Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Luật cạnh tranh de cuong on tap 1 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.95 KB, 8 trang )

CÂU HỎI LÝ THUYẾT
DẠNG ĐỀ MỞ
MÔN LUẬT CẠNH TRANH
1. Nêu và phân tích vị trí của Nhà nước trong việc phát huy vai trò và khắc phục
những hạn chế của cạnh tranh hiện nay ở nước ta?
2. Nêu và phân tích việc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc
quyền trong hoạt động cạnh tranh hiện nay.
3. Hãy trình bày cạnh tranh là gì? các yếu tố của cạnh tranh?
4. Trình bày các hình thái về cạnh tranh?
5. Hãy nêu vai trò và chức năng của chính sách cạnh tranh đối với nền kinh tế thị
trường?
6. Tác động của chính sách và pháp luật cạnh tranh đối với việc phát triển kinh tế –
xã hội?
7. Trình bày các nguyên tắc cơ bản của Luật cạnh tranh.
8. Trình bày những đặc điểm cơ bản của Luật cạnh tranh.
9. Hãy nêu vị trí của Luật cạnh tranh trong hệ thống pháp luật.
10. Luật cạnh tranh là gì? Trình bày đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng của
luật cạnh tranh?
11. Cạnh tranh không lành mạnh là gì? Các đặc điểm của hành vi cạnh tranh không
lành mạnh?
12. Việc thực thi pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh tại Việt Nam như thế nào?
13. Các hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị xử lý như thế
nào?
14. Những thỏa thuận nào được coi là thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho
doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh?
15. Thị trường liên quan là gì? Ý nghĩa của việc xác định thị trường liên quan trong
quá trình xử lý các vụ việc cạnh tranh?
1


16. Hậu quả kinh tế, xã hội của lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường?


17. Trình bày những hiểu biết về tính khơng lành mạnh của hành vi bán hàng đa cấp
bất chính là gì?
18. Những vấn đề đặt ra cho cơ quan nhà nước khi đấu tranh với việc bán hàng đa
cấp bất chính tại Việt Nam là gì?
19. Điểm khác biệt giữa pháp luật kiểm sốt hạn chế cạnh tranh và pháp luật chống
cạnh tranh không lành mạnh ?
20. Hãy xác định và phân biệt hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh với vị trí độc quyền.

PHẦN TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT

Tình huống 1.
Doanh nghiệp tư nhân A là đại lý phân phối hàng tiêu dùng cho Công ty B tại
tỉnh Q theo một hợp đồng đại lý khơng xác định thời hạn. Trong hợp đồng có điều
khoản quy định Công ty B được quyền chấm dứt hợp đồng đại lý với Doanh
nghiệp tư nhân A nếu nguồn cung cấp hàng hóa bị gián đoạn mà khơng bị áp dụng
biện pháp chế tài nào?
Tình huống 2.

Cơng ty CP X bị Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra quyết định áp dụng chế
tài phạt tiền với mức tiền cụ thể là 3 tỷ đồng cho hành vi tập trung kinh tế bị cấm
(tương đương với 3% doanh thu của Cơng ty X trong năm tài chính liền trước năm
thực hiện hành vi vi phạm). Công ty CP X khiếu nại quyết định trên với lý do công
ty này đã tự nguyện khai báo hành vi vi phạm trước khi cơ quan có thẩm quyền ra
quyết định điều tra nên cần được áp dụng chính sách khoan hồng để miễn giảm
mức phạt
Tình huống 3.

Do chi phí sản xuất ở Việt Nam tăng cao, công ty thép A đã đặt một công ty
Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây gia công sản xuất sắt xây dựng theo tiêu chuẩn Việt
2



Nam và dán nhãn hiệu thép của của công ty A. Nhờ đó cơng ty thép A bán sắt xây
dựng ở Việt Nam với giá thấp hơn thị trường.
Theo gương công ty A, các công ty sản xuất thép khác là B và C cũng đặt
Trung Quốc gia công và cùng với A tạo ra cuộc chạy đua giảm giá sắt xây dựng rất
được lòng khách hàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất thép còn lại, chiếm
khoảng 78% thị trường sắt - xây dựng một mặt cáo buộc các công ty A, B, C vi
phạm luật cạnh tranh, mặt khác cùng đồng ý thực hiện một giá bán tối thiểu chung
(giá sàn). Theo yêu cầu của các doanh nghiệp này, hiệp hội các nhà sản xuất thép
Việt Nam cũng làm đơn kiến nghị chính phủ ra qui định thực hiện giá sàn về sắt
xây dựng. Tổng giám đốc công ty A cảm thấy lo lắng và muốn bạn tư vấn”
1. Cơng ty A có vị phạm luật cạnh tranh khơng? giải thích tại sao?
2. Các doanh nghiệp cịn lại có vi phạm luật cạnh tranh khơng? tại sao?
3. Cơng ty A có phải thực hiện giá sàn khơng?
Tình huống 5.

Ơng N là nhân viên của cơng ty cao su X, có nhiều đóng góp cho cơng ty dưới dạng
các sáng kiến, giải pháp hữu ích... Hiện nay, ơng N đang nghiên cứu cách thức làm tăng
độ bền của lốp xe cao su. Công ty X thỏa thuận với ông N về việc họ sẽ thưởng cho ông
N một khoản tiền lớn để ông N dừng việc nghiên cứu vấn đề trên và điều kiện này được
ông N chấp thuận. Hãy xác định cơng ty X có vi phạm Luật cạnh tranh không (biết rằng
thị phần của công ty X trên thị trường liên quan là 34%)?

Tình huống 4.

Cơng ty A là cơng ty duy nhất có quyền cung cấp xăng máy bay trên các sân
bay Việt Nam. Do giá xăng dầu quốc tế tăng, công ty A yêu cầu hãng hàng không
B chấp nhận tăng giá bàn so với giá trong hợp đồng đã ký trước đó. Hãng hàng
khơng B không đồng ý với lý do công ty A khơng áp dụng giá đó cho cơng ty C.

Sau đó công ty A đột ngột ngừng cấp xăng cho hãng hàng khơng B khiến tồn bộ
các chuyến bay của hãng hàng khơng B khơng thể thực hiện được.
Tình huống 6.

Các hành vi sau có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không? Tại sao?
3


Cơng ty A có thị phần 35% trên thị trường liên quan đã đưa ra quyết định về tỷ lệ
giảm giá khác nhau cho các đại lý ở các địa bàn khác nhau.
Tình huống 7.
Sáu cơng ty sản xuất, lắp ráp máy tính ở VN có thị phần 30% trên thị trường liên
quan đã ký thỏa thuận hợp tác lắp ráp máy tính giá rẻ với thương hiệu chung và ấn định
giá bán loại máy tính này phải dưới 4 triệu đồng.
Tình huống 8.

Vận dụng quy định của Luật Cạnh tranh (2018) để cho ý kiến của anh, chị về
tình huống sau đây.
Để tham gia đấu thầu cho dự án X (một dự án đã được mời thầu công khai), các đối
thủ cạnh tranh A, B, C đã thông báo cho nhau về giá dự thầu bằng tiền VNĐ trong
các dự án tương tự trước đó.

Tình huống 9.
Trong hợp đồng đại lý có điều khoản:

“Bên đại lý khơng được sản xuất cũng không được bán các sản phẩm cạnh
tranh theo như thoả thuận này và trong vòng 3 năm kể từ ngày thoả thuận này hết
hiệu lực”.
Tình huống 10.
Cơng ty A có thị phần là 35% trên thị trường đồ uống có ga loại đóng chai tại

Việt Nam.
Tình huống 11.

Cơng ty Thành công là Công ty chuyên KDXK hàng dệt may chiếm 15% thị
trường sản phẩm may mặc tại VN. Cơng ty ký hợp đồng với Cơng ty may Hịa hợp,
có thị phần 20% thị trường sản phẩm liên quan. Trong đó thỏa thuận khi 2 Cơng ty
này có hạn ngạch hàng dệt may thì Cơng ty thành cơng sẽ đổi hạn ngạch dệt may
vào thị trường Mỹ cho Công ty Hòa hợp để lấy hạn ngạch vào thị trường
Châu Âu.

Hỏi
1. Theo Luật cạnh tranh thỏa thuận trên có vi phạm hay khơng? giải thích?
4


2. Cơng ty Hịa Hợp sau đó ký 1 hợp đồng với Công ty VinaFashion để
Công ty này phân phối các sản phẩm do Cơng ty Hịa hợp sản xuất trên thị trường
VN. Trong hợp đồng có 1 điều khoản: “Công ty VinaFashion chỉ được ký hợp
đồng cung cấp các sản phẩm của Cơng ty Hịa hợp có giá trị dưới 50 triệu đồng.
cho khách hàng. Tất cả hợp đồng có giá trị lớn hơn 50 triệu phải được thơng báo
cho Cơng ty Hịa hợp để Cơng ty Hịa hợp trực tiếp ký hợp đồng cung ứng cho
khách hàng”. Hỏi điều khoản trên có vi phạm Luật cạnh tranh khơng? giải thích?
Tình huống 12.
Trường hợp một cơng tyy CP ở thành phố Hồ Chí Minh có giấy dăng ký bán
hàng đa cấp do Sở thương mại HCM cấp có chi nhánh ở Đà Nẵng. Chi nhánh Đà
Nẵng lại thông báo bán hàng đa cấp ra một môt tỉnh khác. Xin hỏi chi nhánh đó có
quyền thơng báo bán hàng đa cấp ra tỉnh khác khơng?
Tình huống 13.
Ba đối tượng A, B, C (là các cá nhân có tham gia đầu tư chứng khốn) với mục
đích vụ lợi về kinh tế nên đã tung tin đồn trên các diễn đàn mạng với nội dung

“công ty cổ phần M trong năm 2015 kinh doanh thua lỗ khoảng 20 tỷ đồng”. Thông
tin này làm ảnh hưởng đáng kể đến giá trị cổ phiếu của cơng ty cổ phần M trên thị
trường chứng khốn.
1. Hành vi trên có vi phạm Luật Cạnh tranh 2018 không? Tại sao?
2. Công ty M cho rằng các đối tượng trên vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến
hoạt động bình thường của cơng ty nên dự định khởi kiện ra trọng tài thương mại để giải
quyết. Anh (chị) hãy cho biết ý kiến của mình về dự định của Cơng ty M.
Tình huống 14.
Ơng A đang nghiên cứu cách làm tiết kiệm xăng của bộ chế hịa khí xe máy.
Có ba cơng ty chun sản xuất, phân phối bộ chế hịa khí trên thị trường Việt Nam
là X, Y, Z (có thị phần kết hợp là 68% trên thị trường liên quan) thỏa thuận với ông
A về việc “họ sẽ trả cho ông A một khoản tiền lớn với điều kiện ông A phải hủy
bỏ, không tiếp tục nghiên cứu vấn đề trên. Trường hợp ông A tiếp tục nghiên cứu
sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng”. Điều kiện này được ông A đồng ý.
Hãy xác định 3 cơng ty nêu trên có vi phạm Luật Cạnh tranh 2018 khơng? Vì
sao?
5


Tình huống 15.
Cơng ty cổ phần B tung ra thị trường sản phẩm điện thoại thông minh Z10 với
giá 12.5 triệu đồng. Tuy nhiên, tình hình kinh tế khó khăn cùng với sự cạnh tranh
gay gắt trên thị trường điện thoại di động Việt Nam trong thời gian qua đã khiến
cho doanh số của Z10 không đạt được như mong muốn của cơng ty B. Do đó, cơng
ty này thực hiện chương trình khuyến mại. theo đó từ ngày 1/9/2013- 30/10/2013
khi khách hàng mang một điện thoại bất kỳ của các hãng sản xuất khác đến cửa
hàng/ đại lý ủy quyền của cơng ty B thì sẽ được mua điện thoại thông minh Z10
với giá 9.5 triệu đồng. Biết rằng thị phần trên thị trường liên quan của B là 7,8%.
Giá thành tồn bộ của điện thoại thơng minh Z10 là 8,1 triệu đồng.
Cơng ty B có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay khơng?

Tình huống 16.
Thương nhân M đưa chương trình quảng cáo trên truyền hình với nội dung
giới thiệu một bé gái vào siêu thị cầm chai nước tương (không rõ nhãn mác của
hãng nước tương nào) và hỏi: “Nước tương này có dùng được khơng mẹ?”. Người
mẹ trả lời: “Khơng phải nước tương của hãng M thì đừng dùng con ạ. Mẹ nghe nói,
xét nghiệm của cơ quan có thẩm quyền đối với mẫu nước tương của các hãng đang
tiêu dùng trên thị trường hầu hết đều có cặn và độc tố 3-MCPD”. Ngay sau đó,
hình ảnh chai nước tương của thương nhân M kèm theo lời thuyết minh về nước
tương của hãng khơng có độc tố 3-MCPD, không cặn, đảm bảo sức khỏe cho
người tiêu dùng. Ngồi ra, chương trình quảng cáo này cịn dành cho khách hàng
cơ hội được tặng miễn phí hàng ngàn chai nước tương của hãng với điều kiện rất
đơn giản. Khách hàng chỉ cần mang chai nước tương của bất kỳ hãng nào (ngoại
trừ những chai nước tương của hãng M) với điều kiện nước tương cịn ít nhất 1/4
chai cùng tờ rơi của hãng có điền đầy đủ thơng tin đến các điểm đổi hàng của hãng
M sẽ nhận ngay một chai nước tương mới của hãng M.
Yêu cầu:
1. Phân tích tính hợp pháp hoặc bất hợp pháp trong chương trình
quảng cáo của thương nhân M theo Luật cạnh tranh 2018.
2. Căn cứ vào quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện hành,
hãy tư vấn cho các thương nhân sản xuất nước tương để bảo vệ quyền lợi ích hợp
pháp của mình.

6


Tình huống 17.
Trong thời gian vừa qua trên các diễn đàn mạng có một nhóm các bạn trẻ tập hợp
dịch tập 7 trong bộ truyện về Harry Potter của Rowling. Sau khi dịch các tập truyện
này, các bạn đó đã chia sẻ dữ liệu trên mạng internet ở một trang web cá nhân.
Anh chị hãy dùng các kiến thức về sở hữu trí tuệ để phân tích tình huống


trên.
Tình huống 18.
A là trưởng phịng kỹ thuật của cơng ty mỹ phẩm X. Do yêu cầu công việc A
được tiếp xúc với các tài liệu mật có liên quan đến cơng thức pha chế một số hóa
mỹ phẩm. A lợi dụng việc này lấy cắp để bán thông tin trên cho DN Y. DN Y đã
trả tiền cho A để sử dụng cơng thức trên.
Hỏi trong việc đó có ai vi phạm pháp luật về cạnh tranh hay khơng? Tại

sao?
Tình huống 19.
Cơng ty A chun sản xuất nước giải khát có gas, có thị phần 20% trên thị
trường liên quan. Cơng ty A ký hợp đồng với công ty B cũng là cơng ty chun sản
xuất nước giải khát có gas, có thị phần chiếm 30% trên thị trường liên quan. Hợp
đồng hợp tác kinh doanh trong đó có 1 điều khoản như sau: Các sản phẩm nước
uống đóng chai loại 330ml do 2 cơng ty này sản xuất có giá tối thiểu là 3000
đ/chai, với giá bán này 2 công ty sẽ có lãi khổng 40%.
Cơ quan quản lý cạnh tranh cho rằng 2 cơng ty trên có hành vi vi
phạm pháp luật cạnh tranh nên ra quyết định điều tra sơ bộ. Điều tra viên được
phân công điều tra vụ án kết luận 2 công ty trên vi phạm pháp luật cạnh tranh. Vì
chứng cứ quá đầy đủ nên thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh đã ký quyết định
chuyển hồ sơ vụ việc sang hội đồng cạnh tranh. Hội đồng xử lý cạnh tranh sau khi
được thành lập đã kết luận 2 cơng ty trên có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường bị cấm và ra quyết định xử lý. Công ty A cho rằng quyết định trên không
đúng pháp luật nên khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ thương mại.
Hãy cho biết ý kiến giải quyết vụ việc trên.
Tình huống 20.
7



Ông N là nhân viên của công ty cao su X, có nhiều đóng góp cho cơng ty dưới
dạng các sáng kiến, giải pháp hữu ích... Hiện nay, ơng N đang nghiên cứu cách thức làm
tăng độ bền của lốp xe cao su. Công ty X thỏa thuận với ông N về việc họ sẽ thưởng cho
ông N một khoản tiền lớn để ông N dừng việc nghiên cứu vấn đề trên và điều kiện này
được ông N chấp thuận. Hãy xác định cơng ty X có vi phạm Luật cạnh tranh không (biết
rằng thị phần của công ty X trên thị trường liên quan là 34%)?
--------------------------------------------

8



×