Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Pháp luật asean về di chuyển lao động – cơ hội và thách thức cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 91 trang )

i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
-----------***------------

TRẦN ANH TÚ
MSSV: 1553801015282

PHÁP LUẬT ASEAN
VỀ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG –
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO VIỆT NAM

Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật
Niên khóa: 2015 - 2019

Người hướng dẫn:
Thạc sĩ Hà Thị Hạnh

TP.HCM – Năm 2019


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tác giả đã hồn thành khóa luận tốt
nghiệp về vấn đề “Pháp luật ASEAN về di chuyển lao động – Cơ hội và thách thức
cho Việt Nam”. Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tác giả đã nhận được sự dạy bảo, động viên, giúp đỡ từ q thầy cơ, gia đình và các
bạn.
Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến Thạc sĩ Hà Thị Hạnh, người đã tận


tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tác giả trong suốt q trình
thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Đồng thời, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
gia đình, bạn bè đã động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song khơng
thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp
và sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và bạn bè.
Người thực hiện đề tài

TRẦN ANH TÚ


iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACPE
ACPE
AEC
AFAS
APSC
AQRF
ASCC
ASEAN
ASEAN-6

FDI
GATS
GDP
HDI
ILC
ILO

MNP
MRA
RFPE
TĐQG
UN
WTO

Ủy ban Đăng bạ Kỹ sư ASEAN
Kỹ sư chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN
Cộng đồng kinh tế ASEAN
Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ năm 1995
Cộng đồng An ninh - Chính trị ASEAN
Khung Tham chiếu trình độ ASEAN
Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Brunei
Cơng ước
Đầu tư trực tiếp nước ngồi
Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO
Tổng sản phẩm quốc nội
Chỉ số phát triển con người
Hội nghị Lao động Quốc tế
Tổ chức Lao động Quốc tế
Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân năm 2012
Thoả thuận công nhận tay nghề tương đương của ASEAN về lao
động kỹ năng trong một số lĩnh vực dịch vụ
Kỹ sư chuyên nghiệp nước ngoài đã đăng ký
Trình độ quốc gia
Liên Hiệp Quốc
Tổ chức Thương mại Thế giới



iv

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1

2.

Tình hình nghiên cứu của đề tài.................................................................. 3

3.

Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu của đề tài .............................................. 4

4.

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.................................................................. 4

5.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................................... 4

6.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài ............................................................ 5


7.

Ý nghĩa khoa học và tính ứng dụng của đề tài ............................................ 5

8.

Bố cục ........................................................................................................ 5

CHƯƠNG 1: Lý luận chung về di chuyển lao động trong Cộng đồng kinh tế
ASEAN ................................................................................................................... 6
1.1.

Khái quát chung về di chuyển lao động ...................................................... 6

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của di chuyển lao động .......................................... 6
1.1.2. Nguyên nhân, lợi ích, rào cản đối với di chuyển lao động trong thương
mại quốc tế ..................................................................................................... 12
1.2.

Quy định của luật quốc tế và pháp luật ASEAN về di chuyển lao động .... 22

1.2.1. Sự hình thành và phát triển của di chuyển lao động theo pháp luật quốc
tế
............................................................................................................. 22
1.2.2. Quy định của pháp luật ASEAN về di chuyển lao động ......................... 27
Kết luận chương 1: ............................................................................................. 35
CHƯƠNG 2: Thực trạng về vấn đề di chuyển lao động ASEAN – Cơ hội và
thách thức cho Việt Nam khi gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN .................. 36
2.1.


Thực trạng về vấn đề di chuyển lao động trong nội khối ASEAN ............. 36

2.1.1. Tác động của điều ước quốc tế trong ASEAN đến di chuyển lao động .. 36
2.1.2. Thực trạng di chuyển lao động trong khu vực ASEAN .......................... 40
2.1.3. Tương quan lao động Việt Nam so với các nước trong khu vực ............ 50
2.2. Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi di chuyển lao động trong Cộng
đồng kinh tế ASEAN ......................................................................................... 54
2.2.1. Cơ hội của Việt Nam khi di chuyển lao động trong AEC ....................... 54


v

2.2.2. Thách thức của Việt Nam khi di chuyển lao động trong AEC ................ 58
2.3. Kiến nghị phương hướng hoàn thiện vấn đề di chuyển lao động cho Việt
Nam khi gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN.................................................... 62
2.3.1. Về phía người lao động ........................................................................ 62
2.3.2. Về phía doanh nghiệp ........................................................................... 64
2.3.3. Về phía Nhà nước ................................................................................. 65
Kết luận chương 2: ............................................................................................. 69
KẾT LUẬN CHUNG........................................................................................... 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu giúp các quốc gia xích
lại gần nhau hơn. Cùng với q trình tồn cầu hóa, hiện tượng di chuyển lao động

giữa các quốc gia ngày càng trở nên phổ biến, gia tăng về mặt số lượng, có tác động
đến chính sách, pháp luật và đời sống kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Tổ chức Lao
động Quốc tế (ILO) ước tính có 164 triệu người hiện là lao động di cư, tăng 9% kể từ
2013, khi con số này là 150 triệu1. Di chuyển lao động không chỉ có ý nghĩa đối với
người dân cần việc làm và tiền lương mà cịn có ý nghĩa đối với q trình xây dựng
chính sách lao động của quốc gia. Chính vì vậy, di chuyển lao động đang trở thành
một trong những mối quan tâm của nhiều quốc gia trong quan hệ quốc tế, trong đó có
các quốc gia trong Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Cuối năm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã chính thức hình thành,
tạo nên một thị trường rộng lớn với 600 triệu dân. AEC hướng đến sự tự do dịch
chuyển của hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động có tay nghề. Vì vậy, ngày càng có
nhiều người lao động di chuyển từ nước này sang nước khác, trở thành phong trào
xuyên quốc gia của người dân để tìm kiếm cuộc sống tốt hơn và có cơ hội việc làm
nhiều hơn. Tuy nhiên, người lao động phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng vì
phải làm việc ở quốc gia mà họ không phải công dân nên thường gặp khó khăn về
ngơn ngữ, văn hóa,... Sự thiếu hiểu biết pháp luật của nước sở tại cũng là nguyên
nhân khiến họ dễ bị bóc lột, kỳ thị, bị phân biệt đối xử và bị xâm phạm các quyền tự
do cơ bản. Vì thế, trong những năm đây, Cộng đồng kinh tế ASEAN đã có nhiều nỗ
lực trong hoạt động ghi nhận và thực thi việc bảo đảm các quyền của người lao động
và tạo điều kiện di chuyển lao động thuận lợi hơn thông qua việc ban hành các điều
ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực này như Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân
(MNP) năm 2012 và các Thoả thuận công nhận tay nghề tương đương của ASEAN

1

Tổ chức Lao động Quốc tế (2018), “Nghiên cứu mới của ILO: 164 triệu người trên thế giới là lao động di cư”
[ (truy cập lần cuối lúc 16h30 ngày 14/4/2019).


2


về lao động kỹ năng trong tám lĩnh vực dịch vụ (MRAs)2... Điều này thể hiện sự quan
tâm của AEC đối với vấn đề di chuyển lao động và thực tiễn cấp bách của việc xây
dựng khuôn khổ pháp luật về di chuyển lao động trong khu vực. Các quốc gia ASEAN
hợp tác với nhau với mục tiêu cùng có lợi nhưng cũng khiến họ phải đối mặt với
nhiều thách thức.
Từ năm 1990 đến năm 2013, di cư trong nội khối ASEAN tăng 1.500.000 đến
6.500.000 lao động, trong đó Malaysia, Singapore và Thái Lan nổi lên như những
trung tâm nhập cư lớn3. Dịch chuyển lao động trong ASEAN vốn đã tồn tại tự nhiên
do vấn đề khác biệt về nhân khẩu và kinh tế giữa các nước thành viên và đang ngày
càng tăng lên. Tuy nhiên, sự hợp tác của các quốc gia ASEAN về di chuyển lao động
trong nội khối vẫn còn nhiều điểm hạn chế; việc thực thi các cam kết trên thực tế
chưa thực sự đồng bộ. Các thỏa thuận lao động của ASEAN tập trung vào khối lao
động chuyên nghiệp trên tám lĩnh vực nhưng sự dịch chuyển trên thực tế lại chủ yếu
tập trung ở khối lao động phổ thơng. Vì vậy, cơng tác đưa người lao động đi làm việc
ở nước ngoài trong những năm qua không phải chỉ ở các nước ASEAN mà ở Việt
Nam cũng gặp nhiều khó khăn.
Di chuyển lao động quốc tế là ưu tiên chính sách giải quyết việc làm đang nổi
lên của khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng. Việt Nam đã cùng các quốc gia
khác trong khu vực thực hiện cam kết, tạo hành lang pháp lý để điều chỉnh hoạt động
di chuyển lao động, phù hợp với tình hình thực tế trong nước và khu vực, tạo thuận
lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của
người lao động. Điều này mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam nhưng cũng kéo theo
nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết như tình trạng người lao động cư trú bất hợp
pháp ở nước ngoài, biện pháp bảo vệ quyền lợi người lao động đi làm việc ở nước
ngoài, vấn đề cấp phép hành nghề, quản lý người lao động nước ngồi, quan hệ hợp
tác đáp ứng cơng bằng lợi ích của Việt Nam và các nước khác trong việc quản lý

2


Tính đến nay, các nước ASEAN đã ký 8 MRAs trong các lĩnh vực dịch vụ là: kiến trúc, tư vấn kỹ thuật, điều
dưỡng, hành nghề y, nha sỹ, du lịch, kế toán kiểm toán, và khảo sát.
3
Tổ chức Lao động Quốc tế và Ngân hàng Phát triển Châu Á (2014), “Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội
nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc làm tốt hơn”, Việt Nam, tr.95.


3

người lao động… Thực tế phát triển đặt ra yêu cầu đối với Việt Nam trong việc tham
gia đóng góp trực tiếp và có trách nhiệm xây dựng các điều kiện ngày càng tốt hơn
để thúc đẩy di chuyển lao động trong khu vực ASEAN. Chúng ta cần nhận thức về
những cơ hội và thách thức khi di chuyển lao động Việt Nam sang các nước phát triển
khác làm việc hay ngược lại khi Việt Nam muốn thu hút nhân lực chất lượng cao
trong khu vực.
Chính vì những lý do trên đây, tác giả quyết định chọn vấn đề “Pháp luật
ASEAN về di chuyển lao động – Cơ hội và thách thức cho Việt Nam” làm đề tài
cho khóa luận tốt nghiệp cử nhân là có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Di chuyển lao động là một vấn đề quan trọng mang tính tồn cầu được nhiều
học giả quan tâm với những mục đích, phạm vi và cách tiếp cận khác nhau. Trong
đó, tiêu biểu có những cơng trình sau:
- Dương Thị Hương Giang (2011), “Quyền của người lao động di trú trong luật
quốc tế và pháp luật Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp;
- Nguyễn Phương Nhung (2012), “Quyền tự do đi lại và cư trú trong pháp luật
quốc tế và pháp luật Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp;
- Nguyễn Thùy Dương (2016), “Bảo vệ quyền của người lao động di trú trong
ASEAN hướng tới văn kiện khung ASEAN”;
- Ngô Hữu Phước (2017), “Tự do di chuyển lao động có tay nghề của ASEAN
- Những thuận lợi và thách thức đối với Việt Nam”;

- Tereso S. Tullao, Jr. and Michael Angelo A. Cortez (2006), “Enhancing the
movement of natural persons in the ASEAN region: Opportunities and constraints”,
Asia-Pacific Research and Training Network on Trade;
- Dovelyn Rannveig Mendoza and Guntur Sugiyarto (2017), “The long road
ahead - Status report on the implementation of the ASEAN mutual recognition
arrangements on professional services”, Philippines;
Các cơng trình được đề cập trên đây khai thác vấn đề dưới các khía cạnh khác
nhau, tuy nhiên, chưa nghiên cứu một cách hệ thống và cụ thể về di chuyển lao động


4

theo pháp luật của ASEAN. Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu trước
đó, khóa luận hướng đến phân tích ở một mức độ sâu sắc và tồn diện hơn về di
chuyển lao động trong pháp luật ASEAN và cơ hội, thách thức cho Việt Nam khi gia
nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN.
3. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Mục tiêu: tìm hiểu về khái niệm, nội dung của di chuyển lao động trong quy
định của luật quốc tế và pháp luật ASEAN. Đồng thời, nghiên cứu thực trạng và cách
thức giúp Việt Nam phát huy thế mạnh và hạn chế nhược điểm khi tham gia vào sân
chơi chung.
- Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu về di chuyển lao động
trong các văn kiện pháp lý quốc tế nói chung và văn kiện pháp lý của ASEAN nói
riêng; những điều kiện pháp lý và cơ sở vật chất ở Việt Nam để thực hiện vấn đề này
trên thực tế.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu, giải quyết những vấn đề sau:
- Nêu khái niệm, chỉ ra nguyên nhân, lợi ích, rào cản đối với vấn đề di chuyển
lao động.
- Tìm hiểu quy định của luật quốc tế và pháp luật ASEAN về di chuyển lao

động.
- Tìm hiểu về thực tiễn di chuyển lao động trong nội khối ASEAN và những cơ
hội, thách thức khi Việt Nam tham gia vào thị trường lao động ASEAN.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong phạm vi khóa luận, tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận
chung của hoạt động di chuyển lao động từ quốc gia này tới quốc gia khác; trình bày
và phân tích nội dung của một số văn kiện quốc tế tiêu biểu của Liên Hiệp Quốc, Tổ
chức Lao động Quốc tế và ASEAN về thúc đẩy tự do di chuyển lao động và bảo vệ
quyền cho người lao động di cư, trong đó tập trung vào Hiệp định ASEAN về di
chuyển thể nhân (MNP) năm 2012 và 8 thoả thuận công nhận tay nghề tương đương
của ASEAN về lao động kỹ năng. Đồng thời, khóa luận nghiên cứu thực trạng di


5

chuyển lao động trong ASEAN; thực trạng về quy định trong các nước ASEAN đối
với di chuyển lao động; cơ hội và thách thức của người lao động, doanh nghiệp và
Chính phủ Việt Nam để từ đó đề xuất kiến nghị phù hợp với từng đối tượng.
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận, tác giả sử dụng các phương
pháp của ngành khoa học xã hội như: liệt kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng
minh,... dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê-nin. Cụ thể, phương
pháp liệt kê sử dụng để làm rõ các văn kiện quốc tế có liên quan đến di chuyển lao
động; phương pháp phân tích sử dụng để làm rõ nguyên nhân, lợi ích, các rào cản của
di chuyển lao động, làm bật lên điểm mạnh và điểm yếu của lao động Việt Nam so
với các nước trong khu vực để thấy được cơ hội và thách thức cho Việt Nam; phương
pháp so sánh sử dụng trong làm rõ quy định của ASEAN có phù hợp với các văn kiện
quốc tế hay không, tương quan lao động Việt Nam với các nước trong khu vực...
7. Ý nghĩa khoa học và tính ứng dụng của đề tài
Về phương diện lý luận, khóa luận sẽ góp phần củng cố và hồn thiện hiểu biết

về vấn đề di chuyển lao động trong Cộng đồng kinh tế ASEAN, đóng góp vào hoạt
động nghiên cứu khoa học. Khóa luận sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo cho các độc
giả và người nghiên cứu khác quan tâm đến vấn đề này.
Về phương diện thực tiễn, khóa luận sẽ đưa ra kiến nghị để bảo đảm thực hiện
di chuyển lao động ở Việt Nam ngày càng hiệu quả hơn.
8. Bố cục
Bố cục gồm phần mở đầu, phần nội dung chính và phần kết luận. Phần nội dung
chính của khóa luận được chia làm 2 chương:
Chương 1: Lý luận chung về di chuyển lao động trong Cộng đồng kinh tế
ASEAN.
Chương 2: Thực trạng về vấn đề di chuyển lao động ASEAN – Cơ hội và thách
thức cho Việt Nam khi gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN.


6

CHƯƠNG 1:
Lý luận chung về di chuyển lao động trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
1.1.

Khái quát chung về di chuyển lao động

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của di chuyển lao động
1.1.1.1. Khái niệm “di chuyển lao động”
Các quốc gia trên thế giới có sự đa dạng về kinh tế, văn hóa, xã hội, có sự phân
bố khơng đồng đều về tài nguyên và các nguồn lực phát triển, dẫn đến sự phát triển
mất cân đối giữa các quốc gia. Ngày nay, do xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày
càng mạnh mẽ tạo nên dịng dịch chuyển hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia này sang
quốc gia khác, mở ra các biện pháp khác nhau cho việc giải quyết tình trạng khơng
đồng đều này. Trong đó, di chuyển lao động từ nước ngoài vào quốc gia khác là một

trong những biện pháp vô cùng quan trọng để đồng bộ các yếu tố sản xuất. Hoạt động
di chuyển từ nước này sang nước khác để làm việc đang ngày càng trở nên phổ biến
và trở thành một trong những mối quan tâm sâu sắc của các quốc gia trong chiến lược
phát triển tồn diện đất nước. Để có cách hiểu chính xác và đầy đủ, tác giả sẽ tập
trung làm rõ các khái niệm có liên quan, đặc biệt là khái niệm “di chuyển lao động”
sẽ được sử dụng trong khóa luận này.
Khái niệm “Di chuyển”
Xét trên góc độ vật lý học, di chuyển là sự chuyển dời vị trí trong khơng gian của
các vật thể hay là sự chuyển động của bộ phận này so với bộ phận khác của cùng một
vật. Phân tích chi tiết, sự chuyển dời vị trí của vật thể phát sinh trong quá trình vận
động bao gồm ba yếu tố cơ bản là điểm xuất phát, hướng vận động và đích đến. Trong
đó, điểm xuất phát luôn nằm trong thể đối ứng với điểm đích mà chủ thể đang di
chuyển hướng tới. Hướng vận động không tồn tại tách rời mà liên quan mật thiết, gắn
chặt với điểm xuất phát và điểm đích, trở thành phạm trù trung gian không thể thiếu.
Từ khi loài người chúng ta phân biệt được trạng thái tĩnh và trạng thái động,
nhận thức được trạng thái vận động và đứng im của sự vật hiện tượng, thì tất yếu
chúng ta cũng nhận thức được ý niệm về tầm quan trọng của hoạt động di chuyển đối
với hoạt động thực tiễn của con người. Bởi lẽ di chuyển là một phương thức tồn tại


7

của vật chất, thơng qua q trình đó, vật chất bộc lộ bản chất từ đơn giản đến phức
tạp. Tóm lại, di chuyển là sự chuyển đổi về mặt không gian hoặc bất kỳ một sự thay
đổi trạng thái nào, hiểu một cách đơn giản nhất là dời đi nơi khác.
Khái niệm “Lao động”
Lao động là hoạt động đặc trưng nhất, quan trọng nhất của con người, tạo ra của
cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và
hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của một quốc gia. Trong văn kiện
thành lập ILO, một nguyên tắc nêu rõ rằng con người không nên bị đối xử như các

thứ hàng hóa vơ cảm, như vốn tư bản, hay đơn thuần như phương tiện sản xuất, nguồn
lực nào đó. Thay vào đó, những người làm việc vì sinh kế cần được đối xử như con
người có phẩm giá và đáng trân trọng4.
Hầu hết mọi người đều nhận được lợi ích thực sự từ việc lao động. Lao động là
hoạt động sáng tạo cần thiết đối với nhân loại, là quá trình kết hợp của sức lao động
và tư liệu sản xuất để con người sản xuất ra sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của
đời sống xã hội, trong đó sức lao động đóng vai trị quan trọng nhất trong lực lượng
sản xuất. Có thể hiểu mối tương quan giữa hai phạm trù “sức lao động” và “lao động”
như sau: sức lao động là khả năng lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động
trong hiện thực. Trong mỗi xã hội, nơi nào có nhu cầu về lao động và có nguồn cung
lao động, thì ở đó sẽ hình thành thị trường lao động. Như vậy, lao động là yếu tố cơ
bản quyết định trong q trình sản xuất nói riêng và cho mọi hoạt động kinh tế nói
chung, đóng góp vào sự giàu có của xã hội.
Khái niệm “Di chuyển lao động”
Nhân loại luôn không ngừng đặt ra những câu hỏi về con đường mà tổ tiên
chúng ta di cư và tản mát khắp hành tinh này khi xưa. Với những bằng chứng hóa
thạch và dữ liệu di truyền ty thể thu thập được cho đến nay, hầu hết các nhà nhân
chủng học và di truyền học đều đồng ý rằng người hiện đại đã hiện diện và phát triển
khoảng 200.000 năm trước tại châu Phi. Darwin lần đầu tiên đề nghị giả thuyết “Out

4

Thuật ngữ Lao động và Xã hội, [ (truy cập lần
cuối lúc 10h28 ngày 15/4/2019).


8

of Africa” sau khi nghiên cứu hành vi của vượn châu Phi. Dữ liệu gen đã chứng minh
giả thuyết trên, cho thấy một nhóm nhỏ người hiện đại (Homo sapiens) đã rời châu

Phi khoảng 125.000 đến 60.000 năm trước, phát tán ra khắp thế giới và đã thay thế
các chủng người khác của Homo như người Neanderthal và Homo erectus 5.
Từ thời xa xưa, con người có xu hướng di chuyển để tìm chỗ ở tốt hơn, phù hợp
hơn nơi cũ. Họ rẽ theo những hướng khác nhau và đặt dấu chân của loài người trên
khắp trái đất. Trong lịch sử, nhân loại đã trải qua các cuộc di dân lớn và phức tạp với
các nguyên nhân khác nhau như: chiến tranh, thiên tai, thay đổi chế độ, dịch bệnh, ơ
nhiễm... Trong đó, việc di cư vì lý do kinh tế để tìm kiếm việc làm cũng được biết
đến là một trong những nhân tố có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trong những năm gần đây, việc đưa lao động của một quốc gia ra khỏi phạm vi của
nước đó để làm việc trên một quốc gia khác đã trở nên quen thuộc. Số lượng người
lao động ra nước ngoài ngày càng tăng phản ánh nền kinh tế trên phạm vi toàn cầu
đang có những chuyển biến về chất và sự phát triển không đồng đều giữa các nước.
Theo kinh tế học lao động, di chuyển lao động (Labour Mobility) được hiểu là
hoạt động mà người lao động có thể di chuyển trong một nền kinh tế và giữa các nền
kinh tế khác nhau. Từ điển Cambridge định nghĩa: Di chuyển lao động là mức độ mà
mọi người có thể và sẵn sàng chuyển từ công việc này sang công việc khác hoặc từ
khu vực này sang khu vực khác để làm việc6. Như vậy, có hai loại di chuyển lao động
chính: di chuyển địa lý và di chuyển nghề nghiệp. Di chuyển địa lý là khả năng làm
việc của người lao động tại một địa điểm cụ thể. Ví dụ, người lao động chuyển từ
Việt Nam sang Nhật Bản để tìm việc làm. Di chuyển nghề nghiệp đề cập đến khả
năng của người lao động có thể thay đổi loại cơng việc. Ví dụ, một thợ sửa chữa ơ tơ
thay đổi cơng việc thành người bán hàng phản ánh khái niệm di chuyển nghề nghiệp.
Trong khóa luận này, tác giả muốn đề cập đến khái niệm di chuyển lao động về địa
5

Nguồn gốc châu Phi gần đây của người hiện đại, Wikipedia, [ />93n_g%E1%BB%91c_ch%C3%A2u_Phi_g%E1%BA%A7n_%C4%91%C3%A2y_c%E1%BB%A7a_ng%C
6%B0%E1%BB%9Di_hi%E1%BB%87n_%C4%91%E1%BA%A1i] (truy cập lần cuối lúc 15h35 ngày
15/4/2019).
6
labour mobility is the degree to which people are able and willing to move from one job to another or from

one area to another in order to work. [ />(truy cập lần cuối lúc 09h20 ngày 14/4/2019).


9

lý. Tuy nhiên, di chuyển địa lý cũng được chia ra thành hai loại: (i) người lao động
di chuyển từ nơi này sang nơi khác trong một quốc gia và (ii) di chuyển từ quốc gia
này sang quốc gia khác, hay còn gọi là di chuyển lao động quốc tế.
Di chuyển lao động quốc tế là hiện tượng người lao động di chuyển từ quốc gia
này sang quốc gia kia có kèm theo sự thay đổi về chỗ ở và nơi cư trú7.
Di chuyển lao động quốc tế về cơ bản là sự phản ứng trước những thay đổi về
phân bố nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, trật tự thế giới, sự biến đổi của môi trường,
sự phát triển của kinh tế và công nghệ. Con người di chuyển từ nơi này đến nơi khác
nhằm tận dụng lợi thế về điều kiện khí hậu, nguồn tài nguyên thiên nhiên để có được
nguồn thu nhập cao hơn hoặc để thốt khỏi sự phân biệt đối xử8.
Thông qua các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu di chuyển lao động quốc tế
là thuật ngữ chỉ việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Di chuyển lao động
quốc tế thường có hai hình thức thể hiện là di chuyển tự do và di chuyển có tổ chức.
Điểm mới trong di chuyển lao động quốc tế hiện nay là hình thức di chuyển có tổ
chức, người lao động đi làm việc ở nước ngồi có thời hạn, có sự quản lý của Chính
phủ. Khóa luận này sẽ sử dụng thuật ngữ “di chuyển lao động” với nghĩa tương đương
với di chuyển lao động quốc tế, tức là sự di chuyển của lao động có đi qua biên giới
quốc gia, liên quan đến ít nhất hai quốc gia là quốc gia gốc và quốc gia tiếp nhận.
1.1.1.2. Đặc điểm của di chuyển lao động
Thứ nhất, di chuyển lao động là một hoạt động mang tính kinh tế - xã hội.
Di chuyển lao động là hoạt động kinh tế vì nó đem lại lợi ích cho cả hai bên
tham gia, thể hiện mối tương quan chặt chẽ giữa bên cung (người lao động) và bên
cầu (người sử dụng lao động). Với tư cách là chủ thể của một hoạt động kinh tế, cả
bên cung và bên cầu khi tham gia vào hoạt động di chuyển lao động đều nhằm hướng
đến lợi ích kinh tế. Hoạt động này nhằm thực hiện chức năng kinh doanh và mục tiêu

lợi nhuận của doanh nghiệp sử dụng lao động, đồng thời thỏa mãn lợi ích kinh tế của

7

Di chuyển lao động quốc tế, [ (truy
cập lần cuối lúc 14h32 ngày 14/4/2019).
8
Di chuyển lao động quốc tế tại Việt Nam, [ (truy cập lần cuối lúc 14h45 ngày 14/4/2019).


10

người lao động. Họ ln ln tính tốn giữa chi phí phải bỏ ra với lợi nhuận thu được
để có quyết định hành động cuối cùng sao cho lợi nhất.
Dù các chủ thể xem mục tiêu kinh tế là trọng yếu nhưng trong quá trình tiến
hành di chuyển lao động, họ cũng đồng thời tạo ra các lợi ích cho xã hội như: giải
quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động, góp phần ổn định và cải
thiện cuộc sống cho người dân, nâng cao phúc lợi xã hội, giảm bớt tệ nạn xã hội, đảm
bảo an ninh chính trị… Tính xã hội thể hiện thơng qua việc di chuyển lao động đã tác
động đến môi trường, đời sống ở cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Đồng thời,
các yếu tố xã hội cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến di chuyển lao động.
Di chuyển lao động là một hoạt động vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã
hội. Tuy nhiên, hai tính chất đó khơng mâu thuẫn nhau mà bổ sung cho nhau nên khi
nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động này, cần có một cái nhìn sâu sắc và
toàn diện để đề ra những giải pháp hoàn thiện hơn.
Thứ hai, di chuyển lao động là một hoạt động mang tính cạnh tranh mạnh.
Cạnh tranh là quy luật tất yếu của thị trường. Thị trường lao động là một bộ
phận của hệ thống thị trường nên cũng phải vận động theo quy luật thị trường, chịu
sự tác động của quy luật cạnh tranh, và tất yếu mang tính cạnh tranh. Sự cạnh tranh
ở đây diễn ra giữa các nước, giữa các doanh nghiệp sử dụng lao động và giữa người

lao động với nhau trong thị trường lao động quốc tế. Cạnh tranh có vai trị rất quan
trọng và là một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, giúp cho
chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao hơn và đem lại lợi ích nhiều hơn
cho các bên. Đồng thời, nó cũng đào thải những cá thể yếu kém hơn, không thể vận
động trong vịng xốy ấy. Điều này địi hỏi mỗi cá nhân, tổ chức muốn sống còn trong
thị trường lao động cần phải nhận thức rõ quy luật, nhạy bén, thường xuyên cải tiến
kĩ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học, nâng cao tay nghề, chất lượng và hiệu quả kinh tế
để không bị loại bỏ khỏi cuộc chơi. Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng có mặt
tiêu cực khi các chủ thể bất chấp sử dụng cách thức vi phạm đạo đức hoặc vi phạm
pháp luật nhằm thu được lợi ích cho mình, gây tổn hại đến lợi ích của tập thể, xã hội,
cộng đồng, tăng sự phân hóa giàu nghèo hoặc gây ô nhiễm môi trường sinh thái.


11

Thứ ba, di chuyển lao động điều chỉnh cán cân cung - cầu lao động toàn cầu
đồng thời tạo ra sản phẩm và dịch vụ cho xã hội.
Di chuyển lao động làm tăng số lượng lao động của nước nhập khẩu và giảm số
lượng lao động ở nước xuất khẩu. Điều này ảnh hưởng lớn tới thị trường lao động
của nước xuất khẩu cũng như nước nhập khẩu nói riêng và thị trường lao động thế
giới nói chung. Nó đưa lao động từ chỗ dư thừa đến chỗ thiếu để giải quyết việc làm,
thu ngoại tệ và sử dụng nguồn lực con người hiệu quả. Trong nền kinh tế toàn cầu,
một trong những đặc trưng nổi bật là ngày càng xuất hiện nhiều dòng chảy đan xen
giữa các quốc gia về các yếu tố sản xuất, bao gồm vốn, công nghệ và lao động. Sự di
chuyển các nguồn lực quốc tế có tác động quan trọng đến tình hình kinh tế, cũng như
chính sách và hoạt động đầu tư tồn cầu. Thực tế cho thấy, lao động là một nguồn lực
di chuyển mạnh giữa các quốc gia, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế toàn cầu.
Thứ tư, di chuyển lao động là một hoạt động vượt ra khỏi phạm vi quốc gia.
Người lao động của một quốc gia có thể đến làm việc ở rất nhiều các quốc gia
khác nhau theo hợp đồng giữa các bên hoặc hiệp ước giữa hai quốc gia, khơng có sự

giới hạn theo không gian đối với hoạt động di chuyển lao động. Tính quốc tế làm cho
các quan hệ phát sinh chịu sự điều chỉnh của nhiều yếu tố liên quan đến kinh tế, xã
hội, văn hóa, chính trị, pháp luật... Vì thế, hợp tác quốc tế về di chuyển lao động được
các quốc gia và tổ chức liên chính phủ quan tâm và bảo vệ, đảm bảo thực hiện quyền
được làm việc của con người một cách lành mạnh và hợp pháp, nghiêm cấm mọi hành
vi ngược đãi người lao động. Hiện nay, có hai xu hướng di chuyển lao động: từ các
nước phát triển qua các nước đang phát triển và từ các nước đang phát triển qua các
nước phát triển.
Thứ năm, di chuyển lao động thực chất cũng là việc mua - bán một loại hàng
hóa đặc biệt.
Di chuyển lao động là hoạt động mua - bán hàng hóa sức lao động nội địa cho
người sử dụng lao động nước ngồi. Tính chất đặc biệt của quan hệ mua - bán thể
hiện ở chỗ người lao động trong nước sẽ bán quyền sử dụng sức lao động của mình
trong một khoảng thời gian nhất định cho người sử dụng lao động nước ngoài để nhận


12

về một khoản tiền dưới hình thức tiền lương, cịn người sử dụng nước ngồi sẽ dùng
tiền của mình mua sức lao động của người lao động, yêu cầu họ phải thực hiện cơng
việc nhất định nào đó theo ý muốn của mình. Tuy nhiên, hoạt động mua - bán này có
một điểm đặc biệt là: quan hệ mua - bán chưa thể chấm dứt ngay được vì sức lao động
khơng thể tách rời người lao động. Do đó, quan hệ này khởi đầu cho một quan hệ mới
- quan hệ lao động.
1.1.2. Nguyên nhân, lợi ích, rào cản đối với di chuyển lao động trong thương
mại quốc tế
1.1.2.1. Nguyên nhân của di chuyển lao động
Di chuyển lao động là một hiện tượng xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhân
loại. Tuy nhiên, hiện tượng này thực sự được quan tâm và phát triển nhanh từ thế kỷ
XX, cùng với sự phát triển của q trình hội nhập, tồn cầu hóa và nhận thức ngày

càng cao về quyền con người. Để hiểu rõ bản chất và làm cơ sở cho các vấn đề lý
luận có liên quan, chúng ta cần tìm hiểu tại sao lại có hiện tượng di chuyển lao động.
Quá trình di chuyển lao động diễn ra vì nhiều lý do, nhưng lý do kinh tế vẫn là nguyên
nhân chủ yếu. Sau đây, tác giả sẽ phân tích (i) lý do về kinh tế, (ii) lý do phi kinh tế
và (iii) tác động của tồn cầu hóa.
(i) Hiện tượng di chuyển lao động diễn ra chủ yếu do tác động của nhu cầu thị
trường lao động thế giới. Nguồn nhân lực giữa các quốc gia khác nhau về quy mô và
chất lượng, không cân xứng với nguồn lực vốn, dẫn đến tình trạng tiền lương tại các
quốc gia khác nhau, làm xuất hiện thị trường lao động thế giới.
Thị trường lao động đóng vai trị quan trọng trong nguồn lực đầu vào của quá
trình sản xuất - kinh doanh. Trong thị trường đó, người lao động và người sử dụng
lao động thỏa thuận với nhau để mua bán sức lao động. Nó hình thành, tồn tại và phát
triển cùng nền kinh tế thị trường. Vì thế, thị trường lao động chịu ảnh hưởng bởi các
quy luật kinh tế, trong đó có quan hệ cung - cầu. Một trong những vấn đề quan trọng
là giải quyết mối quan hệ cung - cầu để thị trường lao động cân đối, hài hịa; từ đó
góp phần giải quyết việc giảm thất nghiệp hoặc thiếu lao động.


13

Ở các quốc gia khác nhau, cung - cầu về lao động có sự khác nhau do chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố như cơ cấu nền kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,
chính sách tạo việc làm, chất lượng lao động, sự gia tăng dân số tự nhiên... Nếu khơng
có hiện tượng di chuyển lao động, có nguy cơ dẫn đến hiện tượng cung - cầu lao động
mất cân đối nghiêm trọng. Khu vực có tỷ lệ sinh cao tạo sức ép về việc làm dẫn đến
khả năng thất nghiệp cao. Ngược lại, khu vực có tỷ lệ sinh thấp, dân số già sẽ khát
lao động. Thông thường, các nước kinh tế phát triển như Nhật Bản, Singapore cần
lao động phổ thông. Mặt khác, do khoa học kỹ thuật công nghệ ngày càng phát triển,
nhiều quốc gia đang phát triển, có nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp
sang công nghiệp - dịch vụ như Việt Nam sẽ cần lao động có trình độ chun mơn

cao, trong khi quy mơ sử dụng lao động giản đơn, trình độ chun mơn thấp giảm đi
rõ rệt. Nhưng trên thực tế, sự phân bố của lao động có xu hướng ngược lại với nhu
cầu đó: các nước đang phát triển có rất nhiều lao động phổ thơng, cịn lao động có
tay nghề cao được đào tạo tập trung ở các nước phát triển. Hệ quả tất yếu là, ở các
nước đang phát triển, trình độ tay nghề và cơ cấu nghề nghiệp của cung lao động
khơng đáp ứng được cầu, trong khi đó các nước phát triển lại thiếu nghiêm trọng lao
động phổ thông. Một số nước thừa lao động, còn một số nước thiếu lao động và cơ
hội làm việc hấp dẫn tạo nên sự chênh lệch về tiền lương và môi trường làm việc.
Vấn đề đặt ra là làm sao để điều tiết quan hệ cung - cầu lao động ở các quốc gia? Di
chuyển lao động đã giải quyết bài toán nan giải đó bằng việc phân bố lại lao động
thơng qua chính sách hợp tác lao động quốc tế. Bên cầu phải tính tốn kỹ hiệu quả
của việc nhập khẩu lao động để xác định số lượng, cơ cấu, chất lượng lao động. Mặt
khác, với mong muốn xuất khẩu càng nhiều lao động càng tốt, để loại hàng hoá đặc
biệt này chiếm được ưu thế trên thị trường lao động, bên cung phải có sự chuẩn bị và
đầu tư để được thị trường chấp nhận, đáp ứng kịp thời các yêu cầu về số lượng, cơ
cấu và chất lượng lao động cao.
Như vậy, trong nền kinh tế thị trường, quan hệ cung - cầu đóng vai trị quyết
định đối với di chuyển lao động. Hiểu rõ điều này, các quốc gia cần điều chỉnh hiện
tượng này bằng công cụ pháp luật, đồng thời đẩy mạnh các cam kết quốc tế làm cơ


14

sở để thúc đẩy xuất khẩu lao động, giải quyết sức ép về việc làm cũng như thu hút
lao động nước ngoài đến làm việc.
(ii) Ngoài ra, di chuyển lao động được thực hiện khi có các yếu tố phi kinh tế
tác động. Khi đói nghèo và thất nghiệp trở thành một vấn nạn ở các quốc gia đông
dân cư thì di chuyển lao động là một giải pháp hữu hiệu, tạo bước ngoặt cho sự phát
triển. Muốn phát triển toàn diện, nhà nước cần đảm bảo cuộc sống cho người dân.
Ngày nay, sự phân hoá giàu nghèo diễn ra rất sâu sắc, nếu khơng tích cực giải quyết

tốt các vấn đề xã hội thì khó có thể đạt được mục tiêu xây dựng một cuộc sống ấm
no, lành mạnh và theo kịp tiến bộ của thời đại. Nếu không chủ động giải quyết tình
trạng thất nghiệp thì nguy cơ cao sẽ dẫn tới phân hố giai cấp, phân hóa giàu nghèo
với hậu quả là sự bần cùng hoá. Hệ quả kéo theo là các tệ nạn xã hội đe doạ tình hình
ổn định chính trị và xã hội. Để thực hiện được công bằng xã hội và sự lành mạnh xã
hội nói chung, các quốc gia có thể cân nhắc tập trung khả năng và điều kiện để đưa
lao động ra nước ngoài, tạo tiền đề cho quốc gia tiếp nhận khai thác và phát triển
nguồn lực con người. Bên cạnh đó, dù khơng phải là ngun nhân phổ biến nhưng áp
lực tơn giáo, chính trị hoặc chiến tranh,… cũng góp phần dẫn đến tình trạng di chuyển
lao động. Các lý do phi kinh tế được đề cập ở đây không phải là nguyên nhân chủ yếu
song vẫn cần được nhìn nhận và phân tích để hiểu vấn đề một cách toàn diện, bởi lẽ
di chuyển lao động là một hoạt động mang tính kinh tế - xã hội.
(iii) Trong thế giới hiện đại, các quốc gia đang ngày càng xích lại gần nhau hơn
nên xu hướng hội nhập cùng sự phát triển của các công ty đa quốc gia cũng dẫn đến
nhu cầu sử dụng nhân lực toàn cầu, thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
di chuyển lao động. Di chuyển lao động quốc tế là kết quả của q trình tồn cầu
hóa, khi mà q trình sản xuất đã vượt ra ngồi biên giới quốc gia, khơng cịn bị giới
hạn trong nền kinh tế quốc gia. Tồn cầu hóa là một xu thế tất yếu đối với nền kinh
tế nói riêng và mọi mặt của đời sống xã hội nói chung. Biên giới quốc gia khơng cịn
là một rào cản cứng nhắc ngăn trở con người tìm kiếm cơ hội thuận lợi hơn, thậm chí
cịn được chính quyền tạo mọi điều kiện đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp. Các
quốc gia ngày càng tìm được nhiều tiếng nói chung hơn thơng qua việc đàm phán,


15

thực hiện các cam kết quốc tế và thành lập các tổ chức liên chính phủ. Cơng dân tồn
cầu sẽ là một thuật ngữ quen thuộc trong tương lai không xa. Trong điều kiện thuận
lợi và được bảo hộ, người lao động có thể tận dụng tối đa quyền tự do tìm kiếm việc
làm, nâng cao đời sống bản thân, gia đình và đóng góp vào sự phát triển của xã hội.

Xây dựng thị trường lao động quốc tế tự do, cơng bằng, an tồn và đảm bảo quyền
con người cơ bản là mục tiêu các quốc gia hướng đến trong chiến lược phát triển đất
nước, cũng là nhiệm vụ của ILO - Tổ chức Lao động Quốc tế.
1.1.2.2. Lợi ích của di chuyển lao động
Di chuyển lao động là một vấn đề nhỏ trong thị trường lao động, tuy nhiên lợi
ích của nó lại vơ cùng lớn. Nó tạo động lực thúc đẩy không chỉ cho nền kinh tế thế
giới mà cịn tác động tích cực đến kinh tế - xã hội của các quốc gia và đời sống của
bản thân người lao động cũng như gia đình của họ.
Thứ nhất, ở quy mơ tồn cầu, di chuyển lao động thúc đẩy hợp tác lao động nói
riêng và hợp tác kinh tế nói chung giữa các quốc gia trên tồn thế giới. Khi tồn cầu
hóa trở thành xu thế tất yếu và sẽ càng phát triển hơn trong tương lai thì di chuyển
lao động là một khía cạnh các quốc gia quan tâm để tăng cường hợp tác quốc tế. Cùng
với đó, di chuyển lao động đang giúp quyền con người ngày càng được đề cao, giảm
đi khoảng cách giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo.
Thứ hai, trong phạm vi quốc gia, nó có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế - chính trị
- xã hội. Di chuyển lao động giúp chăm sóc tốt đời sống nhân dân, để họ có thể tự
mình vươn lên trong cuộc sống, hoà nhập vào cộng đồng quốc tế, xây dựng các mối
quan hệ xã hội lành mạnh, giảm được khoảng cách giữa người giàu với người nghèo.
Từ đó, người dân có thêm lịng tin vào đường lối và chủ trương của quốc gia. Bên
cạnh đó, nó cịn đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia gửi lao động
và quốc gia tiếp nhận lao động.
+ Về phía quốc gia gửi lao động: Di chuyển lao động giúp nâng cao hiệu quả
nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, bởi các quốc gia sẽ chú trọng đào tạo
lao động có chun mơn và trình độ ngoại ngữ để nâng cao khả năng cạnh tranh trên
thị trường lao động.


16

Một bộ phận người lao động ở các nước, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển,

vẫn ở trong tình trạng nghèo đói, thất nghiệp, trình độ giáo dục chưa cao. Thêm vào
đó, mức độ gia tăng của lực lượng lao động trong tình trạng tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ
thời gian nhàn rỗi tương đối cao đặt ra những vấn đề giải quyết việc làm cho người
lao động. Mong muốn cải thiện đời sống là nguyên nhân chính thúc đẩy người lao
động đi làm việc tại nước ngoài. Di chuyển lao động được xem một giải pháp trong
chính sách tạo việc làm để giảm tỷ lệ thất nghiệp, giải quyết các vấn đề liên quan.
Đồng thời, hạn chế và xoá bỏ được các tệ nạn xã hội, bảo vệ mơi trường sinh thái.
Về khía cạnh kinh tế, sức lao động của các quốc gia có dư thừa lao động được
xem như là một loại hàng hoá đặc biệt có thể mang lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn cho
ngân sách quốc gia. Nguồn thu ngoại tệ xuất khẩu lao động đóng góp khơng nhỏ vào
tổng sản lượng quốc nội. Lượng kiều hối chuyển về giúp quốc gia tạo một phần nguồn
lực cho tăng trưởng kinh tế. Trong năm 2016, Ngân hàng Thế giới ước tính khoảng
11,9 tỷ đô la Mỹ kiều hối được gửi về Việt Nam. Con số này chiếm hơn sáu phần
trăm GDP của Việt Nam và đưa Việt Nam trở thành nước đứng thứ hai trong khu vực
Đông Nam Á là nước nhận được lượng kiều hối lớn nhất, chỉ sau Philippines (theo
Ngân hàng Thế giới, 2018) 9.
+ Về phía quốc gia có lao động nhập cư: Nguồn lực lao động từ nước ngoài giúp
giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động, bổ sung nguồn lực phát triển, tuyển chọn nhân
tài để thu hút FDI. Lao động nội địa và lao động nước ngoài sẽ có cơ hội cạnh tranh
lành mạnh giúp chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện. Kinh nghiệm và tri thức
trong nghề sẽ được truyền tải thơng qua q trình vừa làm việc, vừa học hỏi lẫn nhau.
Với các nước có cơ cấu dân số già, nhận lao động nước ngồi là giải pháp hữu
hiệu và tức thời để có lượng nhân cơng ổn định duy trì dây chuyền sản xuất kinh
doanh trong khi chờ những nỗ lực trong chính sách dân số phát huy hiệu quả. Với các
nước đang phát triển, lao động trình độ cao mang theo khoa học kỹ thuật tiên tiến từ
nước ngoài sẽ thỏa mãn thị trường lao động. Các nước phát triển và các quốc gia công

9

Tổ chức Lao động Quốc tế, “Lao động di cư”, [ (truy cập lần cuối lúc 08h54 ngày 15/4/2019).



17

nghiệp mới ln có nhu cầu về lao động nước ngồi trong các cơng việc khó khăn,
nguy hiểm và dơ bẩn. Lao động nhập cư có thể đảm nhiệm các công việc mà lao động
bản xứ không muốn làm. Cùng với nhu cầu lao động dịch vụ tăng cao so với khu vực
sản xuất nên việc sử dụng lao động nước ngồi trong các cơng việc dịch vụ gia đình,
y tá, chăm sóc người già,... ngày càng phổ biến hơn.
Thứ ba, di chuyển lao động có những tác động lên người lao động và người sử
dụng lao động. Người sử dụng lao động sẽ chọn lọc được nguồn nhân lực phù hợp,
giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động, duy trì hoạt động sản xuất. Người lao động
có cơ hội rời quốc gia có mức sống thấp đến mức đói nghèo hay cận đói nghèo để tìm
kiếm cơng việc tốt hơn. Đối với lao động có tay nghề, họ có thể lựa chọn những quốc
gia phát triển có mức sống cao hoặc các quốc gia đang phát triển để tìm kiếm mơi
trường làm việc ít cạnh tranh và phù hợp hơn.
Di chuyển lao động cũng tạo điều kiện thay đổi đời sống của người dân. Người
lao động có điều kiện phát huy năng lực, nâng cao mức thu nhập, ổn định mức sống,
có niềm tin vào bản thân. Đồng thời, người lao động thơng qua q trình làm việc
cũng có cơ hội đạt tới trình độ phát triển tương đương với quốc tế và khu vực, thoát
khỏi nguy cơ lạc hậu, bởi họ được tiếp cận với máy móc và công nghệ tiên tiến, cơ
chế quản lý hiện đại, tác phong cơng nghiệp, nâng cao trình độ và tay nghề.
Di chuyển lao động mang lại nhiều lợi ích ở tầm vi mô và vĩ mô. Thực hiện di
chuyển lao động không chỉ đem lại ý nghĩa về mặt kinh tế là giải quyết việc làm, tạo
thêm thu nhập chính đáng cho người dân cải thiện và ổn định đời sống lâu dài, tăng
nguồn ngoại tệ cho đất nước mà còn là nền tảng, là cơ sở cho sự tăng trưởng và phát
triển một nền kinh tế bền vững, góp phần vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Do đó, di
chuyển lao động được coi là vấn đề kinh tế đối ngoại mang lại nhiều lợi ích kinh tế
và xã hội.
1.1.2.3. Những rào cản đối với di chuyển lao động

Bên cạnh lợi ích do di chuyển lao động mang lại, diễn ra song song những vấn
đề bất cập về cơ chế, chính sách, quản lý từ cả hai phía trong và ngoài nước, những


18

hạn chế về trình độ và ý thức người lao động, tình trạng lưu trú bất hợp pháp. Ngồi
ra, người lao động cịn có thể đối mặt với việc bị lừa đảo, bóc lột và ngược đãi.
Thứ nhất, chế độ đối xử giữa người lao động nước ngoài với người lao động
bản địa và người lao động nước ngoài với nhau có sự khác biệt.
Người lao động nước ngồi phải chịu sự điều chỉnh của cả hai hệ thống pháp
luật, pháp luật nước sở tại và pháp luật của quốc gia mà người đó mang quốc tịch.
Người lao động nước ngoài được hưởng quy chế pháp lý đối với người nước ngồi
theo pháp luật nước sở tại. Bên cạnh đó, nếu có tranh chấp xảy ra cịn được sự bảo hộ
từ quốc gia mà người nước ngoài mang quốc tịch bằng cam kết trong các Hiệp định
tương trợ tư pháp đã ký kết. Đối với từng loại chủ thể khác nhau thì cơ chế bảo hộ sẽ
khác nhau.
Một số quyền lợi cơ bản mà người nước ngồi được hưởng khơng kém thuận
lợi hơn sự đối xử mà quốc gia dành cho cơng dân nước mình được xây dựng dựa trên
ngun tắc đối xử quốc gia (NT). Tuy nhiên, do mối quan hệ ràng buộc về quyền và
nghĩa vụ giữa công dân với nhà nước nên các quốc gia có xu hướng dành nhiều ưu ái
và thuận lợi cho lao động là cơng dân nước mình. Pháp luật các quốc gia thường tồn
tại sự khác nhau giữa hai đối tượng này dù chính sách rộng mở đến đâu. Sự khác biệt
cũng thể hiện trong nguyên tắc tối huệ quốc (MFN), cho phép người nước ngồi được
hưởng sự đối xử khơng kém thuận lợi hơn sự đối xử mà một quốc gia dành cho cơng
dân của nước thứ ba. Nói cách khác, giữa những người nước ngồi như nhau thì có
quy chế pháp lý như nhau, giữa những người nước ngoài khác nhau thì có quy chế
pháp lý khác nhau.
Ngồi ra, người lao động nước ngồi cịn được áp dụng ngun tắc đối xử có
qua có lại. Nguyên tắc này được hiểu là một quốc gia dành một chế độ pháp lý nhất

định cho người nước ngoài tương ứng với chế độ pháp luật mà quốc gia đó đã và sẽ
áp dụng cho cơng dân nước mình. Ngun tắc này được coi là nền tảng cho sự phát
triển bền vững của các mối quan hệ giữa các quốc gia trong hợp tác quốc tế.
Quyền lợi của người lao động nước ngoài phụ thuộc vào chính sách của các
quốc gia và cam kết của họ trong các văn kiện quốc tế. Các quốc gia không thể xây


19

dựng và tăng cường sự hợp tác trong lĩnh vực lao động nếu như khơng có hành lang
pháp lý đảm bảo quyền lợi của người lao động làm nền tảng. Vì thế, các nước cần
chung tay nỗ lực bảo vệ và xóa bỏ bất cơng để thu hút và sử dụng lao động có hiệu
quả.
Thứ hai, khó khăn trong quản lý khi tình hình di chuyển lao động khơng được
báo cáo đầy đủ.
Vấn đề quản lý di chuyển lao động là bài toán phức tạp bởi hiện tượng người
dân tự ý hoặc được mơi giới đưa sang nước ngồi làm việc và lưu trú bất hợp pháp.
Các tổ chức, cá nhân khơng có chức năng thực hiện xuất khẩu lao động lừa đảo đưa
người lao động sang các quốc gia khác lao động bất hợp pháp. Mặc dù có quy định
xử phạt nhưng vẫn không ngăn chặn được các chủ thể vi phạm. Các đối tượng lừa
đảo, hứa hẹn đưa người lao động đi nước ngồi nhưng sau đó bỏ trốn, chiếm đoạt tài
sản của người lao động. Ngoài ra, cịn có dấu hiệu hình thành các đường dây bn
bán người.
Một số quy định pháp lý không rõ ràng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lợi
dụng kẽ hở của pháp luật để bắt người lao động phải chịu những chi phí cao một cách
bất hợp lý. Bên cạnh đó cịn tồn tại tình trạng vi phạm các quy định pháp luật của một
số doanh nghiệp với các hình thức như không thẩm định hợp đồng, không đào tạo
trước khi đi, không báo cáo danh sách lao động, thu tiền quá quy định…
Trong thực tế, nhiều công ty xuất khẩu địi hỏi người lao động phải đóng phí
mơi giới cao hơn pháp luật ấn định. Ngồi ra, cịn các khoản khác như tiền dịch vụ

trả cho công ty xuất khẩu, chi phí đặt cọc “chống trốn”, chi phí dạy nghề và ngoại
ngữ trước khi ra nước ngoài, vé máy bay lượt đi,... Người lao động phải thế chấp đất
và nhà cửa hay vay mượn, hơn nữa phải làm việc vất vả để có đủ tiền lo chi phí.
Đặc biệt, vấn đề quản lý thơng tin người lao động cũng cịn tồn tại vướng mắc.
Những trường hợp người lao động qua đời ở nước ngồi, cơ quan quản lý có thẩm
quyền sẽ làm thủ tục thơng báo về gia đình nhưng chưa được công bố rộng rãi. Nếu
đăng tải trên phương tiện truyền thơng thì khơng có lợi trong dư luận xã hội vì nhiều
vấn đề chưa được rõ ràng. Người lao động ra nước ngồi có thể đột tử hoặc tự tử vì


20

khơng thích nghi được điều kiện căng thẳng, hoặc do tố chất tâm lý nhạy cảm, không
tốt cộng thêm bị lơi kéo uống rượu, sử dụng chất kích thích... Ngồi ra, có trường hợp
do khoảng cách về địa lý và một số sai sót trong cơng tác quản lý, người lao động mất
nhưng vài tháng sau gia đình mới được báo tin. Nếu thông tin về thân phận người lao
động được quản lý chặt chẽ hơn, quy trình kiểm tra sức khỏe nghiêm ngặt hơn, người
lao động được trang bị ngơn ngữ, kiến thức, kỹ năng tốt hơn thì khả năng chịu sức ép
và thích nghi với hồn cảnh của người lao động hẳn sẽ được cải thiện.
Thứ ba, công tác xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến trật tự, an
ninh nước sở tại.
Xử lý vi phạm như thế nào để hợp pháp và hiệu quả là thách thức lớn đối với
các quốc gia vì mối quan hệ phát sinh cịn liên quan đến tính quốc tế, cam kết và tình
hữu nghị của nước gửi và nước tiếp nhận lao động, một số vấn đề về bảo hộ cơng
dân. Hiện nay, tình trạng lao động bỏ trốn đang là một vấn đề nhức nhối, không chỉ
ảnh hưởng cơng tác quản lý của nước nhận mà cịn tác động tiêu cực đến hình ảnh
quốc gia của lao động bỏ trốn. Mục đích các lao động phá vỡ hợp đồng ra ngồi làm
là để có thu nhập cao hơn, cư trú bất hợp pháp để có thể ở lại làm việc lâu hơn. Kinh
tế là nguyên nhân thúc đẩy lao động ra nước ngồi để tìm kiếm cơ hội cũng chính là
lý do chủ yếu chi phối hành vi bất hợp pháp này.

Những lao động bỏ trốn và lưu trú bất hợp pháp có thể bị chính quyền bắt giữ,
hoặc trục xuất về nước. Điều này dẫn đến xu hướng tuyển dụng lao động nước ngồi
có dấu hiệu giảm dần tại một số công ty, đồng thời, các quốc gia tuyên bố sẽ mạnh
tay hơn trong việc kiểm sốt người lao động nước ngồi. Để hạn chế tác động xấu
đến xã hội và góp phần làm giảm tội phạm liên quan đến người nước ngoài, các quốc
gia thực hiện các giải pháp truy quét lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp.
Bên cạnh đó, một số lao động ở nước ngoài thiếu ý thức, vi phạm pháp luật, làm
tình hình tội phạm ở quốc gia sở tại phức tạp hơn. Cờ bạc, trộm cắp,... phát sinh từ
phía lao động nước ngoài là vấn đề nan giải của nước sở tại. Bản thân quan hệ lao
động có sử dụng lao động nước ngoài đã phức tạp nên khi xử lý họ, cần có quy trình
pháp lý chặt chẽ và đúng cơ quan có thẩm quyền.


×