Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong pháp luật việt nam, kinh nghiệm một số quốc gia và định hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

TRẦN MINH THIỆN

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG PHÁP
LUẬT VIỆT NAM, KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC
GIA VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỒN THIỆN

CHUN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG PHÁP
LUẬT VIỆT NAM, KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC
GIA VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN MINH THIỆN
Khóa: 44

MSSV: 1953801011273

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. VÕ TRUNG TÍN

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023




LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Trần Minh Thiện, lớp Thương mại 44b2, chuyên ngành Luật Thương
mại, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Tơi xin cam đoan Khóa luận tốt
nghiệp “Phát triển Kinh tế tuần hoàn trong pháp luật Việt Nam, kinh nghiệm một
số quốc gia và định hướng hồn thiện” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Võ Trung Tín, đảm bảo tính khách
quan, trung thực khi phân tích, trích dẫn tài liệu tham khảo. Tơi hồn tồn chịu trách
nhiệm cho lời cam đoan của mình.

Tác giả

Trần Minh Thiện


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ...................................................................... 2
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ............................................... 5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................. 6
4.1 Đối tượng nghiên cứu...........................................................................6
4.2 Phạm vi nghiên cứu..............................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 6
6. Tóm tắt nội dung của đề tài....................................................................... 7
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN .......................... 8
1.1. Khái niệm kinh tế tuần hoàn ..............................................................8
1.1.1 Định nghĩa ......................................................................................8
1.1.2. Đặc điểm của kinh tế tuần hoàn ...............................................10

1.1.3. Phân loại cấp độ của kinh tế tuần hoàn ...................................11
1.2. Ý nghĩa ...............................................................................................13
1.3. Lịch sử hình thành ............................................................................15
CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT MƠI TRƯỜNG VIỆT NAM VỀ KINH TẾ
TUẦN HỒN, KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ ĐỀ XUẤT ....... 23
2.1. Kinh tế tuần hồn trong pháp luật mơi trường Việt Nam ............23
2.1.1. Quy định về kinh tế tuần hoàn trong Luật Bảo vệ môi trường
2020 và văn bản hướng dẫn thi hành ............................................................23
2.1.2. Một số nhận xét ..........................................................................29
2.2. Kinh nghiệm một số quốc gia về phát triển kinh tế tuần hoàn .....32
2.2.1. Trung Quốc .................................................................................32
2.2.2. Thụy Điển....................................................................................36
2.3. Một số đề xuất hoàn thiện kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam ..........38
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................... 44


BẢNG QUY ƯỚC TỪ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

Bộ TN&MT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CHND Trung Hoa

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa


COP26

Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi
khí hậu lần thứ 26

EC

Ủy ban Châu Âu

EU

Liên minh Châu Âu

KCN

Khu Cơng nghiệp

KTTH

Kinh tế tuần hồn

KTTT

Kinh tế tuyến tính

Luật BVMT

Luật Bảo vệ môi trường

OECD


Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

Pro Việt Nam

Liên minh Bao bì Tổ chức Tái chế Việt
Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

UNIDO

Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên
hợp quốc


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, ô nhiễm mơi trường là vấn đề mang tính thách thức đối với nền kinh
tế Việt Nam và tác động xấu đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là với sức
khỏe con người, theo thống kê của Bộ Y tế năm 2020 ước tính tại Việt Nam có
182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159
người chẩn đốn mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư 1. Cụ thể, trong
bối cảnh của một quốc gia đang phát triển, Việt Nam với q trình cơng nghiệp hóa
nhanh dựa trên nền tảng của nền kinh tế tuyến tính (KTTT) theo mơ hình khai thác,
sản xuất, sử dụng và thải bỏ đã tạo ra hàng nghìn tấn rác thải vào môi trường chưa
qua xử lý mỗi ngày. Theo thống kê của Hiệp hội nhựa Việt Nam (2019), tiêu thụ nhựa
bình quân đầu người năm 2019 ở nước ta là 41kg, cao gấp 10 lần lượng tiêu thụ 3,8

kg vào năm 1990. Mặc dù, là nền kinh tế nhỏ nhưng Việt Nam đứng thứ tư thế giới
về rác thải nhựa, với 1,83 triệu tấn/năm, chỉ sau Trung Quốc, Indonesia và Philippines
2
. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nhiều tuyến kênh rạch hiện bị nghẽn dòng
chảy bởi rác thải tạo nên những địa điểm phát sinh mùi hôi thối, ẩn chứa nhiều mầm
bệnh cho người dân trong khu vực. Theo thống kê có khoảng 60% đến 70% chiều dài
của các tuyến kênh trong nội thành Thành phố Hồ Chí Minh bị ơ nhiễm nặng 3, rác
thải tập trung hai bên bờ kênh tạo nên tình trạng tắc nghẽn dòng chảy là điều kiện để
các vi khuẩn, mầm bệnh phát sinh từ đó tạo nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của con
người.
Bước sang năm 2023, mang theo những cam kết, quy định mới của Việt Nam
về các vấn đề môi trường. Đồng thời qua tác động của đại dịch Covid – 19 vừa qua,
xã hội càng có xu hướng quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe. Đây là điều kiện để
những mơ hình kinh doanh theo hướng bền vững ra đời nhằm phù hợp với bối cảnh
mới. Đồng thời, với hiệu lực chính thức của Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Luật
BVMT 2020) từ ngày 01/01/2022 cùng những quy định về mơ hình kinh tế tuần hồn
(KTTH), các chính sách khuyến khích, triển khai lần đầu tiên được ghi nhận đã giúp
cho KTTH trở thành chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra bàn luận tại các hội
thảo về mơi trường nói chung và KTTH nói riêng.

“Tình hình ung thư tại Việt Nam”, truy cập ngày 11/3/2023
2
Thái Sơn, “Rác thải nhựa và nền KTTH”, truy cập ngày 23/3/2023
3
Thu Sương, “Hệ thống kênh rạch đang “chết” dần”, truy cập ngày 11/3/2023
1

1



Trên thế giới, KTTH là một mơ hình khơng mới, một số quốc gia đã tiên phong
triển khai mơ hình này từ khá sớm và đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận như
Trung Quốc, Thụy Điển, Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Singapore... Cụ thể, tại Thụy Điển
việc áp dụng nền KTTH đã giúp tái chế 53% vật liệu nhựa tiêu dùng trong đời sống
xã hội, 50% chất thải trong ngành xây dựng, tái chế 99% rác thải thành năng lượng
điện. Vào năm 2013, phát thải khí nhà kính của Thụy Điển chỉ còn là 55,8 triệu tấn
CO2 so với 71,8 triệu tấn năm 1990 giảm đến 22%. Tại Trung Quốc việc áp dụng các
nguyên tắc của KTTH đã tạo ra những hàng hóa và dịch vụ với giá phải chăng hơn
đối với các cư dân đô thị, giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính 23% và tình
trạng tắc nghẽn giao thơng 47% vào năm 2040. Trong giai đoạn 1980 - 2010, quy mô
kinh tế Trung Quốc đã mở rộng 18 lần, song tiêu thụ năng lượng chỉ tăng 5 lần 4.
Tại Việt Nam, KTTH là mô hình chỉ vừa mới được Đảng, Nhà nước quan tâm,
đề cập trong vài năm gần đây qua một số chính sách, quyết định. Đặc biệt là trong
Luật BVMT 2020 và gần đây là tại Quyết định số 687/QĐ-TTg phê duyệt Đề án
“Phát triển KTTH tại Việt Nam” ngày 07 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính
phủ. Đồng thời, do tính mới của mơ hình tại Việt Nam mà các chủ thể cịn nhiều khó
khăn trong q trình tiếp cận. Do đó trong giai đoạn đầu, hiệu quả triển khai mơ hình
tại Việt Nam chưa thể hiện rõ. Mặc dù vậy, tiềm năng phát triển KTTH tại Việt Nam
là rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển nhanh tại Việt Nam.
Do đó, nhằm làm rõ quy định về KTTH đồng thời hoàn thiện quy định về KTTH
tại Việt Nam tác giả đã chọn đề tài “Phát triển Kinh tế tuần hoàn trong pháp luật Việt
Nam, kinh nghiệm một số quốc gia và định hướng hoàn thiện” làm khóa luận tốt
nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đề tài về KTTH đang là đối tượng được nhiều tổ chức, cá nhân trong nước và
thế giới nghiên cứu đề cập như một giải pháp nhằm hướng đến phát triển bền vững
trong những năm gần đây. Tiêu biểu một số cơng trình có thể kể đến như:
“Circular economy and resilience: A research agenda” (2021) của các tác giả
Steve Kennedy, Martina K. Linnenluecke nghiên cứu thảo luận về các tác động của
nền KTTH đối với khả năng phục hồi của mơi trường và khả năng thích ứng của các

doanh nghiệp, ngành và hệ thống sinh thái xã hội khi đối mặt với quá trình chuyển
đổi từ nền KTTT sang nền kinh tế phi tuyến tính (KTTH). Theo đó, nghiên cứu đã

Trang Nguyễn, “Những mơ hình KTTH nổi bật trên thế giới”, truy cập ngày 21/3/2023
4

2


chỉ ra được sự khác biệt giữa KTTH và nền KTTT, lý giải và đưa ra những phương
thức giúp các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi từ KTTT sang KTTH.
“Towards the Circular Economy” (2013) của Quỹ Ellen MacAthur đưa ra các
đánh giá, phân tích tổng quan về KTTH và tiềm năng của phát triển KTTH nhằm
phục vụ cho các định hướng phát triển của Liên minh Châu Âu (EU) trong tương lai.
Nghiên cứu đã chỉ ra được những tiềm năng mà nền KTTH mang lại trên nhiều lĩnh
vực, cũng như đưa ra những cách thức, phương pháp để thực hiện mục tiêu đó theo
lộ trình. Đây được xem là một nghiên cứu tổng quan về KTTH được nhiều nhà nghiên
cứu trên thế giới biết đến và đề cập trong nhiều nghiên cứu của mình.
Ngồi ra, trên phương diện nghiên cứu đề tài, nhiều học giả, nhà nghiên cứu
nước ngoài cũng đã có nhiều cơng trình liên quan đến chủ đề, nhằm đưa ra các phương
pháp tập trung vào giúp các doanh nghiệp trong việc tìm ra cách thức phát triển
KTTH, vận hành KTTH có hiệu quả trong tương lai.
Tại Việt Nam KTTH chỉ mới được một số nhà nghiên cứu đề cập trong thời
gian gần đây. Đặc biệt là sau khi KTTH được cụ thể hóa trong Luật BVMT 2020.
Ngồi ra, trong q trình xây dựng dự thảo Luật BVMT 2020, kinh nghiệm triển khai
có hiệu quả mơ hình tại một số quốc gia khác trên thế giới. Dẫn đến sự quan tâm
nhiều hơn của các nhà nghiên cứu trong việc triển khai và thực hiện mơ hình này.
Tuy nhiên, nhìn chung các đề tài chủ yếu dừng lại ở quy mơ vừa và nhỏ thể hiện qua
hình thức các bài viết tạp chí chuyên ngành. Tiêu biểu một số cơng trình có thể kể
đến như:

Bài viết “Kinh nghiệm phát triển KTTH ở một số quốc gia trên thế giới và liên
hệ với Việt Nam” của tác giả Huỳnh Văn Khải (2022) đăng trên Tạp chí Cơng thương
số 9 tháng 5/2022. Trong bài viết tác giả tập trung đề cập đến một số kinh nghiệm
của các quốc gia tiên phong trong phát triển KTTH như Trung Quốc, Thụy Điển,
Pháp từ đó liên hệ đến thực trạng phát triển KTTH ở Việt Nam hiện nay và đưa ra
định hướng hoàn thiện. Bài viết đưa ra được thực trạng phát triển KTTH hiện nay ở
Việt Nam cũng như đã đưa ra nhiều giải pháp phát triển KTTH đề xuất cho nhiều chủ
thể khác nhau như về phía nhà nước, về phía doanh nghiệp. Tuy nhiên bài viết đa
phần tập trung chủ yếu vào khía cạnh thực trạng của KTTH chưa đề cập nhiều đến
quy định pháp luật hiện hành tại Việt Nam hiện nay về KTTH.
Bài viết “Kinh nghiệm quốc tế trong thúc đẩy phát triển KTTH và một số bài
học đối với Việt Nam” của các tác giả Nguyễn Đình Chúc, Trần Thị Thu Hương
(2022), đăng trên tạp chí Phát triển bền vững quyển 12, số 1 (03/2022). Trong bài viết
3


tác giả đã đề cập đến kinh nghiệm trong triển khai KTTH ở một số quốc gia như
Trung Quốc, Vương Quốc Anh một cách khá chi tiết từ cấp độ chính sách đến một
số quy định pháp luật về KTTH, như trong bài viết tác giả đã phân tích một số khía
cạnh liên quan đến Luật Khuyến khích KTTH, Luật BVMT 2015 của Trung Quốc
với các quy định nổi bật. Từ đó đưa ra những nhận xét và rút ra bài học kinh nghiệm
trong việc áp dụng mơ hình tại Việt Nam. Ngoài ra, tác giả bài viết đưa ra đề xuất
xây dựng tại Việt Nam một luật riêng về KTTH trong thời gian sắp tới.
Bài viết “Khung pháp lý và tiềm năng ứng dụng KTTH trong nông nghiệp ở
đồng bằng sông Cửu Long” của các tác giả Nguyễn Thanh Bình, Đồn Tấn Sang, Lê
Nguyễn Đoan Khơi, Lê Thị Xn An, Nguyễn Minh Tú và Nguyễn Hồng Quân
(2022) được đăng trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Theo đó, bài viết
đề cập đến những chính sách, quy định pháp luật ban đầu của Việt Nam về phát triển
KTTH qua đó liên hệ với thực trạng phát triển nông nghiệp tại khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long. Theo tác giả, bài viết đã liệt kê khá đầy đủ các chính sách của Đảng,

Nhà nước về KTTH. Tuy nhiên về khía cạnh pháp luật bài viết chưa tập trung phân
tích các quy định của Luật BVMT 2020 - văn bản có hiệu lực cao nhất ghi nhận về
KTTH.
Bài viết “Kinh nghiệm xây dựng, hoàn thiện pháp luật về KTTH ở một số nước
trên thế giới và đề xuất cho Việt Nam” của các tác giả Lê Hải Đường, Đỗ Tiến Dũng
(2022), được đăng trên Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 11 (459), tháng
06/2022. Theo đó, các tác giả đề cấp đến lý luận về sự hình thành mơ hình KTTH
trên thế giới, đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm một số quốc gia về triển khai KTTH tại
Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á. Từ đó đưa ra một số kiến nghị xây dựng, hoàn thiện
pháp luật về KTTH tại Việt Nam. Theo tác giả, bài viết đã đưa ra kinh nghiệm của
rất nhiều quốc gia trong phát triển KTTH để Việt Nam có thể học hỏi, tuy nhiên do
giới hạn cơng trình mà bài viết chưa tập trung đi sâu vào chính sách pháp luật Việt
Nam hiện tại.
Bài viết “Định hướng hình thành khung pháp lý hỗ trợ chuyển đổi thúc đẩy phát
triển KTTH của Việt Nam” của các tác giả Nguyễn Hồng Quân, Từ Minh Thuận,
Nguyễn Bảo Trân (2023) được đăng trên Ban Kinh tế trung ương. Theo đó, bài viết
đề cập một cách tổng quan về khung pháp lý về KTTH tại Việt Nam, liệt kê các quy
định pháp luật được Trung Quốc thực hiện liên quan đến KTTH từ đó đề xuất lồng
ghép, xây dựng tại Việt Nam mơ hình KTTH trong nơng nghiệp; trách nhiệm mở
rộng của nhà sản xuất; khu công nghiệp sinh thái và cộng sinh công nghiệp.

4


Bài viết “Phát triển KTTH – Kinh nghiệm trên thế giới và hướng vận dụng cho
pháp luật Việt Nam” của các tác giả Trần Linh Huân, Nguyễn Thị Kim Anh (2023)
được đăng trong Kỷ yếu Hội thảo – Pháp luật về KTTH ở Việt Nam hiện nay của
trường Đại học Hutech. Theo đó, bài viết đề cấp các khía cạnh liên quan đến KTTH,
đi vào phân tích các chính sách, pháp luật của Việt Nam hiện nay về KTTH trong
Nghị định 08/2022/NĐ-CP và kinh nghiệm một số quốc gia trong triển khai mơ hình

từ đó đưa ra kiến nghị hồn thiện. Theo tác giả, bài viết đã cho thấy được cái nhìn
tổng quan đối với khung pháp lý về KTTH tại Việt Nam hiện tại đồng thời cũng đề
xuất nhiều giải pháp cụ thể nhằm bổ sung, sửa đổi Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Bài viết “Định hướng pháp triển KTTH trong hệ thống văn bản pháp luật Việt
Nam” của tác giả Lê Thanh Hải (2021) đăng trên Tạp chí Mơi trường số 12/2021.
Theo đó, bài viết bình luận về định nghĩa KTTH trên thế giới và các chính sách quy
định ban đầu của Việt Nam về KTTH. Theo tác giả, bài viết đã cho thấy cái nhìn tổng
quan về khái niệm KTTH cũng như chính sách, quy định của Việt Nam về mơ hình.
Ngồi ra, cịn một số cơng trình nghiên cứu khác về KTTH, chủ yếu do các nhà
nghiên cứu tự thực hiện ở quy mô nhỏ nhằm đưa ra những tiềm năng, cơ hội, thách
thức trong phát triển KTTH tại Việt Nam. Và từ thực trạng đó đưa ra những giải pháp
hồn thiện mơ hình trên trong bối cảnh KTTH đang là chủ đề nóng, là mơ hình cịn
khá mới mẻ tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, do đa phần các cơng trình nghiên cứu
chỉ tập trung ở quy mơ nhỏ. Do đó sự bao qt của các cơng trình cịn hạn chế, chưa
đề cập tồn diện đến nhiều khía cạnh liên quan đến KTTH, đặc biệt là khía cạnh pháp
luật.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan
về KTTH. Qua đó nhận diện, phân tích, làm rõ các khía cạnh về KTTH trong triển
khai tại Việt Nam và đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần định hướng hồn thiện
mơ hình.
Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, tác giả đã đặt ra các nhiệm vụ cụ thể như
sau:
Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về mơ hình KTTH như làm rõ các
khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, lịch sử hình thành, triển khai của mơ hình KTTH.
Thứ hai, tìm hiểu phân tích các quy định về KTTH được Luật BVMT 2020 và
văn bản hướng dẫn chi tiết Nghị định 08/2022/NĐ-CP ghi nhận như: định nghĩa, các

5



chính sách khuyến khích triển khai, lồng ghép mơ hình KTTH vào một số chế định
cụ thể. Đồng thời, đưa ra một số ý kiến nhận xét.
Thứ ba, nghiên cứu thực trạng triển khai mơ hình KTTH tại Trung Quốc và
Thụy Điển từ đó chỉ ra các kinh nghiệm có thể áp dụng nhằm triển khai có hiệu quả
KTTH tại Việt Nam.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề lý luận và luật thực định về mơ hình KTTH tại Việt Nam
thơng qua các quy định trong Luật BVMT 2020 được cụ thể hóa tại Nghị định
08/2022/NĐ-CP, các nghiên cứu đi trước của một số nhà nghiên cứu khác và kinh
nghiệm từ việc phát triển KTTH tại Trung Quốc và Thụy Điển để làm rõ mơ hình
này.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài “Phát triển Kinh tế tuần hoàn trong pháp luật Việt Nam, kinh nghiệm
một số quốc gia và định hướng hoàn thiện”. Tác giả không nghiên cứu các vấn đề
chuyên sâu về mơ hình KTTH trong các lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế mà tập trung
vào các quy định trong Luật BVMT 2020 cùng Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng
dẫn chi tiết một số điều Luật BVMT 2020 trong việc định nghĩa, lồng ghép mơ hình
KTTH, từ đó nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc, Thụy Điển trong triển khai
mơ hình và đề xuất hoàn thiện quy định về KTTH tại Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu
khác nhau để phân tích, làm rõ từng vấn đề nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ đã
đặt ra. Cụ thể trong từng phần tác giả sử dụng linh hoạt các phương pháp như phương
pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê,
phương pháp chứng minh.
Với phương pháp phân tích, tác giả sử dụng để làm rõ các khái niệm, đặc điểm,
ý nghĩa của mơ hình KTTH dưới góc độ pháp luật và thực tiễn. Đồng thời cắt lát,
đánh giá các vấn đề được đặt ra.

Với phương pháp so sánh, tác giả sử dụng để phân biệt mơ hình KTTH và mơ
hình kinh tế truyền thống, giữa quy định pháp luật với thực trạng triển khai, giữa quy
định của một số quốc gia đi trước so với Việt Nam khi triển khai mơ hình này.

6


Với phương pháp thống kê, được tác giả sử dụng để cung cấp các thông tin, số
liệu, dữ liệu liên quan đến hoạt động triển khai mơ hình KTTH, hoạt động sử dụng
pháp luật về KTTH tại Việt Nam.
Với phương pháp chứng minh. Được tác giả dùng để chứng minh cho những
nhận định và kiến nghị mà tác giả đưa ra trong q trình triển khai mơ hình KTTH.
6. Tóm tắt nội dung của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tác giả chia khóa
luận làm hai phần chính:
Chương 1: Khái qt về kinh tế tuần hồn
Chương 2: Pháp luật mơi trường Việt Nam về kinh tế tuần hoàn, kinh nghiệm ở
một số quốc gia và đề xuất

7


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN
1.1. Khái niệm kinh tế tuần hoàn
1.1.1 Định nghĩa
Tuần hoàn là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến, hiểu theo từ điển tiếng Việt,
đây là một quá trình lặp đi lặp lại mang tính đều đặn về các yếu tố như thời gian, quy
trình, những hiện tượng tự nhiên...5.Thuật ngữ này được sử dụng đa dạng trong nhiều
ngữ cảnh nhưng nhìn chung đều biểu thị tính chất lặp đi lặp lại theo một quy trình

của sự vật, hiện tượng, đơn cử như tuần hồn máu, vịng tuần hồn tự nhiên, KTTH…,
đều thể hiện được qua một vịng khép kín lặp đi lặp lại các yếu tố cấu thành nên
chúng.
Thuật ngữ KTTH tại Việt Nam được dịch từ thuật ngữ Circular Economy trong
tiếng Anh. Thuật ngữ trên ra đời nhằm phê phán những tác động tiêu cực mà nền
KTTT truyền thống gây nên, nhằm hướng đến một nền kinh tế đối ngược với KTTT
mà khi thực hiện sẽ không gây tổn hại cho môi trường và hệ sinh thái 6.
Hiện nay tồn tại khá nhiều định nghĩa về KTTH, được nhiều tổ chức, cá nhân
dựa trên nhiều góc độ tiếp cận khác nhau đưa ra. Cụ thể:
Trên thế giới, theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO),
định nghĩa nền KTTH là một chu trình sản xuất khép kín, các chất thải được quay trở
lại, trở thành nguyên liệu cho sản xuất, từ đó giảm mọi tác động tiêu cực đến môi
trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người 7.
Còn theo Ủy ban Châu Âu (EC), trong kế hoạch phát triển năm 2015 định nghĩa
KTTH là mơ hình trong đó giá trị của sản phẩm và vật liệu được duy trì càng lâu càng
tốt, các nguồn lực được giữ trong nền kinh tế khi một sản phẩm đã kết thúc vòng đời
và tái sử dụng để tạo ra những giá trị mới 8. Điểm khá giống nhau của hai định nghĩa
trên là dựa trên việc mơ tả vịng đời của chất thải được lặp lại trở thành nguyên liệu
sản xuất, qua đó thấy được vịng tuần hồn của nguyên liệu. Tuy nhiên, theo UNIDO
mục tiêu KTTH là giảm mọi tác động tiêu cực đến mơi trường thay vì kéo dài vịng
Hồng Phê (2003), “Từ điển tiếng Việt”, Viện ngơn ngữ học, tr. 1061
Nguyễn Thanh Bình, Đồn Tấn Sang, Lê Nguyễn Đoan Khôi, Lê Thị Xuân An, Nguyễn Minh Tú và Nguyễn
Hồng Quân (2022) “Khung pháp lý và tiềm năng ứng dụng KTTH trong nông nghiệp ở đồng bằng sơng cửu
long”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số SDMD 2022, tr. 185
7
Châu An - “Kinh tế tuần hoàn - Hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp”, truy cập ngày
12/3/2023
8
Lê Hải Đường, Đỗ Tiến Dũng (2022) – “Kinh nghiệm xây dựng, hoàn thiện pháp luật về KTTH ở một số
nước trên thế giới và đề xuất cho Việt Nam” – Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 11 (459) tháng 6/2022, tr.1

5
6

8


đời của nguyên liệu và tái chế chúng như được EC đưa ra. Như vậy, mục tiêu mà
UNIDO hướng đến mang tính rộng hơn và bao quát hơn so với định nghĩa mà EC
đưa ra.
Ở một số học giả về môi trường cũng đưa ra nhiều quan điểm về mô hình này.
Trong đó một số tác giả tập trung vào tiềm năng cho thị trường việc làm hoặc một số
bao quát nền KTTH bao gồm tính bền vững theo nghĩa rộng hơn cũng có một số lại
cho rằng KTTH chỉ đơn giản là tối ưu hóa quản lý chất thải.
Trong khá nhiều định nghĩa về KTTH, quan điểm của Quỹ Ellen MacArthur
được nhiều người đồng tình khi định nghĩa rằng: “Một nền KTTH là một nền kinh tế
phục hồi và tái sinh theo thiết kế nhằm mục đích giữ sản phẩm, linh kiện và vật liệu
nhằm tạo ra giá trị cao nhất có sự phân biệt giữa kỹ thuật và chu kỳ sinh học” 9. Tuy
nhiên, một số nhà nghiên cứu lại cho rằng quan điểm này mang tính quá tổng qt
khơng thể hiện được tình trạng của chất thải trong nền KTTH, đồng thời không thể
hiện được mục tiêu phát triển bền vững mà KTTH có thể đạt được 10. Như vậy, cho
đến hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về KTTH.
Tại Việt Nam, KTTH là mơ hình mới được Đảng, Nhà nước quan tâm, đưa ra
trong những năm gần đây. Do đó về góc độ nghiên cứu và quan điểm về mơ hình cịn
nhiều hạn chế. Luật BVMT 2020 định nghĩa: “KTTH là mơ hình kinh tế trong đó các
hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu,
vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác
động xấu đến mơi trường 11.” Như vậy, có một số điểm khác biệt giữa định nghĩa về
KTTH trong Luật BVMT 2020 và một số định nghĩa được các tổ chức, học giả đưa
ra trên thế giới. Cụ thể so sánh với định nghĩa KTTH của UNIDO thì mục tiêu mà
Luật BVMT 2020 đặt ra khi phát triển KTTH là nhằm giảm khai thác nguyên liệu,

vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh, và giảm thiểu tác
động xấu đến môi trường trong khi UNIDO hướng đến việc phát triển KTTH sao cho
giảm mọi tác động đến môi trường. Qua đó cho thấy, mục tiêu phát triển KTTH được
Luật BVMT 2020 ghi nhận có điểm khá tương đồng với định nghĩa được EC đưa ra.
Theo đó, Luật BVMT 2020 đưa ra định hướng chung của quá trình triển khai mơ hình
KTTH sao cho qua việc thực hiện hướng đến mục tiêu giảm khai thác nguyên vật
liệu. Thông qua quá trình thiết kế lại nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, tìm ra
nguồn ngun liệu mới mang tính bền vững hơn. Trong giai đoạn đầu triển khai
Cù Phúc Thành, “Tổng quan tài liệu nghiên cứu KTTH”, truy cập ngày 23/3/2023
10
Châu An, tlđd (1), tr. 2
11
khoản 1 Điều 142 Luật BVMT 2020
9

9


KTTH Luật BVMT 2020 hướng đến mục tiêu này thông qua giảm khai thác, sử dụng
tài nguyên không tái tạo, tài nguyên nước. Bởi, đối với tài nguyên nước, mặc dù trên
bề mặt trái đất 70% là nước nhưng có tới 97% là nước mặn, chỉ có 3% là nước ngọt.
Tài nguyên nước ảnh hưởng đến nhiều hoạt động từ đời sống sinh hoạt, phát triển
kinh tế đô thị, sức khỏe, môi trường. Hiện nay, tại Việt Nam, nguồn tài nguyên nước
đang bị tổn hại nghiêm trọng khiến cho nước trong hệ thống thủy lợi khơng thể quay
vịng, tái sử dụng. Do đó, việc bảo tồn tài nguyên nước trong giai đoạn đầu triển khai
KTTH là cần thiết. Đối với nguồn tài ngun khơng tái tạo, xuất phát từ tính rất khó
hoặc khơng thể tái tạo trong khi nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trên thế giới nói chung
và tại Việt Nam nói riêng đối với nhóm tài nguyên này không ngừng gia tăng theo
thời gian. Nguồn tài nguyên không tái tạo đóng một vai trị quan trọng trong phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia. Do đó, cần thiết phải quy định giảm khai thác, sử dụng

nguồn tài nguyên này, tránh nguy cơ cạn kiệt và phải lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu
từ bên ngoài 12.
Qua các định nghĩa về KTTH cho thấy hiện nay trên thế giới còn nhiều quan
điểm khác nhau về KTTH. Tuy nhiên các định nghĩa trên đều xuất phát từ việc nhìn
nhận rằng nền KTTT truyền thống là khơng bền vững do đó cần thiết lập một nền
kinh tế bền vững, thân thiện với mơi trường hơn trong tương lai là KTTH.
Ngồi ra, dựa trên các định nghĩa về KTTH tác giả cũng rút ra một cách hiểu
chung về KTTH như sau: KTTH là mơ hình kinh tế trong đó các ngun liệu đầu vào
của sản phẩm này sẽ là nguyên liệu đầu ra của sản phẩm khác thơng qua q trình tái
chế, tái sử dụng, sử dụng tiết kiệm, thiết kế nguyên liệu…Từ đó, từng bước hạn chế
hướng đến mục tiêu giảm phát thải ra môi trường.
1.1.2. Đặc điểm của kinh tế tuần hoàn
Dựa trên một số định nghĩa về KTTH, tác giả rút ra nội hàm KTTH gồm:
Thứ nhất, KTTH được xây dựng dựa trên triết lý Tái tạo (Regeneration) và Khôi
phục (Restoration) 13. Tức việc thực hiện KTTH sẽ bao gồm q trình chuyển hóa
nguồn ngun liệu đầu vào là chất thải của quá trình sản xuất trở lại chu trình sản
xuất sản phẩm, đồng thời qua q trình đó giảm thiểu nhu cầu khai thác quá mức
nguồn nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên, giảm các tác động tiêu cực đến môi trường.

“Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Nước là tài nguyên tái tạo nhưng hữu hạn”,
truy cập ngày 23/5/2023
13
Lê Hải Đường, Đỗ Tiến Dũng, tlđd (2), tr.2
12

10


Qua đó, tạo ra cơ sở cho sự phục hồi của các nguồn tài nguyên, môi trường và hệ sinh
thái.

Thứ hai, KTTH không chỉ xử lý chất thải mà hướng tới việc “thiết kế chất thải”
(Designing waste) 14. Trong các giai đoạn phát triển của KTTH, chất thải được tái
chế, tái sử dụng nhằm tận dụng trong sản xuất và hạn chế phát thải, thậm chí khơng
phát thải ra mơi trường.
Thứ ba, KTTH khơng chỉ là tuần hồn vật liệu mà còn là giảm thiểu việc sử
dụng các vật liệu khó tuần hồn (như thủy tinh vụn, hóa chất độc hại, các loại nhựa
vụn khó tái chế…) 15. Theo nghiên cứu cần khoảng 450 – 1000 năm để chai nhựa có
thể phân hủy và cần khoảng 1 triệu năm để phân hủy thủy tinh. Theo Tổ chức Hợp
tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 2021 thế giới thải ra 353 triệu tấn rác thải nhựa
nhưng lượng rác được tái chế chỉ đạt 9% 16, cho thấy nhu cầu khai thác tiềm năng của
các loại rác thải vẫn còn rất lớn. Do đó, triển khai KTTH là cơ hội để tận dụng số
lượng chất thải khổng lồ được vứt bỏ trên toàn cầu hiện nay, đồng thời là cơ hội để
tái sử dụng, tái chế nhằm tối đa hóa vịng đời của các loại chất thải khó phân hủy như
thủy tinh, nhựa…
Thứ tư, KTTH không phải là mục tiêu hướng đến mà là cách tiếp cận, là con
đường hướng đến phát triển bền vững. Trong tiến trình hướng đến mục tiêu phát triển
bền vững, mỗi quốc gia cần tận dụng nhiều giải pháp, công cụ nhằm từng bước thực
hiện mục tiêu như kinh tế xanh, kinh tế số… và gần đây là KTTH. Thơng qua những
tác động tích cực mà KTTH mang lại khi được triển khai sẽ từng bước giúp quá trình
thực hiện mục tiêu phát triển bền vững có hiệu quả tích cực.
1.1.3. Phân loại cấp độ của kinh tế tuần hồn
Với mục đích hướng đến các mục tiêu lâu dài về vấn đề bảo vệ môi trường và
đời sống con người, việc phân loại cấp độ của KTTH được xem là cần thiết trong việc
hoạch định chiến lược, mục tiêu cụ thể của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ nhằm
từng bước cụ thể hóa hướng đi đề ra trong việc hướng đến mục tiêu. Theo đó:
Dựa trên cách thức, mục đích và lĩnh vực triển khai, KTTH được chia thành ba
cấp độ cụ thể:

Lê Hải Đường, Đỗ Tiến Dũng, tlđd (3), tr. 2
Lê Hải Đường, Đỗ Tiến Dũng – tlđd (4), tr. 2

16
“OECD: Chỉ 9% rác thải nhựa được tái chế trên toàn thế giới trong 2021”, truy cập ngày
23/3/2023
14
15

11


Cấp độ thấp, KTTH tập trung vào quá trình sản xuất của các doanh nghiệp và
sản xuất các mặt hàng nơng sản, các nhà sản xuất được khuyến khích và yêu cầu áp
dụng các phương pháp sản xuất sạch hơn và thiết kế sinh thái.
Cấp độ vừa, KTTH bao gồm việc phát triển các khu công nghiệp (KCN) sinh
thái và các hệ thống nông nghiệp sinh thái khác; việc thiết kế để tạo cơ hội tốt nhất
cho việc thực hiện KTTH đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Cấp độ cao, tồn bộ các cơng đoạn của q trình sản xuất đều được thiết kế,
khơng có chất thải đưa ra mơi trường. Chất thải đều được giảm đến mức tối thiểu và
tái sử dụng17.
Dựa trên phạm vi, đối tượng triển khai KTTH có thể được phân chia thành:
Cấp độ vi mơ, theo đó ở cấp độ này, việc thực hiện KTTH tập trung vào đối
tượng người tiêu dùng, doanh nghiệp.
Cấp độ trung gian, ở cấp độ này việc thực hiện KTTH tập trung vào các KCN
sinh thái.
Cấp độ vĩ mô, được triển khai trên phạm vi thành phố, vùng, quốc gia và rộng
hơn .
18

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra các cách tiếp cận khác liên quan đến
phân loại KTTH dựa trên cách thức triển khai mơ hình KTTH trong kinh doanh với
tên gọi kinh doanh tuần hồn. Theo đó, KTTH được chia theo dịng ngun liệu trong

q trình thực hiện được tập chung xử lý, bao gồm vòng lặp ngắn, vòng lặp dài, tầng
và chu kỳ thuần túy. OECD (2019) cũng phân loại KTTH khi triển khai thành năm
loại: (i) Mơ hình cung ứng tuần hồn; (ii) Mơ hình phục hồi tài ngun; (iii) Mơ hình
kéo dài vịng đời sản phẩm; (iv) Mơ hình chia sẻ và (v) Mơ hình hệ thống dịch vụ sản
phẩm. Ludeke-Freund (2018) cũng đã tiến hành phân tích hình thái cơ cấu kinh doanh
tuần hồn thành 6 mơ hình chính dựa trên đặc điểm hoạt động của các mơ hình, bao
gồm: (i) Mơ hình kinh doanh sửa chữa và bảo trì; (ii) Các mơ hình kinh doanh tái sử
dụng và phân phối lại; (iii) Mơ hình kinh doanh tân trang và tái sản xuất; (iv) Mơ hình

Nguyễn Thế Chinh, “Cơ hội và thách thức cho phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam”,
truy cập ngày 16/3/2023
18
Hà Đoàn Thành Nghị, Dương Trọng Toàn (2023), “Kinh tế tuần hoàn – Thực trạng và cơ hội tại
Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo – Pháp luật về KTTH ở Việt Nam hiện nay, tr. 54
17

12


kinh doanh tái chế; (v) Xếp tầng và Tái sử dụng các Mơ hình Kinh doanh; (vi) Mơ
hình Kinh doanh Nguyên liệu Hữu cơ 19.
Đối với quy định về phân chia cấp độ phát triển KTTH, Luật BVMT 2020 và
văn bản hướng dẫn chi tiết hiện nay chưa ghi nhận cụ thể. Tuy nhiên tại khoản 1 Điều
138 Nghị định 08/2022/NĐ-CP đưa ra một số tiêu chí chung về KTTH như sau:
“1. Tiêu chí chung về KTTH
a) Giảm khai thác, sử dụng tài nguyên không tái tạo, tài nguyên nước; tăng hiệu
quả sử dụng tài nguyên, nguyên liệu thô, vật liệu; tiết kiệm năng lượng;
b) Kéo dài thời gian sử dụng vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, các linh kiện,
cấu kiện;
c) Hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường bao

gồm: giảm chất thải rắn, nước thải, khí thải; giảm sử dụng hóa chất độc hại; tái chế
chất thải, thu hồi năng lượng; giảm sản phẩm sử dụng một lần; mua sắm xanh.”
Theo tác giả, các cách phân loại nêu trên đều phù hợp khi tiến hành phân chia
KTTH. Tùy vào góc độ tiếp cận, mục đích phân loại mà có thể tồn tại sự khác nhau.
Trong phạm vi đề tài khóa luận tốt nghiệp, tác giả hướng đến phân chia cấp độ KTTH
dựa trên mục tiêu mà KTTH hướng đến. Do đó, tác giả phân chia cấp độ phát triển
KTTH thành: Cấp độ thấp, giảm khai thác, sử dụng hợp lý, tăng hiệu quả sử dụng tài
nguyên. Cấp độ trung bình, kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm. Cấp độ cao, hạn chế
chất thải phát sinh, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
1.2. Ý nghĩa
Đối với quốc gia, phát triển KTTH góp phần giải quyết những thách thức tồn
cầu từ biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế. Hiện nay, vấn đề về ô nhiễm môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu
là chủ đề được nhiều quốc gia quan tâm và tham luận tại nhiều diễn đàn lớn trên thế
giới, các cam kết về chung tay góp phần giảm thiểu tác động đến mơi trường tồn cầu
được các quốc gia đưa ra như tuyên bố về sự thiện chí của họ với tư cách là thành
viên có trách nhiệm và tích cực của cộng đồng quốc tế. Cụ thể, ngày 01/11/2021, tại
Hội nghị Thượng đỉnh của các Nhà lãnh đạo trong khuôn khổ Hội nghị Liên Hợp
Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh
Chính đã đưa ra cam kết về phát thải ròng tại Việt Nam như sau: “Việt Nam cam kết

Tran Thi Hong Minh (2022), “Circular business models: International experience and application
in Viet Nam”, Finance Publishing House, tr. 79
19

13


đưa lượng khí thải rịng về mức “0” vào năm 2050 tại COP26 tại Glasgow” 20. Để đạt
được mục tiêu đầy tham vọng này, Chính phủ nhấn mạnh xây dựng KTTH là một

trong những giải pháp quan trọng hàng đầu. Sau Hội nghị trở về, Thủ tướng Chính
phủ đã chỉ đạo quyết liệt, thành lập ngay Ban Chỉ đạo quốc gia thực hiện các cam kết
của Việt Nam tại COP26, ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia.
Sau đó, Bộ trưởng Bộ TN&MT đã thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo quốc
gia. Việc đưa ra các cam kết là cơ hội để các quốc gia khẳng định vị thế, trách nhiệm
của mình và cũng là cách để các quốc gia đang phát triển như Việt Nam thu hút nguồn
vốn đầu tư từ nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều tổ chức, cam kết thương mại đa phương
hiện nay như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), đưa ra những
quy định đòi hỏi các quốc gia thành viên phải đảm bảo các tiêu chí về đầu tư thích
hợp cho mơi trường trong quá trình thực hiện sản xuất là một trong những điều kiện
để các quốc gia tiếp cận với các điều kiện ưu đãi thuận lợi hơn được Hiệp định đem
lại 21. Đây chính là cơ hội để các quốc gia tận dụng nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế đồng thời đạt được mục tiêu phát triển kinh tế gắn với bảo vệ
môi trường.
Đối với xã hội KTTH giúp cắt giảm chi phí quản lý rác thải, bảo vệ mơi trường
và ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo ra thị trường mới, cơ hội việc làm mới, nâng cao
sức khỏe người dân…Quản lý chất thải được hiểu chung là q trình phịng ngừa,
giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý
chất thải việc quản lý chất thải luôn là vấn đề được đặt ra nhằm giữ gìn mơi trường
sống sạch. Tuy nhiên do nhiều điều kiện việc quản lý rác thải tại nhiều khu vực còn
nhiều hạn chế do các yếu tố về trình độ nhận thức, máy móc trang thiết bị, ngân
sách...Với hiện trạng lượng rác thải thải ra môi trường ngày càng tăng nhanh như hiện
nay thì KTTH được xem là giải pháp hữu hiệu nhằm biến rác thải thành nguyên liệu
từ đó hạn chế số lượng rác thải thải ra môi trường, giảm bớt chi phí quản lý. Ngồi
ra, việc phát triển KTTH thúc đẩy sự hình thành ngày càng nhiều các doanh nghiệp
phát triển theo mơ hình, việc có nhiều mơ hình sản xuất theo mơ hình KTTH được
triển khai, hưởng ứng tạo ra nhu cầu sử dụng lao động lớn giúp cải thiện được tình
trạng thất nghiệp, thúc đẩy an sinh xã hội. Về mơi trường, KTTH hướng tới góp phần
giảm thiểu tác động có hại đến mơi trường thơng qua quá trình thiết kế, tái chế, tái sử
20

“Việt Nam thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 với sự hỗ trợ của quốc tế”,
, truy cập ngày 14/3/2023
21
Trần Toàn Thắng, Đỗ Bảo Ngọc, “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: Một số ngụ ý cho
đổi mới thể chế và chính sách đầu tư”, truy cập ngày 17/3/2023

14


dụng chất thải hướng đến tạo ra vòng tròn ngày càng khép kín của chu trình sản xuất.
Do đó KTTH được xem là mang nhiều tác động tích cực đến mơi trường tồn cầu hạn
chế biến đổi khí hậu. Theo tính tốn của EU cho thấy, KTTH thơng qua việc đo lường,
kiểm sốt các hoạt động từ phía nhu cầu có thể giúp giảm hơn một nửa lượng khí thải
phát ra từ các ngành công nghiệp 22.
Đối với doanh nghiệp, KTTH góp phần giảm rủi ro về thiếu nguồn cung nguyên
liệu đầu vào do khan hiếm tài nguyên, tạo động lực để đầu tư, đổi mới cơng nghệ,
giảm chi phí sản xuất, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các vấn đề về
xã hội, mơi trường. Theo đó, vấn đề nguyên liệu ngày càng khan hiếm đòi hỏi doanh
nghiệp theo mơ hình sản xuất tuyến tính truyền thống chịu nhiều áp lực trong quá
trình tìm kiếm nguồn nguyên liệu do sự không ổn định và giá thành cao. Khi đó
KTTH mở ra hướng đi mới cho doanh nghiệp, tận dụng những nguồn nguyên liệu
mới phục vụ quá trình sản xuất, đây là cơ hội tạo ra để các doanh nghiệp tìm ra những
loại hình kinh doanh mới, tiến hành đổi mới cơng nghệ trang thiết bị từ đó tăng lợi
nhuận thu được và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Có thể nói, động lực
phát triển KTTH phụ thuộc vào việc triển khai có hiệu quả ở chủ thể này.
1.3. Lịch sử hình thành
Theo Posthumus (2019), khái niệm Circular Economy (KTTH) ra đời vào năm
1990 bởi hai nhà khoa học môi trường người Anh là Pearce và Turner, dựa trên lập
luận rằng nền KTTT truyền thống gây tổn hại lớn cho môi trường và hệ sinh thái vì
từ nguyên liệu đầu vào đến sản xuất, tiêu dùng và bỏ đi sau tiêu dùng đã không quan

tâm đến tái sử dụng hay tái chế. Khái niệm KTTH được sử dụng lần đầu tiên tại Đức
năm 1996, sau đó là Nhật năm 2000 và ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong
nền kinh tế thế giới 23.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra, KTTH xuất hiện khá sớm vào
thế kỉ 18, được Francois Quesnay và các nhà khoa học Pháp thuộc trường phái đề cao
nông nghiệp đề cập trong kinh tế học như chuỗi những cung ứng sơ khai khép kín.
Bên cạnh đó vào năm 1966, Boulding cũng cho rằng con người với sự tồn tại của
mình theo thời gian đã sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, làm phát thải khí độc
hại và ơ nhiễm mơi trường sống của chính mình. Do đó ông kết luận, cần một nền

Lê Quang Thuận (2022), “Chính sách thuế định hướng và khuyến khích doanh nghiệp thực hiện
mơ hình kinh tế tuần hồn kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị cho Việt Nam” - Tạp chí Kinh tế tài chính Việt
Nam số 6 tháng 12/2022
23
Nguyễn Thanh Bình, Đồn Tấn Sang, Lê Nguyễn Đoan Khơi, Lê Thị Xn An, Nguyễn Minh Tú
và Nguyễn Hồng Quân, tlđd (1), tr. 185
22

15


kinh tế cần thiết để duy trì sự tồn tại bền vững của con người là KTTH và kêu gọi các
quốc gia hợp tác để bảo vệ ngôi nhà chung của nhân loại 24.
Năm 1976 Stahel và Ready cũng đưa ra một định nghĩa khác về KTTH và được
Quỹ Ellen Macarthur xem là quan điểm mang tính bước ngoặt lúc bấy giờ nhằm xác
định và hoàn thiện nội dung của KTTH 25.
Như vậy, quan điểm về lịch sử ra đời của KTTH trên thế giới hiện nay còn nhiều
tranh cãi, chưa thống nhất thời gian đầu tiên mơ hình này được đưa ra. Có thể, KTTH
đã ra đời khá sớm từ thế kỷ 18 tại Pháp và đến thế kỷ 20 cùng với sự phát triển của
tồn cầu hóa, KTTH mới được biết đến phổ biến thông qua các nghiên cứu sau này

của một số nhà nghiên cứu nổi bật. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, những ý
niệm về KTTH đã tồn tại từ rất sớm trên thế giới khi con người nhận thấy nền kinh
tế, sản xuất của chính mình gây nên những tác động tiêu cực đến môi trường thông
qua quan sát thực tiễn. Đặc biệt là trong lĩnh vực nơng nghiệp khi nó mang tính gần
gũi, gắn bó mật thiết với đời sống con người.
Về triển khai KTTH tại Việt Nam. Theo đó, một số mơ hình tn theo KTTH
đã tồn tại khá sớm tại Việt Nam trước khi được luật quy định ghi nhận trong lĩnh vực
nông nghiệp gắn với nền kinh tế chăn ni, trồng trọt của người Việt như mơ hình VA-C (vườn – ao – chuồng) kết hợp trồng trọt và chăn nuôi hay biến thể VACR (Vườn
- Ao - Chuồng - Rừng), VACB (Vườn - Ao - Chuồng - Biogas), mơ hình trồng trọt
kết hợp thủy sản như Lúa - Cá, Lúa – Tôm 26. Hiện nay, thông qua việc nghiên cứu,
một số doanh nghiệp vừa và nhỏ đã biến các phế phẩm từ một số ngành nông nghiệp
trở thành nguyên liệu sản xuất một số sản phẩm khác như: bã cà phê được một số nhà
khởi nghiệp sử dụng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp dệt may, nhựa thơng
qua quy trình tái chế trở thành một số sản phẩm như vải, nhựa…, sản xuất ống hút từ
cỏ, lúa thay thế ống hút nhựa, bã mía được dùng làm nguyên liệu làm hộp thay thế
hộp xốp thông thường.
Trong lĩnh vực công nghiệp, sáng kiến “Không chất thải ra thiên nhiên” do
Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) phát động. Sáng kiến này nằm
trong Chương trình thúc đẩy KTTH bảo vệ môi trường. Sáng kiến “Không rác thải ra
thiên nhiên” là hoạt động đầu tiên của Chương trình với 4 mục tiêu, bao gồm giải
24
Nguyễn Khắc Hải, Dương Lâm Bảo Linh, Ngơ Thị Thu Hà, Trần Thị Bích Ngọc – “Kinh tế tuần
hoàn: kinh nghiệm và định hướng phát triển tại Việt Nam”, truy cập ngày 20/3/2023
25
Nguyễn Khắc Hải, Dương Lâm Bảo Linh, Ngô Thị Thu Hà, Trần Thị Bích Ngọc, tlđd (1), tr. 2
26
Huỳnh Văn Khải (2022), “Kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn ở một số quốc gia trên thế giới
và liên hệ với Việt Nam” – Tạp chí cơng thương – Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ
số 9 tháng 5/2022, tr. 88


16


quyết các vấn đề phát sinh từ rác thải nhựa, xây dựng lộ trình thúc đẩy các mơ hình
kinh doanh bền vững, phát triển chuỗi giá trị định hướng KTTH và đưa ra các khuyến
nghị chính sách cho thúc đẩy nền KTTH. Thay đổi thiết kế bao bì, qua việc loại bỏ
màng co nắp chai ở các sản phẩm nước khoáng LaVie, Aquafina, Dasani… hay dùng
nhựa trong suốt thay cho nhựa màu ở chai nước ngọt Sprite. Ở phạm vi rộng hơn, một
số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã bước đầu hình thành một số liên minh hợp tác
về KTTH. Như vào ngày 21/6/2019, 9 công ty hàng đầu trong ngành hàng tiêu dùng
và bao bì (Coca-Cola, FrieslandCampina, LaVie, Nestlé, NutiFood, Suntory PepsiCo,
Tetra Pak, TH Group, và URC) đã chung tay ra mắt liên minh Bao bì Tổ chức Tái
chế Việt Nam (Pro Việt Nam) đến đầu năm 2023 con số doanh nghiệp tham gia Pro
Việt Nam không ngừng tăng lên và đạt con số 21 doanh nghiệp. Với cam kết tái chế
tất cả bao bì tại Việt Nam vào năm 2030 thông qua bốn trụ cột hoạt động bao gồm:
(i) Nâng cao nhận thức và phân loại của người tiêu dùng về tái chế; (ii) Củng cố hệ
sinh thái thu gom bao bì hiện có; (iii) Hỗ trợ các chương trình tái chế của các nhà chế
biến và tái chế; (iv) Làm việc với Chính phủ trong khía cạnh “Tái chế” của 3R (giảm
thiểu, tái sử dụng và tái chế). Ngoài ra, Pro Việt Nam cũng sẽ phối hợp với các trung
tâm nghiên cứu của các trường đại học để tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm cải thiện
môi trường 27. Gần đây, tại KCN Nam Cầu Kiền, mơ hình KCN sinh thái đánh dấu
sự hợp tác từ doanh nghiệp đến từ 7 quốc gia với nhau theo chuỗi giá trị tuần hoàn
trên 3 lĩnh vực bao gồm luyện kim – cơ khí, nhựa, phụ trợ điện. Đầu tháng 3/2023
cũng đánh dấu sự hợp tác xây dựng nhà máy tái chế chất lượng cao trị giá hơn 50
triệu USD giữa Cơng ty CP VietCycle và Tập đồn Alba Châu Á, ở khu vực miền
nam nhà máy Nhựa tái chế Duy Tân với số vốn đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng cũng đã đi
vào hoạt động từ năm 2020 28.
Trong lĩnh vực năng lượng, xây dựng và triển khai thực hiện mơ hình sử dụng
thí điểm các dạng năng lượng thay thế và mơ hình hộ gia đình tiết kiệm năng lượng
đã được triển khai hiệu quả quy mô lớn trên địa bàn các tỉnh, thành phố Hà Nội, TP.

Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Tháp, Bình Thuận, Cần Thơ…29.
Trong chính sách, quy định pháp luật. Thuật ngữ KTTH được chính thức sử
dụng lần đầu trong Nghị quyết 55/NQ-TW năm 2020 của Bộ Chính trị ngày
11/02/2020 về Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thuật ngữ KTTH trong việc giảm khí thải và

Tran Thi Hong Minh, tlđd (1), tr. 25
Phạm Sơn, Diệu Thảo, “Hòa chung nhịp đập kinh tế tuần hoàn” – Viện Nghiên cứu phát triển KTTH
ICED, truy cập ngày 15/3/2023
29
Huỳnh Văn Khải, tlđd (1), tr. 88
27
28

17


phát triển bền vững ngành năng lượng. Sau đó là hàng loạt văn bản được ban hành
nhằm cụ thể hóa, phát triển mơ hình KTTH như Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24
tháng 6 năm 2020 về phê duyệt chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu
dùng bền vững giai đoạn 2021 – 2022. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII của Đảng ngày 01/02/2021. Nghị quyết số 50/NQ-CP về Chương trình hành
động thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII ngày 20/5/2021 về
phát triển KTTH nói chung và nơng nghiệp tuần hồn nói riêng. Quyết định số
1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 20212030, tầm nhìn đến năm 2050 ngày 01/10/2021. Đặc biệt, ngày 17/11/2020, Luật
BVMT số 72/2020/QH14 được Quốc hội thông qua, lần đầu tiên dành riêng quy định
tại Điều 142 để ghi nhận về khái niệm KTTH. Và gần đây là Quyết định số 687/QĐTTg phê duyệt Đề án “Phát triển KTTH tại Việt Nam”. Qua đó, hình thành khung
pháp lý ban đầu cho việc phát triển nền KTTH tại Việt Nam. Cụ thể:
Tại Nghị quyết số 55/NQ-TW năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến
lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm

2045 ngày 11/02/2020. Thuật ngữ KTTH chính thức được sử dụng như giải pháp
trong việc phát triển năng lượng tái tạo, theo đó ghi nhận: “khuyến khích đầu tư xây
dựng các nhà máy điện sử dụng rác thải đô thị, sinh khối và chất thải rắn đi đôi với
công tác bảo vệ môi trường và phát triển KTTH”. Đồng thời gắn việc thực thi chính
sách bảo vệ mơi trường năng lượng với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thúc
đẩy KTTH và phát triển bền vững thơng qua việc “Xây dựng và triển khai Đề án tích
hợp mơ hình KTTH vào chiến lược phát triển các doanh nghiệp năng lượng”.
Tại Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2020 về phê duyệt chương
trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 – 2022
đã đề ra mục tiêu tổng quát: “Thúc đẩy quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền
vững tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, khuyến khích phát triển các nguồn tài
nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu và sản phẩm thân thiện mơi trường, có thể tái tạo,
tái sử dụng và tái chế; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững trên nền tảng đổi mới,
sáng tạo, thực hành và phát triển các mơ hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, đẩy
mạnh sản xuất và tiêu dùng nội địa bền vững, tạo việc làm ổn định và việc làm xanh,
thúc đẩy lối sống bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, hướng đến
phát triển nền KTTH ở Việt Nam”. Đồng thời đề ra các nhóm giải pháp thúc đẩy phát
triển KTTH.
Tiếp đến, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII diễn ra từ ngày 25/01/2021
đến ngày 01/02/2021 tại Hà Nội đã đề ra u cầu chủ động thích ứng có hiệu quả với
18


biến đổi khí hậu, phịng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh, quản lý, khai thác,
sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường
sống và sức khoẻ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án
gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh
học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, KTTH, thân thiện với mơi trường. Và
đã được cụ thể hóa tại Nghị quyết số 50/NQ-CP, ngày 20/5/2021 về Chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ

XII của Đảng theo đó lồng ghép phát triển KTTH vào thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ
từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Tại nhiệm vụ thứ 7
của Nghị quyết về quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ mơi
trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phịng, chống và giảm nhẹ thiên tai và tác
động của dịch bệnh ghi nhận vai trò của KTTH trong sử dụng tổng hợp và hiệu quả
đầu ra của quá trình sản xuất đồng thời giao cho Bộ Kế hoạch Đầu tư cùng các cơ
quan liên quan trong năm 2021 thực hiện đề án phát triển KTTH ở Việt Nam.
Quyết định số 1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng
xanh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ngày 01/10/2021 đã đề ra các mục
tiêu và giải pháp phát triển KTTH. Một trong những mục tiêu của Chiến lược đến
năm 2050 là: “Chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh
tế, áp dụng mơ hình KTTH thơng qua khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài
nguyên, năng lượng dựa trên khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và
chuyển đổi số, phát triển cơ sở hạ tầng bền vững để nâng cao chất lượng tăng trưởng,
phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm tác động xấu đến môi trường.”
Chiến lược cũng đưa ra các giải pháp: “Xây dựng và hồn thiện chính sách mua
sắm cơng xanh; lồng ghép các tiêu chí mua sắm cơng xanh vào quy trình lựa chọn
nhà thầu; xây dựng cơ chế khuyến khích cụ thể đối với doanh nghiệp cung cấp sản
phẩm/dịch vụ xanh; sửa đổi chính sách về KCN sinh thái, tăng cường áp dụng các
nguyên tắc KTTH trong xây dựng và quản lý KCN, khu kinh tế; xây dựng và triển
khai các chương trình thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và phát triển xanh doanh
nghiệp”. Theo đó, các bộ, ngành được phân công thực hiện giải pháp này gồm:
(i) Bộ Cơng Thương: “Xây dựng, sửa đổi chính sách về cụm công nghiệp sinh
thái bền vững; áp dụng mô hình KTTH trong xây dựng, vận hành và quản lý cụm
công nghiệp”
(ii) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Xây dựng và thực hiện các nhiệm
vụ phát triển nền nông nghiệp thương mại quy mô lớn hiệu quả, bền vững, ít phát thải
theo hướng thơng minh, ứng phó với biến đổi khí hậu và KTTH”
19



Quyết định số 687/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 07 tháng 6 năm
2022 phê duyệt Đề án “Phát triển KTTH tại Việt Nam”. Đề án đưa ra một số quan
điểm trong phát triển KTTH, bao gồm:
“Chủ động phát triển KTTH là tất yếu, phù hợp với xu hướng, yêu cầu tạo đột
phá trong phục hồi kinh tế và thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững; góp phần
thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng theo hướng hiện
đại, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chủ động thích ứng, chống chịu trước
các cú sốc từ bên ngoài, hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai
đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, bảo đảm quốc phịng, an ninh.
Phát triển KTTH phải dựa trên cách tiếp cận mở, hướng nhiều hơn đến tạo dựng
không gian và thuận lợi cho phát huy hiệu quả kinh tế, trên cơ sở tăng cường hợp tác
quốc tế, bảo đảm huy động và sử dụng hiệu quả tri thức nhân loại, các thành tựu của
Cách mạng Công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số, các nguồn lực cần thiết từ khu vực
kinh tế tư nhân, các tổ chức quốc tế và các đối tác nước ngoài.
Phát triển KTTH cần bảo đảm khẩn trương, thực chất, hiệu quả, khả thi, có kế
thừa những thực tiễn tốt ở các nước và trong nước, và mạnh dạn thử nghiệm trong
các lĩnh vực cụ thể, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tập trung ban hành các chính sách dài hạn nhằm khuyến khích, ưu đãi, tạo thuận
lợi cho phát triển KTTH, gắn với lộ trình, kết quả cụ thể, đồng thời hồn thiện cơ sở
pháp lý vững chắc và tạo dựng sự linh hoạt, chủ động nhằm sớm phát huy mơ hình
KTTH theo cấp độ phù hợp ở các ngành, lĩnh vực, địa phương; tránh áp dụng rập
khuôn, đồng nhất KTTH cho toàn bộ nền kinh tế.
Phát triển KTTH bền vững trên cơ sở nâng cao nhận thức, sự chủ động, phát
huy đổi mới sáng tạo và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; khuyến khích lối sống
có trách nhiệm của từng cá nhân đối với cộng đồng và xã hội, định hướng thế hệ
tương lai về văn hóa sống xanh, hình thành xã hội văn minh, hiện đại hài hòa với
thiên nhiên và môi trường.”
Đồng thời, Quyết định số 687/QĐ-TTg cũng đã đưa ra mục tiêu cụ thể trong
triển khai những cam kết của Việt Nam tại COP26 như: “góp phần giảm cường độ

phát thải khí nhà kính ít nhất 15% vào năm 2030 so với năm 2014 và hướng tới mức
phát thải rịng bằng 0 vào năm 2050”. Ngồi ra, đề án cũng đặt ra sự quan tâm trong
việc nâng cao nhận thức, sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong
và ngoài nước đối với mơ hình KTTH; đẩy mạnh ứng dụng mơ hình KTTH thúc đẩy
xanh hóa các ngành kinh tế trong giai đoạn 2025 – 2030. Hỗ trợ xây dựng lối sống
20


×