Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Thực hiện pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh theo luật cạnh tranh việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.3 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG oy HOC LUAT TP.HO Mas MINH.

LU LAM UYEN

THUC HIEN PHAP LUAT CHONG CANH TRANH
KHONG LANH M@NH THEO LuẬT CANH TRANH
VIET NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành:

Mã ngành:

Luật Kinh tế
603850

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC: TS. LE VAN HUNG

TAWA NG I0 LÚN T9

PPTHGNG TIN. THO VERN
na.

Mi I
08210000189

TP. Hỗ Chí Minh — 10/2006

:


/


ee

TC lD Ác

2 NGA HA VỘY TH

KMS/vS 4s E1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

I0vIø#2
LỮ LÂM UYÊN

THUC HIEN PHAP LUA@T CHONG CặNH TRANH
KHONG LANH M@NH THEO LUAT CANH TRANH
VIET NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành:

Mã ngành:

Luật Kinh tế
603850


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN HƯNG

TRUONG ĐẠI

LUATTPHCH

INTHE ANG TIN: THU VIEN
Thy vién
BH Luat TI

//IIIIIfI
TP. Hồ Chí Minh - 10/2006


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các luận chứng và kết
quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào
chac.

Tác giả


MỤC LỤC
Trang

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG1:


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VÀ
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHƠNG LÀNH
MẠNH
1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh khơng lành mạnh và chống cạnh tranh
uc

05

TT
1.1.1 Khái quát về cạnh tranh kinh tế ......................... Qsas011t2/

05

3100100010060

^^...

1.1.2 Tính chất hạn chế quyển của quy định chống cạnh tranh không
lành mạnh
1.1.3 Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Luật cạnh tranh Việt

1.1.4 Phân biệt chống cạnh tranh không lành mạnh và chống hạn chế
Hg0100 23
1001
cexhth
H0100101101
.ccscc
HH th
cạnh tranh ..................


1.2 Nguyên tắc chung thực hiện pháp luật chống cạnh tranh không lành
mạnh...

1.2.1 Những quy định chống cạnh tranh không lành mạnh trong hệ

thống luật quốc gia
1.2.2 Xử lý vi phạm

...24

cạnh tranh không lành mạnh .......................-..--.:-+ 30


CHƯƠNG

2: THỰC

HIỆN

PHÁP

LUẬT

CHỐNG

CẠNH

TRANH

KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

2.1 Tình hình chung về họat động cạnh tranh không lành mạnh ở Việt
Nam hiện nay. . . . . . . .-. - c- chien

35

2.2 Áp dụng các quy định chống cạnh tranh không lành mạnh - những

vướng mắc từ thực tiễn
2.2.1 Thu hút khách hàng một cách không lành mạnh.....................----‹: 37

2.2.2 Can trở đối thủ cạnh tranh cụ thỂ......................-..----«ceccsitsrrieerieeire 55
2.2.3 Cần trở họat động của thị trường nói chung ................-.:-‹--:-‹‹-+---+++ 60
2.2.4 Lợi dụng thành quả của người khác .....................--‹---:---:se++serteerrree 60

2.3 Áp dụng các quy định chống cạnh tranh không lành mạnh đối với hành
vi cạnh tranh không lành mạnh đặc biệt — Quảng cáo so sánh...

2.3.1 Ý nghĩa của họat động cạnh tranh quảng cáo so sánh ................... 65
2.3.2 Kinh nghiệm các nưỚC ......................-----++xcsxeettertertertetiteitedeiederre 66
2.4 Những khó khăn trong áp dụng các quy định chống cạnh tranh không
lành mạnh...

2.4.1 Một số trở ngại trong việc áp dụng pháp luật chống cạnh tranh
không lành mạnh của các cơ quan có thẩm quyền...

2.4.2 Một số trở ngại khác khi thực hiện quy định chống cạnh tranh
không lành mạnh ở Việt Nam ............................‹ccccreeeererrerrrrrerire Lo

2.5 Một số kiến nghị va giải pháp để xuất........................--...-ecetceccerrereeeerrrre TT
2.5.1 Giải pháp mang tính định hướng GUS

2.5.2 Giải pháp mang tính cơng cụ thực hiện...
2.5.3 Giải pháp hỗ trợ

KẾT LUẬN

DI sytv71117072//00A1/04451455110355+ ah


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của để tài
Cạnh tranh là một hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trường. Thực tiễn đã
chứng minh là, nếu được kiểm soát tốt, cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích to lớn cho
nên kinh tế, cho cơng chúng tiêu dùng, vì họ có thể hưởng những dịch vụ với giá rẻ
hơn và chất lượng tốt hơn. Hiện nay ở hầu khắp các nước có nền kinh tế thị trường
đều đã có Luật cạnh tranh. Các nước có nền kinh tế chuyển đổi như Cộng hòa Liên
bang Nga, Trung Quốc...cũng đã lần lượt ban hành Luật cạnh tranh. Việt Nam

không là một ngoại lệ: khi chuyển từ nên kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp
với thành phân kinh tế chủ yếu là quốc doanh sang kinh tế thị trường, lần lượt các
văn bản pháp luật ra đời, hình thành khung pháp lý điều chỉnh hoạt động đa dạng
của các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Luật cạnh tranh
hướng
được ban hành năn 2004 được xem là một nỗ lực của nhà nước trong việc

nền kinh tế vận hành theo những chuẩn mực của kinh tế thị trường.
Mặt khác, việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới và kinh tế khu vực mang lại
cho Việt Nam

các lợi ích và song song là các thách thức mới. Nhiều hiện tượng


cạnh tranh và tranh chấp trong cạnh tranh thương mại mang tính chất quốc tế cũng

nay sinh và địi hỏi cần được giải quyết. Trong khi đó, hiện nay các doanh nghiệp
của Việt Nam hầu như chưa thực sự quan tâm đúng mức đến hoạt động cạnh tranh
và thực hiện pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh nhằm tự bảo vệ mình
trước những vụ tranh chấp, kiện tụng hứa hẹn sẽ diễn ra thường xuyên trong môi
trường kinh doanh hội nhập.


Việc ban hành Luật cạnh tranh của nhà nước Việt Nam năm 2004 đã bước đầu tạo
lập khuôn khổ

pháp lý cho hoạt động doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi tổ chức thực

hiện pháp luật về cạnh tranh, nhiều vấn để đặt ra trong thực tiễn đòi hỏi cần phải
giải quyết một cách hợp lý để, vừa phát huy tối đa năng lực của doanh nghiệp vừa
đảm bảo tính chất phát triển lành mạnh của nên kinh tế. Chẳng hạn, việc xác định
nội hàm của khái niệm cạnh tranh không lành mạnh trong bối cảnh kinh tế Việt
Nam hiện nay và xu hướng hội nhập trước mắt; thực hiện pháp luật cạnh tranh trong
tương quan với các lĩnh vức pháp luật khác cùng điều chỉnh hoạt động kinh doanh;

xử lý vấn để cạnh tranh như thế nào trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để vừa bảo vệ
các quyển lợi hợp pháp của nhà kinh doanh trong nước vừa dam bảo thuận lợi trong

việc thu hút đầu tư nước ngoài..Tất cả những vấn để trên địi hỏi phải có những
nghiên cứu nghiêm túc để tìm ra lời giải cho bài tốn phát triển.

Từ tình hình thực tế trên, tác giả cho rằng việc nghiên cứu để tài “Thực hiện
pháp luật chống cạnh tranh khơng lành mạnh theo Luật Cạnh tranh Việt Nam”
có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết trong quá trình thực hiện pháp luật của nhà nước

cũng như các chủ thể kinh doanh trong lĩnh vực cạnh tranh vốn còn nhiều mới mẻ ở
nước ta.

2. Tình hình nghiên cứu để tài
Chủ để về luật cạnh tranh nói chung và thực hiện pháp luật về cạnh tranh nói

riêng đã được giới nghiên cứu lý luận ở nước ta để cập đến trong những năm gần

đây. Xuất phát từ thực tiễn cân phải có những nghiên cứu về cạnh tranh và pháp
luật cạnh tranh làm cơ sở cho nhà làm luật, các cơ quan quản lý cũng như doanh

nghiệp có được những định hướng cũng như những tiêu chuẩn hành vi để bảo dim
cho hoạt động kinh doanh của mình, thời gian qua đã có các cơng trình nghiên cứu


liên quan đến lĩnh vực này dưới góc độ này hay góc độ khác như cơng trình nghiên

cứu “Các vấn đề pháp lý và thể chề vê chính sách cạnh tranh và kiểm sóat độc quyền
kinh doanh” của Dự án hịan thiện mơi trường VIE/97/016, loạt bài nghiên cứu:
“Cạnh

tranh và xây dựng pháp luật cạnh

tranh ở Việt Nam

hiện nay” của TS

Nguyễn Như Phát, cơng trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực
tiễn xây dựng luật cạnh tranh” do Tiến sĩ Lê Thị Bích Thọ làm chủ nhiệm để tài,


sách chuyên khảo “Pháp luật về kiểm sóat độc quyền và chống cạnh tranh khơng
lành mạnh ở Việt Nam” của Tiến sĩ Đặng Vũ Huân, luận văn tốt nghiệp cao học
“Một số vấn đề pháp lý về chống độc quyền và cạnh tranh bất chính tại Việt Nam”

của tác giả Nguyễn Hòang Giao...
Su da dang trong nhiều chủ dé khác nhau về pháp luật cạnh tranh của các tác
giả nêu trên cho thấy một mặt có sự đồng nhất trong nhận thức về tầm quan trọng
của cạnh tranh và thực hiện pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong nên
kinh tế thị trường Việt Nam, mặt khác vẫn cịn có khoảng cách giữa quy định pháp
luật với việc hiện thực hoá pháp luật về cạnh tranh. Do vậy, tiếp tục nghiên cứu
vấn để thực hiện pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh cũng là vấn để mang

tứnh thời sự xét trên cả hai bình diện lý luận và thực tiễn.
3. Phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của để tài:

Phạm vi nghiên cứu của để tài giới hạn ở việc phân tích những quy định về
chống cạnh tranh không lành mạnh của Luật cạnh tranh và thực hiện pháp luật
chống cạnh tranh không lành mạnh. Đề tài khơng đi sâu nghiên cứu nhóm hành vi

hạn chế cạnh tranh mặc dù trong quá trình nghiên cứu ít nhiều cũng có để cập đến
những hành vi này. Để tài cũng phân tích so sánh kinh nghiệm của một số nước


cứ cho những để xuất của
trong việc chống cạnh tranh không lành mạnh làm căn
tác giả.

Nhiệm vụ của để tài là:

cạnh tranh

- Phân tích cơ sở lý luận vé cạnh tranh không lành mạnh và chống
không lành mạnh;

không lành
- Phân tích những vấn để thực trạng thực hiện chống cạnh tranh
mạnh trong bối cảnh Việt Nam;
pháp luật về
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện vấn để thực hiện
tế của Việt Nam.
chống cạnh tranh không lành mạnh trong bối cảnh hội nhập kinh
4. Phương pháp nghiên cứu thực hiện trong để tài luận văn:
g pháp phân tích,
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như phươn

tích việc vận
hệ thống hóa, phương pháp so sánh luật học. Tác giả cố gắng phân

mạnh vào thực
dụng các quy định của pháp luật về chống cạnh tranh không lành
luật chống cạnh
tiễn Việt Nam; đặt luật cạnh tranh và quy định về thực hiện pháp
của hệ thống pháp
tranh không lành mạnh trong tương quan với các chế định khác
tạo nên cách tiếp
luật Việt Nam; đồng thời so sánh với kinh nghiệm các nước nhằm

của việc sử
cận đa chiều. Các để xuất của tác giả, do vậy, cũng là kết quả lơgích
dụng các phương pháp trên.


5. Kết cấu của Luận văn:
Ngoài Phân mở đầu, kết luận, nội dung Luận văn gôm 02 chương:
hiện pháp
Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh không lành mạnh và thực

luật chống cạnh tranh không lành mạnh.
Chương 2: Thực hiện pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt
Nam - thực trạng và giải pháp.


CHUONG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VÀ THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
1.1Cơ sở lý luận về cạnh tranh không lành mạnh và chống cạnh tranh không
lành mạnh

1.1.1Khái quát về cạnh tranh kinh tế.
1.1.1.1

Cạnh tranh.

Cạnh tranh là một hiện tượng xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử xã hội lòai

người. Từ khi bất đầu có tư hữu, ý thức con người đã biết đến việc cố gắng hết sức
tranh đua với người khác để giành lấy, đạt được kết qua tốt nhất về phần họ. Theo
A. Lobe', cạnh tranh được hiểu là một quá trình cố gắng của hai hay nhiều chủ thể
thông qua những hành vi và khả năng nhất định để cùng đạt được một mục đích. Do
bân chất của hành vi cạnh tranh địi hỏi phải có sự tự do ý chí và việc xác lập quyên
lợi cá biệt hố; vì vậy, trong lịch sử, cạnh tranh chỉ xuất hiện vào giai đoạn nên kinh


tế chuyển từ tự cung tự cấp sang kinh tế hàng hoá, trên nên tảng của chế độ tư hiu.
Cạnh tranh phát triển rất mạnh cùng với q trình cơng nghiệp hố và trong điều
kiện của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh được xem như là một thuộc tính, một nhân

tố khơng thể thiếu của quá trình phát triển.
1.1.1.2

Cạnh tranh kinh tế.

Cạnh tranh kinh tế cũng là một hiện tượng có lịch sử ra đời và phát triển lâu

dài, bao gồm rất nhiều hành vi đa dạng thông qua việc chiếm lĩnh, mở rộng hoặc
củng cố thị phần để thu hút khách hàng tiêu thụ sản phẩm. Trong suốt quá trình
! A.Lobe - Chống lại cạnh tranh không lành mạnh, Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi vi phạm pháp luật
dân sự, 1907.


tham gia thị trường, mọi chủ thể đều có quyền tự do họat động kinh tế theo hình
thức và phương thức do họ lựa chọn. Quyển này phát sinh từ gốc rễ là quyển tự do

phát triển nhân cách và cuộc sống được ghi nhận trong hầu hết hiến pháp ở các
nước hay cụ thể như quyên tự do kinh doanh theo Hiến pháp Việt Nam. Tuy nhiên,
nếu một người tham gia thị trườnè tự cho mình quyền tự do tuyệt đối sử dụng mọi
hình thức và phương thức thu hút khách hàng nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
thì chính những hành vi này làm cho quyền tự do họat động kinh tế của cá nhân, tổ
chức khác trong xã hội bị xâm phạm. Vì vậy, quyền tự do họat động kinh tế sẽ phải

dừng lại trước ngưỡng cửa mà nếu vượt qua nó có thể hạn chế, xâm phạm quyền tự
do ấy của người khác. Luật chống cạnh tranh khơng lành mạnh chính là những quy

định vạch nên ngưỡng cửa giới hạn thông qua việc ghi nhận những họat động cạnh

tranh bị cấm. Bằng cách điều chỉnh họat động cạnh tranh trong khuôn khổ giới hạn
cho phép, pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh bảo vệ quyển tự do họat
động kinh tế của mọi thành viên họat động trên thị trường và bảo vệ họat động
cạnh tranh lành mạnh. Có khá nhiều định nghĩa về cạnh tranh kinh tế. Người ta có

thể tìm thấy chúng ở cả những cuốn từ điển dành cho công chúng. Chẳng hạn Từ
điển kinh doanh xuất bản năm 1992 tại Anh định nghĩa: “Cạnh tranh là sự ganh đua,

sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành càng một lọai
tài nguyên sản xuất hoặc cùng một lọai khách hàng về phía mình”. Các nhà Luật

học quốc tế mặc dù chưa thống nhất được một định nghĩa chung về cạnh tranh kinh
tế, nhưng đều nhất trí rằng điều kiện tiên quyết cho cạnh tranh kinh tế là một “hành
động nhằm mục đích cạnh tranh” gồm hai yếu tố cấu thành là:


- Về mặt khách quan, đó là một hành động hướng đến việc xác lập một giao

dịch kinh tế với khách hàng, có tác dụng hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của người này
trên cơ sở gây bất lợi cho người khác.
- Về mặt chủ quan, chủ thể có chủ đích thơng qua hành động đó để tạo thuận

lợi cho bản thân hoặc người khác”.
1.1.1.3

Tác đông của canh tranh đến phát triển kinh tế
+ Vai trò của cạnh tranh trong nên kinh tế


Cạnh tranh có sức tác động mạnh mẽ đến mỗi một doanh nghiệp xác định,
đến những thị trường hàng hóa xác định và đến tịan bộ nên kinh tế. Dưới áp lực
của cạnh tranh, trong cuộc chạy đua thu hút khách hàng, các chủ thể cạnh tranh

phải không ngừng cải tiến công nghệ, thiết bị sản xuất và phương thức quản lý, phát
triển những sản phẩm và dịch vụ mới với chất lượng và giá cả ngày càng hấp dẫn
hơn. Sự đòi hỏi phải liên tục hòan thiện khả năng sản xuất, họat động kinh doanh
trong mỗi một doanh nghiệp cũng chính là động lực để doanh nghiệp ngày càng

phát triển lớn mạnh. Hệ quả của những nỗ lực cải tiến và sáng tạo như vậy là sự
phát triển tiến bộ chung của năng lực sắn xuất của nên kinh tế. Bên cạnh đó, nguồn
sản phẩm, dịch vụ trở nên ngày càng đa dạng và phong phú, tạo ra nhiều lựa chọn
cho người tiêu dùng. Ngòai ra, cạnh tranh tác động đến thị trường hàng hóa xác
định thơng qua việc điểu chỉnh và định hướng cung cấp hàng hóa phù hợp với nhu
cầu của người tiêu dùng. Với đặc tính là q trình lựa chọn, lọai bỏ những doanh

nghiệp kém hiệu quả, mở ra cơ hội cho những chủ thể năng động hơn tham gia thị

? Hoppmann, Cạnh tranh mang tính chức năng ®Workable Competition”, nam 1966 va Van để định nghĩa

Cạnh tranh trong chính sách kinh tế, năm 1968; Everling, về lý thuyết cạnh tranh trong các phán quyết mới
của Tòa án Cộng đồng chung Châu Âu, tạp chí Kinh tế và cạnh tranh WuW, trang 995, năm 1990)


trường, cạnh tranh hướng dẫn việc phân bổ lại các nguồn lực của nền kinh tế một
cách hiệu quả nhất.
1.1.1.4 Canh
tranh
hiệu qủa
Cạnh tranh hiệu quả là đối tượng bảo vệ quan trọng của Luật cạnh tranh.

Cạnh tranh hiệu quả là cuộc cạnh tranh mà ở đó, các chủ thể tham gia cạnh tranh,
trong quá trình tranh đua chiếm lĩnh và mở rộng thị trường tiêu thụ, đã áp dụng
phương pháp thu hút khách hàng thơng qua chính sản phẩm, dịch vụ mà họ chào
bán trên thị trường. Các chủ thể kinh doanh thực hiện cạnh tranh bằng cách tranh

đua đưa ra sản phẩm với điều kiện tốt hơn sản phẩm của đối thủ về chất lượng, khối
lượng, mẫu mã, giá cả..Để ngày càng hòan thiện các điều kiện thương mại này, các
chủ thể tham gia cạnh tranh phải liên tục cải tiến công nghệ, thiết bị sản xuất,
phương thức quản lý. Nói cách khác, họ phải nâng cao hiệu quả họat động sản xuất

kinh doanh, chăm lo cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ đồng thời hạ giá thành
nhằm thu hút khách hàng. Phương thức cạnh tranh như vậy được gọi là cạnh tranh
hiệu quả — có nghĩa là sử dụng hiệu quả họat động sản xuất kinh doanh của chính
bắn thân các chủ thể kinh doanh làm phương tiện thực hiện cạnh tranh. Cạnh tranh
hiệu quả đem lại lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp, cho người tiêu dùng và là

động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Người tiêu dùng được hưởng lợi từ nguồn
sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý, trong khi đó nỗ lực liên tục nâng cao hiệu
quả họat động sản xuất kinh doanh của các chủ thể cạnh tranh đã tạo nên sự phát

triển bên vững cho chính họ đồng thời cho nền kinh tế quốc gia.
1.1.1.5

Cạnh tranh không lành mạnh.

Cũng như bất ký quá trình xã hội nào, cạnh tranh cũng có những mặt trái của
nó; đó là hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh. Cạnh tranh không lành mạnh là


thuật ngữ cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất nào được chấp nhận

chính thống trên phạm vi tịan thế giới. Trên phạm vi quốc tế, cơng ước Paris ngày
20.03.1883 tai diéu 10 Bis 2 định nghĩa về hành vi cạnh tranh không lành mạnh là
“hành vi cạnh tranh vi phạm những thói quen kinh doanh đàng hịang, đứng đắn
trong lĩnh vực cơng nghiệp và thương mại” đông thời liệt kê các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh điển hình. Hiệp định TRIPS tuy khơng có các qui định trực tiếp
chống cạnh tranh không lành mạnh, nhưng qui định các nước thành viên phải tuân
thủ những qui định của công ước Paris về chống cạnh tranh không lành mạnh. Hiện

nay vẫn chưa có một bộ luật quốc tế tồn diện về chống cạnh tranh khơng lành
mạnh, ngọai trừ dự thảo của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới." Ở phạm vi từng quốc

gia tổn tại nhiều định nghĩa đa dạng về cạnh tranh không lành mạnh, cụ thể như:
- Đức:

Người nào trong giao dịch kinh doanh, nhằm mục đích cạnh tranh mà

thực hiện những hành vi vi phạm đạo lý thì có thể bị buộc phải chấm dứt hành vi đó

và bởi thường thiệt hại. Nhiều nước có định nghĩa tương tự định nghĩa của Đức như
Dan Mach, Phan Lan, Hy Lap, Ao, Thuy Dién, Tay Ban Nha...”
- Việt Nam:

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của

doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về
đạo đức kinh doanh,

gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà

nước, quyển và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng."

Quá trình phát triển của pháp luật chống cạnh tranh khơng lành mạnh trên
thế giới song hành với sự phát triển khoa học kỹ thuật của nhân lọai. Đi cùng sự
3 Model Provisions on Protection Against Unfair Competition- Articles and Notes, WIPO Publication No. 832
(EB), 1996.

* Điều 1 Luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Đức- sửa đổi ngày 23/07/2002

* Bình luận về luật chống cạnh tranh khơng lành mạnh - GS TS Koehler, GS Tham phan Tòa tối cao liên
bang Đức Piper, NXB CH Beck 2001

® Điều 3 khỏan 4 Luật cạnh tranh Việt Nam


thay đổi vượt bậc của đời sống xã hội và những chuyển biến tích cực của nền kinh

tế tư bắn, pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh cũng trải qua nhiều lần
thay da đổi thịt và càng ngày càng được bổ sung hòan thiện hơn. Sự thay đổi trong
những quy định chống cạnh tranh không lành mạnh xoay quanh các yếu tố cấu
thành của hành vi cạnh tranh không lành mạnh gồm chủ thể thực hiện hành vi, thiệt
hại trong cạnh tranh không lành mạnh

+ Chủ thể thực hiện
Trước đây, khái niệm chủ thể của hành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ

bao gồm những cá nhân, tổ chức họat động kinh doanh trên thị trường, đồng thời
các bên của cạnh tranh được xác định phải tham gia cung cấp hàng hóa, dịch vụ

giống nhau hoặc ít nhất là tương tự, hoặc phải hành nghé thương mại, công nghiệp
hoặc nghề nghiệp có cùng bản chất. Các án lệ về chống cạnh tranh không lành
mạnh trước đây đã không thừa nhận


tình trạng cạnh tranh giữa cá nhân, tổ chức

kinh đoanh trong lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Pháp luật chống cạnh tranh không

lành mạnh lúc bấy giờ cũng không xem người tiêu thụ và các tổ chức kinh tế xã hội
như tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, tổ chức bảo hiểm xã hội..cũng là một nhân tố
tham gia thị trường cân được bảo vệ dưới tác động của những hành vi cạnh tranh.
Ngày nay, do sự biến động đa dạng của cạnh tranh trong thực tiễn, luật chống cạnh
tranh không lành mạnh của các nước đã phá bỏ khuôn khổ áp dụng cho các bên
trong cạnh tranh phải tham gia cung cấp hàng hóa, dịch vụ giống nhau hoặc tương

tự nhau. Tòa án đã chấp nhận kết luận hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa
các doanh nghiệp họat động trong lĩnh vực ngành nghề hịan tịan khơng liên quan

nhau như hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa nhà sắn xuất thuốc lá và nhà


sản xuất bánh biscuit vé hanh vi giém pha, nói xấu đối thủ ”. Một cách tòan diện
hơn, pháp luật chống cạnh tranh khơng lành mạnh cịn mở rộng phạm vi chủ thể

đến người tiêu dùng với tư cách một lọai chủ thể tham gia thị trường. Với đối tượng
bảo vệ là quyên tự do quyết định sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu thụ, luật

chống cạnh tranh không lành mạnh đã mở rộng phạm vi điều chỉnh không chỉ họat

động sản xuất kinh doanh để cung ứng mà ở phía đối trọng - cầu hàng hóa, dịch vụ
cũng phải đảm bảo triệt để sự lành mạnh trong cạnh tranh để thúc đẩy cạnh tranh
hiệu quả.
+ Yếu tố cấu thành tính chất khơng lành mạnh

s* Khách quan
Hành vi cạnh tranh tự thân là một trong những phương thức thực hiện quyền
tự do kinh doanh của tổ chức, cá nhân trong xã hội. Như vậy, bản thân sự cạnh tranh
là không bị cấm. Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh chỉ cấm những hành
vi cạnh tranh mà phương thức, cách thức thực hiện nó mang tính chất khơng lành
mạnh. Sự không lành mạnh thể hiện ở chỗ hành vi cạnh tranh bị xem là không phù

hợp, không được chấp nhận trên cơ sở so sánh với chuẩn mực đạo đức truyền thống

và các quy tắc hành xử đúng đắn của tập quán kinh doanh được công chúng rộng
rãi công nhận. Sự phụ thuộc vào các yếu tố của quan hệ thị trường cấu trúc nên hệ
giá trị làm cơ sở kết luận tính chất khơng lành mạnh của hành vi cạnh tranh tương

đối khó xác định và khơng thống nhất ở từng thời kỳ lịch sử khác nhau, đối với các
quốc gia khác nhau. Chính vì nội hàm rất rộng của tính chất này mà việc xác định

cụ thể nội dung của hành vi cạnh tranh không lành mạnh trở nên thiếu triệt để.
Nhiệm vụ của nhà làm luật chống cạnh tranh không lành mạnh cũng trở nên khó
7 Luật Cạnh tranh của Pháp và Liên minh Châu Âu - Ths Nguyễn Hữu Huyên.


khăn hơn trong việc quy định cụ thể hành vi bị cấm trong luật đông thời phải dự
liệu được những hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh có thể xảy ra trong tương lai.
Hành vi cạnh tranh dưới nhiều hình thức đa dạng được xem là phương tiện
giúp cá nhân, tổ chức kinh doanh đạt được mục đích thu hút khách hàng, tìm kiếm
thị trường tiêu thụ. Tính chất khơng lành mạnh của hành vi cạnh tranh tạo nên đặc

điểm của phương tiện này đôi khi bị nhầm lẫn với mục đích cuối cùng mà các cá
nhân, tổ chức kinh doanh muốn đạt tới. Khơng có người kinh doanh nào tiến hành
các họat động cạnh tranh nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh. Cá nhân, tổ


chức kinh doanh chỉ hướng đến một mục đích cuối cùng là lợi nhuận thu được từ

việc có nhiều khách hàng và để đạt được mục đích đó bằng mọi giá có người đã bất
chấp hành vi cạnh tranh đi ngược lại đạo lý và luật pháp. Suy cho cùng, khơng có
mục đích cạnh tranh khơng lành mạnh mà chỉ có việc sử dụng phương tiện không

lành mạnh để cạnh tranh bị pháp luật nghiêm cấm.
s* Chủ quan

Yếu tố lỗi trong cấu thành vi phạm cạnh tranh không lành mạnh bao gồm lỗi
cố ý và lỗi vơ ý được xem xét dựa trên tính chất vi phạm đạo lý, đạo đức kinh
doanh và các tập quán nghề nghiệp thương mại của hành vi. Dù cạnh tranh khơng
lành mạnh có cơ sở bắt nguồn từ luật dân sự nhưng việc xem xét xác định trách
nhiệm

bồi thường thiệt hại trong cạnh tranh không

lành mạnh

không dựa trên

nguyên tắc suy đóan lỗi. Việc doanh nghiệp A giảm sút lượng tiêu thụ sản phẩm,

dịch vụ do khách hàng nhận thấy chọn sản phẩm của doanh nghiệp B tốt hơn khơng
thể quy trách nhiệm do doanh nghiệp B đã có lỗi thực hiện hành vi cạnh tranh
không lành mạnh. Nguyên tắc cạnh tranh tự do cho phép các chủ thể cạnh tranh có
quyền lơi kéo khách hàng miễn là thơng qua những cách thức cạnh tranh lành



mạnh. Do vậy, thiệt hại của doanh nghiệp A trên thực tế là thiệt hại hợp pháp” và
là hệ quả mà một doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh phải gánh chịu trong môi

trường cạnh tranh khốc liệt.
Yếu tố lỗi trong cạnh tranh không lành mạnh trong nhiều trường hợp khơng
những khơng đóng vai trị quyết định một hành vi có bị xem là cạnh tranh khơng

lành mạnh hay khơng, mà cịn ít ảnh hưởng đến mức bồi thường mà bên thực hiện
hành vi phải gánh chịu. Trừ một vài trường hợp cạnh tranh không lành mạnh bị truy

cứu trách nhiệm hình sự do tính chất nghiêm trọng của hành vi mà trong đó lỗi cốý
là yếu tố cấu thành bắt buộc, hầu hết mức bồi thường được xác định dựa trên thiệt
hại thực tế xẩy ra như đối với một vi phạm dân sự thông thường không phụ thuộc
vào lỗi cố ý hay vô ý.

;

s* Thiệt hại
Thông thường, thiệt hại trong cạnh tranh được hiểu là việc mất đi một lượng

khách hàng hoặc một số hợp đồng nhất định biểu hiện thông qua chứng cứ là doanh
thu bị giắm sút. Xuất phát từ nguyên tắc tự do cạnh tranh, việc xác định thiệt hại
trong cạnh tranh không lành mạnh khơng hể đơn giản bởi ngun tắc này có hậu
quả pháp lý là “tính hợp pháp của thiệt hại trong cạnh tranh", có nghĩa thiệt hại

phát sinh do tự do cạnh tranh gây ra được xem là thiệt hại hợp pháp. Ở đa SỐ các
nước phát triển, việc xác định thiệt hại hợp pháp này và thiệt hại do kết quả của

hành vi cạnh tranh không lành mạnh là công việc của thẩm phán.


Trước đây, luật chống cạnh tranh không lành mạnh đòi hỏi yếu tố thiệt hại là
điều kiện bắt buộc để kết luận một hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh. Ấn lệ tịa
tư pháp tối cao ngày

19/07/1976 của Pháp đã ghi nhận

*'Th.,s Nguyễn Hữu Huyên - Luật Cạnh tranh của Pháp và Liên minh châu Âu

“Cạnh tranh không lành

*'Th.s Nguyễn Hữu Huyên - Luật Cạnh tranh của Pháp và Liên minh châu Âu.


mạnh khơng những địi hỏi phải chứng mình lỗi của bị đơn mà còn phải chứng minh
thiệt hại do nguyên đơn phải gánh chịu ”.

Hiện nay, quan điểm truyền thống về thiệt hại trong cạnh tranh như trên đã
thay đổi, việc suy yếu khả năng cạnh tranh và mất ổn định trong họat động kinh
doanh của chủ thể tham gia cạnh tranh cũng được xem

là một dạng thiệt hại của

cạnh tranh không lành mạnh dù việc chứng minh thiệt hại này là không dễ dàng.

Một sự thay đổi lớn trong quan điểm về vấn để gây thiệt hại của hành vi cạnh tranh
khơng lành mạnh đã xảy ra. Theo đó, thiệt hại không thể biện minh được mà một

hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra là đã cẩn trở cạnh tranh hiệu quả. Hành
vi cạnh tranh cần trở cạnh tranh hiệu quả khó có thể chứng minh được thiệt hại thực


tế xảy ra đối với đối thủ cạnh tranh cụ thể hoặc người tiêu dùng, nhưng rõ ràng tính
chất khơng lành mạnh đã thể hiện rõ ở sự cản trở động lực phát triển sản xuất, kinh

tế. Cùng với sự thay đổi quan điểm này là những chuyển biến trong việc xác định
thiệt hại trong cạnh tranh và hệ quả của nó là cấu thành vi phạm pháp luật chống
cạnh tranh không lành mạnh trở nên đa dạng hơn.
Căn cứ vào việc thiệt hại có được xem là yếu tố cấu thành vi phạm hay
không, vi phạm pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh theo quy định và án
lệ của các quốc gia trên thế giới hiện nay được xác định gồm ba dạng:
- Vi phạm có cấu thành vật chất:

hành vi cạnh tranh không lành mạnh bắt

buộc phải gây hậu quả cụ thể và hậu quả đã xảy ra mới được xem là đủ yếu tố kết
luận vi phạm. Thiệt hại thường được xác định bằng tài sản do doanh thu bị giảm sút

từ việc mất đi lượng khách hàng nhất định.
- Vi phạm có cấu thành hình thức: hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh chỉ
cần đi ngược lại truyển thống đạo lý và đạo đức, tập quán kinh doanh, cản trở cạnh


tranh hiệu quả là đã đủ yếu tố truy cứu trách nhiệm pháp lý của bên thực hiện hành
vi mà không cần phải chứng minh thiệt hại đã gánh chịu từ hành vi đó.

~ Vi phạm có cấu thành trung gian giữa cấu thành vật chất và cấu thành hình
thức: hành vi cạnh tranh đi ngược lại chuẩn mực đạo đức truyền thống và tập quán
kinh doanh tuy không cần chứng minh thiệt hại thực tế bằng tài sản do hành vi đó
gây ra nhưng phải có các yếu tố có thể gây ra thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh.
Hiện nay pháp luật cạnh tranh ở một số nước có xu hướng thừa nhận cả ba
lọai cấu thành cạnh tranh không lành mạnh như trên tầy vào từng hành vi cụ thể


nhưng cũng có quốc gia bảo vệ tối đa sự lành mạnh của cạnh tranh bằng cách kết
luận vi phạm cạnh tranh không lành mạnh ngay cả khi là cấu thành hình thức.

+ Đối tượng bảo vệ
Tuy nhiên, dù có khác nhau trong xác định hành vi cạnh tranh không lành

mạnh nhưng tựu trung, pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trên thế giới
đều thống nhất ở đối tượng bảo vệ của nó. Trước hết, chống cạnh tranh không lành
mạnh bảo vệ quyển tự do họat động kinh tế bình đẳng của mỗi người. Pháp luật
chống cạnh tranh không lành mạnh đặt ra các giới hạn để chủ thể tham gia thị

trường không thể sử dụng quyền tự do cạnh tranh của mình một cách tùy thích xâm
phạm quyển tự do họat động kinh tế của người khác. Thứ hai, luật chống cạnh tranh

không lành mạnh tại hầu hết các nước đều bảo vệ quyền tự do quyết định sử dụng
hay khơng sử dụng hàng hóa, dịch vụ của người tiêu thụ. Vì vậy, pháp luật chống
cạnh tranh không lành mạnh không cho phép hành vi cạnh tranh ảnh hưởng tiêu cực
hoặc xâm phạm quyền tự do quyết định của người tiêu thụ. Để đạt được mục đích
bảo đảm thị trường tiêu thụ, các chủ thể tham gia thị trường chỉ có cách phải tranh

đua đưa ra sản phẩm với điều kiện tốt hơn so với những đối thủ của mình về chất


lượng, khối lượng, hình thức, mẫu mã, giá cả và những điều kiện thương mại khác,
nghĩa là phải tích cực nâng cao hiệu quả họat động sản xuất kinh doanh của chính

mình, ví dụ nâng cao chất lượng đơng thời hạ giá thành sản phẩm. Đây là công cụ
duy nhất doanh nghiệp được phép sử dụng trong cạnh tranh lành mạnh, còn được


gọi là cạnh tranh hiệu quả - tức cạnh tranh thúc đẩy tiêu thụ bằng và chỉ bằng hiệu
quả thực sự của chính bản thân người kinh doanh. Cạnh tranh hiệu quả có ý nghĩa
chủ động, tích cực, mở rộng thị trường cho những chủ thể tìm cách nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh cạnh tranh bằng chính sản phẩm, đồng thời mở ra khả
năng tìm tịi, khai thác thị trường mới. Cạnh tranh hiệu quả được nhìn nhận có vai

trị to lớn là động lực phát triển kinh tế. Vì vậy, đối tượng bảo vệ thứ ba của chống
cạnh tranh khơng lành mạnh chính là bảo vệ cuộc cạnh tranh hiệu quả. Những tác

động tích cực mà cạnh tranh hiệu quả mang lại khơng chỉ có ý nghĩa đối với bản
thân những người cạnh tranh trong những lĩnh vực cụ thể, mà còn mở rộng lợi ích

đến tất cả mọi người tham gia họat động thị trường và quyền lợi chung của xã hội.
Do vậy, pháp luật chống cạnh tranh khơng lành mạnh cịn có đối tượng bảo vệ rộng
lớn là quyển lợi và các mối quan tâm chung của xã hội thông qua sứ mệnh bảo vệ
cạnh tranh hiệu quả.

Những

đối tượng bảo vệ xác định của luật chống cạnh tranh khơng

lành

mạnh góp phân hình thành các tiêu chí nhận định thế nào là hành vi cạnh tranh
khơng lành mạnh. Tiêu chí xác định tính chất không lành mạnh của hành vi cạnh
tranh thể hiện qua sự đi ngược lại chuẩn mực đạo lý, đạo đức trong kinh doanh là

tiêu chí bao trùm và phụ thuộc vào nhiều yếu tố cấu trúc nên quan hệ thị trường ở
mỗi quốc gia. Trong phạm vi của tiêu chí này theo quan điểm đạo lý kinh doanh
hiện đại trên thế giới, cần trở cạnh tranh hiệu quả là một yếu tố để xác định một



hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hành vi nhằm mục đích thu hút khách hàng

nhưng khơng cạnh tranh bằng chính sản phẩm mà tác động đến quyết định tiêu
dùng của người tiêu thụ thơng qua những hình thức khác như gây nhầm lẫn, khuyến
mii loi dụng lòng tham của con người.. đều bị xem là cản trở cạnh tranh hiệu quả.

Cạnh tranh bằng các phương thức này không khuyến khích việc cải tiến, tìm tịi sản
phẩm thay thế mà thực chất là dẫn dần triệt tiêu động lực phát triển kinh tế, gây
hậu quả tiêu cực cho tòan xã hội nên bị nghiêm cấm.

+ Hậu qủa pháp lý
Xuất phát từ nền tang cd sở của luật dân sự, hậu quả pháp lý của hành vi
cạnh tranh không lành mạnh là những chế tài thông thường áp dụng trong pháp luật

dân sự gồm buộc chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại. Luật cạnh tranh
một số nước như Trung Quốc, Đức quy định ngay trong luật các biện pháp chế tài
như vậy, trong khi một số nước khác quy định hậu quả pháp lý trong một văn bản
dưới luật như Hàn Quốc, hoặc được hiểu ngầm theo quy định chung của luật dân sự
như Việt Nam... Ngòai việc bị áp dụng các biện pháp chế tài dân sự, hành vi cạnh

tranh khơng lành mạnh cịn bị điều chỉnh thông qua cơ chế họat động của cơ quan

quản lý nhà nước về cạnh tranh với chế tài chính phạt tiển đối với các cá nhân, tổ
chức thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Một

số hành vi cạnh tranh


không lành mạnh gây thiệt hại nghiêm trọng được điều chỉnh bởi pháp luật hình sự

với những chế tài nghiêm khắc hơn.
1.1.1.6

Phân loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật chống cạnh tranh không

lành mạnh ở hâu hết các nước trên thế giới được phân lọai dựa vào tiêu chí đối


tượng tác động trực tiếp của hành vi. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh tác động

trực tiếp đến các đối tượng sau đây:
-_ Tác động đến người tiêu dùng trong trường hợp quyển tự do quyết định
tiêu dùng sắn phẩm bị hạn chế hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực do họat động cạnh tranh

dẫn đến nhầm lẫn, ngộ nhận hoặc do các phương thức tác động không lành mạnh
khác

- Tác động đến đối thủ cạnh tranh cụ thể trong trường hợp họat động cạnh
tranh cẩn trở quyển tự do họat động kinh tế của những người, nhóm người cạnh

tranh cụ thể
- Tác động đến tòan bộ những người tham gia cạnh tranh họat động trên thị

trường chung trong trường hợp thông qua hành vi phạm luật mà chủ thể tham gia
cạnh tranh tạo được lợi thế so với tất cả những người cạnh tranh có ý thức tuân thủ

pháp luật khác.
Trên cơ sở ba nhóm đối tượng tác động như trên, hành vi cạnh tranh không
lành mạnh được phân lọai thành các đạng hành vi như sau:
- Hành vi thu hút khách hàng không lành mạnh. Dạng hành vi này được tiếp
tục chia nhỏ bao gồm các hành vi cụ thể dựa trên phương thức tác động không lành
mạnh như sử dụng các thông tin, chỉ dẫn gây ngộ nhận, nhầm

lẫn, thực hiện ép

buộc khách hàng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, lợi dụng lòng tin, lợi dụng điểm
yếu của con người (lòng tham, sự trắc ẩn...), quảng cáo gây khó chịu, phản cảm...

- Hành vi tác động đến đối thủ cạnh tranh cụ thể, bao gồm các hành vi như
kêu gọi tẩy chay, phá họai danh tiếng, làm mất uy tín, bán phá giá...
- Hanh vi tác động đến tòan bộ những người tham gia họat động cạnh tranh
trên thị trường chung


- Hành vi lợi dụng thành quả của người khác

- Hanh vi cạnh tranh không lành mạnh của cơ quan cơng quyền.

Do tính chất liên hệ gắn bó mật thiết giữa các yếu tố liên quan trên thị
trường mà họat động cạnh tranh hướng đến, có một số hành vi cạnh tranh không

lành mạnh tác động cùng lúc đến nhiều đối tượng, khó có thể áp dụng tiêu chí đối
tượng tác động để phân lọai. Hơn nữa, những hành vi này có các yếu tố cấu thành
hành vi khơng lành mạnh đặc trưng với các hệ quả pháp lý khác biệt. Những hành

vi cạnh tranh như vậy thường được nhiều quốc gia nêu cụ thể như những hành vi

cạnh tranh đặc biệt riêng bên cạnh một quy định tổng quát chung cho hàng lọat các
hành vi cạnh tranh không lành mạnh cịn lại.

1.12

Tính chất hạn chế quyển của qui định chống cạnh tranh không lành
mạnh

Từ trong bản chất, chống cạnh tranh khơng lành mạnh khơng phải là một
hình thức cấm quyền tổng quát. Ngay tên gọi của các quy định này cũng thể hiện rõ
mục đích của chống cạnh tranh không lành mạnh là hạn chế, lọai trừ những hành vi
cạnh tranh có tính chất khơng lành mạnh nhằm bảo vệ cuộc cạnh tranh bằng chính
năng lực thật sự của những người tham gia cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển của
cạnh tranh hiệu quả. Chính vì vậy, pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh

không thể cấm hành vi cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh mà chỉ giới hạn nó
trong phạm vi khơng đi ngược lại với truyền thống đạo đức, tập quán kinh doanh xét

về mọi phương diện.
Quảng cáo so sánh là một ví dụ điển hình về tính chất của luật chống cạnh
tranh khơng lành mạnh. Nó cho thấy pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh


là các quy định giới hạn quyển đồng thời chứng tổ sự thay đổi trong quan điểm cơ

bản về chống cạnh tranh không lành mạnh để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hoạt
động kinh tế ở các nước công nghiệp phát triển. Trước đây, đa số các nước Tây Âu
cho rằng mọi hành vi quảng cáo bằng cách so sánh sản phẩm của doanh nghiệp này
với sản phẩm của doanh nghiệp khác là một dạng


cạnh tranh không lành mạnh.

Tuy nhiên, sắc lệnh của Cộng đồng châu Âu số 84/450/EWG, sửa đổi bởi sắc lệnh
số 97/55/EG ngày 06.10.1997 đã cho phép quảng cáo so sánh. Theo Điều 3a, khoản
1 sắc lệnh này, quảng cáo so sánh là đuợc phép nếu nó thỏa mãn các điều kiện sau
đây:

- Khơng dẫn đến ngộ nhận theo qui định tại các điều 2, mục 2, điều 3 và điều
Í

7 khoản l.

-_ 8o sánh hàng hóa hay dịch vụ đáp ứng cùng một nhu cầu hay nhằm xác định
cùng một mục đích.

- $o sánh một cách khách quan một hoặc nhiều tính chất chủ yếu, quan trọng

có thể kiểm tra được và là đặc trưng của sản phẩm hay dịch vụ kể cả giá bán.
- Không gây ra nhằm lẫn trên thị trường giữa: người quảng cáo với một người
cùng cạnh tranh khác hoặc giữa các nhãn hiệu hàng hóa; tên thương mại; các
dấu hiệu nhận biết của doanh nghiệp khác; hàng hóa hay địch vụ của người
quảng cáo hay của một ngừoi cùng cạnh tranh khác.

- Khơng gièm pha, nói xấu hay bơi nhọ nhãn hiệu hàng hóa, dấu hiệu nhận
biết doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ, hoạt động hay quan hệ của một người

cùng cạnh tranh khác.
Đến nay, toàn bộ các nước thành viên Liên

minh Châu


Âu (EU) đã thông

qua và áp dụng sắc lệnh này trong Luật cạnh tranh quốc gia. Pháp sửa đổi Pháp

20


×