Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.43 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO ĐỤC VÀ ĐÀ TẠO
CO5
100 0
0ï0ï0Ô0ÔÔ00Ô0000"Dr
"nu

I104)1)0 0/0/1041 0/1//\

TY n0

0n

DOLVOTKIBU DANG GOs

Ở VIỆT NAM

Pe vWD ne er

lẽ

no

iT

we

ee ny

BÀI IẾ,



“Bu

.rrx

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

\cPy As 3 rT

ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHĨ HỊ CHÍ MINH
Œ X t)

NGUYEN THI KIM HUE

BẢO HO QUYEN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
DOI VOI KIEU DANG CONG NGHIEP
O VIET NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số:

60.38.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

_PGS. TS. Mai Hồng Quỳ

TRUONG ð|HC LUẺT THC
TRTHONG

TIN. THU VARN

[IIlllllllll

TT TT-Thư viện ĐH Luật TP.HCM.

A08210000158

TP. Hd Chi Minh - nam 2005


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bồ trong bat
kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Huệ

Học viên: Nguyễn Thị Kim Huệ

Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Mai Hồng Quỳ
Luận văn Thạc sĩ


MỤC

LỤC

Lời cam đoan

Mục lục

ii

Danh mục các chữ viết tắt

vi

Danh mục các bảng biểu

vii

Mở đầu
Chương 1: Khái luận về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với
kiểu dáng cơng nghiệp

1.1.

Khái niệm kiểu dáng cơng nghiệp
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của q trình bảo hộ
{

kiểu dáng cơng nghiệp

1.1.2, Khai niém

⁄⁄1.1.3. Phân biệt kiểu dáng công nghiệp với các đối tượng sở
hữu công nghiệp khác và với các phần được bảo hộ theo
quyền tác giả.


1.2...

V1.3.

Pháp luật của một số nước về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

10

1.2.1. Nhật Bản

10

1.2.2. Trung Quốc

12

1.2.3. Mỹ

14

1.2.4. Liên minh Châu Âu

16

Vai trò của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trong nền
kinh tế thị trường

v⁄1.3.1. Khái niệm về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Hoe vién: Nguyén Thi Kim Hué


Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Mai Hồng Quỳ
Luận văn Thạc sĩ

19
19


- iii-

13.2. Vai tro ca viée bao hé kiéu dang céng nghiép

V

20

Các điều ước liên quan đến việc bảo hộ kiểu dáng công

1.4.

23

nghiệp
1.4.1. Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp

23

1.4.2. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ

25


1.4.3. Thoả ước Lahay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công
27

nghiệp

về phân loại kiểu dáng công

1.4.4. Thỏa ước LOCARNO

30

nghiệp
1.4.5. Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của

quyền

sở

hữu

trí

Agreement

on

Trade

tuệ


(Hiệp

Related

định
Aspect

TRIPS

-

The

of Intellectual

Property Rights)

32

Chương 2: Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối
với kiểu đáng cơng nghiệp

36

(2:1.) Tổng quan quy định của pháp luật về bảo hộ kiểu dáng công
nghiệp

36

2.1.1. Tiêu chuẩn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu

đáng cơng nghiệp
2.1.2. Các đối tượng không được bảo hộ

36

39

2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu kiểu dáng công

nghiệp
(2.2)

42

Thực trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu
đáng cơng nghiệp

Học viên: Nguyễn Thị Kim Huệ

Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Mai Hồng Quỳ
Luận văn Thạc sĩ

48


243.

Thực tiễn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng
52


công nghiệp

2.3.1. Về các quy định của pháp luật

52

2.3.2. Một số vướng mắc trong quá trình thực thi quyền sở hữu
trí tuệ đối với kiểu dáng cơng nghiệp của các cơ quan
58

nhà nước có thẩm quyền
2.4.

Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

đối với kiểu dáng công nghiệp

69

2.4.1. Kiện dân sự

69

2.4.2. Xử lý hành chính

70

2.4.3. Truy cứu trách nhiệm hình sự

T2


Chương 3: Một số kiến nghị nhằm

hoàn

thiện cơ chế bảo hộ

đối với kiểu dáng công nghiệp
3.1.

Nhận xét chung

3.2.

Sự cần thiết của việc hồn thiện cơ chế bảo hộ đối với kiểu

3.3...

Hộ
73

dáng cơng nghiệp

74

Một số kiến nghị

76

3.3.1. Đối với các quy định của pháp luật


76

3.3.2. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

81

3.3.3. Đối với các doanh nghiệp

83

Kết luận

Học viên: Nguyễn Thị Kim Huệ
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Mai Hồng Quỳ
Luận văn Thạc sĩ

88


Tài liệu tham khảo

Phu luc A
A.I.

Một số vấn đề về điều tra xã hội

A.2. Kết quả khảo sát
A3.


Cac doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến

Phụ lục B

Hoe vién: Nguyén Thj Kim Hué

Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Mai Hồng Quỳ
Luận văn Thạc sĩ

vii

oxi
xii

xii
xvii
xxi


DANH MUC CHU VIET TAT
KDCN

Kiểu dáng cơng nghiệp

SHTT

Sở hữu trí tuệ

SHCN


Sở hữu cơng nghiệp

NHHH

Nhãn hiệu hàng hóa

BộKHCN

Bộ Khoa học và Công nghệ

BLDS

Bộ luật Dân sự

Học viên: Nguyễn Thị Kim Huệ

Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Mai Hồng Quỳ
Luận văn Thạc sĩ


- vii-

DANH MUC CAC BANG BIEU
Bang 2.1: Số đơn đăng ký KDCN từ năm 1989 — 2003

58

Bảng 2.2: Số bằng độc quyền KDCN được cấp

29


Bảng 2.3: Khiếu nại về việc vi phạm quyền SHCN

60

Bảng 2.4: Số lượng các vụ việc liên quan đến quyền SHCN

66

Học viên: Nguyễn Thị Kim Huệ
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Mai Hồng Quỳ
Luận văn Thạc sĩ


=e

MO DAU
>_ Tính cấp thiết của đề tài
Từ sau Đại hội lần VI của Đảng Cộng sản năm 1986, nước ta đã chuyển

sang phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Việc chuyển đổi này đã ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ đời sống kinh tế, xã
hội của nước ta trong đó có lĩnh vực về bảo hộ quyền SHTT. Có thể nói bảo

hộ quyền SHTT nói chung và việc bảo hộ KDCN

nói riêng là một trong

những lĩnh vực có sự phát triển tương đối nhanh ở Việt Nam, KDCN không
những mang lại tính đa dạng về mẫu mã cho các sản phẩm mà còn tang kha

năng tiêu thụ của sản phẩm. Thực tế ở Việt Nam, KDCN

là đối tượng được

quan tâm nhiều nhất sau NHHH và hiện tại còn rất nhiều vấn đề bàn cãi xung
quanh việc xác lập, khai thác và sử dụng quyền đối với KDCN, cộng thêm

trình độ hiểu biết về SHTT của các doanh nghiệp, người tiêu dùng vẫn chưa
cao. Do đó dẫn đến tình trạng vi phạm quyền SHTT đối với KDCN ở Việt
Nam ngày càng phổ biến. Bên cạnh đó, pháp luật về bảo hộ quyền SHTT vẫn
còn nhiều điểm chưa tiến kịp so với thực tiễn, kinh nghiệm trên thế giới và sự
phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc thực thi quyền SHTT vẫn
chưa thống nhất, đồng bộ đã gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến quyền và lợi ích
hợp pháp của chủ sở hữu quyền SHTT cũng như lợi ích của người tiêu dùng.
Do đó việc khắc phục tình trạng vi phạm quyền SHTT ở Việt Nam và hoàn
thiện hệ thống bảo hộ ngày càng khó khăn hơn bởi những yêu cầu của việc
hội nhập quốc tế: phạm vi đối tượng bảo hộ được mở rộng hơn nhiều; thời

hạn bắt đầu mở rộng bảo hộ tương đối gấp; trình độ bảo hộ đòi hỏi cao. Đây
là một trong những thách thức chủ yếu đối với Việt Nam trong quá trình hội
nhập quốc tế.


-2-

Vì vậy việc chon đề tài “Bảo hộ quyên sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng
cơng nghiệp ở Việt Nam” làm luận văn có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và
thực tiễn nhằm đưa ra một cái nhìn tổng quan về thực trạng bảo hộ KDCN tại

Việt Nam và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống bảo hộ này, đóng

góp một phần trong việc hoạch định chính sách hội nhập kinh tế khu vực, thế
giới và tạo ra một thị trường kinh doanh lành mạnh.

Tình hình nghiên cứu

Trong nước hiện đã có đề tài nguyên cứu về bảo hộ quyền SHTT nói
chung và KDCN nói riêng như luận văn Tiến sĩ “Đổi mới và hoàn thiện cơ
chế điều chỉnh pháp luật về bảo hộ quyên sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam” của tác giả Lê Xuân Thảo (năm 1996), Luận văn Thạc sĩ
“ Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thực thị quyên sở hữu trí tuệ trong điều

kiện hội nhập quốc tế” của tác giả Hà Đăng Quảng (năm 2002), “ Những vấn
đề pháp lý về thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam — Hoa Kỳ trong lĩnh

vực sở hữu công nghiệp tại Việt Nam” của tác giả Lê Thị Nam Giang (năm
2002), đề tài nghiên cứu khoa học “Thực trạng và biện pháp tăng cường hiệu
lực bảo hộ quyên sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng
cơng nghiệp tại Việt Nam” và một số bài viết trên các tạp chí như: “Một só

kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ” của tác giả Phạm Thế
Hưng đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề về pháp luật và

thương hiệu, NHHH năm 2004, “Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở các
nước đang phát triển” của tác giả Phan Việt Dũng đăng trên Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật số 6 năm 2003, “Quyền sở hữu công nghiệp trong Bộ luật

Dân sự Việt Nam” của tác giả Lê Tất Chiến đăng trên Tạp chí Luật học số 4
năm 1997 đã cho thấy việc nghiên cứu bảo hộ quyền SHTT đối với KDCN
còn là vấn đề khá mới mẻ và gần đây có luận văn Thạc si “Van đề thực thi



28s
quyên sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam — So
sánh với EU” cia tac giả Nguyễn Ngọc Duy Mỹ nhưng đây là luận văn tập

trung nghiên cứu vấn đề thực thi quyền sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp
trong mối quan hệ so sánh với Liên minh Châu âu mà không đề cập đến vấn

đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật, thực trạng việc

bảo hộ và những khó khăn trong việc thực thi quyền SHTT đối với kiểu dáng
công nghiệp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thơng qua đó đưa ra

những phân tích, đánh giá nhằm đưa ra thay đổi thích hợp với các điều ước

quốc tế liên quan đến việc bảo hộ KDCN mà Việt Nam đã và chưa tham gia
và để hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền SHTT đối với KDCN. Đây là một
vấn đề rất đáng quan tâm vì nó là xu thế chung của tồn cầu và có ý nghĩa
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế vì những giá trị khơng tính được của
các đối tượng SHCN mang lại cho các doanh nghiệp cũng như đất nước.
Mục đích, ý nghĩa
Mục đích của đề tài là dựa trên những nội dung của luận văn để đưa ra

những giải pháp nhằm hoàn thiện việc bảo hộ quyền SHTT đối với KDCN
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này cũng góp phần nâng cao
hiệu quả các quy định của pháp luật về SHTT trong công cuộc xây dung dat
nước và thúc đẩy kinh tế phát triển với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội


công bằng, văn minh.


>

Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề đặt ra một cách chặt chẽ và khoa học, luận

văn vận dụng tỉnh thần của Nghị quyết Trung ương Đảng và Hiến pháp đồng
thời sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh.

>

Noi dung


Luận văn gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh

mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, phụ lục và phần nội dung gồm 03
chương:



Chương 1: Khái luận về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng

cơng nghiệp.

~—

Chương 2: Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với.


kiểu dáng cơng nghiệp.



Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế bảo hộ đối với kiểu

đáng công nghiệp.


“6s

CHUONG

1

KHÁI LUẬN VÈ BẢO HỘ QUN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
ĐĨI VỚI KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

KHÁI NIỆM KIẾU DÁNG CÔNG NGHIỆP

I.1. Lịch sử hình thành và phát triển của quá trình bảo hộ kiểu dáng
công nghiệp
Từ khi thế giới chuyển sang nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh diễn ra
ngày một gay gắt hơn vì vậy buộc các doanh nghiệp sản xuất phải quan tâm

đến chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã nhằm tạo được sự thu hút ngày
càng nhiều của người tiêu dùng. Sự cạnh tranh này sẽ có lợi cho nền kinh tế
nếu nó được kiềm chế ở mức độ hợp lý. Tuy nhiên do sức mạnh của giá trị
thặng dư quá lớn nên đã tạo ra một thị trường cạnh tranh khơng lành mạnh


với mục đích tạo thế độc quyền trong sản xuất kinh doanh. Một trong những
đối tượng SHCN là nạn nhân của sự cạnh tranh không lành mạnh là NHHH

và KDCN dù đây là lĩnh vực còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam. Chúng có

thể bị bắt chước tồn bộ, một phần hoặc bị sử dụng khi khơng có sự cho phép
của chủ sở hữu với mục đích chiếm thị phần của các nhà sản xuất chân chính
rồi sau đó dần dần tiêu diệt sự tồn tại của các nhà sản xuất này mà không cần

phải đầu tư công sức và tiền bạc.
Trước tình thế quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp, tính mạng, sức

khỏe của người tiêu dùng bị xâm phạm và nhà nước cũng gặp khó khăn trong
việc quản lý kinh tế gây ra tình trạng khơng ơn định cho thị trường, luật pháp
về bảo hộ quyền SHCN đã ra đời tại Pháp năm 1879, tại Mỹ năm 1881, Anh

năm 1883... Vấn đề bảo hộ quyền SHCN ban đầu chỉ giới hạn trong phạm vi
quốc gia, dần dần quan hệ hợp giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng do


_.

đó cần phải có sự điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực này. Vì thế đến năm
1886, Cơng ước Paris - công ước đầu tiên được ký kết giữa các quốc gia trong
lĩnh vực SHCN ra đời mở đầu cho sự ra đời của hàng loạt điều ước quốc tế về
lĩnh vực SHCN (Thỏa ước Lahay năm 1925, Hiệp định TRIPS năm 1979...)
Ở Việt Nam, pháp luật về SHCN cũng đã xuất hiện ngay từ thời nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng chủ yếu là các văn bản bảo hộ đối với các vấn


đề liên quan đến NHHH, cịn riêng đối với KDCN thì mới thật sự được chú ý
từ những năm gần đây. Từ sau năm 1986 với Nghị quyết Đại hội Đảng lần
thứ VỊ, nước ta đã chuyển nền kinh tế bao cấp sang, nền kinh tế thị trường thì

hoạt động liên quan đến SHCN mới thực sự khởi sắc. Riêng đối với KDCN
thì đây chỉ là bước mở màn. Ngày 13/5/1988 Pháp lệnh bảo hộ SHCN ra đời,
tiếp theo đó là sự ra đời Nghị định 84/HĐBT ngày 20/03/1990 của Hội đồng

Bộ trưởng để hướng dẫn thi hành Pháp lệnh. Qua Nghị định này các điều lệ về
các đối tượng SHCN trong đó có KDCN được sửa đổi. Tuy nhiên với xu thế

ngày càng phát triển của xã hội thì cũng địi hỏi phải có một hệ thống pháp
luật về SHTT ngày càng hoàn thiện và vì thế BLDS đã được Quốc hội thơng
qua ngày 28/10/1995 nhằm đáp ứng nhu cầu tất yếu của xã hội và trở thành
văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất quy định các vấn đề về SHTT. Hiện nay

việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật về KDCN được áp dụng theo BLDS !?,
Nghị định 63/CP Í”, Nghị định 06/CP "!, Thông tư số 29/2003/TT-BKHCN
[Ø1 Nhưng trên thực tế cũng còn nhiều trường hợp vẫn áp dụng quy định của
Pháp lệnh về SHCN do văn bằng cũ chưa hết hiệu lực. Do đó ngày nay vẫn

cịn tồn tại 02 loại văn bằng bảo hộ KDCN đó là giấy chứng nhận KDCN và
văn bằng độc quyền KDCN. Còn việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

vực SHCN áp dụng theo Nghị định 12/1999/NĐ-CP l, Đây là văn bản quan
trọng góp phần tăng cường cơ sở pháp lý cho việc thực thi quyền SHCN


i:


nhằm giúp cho các cơ quan quản lý và thực thi có thể xử lý các vi phạm trong

lĩnh vực này một cách nhanh chóng và hiệu quả.
.2. Khái niệm
KDCN

là các đặc điểm mang tính trang trí hay thâm mỹ của một sản

phẩm. Đặc điểm trang trí có thể là hình dáng, kiểu, màu sắc của sản phẩm hay

là sự kết hợp của các yếu tố này.
Trong điều 2(1) của Luật mẫu dành cho các nước đang phát triển (1964),

KDCN được định nghĩa như sau: “bát cứ sự phối hợp nào của các đường nét
hay các màu hay là bắt cứ một hình thức ba chiều nào, cho đù hình thức đó
có gắn với các đường nét hay màu sắc hay không đều được coi là một KDCN
với điều kiện là sự phối hợp hay hình thức đó phải đem lại một hình dáng bên
ngồi đặc biệt cho một sản phẩm cơng nghiệp hay thủ cơng nghiệp và có thể
dùng làm mẫu để sản xuất ra sản phẩm theo phương pháp công nghiệp hay
thủ công nghiệp”. Từ định nghĩa chúng ta thấy rằng điểm quan trọng là
KDCN phải có khả năng làm mẫu để sản xuất ra các sản phẩm bằng phương
pháp công nghiệp hay thủ công nghiệp. Nếu không có yếu tổ này thì sự sáng
tạo sẽ thuộc lĩnh vực nghệ thuật và được bảo hộ theo Luật bản quyền. Theo

điều 2(2) của Luật mẫu thì những kiểu dáng nào “chi thuần táy đem lại kết
quả kỹ thuật” cũng không được coi là KDCN.

Theo định nghĩa của WIPO, KDCN hiểu theo nghĩa chung là đề cập đến
hoạt động sáng tạo ra vẻ bề ngồi mang tính thẩm mỹ cho những sản phẩm
sản xuất hàng loạt trong phạm vi chỉ phí cho phép, thỏa mãn cả nhu cầu về

thẩm mỹ của người tiêu dùng và thỏa mãn nhu cầu để sản phẩm thể hiện được
tính hiệu quả của nó.
KDCN theo định nghĩa của điều 784 BLDS là “hình dáng bên ngồi của
sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp


Be

những yếu tơ đó, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản
phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp”. Như vậy mọi sự sáng tạo nghệ

thuật áp dụng cho một sản phẩm công nghiệp hay thủ cơng nghiệp khiến nó

có hình dáng bên ngồi khác biệt với các sản phẩm cùng loại đều được coi là
KDCN và sự khác biệt này có thể do đường nét, các chỗ lồi lõm hay do việc
áp dụng các biện pháp để tạo ra các hiệu quả đặc biệt như sơn, mài, phủ
men,...

Tóm lại, nói đến KDCN là nói đến hoạt động sáng tạo để tạo ra hình dáng

bên ngồi mang tính hình thức hay trang trí cho các sản phẩm được sản xuất
với số lượng lớn. Đó là các sản phẩm, trong những giới hạn cho phép về chỉ
phí, người tiêu dùng tiềm năng nhận biết được bằng thị giác cũng như thỏa
mãn được việc đảm bảo cho sản phẩm thực hiện một cách hữu hiệu các chức
năng của mình.

.1.3. Phân biệt kiểu dáng cơng nghiệp với các đối tượng sở hữu công
nghiệp khác và với các phần được bảo hộ theo quyền tác giả.
1.1.3.1. Phân biệt kiểu dáng cơng nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa


Theo điều 784 BLDS thì “KDCN là hình dáng bên ngồi tủa sản phẩm,
được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu

tơ đó, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm cơng
nghiệp hoặc thủ cơng nghiệp” cịn “NHHH là những dấu hiệu dùng để phân
biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh dành

khác

nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu
tơ đó được thé hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc” (điều 785 BLDS).

KDCN

là hình dáng bên ngồi của sản phẩm, chức năng cơ bản của

KDCN là dùng làm mẫu để chế tạo các sản phẩm cơng nghiệp và thủ cơng
nghiệp. Cịn chức năng cơ bản của NHHH

là để phân biệt hàng hóa dịch vụ


0%

cùng loại. KDCN phải gắn liền với sản phẩm còn NHHH có thể tách rời,
khơng gắn liền với sản phẩm, dịch vụ.

1.1.3.2. Phân biệt kiểu dáng công nghiệp và sáng chế, giải pháp hữu ích
Theo quy định của BLDS “sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình
độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các

lĩnh vực kinh tế - xã hội " (điều 782) còn “giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ
thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có khả năng áp đụng trong

các lĩnh vực kinh tế, xã hội ” (điều 783).
Từ định nghĩa nêu trên thì giải pháp hữu ích, sáng chế là giải pháp kỹ
thuật liên quan đến chức năng, sự vận hành, chế tạo hay nguyên liệu để tạo ra

sản phẩm, trong khi đó KDCN chỉ là giải pháp mang tính mỹ thuật và được

dùng để làm mẫu chế tạo sản phẩm.
Nếu hình dáng bên ngồi được tạo ra do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm
bắt buộc phải có hoặc chỉ mang đặc tính kỹ thuật thì nó không được xem là

KDCN.

1.1.3.3. Phân biệt kiểu dáng công nghiệp với đối tượng được bảo hộ theo
: quyên tác giả
Theo khoản 1 điều 747 BLDS thì các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa
học được nhà nước bảo hộ quyền tác giả.

Quyền sở hữu đối với KDCN được xác lập theo văn bằng bảo hộ do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp (điều 788 BLDS). Còn tác phẩm theo luật
quyền tác giả được bảo hộ mà không, cần phải thơng qua một trình tự đăng ký

nào cả, việc bảo hộ xuất hiện khi tác phẩm đó ra đời dưới một hình thức nhất
định. Tuy nhiên ý tưởng của tác phẩm thì khơng được bảo hộ.
Bản thân KDCN khi ra đời giống như sự ra đời của một tác phẩm nghệ
thuật bởi chúng đều xuất phát từ sự sáng tạo của tác giả, do đó nó cũng có thé



-10-

được bảo hộ theo luật quyền tác giả. Như chúng ta đã biết sự tỉnh xảo, cầu kỳ
trong các mô hình, mẫu mã tất nhiên sẽ làm tăng thêm giá trị cho KDCN, tuy
nhiên máy móc cơng nghiệp với các khn đúc thì khó có thể đáp ứng được
u cầu này. Ngay cả trong q trình sản xuất thủ cơng, do nhu cầu cần nhiều

sản phẩm nên cần nhiều thợ, mà khơng phải tất cả các người thợ đều có khả

năng tạo ra sự tỉnh xảo, cầu kỳ giống các KDCN đã có. Vì thế, để đáp ứng
được nhu cầu sản xuất hàng loạt thì các KDCN phải khơng q cầu kỳ, tỉnh
xảo. Mất đi khả năng chế tạo hàng loạt thì các mơ hình, mẫu mã đó chỉ có thể

được bảo hộ bằng quyền tác giả thay vì bảo hộ dưới dạng KDCN vì tác phẩm
được bảo hộ theo luật quyền tác giả phải là bản gốc (khoản 2 điều 747
BLDS).
Việc bảo hộ theo luật KDCN

dam bảo cho chủ sở hữu độc quyền thật sự

cịn luật bản quyền thì khơng đảm bảo điều đó. Trong khi bản quyền chỉ liên
quan đến những quyền của tác giả nhằm tránh sự sao chép của người khác.

Như vậy đẻ có thể xảy ra việc vi phạm thường phải có một mối quan
quả giữa việc bảo hộ bản quyền và những khiếu nại của người chủ
Đối với việc yêu cầu bảo hộ sản phẩm theo KDCN thì lại hồn tồn
đây vấn đề chính là việc bắt chước kiểu dáng đó nhằm mục đích kinh

hệ nhân
sở hữu.

khác. Ở
doanh.

PHÁP LUẬT CỦA MỘT SÓ NƯỚC VÈ BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG
NGHIỆP

1.2.1. Nhat Bản
1.2.1.1 Khái niệm kiểu dáng cơng nghiệp

Kiểu dáng là hình dáng, kiểu mẫu hay màu sắc hay sự kết hợp của các
nhân tố đó của một sản phẩm, là cái thông qua thị giác gợi lên một cảm xúc
mỹ học. Do vậy, kiểu dáng phải có sức hắp dẫn đối với thị giác.


-11-

Tuy nhiên ở Nhật Bản khơng có định nghĩa như thế nào là cảm xúc thẩm
mỹ nên đã gây ra nhiều tranh cãi. Về thực chất thì yêu cầu này sẽ được thỏa
mãn nếu chứng minh được rằng kiêu dáng khơng chỉ mang tính chức năng
thuần túy.

1.2.1.2. Điều kiện để kiểu dáng công nghiệp được đăng ký
—_

Kiểu dáng phải mang tính nguyên gốc và mới.

—_

Yêu cầu về tính nguyên gốc phản ánh mức độ sáng tạo. Một kiểu dáng


không đáp ứng được yêu cầu này nếu nó được biết một cách rộng rãi tại Nhật
Bản hay bất cứ nước nào khác bởi bất cứ người nào có kiến thức thơng
thường trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
Ngồi tính sáng tạo, kiểu dáng cũng phải có tính khác biệt, khơng gây



nhằm lẫn với sản phẩm của các doanh nghiệp khác.

—._ Các điều kiện đảm bảo tính mới của KDCN:
+ Kiểu dáng phải không được biết đến rộng rãi tại Nhật Bản hay bất cứ

nước nào khác trước khi đơn xin đăng ký được nộp;
+ Kiểu dáng không được mô tả trong bắt cứ ấn phẩm nào được phát hành
tại Nhật Bản hay bất cứ nước nào trước khi đăng ký kiểu dáng;

+ Kiểu dáng không được tương tự với bất kỳ kiểu dáng nào khác được biết
hay ấn hành rộng rãi.


Kiểu dáng phải có khả năng được sản xuất theo phương pháp công

nghiệp.

1.2.1.3. Các đối tượng không được bảo hộ
Các kiểu dáng sau đây khơng được bảo hộ:

—_

Các kiểu dáng có nguy cơ đe dọa trật tự công cộng hay đạo đức xã hội;




×