Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Định lượng các căn cứ đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.39 MB, 101 trang )

,

t

x

_
Ke

; 3 BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAL HOC LUAT TP. HO CHi MIMH
“.====re=srese=seemmmse=rmmmmeeemeemmeee

NGUYỄN THỊ THÙY DUNG
“en,

Chuyên ngành : Luật tố tụng hình sự
Mã số : 60.38.40

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

if

TP. HỒ CHÍ MINH , Năm 2006


yo

piL(
kƒVz#@


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MIMH

NGUYEN TH] THUY DUNG

INH LUGNG CAC CAN CU DANH GIA TINH NGUY

|

HIỂM CHO XÃ HỘI CỦA TỘI PHAM
TRUCNG OAL HOG LUAT TPHCM
TLTHONG TIN. sa
Chuyên ngành : Luật tố tụng hình sự
Mã số : 60.38.40

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học : Tiến si Nguyễn Thái phúc

TP. HỒ CHÍ MINH , Năm 2006


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan rằng đây là cơng trình nghiên cứu riêng

của tôi. Các số liệu nghiên cứu trong luận văn là trung thực và
chưa được ai công bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào.


Người cam đoan

ps

Oe

Nguyễn Thị Thùy Dung


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BLHS
HĐTP
TAND
TANDTC
TNHS
TP.
VKS
CTTP
TP
XHCN
LB
CH
_NXB
Tr

Bộ luật hình sự

Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân


Tòa án nhân dân tối cao
Trách nhiệm hình sự

Thành phố

Viện Kiểm sát
Cấu thành tội phạm
Tội phạm

Xã hội chủ nghĩa
Liên Bang
Cộng hòa

Nhà xuất bản
Trang
Điều


ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

PHAN MO DAU
I. Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về định lượng các căn cứ đánh
giá tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
1.1 Tính nguy hiểm cho xã hội là thuộc tính của tội phạm

1
1

1.1.1 Khái niệm tội phạm


1

1.1.2 Đặc điểm tội phạm

3

1.1.3 Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm-một thuộc tính xã hội

của
8

tội phạm

1.2 Các mặt chất và lượng của tính nguy hiểm cho xã hội
12

của tội phạm
1.2.1 Chất và lượng trong triết học

12

1.2.2Tính chất và mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội
14

của tội phạm.

1.3 Các-căn cứ đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội
của tội phạm

18


1.3.1 Tính chất của quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ
và bị tội phạm

xâm hại. Mức độ nghiêm trọng của hậu quả

đo tội phạm gây ra.

19

1.3.2 Tính chất của hành vi khách quan trong đó bao gồm
phương pháp, thủ đọan, công cụ phương tiện phạm tội; mức độ
thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra cho quan hệ xã hội bị xâm hại,

hịan cảnh chính trị - xã hội và nơi hành vi phạm tội xảy ra

21

1.3.3 Tính chất và mức độ lỗi; động cơ, mục đích
của người có hành vi phạm tội

25


1.3.4 Nhân thân người phạm tội

29

1.3.5 Các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự


30

1.4 Phương pháp định lượng trong việc đánh giá tính
nguy hiểm cho xã hội của tội phạm

31

1.4.1 Khái niệm định lượng

32

1.4.2 Các hình thức định lượng

33

1.4.3 Những ưu điểm và hạn chế của các hình thức định lượng

36

1.4.3 Ý nghĩa pháp lý của định lượng

40

1I- Chương 2: Định lượng các căn cứ đánh giá tính nguy hiểm

cho xã hội của tội phạm: Kinh nghiệm một số nước trên thế giới
và thực trạng định lượng trong luật hình sự Việt Nam

2.1. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về định lượng


46
46

2.1.1 BLHS LB Nga

46

2.1.2 BLHS CH Pháp

50

2.1.3 BLHS Vương quốc Thụy Điển

54

2.2. Định lượng các căn cứ đánh giá tính nguy hiểm cho

xã hội của tội phạm qua các thời kỳ lịch sử Việt Nam

56

2.2.1 Định lượng trong Bộ luật Hồng Đức

56

2.2.2 Định lượng trong giai đọan sau CMT8 năm 1945

58

2.2.3 Định lượng trong BLHS 1985


60

2.3. Định lượng các căn cứ đánh giá tính nguy hiểm cho xã
hội của tội phạm trong Bộ luật hình sự Việt Nam 1999

64

2.3.1 Khái quát định lượng trong BLHS 1999

64

2.3.2 Đánh giá định lượng trong BLHSI 999

71

2.4. Kiến nghị hòan thiện

79

PHẦN KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM

KHẢO


PHAN MG DAU
1.Tính cấp thiết của để tài :
Trong luật hình sự, tính nguy hiểm cho xã hội


là thuộc tính của tội

phạm. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là cơ sở cho việc quy định
tòan bộ các chế định của Luật hình sự. Tuy nhiên, để đánh giá tính chất

mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm khơng phải là vấn đề dễ dàng.
Vì u cầu của công việc này là phải đánh giá trên cơ sở mối quan hệ của

rất nhiều căn cứ tác động đến tính nguy hiểm. Trong đó, có những căn cứ
luôn được phản

ánh trong cấu thành tội phạm

như lỗi, hành

vi khách

quan...Nhưng cũng có những căn cứ khơng phải lúc nào cũng được thể hiện
như: động cơ, mục đích, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

„.Vì vậy địi hỏi pháp luật phải có những quy định rõ ràng để đảm bảo tính

thống nhất trong quy định và áp dụng. Từ yêu cầu này, nhà làm luật đã
chọn định lượng- là phương pháp đưa ra các chỉ số cụ thể - làm một trong

những phương pháp thường được sử dụng để đánh giá tính nguy hiểm cho
xã hội của tội phạm.
Luật hình sự các nước trên thế giới từ lâu đã dùng phương pháp định

lượng để đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, chỉ có điều là

mang tính tương đối hay tuyệt đối mà thơi. Ở nước ta, trong những năm

1980, 1990 Bộ luật hình sự 1985 chưa quy định cụ thể về vấn đề định

lượng dẫn đến việc điều tra, xét xử gặp rất nhiều vướng mắc, khơng có
tiêu chí phân biệt, đâu là tội phạm. Việc xét xử khơng mang tính thống

nhất dẫn đến tính tùy tiện, tùy nghi của một số điều tra viên, kiểm sát
viên, thẩm phán, cộng với năng lực hạn chế của họ, cũng một hành vi đó,

có lúc thì bị khởi tố hình sự, có khi thì chi bị xử phạt hành chính, vấn để


hình sự hóa các quan hệ dân sự, mức án tù ... tạo nên dư luận không tốt

của xã hội, ảnh hưởng xấu đến tình hình đấu tranh phịng chống tội phạm.
Mặt khác, thời điểm đó hàng lọat các văn bản của chính phủ quy định về
định lượng mang tính tuyệt đối ví dụ như các Thơng tư, Nghị quyết ...., do đó
địi hỏi Bộ luật hình sự phải quy định tính định lượng để mang tính đồng
bộ.

Tất cả những vấn để trên địi hỏi pháp luật hình sự phải đồng bộ,
phải minh bạch, phải có tiêu chí phân biệt đâu là tội phạm, đâu là khơng

tội phạm. Do đó, vấn đề định lượng được đặt ra thực sự là nhu cầu của việc
lập pháp, một nhu cầu của nhà làm luật trong quá trình soạn thảo ban hành
Bộ luật hình sự 1999.

Khi Bộ luật hình sự 1999 được ban hành và áp dụng thì các vấn để
nêu trên


được giải quyết tương đối ổn, tuy nhiên trong quá trình áp dụng

vẫn còn nhiều vướng mắc về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Do đó việc nghiên

cứu, hịan thiện vấn để “Định lượng các căn cứ đánh giá nguy hiểm cho xã

hội của tội phạm “cũng là vấn đề thiết yếu.
Nhận thấy đây là để tài khá lý thú và mới mẻ, tác giả chọn để tài này
nhằm để tìm hiểu, nghiên cứu vấn để định lượng các căn cứ đánh giá tính
nguy hiểm cho xã hội của tội phạm một cách tồn diện, có hệ thống, đánh

giá, vận dụng nó một cách có hiệu quả, đúng đắn, khoa học phù hợp với

địi hồi thực tiễn.
2.Tình hình nghiên cứu:

Vấn để định lượng trong Luật hình sự có từ rất lâu, nhưng từ trước
đến nay chưa có cơng trình nghiên cứu khoa học nào về định lượng các căn

cứ đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, chỉ có một số bài viết
như “Định lượng các căn cứ đánh giá tính

nguy hiểm cho xã hội của tội


phạm của Tiến sĩ Trần Thị Quang Vinh” đăng trên Thông tin khoa học
pháp lý của Trường Đại học Luật, “Vấn để định lượng tài sản bị chiếm
đoạt” của tác giả Lê Th


Phương đăng trên tạp chí Tồ án nhân dân

2001, bài “ Một số bất cập và những kiến nghị đối với các quy định của Bộ
luật hình sự về các tội phạm về ma túy” của tác giả Phạm Minh Tun
đăng trên tạp chí Tồ án nhân dân năm 2005, bài “ Bàn về định lượng

trong bộ luật hình sự 1999” của Tiến sĩ đặng Anh, luận văn thạc sỹ của tác

giả Chu Kim Long về vấn để “Định lượng trong cấu thành tội phạm và
quyết định hình phạt”
Do đó, việc nghiên cứu về định lượng các căn cứ đánh giá tính nguy

hiểm cho xã hội của tội phạm cũng là nhu câu về lý luận.
3.Mục đích , nhiệm vụ nghiên cứu của để tai:
- Mục đích nghiên cứu của để tài là trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ
thống toàn diện về định lượng các căn cứ đánh giá tính nguy hiểm cho xã

hội của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, cũng như việc vận dụng

trong thực tiễn , những vấn để bất cập, đưa ra những kiến nghị

về định

lượng và vận dụng nó một cách đúng đắn trong thực tiễn
- Để đạt được mục đích trên, các nhiệm vụ cần giải quyết của để tài
+ Nghiên cứu những vấn đề cơ bản của tội phạm, các căn cứ đánh

giá tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm .
+ Phân tích vấn đề định lượng các căn cứ đánh giá nguy hiểm cho xã
hội của tội phạm.


+ Nghiên cứu tình hình thực tiễn xét xử tội phạm.

+ Từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện vấn để định lượng các
căn cứ đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.


4. Phương pháp nghiên cứu :
- Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là phép biện chứng

duy vật của chủ nghĩa Mác- LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan

điểm, đường lối chính sách của Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam về
nhà nước và pháp luật
- Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:

Phân tích, so sánh, tổng hợp, diễn giải, minh họa ....nhằm làm sáng tỏ

những nội dung nghiên cứu của đề tài.

5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Nhằm nghiên cứu chuyên sâu vấn để định lượng các căn cứ đánh giá
tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, cả về phương diện lý luận lẫn
thực tiễn, kết qủa nghiên cứu luận văn hy vọng sẽ là nguồn dé tai tham
khảo đối với đội ngũ cán bộ làm công tác thực tiễn trong cơ quan tư pháp
Hình sự, những người tham gia giảng dạy và các sinh viên chuyên ngành
luật học.

6. Bố cục để tài :
Ngoài phần mở đầu kết luận và danh mục tài liệu tham khảo , luận

văn được chia thành 02 chương:

+ Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về định lượng các căn cứ
đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm

+ Chương 2: Định lượng các căn cứ đánh giá tính nguy hiểm cho

xã hội của tội phạm: Kinh nghiệm một số nước trên thế giới và thực
trạng định lượng trong Luật hình sự Việt Nam.


wi

CHUONG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỊNH LƯỢNG CAC CAN
CỨ ĐÁNH GIÁ TÍNH NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI CỦA TỘI PHẠM

1.1 KHÁI NIỆM VỀ TÍNH NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI CỦA TỘI

PHẠM.
1.1.1 Khái niệm tội phạm.

Khái niệm tội phạm là một trong những vấn để quan trọng nhất của Luật
hình sự. Chế định tội phạm là chế định trung tâm thể hiện rõ nét bản chất
giai cấp, các đặc điểm chính trị xã hội cũng như pháp lý của luật hình sự

mỗi nước.
Trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm tội phạm.


Vào thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản thì khái niệm tội phạm đuợc diễn
đạt bằng nhiều cách khác nhau: “là hành vi bị đạo luật hình sự cấm hoặc là
hành vi bị pháp luật hình sự trừng trị”( Bộ luật hình sự Napoleon - Pháp
1810 ). Các nhà luật gia tư sản thời kỳ này xem tính luật định là đặc điểm

duy nhất của tội phạm. Định nghĩa này mang tính hình thức vì khơng làm rõ

bản chất của tội phạm. Nó chỉ cho ta biết tội phạm là những hành vi mà
pháp luật coi là tội phạm, bị cấm thực hiện nhưng khơng lý giải được vì sao
luật lại quy định những hành vi đó là tội phạm

Ngày nay nhiễu luật gia tư sản đã đưa ra dấu hiệu nội dung vào khái
niệm tội phạm. Tội phạm không chỉ là hành vi được luật hình sự quy định
mà cịn là hành vi chống lại lợi ích của xã hội, là hành vi có hại. Tuy nhiên

thế nào là lợi ích xã hội, thế nào là có hại lại khơng được làm sáng tổ hoặc
tách rời với lợi ích giai cấp và ở đây, mặc dù đã cố gắng đưa dấu hiệu vật


“Rs
chất vào khái niệm hình phạt, các nhà luật gia tư sản ln coi tính trái pháp

luật là dấu hiệu chiếm ưu thế .
Luật hình sự XHCN cũng có những khái niệm khác nhau về tội phạm.
Các khái niệm đó thể hiện ở hai dạng: khái niệm tổng quát và khái niệm

đầy đủ về tội phạm.
- Khái niệm tổng quát: các tác giả nhóm này cho rằng tội phạm là hành
vi nguy hiểm cho xã hội được BLHS


quy định. Họ cho rằng tuy là khái

niệm mang tính khái quát cao nhưng nó vẫn thể hiện đây đủ các đặc điểm
của tội phạm. Không phải bất cứ một hành vi nguy hiểm cho xã hội nào
cũng là tội phạm. Chỉ có những hành vi nguy hiểm cho xã hội mới bị quy
định là tội phạm. Hành vi sở dĩ nguy hiểm cho xã hội bởi nó được người có
năng lực trách nhiệm hình sự thực hiên một cách cốý hay vơ ý

- Khái niệm tội phạm đây đủ: Nhóm tác giả cho rằng“ tội phạm là hành
vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự do một người

đến độ tuổi nhất định có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách
cốý hoặc vơ ý và vì nó người phạm tội phải chịu hình phạt”.

Tơi ủng hộ quan điểm này bởi nó chỉ ra được căn cứ mà luật pháp dựa
vào đó quy định một hành vi là tội phạm thông qua chế tài được xác định cụ

thể, đông thời chỉ rõ bản chất của tội phạm và lý giải nguyên nhân tội
phạm bị trừng phạt.

Quan điểm chính thống về khái niệm tội phạm của các luật gia nước ta
thể hiện qua khỏan 1 điều 8 BLHS

1999 như sau:

“ Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong BLHS,

do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô

ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc,

xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phịng, an


-3ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm

tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích
hợp pháp khác của cơng dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự

pháp luật xã hội chủ nghĩa”
Định nghĩa tội phạm trên đây là định nghĩa có tính khoa học thể hiện tập

trung cao nhất quan điểm của nhà nước ta về tội phạm. Định nghĩa này
không những là cơ sở khoa học thống nhất cho việc xác định những loại tội
phạm cụ thể mà còn là cơ sở cho việc nhận thức và áp dụng đúng đắn

những điều luật quy định về từng tội phạm cụ thể

1.1.2 Các đặc điểm của tội phạm:
Có 2 quan điểm khác nhau về đặc điểm của tội phạm

Theo quan điểm của PGS.TS Nguyễn Ngọc Hồ thì tội phạm có đây
đủ bốn dấu hiệu (đặc điểm): Tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật
hình sự, tính có lỗi và tính chịu hình phạt. [9,Tr 42]

Theo

PGS.TS Trần Văn Độ thì tội phạm ngồi tính nguy hiểm cho xã

hội, tính được Bộ luật hình sự quy định, tính có lỗi, cịn có đặc điểm là do
người có năng lực trách nhiệm hình sự, tác giả này khơng xem tính chịu


hình phạt là đặc điểm của tội pham.[ 8, Tr 144 ]

* Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
Tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản quan trọng nhất, quyết
định những dấu hiệu khác của tội phạm. Hành vi nào đó sở dĩ bị quy định
trong luật hình sự là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự vì nó có tính

nguy hiểm cho xã hội .
Tội phạm trước hết phải là hành vi (hành động hoặc không hành động).

Những tư tưởng, những suy nghĩ dù lệch lạc đến đâu cũng không thể coi là
tội phạm. Một hành vi sở dĩ bị coi là tội phạm bởi vì nó nguy hiểm đáng kể


as
cho xã hội. Nếu một hành vi không được coi là nguy hiểm đáng kể cho xã
hội thì hành vi đó khơng phải là tội phạm. Hành vi nguy hiểm cho xã hội là
hành vi gây thiệt hại hoặc tạo ra nguy cơ gây thiệt hại cho các quan hệ xã
hội được luật hình sự bảo vệ. Đó là những quan hệ xã hội quan trọng và khi

bị xâm hại có thể gây ra những thiệt hại hoặc những ảnh hưởng đáng kể
cho điểu kiện tôn tại và phát triển của chế độ XHCN.

Điều 8 BLHS

Việt

Nam đã khẳng định những quan hệ xã hội đó là độc lập, chủ quyên, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh


tế, nên văn hóa, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, xâm

phạm

tính mạng,

sức khỏe, danh dự, nhân

phẩm, tự do, tài sản, các quyên, lợi ích hợp pháp khác của cơng dân .
Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm không những là căn cứ để
phân biệt hành vi là tội phạm với những hành vi vi phạm khác mà còn là cơ
sở để đánh giá mức độ nghiêm trọng nhiều hay ít của hành vi phạm tội và
qua đó giúp cho việc cá thể hố TNHS được chính xác.

Phần này sẽ nói rõ tại điểm 1.1.2
* Tính trái pháp luật hình sự:

Trên thế giới hiện nay có 2 quan điểm khác nhau về vấn để này : có
nước cho rằng do các mối quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ rất
phong phú, đa dạng và các vi phạm pháp luật khác nhau ở mức nguy hiểm

lớn cần phải bị xử lý bằng hình sự cho nên tội phạm cịn có thể. được thể
hiện ở nhiều Bộ luật khác nhau. Có như vậy mới quy định hết được hành vi
phạm tội, mới mềm dẻo và tránh việc BLHS phải sửa đổi. Ví dụ như BLHS

Thụy điển

năm 1969 quy định “Tội phạm là hành vi bị xử phạt theo quy


định của Bộ luật này hoặc những các Bộ luật và đạo luật khác”.


8

Quan điểm thứ hai mà tiêu biểu là PGS. TS Trần Văn Độ cho rằng,
trong nhà nước pháp quyển, con người với đầy đủ quyển và nghĩa vụ của
mình được đặt vào vị trí trung tâm. Con người phải được biết mình được làm

gì và bị cấm làm điều gì.Vì vậy, pháp luật hình sự cần đựơc thể chế hóa
thành bộ luật thống nhất, tập trung. Đó là bảo đảm quan trọng cho việc xây

dựng và hịan thiện luật hình sự, tránh mâu thuẩn chồng chéo.[8,Tr 44 ]
Tôi ủng hộ quan điểm thứ hai vì việc xây dựng Bộ luật hình sự thống

nhất, nơi duy nhất quy định về tội phạm và hình phạt là bảo đảm tốt nhất
cho việc thực hiện chính sách hình sự, bảo đảm

quyển con người, tăng

cường pháp chế XHCN
Quan điểm chính thống của nước ta thể hiện rõ tại điều 8 BLHS: hành

vi nguy hiểm cho xã hội của tội phạm chỉ có thể bị coi là tội phạm nếu
“được quy định trong BLHS”, điều 2 BLHS cũng xác định “ chỉ người nào
phạm một tội đã được BLHS quy định mới chịu trách nhiệm hình sự” Như
vậy, tính được quy định trong BLHS hay tính trái pháp luật là dấu hiệu địi
hỏi phải có ở hành vi bị coi là tội phạm .
Có 2 cách quy định tội phạm trong BLHS.


Cách thứ nhất là nhà làm

luật quy định rõ các dấu hiệu của tội phạm cụ thể. Thiếu các dấu hiệu đó
thì hành vi khơng bị coi là tội phạm. Ví dụ tội Cướp tài sản điều 133 BLHS
quy định “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc

có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng khơng chống
cự được nhằm chiếm đọat tài sản thì bị phạt tù ...”.
Cách thứ hai nhà làm luật chỉ quy định tội danh, còn hiểu dấu hiệu
của tội đó như thế nào dành cho người áp dụng luật giải thích. Ví dụ tội

Giết người, điều 93 quy định“ Người nào giết người ..thì bị phạt tù ...”


EG:
Cách quy định thứ nhất có ưu điểm là các dấu hiệu của tội phạm được
quy định đầy đủ trong điều luật tránh việc giải thích tùy tiện, áp dụng
khơng thống nhất.
Giữa tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi và tính trái pháp
luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu tính chất nguy hiểm cho xã hội
là tính khách quan của tội phạm thì tính trái pháp luật là thể hiện tính hình

thức của tính nguy hiểm cho xã hội. Tính nguy hiểm cho xã hội tổn tại
khách quan khơng phụ thuộc ý chí con người, và vì là hành vi nguy hiểm
cho xã hội cho nên được quy định trong điều luật. Tính trái pháp luật hình
sự ln ln đi sau tính nguy hiểm cho xã hội.

* Tính có lỗi của hành vi:
Theo ngun tắc lỗi của luật hình sự thì hành vi tội phạm phải là hành

vi nguy hiểm cho xã hội thực hiện một cách có lỗi. Tính chất của lỗi có ảnh
hưởng quan trọng đến tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm trong
trường hợp chủ thể có lỗi khi thực hiện hành vi đó. Đây là đặc điểm quan
trọng để quy kết trách nhiệm hình sự đối với hành vi gây thiệt hại cho xã
hội, được xem là ngun tắc có tính đặc trưng của ngành Luật hình sự.

Theo quan điểm của một số tác giả mà tiêu biểu là PGS. TS Nguyễn
Ngọc Hòa cho rằng :Lỗi là thái độ chủ quan của con người đối với hành vi
nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả của hành vi đó thể hiện

dưới dạng cố ý hoặc vơ ý. Người bị coi là có lỗi khi người đó thực hiện
hành vi gây nguy hại cho xã hội nếu hành vi ấy là kết quả của sự tự lựa
chọn và quyết định của chủ thể trong khi có đủ điều kiện quyết định thực
hiện xử xự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Do đó người bị quy kết là
có lỗi phải bao hàm cả ý nghĩa người đó có năng lực trách nhiệm hình sự;


Ta
hay nói cách khác khi xét đến dấu hiệu (đặc điểm)lỗi của hành vi là đương
nhiên xét đến trách nhiệm hình sự của một con người.
Trong BLHS Việt Nam, tính có lỗi được nêu trong phần định nghĩa là
dấu hiệu độc lập với tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Luật hình sự
Việt Nam

khơng chấp nhận việc truy cứu trách nhiệm

hình sự một người

mà khơng xét đến lỗi của họ...
- Tính chịu hình phạt:


có những tác giả mà tiêu biểu là GS.TS Trần

văn Độ không coi dấu hiệu “phải chịu xử phạt” là dấu hiệu của tội phạm vì
theo tác giả hình phạt là hậu quả tất yếu của việc thực hiện tội phạm chứ
không phải là thuộc tính của tội phạm .[8, Tr 144 ]
Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Hịa thì tính phải chiụ hình phạt là đặc

điểm của tội phạm nhưng khơng phải là thuộc tính bên trong của tội phạm.
Tính chịu hình phạt dược coi là dấu hiệu của tội phạm vì nó được xác định

bởi chính những thuộc tính khách quan của tội phạm. Chỉ có những hành vi
phạm tội mới chịu hình phạt, khơng có tội phạm thì khơng có hình phạt .

Tồi ủng hộ quan điểm thứ hai vì mặc dù trong phần định nghĩa tội
phạm điều 8 BLHS không để cập đến dấu hiệu này nhưng nếu khơng xem
tính chịu hình phạt là đặc điểm của tội phạm sẽ không thấy rõ hình phạt là

biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, chỉ có thể áp dụng đối với người
phạm tội và ln gắn liền với tội phạm. Tuy nhiên trên thực tế có những
trường hợp người phạm tội khơng phải chịu hình phạt. Đó là những trường
hợp có tội nhưng được miễn trách nhiệm hình sự, được miễn hình phạt hoặc
được miễn chấp hành hình phạt. Những trường hợp này được quy định thành
những chế định riêng trong pháp luật hình sự.
Khái niệm tội phạm với những dấu hiệu (đặc điểm ) của nó có ý nghĩa

vơ cùng quan trọng, là điều kiện cần thiết để giới hạn giữa tội phạm và


a

khơng phải tội phạm, giữa trách nhiệm hình sự và những trách nhiệm pháp

lý khác, là cơ sở cho việc xây dựng các điều luật và những khung hình phạt
tương ứng.
1.1.3. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm - thuộc tính xã hội

của tội phạm
Về tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm có phải là thuộc tính xã
hội của tội phạm hay khơng thì cũng có nhiều quan điểm khác nhau.
Trong Tuyên

ngôn nhân quyển con người và quyển công dân của

Pháp 1789 đã định nghĩa thuộc tính xã hội của hành vi vi phạm pháp luật là
“hành vi có hại cho xã hội”. Khi thơng qua BLHS

1992 của Pháp nghị viện

đã chấp nhận cách hiểu về tội phạm của Bộ trưởng Bộ tư pháp : “Mức độ
nghiêm trọng của thiệt hại đối với xã hội đấy chính là cái thể hiện thuộc
tính pháp lý của hành vi tội phạm”. Chính mức độ thiệt hại là tiêu chí phân
biệt tội phạm thành 3 nhóm: tội đại hình, tiểu hình, và hành vi vi phạm
pháp luật.[39]
Trong định nghĩa về tội phạm của BLHS
nguy

hiểm

Liên bang Nga


thuộc tính

cho xã hội hành vi được đặt bên cạnh thuộc tính lỗi như hai

thuộc tính độc lập: khách quan và chủ quan của hành vi tội phạm. Mối
tương quan giữa hai thuộc tính này như thế nào thì luật khơng giải quyết.
Để xác định rõ tính nguy hiểm cho xã hội

có phải là thuộc tính của

tội phạm chúng ta cần đứng trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng.

Triết học duy vật biện chứng ghi nhận: cái riêng khơng thể tổn tại
ngồi quan hệ với cái chung. Vì thế phải đi từ cái chung: xem xét tính nguy
hiểm cho xã hội của hành vi tội phạm

nói chung, sau đó mới đi vào tính

nguy hiểm cho xã hội của từng hình thức bên ngồi của nó.


* Tính nguy hiểm cho xã hội - thuộc tính khách quan của tội
phạm nói chung.
Tính nguy hiểm cho xã hội- dấu hiệu khách quan của tội phạm. Khác

với những dấu hiệu khách quan khác, tính nguy hiểm cho xã hội không thể
nhận biết ngay được bằng cảm nhận trực tiếp của giác quan nhưng nó tổn
tại khách quan và chỉ có thể nhận biết bằng tư duy: bằng việc xác định ý
nghĩa tiêu cực, gây thiệt hại của hành vi cụ thể này đối với sự phát triển,

củng cố các quan hệ xã hội và bảo vệ các lợi ích của công dân. Hành vi
nguy hiểm cho xã hội do những đặc tính khách quan và bản chất bên trong

của nó chứ khơng phải do nhà làm luật quy định.
Trong q trình lập pháp địi hỏi nhà làm luật phải xuất phát từ thuộc

tính khách quan của tính nguy hiểm cho xã hội để xác định phạm vi các
quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ đồng thời xây dựng các quy
phạm pháp luật phản ánh tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng

hành vi cụ thể.
*Tính nguy hiểm cho xã hội: thuộc tính riêng có của hành vi tội
phạm.

Một số tác giả cho rằng khái niệm nguy hiểm cho xã hội và khái
niệm “ có hại cho xã hội ” khơng có sự khác biệt, có hại chính là nội dung

vật chất của tính nguy hiểm cho xã hội [40 ]. Bởi tất cả các vi phạm pháp
luật ở chừng mực nào đều có hại cho xã hội, do vậy chúng đều chống lại xã
hội. Tuy nhiên luật chỉ thừa nhận tội phạm không phải là bất kỳ xâm phạm
nào mà chỉ là những xâm phạm nghiêm trọng các quan hệ xã hội nhất định.


-10Các hành vi khơng nguy hiểm cho xã hội thì khơng phải là tội phạm. Ví dụ
hành vi vi phạm luật giao thơng của người đi bộ. Khơng chỉ có hành vi
riêng lẻ mà tổng hợp tòan bộ các hành vi vi phạm pháp luật tương tự cũng
không tạo ra sự đe dọa nghiêm trọng cho xã hội.. Chỉ có hành vi tội phạm
mới có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng cho quan hệ xã hội,và vì vậy

mới có tính nguy hiểm cho xã hội. Do đó tính nguy hiểm cho xã hội là

thuộc tính của tội phạm. [ 41 ]

Như vậy tính nguy hiểm cho xã hội là thuộc tính khách quan, là dấu
hiệu vật chất của tội phạm. “Hành vi nguy hiểm cho xã hội bao gồm những
dấu hiệu thực tế khách quan của hành vi và đặc tính xã hội của những dấu

hiệu đó. Nếu chúng ta nhận biết được những dấu hiệu thực tế khách quan
của hành vi bằng các giác quan thì đặc tính xã hội của chúng chỉ có thể

nhận biết được bằng tư duy. Các dấu hiệu thực tế khách quan mà thiếu sự
đánh giá các đặc tính xã hội của nó thì khơng thể khẳng định đó là hành vi
nguy hiểm cho xã hội hay không.” [ 8, Tr 145] Chẳng hạn: Giết người và
tước đoạt tính mạng con người do phịng vệ chính đáng nếu chúng ta chỉ
xem xét các dấu hiệu tự nhiên mang tính khách quan mà khơng xem xét

các đặc tính xã hội của tội phạm thì chúng khơng có gì khác nhau: làm
chấm dứt sự tơn tại của con người. Chỉ khi xem xét cùng với đặc tính xã hội

: cốý tước đoạt tính mạng con người ở tội giết người (thể hiện sự phủ định
đối với xã hội) và

ở hành vi phịng vệ chính đáng là để bảo vệ lợi ích của

mình, của Nhà nước, của tập thể hay của người khác (phù hợp với lợi ích xã
hội) thì chúng ta mới thấy các hành vi đó có nguy hiểm cho xã hội hay
khơng và là tội phạm
Nói

hay khơng.


tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm như là thuộc tính xã hội

của tội phạm là nói đến

tính khách quan của nó - khơng phụ thuộc vào ý



×