Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Hoạt động thanh tra của chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm (qua thực tiễn tại tỉnh bà rịa – vũng tàu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.56 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
-----------***-----------TRUNG TÂM QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

TRẦN THỊ BÍCH NGÂN

HOẠT ĐỘNG THANH TRA
CỦA CHI CỤC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
(QUA THỰC TIỄN TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Khoa: Luật Hành chính – Nhà nước
Niên khóa: 2014 – 2018

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
-----------***-----------TRUNG TÂM QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

TRẦN THỊ BÍCH NGÂN

HOẠT ĐỘNG THANH TRA
CỦA CHI CỤC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
(QUA THỰC TIỄN TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT


Khoa: Luật Hành chính – Nhà nước
Niên khóa: 2014 - 2018

Người hướng dẫn khoa học: ThS. Dương Hốn
Người thực hiện: Trần Thị Bích Ngân
MSSV: 1453801014152
Lớp: CLC – 39D

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Hoạt động thanh tra của
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (qua thực tiễn tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)” là
cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân tơi, khơng sao chép của bất kì ai. Nếu khơng
đúng như đã nêu trên, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về đề tài của mình.
Bên cạnh đó, tơi xin cảm ơn các thầy cơ giảng dạy tại trường Đại học Luật TP.
Hồ Chí Minh, đặc biệt là giảng viên hướng dẫn tơi, Thạc sĩ Dương Hốn, đã nhiệt
tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Đồng thời, trong 03 tháng thực hiện đề tài tôi luôn nhận được sự hỗ trợ, động
viên từ phía bạn bè và người thân trong gia đình. Tơi xin chân thành cảm ơn!
Người cam đoan

TRẦN THỊ BÍCH NGÂN


MỤC LỤC

TRANG

PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG
THANH TRA CỦA CHI CỤC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM ........................ 5
1.1. Khái quát về Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm ............................................... 5
1.1.1. Vị trí và vai trị của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trong bộ máy thanh
tra chuyên ngành y tế ở địa phương .........................................................................5
1.1.1.1. Vị trí của Chi cục An tồn vệ sinh thực phẩm trong bộ máy thanh tra
chuyên ngành y tế ở địa phương ..........................................................................5
1.1.1.2. Vai trị của Chi cục An tồn vệ sinh thực phẩm trong bộ máy thanh tra
chuyên ngành y tế ở địa phương ........................................................................10
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm .............................13
1.1.3. Hoạt động thanh tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm ......................14
1.1.4. Chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực
phẩm .......................................................................................................................18
1.1.4.1. Đồn thanh tra chun ngành ................................................................18
1.1.4.2. Cơng chức thanh tra chuyên ngành .......................................................19
1.2. Nguyên tắc, phạm vi, hình thức, phương thức và quy trình tiến hành hoạt
động thanh tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm ......................................... 20
1.2.1. Nguyên tắc tiến hành hoạt động thanh tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực
phẩm .......................................................................................................................20
1.2.2. Phạm vi thanh tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm .........................26
1.2.2.1. Đối tượng thanh tra ...............................................................................26
1.2.2.2. Nội dung thanh tra .................................................................................27
1.2.3. Hình thức, phương thức tiến hành thanh tra của Chi cục An tồn vệ sinh
thực phẩm ...............................................................................................................29
1.2.3.1. Hình thức tiến hành ...............................................................................29


1.2.3.2. Phương thức tiến hành ...........................................................................31
1.2.4. Quy trình tiến hành thanh tra .......................................................................32

1.2.4.1. Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra an tồn thực phẩm ..................33
1.2.4.2. Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra an toàn thực phẩm rút gọn ......37
1.2.4.3. Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra an tồn thực phẩm đột xuất ....39
1.2.4.4. Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra an toàn thực phẩm độc lập .....41

1.2.4.5. Vấn đề về thanh tra lại trong hoạt động thanh tra của Chi cục An toàn
vệ sinh thực phẩm ...............................................................................................43
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG THANH TRA CỦA CHI CỤC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM (TỪ
THỰC TIỄN TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU) ........................................................ 47
2.1. Khái quát về Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ...
.............................................................................................................................................. 47

2.1.1. Lịch sử hình thành của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu ................................................................................................................47
2.1.2. Vị trí, chức năng của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu ................................................................................................................47
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu..........................................................................................................................48
2.1.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu ................................................................................................................50
2.2. Thực trạng hoạt động thanh tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .................................................................................................. 52
2.3. Khó khăn và vướng mắc trong q trình hoạt động thanh tra của Chi cục
An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ............................................... 55
2.3.1. Khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định pháp luật về thanh tra.........55
2.3.2. Khó khăn, vướng mắc liên quan đến thực tiễn công tác thanh tra ...............61
2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra của Chi cục An toàn vệ
sinh thực phẩm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .................................................................... 67



2.4.1. Các giải pháp về pháp luật ...........................................................................67
2.4.2. Các giải pháp thực tế ....................................................................................72
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội hiện nay, an toàn vệ sinh thực phẩm là một vấn đề nổi cộm đang
được quan tâm một cách sâu sắc, bởi mối lo ngại về thực phẩm bẩn hiện đang lưu
thông tràn lan trên thị trường không những gây hoang mang cho người tiêu dùng mà
còn ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tính đến năm 2015, hàng năm trên thế giới có hơn 600
triệu người mắc bệnh liên quan đến thực phẩm độc hại, trong đó có hơn 420.000 ca tử
vong, phần lớn là trẻ em1. Riêng tại Việt Nam, theo Báo cáo của Cục An toàn thực
phẩm thuộc Bộ Y tế, mỗi năm nước ta có khoảng 250 đến 500 ca ngộ độc thực phẩm
với 7.000 đến 10.000 nạn nhân và 100 đến 200 ca tử vong2. Những con số này đã
gióng lên một hồi chng báo động buộc các cơ quan quản lý an toàn vệ sinh thực
phẩm phải nỗ lực hơn nữa và đòi hỏi một thái độ thực sự nghiêm túc trong cơng tác
đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm của quốc gia
Trong công cuộc đấu tranh với vấn đề xã hội nhức nhối trên, Chi cục An tồn
vệ sinh thực phẩm đóng vai trị cực kì quan trọng. Tuy nhiên, bởi rất nhiều lý do ở
nhiều địa phương hoạt động của cơ quan này trên thực tế vẫn còn chưa thực sự đạt
hiệu quả, dẫn đến thực trạng kinh doanh thực phẩm bẩn, thực phẩm không an tồn vẫn
cịn tồn tại. Có những trở ngại đến từ các quy định của pháp luật, có những khó khăn
tồn tại trong quá trình hoạt động của cơ quan, nhưng cũng có những bất cập gây ra bởi
chính các đối tượng thanh tra. Điều này có thể gây ra một sự thiếu thống nhất trong
quá trình hoạt động thanh tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như tạo
những “lỗ hổng” pháp luật mà các đối tượng thanh tra có thể lạm dụng để bất hợp tác,

gây cản trở cho quá trình thanh tra, làm cho cơng tác kiểm sốt y tế chưa thực sự đạt
được kết quả như mong muốn.
Về mặt pháp lý, một số nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ
quan thanh tra nói chung và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành trong lĩnh vực y tế nói riêng như hình thức thanh tra thường xuyên, phương thức
tiến hành thanh tra độc lập, chế tài xử lý đối tượng thanh tra không thực hiện yêu cầu,
kết luận thanh tra, thành phần đoàn thanh tra chuyên ngành,… chưa được làm rõ. Điều
1

/>(truy cập ngày 03/5/2018).
2
(truy cập ngày
03/5/2018).

1


này ít nhiều đã làm ảnh hưởng đến vai trị, vị trí và hiệu quả hoạt động của Chi cục An
tồn vệ sinh thực phẩm. Do đó, việc nghiên cứu các vấn đề về lý luận, thực tiễn nhằm
hoàn thiện cơ chế pháp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra của Chi cục An toàn
vệ sinh thực phẩm là thực sự cấp thiết.
Hơn nữa, với mong muốn góp phần xây dựng và phát triển địa phương nơi
mình sinh sống thơng qua việc hồn thiện chế độ pháp lý, nâng cao hiệu quả và hiệu
lực của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; tận dụng lợi thế trong việc tiếp cận tài
liệu, thông tin thực tiễn liên quan đến tổ chức và hoạt động của Chi cục An tồn vệ
sinh thực phẩm để phục vụ cho cơng tác nghiên cứu, tác giả đã chọn đề tài “Hoạt động
thanh tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (qua thực tiễn tại tỉnh Bà Tịa – Vũng
Tàu)” làm khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây có những bài viết, cơng trình nghiên cứu khoa học

về hoạt động thanh tra chuyên ngành liên quan đến nội dung của đề tài đã được cơng
bố. Trong q trình nghiên cứu, tác giả cũng đã tham khảo được một số tài liệu hữu

dụng. Cụ thể là một số cơng trình nghiên cứu về hoạt động thanh tra chuyên ngành y tế
như: Nguyễn Thị Hồng Diễm (2001), Pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, thực
trạng và hướng hồn thiện, Khóa luận cử nhân, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh; Lê Thị Thanh (2004), Hoạt động của Thanh tra y tế (qua thực tiễn tại Thành
phố Hồ Chí Minh), Khóa luận cử nhân, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;
Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh (2006), Xã hội hóa y tế (Qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh),
Khóa luận cử nhân, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Đặng Thị Ngọc Uyên
(2009), Hoạt động thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm, Khóa luận cử nhân, Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Lê Thị Ngọc Tuyền (2015), Hoạt động thanh tra
chuyên ngành trong lĩnh vực y tế ở địa phương (từ thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí
Minh), Khóa luận cử nhân, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Các đề tài trên mặc dù trực tiếp hay gián tiếp đã đề cập đến hoạt động thanh tra
chuyên ngành trong lĩnh vực y tế, tuy nhiên các tác giả chỉ dừng lại ở phạm vi tổng
quát tất cả các vấn đề về tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra chuyên ngành lĩnh
vực y tế nói nói chung. Có thể thấy chưa có một đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về
hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong
lĩnh vực y tế ở địa phương dưới góc độ lý luận, pháp lý và thực tiễn, đặc biệt là về hoạt
động thanh tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
2


3. Phạm vi, đối tượng và mục đích nghiên cứu
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Khóa luận tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp lý về hoạt động
thanh tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trên nền tảng các quy định pháp luật
hiện hành; thực trạng hoạt động thanh tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu qua các số liệu thống kê trong những năm gần đây. Từ việc phân

tích, đánh giá những vấn đề, dữ liệu trên sẽ chỉ ra những bất cập, hạn chế đang tồn tại,
đồng thời cũng đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra của Chi
cục An tồn vệ sinh thực phẩm.
Mục đích nghiên cứu:
Với phạm vi và đối tượng nghiên cứu nói trên, đề tài này nhằm mục đích làm rõ
những vấn đề về lý luận, pháp lý và thực tiễn trong quá trình hoạt động thanh tra của
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần làm phong phú hệ thống tài liệu có liên
quan đến hoạt động thanh tra chuyên ngành nói chung và trong lĩnh vực y tế nói riêng.
Đồng thời, việc nghiên cứu trên cũng nhằm mục đích giúp hoạt động thanh tra của Chi

cục đạt hiệu quả tốt hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan và toàn diện những vấn đề đặt ra
trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng
của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đường lối,
chính sách chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về hoạt động thanh tra của Chi cục An toàn
vệ sinh thực phẩm; kết hợp với các phương pháp nghiên cứu phổ biến như diễn dịch,
quy nạp, phân tích, tổng hợp, so sánh, liệt kê, thống kê,… để làm sáng tỏ hơn những
dữ kiện đã nêu.
5. Bố cục của đề tài
Ngồi lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài bao
gồm 2 chương:
- Chương 1: Một số vấn đề về lý luận và pháp lý về hoạt động thanh tra của Chi
cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Trong chương này tác giả đề cập đến vị trí, vai trị, cơ
cấu tổ chức, hoạt động thanh tra chuyên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm và những
chủ thể thực hiện hoạt động này của Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm.
3


- Chương 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra của

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (qua thực tiễn tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Nội
dung chính của chương này nói về thành tựu, khó khăn trong hoạt động thanh tra của
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 2015 đến năm
2017 và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra của Chi cục.

4


CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG
THANH TRA CỦA CHI CỤC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
1.1. Khái quát về Chi cục An tồn vệ sinh thực phẩm
1.1.1. Vị trí và vai trị của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trong bộ máy
thanh tra chuyên ngành y tế ở địa phương
1.1.1.1. Vị trí của Chi cục An tồn vệ sinh thực phẩm trong bộ máy thanh
tra chuyên ngành y tế ở địa phương
Về vị trí, Chi cục An tồn vệ sinh thực phẩm là tổ chức trực thuộc Sở Y tế, chịu
sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Y tế, đồng thời chịu sự
hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc
Bộ Y tế. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm giúp Giám đốc Sở Y tế tham mưu cho Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực
phẩm; thực hiện các hoạt động chun mơn, nghiệp vụ về vệ sinh an tồn thực phẩm, thực
hiện thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo quy định
của pháp luật3.
Về lĩnh vực thanh tra, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những cơ
quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực y tế ở địa
phương. Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, hệ thống các cơ quan được giao
thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nói chung bao gồm Tổng cục và tương
đương, Cục thuộc Bộ4; Cục thuộc Tổng cục và tương đương5 và Chi cục thuộc Sở, Chi
cục thuộc cục và tương đương6. Đối với lĩnh vực y tế, các cơ quan được giao thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành cụ thể là Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình;

Cục Quản lý Dược; Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Cục Quản lý Mơi trường y tế; Cục
Y tế dự phịng; Cục An toàn thực phẩm (gọi chung là Tổng cục và cục); Chi cục Dân số
- Kế hoạch hóa gia đình và Chi cục An tồn vệ sinh thực phẩm (gọi chung là Chi cục)7.

3

Khoản 1, Khoản 2 Mục I Thông tư liên tịch 12/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 20 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4
Điều 6 Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 quy định về cơ quan được giao thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
5
Điều 7 Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 quy định về cơ quan được giao thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
6
Điều 8 Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 quy định về cơ quan được giao thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
7
Khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2014 quy định về tổ chức và hoạt động của
Thanh tra y tế.

5


Vào thời điểm trước năm 2008, khi chưa tồn tại Chi cục An toàn vệ sinh thực
phẩm, Trung Tâm Y tế dự phịng tại tỉnh chính là những cơ quan đảm nhiệm việc thực
hiện cơng tác kiểm tra an tồn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở dịch vụ ăn uống
thức ăn đường phố, các cơ sở sản xuất thực phẩm trên địa bàn huyện; điều tra và triển
khai các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm8. Tuy nhiên, Trung Tâm Y tế dự

phịng huyện khơng được thực hiện cơng tác thanh tra an tồn vệ sinh thực phẩm bởi ở
giai đoạn này Luật Thanh tra 2004 chỉ trao quyền thanh tra theo ngành, lĩnh vực cho
cơ quan Thanh tra bộ và cơ quan Thanh tra sở9. Cụ thể hơn, trong lĩnh vực y tế, Thanh

tra Y tế thuộc Bộ Y tế và Thanh tra Y tế thuộc Sở Y tế là hai cơ quan thực hiện chức
năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước
về y tế10. Tuy nhiên việc xử lý vi phạm hành chính khơng do Trung tâm Y tế dự phòng
thực hiện mà được chuyển lên cho Sở Y tế vì pháp luật giai đoạn này chưa cho phép
Trung tâm Y tế dự phòng thực hiện chức năng xử lý vi phạm hành chính. Đến thời
điểm sau năm 2008, các Trung tâm Y tế dự phịng được tổ chức lại và Chi cục An tồn
vệ sinh thực phẩm được thành lập, chức năng thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm đã
được trao cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm11. Sau này khi Luật Thanh tra 2010
và Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 quy định về cơ quan được
giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chun ngành
có hiệu lực, Chi cục An tồn vệ sinh thực phẩm chính thức trở thành cơ quan được
giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực y tế ở địa phương.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc Chính phủ lựa chọn Chi cục An toàn vệ
sinh thực phẩm để giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về an toàn vệ sinh
thực phẩm mà không giao cho Thanh tra Sở Y tế phụ trách thanh tra thêm về lĩnh vực
này là do đề xuất của Bộ trưởng Bộ Y tế khi nhận thấy Thanh tra Sở Y tế không thể
kham nổi việc thanh tra chuyên ngành đối với tất cả các nội dung từ y tế dự phịng,
dược, mỹ phẩm, an tồn vệ sinh thực phẩm cho đến dân số - kế hoạch hóa gia đình
cũng như tính chun biệt và trực tiếp trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm. Cho
nên việc thực hiện công tác thanh tra trong các lĩnh vực trên được chia sẻ lại cho từng
cơ quan chuyên trách cụ thể. Điển hình là vấn đề an tồn vệ sinh thực phẩm được giao
8

Điểm c Khoản 4 Điều 8 Quyết định 26/2005/QĐ-BYT ngày 09 tháng 09 năm 2005 về việc ban hành “Quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tung tâm Y tế dự phòng huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh”.

9
Điều 23 Luật Thanh tra 2004.
10
Điều 1 Nghị định 77/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2006 quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Y tế.
11
Khoản 7 Mục II Thông tư liên tịch 12/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Sở Y
tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

6


lại cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đảm nhiệm. Hơn nữa, Chính phủ cũng
khơng giao chức năng này cho các cơ quan nào khác là vì lý do trước khi trở thành cơ
quan được giao thực hiện chức năng thanh ra chuyên ngành, Chi cục An toàn vệ sinh
thực phẩm cũng đã có thẩm quyền thực hiện các hoạt động thanh tra và những hoạt
động khác thuộc phạm vi được phân công. Việc giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành cho Chi cục có nhiều điểm thuận lợi, đó là về cơ cấu tổ chức, về nhân sự
và về kinh nghiệm trong các hoạt động thanh tra, do đó, cũng sẽ khơng làm thay đổi
q nhiều cơ cấu tổ chức và hoạt động của chính Chi cục. Cho nên, việc chọn Chi cục

An toàn vệ sinh thực phẩm để giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong
lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm ở địa phương là một điều hợp lý. Để làm rõ hơn vị
trí của Chi cục An tồn vệ sinh thực phẩm trong nói chung cũng như trong hoạt động
thanh tra nói riêng, việc làm rõ mối quan hệ giữa cơ quan này và các cơ quan liên quan
trong bộ máy quản lý lĩnh vực y tế ở địa phương là điều cần thiết.
Mối quan hệ giữa Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm với Thanh tra Sở Y tế
Trong hệ thống các cơ quan thực hiện chức năng Thanh tra y tế, Thanh tra Sở Y
tế đóng vai trị hết sức quan trọng. Có một sự trùng hợp đó là Thanh tra Sở Y tế và Chi
cục An toàn vệ sinh thực phẩm đều là bộ phận cấu thành của cơ quan có thẩm quyền

chun mơn trong lĩnh vực y tế của địa phương, cụ thể là Sở Y tế12, và giữa chúng cũng
tồn tại một mối liên hệ chặt chẽ. Nếu như Thanh tra Sở Y tế là một cơ quan chuyên trách
trong lĩnh vực thanh tra y tế ở địa phương, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về cơng tác và
nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh và sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác
nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Y tế; có trách nhiệm cử thanh tra
viên tham gia các cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ Y tế tổ chức hoặc tổ chức các cuộc
thanh tra đột xuất theo yêu cầu của Thanh tra Bộ Y tế13; thì Chi cục An tồn vệ sinh
thực phẩm lại chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của chính Thanh tra Sở
Y tế; cử cơng chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tham gia các
cuộc thanh tra do Thanh tra Sở Y tế tổ chức hoặc tổ chức các cuộc thanh tra đột xuất
theo yêu cầu của Thanh tra Sở Y tế. Tuy nhiên, Thanh tra Sở Y tế chỉ là cơ quan định
hướng để Chi cục xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm14; chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp

12

Lê Thị Ngọc Tuyền (2015), Hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực y tế ở địa phương, khóa luận cử
nhân, trường ĐH Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr.11.
13
Khoản 2 Điều 23 Nghị định 122/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2014 quy định về tổ chức và hoạt động
của Thanh tra y tế.
14
Khoản 1 Điều 7 Nghị định 122/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2014 quy định về tổ chức và hoạt động
của Thanh tra y tế.

7


vụ thanh tra chuyên ngành15 cho Chi cục chứ không quản lý về tổ chức, biên chế hay
hoạt động. Chức năng này thuộc về Sở Y tế căn cứ theo quy định tại Khoản 10 và
Khoản 12 Điều 2 Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV hướng dẫn chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương và Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh. Hiện nay, tại địa bàn các tỉnh vấn đề về an toàn thực phẩm đã
được phân cấp quản lý cho các cơ quan, tổ chức căn cứ theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP
ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của

Luật An toàn thực phẩm, trong đó có Thanh tra Sở Y tế và Chi cục An toàn vệ sinh thực
phẩm. Từ khi chức năng thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm được giao cho Chi cục An
toàn vệ sinh thực phẩm, Thanh tra Sở Y tế đã khơng cịn thực hiện các cuộc thanh tra
đối với các đối tượng thanh tra thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục An toàn vệ sinh
thực phẩm. Ví dụ đơn cử, bếp ăn tập thể mặc dù nằm trong các bệnh viện thuộc thẩm
quyền quản lý của Sở Y tế nhưng vẫn thuộc thẩm quyền thanh tra chuyên ngành an toàn
thực phẩm của Chi cục An tồn vệ sinh thực phẩm vì các bếp ăn này thuộc thẩm quyền
quản lý của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, Chánh Thanh tra Sở Y tế có
vẫn có thẩm quyền quyết định thanh tra lại khi được Giám đốc Sở Y tế giao đối với vụ
việc đã được Chi cục trưởng Chi cục An tồn vệ sinh thực phẩm kết luận nhưng phát
hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật16.
Mối quan hệ giữa Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm với Trung tâm Y tế
dự phòng
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cũng là một cơ quan chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ
chức, hoạt động và nguồn nhân lực của Sở Y tế, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra,
thanh tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Y tế. Trước đây Trung tâm Y tế
dự phòng tỉnh cũng là một cơ quan đảm nhiệm công tác kiểm tra trong lĩnh vực an toàn
vệ sinh thực phẩm. Nhưng từ khi Trung tâm Y tế dự phòng được tổ chức lại và chức
năng thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm được giao cho Chi cục An toàn vệ
sinh thực phẩm, giữa Trung tâm và Chi cục không tồn tại bất kể một mối quan hệ nào về
quản lý lẫn hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm chỉ làm
việc với Trung tâm Y tế dự phòng trong những trường hợp cụ thể nhất định. Cụ thể,
trong quá trình thanh tra an tồn thực phẩm, Chi cục có thực hiện các công tác xét
15


Khoản 2 Điều 23 Nghị định 122/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2014 quy định về tổ chức và hoạt động
của Thanh tra y tế.
16
Khoản 3 Điều 33 Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan
được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.

8


nghiệm (test) nhanh để kiểm nghiệm chất lượng các mẫu thực phẩm thu thập từ các đối
tượng thanh tra, nhưng kết quả xét test nhanh chỉ có giá trị tham khảo mà khơng có giá
trị pháp lý đối với một cuộc thanh tra. Để kết quả xét nghiệm có giá trị áp dụng, Chi cục
An toàn vệ sinh thực phẩm phải tiến hành gửi các mẫu thực phẩm này cho Khoa xét
nghiệm thuộc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh17, để phân tích chất lượng thực phẩm bằng
Labo xét nghiệm, thơng thường là Labo Hóa lý và Labo Vi sinh – một hệ thống trang
thiết bị kỹ thuật cao, hỗ trợ thực hiện phân tích chất lượng dinh dưỡng các loại thực
phẩm cũng như kiểm tra các chỉ tiêu về an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm tra nguồn lây

nhiễm từ người kinh doanh, chế biến thực phẩm… được đặt tại Khoa xét nghiệm. Điều
đó cho thấy trên thực tế hai cơ quan này chỉ có mối quan hệ tương hỗ trong quá trình
thực hiện chức năng thanh tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
Mối quan hệ giữa Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm với các cơ quan quản
lý về an toàn thực phẩm cấp huyện và cấp xã
Liên quan đến hoạt động thanh tra, thực chất, Chi cục An toàn vệ sinh thực
phẩm là cơ quan cấp thấp nhất theo ngành dọc được thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên số lượng nhân sự của một Chi cục
khơng cho phép Chi cục có thể quản lý và kiểm soát được hết tất cả những cơ sở kinh
doanh, chế biến thực phẩm hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh. Do đó, ngồi Chi cục, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh còn phân cấp cho các cơ quan khác quản lý các cơ sở kinh

doanh, chế biến thực phẩm nằm ngồi sự kiểm sốt của Chi cục và thực hiện các cơng
tác kiểm tra, theo dõi chất lượng an tồn vệ sinh thực phẩm của các cơ sở này. Đó là
các Phòng Y tế thuộc tuyến huyện và các Trạm Y tế thuộc tuyến xã.
Tùy thuộc vào đặc điểm của từng địa phương khác nhau mà việc phân cấp quản
lý cho các cơ quan này cũng khác nhau. Nhưng thông thường, các Phịng Y tế thuộc
tuyến huyện được phân cơng thực hiện quản lý hoạt động sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ;
kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép đăng ký
kinh doanh; căn tin, bếp ăn tập thể các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở,
tiểu học, mẫu giáo, nhà trẻ và các cơ sở sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản nhỏ lẻ.
Còn các Trạm Y tế xã thì thực hiện quản lý an tồn thực phẩm đối với các cơ sở kinh
doanh dịch vụ thức ăn đường phố và các cơ sở dịch vụ ăn uống theo ủy quyền của Ủy
ban nhân dân cấp huyện. Còn lại các cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh thực phẩm chức
năng, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể khác được giao cho Chi cục An toàn vệ sinh
17

Điểm h Khoản 2 Điều 3 Thông tư 51/2014/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2014 quy định về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

9


thực phẩm – thuộc tuyến tỉnh quản lý. Tuy nhiên, Chi cục An tồn vệ sinh thực phẩm
vẫn có thẩm quyền thanh tra các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm do các cơ quan
khác quản lý khi thấy cần thiết vì Chi cục An tồn vệ sinh thực phẩm là cơ quan chịu
trách nhiệm về chuyên môn an toàn vệ sinh thực phẩm trên phạm vi toàn tỉnh.
Về mặt cơ cấu tổ chức, Phòng Y tế là một cơ quan chuyên môn của Ủy ban
nhân dân cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy
ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về
chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Y tế18. Trạm Y tế xã là đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y
tế huyện, chịu sự quản lý toàn diện, điều hành trực tiếp của Giám đốc Trung tâm Y

tế huyện. Trạm y tế xã chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật 19. Điều này cho thấy
mặc dù những cơ quan nói trên khơng có mối quan hệ về mặt cơ cấu tổ chức nhưng lại
có mối liên hệ về mặt hoạt động, cụ thể là về hoạt động quản lý và hoạt động thanh tra
an toàn vệ sinh thực phẩm. Thực tế này có thể khơng bảo đảm tốt sự phối hợp giữa các
cơ quan nói trên trong hoạt động thanh tra, kiểm tra nói riêng cũng như hoạt động bảo
đảm an tồn vệ sinh thực phẩm nói chung.
1.1.1.2. Vai trị của Chi cục An tồn vệ sinh thực phẩm trong bộ máy thanh
tra chuyên ngành y tế ở địa phương
Về vai trị, Chi cục An tồn vệ sinh thực phẩm là một cơ quan đặc biệt quan
trọng trong tổng thể bộ máy thanh tra chính bởi phạm vi hoạt động tách biệt với các cơ
quan chuyên trách khác và sự độc lập nhất định về mặt tổ chức. Những cơ quan này tiếp
cận trực tiếp các đối tượng thanh tra để phát hiện, ngăn chặn, xử lý những hành vi vi
phạm pháp luật đồng thời cũng hỗ trợ, hướng dẫn họ trong việc chấp hành luật pháp và
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, Chi cục An tồn vệ sinh thực phẩm
cịn mang trong mình những vai trò thiết thực khác đối với đời sống xã hội sau đây:
Một là vai trị hồn thiện hệ thống pháp luật về thanh chuyên ngành trong
lĩnh vực an tồn vệ sinh thực phẩm
Thơng qua các chức năng: trợ giúp Giám đốc Sở Y tế tham mưu cho Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm;

18

Điều 4 Thông tư liên tịch 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11 tháng 12 năm 2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và
Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
19
Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Thông tư 33/2015/TT-BYT ngày 27 tháng 10 năm 2015 hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.


10


thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện
thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh của Chi cục An
toàn vệ sinh thực phẩm20, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ có cơ hội nắm bắt, theo dõi
được tình hình xã hội về an toàn vệ sinh thực phẩm trong thực tại, qua đó phát hiện ra
những sai sót, hạn chế trong quy định của pháp luật có liên quan để điều chỉnh, bổ sung
sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn nhưng không làm phá vỡ những nguyên tắc hoạt
động mà pháp luật thanh tra quy định. Đồng thời, có thể nhận diện những điểm tiến bộ,
tích cực để kế thừa và pháp huy. Từ đó hiệu quả lập pháp đối với lĩnh vực thanh tra

chuyên ngành về y tế sẽ được nâng cao hơn, đáp ứng được hiệu quả hơn nhu cầu quản lý
của nhà nước và của cả xã hội.
Hai là vai trò đảm bảo sự tuân thủ pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm
Như đã đề cập ở trên, các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành trong lĩnh vực y tế ở địa phương, cụ thể là Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm,
chính là những chủ thể trực tiếp thực hiện các công tác thanh tra trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình để phát hiện, ngăn chặp kịp thời những hành vi có nguy cơ vi phạm
pháp luật và sẽ gây thiệt hại cho xã hội cũng như xử lý những hành vi vi phạm trên thực
tế. Chức năng này giúp cho những đối tượng thanh tra nhận thức rõ hơn về việc chấp hành
nghiêm chỉnh pháp luật chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực y tế, đảm bảo cho tính chất
là một nhà nước pháp quyền – thượng tơn pháp luật của nước ta. Ví dụ, thông qua công
tác thanh tra việc thực hiện quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền ban hành đối với nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh thực phẩm sẽ có thể phát
hiện ra những yếu kém, hạn chế trong công tác quản lý hành chính, tuyên truyền pháp luật
ở địa phương mà dẫn đến tình trạng thiếu hiểu biết về cả phương diện pháp luật lẫn kiến
thức thực tiễn về vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là ở những vùng
kinh tế cịn yếu kém, văn hóa còn lạc hậu và y tế còn chậm phát triển. Từ đó Chi cục An
tồn vệ sinh thực phẩm có thể kiến nghị, đề xuất hoặc hướng dẫn các cơ quan quản lý

hành chính địa phương những cách thức giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và
biện pháp ngăn chặn hành vi kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an tồn. Đồng
thời, hoạt động trên sẽ góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là
bảo vệ cho sức khỏe cộng đồng

20

Khoản 1 Mục I Thông tư liên tịch 12/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Sở Y
tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

11


Ba là vai trò phát huy quyền làm chủ của nhân dân và bảo vệ lợi ích
cộng đồng
Chính nhờ những cuộc thanh tra được thực hiện bởi Chi cục An toàn vệ sinh
thực phẩm thuộc Sở Y tế, các kết luận thanh tra và sự xã hội hóa, cơng khai thơng tin,
người dân đã có thể kiểm sốt được tình hình hoạt động của những cơ quan này trên
thực tế cũng như theo dõi sát sao được những vấn đề y tế nóng bỏng mà xã hội đang
quan tâm. Thêm vào đó, các cơ quan này cũng là một trong những nhân tố tích cực
giúp nhân nhân phát huy thêm một quyền làm chủ, đó là quyền tố cáo. Mặc dù pháp
luật khơng quy định cho Chi cục An tồn vệ sinh thực phẩm có thẩm quyền tiếp nhận,
giải quyết tố cáo, nhưng cũng khơng có nghĩa rằng người dân sẽ khơng thực hiện được
quyền làm chủ của mình. Quyền làm chủ của công dân trong trường hợp này được tiếp
cận ở khía cạnh tố cáo chính người thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Theo
đó, cá nhân là đối tượng thanh tra có quyền tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của
chủ thể thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật về tố
cáo21. Qua đó có thể thấy được sự quan tâm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền
làm chủ của công dân là đối tượng thanh tra, thiết lập một cán cân cân bằng, bình đẳng

trong mối quan hệ giữa Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm với các đối tượng thanh
tra, loại bỏ sự làm dụng quyền lực và phịng chống tham nhũng trong q trình hoạt
động của các cơ quan nói trên.
Hơn nữa, nhiệm vụ của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm là xây dựng kế
hoạch thanh tra hằng năm thuộc phạm vi, thẩm quyền được giao gửi Thanh tra Sở Y tế
tổng hợp, trình Giám đốc Sở Y tế phê duyệt kế hoạch thanh tra Y tế; tổ chức thực hiện
kế hoạch thanh tra sau khi được phê duyệt; tổng hợp, báo cáo Thanh tra Sở Y tế kết
quả công tác thanh tra chuyên ngành; cử công chức được giao thực hiện nhiệm vụ
thanh tra chuyên ngành tham gia các đoàn thanh tra của Thanh tra Sở Y tế và của các
cơ quan thanh tra liên quan khi được yêu cầu22. Mà những nhiệm vụ này lại xoay
quanh phạm vi an toàn thực phẩm với việc kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu, sản
xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm,… để đảm bảo khi đến tay người
tiêu dùng thực phẩm phải sạch và an toàn. Và tất cả đều hướng đến một mục tiêu
chung là sức khỏe con người và lợi ích của cộng đồng.

21

Khoản 2 Điều 57 Luật Thanh tra 2010.
Điều 11 Nghị định 122/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2014 quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh
tra y tế.
22

12


1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
Việc tổ chức bộ máy Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc thẩm quyền
quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Y tế. Số
lượng phòng và tổ chức tương đương thuộc Chi cục tối đa không q 04 phịng, bao
gồm các mặt cơng tác: đăng ký và chứng nhận sản phẩm; thông tin, truyền thông và

quản lý ngộ độc thực phẩm; thanh tra; hành chính - tổng hợp23.
Về các vị trí lãnh đạo, Chi cục An tồn vệ sinh thực phẩm có Chi cục trưởng và
các Phó Chi cục trưởng. Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế và
trước pháp luật về tồn bộ hoạt động của Chi cục; Phó Chi cục trưởng chịu trách
nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chi cục trưởng và các Phó Chi cục trưởng được thực hiện
theo phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh24.
Về cơ chế hoạt động, Chi cục hoạt động theo chế độ Thủ trưởng. Chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ cơng tác của các phịng và tổ chức tương đương
thuộc Chi cục do Chi cục trưởng quy định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Chi cục.

Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức thực hiện theo quy định của pháp luật
và phân cấp của tỉnh. Các chức danh lãnh đạo Chi cục, lãnh đạo Phòng và tổ chức
tương đương thuộc Chi cục được hưởng phụ cấp theo quy định của pháp luật25.
Biên chế của Chi cục là biên chế hành chính nằm trong tổng biên chế của Sở Y
tế được Ủy ban nhân dân tỉnh giao hàng năm, được xác định theo vị trí cơng tác của
các chức danh, bao gồm: Chi cục trưởng, khơng q 02 Phó Chi cục trưởng, trưởng
phịng, phó trưởng phịng và tương đương, các cơng chức thuộc phịng có chun
ngành y (đặc biệt là vệ sinh dịch tễ và y tế công cộng), dược, bảo vệ thực vật, thú y,
công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, luật, thương mại và các chuyên ngành khác
có liên quan26.

23

Khoản 2 mục III Thông tư liên tịch 12/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Sở Y
tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
24
Khoản 1 mục III Thông tư liên tịch 12/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Sở Y

tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
25
Khoản 3 mục III Thông tư liên tịch 12/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Sở Y
tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
26
Khoản 4 mục III Thông tư liên tịch 12/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Sở Y
tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

13


Đối với hoạt động thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm, trong các phòng chức
năng thuộc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Phịng Thanh
tra là bộ phận đảm nhiệm chính. Lãnh đạo Phịng thanh tra bao gồm Trưởng phịng và
các Phó trưởng phịng, cịn lại là những cơng chức được giao nhiệm vụ thanh tra
chuyên ngành về an toàn thực phẩm và một số cán bộ khác. Khi ban hành một quyết
định thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ
sinh thực phẩm chỉ lựa chọn những cán bộ, công chức làm việc tại Phịng Thanh tra
thuộc Chi cục để thành lập Đồn thanh tra. Tuy nhiên, khi thành lập một Đoàn thanh

tra liên ngành, người ra quyết định thanh tra có thể lựa chọn những cán bộ, công chức
khác bên cạnh những nhân sự thuộc Phòng Thanh tra của Chi cục tùy theo năng lực và
chuyên môn của người được lựa chọn.
1.1.3. Hoạt động thanh tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, các hoạt động mà cơ quan này
thực hiện phụ thuộc vào nhiệm vụ, quyền hạn cơ quan được phân cơng. Đối với Chi
cục An tồn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế, ngoài các hoạt động thanh tra, kiểm tra
thường thấy thì các cơ quan này cịn tiến hành các hoạt động khác liên quan đến lĩnh

vực mà mình được phân cơng quản lý.
Hoạt động thanh tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm là một bộ phận của
thanh tra chuyên ngành y tế. Nếu như thanh tra chuyên ngành y tế là hoạt động thanh
tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành y tế đối với cơ quan, tổ chức, cá
nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ
thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành y tế; thì hoạt động thanh tra của các cơ quan được
giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực y tế ở địa phương,
trong đó có Chi cục An tồn vệ sinh thực phẩm, có đặc trưng riêng là đối tượng thanh
tra chỉ là những chủ thể hoạt động trong một số lĩnh vực thuộc ngành y tế mà cơ quan
này được phân công quản lý. Cụ thể, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm không thực
hiện thanh tra hết tất cả nội dung thanh tra chuyên ngành y tế như y tế dự phịng; an
tồn thực phẩm và mơi trường y tế; an toàn thực phẩm; khám bệnh, chữa bệnh, y dược
cổ truyền; dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình... mà chỉ
thực hiện hoạt động thanh tra về an tồn vệ sinh thực phẩm.
Có thể thấy, hoạt động thanh tra của Chi cục là một khâu quan trọng trong quá
trình quản lý nhà nước của địa phương về y tế, được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm
quyền nhằm xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật, các quy định về chuyên môn
14


– kỹ thuật và quy tắc quản lý liên quan đến một số lĩnh vực thuộc ngành y tế của các
chủ thể phải chấp hành các quy định trên ở địa phương.
Phân biệt hoạt động thanh tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và
hoạt động kiểm tra
Trên thực tế, khi nhắc đến khái niệm hoạt động thanh tra, người ta thường đính
kèm nó với hoạt động kiểm tra, kể cả trong trong hoạt động thanh tra của Chi cục An
tồn vệ sinh thực phẩm cũng vậy. Có nhiều cá nhân thường hay bị nhầm lẫn giữa hoạt
động thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành với
hoạt động kiểm tra vì đây là là hai hoạt động có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau và có
một số điểm tương đồng nhất định. Tuy nhiên, hai khái niệm này không trùng lặp mà

tồn tại một số điểm khác biệt đáng kể.
Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra chính là “xem xét tình hình thực tế để đánh
giá, nhận xét”27. Từ đó, theo nghĩa rộng, kiểm tra được dùng trong kiểm tra xã hội do
nhiều chủ thể tiến hành, trong đó có thể là Nhà nước hoặc phi Nhà nước, chẳng hạn
như hoạt động kiểm tra của Đảng, Mặt trận Tổ quốc,... hay hoạt động kiểm tra trong

nội bộ công ty hoặc doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thực phẩm. Với ý nghĩa này, vì
các chủ thể kiểm tra khơng trực tiếp áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước mà
chỉ có thể áp dụng các biện pháp tác động đến các đối tượng kiểm tra nên hoạt động
kiểm tra ít mang tính quyền lực nhà nước. Nhưng khi xem xét dưới góc độ nghĩa hẹp,
kiểm tra là chức năng thường xuyên của thủ trưởng cơ quan, cấp trên tiến hành trong
mối quan hệ với cơ quan nhân viên cấp dưới nhằm xem xét mọi hoạt động của cấp
dưới khi cần thiết hoặc kiểm tra một vấn đề nào đó, việc thực hiện quyết định nào đó 28.
Trong khi đó hoạt động thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành trong lĩnh vực y tế ở địa phương, trong đó có Chi cục An tồn vệ sinh
thực phẩm, như đã nói ở trên, là một bộ phận của thanh tra chuyên ngành y tế, nên
cũng sẽ mang những tính chất và đặc điểm chung của hoạt động thanh tra chuyên
ngành y tế. Điều này tạo nên sự khác biệt giữa hoạt động thanh tra của Chi cục An
toàn vệ sinh thực phẩm và hoạt động kiểm tra.
Về chủ thể, kiểm tra có chủ thể rất đa dạng, không chỉ là thủ trưởng các cơ quan
cấp trên trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước mà cịn có ở những cơ quan khác
như hệ thống cơ quan tòa án, viện kiểm sát nhân dân; và cả những người đứng đầu các
bộ phận, đơn vị trong cơ quan đó. Cịn chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra của cơ
27
28

Hoàng Phê (Chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng, Hà Nội – Đà Nẵng, tr.523.
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Tập bài giảng pháp luật về thanh tra và khiếu nại, tố cáo, tr.10.

15



quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thì chỉ bao gồm Đồn thanh
tra và cơng chức thanh tra chuyên ngành được phân công tiến hành thanh tra độc lập.
Về nội dung, thanh tra bao hàm cả quyền kiểm tra. Có thể thấy, ngay trong một
cuộc thanh tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cũng bao gồm những hoạt động
như việc kiểm tra sổ sách, tài liệu của đối tượng thanh tra; so sánh đối chiếu, đánh giá
tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình thực hiện hoạt động thanh tra 29... Mà
đây thực chất chính là các hoạt động kiểm tra để xem xét, đánh giá, nhận xét những
vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra. Thêm vào đó, kiểm ra có nội dung dễ nhận
thấy, thanh tra có nội dung phức tạp hơn và cũng địi hỏi trình độ, nghiệp vụ của các
chủ thể thanh tra phải cao hơn, giỏi hơn, am hiểu kiến thức về lĩnh vực mình thanh tra
hơn để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp trong nội dung thanh tra.
Về mặt hình thức, hoạt động kiểm tra có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức
nhưng hoạt động thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành trong lĩnh vực y tế ở địa phương thì chỉ được thực hiện bởi 03 hình thức mà pháp
luật quy định, đó là thanh tra theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên và thanh tra đột xuất.

Ví dụ, trên thực tế ở một số địa phương, khi thực hiện một cuộc thanh tra chuyên
ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm, ngay cả những cán bộ, công chức hoạt động trong
Chi cục cũng thường sử dụng thuật ngữ “thanh, kiểm tra” để nói về hoạt động thanh tra.
Các quyết định thanh tra của Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đa phần
cũng được ban hành dưới tên gọi “quyết định thanh, kiểm tra”. Thực chất đây là hoạt
động thanh tra nhưng vì trong quá trình thanh tra các thành viên Đồn thanh tra hay cơng
chức thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm độc lập cũng tiến hành nhiều hoạt động
kiểm tra, cụ thể là kiểm tra chất lượng thực phẩm mà đối tượng thanh tra kinh doanh;
kiểm tra hạn sử dụng những mặt hàng đóng gói sẵn; kiểm tra vệ sinh môi trường chế biến
thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể; xem xét các loại giấy
tờ pháp lý liên quan đến việc đảm bảo an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh như Giấy
chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, Giấy chứng nhận sức khỏe và tập

huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với người sản xuất, hồ sơ công bố chất
lượng sản phẩm, nguồn gốc, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, tài liệu quảng cáo, ghi nhãn
sản phẩm... Cho nên những người làm công tác thanh tra thường nhắc đến hoạt động kiểm
tra bên cạnh hoạt động thanh tra để cho thấy tầm quan trọng của việc kiểm tra trong quá
trình thanh tra. Tuy nhiên bên cạnh các cuộc thanh tra chuyên ngành về an toàn thực
29

(truy
cập ngày 04/5/2018).

16


phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tại một số địa phương còn tổ chức các cuộc
kiểm tra an toàn thực phẩm những doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục
trên cơ sở quyết định kiểm tra của Chi cục trưởng. Những cuộc kiểm tra này đa phần
nhằm mục đích nắm bắt tình hình hoạt động và giám sát việc đảm bảo vệ sinh, an toàn
cho thực phẩm của các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm. Qua đó hỗ trợ cho việc
kiểm sốt tình hình an tồn thực phẩm của Chi cục đạt hiệu quả hơn.
Nói tóm lại, phân biệt hoạt động kiểm tra và hoạt động thanh tra của Chi cục
An toàn vệ sinh thực phẩm có ý nghĩa rất quan trọng vì có sự phân biệt này thì mới có
thể xác định được trong các trường hợp cụ thể, đâu là kiểm tra, đâu là thanh tra của
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, để các hoạt động này được thực hiện đúng thẩm
quyền, đúng nội dung, mục đích và đạt hiệu quả cao hơn.
Cùng với hoạt động thanh tra, kiểm tra Chi cục An tồn vệ sinh thực phẩm cịn
tiến hành các hoạt động khác như tham mưu giúp Giám đốc Sở Y tế trình cấp có thẩm
quyền ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, kế
hoạch năm năm và quy chế phối hợp liên ngành trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực
phẩm; trình Giám đốc Sở Y tế ban hành kế hoạch hằng năm, chương trình, đề án, dự
án về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện các văn bản quy

phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục
tiêu, chương trình hành động, đề án, dự án đã được phê duyệt về vệ sinh an toàn thực
phẩm; tổ chức công tác thông tin, phổ biến kiến thức và pháp luật vềvệ sinh an toàn
thực phẩm trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn cho các
tuyến; tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sản xuất, chế biến, kinh
doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ và đột
xuất về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành; và đặc
biệt là hoạt động cấp, đình chỉ và thu hồi các giấy chứng nhận liên quan đến vệ sinh an
toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Y tế 30.
Các hoạt động này tổng thể đều hỗ trợ cho Chi cục trong công tác quản lý và
thanh tra trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong phạm vi nghiên cứu của
khóa luận, tác giả sẽ chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động thanh tra của Chi cục An
tồn vệ sinh thực phẩm vì đây là hoạt động mang nhiều điểm đặc thù nhất của cơ quan
này, và nhờ đó có thể phân biệt nó với các cơ quan thanh tra khác trong lĩnh vực y tế.
30

Mục II Thông tư liên tịch 12/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Sở Y tế các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

17


1.1.4. Chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra của Chi cục An toàn vệ sinh
thực phẩm
Đối với hoạt động thanh tra, trong kể cả hoạt động thanh tra chuyên ngành nói
chung lẫn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực y tế nói riêng, việc xác định các chủ thể
thực hiện chức năng thanh tra có ý nghĩa vơ cùng quan trọng bởi đây là những “người”
đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nước được diễn ra đúng theo quy định của pháp
luật, là những “người” trực tiếp phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật cũng

như hỗ trợ những đối tượng thanh tra trong công tác chấp hành luật pháp và phát huy
hiệu quả hoạt động. Nói cách khác, chủ thể thực hiện chức năng thanh tra chính là cầu
nối để các quy định của pháp luật thanh tra đến được với đời sống thực tiễn.
Theo luật định, hiện nay hoạt động thanh tra an toàn thực phẩm được tiến hành
theo Đoàn thanh tra hoặc do Thanh tra viên, công chức được giao nhiệm vụ thanh tra
chuyên ngành tiến hành độc lập và phải tuân theo quy định của pháp luật về thanh tra
chuyên ngành31. Như vậy một cuộc thanh tra của Chi cục có thể được tiến hành bởi
Đoàn thanh tra chuyên ngành hoặc bởi công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành
thanh tra độc lập.
1.1.4.1. Đoàn thanh tra chuyên ngành
Đoàn thanh tra được thành lập trên cơ sở quyết định của Chi cục trưởng Chi cục
An toàn vệ sinh thực phẩm. Khi tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành theo kế
hoạch, Chi cục trưởng ra quyết định thanh tra và thành lập Đồn thanh tra 32. Nhưng
khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo, hoặc phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm hay
theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền, Chi cục trưởng cũng được ra quyết định
thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra và phải gửi quyết định này để báo cáo
Chánh thanh tra Sở Y tế33.
Đoàn thanh tra chuyên ngành bao gồm Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên,
thành viên Đồn thanh tra, cơng chức thanh tra chun ngành; trường hợp cần thiết có
Phó Trưởng đồn thanh tra; được thành lập để tiến hành cuộc thanh tra theo phạm vi,

31

Khoản 2 Điều 15 Nghị định 122/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2014 quy định về tổ chức và hoạt động
của Thanh tra y tế.
32
Khoản 1 Điều 14 Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 quy định về cơ quan được giao thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
33

Khoản 2 Điều 15 Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 quy định về cơ quan được giao thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.

18


đối tượng, nội dung, nhiệm vụ, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra34. Trong q trình
thanh tra, Trưởng đồn thanh tra có những nhiệm vụ, quyền hạn35 nhất định, và phải
chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra và trước pháp luật về hành vi,
quyết định của mình. Cịn thành viên Đồn thanh tra, cơng chức thanh tra chuyên ngành
thì chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Trưởng đoàn thanh tra và người ra quyết định
thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn36 cụ thể do pháp luật quy định.
1.1.4.2. Công chức thanh tra chuyên ngành

Công chức thanh tra chuyên ngành là công chức thuộc biên chế của Chi cục
thuộc Sở Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, được Chi cục
trưởng giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý Chi
cục37. Trong hoạt động thanh tra của Chi cục, căn cứ vào kế hoạch thanh tra, khi thấy
cần thiết, Chi cục trưởng Chi cục An tồn vệ sinh thực phẩm ra quyết định phân cơng
cơng chức thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của mình tiến hành thanh tra
chuyên ngành độc lập38.
Về tiêu chuẩn, cơng chức thanh tra chun ngành an tồn vệ sinh thực phẩm

thuộc biên chế của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cần đáp ứng tiêu chuẩn của
ngạch cơng chức đang giữ; am hiểu pháp luật; có chun mơn phù hợp trong lĩnh vực
y tế; có nghiệp vụ thanh tra; có ít nhất 01 năm làm cơng tác chuyên môn trong lĩnh vực
y tế (không kể thời gian tập sự) 39. Ngồi ra, cịn phải đáp ứng các tiêu chí40 như có
bằng tốt nghiệp cử nhân trở lên phù hợp với chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực y tế;
có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành.
Trong q trình thực hiện nhiệm vụ, cơng chức thanh tra chuyên ngành được

cấp phát trang phục và thẻ công chức41. Trang phục của công chức thanh tra chuyên
34

Điều 17 Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 quy định về cơ quan được giao thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
35
Khoản 2 Điều 17 Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 quy định về cơ quan được giao thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành; Điều 53 Luật Thanh tra 2010
36
Khoản 3 Điều 17 Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 quy định về cơ quan được giao thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.; Điều 54 Luật Thanh tra 2010
37
Khoản 1 Điều 27 Nghị định 122/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2014 quy định về tổ chức và hoạt động
của Thanh tra y tế.
38
Điều 29 Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 quy định về cơ quan được giao thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
39
Khoản 2 Điều 27 Nghị định 122/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2014 quy định về tổ chức và hoạt động
của Thanh tra y tế; Điều 12 Nghị định 07/2012.
40
Điều 3 Thông tư 39/2015/TT-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2015 quy định về tiêu chuẩn, trang phục và thẻ của
người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về y tế.
41 Thông tư 39/2015/TT-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2015 quy định về tiêu chuẩn, trang phục và thẻ của người
được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về y tế.

19



×