trường chưa và cần phải so sánh với pháp
luật với các nước trên thế giới để tìm ra yếu tố nào phù hợp nhằm vận dụng, học
hỏi, yếu tố nào bất hợp lý thì cần loại bỏ.
Mặt khác, quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tiền ở Bộ luật dân sự
còn liên quan đến đối tượng chịu sự điều chỉnh của Bộ luật này. Về mặt lý
thuyết, Bộ luật dân sự là bộ luật gốc trong lĩnh vực luật tư, chi phối tất cả các
giao dịch dân sự. Tuy nhiên, nếu áp dụng mức trần lãi suất thỏa thuận trong Bộ
luật dân sự cho cả các tổ chức tín dụng thì dường như đang đi ngược lại chủ
trương tự do hóa lãi suất mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra, đi ngược lại nguyên
tắc thị trường và không phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Vì vậy, ta
nên phân biệt rạch ròi hai vấn đề: mức lãi suất thỏa thuận tối đa trong Bộ luật
dân sự (lãi suất trần cho vay) và lãi suất trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng đang
trong tiến trình tự do hóa, là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Đây cũng là một
lý do để Tác giả chọn đề tài nghiên cứu “So sánh các quy định của Pháp luật
Việt Nam và quy định pháp luật một số nước về lãi suất trong Hợp đồng vay”,
để tìm hiểu cách thức điểu chỉnh của các nước có nền kinh tế phát triển, học hỏi
kỹ thuật lập pháp của họ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều Tác giả nghiên cứu về lãi suất trong hợp đồng vay tiền của
pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các bài viết này đều đi sâu vào lĩnh vực
kinh tế nhiều hơn là luật học. Các bài viết này thường nghiên cứu lãi suất với tư
cách là công cụ điều tiết nền kinh tế, liên quan đến các loại lãi suất đặc thù như:

2



lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu, lãi suất cơ bản, lãi suất liên ngân hàng ..v..v.
Dưới góc độ pháp luật dân sự, nghiên cứu mức lãi suất thỏa thuận tối đa được
phép (lãi suất trần cho vay) và đặc biệt là so sánh với quy định của các nước
nước trên thế giới thì hầu như chưa có công trình hoặc bài nghiên cứu nào.
Đối với đề tài này, Tác giả muốn đi sâu vào nghiên cứu quy định về lãi
suất trần trong hợp đồng vay tiền theo pháp luật dân sự Việt Nam và so sánh với
quy định của các nước phát triển trên thế giới để học hỏi, áp dụng những kinh
nghiệm của các quốc gia đi trước, nhằm cụ thể hóa đối tượng chịu sự điều chỉnh
của quy định về lãi suất trong bộ luật dân sự, cũng như cách thức quy định mức
lãi suất thỏa thuận tối đa được phép trong hợp đồng vay tiền mà các nước áp
dụng. Góp phần phát huy và tăng hiệu quả của các quy định này, làm lành mạnh
thị trường giao dịch vay vốn phi ngân hàng, hạn chế cho vay nặng lãi.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về
hợp đồng vay tiền, lãi suất trong hợp đồng vay, so sánh quy định về lãi suất
trong hợp đồng vay tiền của pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới.
Trên cơ sở so sánh với quy định của các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh,
Pháp..v..v, tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt, giải thích nguồn gốc sự
khác biệt và đưa ra kiến nghị đối với các chính sách, quy định của pháp luật Việt
Nam.
Để thực hiện mục tiêu trên, Tác giả cần hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể
như sau:

3


- Làm rõ những vấn đề lý luận về điều chỉnh bằng pháp luật đối với lãi suất
trong hợp đồng vay tiền như khái niệm, đặc điểm của hợp đồng vay tiền, khái

niệm, đặc điểm lãi suất, khái niệm lãi suất trần cho vay..v..v.
- Phân tích lý luận về hợp đồng vay tiền trong dân sự và hợp đồng vay tiền
trong tín dụng ngân hàng.
- Nghiên cứu các quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tiền ở một số nước
châu Âu, Hoa Kỳ. So sánh với pháp luật Việt Nam qua các tiêu chí: nhu cầu
điều chỉnh bằng pháp luật đối với lãi suất trong hợp đồng vay tiền; các yếu tố
tác động đến việc xây dựng quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tiền; nội
dung các quy định của pháp luật.
- Rút ra nguồn gốc sự khác biệt trong quy định của Việt Nam và các nước.
Đồng thời kiến nghị hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Trong khuôn khổ của đề tài, đối tượng nghiên cứu của luận văn là: quy
định về lãi suất trong hợp đồng vay tiền của Pháp luật Việt Nam trong dân sự và
trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, so sánh quy định về lãi suất trong hợp đồng
vay tiền của Pháp luật một số nước trên thế giới; các quan điểm khoa học, các
bài nghiên cứu chuyên sâu được đăng trên báo, tạp chí, các công trình nghiên
cứu trong và ngoài nước.
Ngoài ra, trên cơ sở các văn bản pháp luật của Nhà nước, các văn bản
hướng dẫn, giải thích áp dụng thống nhất pháp luật dân sự do Tòa án nhân dân
tối cao hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến hợp đồng
vay tiềnvà lãi suất trong hợp đồng vay; Các văn bản luật chuyên ngành điều

4


chỉnh trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng; Luận văn đã nghiên cứu, phân tích, so
sánh, tổng hợp để rút ra các tri thức khoa học và luận chứng trong đề tài.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: đề tài này được viết dựa trên phương pháp luận của
Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà

nước ta trong vấn đề cải cách tư pháp nói chung và xây dựng quy định phù hợp
với thị trường về lãi suất trong hợp đồng vay tiềnnói riêng.
Phương pháp chung: So sánh, phân tích, tổng hợp khái quát. Nghiên cứu
lịch sử, thực tiễn việc áp dụng quy định về lãi suất trong Bộ luật dân sự qua các
thời kỳ, phân loại, thu thập, đánh giá, xử lý số liệu thống kê, rút ra những kết
luận có giá trị cho đề tài.
6. Những đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu có tính hệ thống các quy định về lãi
suất trong hợp đồng vay tiền tại Bộ luật dân sự qua các thời kỳ và so sánh các
quy định của pháp luật hiện hành với một số nước trên thế giới.
Kết quả của luận văn không chỉ tổng kết, so sánh quy định về lãi suất
trong hợp đồng vay tiềnmà còn rút ra những rút ra và lý giải nguyên nhân sự
khác biệt, trên cơ sở đó đánh giá tính hiệu quả của các quy định, học hỏi những
yếu tố hợp lý, tiến bộ trong quy định của các nước trên thế giới. Trên cơ sở đó,
góp phần hoàn thiện hơn nữa quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tiền của
Bộ luật dân sự, góp phần làm lành mạnh hóa, trong sạch thị trường tín dụng phi
ngân hàng. Đây cũng là một trong những hoạt động nhằm thực hiện tốt mục tiêu
cải cách tư pháp đến năm 2020 theo đúng lộ trình của Nghị quyết số 49/NQ –
TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị.
5


Nội dung và kết quả của luận văn này cũng có thể sử dụng làm tài liệu
nghiên cứu, giảng dạy, tài liệu tham khảo bổ ích đối với những sinh viên, giảng
viên chuyên ngành luật dân sự, cán bộ công tác tại cơ quan nhà nước hoặc những
người đang hoạt động tại các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, ngân hàng..v..v.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận về điều chỉnh bằng pháp luật đối với lãi

suất trong hợp đồng vay;
Chương II: Điểm tương đồng và khác biệt giữa Pháp luật Việt Nam và
Pháp luật một số nước trên thế giới về lãi suất trong hợp đồng vay;
Chương III: Đánh giá về nguồn gốc sự khác biệt và kiến nghị hướng hoàn
thiện đối với quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tiền của pháp luật Việt
Nam.

6


CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LÃI SUẤT TRONG HỢP
ĐỒNG VAY
Trong nghiên cứu khoa học, đứng trước một vấn đề cần luận giải, lý
thuyết luôn luôn đóng vai trò nền tảng, dẫn đường để đi sâu phân tích đánh giá,
đề tài này cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trước khi đi vào nghiên cứu, phân
tích các quy phạm pháp luật về lãi suất trong hợp đồng vay, chúng ta cần nắm
chắc và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận liên quan đến nội dung này. Chỉ khi các
khái niệm, đặc điểm được hiểu một cách thấu đáo, thông suốt thì chúng ta mới
có thể đánh giá được quy định của luật thực định. Xuất phát từ đối tượng nghiên
cứu của đề tài, trong chương này Tác giả xin trình bày, phân tích các vấn đề nội
hàm về mặt lý luận của Hợp đồng vay tiền, khái niệm Lãi suất và lãi suất trần,
phân tích lý luận về hợp đồng vay tiền dân sự và tín dụng. Đồng thời, Tác giả
cũng đưa ra các tiêu chí so sánh, lý giải lý do lựa chọn các tiêu chí này để so
sánh quy định về lãi suất trong Hợp đồng vay tiền của Pháp luật Việt Nam và
Pháp luật một số nước trên thế giới.
1.1 Khái quát về hợp đồng vay tiền
Trong đời sống xã hội nói chung, việc chuyển giao tài sản và quyền sở
hữu tài sản là một nhu cầu tất yếu để đáp ứng nhu cầu của các cá nhân. Các nhu
cầu này được thỏa mãn thông qua một chuỗi các giao dịch dân sự có tính chất
trao đổi. Hợp đồng vay tiền là một giao dịch dân sự mang đầy đủ đặc điểm, tính

chất chung của hợp đồng vay tài sản. Đồng thời, do đối tượng của Hợp đồng vay
tiền là một đối tượng đặc thù nên nó có những đặc trưng riêng biệt.

7


1.1.1 Khái niệm Hợp đồng vay tiền
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin thì tiền tệ là hàng hoá đặc biệt,
dùng làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá, là sự thể hiện chung của
giá trị và thể hiện lao động xã hội; đồng thời tiền tệ biểu hiện quan hệ sản xuất
giữa những người sản xuất hàng hoá, do quá trình phát triển lâu dài của trao đổi
hàng hoá tạo ra. Tiền với cách hiểu chung nhất là bất cứ cái gì được chấp nhận
trong thanh toán để lấy hàng hoá hoặc trong việc hoàn trả các khoản nợ.
Trong khái niệm về tài sản thì tiền là một trong số các loại tài sản được liệt
kê. Vậy ta cần hiểu hợp đồng vay tài sản là gì, từ đó suy luận ra khái niệm hợp
đồng vay tiền.
Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa
thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn
trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng,
chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”
(Điều 463).
Hợp đồng vay tiền là một dạng hợp đồng vay tài sản, dựa theo khái niệm
trên, ta có thể hiểu tương tự về khái niệm hợp đồng vay tiền: “Hợp đồng vay tiền
là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tiền cho bên vay; khi
đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tiền theo đúng số lượng, chất
lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Như
vậy, về cơ bản hợp đồng vay tiền gồm các yếu tố sau:
Thứ nhất: Chủ thể của hợp đồng bao giờ cũng có hai bên tham gia, bao
gồm bên vay và bên cho vay. Bên cho vay là cá nhân, tổ chức có khoản tiền
muốn cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng để thỏa mãn nhu cầu vật chất hoặc tinh


8


thần của mình. Còn bên vay là bên cần sử dụng tiền của người khác để thỏa mãn
nhu cầu kinh doanh hoặc tiêu dùng của mình.
Thứ hai: Hình thức pháp lý của hợp đồng vay tiền có thể bằng văn bản
hoặc lời nói và được thực hiện trên những nguyên tắc cơ bản của hợp đồng như:
nguyên tắc tự do ý chí, nguyên tắc tự định đoạt…
Thứ ba: Sự kiện cho vay được phát sinh bởi hai hành vi ứng trước và hoàn
trả một số tiền nhất định. Thời hạn thanh toán khoản vay và hiệu lực hợp đồng
do các bên thỏa thuận.
Thứ tư: Bên vay chỉ phải trả lãi suất nếu các bên có thỏa thuận hoặc theo
luật định.
Về cơ bản, hợp đồng vay tiền mang những yếu tố chung của các hợp đồng
dân sự khác: chủ thể, khách thể, sự kiện pháp lý. Tuy nhiên, xuất phát từ đối
tượng của loại hợp đồng này là “tiền” – đối tượng hết sức đặc thù nên hợp đồng
vay tiền cũng có đặc trưng riêng.
1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng vay tiền
Dựa vào khái niệm, phân tích nêu trên, có thể rút ra được đặc điểm của
hợp đồng vay tiền:
Thứ nhất: Hợp đồng vay tiền là hợp đồng chuyển quyền sở hữu đối với
số tiền vay, kể từ thời điểm chuyển giao tiền, bên vay có toàn quyền sử dụng,
định đoạt đối với số tiền đó, trừ trường hợp hợp đồng có quy định về điều kiện
sử dụng.
Thứ hai: Hợp đồng vay tiền có lãi suất là hợp đồng song vụ, các bên tham
gia vào hợp đồng vừa có quyền vừa có nghĩa vụ. Bên cho vay có nghĩa vụ

9



chuyển giao tiền đúng thời hạn, bên vay có nghĩa vụ trả đủ tiền gốc và tiền lãi
đúng hạn. Bên nào vi phạm nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm dân sự.
Thứ ba: Hợp đồng vay tiền là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tập trung nghiên cứu lãi suất trong hợp
đồng vay tiền nên hợp đồng vay tiền có lãi suất là hợp đồng vay tiềncó đền bù.
Các bên chủ thể sau khi thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận được từ bên
kia một lợi ích tương ứng. Chúng ta biết rằng bản chất của các giao dịch dân sự
mang tính đền bù tương đương và đặc điểm cơ bản của quan hệ tài sản trong
giao lưu dân sự là sự trao đổi ngang giá. Khi cho vay một khoản tiền nhất định
thì trong một thời hạn có thể do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định
phải có một khoản tiền phát sinh để đền bù cho sự đầu tư cho vay tiền của bên
cho vay nhằm thoả mãn nhu cầu của bên cho vay [30].
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bên cạnh việc cho vay của các tổ
chức tín dụng thì quan hệ cho vay giữa cá tổ chức, cá nhân với nhau cũng diễn ra
hết sức đa dạng, phong phú với nhiều hình thức và mức lãi suất thỏa thuận. Tuy
nhiên, không phải giao dịch vay tiền nào cũng đảm bảo được các yếu tố, điều
khoản cần thiết của hợp đồng vay tiền, nên rất dễ phát sinh tranh chấp. Khi đó,
hệ thống các quy định pháp luật phải dự liệu đầy đủ các tình huống để thẩm phán
có thể giải quyết tất cả các vấn đề từ trả nợ gốc, nợ lãi, bao gồm cả lãi suất và
thời gian tính lãi nợ quá hạn kể từ khi hết hạn vay, với hợp đồng vay tiền không
có thời hạn thì thời gian tính lãi nợ quá hạn kể từ khi đòi nợ.
1.1.3 Đối tƣợng của Hợp đồng vay tiền
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 thì “Tài
sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Đối tượng của Hợp đồng vay

10


tiền là Tiền – một loại tài sản đặc biệt trong giao dịch dân sự. Tuy nhiên, hiện

nay trong Bộ luật dân sự chưa có một định nghĩa, quy định cụ thể về Tiền. Điều
này dẫn đến các cách hiểu không thống nhất về Tiền, gây ra khó khăn trong thực
tiễn áp dụng. Dưới góc độ luật dân sự thì Tiền là loại tài sản có đặc điểm pháp lý
khác biệt so với Vật, có thể kể đến sự khác biệt đó như sau:
Đối với vật thì chúng ta có thể khai thác công dụng hữu ích từ chính vật
đó (dùng nhà để ở, dùng xe máy để đi lại, dùng bút để viết, …). Còn đối với tiền
thì không thể khai thác công dụng hữu ích từ chính tờ tiền hay đồng tiền xu đó.
Tiền thực hiện ba chức năng chính là: công cụ thanh toán đa năng, công cụ tích
lũy tài sản và công cụ định giá các loại tài sản khác. Khái niệm “quyền sử dụng”
chỉ được áp dụng một cách trọn vẹn cho vật chứ không áp dụng được cho tiền.
Các vật thông thường có thể do rất nhiều chủ thể khác nhau tạo ra, còn
tiền do Nhà nước độc quyền phát hành. Việc phát hành tiền được coi là một
trong những biểu hiện của chủ quyền của mỗi quốc gia.
Vật được xác định số lượng bằng những đơn vị đo lường thông dụng, còn tiền lại
được xác định số lượng thông qua mệnh giá của nó.
Chủ sở hữu vật được toàn quyền tiêu hủy vật thuộc sở hữu của mình, còn
chủ sở hữu tiền lại không được tiêu hủy tiền (không được xé, đốt, sửa chữa, thay
đổi hình dạng, kích thước, làm giả,…).
Dưới góc độ kinh tế thì việc sử dụng tiền được hiểu thông qua hành vi đầu
tư tiền vào các hoạt động kinh doanh (mua bán thiết bị, cho vay lấy lãi, góp vốn,
…) hay tiêu dùng. Nhưng dưới góc độ luật dân sự thì các hành vi đầu tư hay tiêu
dùng đó lại phải được hiểu là hành vi thực hiện quyền định đoạt tiền (chuyển
giao quyền sở hữu tiền cho chủ thể khác), chứ không phải là thực hiện quyền sử
dụng.

11


Dưới góc độ kinh tế, việc gửi tiền vào các tổ chức tín dụng (gửi tiền vào
tài khoản của mình trong Ngân hàng) thường được coi là hành vi cất giữ tiền của

mình. Còn dưới góc độ luật dân sự thì việc gửi tiền vào Ngân hàng hay các tổ
chức tín dụng lại phải luôn được hiểu là hợp đồng cho vay tài sản. Bởi lẽ sau khi
gửi vào Ngân hàng thì chính Ngân hàng sẽ trở thành chủ sở hữu khoản tiền đó và
phải chịu rủi ro đối với nó. Người gửi khi đó chấm dứt quyền sở hữu đối với số
tiền vừa gửi, trở thành bên cho vay, có quyền yêu cầu Ngân hàng thanh toán
khoản tiền khác tương đương theo thời hạn thỏa thuận. Tuỳ theo từng trường hợp
cụ thể mà hợp đồng vay tiềnđó có thể có thời hạn hoặc không thời hạn, có thể có
lãi hoặc không có lãi.
Nói cách khác, dưới góc độ kinh tế thì không có sự khác biệt cơ bản về
bản chất giữa tiền mặt với tiền trong tài khoản, nhưng dưới góc độ luật dân sự thì
“tiền trong tài khoản” lại được hiểu là quyền tài sản (quyền yêu cầu) – một loại
tài sản khác chứ không phải là tiền.
Trong pháp luật dân sự, tiền có tính năng đặc biệt (khác với vật) là khi
chuyển giao tiền thì bao giờ cũng kèm theo chuyển giao quyền sở hữu, trừ
trường hợp khi chuyển giao ta đặc định hóa gói tiền thông qua việc niêm phong
gói tiền lại [26].
1.1.4 Phân loại hợp đồng vay tiền
Có nhiều tiêu chí được đưa ra để phân loại hợp đồng dân sự nói chung và
hợp đồng vay tiền nói riêng. Căn cứ vào thời điểm có hiệu lực, hợp đồng được
phân loại thành hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế.
Hợp đồng thực tế: là những hợp đồng mà sau khi thoả thuận các bên phải
trao cho nhau đối tượng của hợp đồng (cho vay, cho mượn, gửi giữ...). Hợp đồng

12


ưng thuận là những hợp đồng được coi là kí kết khi các bên đã thoả thuận xong
các điều khoản cơ bản của hợp đồng [25].
Vậy hợp đồng vay tiền là hợp đồng ưng thuận hay hợp đống thực tế? Hiện
nay có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Tác giả Phạm Văn Tuyết cho rằng: hợp đồng vay tài sản là hợp đồng thực
tế, việc hứa cho vay không phải là căn cứ phát sinh quyền yêu cầu của bên đi vay
trong hợp đồng [23].
Tác giả Bùi Đăng Hiếu lại có quan điểm khác: hợp đồng vay tài sản là hợp
đồng ưng thuận, có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết [24]. Tác giả Nguyễn Ngọc
Điện cũng đưa ra nhận xét: hợp đồng vay tiền trong luật Việt Nam hiện hành là
hợp đồng ưng thuận, tuy nhiên để buộc bên cho vay phải chuyển giao số tiền vay
như đã cam kết là rất khó thi hành trên thực tế, kể cả bên vay có theo đuổi các
thủ tục tư pháp; hậu quả nhiều lắm là bên vay chỉ có thể yêu cầu bồi thường thiệt
hại [21].
Tập thể tác giả Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết, Nguyễn Hồ Bích Hằng cho
rằng: hợp đồng vay tài sản có thể là hợp đồng thực tế hoặc hợp đồng ưng thuận
nhưng các tác giả này không đưa ra giải thích cụ thể cho quan điểm đó của mình
[22].
Dựa trên những ý kiến của các Nhà nghiên cứu nêu trên, có thể thấy để
khẳng định hợp đồng vay tài sản hay hợp đồng vay tiền là hợp đồng thực tế hay
ưng thuận ta phải xác định: quyền và nghĩa vụ của các chủ thể phát sinh khi nào:
khi giao kết hay khi chuyển giao tài sản vay cho nhau?
“Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về thời điểm phát sinh hiệu
lực của hợp đồng vay tài sản. Điều 465 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về
nghĩa vụ của bên cho vay như sau: “...1. Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng

13


chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thoả thuận;...”. Như vậy, theo
quy định trên thì hợp đồng vay tài sản mang tính chất của hợp đồng ưng thuận,
được phát sinh tại thời điểm giao kết. Cụ thể là nếu hợp đồng vay được kí kết
dưới hình thức miệng thì phát sinh hiệu lực khi đã thoả thuận xong nội dung cơ
bản của hợp đồng (như số tiền cho vay, thời hạn giao tiền, lãi suất, thời hạn...);

nếu hợp đồng vay được kí kết dưới hình thức văn bản thì phát sinh hiệu lực khi
bên sau cùng kí vào văn bản. Như vậy, sau 2 thời điểm nêu trên thì bên vay có
quyền yêu cầu bên cho vay phải thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết, trong đó có
nghĩa vụ buộc phải chuyển giao khoản tiền vay. Nếu bên vay từ chối không
chuyển giao tiền vay như đã cam kết thì sẽ chịu trách nhiệm dân sự gì trước bên
vay:
- Buộc phải chuyển giao tài sản cho vay như đã cam kết nếu không các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế bắt buộc phải
chuyển giao?
- Hay chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu bên vay chứng
minh được những thiệt hại đã thực tế xảy ra hay chắc chắn xảy ra nếu không có
được số tiền vay như đã thoả thuận với bên cho vay?
- Hoặc phải chịu đồng thời cả hai trách nhiệm dân sự nêu trên?
Theo lí luận về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng
thì bên cho vay phải buộc chuyển giao tài sản vay và bồi thường thiệt hại nếu có.
Nhưng thực tế giải quyết tranh chấp trên đã cho thấy phương án thứ nhất và
phương án thứ ba không thể thực hiện được, chỉ có thể áp dụng được cách giải
quyết thứ hai. Nếu bên vi phạm nghĩa vụ (bên cho vay) chứng minh là họ không
có khả năng tiếp tục thực hiện nghĩa vụ (không có tiền để cho vay nữa) thì chỉ
phải bồi thường những thiệt hại thực tế đã xảy ra cho bên đi vay do không vay

14


được số tiền như đã cam kết. Thực tế cơ quan thi hành án cũng không thể kê
biên, niêm phong, bán đấu giá nhà ở hoặc các tài sản khác thuộc sở hữu của bên
cho vay để lấy tiền chuyển cho bên đi vay như hợp đồng đã kí kết.
Liên quan đến thời điểm phát sinh hiệu lực hợp đồng của hợp đồng vay tài
sản đó là vấn đề chứng cứ để chứng minh về sự tồn tại của hợp đồng đó trên thực
tế. Nếu hợp đồng vay được kí kết bằng văn bản thì bên vay mới có thể yêu cầu

bên cho vay chịu trách nhiệm nêu trên nếu vi phạm nghĩa vụ giao tiền vay vì đó
là thuộc loại hợp đồng ưng thuận. Còn nếu hợp đồng vay chỉ được giao kết bằng
miệng thì sẽ không có chứng cứ để buộc bên cho vay phải chịu trách nhiệm và
khi đó coi như hợp đồng vay chưa phát sinh hiệu lực pháp luật. Hợp đồng vay
giao kết bằng miệng chỉ phát sinh hiệu lực khi bên cho vay đã chuyển giao tiền
vay cho bên vay và giấy biên nhận tiền vay sẽ là bằng chứng của việc giao kết
hợp đồng – lúc này hợp đồng vay mang đặc điểm của loại hợp đồng thực tế. Tuy
nhiên, trong trường hợp hợp đồng giao kết bằng miệng nhưng có các chứng cứ
khác chứng minh được sự tồn tại của quan hệ vay tiền (như có ít nhất 2 người
làm chứng hoặc các bên thừa nhận hợp đồng vay giao kết miệng...) thì bên cho
vay vẫn phải chịu trách nhiệm về lời cam kết của mình vì hợp đồng đã phát sinh
hiệu lực kể từ thời điểm giao kết. Từ sự phân tích trên, chúng tôi có thể đưa ra
kết luận như sau: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hợp đồng vay tài sản
mang bản chất pháp lí của loại hợp đồng ưng thuận; tuy nhiên khi buộc bên cho
vay phải chịu trách nhiệm về việc chuyển giao tiền vay còn phụ thuộc vào vấn đề
các chứng cứ pháp lí để chứng minh sự tồn tại của hợp đồng vay đó [42].
Đối với vấn đề này, Tác giả có cùng quan điểm với Thạc sỹ Vũ Thị Hồng
Yến trong bài phân tích nêu trên.

15


1.1.5 Quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng vay tiền
Quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dân sự nói riêng và trong khoa học
pháp lý nói chung là cặp khái niệm luôn song hành cùng nhau. Trong hợp đồng
vay tiềntài sản, quyền sở hữu tài sản là quyền gốc để có thực hiện được việc cho
vay. Quyền sở hữu tài sản là một thuật ngữ pháp lý tốn nhiều bút mực của các
Chuyên gia, Nhà phân tích. Từ thời La Mã cho đến nay, các nhà làm luật cũng
khó thể đưa ra được khái niệm chung nhất về quyền sở hữu tài sản. Tuy nhiên,
về cơ bản chúng ta đã xây dựng tương đối đầy đủ những quyền năng của chủ sở

hữu hợp pháp, đặc biệt là những quy định về quyền chiếm hữu tài sản đã trở
thành căn cứ pháp lí quan trọng để chủ sở hữu tài sản khi có tài sản bị xâm hại có
cơ sở để bảo vệ quyền tài sản của mình và người xét xử có cơ sở pháp lí để bảo
vệ quyền của chủ sở hữu tài sản hợp pháp.
Trong nội dung này, Tác giả chỉ đưa ra một tập hợp hết sức cơ bản, ngắn
gọn các quyền năng của chủ sở hữu tài sản theo Pháp luật Việt Nam và phân tích
nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào Hợp đồng vay tiềntiền.
a. Quyền sở hữu tài sản vay
Quyền sở hữu là một khái niệm cơ bản, cốt lõi của Luật dân sự. Khái niệm
quyền sở hữu hình thành từ rất sớm và trải qua nhiều giai đoạn phát triển, gắn
liền với sự phát triển của lịch sử xã hội, lịch sử lập pháp của mỗi quốc gia. Tại
Điều 164 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định “Quyền sở hữu bao gồm quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy
định của pháp luật.”.
Tiền là một tài sản đặc biệt có chức năng trao đổi, nó chỉ mang lại lợi ích
cho chủ sở hữu khi chủ sở hữu chuyển giao cho chủ thể khác kèm theo việc

16


chuyển giao quyền sở hữu. Vì vậy, trong hợp đồng vay tiền, Bên cho vay phải
chuyển giao quyền sở hữu cho Bên vay và kể từ thời điểm chuyển giao, Bên vay
có toàn quyền sở hữu, định đoạt chúng để mang lại lợi ích vật chất hoặc tinh thần
cho mình.
b. Nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào hợp đồng vay tiền
 Nghĩa vụ của Bên cho vay
Bên cho vay có nghĩa vụ giao tiền đầy đủ, đúng số lượng vào thời gian và
địa điểm mà các bên đã thống nhất.
Bên cho vay có nghĩa vụ bồi thường cho Bên vay nếu giao tiền không
đúng yêu cầu mà không báo cho Bên vay biết, trừ trường hợp Bên vay biết mà

vẫn nhận tài sản.
Bên cho vay có nghĩa vụ tuân thủ thời hạn cho vay, không được yêu cầu
Bên vay trả lại tiền trước thời hạn. Trừ trường hợp cho vay không lãi và có kỳ
hạn thì Bên cho vay được đòi lại tiền nếu Bên vay đồng ý.
 Nghĩa vụ của Bên vay
Là người cần đến sự giúp đỡ vật chất của bên cho vay do vậy khi hết thời
hạn của hợp đồng phải tự giác thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình phát sinh
từ hợp đồng đã ký kết. Phải trả đủ tiền gốc và tiền lãi theo thoả thuận hoặc theo
pháp luật quy định. Nếu hợp đồng cho vay không kỳ hạn, khi bên cho vay yêu
cầu trả nợ thì bên vay phải thực hiện hợp đồng trong thời gian thoả thuận. Bên
vay cũng có thể thực hiện hợp đồng bất cứ thời gian nào. Thời điểm này được
coi là thời điểm chấm dứt hợp đồng cho vay tiền không kỳ hạn. Trường hợp các
bên có thoả thuận về mục đích vay, bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng

17


tiền của bên vay có đúng mục đích như thoả thuận hay không. Nếu sử dụng tiền
không đúng mục đích như đã thoả thuận, bên cho vay có quyền huỷ hợp đồng
(Điều 467 – Bộ luật dân sự năm 2015) [30].
1.2 Khái quát về lãi suất trong hợp đồng vay tiền
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, dòng vốn lưu chuyển một cách liên
tục, lợi nhuận được tối đa hóa thì hầu hết các trong giao dịch vay tiền, người vay
thường phải trả thêm một phần giá trị ngoài phần vốn gốc ban đầu để thỏa mãn
nhu cầu vật chất của người cho vay. Tỉ lệ phần trăm của phần tăng thêm này so
với vốn gốc vay ban đầu được coi là lãi suất (interest rate). Việc phải trả lãi suất
xuất phát từ vấn đề là đồng tiền ngày hôm nay có giá hơn đồng tiền nhận được
ngày mai khi tính đến giá trị thời gian của tiền tệ. Khi một người chuyển giao
quyền sử dụng tiền của mình cho người khác, tức là họ đã hy sinh quyền sử dụng
tiền tệ ngày hôm nay của mình với hy vọng có được lượng tiền lớn hơn vào ngày

mai. Đặc biệt, khi mục đích khi vay tiền của người vay là nhằm thỏa mãn nhu
cầu kinh doanh hoặc tiêu dùng của mình, tức là họ được hưởng một lợi ích từ
việc sử dụng tiền của người khác thì việc trả lãi là điều đương nhiên. Nếu không
có phần lớn lên thêm sau mỗi lần chuyển nhượng vốn thì có lẽ giao dịch này sẽ
không thể phát triển.
Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, khi kinh doanh tài chính, tiền tệ
ngày càng trở nên sôi động thì việc giới hạn tỷ lệ phần trăm tăng thêm so với gốc
vay ban đầu là hết sức cần thiết để duy trì một nền tài chính ổn định và lành
mạnh. Do đó, trong mục này Tác giả xin đưa ra và phân tích khái niệm lãi suất,
khái niệm lãi suất trần cho vay, cũng như đặc điểm của lãi suất trong giao dịch
dân sự.

18


1.2.1 Khái niệm lãi suất
Có nhiều định nghĩa về lãi suất, ở tầm vĩ mô, lãi suất là một công cụ điều
tiết kinh tế rất nhạy bén và hiệu quả của chính sách tiền tệ quốc gia. Thông qua
việc thay đổi mức và cơ cấu lãi suất trong từng thời kỳ nhất định, Chính phủ có
thể tác động đến quy mô và tỷ trọng các loại vốn đầu tư, do vậy mà có thể tác
động đến quá trình điều chỉnh cơ cấu, đến tốc độ tăng trưởng, sản lượng, tỷ lệ
thất nghiệp và tình trạng lạm phát trong nước.
Theo Quy định phương pháp tính và hoạch toán thu, trả lãi của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng Ban hành kèm theo Quyết định số
652/2001/QĐ-NHNN ngày 17-5-2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì
“ Lãi suất là khoản tiền bên vay, huy động vốn hoăc bên thuê trả cho bên vay,
đầu tư chứng khoán, gửi tiền hoặc bên cho thuê về việc sử dụng vốn vay, vốn huy
động hoặc tài sản cho thuê. Lãi được tính toán căn cứ vào số vốn, thời gian sử
dụng vốn và lãi suất”
Hoặc theo định nghĩa của giáo trình Học viện Ngân hàng thì: lãi suất là

giá cả của quyền được sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định mà người
sử dụng vốn phải trả cho người sở hữu vốn.
Từ những định nghĩa trên, có thể hiểu Lãi suất là tỉ lệ phần trăm nhất định
mà bên vay phải trả thêm vào số tiền gốc đã vay tính theo đơn vị thời gian.
Thông thường, đơn vị thời gian tính lãi suất là tháng, tuy nhiên cũng có thể là
tuần, ngày ..v..v theo thỏa thuận của các bên.
1.2.2 Đặc điểm của lãi suất
Với cách hiểu là giá cả của quyền sử dụng vốn vay trong một thời gian
nhất định, lãi suất có những đặc điểm cơ bản sau:

19


×