Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

báo cáo đánh giá tác động xã hội dự án giảm nghèo khu vực tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.25 MB, 93 trang )

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI
DỰ ÁN GIẢM NGHÈO KHU VỰC TÂY NGUYÊN
Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi & Quảng Nam
[BẢN THẢO 2]
[BẢN THẢO LẤY Ý KIẾN, KHÔNG TRÍCH DẪN DƯỚI MỌI HÌNH THỨC]
Tháng 8, 2013
IPP649
2
Danh mục bảng, hình và hộp 4
LỜI CẢM ƠN 5
Danh mục từ viết tắt 6
TÓM TẮT BÁO CÁO 8
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 10
1.1 Bối cảnh của Đánh giá Tác động Xã hội 10
1.2 Mục tiêu của Đánh giá Tác động xã hội 11
1.3 Phương pháp luận của Đánh giá 11
1.3.1 Khung lý thuyết 11
1.3.2 Các công cụ thu thập thông tin 16
1.3.3 Quá trình chọn mẫu và mẫu 17
CHƯƠNG II: CÁC PHÁT HIỆN CHÍNH CỦA BÁO CÁO 19
2.1 Nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, vốn sinh kế và các yếu tố ngoại cảnh làm tăng tính dễ bị
tổn thương 19
2.1.1 Tính dễ bị tổn thương của nhóm đối tượng Dự án 20
2.1.2 Tiếp cận vốn sinh kế của nhóm đối tượng trong vùng Dự án 24
2.1.3 Nhiều yếu tố về môi trường/bối cảnh làm tăng tính dễ bị tổn thương của các nhóm yếu
thế trong vùng Dự án 41
2.2 Cơ cấu tổ chức, thể chế và quá trình 44
2.2.1 Cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng đến việc thực hiện Dự án 45
2.2.2 Các chính sách, quá trình và thể chế: mức độ tác động đến sự tham gia và hưởng lợi
của đối tượng dễ bị tổn thương 50
2.2.3 Một số thiết chế văn hóa, tôn giáo có ảnh hưởng đến thực hiện Dự án 55


2.3 Kiểm chứng về mức độ phù hợp của chiến lược phát triển sinh kế của Dự án GNKVTN 60
2.3.1 Các phản hồi chính về các hỗ trợ phát triển CSHT 60
2.3.2 Các phản hồi chính về hỗ trợ phát triển sinh kế 62
2.3.3 Các phản hồi chính về nâng cao năng lực (NCNL) và tổ chức quản lý Dự án 63
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ 66
3.1 Kết luận 66
3.2 Các khuyến nghị 68
3.2.1. Các khuyến nghị nhằm đảm bảo sự tham gia vào và thụ hưởng kết quả phát triển của
Dự án của nhóm đối tượng dễ tổn thương 69
3.2.2. Các khuyến nghị hướng đến nhóm chủ thể khác có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp
đến thành công của Dự án 71
3.3. Một số lưu ý về sử dụng báo cáo 72
3
Tài liệu tham khảo 73
Phụ lục 1: Khung hướng dẫn tham vấn 74
Phụ lục 2: Danh sách t
ỉnh/huyện/x
ã trong Dự án GNKVTN và khảo sát
79
Phụ lục 3: Danh sách phỏng vấn và thảo luận nhóm 80
4
Danh mục bảng, hình và hộp
Bảng 1.1: Bảng giải thích các thuật ngữ chính trong Khung SLA 13
Bảng 2.1: Tỷ lệ nghèo của các huyện thuộc vùng Dự án 2010 21
Bảng 2.2: Tiếp cận dịch vụ thiết yếu (điện, nước sạch, vệ sinh) giữa các nhóm dân tộc (2010) 22
Bảng 2.3: Tỷ lệ nghèo phân theo giới tính chủ hộ tại vùng Dự án (2010) 23
Bảng 2.4: Tiếp cận dịch vụ thiết yếu (điện, nước sạch, về sinh) của các hộ trong vùng Dự án, phân
theo giới tính chủ hộ (2010) 24
Bảng 2.5: Sở hữu đất và diện tích canh tác phân theo dân tộc trong vùng Dự án (2010) 25
Bảng 2.6: Sở hữu đất và diện tích canh tác phân theo giới trong vùng Dự án 2010) 26

Bảng 2.7: Số lượng lao động của hộ gia đ
ình t
ại vùng Dự án theo nhóm dân tộc (2011) 29
Bảng 2.8: Số lượng lao động của hộ gia đ
ình phân theo gi
ới tính chủ hộ tại vùng Dự án (2011) 29
Bảng 2.9: Chất lượng của lực lượng lao động tại vùng Dự án thể hiện qua trình
đ
ộ chuyên môn
cao nhất của chủ hộ (2010) 31
Bảng 2.10: Chất lượng lao động qua trình
đ
ộ chuyên môn của chủ hộ, phân theo giới (2010) 32
Bảng 2.11: Cơ sở hạ tầng và tiện ích phục vụ sản xuất nông nghiệp của vùng Dự án (2010) 33
Bảng 2.12: Tiếp cận vốn của hộ gia đ
ình trong vùng D
ự án (tại 1/7/2011) 36
Bảng 2.13: Tiếp cận vốn của hộ gia đ
ình trong vùng D
ự án phân theo giới tính chủ hộ (tại
1/7/2011) 37
Bảng 2.14 Sở hữu các phương tiện viễn thông và thông tin vô tuyến trong vùng Dự án giữa các
nhóm dân tộc (2010) 40
Bảng 2.15: Sở hữu các phương tiện viễn thông và thông tin vô tuyến trong vùng Dự án theo giới
tính của chủ hộ 40
Hình 1.1: Sơ đồ Phương pháp Tiếp cận Sinh kế Bền vững (SLA) 12
Hình 2.1: Thành phần dân tộc tại vùng Dự án 20
Hình 2.2 Tỷ lệ nghèo của các dân tộc năm 2010 21
Hình 2.3: Phân bổ (tỷ trọng) đất cho các loại cây trồng phân theo giới tính chủ hộ (%) (2010) 27
Hình 2.4: Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng vùng Dự án (2011) 30

Hình 2.5: Tỷ lệ hộ sở hữu phương tiện vật chất là máy móc nông nghiệp tại các tỉnh Dự án (2010)
34
Hình 2.6: Giá một số mặt hàng nông sản chính vùng Tây nguyên (ĐVT .000 VNĐ/kg) 42
Hộp 2.1: Hạn chế tiếp cận nguồn tài nguyên đất và nước trong vùng dự án 27
Hộp 2.2: Các ý kiến về phân công lao động giữa nam và nữ vùng dự án 30
Hộp 2.3: Các ý kiến về trình
đ
ộ lao động của nhóm dân tộc thiểu số tại vùng dự án 31
Hộp 2.4: Các ý kiến về thói quen tiết kiệm của nhóm yếu thế vùng dự án 35
Hộp 2.5: Tính cộng đồng là nguồn vốn xã hội quan trọng của người DTTS di cư đến vùng Dự án39
Hộp 2.6: Một số ý kiến về tác động của làn sóng di cư 43
5
LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả thực hiện khảo sát và lập báo cáo “Đánh giá tác động xã hội” cho Dự án Giảm
nghèo Khu vực Tây Nguyên (GNKVTN) dưới sự ủy thác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) và
Ngân hàng Thế giới (NHTG). Trong quá trình thực hiện khảo sát, đánh giá, nhóm tác giả đ
ã nh
ận
được sự giúp đỡ và cộng tác nhiệt tình của các cơ quan có liên quan, cán bộ các cấp và người
dân tại địa bàn khảo sát.
Trước tiên, chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Chuẩn
bị Dự án Trung uơng, các Ban Chuẩn bị Dự án cấp tỉnh, huyện Dự án GNKVTN, Ngân hàng Thế
giới vì những ý kiến đóng góp sâu sắc và sự hỗ trợ nhiệt tình của các ông/bà dành cho đoàn
nghiên cứu.
Chúng tôi c
ũng
xin được cảm ơn UBND các cấp, đại diện lãnh
đ
ạo các sở ban ngành tại sáu tỉnh
Dự án đ

ã cung c
ấp và chia sẻ các thông tin hết sức thực tiễn, cụ thể và hữu ích, góp phần xây
dựng nên phần lớn thông tin được trình bày trong báo cáo này. Đồng thời, đoàn nghiên cứu c
ũng
xin được cảm ơn chính quyền các địa phương đ
ã t
ạo điều kiện làm việc tốt nhất cho đoàn trong
quá trình làm việc tại địa bàn khảo sát, giúp các cán bộ nghiên cứu tiếp cận người dân và các
doanh nghiệp trong khu vực.
Cuối cùng, xin được đặc biệt bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến những người dân đại diện cho các
thôn/bản đ
ã
dành thời gian tham gia các hoạt động phỏng vấn và thảo luận nhóm, nhiệt tình cung
cấp và làm rõ thông tin sống động để đoàn nghiên cứu có thể xây dựng và hoàn thiện các phát
hiện quan trọng, kiểm chứng tính chính xác về các nhận định liên quan đến các vấn đề xã hội của
dự án GNKVTN.
Do hạn chế về mặt thời gian và các nguồn lực nên nghiên cứu này có thể chưa bao quát được hết
các khía cạnh tác động đến thực hiện Dự án GNKVTN. Để thực hiện tốt hơn các nghiên cứu, phân
tích, báo cáo đánh giá trong tương lai, chúng tôi rất trân trọng và mong nhận được ý kiến đóng
góp từ những độc giả quan tâm đến báo cáo này.
Xin chân thành cảm ơn!
6
Danh mục từ viết tắt
ADB
:
Ngân hàng phát triển Châu Á
Agricensus 2011
:
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2011
AusAID

:
Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc
Ban PTX
:
Ban Phát triển xã
Ban QLDA/BQLDA
:
Ban quản lý Dự án
BDT
:
Ban dân tộc
BCB
:
Ban Chuẩn bị
Bộ/Sở KH&ĐT
:
Bộ/Sở Kế hoạch và Đầu tư
Bộ/Sở LĐTB&XH
:
Bộ/Sở Lao động Thương binh và Xã hội
BQL
:
Ban quản lý
CĐT
:
Chủ đầu tư
CSHT
:
Cơ sở hạ tầng
DA

:
Dự án
DT&BD
:
Duy tu và bảo dưỡng
DTTS
:
Dân tộc thiểu số
DFID
:
Bộ Hợp tác quốc tế, Vương quốc Anh
ĐVT
:
Đơn vị tính
FLITCH
:
Dự án Phát triển Lâm nghiệp Cải thiện Đời sống vùng Tây Nguyên
GNKVTN
:
Giảm nghèo khu vực Tây nguyên
HĐND
:
Hội đồng nhân dân
GS&ĐG
:
Giám sát & đánh giá
HP
:
Hợp phần
HTKT

:
Hỗ trợ kỹ thuật
HTX
:
Hợp tác xã
IFAD
:
Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế
ISP
:
Chương tr
ình h
ỗ trợ thực hiện chương tr
ình 135
-II tại Quảng Ngãi
Kế hoạch PTKTXH
:
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
KTXH
:
Kinh tế xã hội
LHQ
:
Liên hợp quốc
M&E
:
Theo dõi và
đánh giá
NCNL
:

Nâng cao năng lực
NGOs
:
Các tổ chức phi chính phủ
NH
:
Ngân hàng
7
NH CSXH
:
Ngân hàng chính sách xã hội
NH NN& PTNT
:
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
NHTG
:
Ngân Hàng Thế Giới
NTM
:
Chương tr
ình Nông Thôn m
ới
NTP
:
Chương tr
ình M
ục tiêu Quốc gia
NTPPR
:
Chương tr

ình m
ục tiêu quốc gia về Giảm nghèo
ODA
:
Hỗ trợ phát triển chính thức
PCT
:
Phó chủ tịch
PDO
:
Mục tiêu phát triển dự án
Phòng KT-HT
:
Phòng Kinh tế - Hạ tầng
Phòng TC-KH
:
Phòng Tài chính Kế hoạch
THP
:
Tiểu hợp phần
TNSP
:
Dự án Hỗ trợ Tam Nông do IFAD tài trợ tại Gia Lai

:
Trung ương
UBND
:
Ủy ban nhân dân
UNDP

:
Chương tr
ình phát tri
ển của Liên hợp quốc
USD
:
Đô la Mỹ
VHLSS 2010
:
Khảo sát Mức sống dân cư năm 2010
VNĐ
:
Đồng Việt Nam
WB3
:
Dự án phát triển ngành lâm nghiệp
8
TÓM TẮT BÁO CÁO
Dự án Giảm nghèo Khu vực Tây Nguyên (GNKVTN) có Mục tiêu phát triển (PDO) là “nâng cao cơ
hội sinh kế cho các hộ gia đ
ình và c
ộng đồng nghèo tại 26 huyện trong 06 tỉnh trong vùng Dự án”
với bốn hợp phần là (1) phát triển cơ sở hạ tầng, (2) phát triển sinh kế, (3) phát triển CSHT kết nối,
nâng cao năng lực và truyền thông, và (4) quản lý Dự án. Dự án được triển khai tại 26 huyện
1
tập
trung tại sáu tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam, và Quảng Ngãi. C
ơ quan
chủ quản của Dự án là Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) và Nhà tài trợ là Ngân hàng thế giới
(NHTG). Thời gian dự kiến triển khai là 5 năm (2014 đến 2018) với tổng vốn đầu tư là 165 triệu

USD; trong đó nguồn vốn vay ODA từ Ngân hàng Thế giới (NHTG) là 150 triệu USD (chiếm 90%),
vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 15 triệu USD (chiếm 10%).
Nhóm đối tượng hưởng lợi của Dự án là hộ nghèo, trong đó nhóm nghèo là người dân tộc thiểu số
(DTTS) và phụ nữ là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhận được sự quan tâm đặc biệt của Dự án.
Và do có nhiều khác biệt về các đặc điểm nghèo, mức độ dễ bị tổn thương c
ũng như
tác động dự
kiến của Dự án đối với các nhóm này c
ũng còn
có nhiều khác biệt giữa các bên liên quan nên một
Đánh giá x
ã h
ội cần và đ
ã đư
ợc tiến hành nhằm thu thập tư liệu làm nền tảng cho việc xây dựng
khung chính sách có sự tham gia để đảm bảo các bên liên quan được đóng góp một cách thích
đáng vào thiết kế và xây dựng cơ chế thực hiện Dự án sau này. Mục đích của nghiên cứu đánh
giá là đưa ra được một phân tích tổng thể về các chiến lược/biện pháp/phương pháp khác nhau
để bảo đảm mục tiêu của dự án phù hợp với bối cảnh xã hội của nó với các mục tiêu cụ thể cần
đạt được là (i) xác định và mô tả đặc điểm các nhóm đối tượng có nguy cơ bị loại trừ khỏi sự tham
gia và hưởng lợi từ Dự án; (ii) xác định các bên liên quan chính của Dự án; (iii) xác định các quá
trình, thể chế, yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến sự tham gia của đối tượng hưởng lợi; (iv) kiểm
chứng mức độ phù hợp của chiến lược cải thiện sinh kế; và (v) trên cơ sở đó, đưa ra các khuyến
nghị về chiến lược can thiệp, nguyên tắc thiết kế dự án để đảm bảo các đối tượng dễ bị tổn
thương sẽ được tham gia đầy đủ và thụ hưởng từ các can thiệp của Dự án như mong đợi.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Đánh giá được thiết kế trên cơ sở lý thuyết là “tiếp cận sinh kế bền
vững” (Sustainable livelihood approach) (DFID và AusAID), các phát hiện được xây dựng từ các
nguồn dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp thu thập tại địa bàn khảo sát trong vùng Dự án (bằng các
công cụ định tính như phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm). Các phát hiện chính của Báo cáo gồm:
Về đối tượng dễ tổn thương trong Dự án, nghiên cứu cho thấy người dân của vùng Dự án ở tình

trạng nghèo hơn so với mặt bằng chung của địa phương và của cả nước, VHLSS 2010 cho biết tỷ
lệ nghèo trong vùng Dự án (vùng nông thôn) cao hơn gần 2,5 lần so với tỷ lệ nghèo trung bình ở
nông thôn cả nước và thu nhập bình quân của vùng Dự án chỉ bằng 70 – 80% cả nước. Từ góc độ
dân tộc thì các nhóm dân tộc thiểu số là nhóm nghèo hơn (so với dân tộc Kinh). Còn nếu nhìn từ
góc độ giới thì nhóm hộ có chủ hộ là nữ nghèo hơn so với nhóm hộ có chủ hộ là nam giới.
Đồng thời, nghiên cứu c
ũng cho th
ấy, tiếp cận của các nhóm yếu thế (dân tộc thiểu số, hộ gia đ
ình
có chủ hộ là nữ) đến nguồn vốn sinh kế (vốn tài nguyên, vốn con người, vốn vật chất, vốn tài
chính, vốn xã hội) c
ũng h
ạn chế hơn so với các nhóm còn lại. Bên cạnh đó, các cú sốc về thiên tai
và dịch bệnh, biến động giá nông sản, và làn sóng di cư tự do đến các tỉnh Dự án (nhất là trong
những năm trở lại đây) c
ũng là nh
ững yếu tố tác động mạnh, một cách tiêu cực đến đời sống và
sinh kế của các nhóm hưởng lợi trong vùng Dự án.
Về cơ cấu tổ chức, có thể tạm chia cơ cấu tổ chức thành năm nhóm. (1) Chủ thể chỉ đạo quá trình
triển khai dự án, UBND các cấp với sự tham gia trực tiếp của Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND,
1
26 huyện vùng dự án gồm: Đắk Glong, Đắk Song, Krông Nô, Tuy Đức (Đắk Nông); Buôn Đôn, Ea Súp,
Krông Bông, Lắk, M' Đắk (Đắk Lắk); K Bang, Kông Chro, Krông Pa, Mang Yang, Ia Pa (Gia Lai); Ngọc Hồi,
Đắk Glei, Sa Thầy, Kon Rẫy, Kon Plong, Tu Mơ Rông (Kon Tum); Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ (Quảng Ngãi) và
Nam Giang, Phước Sơn, Nam Trà My (Quảng Nam).
9
có vai trò tiên quyết đối với thành công của Dự án. (2) Chủ thể trực tiếp triển khai, BQLDA các
cấp, cần đặc biệt lưu tâm đến vấn đề về năng lực và nhân sự. (3) Chủ thể hỗ trợ triển khai, các sở
ban ngành và các tổ chức hội (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân), chỉ có thể tham gia một cách hiệu quả
nếu có sự chỉ đạo thống nhất của UBND c

ũng như các cân nh
ắc thích đáng đến vai trò, n
ăng l
ực,
và khối lượng của việc hiện nay của họ. (4) Các chủ thể mang tính cộng đồng hiện nay chưa có
vai trò lớn tại địa phương nhưng cùng với các hoạt động của dự án, sự tham gia c
ũng như vai trò
của họ sẽ lớn dần lên. (5) Các chủ thể khác (khu vực sản xuất tư nhân, các nhà cung cấp dịch vụ)
có vai trò không nhỏ trong các hoạt động của dự án nhưng hiện c
ũng đang ph
ải đối mặt với các
khó khăn nhất định trong kết nối các đầu mối, tìm kiếm lao động địa phương thích hợp với các yêu
cầu của công việc tương ứng ở dự án, v.v.
Về các thể chế, quy trình và chính sách, việc triển khai dự án sẽ còn chịu ảnh hưởng của hiện
trạng có nhiều chính sách/chương trình giảm nghèo cùng tồn tại tại thời điểm này trong vùng Dự
án. Các hoạt động này tuy đa dạng nhưng vẫn còn hạn chế về nguồn lực, phương pháp tiếp cận
(thiếu sự tham gia), v.v. Bên cạnh đó, các cộng đồng mục tiêu vẫn còn tính chất quần tụ làng xã
với vai trò tự quản của làng và ảnh hưởng của già làng, các tập tục tín ngưỡng và lễ hội vẫn còn
nặng nề, thói quen sinh hoạt và canh tác của một đời sống c
ũ không ch
ịu nhiều sức ép, v.v. và cả
những quan niệm rập khuôn về các nhóm đối tượng của Dự án (đặc biệt là nhóm dân tộc thiểu số
bản địa). Những yếu tố này sẽ có những chi phối nhất định với hoạt động phát triển sinh kế của
Dự án.
Liên quan đến tính phù hợp của Dự án, các ý kiến phản hồi được chia thành ba nhóm về (1) các
hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, (2) hỗ trợ phát triển sinh kế, và (3) các hoạt động nâng cao năng
lực. Về cơ bản, các ý kiến phản hồi đánh giá cao những dự thảo thiết kế của Dự án, phương pháp
can thiệp và dự kiến về các hoạt động chính của Dự án. CSHT được thống nhất xây dựng theo
hướng hỗ trợ cho phát triển sinh kế, tuy nhiên cần có thêm hướng dẫn chi tiết và rõ ràng h
ơn v


một số vấn đề như tính kết nối của các công trình, ph
ương pháp đ
ấu thầu có sự tham gia của
cộng đồng, các quy định về sử dụng lao động địa phương, v.v. Đối với các hoạt động phát triển
sinh kế thì có khá nhiều lo ngại và câu hỏi xoay quanh mô hình tổ nhóm sản xuất, vấn đề được
đặc biệt đặt ra là phải tránh tính hình thức và thiếu hiệu quả của mô hình hợp tác xã tr
ư
ớc đây.
Nội dung và phạm vi hỗ trợ c
ũng c
ần được thiết kế phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số, trong
đó chú trọng vào hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn nhắc lại, giới thiệu mô hình mới, cấp phát con giống và
vật tư nông nghiệp. Câu hỏi về tính bền vững cũng là một vấn đề được các bên đặc biệt quan tâm.
Về nâng cao năng lực và quản lý dự án thì nổi rõ nhất là các ý kiến về vai trò quan trọng của nâng
cao năng lực, bổ sung cán bộ chuyên trách bên cạnh các vị trí kiêm nhiệm và sự tham gia của cấp
xã với vai trò chủ đầu tư.
Căn cứ vào các phát hiện chính được trình bày trong Báo cáo này, khuyến nghị cơ bản nhất của
Báo cáo có thể được tổng kết như sau: tiếp tục hoàn chỉnh thiết kế của Dự án theo nội dung và
hướng tiếp cận như hiện nay. Tuy nhiên, cần tăng cường các chiến lược can thiệp để đảm bảo sự
tham gia tích cực của các nhóm yếu thế vào việc lập kế hoạch và thụ hưởng các can thiệp của Dự
án. Cơ sở hạ tầng được xây dựng phải phản ánh được nguyện vọng của các đối tượng dễ tổn
thương. Đồng thời, công tác tuyên truyền, vận động nhóm dễ tổn thương tích cực tham gia,
khuyến khích sự ủng hộ của các cá nhân có uy tín trong cộng động c
ũng s
ẽ giúp cải thiện đáng kể
tình trạng tham gia của các nhóm này.
Ngoài ra, Báo cáo c
ũng có m
ột số lưu

ý v
ề cách tiếp cận và sử dụng các kết quả và khuyến nghị
của Báo cáo như các lưu
ý v
ề phạm vi khảo sát, tính tương đối về mặt thời gian của các thông tin
và khuyến nghị được trình bày, tính mở của Dự án, v.v.
10
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Chương này trình bày các thông tin cơ sở về Bối cảnh thực hiện Đánh giá tác động xã hội (phần
1.1), Mục tiêu của Đánh giá (phần 1.2) và Phương pháp đánh giá (phần 1.3), trong đó làm r
õ
khung lý thuyết (1.3.1), các giai đoạn và các công cụ thu thập thông tin đánh giá (1.3.2), quá trình
chọn mẫu và mô tả mẫu (1.3.3). Nhờ đó, người đọc được cung cấp các thông tin cơ sở, có tính
dẫn dắt để có thể hiểu được cấu trúc và nội dung của các phát hiện được trình bày trong Ch
ương
2 và các đề xuất trình bày trong Ch
ương 3 c
ủa Báo cáo này.
1.1 Bối cảnh của Đánh giá Tác động Xã hội
Dự án Giảm nghèo Khu vực Tây Nguyên (GNKVTN) (sau đây gọi tắt là Dự án) có Mục tiêu phát
triển (PDO) là “nâng cao cơ hội sinh kế cho các hộ gia đ
ình và c
ộng đồng nghèo tại 26 huyện
trong 06 tỉnh trong vùng Dự án”. Dự án được triển khai tại sáu tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai,
Kon Tum, Quảng Nam, và Quảng Ngãi và 26 huyện
2
. Cơ quan chủ quản của Dự án là Bộ Kế
hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) và Nhà tài trợ là Ngân hàng thế giới (NHTG). Thời gian dự kiến triển
khai là 5 năm (2014 đến 2018) với tổng vốn đầu tư là 165 triệu USD; trong đó, nguồn vốn vay
ODA từ Ngân hàng Thế giới (NHTG)là 150 triệu USD (chiếm 90%), vốn đối ứng của Chính phủ

Việt Nam là 15 triệu USD (chiếm 10%).
Dự án được thiết kế gồm bốn (04) Hợp phần với các mục tiêu cụ thể là: (1) Hợp phần Phát triển
cơ sở hạ tầng (CSHT) cấp xã và thôn/bản phục vụ trực tiếp cho sản xuất và đời sống dân sinh
c
ũng như t
ạo việc làm trong xây dựng CSHT và bảo trì, duy tu công trình; (2) Hợp phần Phát triển
sinh kế bền vững có mục tiêu củng cố an ninh lương thực, đa dạng hóa và nâng cao thu nhập cho
người dân thông qua cải thiện và đa dạng hóa sinh kế bền vững, phát triển liên kết thị trường (3)
Hợp phần Phát triển CSHT kết nối, Nâng cao năng lực và Truyền thông có mục tiêu cải thiện điều
kiện CSHT kết nối ở cấp huyện (phần cứng và phần mềm) để thúc đẩy sản xuất, đồng thời nâng
cao năng lực cán bộ; thúc đẩy truyền thông nâng cao nhận thức; (4) Hợp phần Quản lý Dự án có
mục tiêu đảm bảo quản lý, giám sát và đánh giá hiệu quả các hoạt động của Dự án theo đúng thiết
kế Dự án.
Vùng dự án và đối tượng hưởng lợi được lựa chọn dựa trên văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư (Công văn 10284/BKH&ĐT-KTĐP&LT ngày 11/12/2012 và Công văn 10462/BKH&ĐT-
KTĐP&LT ngày 17/12/2012). Theo đó, đối tượng dựa trên tỷ lệ nghèo của địa phương và ưu tiên
hỗ trợ cho các nhóm yếu thế. Quy trình lựa chọn được thực hiện theo ba bước: (i) lựa chọn huyện
Dự án; (ii) lựa chọn xã trong huyện Dự án; và (iii) lựa chọn đối tượng hưởng lợi. Danh mục 130 xã
thuộc 26 huyện trong sáu tỉnh được cung cấp tại Phụ lục 2 của Báo cáo này.
Do những thông tin về những đối tượng hưởng lợi thuộc Dự án GNKVTN chỉ ra rằng có sự không
đồng nhất giữa các nhóm về giới tính, dân tộc, văn hóa, tình trạng kinh tế, mức độ tham gia v.v.
Do vậy, những thách thức của Dự án là phải xác định đúng những yêu cầu đa dạng của các
nhóm, tập trung vào các nhóm dễ bị tổn thương (người nghèo nói chung, nhóm dân tộc thiểu số
nói riêng, nhóm phụ nữ nghèo nói riêng). Hơn nữa, có một số lượng khá lớn các bên liên quan, cả
trong và ngoài Dự án GNKVTN có những quan điểm khác biệt về mức độ tác động mà các hoạt
động của Dự án GNKVTN có thể tạo ra c
ũng như
các kết quả cụ thể của Dự án này, nên quá trình
Đánh giá xã hội và xây dựng Báo cáo sẽ rất cần thiết trong việc xây dựng khung chính sách mà ở
2

26 huyện vùng dự án gồm: Đắk Glong, Đắk Song, Krông Nô, Tuy Đức (Đắk Nông); Buôn Đôn, Ea Súp,
Krông Bông, Lắk, M' Đắk (Đắk Lắk); K Bang, Kông Chro, Krông Pa, Mang Yang, Ia Pa (Gia Lai); Ngọc Hồi,
Đắk Glei, Sa Thầy, Kon Rẫy, Kon Plong, Tu Mơ Rông (Kon Tum); Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ (Quảng Ngãi) và
Nam Giang, Phước Sơn, Nam Trà My (Quảng Nam).
11
đó sự tham gia của tất cả các bên liên quan sẽ cho phép những ý kiến/đóng góp của họ tới thiết
kế và cơ chế thực hiện sau này của Dự án.
Trong điều kiện này, Đánh giá tác động xã hội (sau đây gọi là Đánh giá) thuộc Dự án Giảm nghèo
Khu vực Tây Nguyên đ
ã
được thực hiện độc lập và khởi động sau khi Nghiên cứu khả thi của Dự
án đ
ã và
đang đư
ợc tiến hành. Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án là một tài liệu dẫn chiếu
quan trọng của Báo cáo đánh giá (chi tiết xem Chương 2 và Chương 3 của Báo cáo này) bởi các
phát hiện và khuyến nghị của Đánh giá này cung cấp các bổ khuyết và phản biện [về nội dung tác
động xã hội] đến Báo cáo nghiên cứu khả thi.
1.2 Mục tiêu của Đánh giá Tác động xã hội
Như đ
ã d
ẫn trong Điều khoản tham chiếu (ĐKTC), các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể sau đây
cần đạt được khi kết thúc Đánh giá.
Mục tiêu chung: Với cách hiểu Đánh giá tác động xã hội là một báo cáo điều tra mang tính hệ
thống về các quy trình xã hội và các nhân tố tác động đến những kết quả thực hiện của Dự án,
Đánh giá có mục tiêu là đưa ra một phân tích về các chiến lược/biện pháp/phương pháp khác
nhau để bảo đảm mục tiêu của dự án phù hợp với bối cảnh xã hội của nó. Đánh giá sẽ cung cấp
những thông tin cơ cở để thiết kế các chiến lược mang tính xã hội của dự án. Thực hiện Đánh giá
và xây dựng Báo cáo c
ũng là m

ột quy trình nhằm mang phổ biến/chia sẻ các thông tin xã hội của
Dự án và huy động sự tham gia của các chủ thể hữu quan, thu thập và phản ánh quan điểm của
các bên liên quan cho thiết kế Dự án.
Đánh giá được thiết kế hướng tới thực hiệncác mục tiêu cụ thể như sau: (i) xác định và mô tả đặc
điểm các nhóm đối tượng có nguy cơ bị loại trừ/hạn chế khỏi sự tham gia và hưởng lợi từ Dự án;
(ii) xác định các bên liên quan chính của Dự án về tầm quan trọng/mức độ ảnh hưởng của các bên
liên quan đến Dự án; (iii) xác định các quá trình, thể chế, yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến sự tham
gia của đối tượng hưởng lợi trong quá trình tham vấn, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện Dự án; (iv)
kiểm chứng mức độ phù hợp của chiến lược cải thiện sinh kế [livelihood strategies] mà Dự án dự
kiến thực hiện; và (v) trên cơ sở đó, đưa ra các khuyến nghị về chiến lược can thiệp, nguyên tắc
thiết kế dự án để đảm bảo các đối tượng dễ bị tổn thương sẽ được tham gia đầy đủ và thụ hưởng
từ các can thiệp của Dự án như mong đợi.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Đánh giá được thiết kế trên cơ sở lý thuyết là “tiếp cận sinh kế bền
vững” (Sustainable livelihood approach) của DFID, các phát hiện được xây dựng từ các nguồn dữ
liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp thu thập tại địa bàn khảo sát trong vùng Dự án (bằng các công cụ
định tính như phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm). Chi tiết được trình bày trong phần tiếp theo của
báo cáo.
1.3 Phương pháp luận của Đánh giá
1.3.1 Khung lý thuyết
Khung lý thuyết chính sử dụng trong đánh giá là Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững
(Sustainable Livelihoods Approach - SLA), (xem Hình 1.1 d
ư
ới đây).
12
Hình 1.1: Sơ đồ Phương pháp Tiếp cận Sinh kế Bền vững (SLA)
Nguồn: tổng hợp từ các tài liệu của DFID và AusAID
Cách tiếp cận này đưa ra một chỉ dẫn tổng quát cho một quá trình xây dựng các can thiệp phát
triển sinh kế cho cộng đồng, bao gồm các chương tr
ình và d
ự án như Dự án GNKVTN. Theo

Serrat (2008), tiếp cận sinh kế bền vững (the sustainable livelihoods approach)
3
là một phương
pháp tư duy để xác định mục tiêu, phạm vi và ưu tiên cho các hoạt động/can thiệp phát triển dựa
trên các cân nhắc/phân tích về cách sinh sống của người nghèo, của đối tượng dễ tổn thương và
tầm quan trọng của các chính sách, các thể chế liên quan. Các can thiệp/hoạt động phát triển
được xây dựng phải đảm bảo: (i) lấy con người/nhóm đối tượng nghèo và dễ tổn thương làm trung
tâm; (ii) đảm bảo tính tham gia (của) và tính đáp ứng đến đối tượng nghèo và dễ tổn thương; (iii)
đa cấp độ (multilevel); (iv) được thực hiện với mối liên kết/đối tác giữa khu vực công và khu vực tư
nhân; (v) linh hoạt/dễ điều chỉnh (dynamic); và (vi) cuối cùng nhưng không kém quan trọng là bền
vững. Cách tiếp cận này cho phép nối kết các chủ thể với môi trường chung có ảnh hưởng đến
kết quả của chiến lược sinh kế. Tiếp cận này tính đến một cách thấu đáo các tiềm năng của cộng
đồng như năng lực/trình
đ
ộ của người lao động, mạng lưới xã hội (tài sản xã hội), tiếp cận đến các
nguồn lực vật chất và tài chính cần thiết cho phát triển sinh kế và khả năng ảnh hưởng đến và của
các thể chế cốt lõi (core institutional).
Nếu đi từ phía bên phải của Khung SLA sang phía trái, người đọc thấy được xuất phát điểm của
các dự định/kế hoạch phát triển sinh kế chính là hướng đến các kết quả sinh kế (livelihood
3
Tiếp cận sinh kế bền vững giúp xác định các ưu tiên hành động/can thiệp thực tiễn, dựa trên quan điểm và mối quan tâm
của các đối tượng liên quan nhưng không phải là “chìa khóa vàng” (panacea) cho mọi vấn đề. Tiếp cận này không thay thế
cho các công cụ khác, như phát triển có sự tham gia (participatory development), tiếp cận ngành (sector-wide approaches)
hoặc phát triển nông thôn tổng hợp (integrated rural development).
H
Ảnh
hưởng
& Can
thiệp
Để đạt được

N
Từ viết tắt
H = Vốn con người S = Vốn xã hội
N = Vốn tài nguyên P = Vốn vật chất
F = Vốn tài chính
BỐI CẢNH (gây
bất lợi)
KẾT QUẢ
SINH KẾ
VỐN SINH KẾ
CƠ CẤU & QUÁ
TRÌNH CHUYỂN ĐỔI
S
F
P
 Những cú sốc
 Các xu hướng
 Thời vụ
Tăng thêm thu
nhập
 Tăng tính ổn
định
 Giảm tính tổn
thương
 Tăng cường
an ninh lương
thực
 Sử dụng
nguồn tài
nguyên thiên

nhiên một
cách bền vững
hơn
CÁC CHIẾN
LƯỢC SINH KẾ
CƠ CẤU
Chính quyền
Khu vực tư
Tô chức
dân sự
Luật
Chính sách
Văn hóa
Thể chế
QUY TRÌNH
13
outcomes) tích cực cho một cộng đồng nghèo, nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Các kết quả sinh
kế này cũng chính là các mục tiêu phát triển, gồm tăng thêm thu nhập cho cộng đồng, tăng tính ổn
định trong các hoạt động sinh kế (nhờ đó tăng tính ổn định trong đời sống nói chung); giảm tính dễ
tổn thương của cộng đồng; tăng cường an ninh lương thực và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một
cách bền vững (đôi khi các kết quả này có thể mâu thuẫn nhau, ví dụ thu nhập cao trong ngắn hạn
có thể triệt phá tài nguyên thiên nhiên). Để đạt được kết quả sinh kế, cần thực hiện các can thiệp
hay các chiến lược sinh kế (livelihood strategies). Chiến lược sinh kế là một tập hợp các hoạt động
và phương pháp thực hiện các hoạt động đó, nhằm đạt mục tiêu sinh kế. Các chiến lược sinh kế
này lại được triển khai và thực hiện nhờ vào một cấu trúc xã hội (structure) gồm các chủ thể (nhà
nước/chính quyền và khu vực tư nhân, dân sự) thông qua các quá trình/quy trình/định chế
(processes) gồm quy định của luật pháp, các chương tr
ình/chính sách c
ụ thể, tập quán/phong tục,
v.v. Để có được các chiến lược sinh kế, việc phân tích đánh giá phải được tiến hành ở hai cấp độ

là (1) bối cảnh [gây tổn thương] và (2) mức độ tiếp cận/sở hữu của đối tượng đối với các nguồn
lực khả dụng cho phát triển sinh kế gồm nguồn nhân lực (human capital), nguồn tài nguyên
(natural capital), nguồn lực vật chất (nhân tạo) (physical capital), nguồn tài lực (financial capital) và
nguồn lực xã hội (social capital). Xem Bảng 1.1 để có giải thích chi tiết hơn cho các thuật ngữ
trong Khung SLA.
Cần lưu
ý là gi
ữa các yếu tố trong khung SLA này có mối quan hệ tương hỗ, cụ thể các kết quả
sinh kế khi đạt được lại góp phần tăng cường các nguồn lực mà đối tượng có thể tiếp cận/sở hữu;
các quá trình/cấu trúc có thể tác động thay đổi những thành phần trong bối cảnh [gây tổn thương].
Bảng 1.1: Bảng giải thích các thuật ngữ chính trong Khung SLA
Khung sinh kế bền
vững (SLA)
:
Khung sinh kế bền vững giúp tổ chức các nhân tố hạn chế hay tăng cường
cơ hội sinh kế, đồng thời c
ũng cho th
ấy mối quan hệ giữa các nhân tố này.
Ý niệm trung tâm là các hộ gia đình khác nhau có tiếp cận khác nhau đối
với các tài sản sinh kế vốn là mục tiêu phát triển và mở rộng của phương
pháp tiếp cận sinh kế bền vững. (DFID)
Bối cảnh [gây tổn
thương]/vunerable
context
:
Các yếu tố làm nên bối cảnh gây tổn thương gồm các cú sốc (shocks), các
xu hướng (trends) và tính mùa vụ (seasonity) có ảnh hưởng trực tiếp đến
tình trạng tài sản của hộ gia đ
ình, cá nhân c
ũng như làm phương h

ại các
lựa chọn sinh kế của người dân.
Các cú sốc làm hủy hoại tài sản có thể kể đến như các hiện tượng thời tiết
cực đoan như b
ão, lũ l
ụt, hạn hán hoặc giá rét, các xung đột dân sự. Các
cú sốc này có thể khiến người dân mất nơi trú ẩn, nhà ở và mùa màng, nên
biện pháp ứng phó thường là tẩu tán tài sản, cất trữ ở nơi khác hay thu
hoạch sớm đối với cây trồng và vật nuôi. Những cú sốc về kinh tế v
ĩ mô g
ần
đây như khủng hoảng kinh tế toàn cầu c
ũng gây ra các các tác đ
ộng tiêu
cực đến thu nhập của người nghèo, nông dân, do sút giảm giá nông sản và
sản lượng tiêu thụ trên thị trường quốc tế. Cú sốc khác có thể kể đến như
dịch bệnh không kiểm soát được làm hủy hoại tài sản là vật nuôi và cây
trồng của người dân.
Các xu hướng gồm, dù có thể dự báo được, nhưng có thể mang đến tác
động tích cực hoặc tiêu cực. Các xu hướng gồm: xu hướng về dân số, dân
cư (ví dụ dịch chuyển lao động nông thôn ra thành thị để đáp ứng nhu cầu
lao động của quá trình công nghiệp hóa ở các đô thị); xu hướng về nguồn
tài nguyên (ví dụ tình trạng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn ở vùng ven biển,
giảm lượng nước mạch ngầm, mất đất canh tác do mực nước biển dâng
cao), xu hướng kinh tế trong nước và quốc tế (ví dụ thiếu hụt nguồn cung
cấp cô ca trên phạm vi toàn cầu); và xu hướng về công nghệ (ví dụ công
nghệ trong sản xuất giống, công nghệ trong sản xuất phân bón vi sinh). Các
xu hướng này đều có tác động quan trọng đến tỷ suất đầu tư, do đó ảnh
đến các chiến lược sinh kế được lựa chọn. Không phải xu hướng nào c
ũng

14
bất lợi. Tuy nhiên việc sử dụng thuật ngữ bối cảnh gây tổn thương [hàm
ý
tính bất lợi từ môi trường] là nhằm nhấn mạnh thực tế rằng tổng hợp các xu
hướng này giải thích [trực tiếp hoặc gián tiếp] cho rất nhiều khó khăn mà
người nghèo phải đối diện. Tính dễ tổn thương sẵn có trong sinh kế của
người nghèo khiến họ khó đối phó với những nguy cơ, dù có dự đoán được
hay không. Ngoài ra, điều này cũng làm giảm khả năng [của người nghèo]
để tác động ngược trở lại đối với môi trường nhằm giảm các nguy cơ này;
và hệ quả là, họ lại càng trở nên dễ tổn thương hơn. Kể cả khi xu hướng là
tích cực, thì người nghèo c
ũng thư
ờng khó được lợi vì họ thiếu tài sản,
thiếu cách tổ chức đủ mạnh để khai thác được các cơ hội từ những xu
hướng tích cực này.
Tính mùa vụ được thể hiện ở: (i) thay đổi giá cả hàng nông sản (giá cao khi
hàng hóa nông sản khan hiếm, giá thấp khi đúng vụ thu hoạch và sản lượng
lớn; (ii) cơ hội nghề nghiệp cao ở thời gian đ
ình đi
ểm của sản xuất (ví dụ vụ
thu hoạch cà phê tại vùng Tây Nguyên); (iii) nguồn cung ứng lương thực
cao sau thời gian thu hoạch cây lương thực (điển hình là ngô và gạo) và
thấp ở thời gian “giáp hạt”; chi phí sản xuất thay đổi vào mùa mưa hoặc
mùa khô (phát sinh chi phí bơm nước tưới vào mùa khô hoặc chi phí sấy
khô nông sản sau khi thu hoạch vào mùa mưa). Yếu tố mùa vụ đều ít nhiều
ảnh hưởng đến đời sống của người nghèo, người nông dân.
Bối cảnh [gây tổn thương] nằm ngoài khả năng kiểm soát của người dân.
Trong ngắn hạn đến trung hạn, một cá nhân hoặc một nhóm nhỏ người dân
hầu như không thể làm gì
đ

ể trực tiếp thay đổi các yếu tố thuộc bối cảnh
này.
Khả năng ph
òng v

:
Là khả năng đối chọi và phục hồi từ những cú sốc và duy trì hoặc củng cố
các năng lực sản xuất, tài sản và hoạt động của của người dân sau những
cú sốc
Các sinh kế
:
Một sinh kế bao gồm năng lực sản xuất, tài sản và các hoạt động cần có để
kiếm sống.
Sinh kế được gọi là bền vững khi sinh kế đó có thể đối chọi và phục hồi từ
những cú sốc và duy trì hoặc củng cố các năng lực sản xuất, tài sản, và
hoạt động của mình không chỉ bây giờ mà cả sau này nhưng lại không làm
tổn hại đến cơ sở nguồn lực tự nhiên.
Chiến lược sinh kế
(livelihood strategies).
:
Chiến lược sinh kế là một tập hợp các hoạt động và phương pháp thực hiện
các hoạt động đó, nhằm đạt kết quả sinh kế.
Các hoạt động có thể gắn với nguồn tài nguyên thiên nhiên (natural-
resource based activities) như nông nghiệp, lâm nghiệp, các hoạt động phi
nông nghiệp và không gắn với nguồn tài nguyên thiên nhiên (non-natural
resource based and off-farm activities) như dịch vụ, nghề thủ công, các hoạt
động giảm nhẹ và thích ứng, các hoạt động ngắn hạn và dài hạn.
Sau khi thực hiện các chiến lược sinh kế, các kết quả sinh kế dự kiến sẽ
được tạo ra, với giả định là không có các rủi ro, các phát sinh bất lợi không
thể khắc phục làm giảm hoặc xóa bỏ các kết quả tạo ra hoạt động sinh kế.

Vốn con người
:
Sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục, kiến thức và kỹ năng, năng lực làm việc,
khả năng thích nghi.
Vốn xã hội
:
Các mạng lưới và mối liên hệ (khách quen, hàng xóm, quan hệ họ tộc), các
quan hệ tin cậy với sự thông hiểu và giúp đỡ lẫn nhau, các nhóm chính
thức và không chính thức, các giá trị và hành vi chung, các nguyên tắc và
phong tục giống nhau, đại diện tập thể, các cơ chế tham gia trong việc ra
quyết định, sự lãnh
đ
ạo.
Vốn tự nhiên
:
Đất đai và sản vật, nước và nguồn nước, cây cối và các sản phẩm từ rừng,
15
sinh vật tự nhiên, các loại sợi và lương thực tự nhiên, sự đa dạng sinh học,
dịch vụ môi trường.
Vốn vật chất
:
Cơ sở hạ tầng (phương tiện vận chuyển, đường xá, xe cộ, các tòa nhà và
chỗ ở an toàn, nguồn cấp nước và hệ thống xử lý rác thải, năng lượng,
truyền thông), các công cụ và công nghệ (các công cụ và thiết bị sản xuất,
hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu, tập quán sản xuất).
Vốn tài chính
:
Tiền tiết kiệm, các khoản tín dụng và vay nợ (chính thức và không chính
thức), các khoản tiền chuyển về, lương hưu, lương định kỳ.
Cơ cấu/cấu trúc và

quy trình/thể chế
(Transforming
Structures and
Processes)
Cơ cấu/cấu trúc bao hàm các tổ chức thuộc khu vực công, khu vực tư
nhân, các tổ chức xã hội, dân sự. Các tổ chức thuộc khu vực công là các tổ
chức đặt ra và thực hiện chính sách và quy định của luật pháp; các tổ
chức/chủ thể thuộc khu vực tư nhân cung ứng các dịch vụ; mua bán trao
đổi, thực hiện các chức năng khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế
và kết quả; các tổ chức xã hội/dân sự đóng vai tr
ò
hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều
kiện kết nối các chủ thể công/tư nhân đến đối tượng hưởng lợi.
Các thể chế và quy trình
đư
ợc giải thích gồm các luật, các quy định, chính
sách, thiết chế vận hành, các thỏa thuận, chuẩn mực xã hội, và các thông
lệ. Những yếu tố này quy định phương thức vận hành của các cấu trúc. Các
tổ chức công quyết định chính sách không thể vận hành hiệu quả nếu
không có các định chế và quy trình phù hợp. Các thể chế/chính sách có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương thông
qua hoạt động của các tổ chức/chủ thể. Các thể chế và quy trình là quan
trọng đối với mọi khía cạnh của hoạt động sinh kế, tạo động lực khuyến
khích người dân đưa ra lựa chọn tốt hơn, cho phép hoặc không cho phép
tiếp cận đến các loại nguồn vốn sinh kế; tạo điều kiện cho người dân
chuyển đổi một dạng vốn/tài sản thành một dạng vốn/tài sản khác, thông
qua các thị trường. Do đó các chính sách v
ì ngư
ời nghèo trở nên một thành
tố quan trọng trong Khung tiếp cận sinh kế bền vững (SLA).

Nếu coi Dự án GNKVTN đưa ra một tập hợp các can thiệp dự kiến nhằm cải thiện sinh kế (hay tạo
ra các kết quả sinh kế) thì
Đánh giá tác đ
ộng xã hội sẽ xem xét (soi xét) lại quá trình xây dựng các
can thiệp đó bằng việc đi từ bên trái sang bên phải của Sơ đồ khung SLA ở trên (Hình 1.1) theo
các bước như dưới đây.
Bước 2
Bước 1
Bước 3
Rà soát chiến lược sinh kế Dự án (gồm mục tiêu phát triển và mục tiêu
cụ thể của 04 hợp phần và các tiểu hợp phần/các hoạt động DA)
Rà soát nhóm đối tượng, thực trạng nghèo (đa chiều) và các đặc điểm
xã hội quan trọng khác của nhóm nghèo, nhóm dân tộc, nhóm phụ nữ
 thẩm định lại tính phù hợp của mục tiêu Dự án và nhu cầu của
nhóm đối tượng.
Đánh giá các yếu tố: (1) tiếp cận nguồn vốn sinh kế của các đối tượng;
và (2) bối cảnh gây tổn thương/bất lợi (các xu hướng, các cú sốc, yếu
tố mùa vụ bất lợi)
Đánh giá về cấu trúc/cơ cấu (chủ thể tham gia quản lý và vận hành dự
án từ khu vực chính quyền, khu vực dân sự/đoàn thể, xã hội; khu vực
tư nhân (doanh nghiệp, người kinh doanh) và các chính sách (chương
trình giảm nghèo); quy chế (dân chủ, sự tham gia, v.v.) và thiết chế
văn hóa có ảnh hưởng đến triển khai thực hiện Dự án
Bước 4
Kiểm chứng
Kiểm chứng
Kiểm chứng
16
1.3.2 Các công cụ thu thập thông tin
Ở từng bước tiến hành đánh giá x

ã h
ội, các phương pháp và công cụ thu thập thông tin định tính,
định lượng khác nhau đ
ã đư
ợc sử dụng, cụ thể gồm.
Bước 1: Rà soát chiến
lược sinh kế của Dự án
:
Nghiên cứu tài liệu:
 Bản thảo nghiên cứu khả thi Dự án cấp tỉnh và trung ương;
 Các báo cáo, tài liệu nghiên cứu sẵn có phục vụ công tác nghiên
cứu khả thi Dự án;
 Bản thảo Khung chính sách đền bù Dự án (cho các đối tượng có
thể bị mất đất do thực hiện Dự án).
Thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu:
 Cán bộ Ban chuẩn bị Dự án (BCB DA) cấp trung ương và cấp tỉnh;
 Cán bộ NHTG.
Bước 2: Rà soát nhóm
đối tượng dễ tổn thương
của Dự án
:
Nghiên cứu tài liệu và tính toán dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu sẵn có:
 Khảo sát mức sống hộ gia đ
ình n
ăm 2010 (VHLSS
2010);
 Tổng điều tra nông nghiệp 2011 (Agricensus 2011);
 Dữ liệu thống kê cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã;
 Quyết định của UBND các tỉnh công bố tỷ lệ nghèo hàng năm;
 Các chính sách, chiến lược giảm nghèo của các địa phương.

Phỏng vấn sâu:
 Cán bộ các cơ quan chính quyền các cấp và các sở/ngành;
 Cán bộ các tổ chức chính trị, xã hội (nông dân, phụ nữ);
 Hộ kinh tế khá;
 Đại diện các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế tư nhân;
 Đại diện một số tổ chức phi chính phủ (NGO) địa phương.
Thảo luận nhóm:
 Nhóm dân cư nghèo (thuộc các thành phần dân tộc);
 Nhóm dân tộc thiểu số bản địa;
 Nhóm dân tộc thiểu số di cư;
 Nhóm phụ nữ (thuộc các thành phần dân tộc).
Bước 3: Đánh giá các
yếu tố ảnh hưởng đến
sinh kế (tiếp cận vốn sinh
kế và bối cảnh gây bất lợi)
:
Nghiên cứu tài liệu và tính toán dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu sẵn có:
 Tổng điều tra nông nghiệp 2011 (Agricensus 2011);
 Báo cáo phát triển kinh tế xã hội các địa phương;
 Các công bố về giá cả nông sản (từ nhiều nguồn tổng hợp);
 Các dữ liệu thủy văn.
Phỏng vấn sâu:
 Cán bộ các cơ quan chính quyền các cấp và các sở/ngành;
 Cán bộ các tổ chức chính trị, xã hội (nông dân, phụ nữ);
 Hộ kinh tế khá;
 Đại diện các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế tư nhân;
 Đại diện một số tổ chức phi chính phủ (NGO) địa phương.
Thảo luận nhóm:
 Nhóm dân cư nghèo (thuộc các thành phần dân tộc);
 Nhóm dân tộc thiểu số bản địa;

17
 Nhóm dân tộc thiểu số di cư;
 Nhóm phụ nữ (thuộc các thành phần dân tộc);
Bước 4: Đánh giá về cấu
trúc/cơ cấu và các chính
sách (chương tr
ình gi
ảm
nghèo); quy chế (dân chủ,
sự tham gia, v.v.) và thiết
chế văn hóa có ảnh
hưởng đến triển khai thực
hiện Dự án
:
Nghiên cứu tài liệu:
 Báo cáo nghiên cứu khả thi cấp trung ương (mô tả cấu trúc quản lý
dự án và vai trò của các cơ quan hữu trách);
 Quy chế dân chủ;
 Văn kiện và các báo cáo của các chương tr
ình/d
ự án giảm nghèo
tại địa phương (Chính sách ổn định đời sống người dân tộc di cư
tỉnh Đắk Nông, Chương tr
ình 30A,
FLITCH, 3M v.v).
Phỏng vấn sâu:
 Cán bộ các cơ quan chính quyền các cấp (đặc biệt là cán bộ xã,
cán bộ Ban dân tộc);
 Cán bộ các tổ chức chính trị, xã hội (nông dân, phụ nữ);
 Già làng, trưởng bản.

Thảo luận nhóm:
 Nhóm dân cư nghèo (thuộc các thành phần dân tộc);
 Nhóm dân tộc thiểu số bản địa;
 Nhóm dân tộc thiểu số di cư;
 Nhóm phụ nữ (thuộc các thành phần dân tộc).
Chi tiết các công cụ thu thập dữ liệu định tính sơ cấp được trình bày trong phụ đính của Báo cáo.
Đánh giá được thực hiện bắt đầu từ tháng 12/2012, chia ra các giai đoạn, gồm thiết kế và nghiên
cứu tại bàn; khảo sát thực địa (gồm cả khảo sát thí điểm và khảo sát chính thức); xử lý dữ liệu và
xây dựng các phát hiện ban đầu; và xây dựng báo cáo đầy đủ. Trong các giai đoạn ở trên, khảo
sát thực địa có ý ngh
ĩa quan tr
ọng nhất vì cung cấp những cơ sở khách quan và hiện thực cho các
phát hiện của Báo cáo. Ở bước này, các kỹ thuật phổ biến của đánh giá nông thôn có sự tham gia
(participatory rural assessment - PRA) được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia trong các cuộc thảo
luận nhóm tập trung và khuyến khích đối tượng cung cấp thông tin chia sẻ ý kiến khi phỏng vấn
sâu bán cấu trúc.
1.3.3 Quá trình chọn mẫu và mẫu
Việc khảo sát thực địa được thực hiện tại cả sáu tỉnh thuộc Dự án, mỗi tỉnh chọn một huyện
(Krông Nô của Đắk Nông, M’Đrắk của Đắk Lắk, Ia Pa của Gia Lai, Kon Rẫy của Kon Tum, Ba Tơ
của Quảng Ngãi, Ph
ư
ớc Sơn của Quảng Nam). Tiêu chí để lựa chọn các huyện là tỷ lệ nghèo và
thành phần dân tộc. Về tỷ lệ nghèo, các huyện được chọn không phải là những huyện nghèo nhất,
c
ũng không ph
ải là huyện khá nhất trong vùng Dự án của từng tỉnh. Về thành phần dân tộc, các
huyện được chọn theo cách sao cho các nhóm dân tộc thiểu số bản địa có dân số lớn trong vùng
Dự án như Ê Đê, Ba Na, Xơ Đăng, M’nông, và J’rai (ở Tây Nguyên), H’re và Cơ Tu (ở Quảng Ngãi
và Quảng Nam) nằm trong đối tượng khảo sát. Tại mỗi huyện, 02 xã
đư

ợc chọn khảo sát theo các
tiêu chí dân tộc để đảm bảo có cả nhóm dân tộc thiểu số bản địa và nhóm dân tộc thiểu số di cư
(riêng với huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi và huyện Phước Sơn, Quảng Nam thì tiêu chí dân tộc thiểu
số di cư không được áp dụng vì vấn đề dân tộc thiểu số di cư đến không phải là một hiện tượng
phổ biến tại đây như tại các huyện Dự án ở Tây Nguyên). Danh sách xã khảo sát được nêu trong
Phụ lục 2.
Quá trình khảo sát thực địa được thực hiện với mẫu khảo sát gồm 488 đối tượng khác nhau. Cụ
thể: 100 cán bộ cấp tỉnh (bao gồm cơ quan trực tiếp triển khai các hoạt động của Dự án và các cơ
quan/tổ chức khác), 50 cán bộ huyện, 40 cán bộ xã và 14 già làng/trưởng bản được khảo sát bằng
18
hình thức phỏng vấn sâu; ở cấp hộ gia đ
ình, 115 đ
ại diện các hộ gia đ
ình dân t
ộc thiểu số bản địa,
59 đại diện hộ gia đình dân tộc thiểu số di cư; 88 phụ nữ được tham vấn thông qua hình thức thảo
luận nhóm tập trung; bên cạnh đó, đoàn đánh giá phỏng vấn đại diện của 09 hộ làm ăn khá giả tại
các thôn/buôn và 11 doanh nghiệp trong hai l
ĩnh v
ực là xây dựng và nông nghiệp.
Ngoài các thông tin thu thập qua khảo sát trực tiếp, báo cáo đánh giá này tham khảo nhiều nghiên
cứu sẵn có về các vấn đề liên quan đến dân tộc thiểu số, bình
đ
ẳng giới trong vùng Dự án; sử
dụng dữ liệu từ các cuộc điều tra gồm Khảo sát Mức sống dân cư năm 2010 (VHLSS 2010), Tổng
Điều tra Nông nghiệp 2011 (Agricensus 2011) và Tổng Điều tra doanh nghiệp 2010.
Như vậy, với quy mô và cơ cấu ở trên, mẫu khảo sát đảm bảo phản ánh được quan điểm của
những bên liên quan khác nhau trong Dự án, đặc biệt là nhóm đối tưởng hưởng lợi của Dự án,
c
ũng là nhóm đ

ối tượng dễ tổn thương mà Đánh giá này hướng đến. Quá trình tham vấn các chủ
thể này, đặc biệt đưa vào các chủ thể không trực tiếp quản lý Dự án (như doanh nghiệp, các hộ
dân khá giả), giúp thực hiện một trong những mục tiêu phái sinh là cung cấp thông tin và tham vấn
các đối tượng về thiết kế Dự án.
19
CHƯƠNG II: CÁC PHÁT HIỆN CHÍNH CỦA BÁO CÁO
Như khung l
ý thuy
ết SLA đ
ã g
ợi ý và theo thiết kế của Đánh giá này, các phát hiện chính của báo
cáo được trình bày theo các nhóm nội dung với trình tự sau: Phần 2.1 mô tả đặc điểm của các đối
tượng hưởng lợi dễ bị tổn thương gồm các đặc điểm nghèo, mức độ tiếp cận/sở hữu các loại hình
vốn sinh kế, và yếu tố bối cảnh làm nghiêm trọng hơn tính dễ bị tổn thương của nhóm hưởng lợi
yếu thế; Phần 2.2 nêu các phát hiện chính liên quan đến cấu trúc/cơ cấu quản lý và các quy
trình/chính sách/
đ
ịnh chế; trong đó 2.2.1 là các phát hiện chính về các bên liên quan có ảnh
hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình thực hiện và khả năng thành công trong thực hiện các
mục tiêu của Dự án, c
ũng như nh
ững rủi ro tiềm tàng liên quan đến những đối tượng này; phần
2.2.2 là các phát hiện về các quá trình/định chế (gồm các chương tr
ình/chính sách, các thi
ết chế
văn hóa/tôn giáo, quy định về dân chủ cấp cơ sở và sự tham gia của cộng đồng vào phát triển
kinh tế-xã hội của địa phương. Phần 2.3 tập trung vào những phản hồi chính của đối tượng hưởng
lợi và các bên liên quan về thiết kế của Dự án (chiến lược sinh kế dự kiến) tại thời điểm khảo sát.
Dựa trên các phát hiện này, Báo cáo sẽ đưa ra một số khuyến nghị chính trong Chương 3.
2.1 Nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, vốn sinh kế và các yếu tố ngoại

cảnh làm tăng tính dễ bị tổn thương
Tính dễ tổn thương được miêu tả thông qua tình trạng bấp bênh trong đời sống của các cá nhân,
hộ gia đ
ình và c
ộng đồng khi phải đối mặt với những thay đổi của môi trường xung quanh. Người
dân cứ thoát nghèo rồi lại nghèo và khái niệm “tính dễ tổn thương” thể hiện những thay đổi này
một cách chuẩn xác hơn là các thước đo về chuẩn nghèo.
Tính dễ tổn thương, như khung SLA đã nêu, đến từ: (i) các yếu tố ngoại cảnh gây tổn thương hay
còn gọi là bối cảnh gây tổn thương (vunerability context) và (ii) mức độ tự phòng vệ thấp của đối
tượng/người dân [không đủ khả năng và phương tiện] để đối mặt với những rủi ro/đe dọa từ bối
cảnh. Bối cảnh gây tổn thương gồm các cú sốc (shocks), các xu hướng (trends) và tính mùa vụ
(seasonity) có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng tài sản của hộ gia đ
ình/
cá nhân c
ũng như các
lựa chọn sinh kế của người dân. [Xem Bảng 1.1 để có giải thích đầy đủ về các khái niệm bối cảnh
gây tổn thương]. Còn mức độ tự phòng vệ thấp của đối tượng/người dân là do tình trạng sở hữu
tài sản thấp (nghèo) và thiếu tiếp cận đến các nguồn vốn sinh kế nên không đủ khả năng và
phương tiện để đối mặt với những rủi ro/đe dọa từ bối cảnh.
Phần 2.1 này sẽ trình bày
đ
ặc tính dễ bị tổn thương của nhóm đối tượng Dự án, sau đó là các
phát hiện về tình trạng tiếp cận thấp đến các nguồn sinh kế và cuối cùng là những yếu tố của bối
cảnh gây tổn thương đến nhóm này.
Chiều phân tích [dimension] là theo nhóm dân tộc và và giới tính của chủ hộ. Việc lựa chọn chiều
phân tích phản ánh mối quan tâm của Dự án đối với các nhóm dân tộc thiểu số (bản địa và di cư
đến) c
ũng nh
ư nhóm đ
ối tượng nữ giới. Ngoài ra, hai chiều phân tích này giúp việc đưa ra các đề

xuất của Báo cáo phù hợp nhất với từng nhóm đối tượng cụ thể, nhằm giảm thiểu rủi ro đối tượng
bất lợi hơn/dễ bị tổn thương hơn không được tham gia đầy đủ hoặc chỉ thụ hưởng các thành quả
phát triển/kết quả sinh kế do Dự án đầu tư một cách hạn chế.
Về dân tộc, ba nhóm chính được so sánh là nhóm Kinh, nhóm dân tộc thiểu số bản địa và nhóm
dân tộc thiểu số khác. Chỉ tính riêng trên địa bàn 26 huyện Dự án, có 41 dân tộc cùng sinh sống,
trong đó đồng bào DTTS chiếm 60%, dân tộc Kinh là 40%. Sắp xếp theo mức tăng đần, tỷ trọng
các dân tộc tại vùng Dự án như sau: Cơ Tu (1%), Ê đê (3%), M’Nông (5%), Jarai (7%), Bana
(7.4%), Xơ Đăng (9.3%), H’rê (10%), dân tộc thiểu số khác – không xếp loại được riêng vì có
20
nhiều nhóm có tỷ trọng rất nhỏ trong số liệu khảo sát thứ cấp (16%) và Kinh (40%). Các nhóm dân
tộc thiểu số bản địa chính trong vùng Dự án là Ê Đê, M’Nông (chủ yếu tại Đắk Lắk và Đắk Nông);
Jarai, Xơ Đăng, Ba Na, Giẻ Triêng (chủ yếu tại Gia Lai và Kon Tum); H’rê và Ca Dong (tại Quảng
Ngãi) và Cơ Tu (tại Quảng Nam)
(xem Hình 2.1). Các dữ liệu được
phân tích ở ba cấp độ xã Dự án
(130 xã), huyện Dự án (26 huyện)
và tỉnh Dự án (6 tỉnh); có thể các
dữ liệu cấp quốc gia sẽ được đưa
vào phân tích khi phù hợp nhằm
làm nổi bật tính so sánh của các
tỉnh Dự án và cả nước; trong một
số trường hợp dữ liệu của các xã
nằm ngoài Dự án nhưng trong 26
huyện Dự án, các huyện ngoài Dự
án nhưng nằm trong sáu tỉnh Dự
án được đưa vào phân tích để làm
nổi bật tính so sánh giữa vùng Dự
án và vùng ngoài Dự án. Trong
một số trường hợp, do dữ liệu thứ
cấp chỉ hiện hữu đối với cấp tỉnh

(ví dụ tình trạng dinh dưỡng của
dân cư) nên phân tích chỉ dừng lại ở việc so sánh giữa sáu tỉnh Dự án với tình trạng chung của cả
nước.
Về giới, giới tính của chủ hộ được xác định là chiều phân tích thứ hai. Dữ liệu theo nhóm hộ có nữ
làm chủ hộ và nam làm chủ hộ được phân tích chỉ trong phạm vi vùng Dự án từ cấp xã
đ
ến cấp
Tỉnh. Một lưu
ý là t
ại vùng Dự án, đó là chế độ mẫu hệ và chế độ phụ hệ tồn tại song song và với
những nhóm dân tộc theo chế độ mẫu hệ, chủ hộ thường là nữ giới. Tại Quảng Nam và Quảng
ngãi, nhóm dân tộc thiểu số bản địa chính là Cơ Tu, Hre, Giẻ Triêng theo chế độ phụ hệ. Tại các
tỉnh Tây Nguyên, các dân tộc thiểu số bản địa chính như Jarai, M’nông, Êđê theo chế độ mẫu hệ
(một số nét văn hóa đặc trưng và/hoặc vai trò của nam giới và nữ giới tại gia đình và xã hội của
hai chế độ này được phân tích khi chúng có ảnh hưởng đến Dự án).
2.1.1 Tính dễ bị tổn thương của nhóm đối tượng Dự án
Theo Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án [phiên bản 2, sẵn có tại thời điểm khảo sát], Dự án đặt sự
quan tâm đặc biệt đến nhóm hưởng lợi yếu thế, gồm các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc
thiểu số bản địa [hay theo cách gọi thường ngày của cư dân địa phương là dân tộc tại chỗ), hộ
dân tộc thiểu số di cư (nhất là các hộ di cư trong khoảng 3 - 5 năm gần đây) và phụ nữ. Trên cơ
sở phân tích số liệu thứ cấp và khảo sát hiện trường, Báo cáo này tái khẳng định những đối tượng
hộ nghèo (thuộc các thành phần dân tộc), người dân tộc thiểu số và phụ nữ là những đối tượng có
tiếp cận vốn sinh kế bất lợi hơn, chịu tác động mạnh hơn của yếu tố ngoại cảnh bất lợi và có rủi ro
bị gạt ra ngoài lề (ở các mức độ khác nhau) trong quá trình tham vấn, lập kế hoạch và tổ chức
thực hiện c
ũng như
thụ hưởng kết quả của Dự án.
Thứ nhất, người dân của vùng Dự án ở tình trạng nghèo hơn so với mặt bằng chung của
địa phương và của cả nước: Vùng Dự án là nghèo hơn mức trung bình của cả nước, VHLSS
2010 cho biết tỷ lệ nghèo trong vùng Dự án (vùng nông thôn) cao hơn gần 2.5 lần so với tỷ lệ

nghèo trung bình ở nông thôn cả nước và thu nhập bình quân của vùng Dự án chỉ bằng 70 – 80%
cả nước.
Hình 2.1: Thành phần dân tộc tại vùng Dự án
Nguồn: Agricensus 2011
20
nhiều nhóm có tỷ trọng rất nhỏ trong số liệu khảo sát thứ cấp (16%) và Kinh (40%). Các nhóm dân
tộc thiểu số bản địa chính trong vùng Dự án là Ê Đê, M’Nông (chủ yếu tại Đắk Lắk và Đắk Nông);
Jarai, Xơ Đăng, Ba Na, Giẻ Triêng (chủ yếu tại Gia Lai và Kon Tum); H’rê và Ca Dong (tại Quảng
Ngãi) và Cơ Tu (tại Quảng Nam)
(xem Hình 2.1). Các dữ liệu được
phân tích ở ba cấp độ xã Dự án
(130 xã), huyện Dự án (26 huyện)
và tỉnh Dự án (6 tỉnh); có thể các
dữ liệu cấp quốc gia sẽ được đưa
vào phân tích khi phù hợp nhằm
làm nổi bật tính so sánh của các
tỉnh Dự án và cả nước; trong một
số trường hợp dữ liệu của các xã
nằm ngoài Dự án nhưng trong 26
huyện Dự án, các huyện ngoài Dự
án nhưng nằm trong sáu tỉnh Dự
án được đưa vào phân tích để làm
nổi bật tính so sánh giữa vùng Dự
án và vùng ngoài Dự án. Trong
một số trường hợp, do dữ liệu thứ
cấp chỉ hiện hữu đối với cấp tỉnh
(ví dụ tình trạng dinh dưỡng của
dân cư) nên phân tích chỉ dừng lại ở việc so sánh giữa sáu tỉnh Dự án với tình trạng chung của cả
nước.
Về giới, giới tính của chủ hộ được xác định là chiều phân tích thứ hai. Dữ liệu theo nhóm hộ có nữ

làm chủ hộ và nam làm chủ hộ được phân tích chỉ trong phạm vi vùng Dự án từ cấp xã
đ
ến cấp
Tỉnh. Một lưu
ý là t
ại vùng Dự án, đó là chế độ mẫu hệ và chế độ phụ hệ tồn tại song song và với
những nhóm dân tộc theo chế độ mẫu hệ, chủ hộ thường là nữ giới. Tại Quảng Nam và Quảng
ngãi, nhóm dân tộc thiểu số bản địa chính là Cơ Tu, Hre, Giẻ Triêng theo chế độ phụ hệ. Tại các
tỉnh Tây Nguyên, các dân tộc thiểu số bản địa chính như Jarai, M’nông, Êđê theo chế độ mẫu hệ
(một số nét văn hóa đặc trưng và/hoặc vai trò của nam giới và nữ giới tại gia đình và xã hội của
hai chế độ này được phân tích khi chúng có ảnh hưởng đến Dự án).
2.1.1 Tính dễ bị tổn thương của nhóm đối tượng Dự án
Theo Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án [phiên bản 2, sẵn có tại thời điểm khảo sát], Dự án đặt sự
quan tâm đặc biệt đến nhóm hưởng lợi yếu thế, gồm các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc
thiểu số bản địa [hay theo cách gọi thường ngày của cư dân địa phương là dân tộc tại chỗ), hộ
dân tộc thiểu số di cư (nhất là các hộ di cư trong khoảng 3 - 5 năm gần đây) và phụ nữ. Trên cơ
sở phân tích số liệu thứ cấp và khảo sát hiện trường, Báo cáo này tái khẳng định những đối tượng
hộ nghèo (thuộc các thành phần dân tộc), người dân tộc thiểu số và phụ nữ là những đối tượng có
tiếp cận vốn sinh kế bất lợi hơn, chịu tác động mạnh hơn của yếu tố ngoại cảnh bất lợi và có rủi ro
bị gạt ra ngoài lề (ở các mức độ khác nhau) trong quá trình tham vấn, lập kế hoạch và tổ chức
thực hiện c
ũng như
thụ hưởng kết quả của Dự án.
Thứ nhất, người dân của vùng Dự án ở tình trạng nghèo hơn so với mặt bằng chung của
địa phương và của cả nước: Vùng Dự án là nghèo hơn mức trung bình của cả nước, VHLSS
2010 cho biết tỷ lệ nghèo trong vùng Dự án (vùng nông thôn) cao hơn gần 2.5 lần so với tỷ lệ
nghèo trung bình ở nông thôn cả nước và thu nhập bình quân của vùng Dự án chỉ bằng 70 – 80%
cả nước.
Hình 2.1: Thành phần dân tộc tại vùng Dự án
Nguồn: Agricensus 2011

Dân tộc
Kinh, 39,610
M'Nông, 5,27
0
Jarai, 7,180
Bana , 7,390

Đăng, 9,300
Cơ Tu, 1,120
Hre, 10,310
DTTS
khác, 16,380
20
nhiều nhóm có tỷ trọng rất nhỏ trong số liệu khảo sát thứ cấp (16%) và Kinh (40%). Các nhóm dân
tộc thiểu số bản địa chính trong vùng Dự án là Ê Đê, M’Nông (chủ yếu tại Đắk Lắk và Đắk Nông);
Jarai, Xơ Đăng, Ba Na, Giẻ Triêng (chủ yếu tại Gia Lai và Kon Tum); H’rê và Ca Dong (tại Quảng
Ngãi) và Cơ Tu (tại Quảng Nam)
(xem Hình 2.1). Các dữ liệu được
phân tích ở ba cấp độ xã Dự án
(130 xã), huyện Dự án (26 huyện)
và tỉnh Dự án (6 tỉnh); có thể các
dữ liệu cấp quốc gia sẽ được đưa
vào phân tích khi phù hợp nhằm
làm nổi bật tính so sánh của các
tỉnh Dự án và cả nước; trong một
số trường hợp dữ liệu của các xã
nằm ngoài Dự án nhưng trong 26
huyện Dự án, các huyện ngoài Dự
án nhưng nằm trong sáu tỉnh Dự
án được đưa vào phân tích để làm

nổi bật tính so sánh giữa vùng Dự
án và vùng ngoài Dự án. Trong
một số trường hợp, do dữ liệu thứ
cấp chỉ hiện hữu đối với cấp tỉnh
(ví dụ tình trạng dinh dưỡng của
dân cư) nên phân tích chỉ dừng lại ở việc so sánh giữa sáu tỉnh Dự án với tình trạng chung của cả
nước.
Về giới, giới tính của chủ hộ được xác định là chiều phân tích thứ hai. Dữ liệu theo nhóm hộ có nữ
làm chủ hộ và nam làm chủ hộ được phân tích chỉ trong phạm vi vùng Dự án từ cấp xã
đ
ến cấp
Tỉnh. Một lưu
ý là t
ại vùng Dự án, đó là chế độ mẫu hệ và chế độ phụ hệ tồn tại song song và với
những nhóm dân tộc theo chế độ mẫu hệ, chủ hộ thường là nữ giới. Tại Quảng Nam và Quảng
ngãi, nhóm dân tộc thiểu số bản địa chính là Cơ Tu, Hre, Giẻ Triêng theo chế độ phụ hệ. Tại các
tỉnh Tây Nguyên, các dân tộc thiểu số bản địa chính như Jarai, M’nông, Êđê theo chế độ mẫu hệ
(một số nét văn hóa đặc trưng và/hoặc vai trò của nam giới và nữ giới tại gia đình và xã hội của
hai chế độ này được phân tích khi chúng có ảnh hưởng đến Dự án).
2.1.1 Tính dễ bị tổn thương của nhóm đối tượng Dự án
Theo Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án [phiên bản 2, sẵn có tại thời điểm khảo sát], Dự án đặt sự
quan tâm đặc biệt đến nhóm hưởng lợi yếu thế, gồm các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc
thiểu số bản địa [hay theo cách gọi thường ngày của cư dân địa phương là dân tộc tại chỗ), hộ
dân tộc thiểu số di cư (nhất là các hộ di cư trong khoảng 3 - 5 năm gần đây) và phụ nữ. Trên cơ
sở phân tích số liệu thứ cấp và khảo sát hiện trường, Báo cáo này tái khẳng định những đối tượng
hộ nghèo (thuộc các thành phần dân tộc), người dân tộc thiểu số và phụ nữ là những đối tượng có
tiếp cận vốn sinh kế bất lợi hơn, chịu tác động mạnh hơn của yếu tố ngoại cảnh bất lợi và có rủi ro
bị gạt ra ngoài lề (ở các mức độ khác nhau) trong quá trình tham vấn, lập kế hoạch và tổ chức
thực hiện c
ũng như

thụ hưởng kết quả của Dự án.
Thứ nhất, người dân của vùng Dự án ở tình trạng nghèo hơn so với mặt bằng chung của
địa phương và của cả nước: Vùng Dự án là nghèo hơn mức trung bình của cả nước, VHLSS
2010 cho biết tỷ lệ nghèo trong vùng Dự án (vùng nông thôn) cao hơn gần 2.5 lần so với tỷ lệ
nghèo trung bình ở nông thôn cả nước và thu nhập bình quân của vùng Dự án chỉ bằng 70 – 80%
cả nước.
Hình 2.1: Thành phần dân tộc tại vùng Dự án
Nguồn: Agricensus 2011
Dân tộc
Kinh, 39,610
Êde, 3,440
M'Nông, 5,27
0
21
Bảng 2.1: Tỷ lệ nghèo của các huyện thuộc vùng Dự án 2010
T
ỷ lệ ngh
èo (%)
T
ỷ lệ cận ngh
èo (%)
Trung bình c
ả nước*
14,2
7,53
Trung bình sáu t
ỉnh Dự án
24,9
7,4
Trung bình 26 huy

ện trong Dự án
45,0
8,4
Huy
ện
ngoài D
ự án
nhưng trong sáu t
ỉnh
20,0
7,1
130 xã D
ự án
51,9
8,1
Trung bình c
ủa các xã ngoài Dự án nhưng trong 26
huy
ện Dự án
39,4
8,7
Nguồn: Agricensus 2011 và * tỷ lệ nghèo cả nước theo công bố của Bộ LĐTBXH
Trong năm 2010, khi tỷ lệ nghèo trung bình của cả nước giảm xuống chỉ còn 14,2% (Bảng 2.1) thì
tỷ lệ nghèo của sáu tỉnh Dự án là gần 25% và cứ thế tăng dần nếu xét ở quy mô hẹp hơn cho 26
huyện Dự án hoặc 130 xã Dự án. Ở quy mô cấp tỉnh, cứ khoảng 4 người thì có một người là
người nghèo, còn ở các xã Dự án thì cứ 2 người chắc chắn sẽ có một người nghèo. Tỷ lệ cận
nghèo của vùng Dự án cũng cao hơn so với mức trung bình. Cả nước chỉ có 6,98% dân số nằm
trong diện cận nghèo nhưng con số này xét chung cho sáu tỉnh và xét riêng cho 130 xã Dự án
tương ứng sẽ là 7,39% và 8,07%. Nếu chỉ so sánh giữa các xã trong các huyện Dự án, có thể thấy
tỷ lệ nghèo của xã không trong Dự án thấp hơn hẳn tỷ lệ trung bình của 130 xã Dự án (34,9% so

với 51,9%); hay so sánh giữa các huyện trong sáu tỉnh, ta thấy tỷ lệ nghèo của 26 huyện cao hơn
hẳn các huyện còn lại (45% so với 20%). Xét trên phạm vi cả nước, rõ ràng tỷ lệ nghèo của sáu
tỉnh là cao hơn gấp đôi tỷ lệ chung của cả nước (24,9% so với 11,8%). Mặc dù, Dự án GNKVTN
đ
ã có tiêu chí l
ựa chọn các xã/huyện đưa vào Dự án là phải có tỷ lệ nghèo cao hơn (cụ thể chỉ
huyện có tỷ lệ nghèo trên 30% mới trở thành vùng Dự án) nhưng các dữ liệu thể hiện sự chênh
lệch lớn giữa vùng Dự án và ngoài Dự án phản ánh sự tụt hậu về kinh tế của khu vực Dự án, đồng
thời ám chỉ đời sống kinh tế khó khăn đặc biệt của người dân vùng Dự án.
Thứ hai, từ góc độ dân tộc, dữ liệu khẳng định nhóm nghèo hơn là các nhóm dân tộc thiểu
số: Dữ liệu thứ cấp khẳng định nhóm nghèo hơn trong vùng Dự án là nhóm dân tộc thiểu số (bản
địa và di cư) so với dân tộc Kinh (Hình 2.2).
Hình 2.2 Tỷ lệ nghèo của các dân tộc năm 2010
Nguồn: Tính toán cho vùng Dự án từ dữ liệu Agricensus 2011
37
30
77
57
85
0
20
40
60
80
100
Quảng Nam
Quảng Ngãi
21
Bảng 2.1: Tỷ lệ nghèo của các huyện thuộc vùng Dự án 2010
T

ỷ lệ ngh
èo (%)
T
ỷ lệ cận ngh
èo (%)
Trung bình c
ả nước*
14,2
7,53
Trung bình sáu t
ỉnh Dự án
24,9
7,4
Trung bình 26 huy
ện trong Dự án
45,0
8,4
Huy
ện
ngoài D
ự án
nhưng trong sáu t
ỉnh
20,0
7,1
130 xã D
ự án
51,9
8,1
Trung bình c

ủa các xã ngoài Dự án nhưng trong 26
huy
ện Dự án
39,4
8,7
Nguồn: Agricensus 2011 và * tỷ lệ nghèo cả nước theo công bố của Bộ LĐTBXH
Trong năm 2010, khi tỷ lệ nghèo trung bình của cả nước giảm xuống chỉ còn 14,2% (Bảng 2.1) thì
tỷ lệ nghèo của sáu tỉnh Dự án là gần 25% và cứ thế tăng dần nếu xét ở quy mô hẹp hơn cho 26
huyện Dự án hoặc 130 xã Dự án. Ở quy mô cấp tỉnh, cứ khoảng 4 người thì có một người là
người nghèo, còn ở các xã Dự án thì cứ 2 người chắc chắn sẽ có một người nghèo. Tỷ lệ cận
nghèo của vùng Dự án cũng cao hơn so với mức trung bình. Cả nước chỉ có 6,98% dân số nằm
trong diện cận nghèo nhưng con số này xét chung cho sáu tỉnh và xét riêng cho 130 xã Dự án
tương ứng sẽ là 7,39% và 8,07%. Nếu chỉ so sánh giữa các xã trong các huyện Dự án, có thể thấy
tỷ lệ nghèo của xã không trong Dự án thấp hơn hẳn tỷ lệ trung bình của 130 xã Dự án (34,9% so
với 51,9%); hay so sánh giữa các huyện trong sáu tỉnh, ta thấy tỷ lệ nghèo của 26 huyện cao hơn
hẳn các huyện còn lại (45% so với 20%). Xét trên phạm vi cả nước, rõ ràng tỷ lệ nghèo của sáu
tỉnh là cao hơn gấp đôi tỷ lệ chung của cả nước (24,9% so với 11,8%). Mặc dù, Dự án GNKVTN
đ
ã có tiêu chí l
ựa chọn các xã/huyện đưa vào Dự án là phải có tỷ lệ nghèo cao hơn (cụ thể chỉ
huyện có tỷ lệ nghèo trên 30% mới trở thành vùng Dự án) nhưng các dữ liệu thể hiện sự chênh
lệch lớn giữa vùng Dự án và ngoài Dự án phản ánh sự tụt hậu về kinh tế của khu vực Dự án, đồng
thời ám chỉ đời sống kinh tế khó khăn đặc biệt của người dân vùng Dự án.
Thứ hai, từ góc độ dân tộc, dữ liệu khẳng định nhóm nghèo hơn là các nhóm dân tộc thiểu
số: Dữ liệu thứ cấp khẳng định nhóm nghèo hơn trong vùng Dự án là nhóm dân tộc thiểu số (bản
địa và di cư) so với dân tộc Kinh (Hình 2.2).
Hình 2.2 Tỷ lệ nghèo của các dân tộc năm 2010
Nguồn: Tính toán cho vùng Dự án từ dữ liệu Agricensus 2011
30
11

24
25
57
73
61
47
71
48
68
51
Quảng Ngãi
Kon Tum
Gia Lai
Đăk Lăk
Kinh
DT bản địa
DT khác
21
Bảng 2.1: Tỷ lệ nghèo của các huyện thuộc vùng Dự án 2010
T
ỷ lệ ngh
èo (%)
T
ỷ lệ cận ngh
èo (%)
Trung bình c
ả nước*
14,2
7,53
Trung bình sáu t

ỉnh Dự án
24,9
7,4
Trung bình 26 huy
ện trong Dự án
45,0
8,4
Huy
ện
ngoài D
ự án
nhưng trong sáu t
ỉnh
20,0
7,1
130 xã D
ự án
51,9
8,1
Trung bình c
ủa các xã ngoài Dự án nhưng trong 26
huy
ện Dự án
39,4
8,7
Nguồn: Agricensus 2011 và * tỷ lệ nghèo cả nước theo công bố của Bộ LĐTBXH
Trong năm 2010, khi tỷ lệ nghèo trung bình của cả nước giảm xuống chỉ còn 14,2% (Bảng 2.1) thì
tỷ lệ nghèo của sáu tỉnh Dự án là gần 25% và cứ thế tăng dần nếu xét ở quy mô hẹp hơn cho 26
huyện Dự án hoặc 130 xã Dự án. Ở quy mô cấp tỉnh, cứ khoảng 4 người thì có một người là
người nghèo, còn ở các xã Dự án thì cứ 2 người chắc chắn sẽ có một người nghèo. Tỷ lệ cận

nghèo của vùng Dự án cũng cao hơn so với mức trung bình. Cả nước chỉ có 6,98% dân số nằm
trong diện cận nghèo nhưng con số này xét chung cho sáu tỉnh và xét riêng cho 130 xã Dự án
tương ứng sẽ là 7,39% và 8,07%. Nếu chỉ so sánh giữa các xã trong các huyện Dự án, có thể thấy
tỷ lệ nghèo của xã không trong Dự án thấp hơn hẳn tỷ lệ trung bình của 130 xã Dự án (34,9% so
với 51,9%); hay so sánh giữa các huyện trong sáu tỉnh, ta thấy tỷ lệ nghèo của 26 huyện cao hơn
hẳn các huyện còn lại (45% so với 20%). Xét trên phạm vi cả nước, rõ ràng tỷ lệ nghèo của sáu
tỉnh là cao hơn gấp đôi tỷ lệ chung của cả nước (24,9% so với 11,8%). Mặc dù, Dự án GNKVTN
đ
ã có tiêu chí l
ựa chọn các xã/huyện đưa vào Dự án là phải có tỷ lệ nghèo cao hơn (cụ thể chỉ
huyện có tỷ lệ nghèo trên 30% mới trở thành vùng Dự án) nhưng các dữ liệu thể hiện sự chênh
lệch lớn giữa vùng Dự án và ngoài Dự án phản ánh sự tụt hậu về kinh tế của khu vực Dự án, đồng
thời ám chỉ đời sống kinh tế khó khăn đặc biệt của người dân vùng Dự án.
Thứ hai, từ góc độ dân tộc, dữ liệu khẳng định nhóm nghèo hơn là các nhóm dân tộc thiểu
số: Dữ liệu thứ cấp khẳng định nhóm nghèo hơn trong vùng Dự án là nhóm dân tộc thiểu số (bản
địa và di cư) so với dân tộc Kinh (Hình 2.2).
Hình 2.2 Tỷ lệ nghèo của các dân tộc năm 2010
Nguồn: Tính toán cho vùng Dự án từ dữ liệu Agricensus 2011
17
59
51
Đăk Nông
22
Quan sát dễ nhận thấy tại các tỉnh Dự án, tỷ lệ nghèo của người Kinh luôn thấp hơn tỷ lệ nghèo
của các nhóm dân tộc thiểu số. Điển hỉnh như tỉnhKon Tum, tỷ lệ nghèo của người Kinh chỉ là
11%, trong khi tỷ lệ nghèo của nhóm dân tộc thiểu số bản địa là hơn 70% và của các nhóm dân
tộc khác là gần 50%. Không tại một tỉnh nào, tỷ lệ nghèo trong nhóm dân tộc Kinh vượt quá con số
40% nhưng lại có thể dễ dàng tìm thấy những tỷ lệ nghèo trên 70-80% ở các nhóm dân tộc thiểu
số khác ở các tỉnh Dự án. Khoảng cách giữa nhóm có tỷ lệ nghèo thấp nhất (luôn luôn là nhóm
Kinh) với nhóm có tỷ lệ nghèo cao nhất thường là 40-50 điểm phần trăm, và khoảng cách giữa

nhóm này với nhóm ở giữa thường chỉ khoảng 10%. Riêng đối với Kon Tum, tỉnh có sự phân hóa
lớn nhất, thì khoảnh cách chênh lệch này tương ứng là 62 và 25 điểm phần trăm.
Từ Hình 2.2, có thể thấy rằng, tại các vùng Dự án, cứ gặp ba người Kinh thì ít nhất hai người
trong số họ sống trên ngưỡng nghèo.Còn nếu gặp 3 người dân tộc thiểu số thì có nhiều khả năng
2 người trong số họ sống dưới ngưỡng nghèo. Và đây mới chỉ là tỷ lệ nghèo thô xét theo các tiêu
chuẩn tiền tệ, còn nếu xét theo thước đo nghèo đa chiều thì có thể dễ dàng dự đoán được rằng
với phân bố dân cư (người Kinh chủ yếu tập trung ở các thành phố và trung tâm văn hóa - kinh tế
- xã hội), tập tục sinh hoạt (còn nhiều điểm lạc hậu của đồng bào dân tộc thiểu số) như hiện nay
thì tỷ lệ nghèo ở nhóm dân tộc thiểu số có thể còn cao h
ơn n
ữa và khoảng cách giữa nhóm Kinh
và các nhóm dân tộc còn lại tại các vùng Dự án sẽ còn lớn hơn nhiều, đặc biệt khi bóc tách chi tiết
đến các khía cạnh của nghèo đa chiều như giáo dục, y tế, nước sạch.
Bảng 2.2: Tiếp cận dịch vụ thiết yếu (điện, nước sạch, vệ sinh) giữa các nhóm dân tộc (2010)
T
ỷ lệ hộ (%)
Sử dụng điện l
ư
ới
qu
ốc gia
dùng ngu
ồn n
ước
s
ạch cho ăn uống
Có h
ố xí hợp vệ
sinh
Xã d

ự án (130 x
ã)
91,4
66,8
17,1
Kinh
94,8
94,4
38,9
DTTS b
ản
đ
ịa
93,3
47,6
6,7
DTTS khác
82,7
72,2
11,1
Huy
ện Dự án
(g
ồm cả x
ã không thuộc Dự
án)
93,4
71,6
20,9
Kinh

96,8
95,2
40,4
DTTS b
ản
đ
ịa
92,8
50,6
6,5
DTTS khác
86,4
70,9
12,6
Chung ( sáu t
ỉnh)
Kinh
99,0
98,7
62,8
DTTS b
ản
đ
ịa
95,1
64,5
10,1
DTTS khác
89,7
79,4

17,2
Nguồn: Agricensus 2011
Để có một kết quả chính xác về dữ liệu nghèo đa chiều giữa các nhóm dân tộc trong vùng Dự án,
cần một cuộc khảo sát và/hoặc các tính toán phức tạp hơn, nằm ngoài khuôn khổ của báo cáo
này. Tuy nhiên, các số liệu cơ bản được cung cấp trong Bảng 2.2 từ nguồn Agricensus 2011 về
tiếp cận với điện, nước sạch, và công trình vệ sinh cùng với các quan sát thực địa c
ũng ph
ần nào
làm rõ h
ơn b
ức tranh về sự phân hóa giữa các nhóm dân tộc trong vùng Dự án. Dù tính riêng hay
chung các vùng Dự án với toàn huyện hoặc tỉnh, ở bất kỳ quy mô tổng hợp số liệu nào, dân tộc
Kinh luôn là nhóm có tỷ lệ tiếp cận cao nhất đối với cả ba chiều đo cơ bản của nghèo đa chiều
(điện, nước sạch, vệ sinh). Tính chung cho cả sáu tỉnh thì gần 100% người Kinh có tiếp cận với
điện lưới và sử dụng nước sạch cho ăn uống, 62,78% trong số họ có tiếp cận với hố xí hợp vệ
sinh. Nếu tính riêng cho các huyện Dự án hoặc thậm chí là thu hẹp chỉ trong 130 xã Dự án thì con
số này tuy có giảm nhưng không nhiều.
23
Ngoại trừ tiếp cận với điện lưới khá đồng đều giữa ba nhóm dân tộc (Kinh, dân tộc thiểu số bản
địa, và các nhóm dân tộc thiểu số khác), còn lại tiếp cận với nước sạch và vệ sinh đều thể hiện rõ
sự phân hóa. Tại các xã Dự án, chưa đến một nửa số đồng bào dân tộc thiểu số bản địa có sử
dụng nước sạch trong ăn uống và chưa đến 7% trong số họ có tiếp cận với hố xí hợp vệ sinh.
Nhóm dân tộc di cư có khá hơn một chút với tỷ lệ sử dụng nước sạch đạt trên 70% nhưng tỷ lệ sử
dụng hố xí hợp vệ sinh vẫn ở mức cực kỳ thấp, chỉ hơn 11%.
Bức tranh toàn cảnh dù nhìn xa hay nhìn gần đều cho thấy sự tụt hậu của các nhóm dân tộc thiểu
số so với người Kinh cả về cả về kinh tế, vệ sinh, nước sạch. Trong đó, nhóm dân tộc thiểu số bản
địa là nhóm hạn chế hơn cả, đặc biệt là tiếp cận với công trình vệ sinh thì nhóm này bị hạn chế
hơn hẳn so với hai nhóm còn lại. Chỉ duy nhất có tiếp cận với điện lưới quốc gia là nhóm dân tộc
thiểu số bản địa có tỷ lệ tiếp cận cao hơn các nhóm dân tộc thiểu số khác do nhiều nhóm mới di
cư đến còn chưa ổn định chỗ ở, các thôn/xã mới lập hoàn toàn nên chưa có cơ sở hạ tầng và tiếp

cận với các dịch vụ cơ bản (trong đó có điện). Trong số các hộ dân tộc thiểu số di cư (đến từ miền
Bắc như Dao, Mường, Thái, H’Mông và từ đồng bằng sông Mê-kông), các hộ di cư tự do trong
thời gian 3 năm trở lại đây thường là những đối tượng khó khăn hơn.
Thứ ba, từ góc độ giới, nhóm hộ có chủ hộ là nữ nghèo hơn so với nhóm hộ có chủ hộ là
nam giới trong vùng Dự án: Nhóm hộ với chủ hộ là nữ (gồm dân tộc theo xã hội mẫu hệ và phụ
hệ) có tỷ lệ nghèo cao hơn đáng kể so với chủ hộ là nam. Chênh lệch về tỷ lệ nghèo trong nhóm
hộ có nữ làm chủ hộ so với nhóm hộ có nam làm chủ hộ, tính riêng cho địa bàn 130 xã Dự án, là
10 điểm phần trăm (tương ứng với 60,4% và 50,4%). Còn tính cho 26 huyện trong Dự án và
chung cho cả sáu tỉnh được khảo sát lần lượt đều là trên 12 và 13 điểm % (xem Bảng 2.3).
Bảng 2.3: Tỷ lệ nghèo phân theo giới tính chủ hộ tại vùng Dự án (2010)
Gi
ới tính chủ hộ
T
ỷ lệ ngh
èo
T
ỷ lệ cận ngh
èo
130 xã D
ự án
Nam
50,4
8,3
N

60,4
6,5
26 huy
ện trong Dự án
Nam

43,1
8,7
N

55,0
7,1
6 t
ỉnh Dự án
Nam
22,0
7,4
N

36,3
7,2
Nguồn: Agricensus 2011
Nếu tính cả số hộ ở trong nhóm cận nghèo vào thì mức chênh lệch nói trên sẽ giảm đi chút ít do tỷ
lệ hộ gia đ
ình c
ận nghèo trong nhóm hộ có nữ làm chủ hộ lại thấp hơn so với nhóm nam làm chủ
hộ. Điều này có thể là do cái nghèo của nhóm nữ làm chủ hộ thực sự do thiếu sức lao động, thiếu
năng lực sản xuất dẫn đến cái nghèo của họ dai dẳng và bần cùng hơn. C
òn cái nghèo c
ủa của
nhóm nam làm chủ hộ có thể còn do ph
ương th
ức sinh hoạt và quản lý gia đ
ình c
ủa người chủ gia
đ

ình (nam gi
ới), khiến gia đ
ình h
ọ không quá bần cùng (vì vẫn có sức lao động, khả năng sản
xuất) nhưng c
ũng không khá gi
ả hẳn lên được.
“Hộ khó khăn là các hộ đàn bà không có chồng (chồng chết), con; nhà đông con (10 khẩu) không phát triển
được”
(Già làng, xã Ia Broai, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai)
Điều đó có thể thấy rõ h
ơn qua s
ố liệu của Bảng 2.4. Mặc dù nghèo hơn so với nhóm hộ có nam
giới làm chủ hộ (tính theo thước đo tiền tệ) nhưng tiếp cận với điện và nước sạch của nhóm hộ có
nữ làm chủ hộ lại tương tự [ở phạm vi xã Dự án] hoặc cao hơn [ở phạm vi huyện Dự án và tỉnh
Dự án]. Tuy vậy, tình hình tiếp cận với hố xí hợp vệ sinh thì nhóm hộ có nam làm chủ lại cao hơn
[với mức chênh lệch dao động trên dưới một đến ba điểm phần trăm ở cả ba cấp xã, huyện, tỉnh
Dự án]. Sự khác biệt trong tiếp cận các dịch vụ và tiện ích sinh hoạt cơ bản này của hai nhóm hộ
24
gia đ
ình có th
ể được giải thích bằng mối quan tâm của chủ hộ có giới tính khác nhau được đặt
vào các tiện ích khác nhau. Phụ nữ làm chủ hộ có thể quan tâm hơn đến việc sử dụng nước sạch
cho sinh hoạt gia đ
ình và ăn u
ống.
“Trong gia đ
ình, ng
ư
ời phụ nữ ngoài lo việc đồng áng còn là ng

ư
ời nội trợ và chăm lo chính cho con cái. Nên
họ lo cái ăn, cái uống cho cả gia đình chứ nam giới không lo”
(Nông dân Xã Quảng Phú, Krông Nô, Đắk Nông)
“Đối với vấn đề dinh dưỡng hay đảm bảo an ninh lương thực, thì chỉ có giao cho phụ nữ, hội phụ nữ làm là
phù hợp, vì phụ nữ lo chuyện ăn, chuyện sinh hoạt, chuyện dinh dưỡng vệ sinh cho các thành viên còn lại.
Người dân tộc nào c
ũng th
ế, phụ hệ hay mẫu hệ c
ũng th
ế cả.”
(Ý kiến chung của nhiều cán bộ và người dân về vai trò của phụ nữ với dinh dưỡng của gia đ
ình)
Dữ liệu cho thấy nếu việc tiếp cận các tiện ích sinh hoạt hoặc dịch vụ cơ bản ít bị phụ thuộc vào
lao động [điện lưới, sử dụng nước sạch cho ăn uống] thì tỷ lệ ở nhóm hộ có nữ làm chủ hộ cao
hơn hoặc tương đồng với nhóm hộ có nam làm chủ, còn nếu cần có nhân công để triển khai [như
xây nhà vệ sinh] thì tỷ lệ này ở nhóm nữ không còn
ưu th
ế hoặc tương đồng như vậy nữa.
Bảng 2.4: Tiếp cận dịch vụ thiết yếu (điện, nước sạch, về sinh) của các hộ trong vùng Dự án, phân
theo giới tính chủ hộ (2010)
Gi
ới tính chủ hộ
T
ỷ lệ hộ (%)
s
ử dụng điện lưới
qu
ốc gia
dùng ngu

ồn nước
s
ạch cho ăn uống
có h
ố xí hợp vệ
sinh
130 xã D
ự án
Nam
91,2
66,8
17,2
N

92,6
66,5
16,6
26 huy
ện trong Dự án
Nam
93,2
71,5
21,2
N

94,1
72,2
19,3
6 t
ỉnh Dự án

Nam
97,4
89,7
49,0
N

98,0
92,1
46,8
Nguồn: Agricensus 2011
2.1.2 Tiếp cận vốn sinh kế của nhóm đối tượng trong vùng Dự án
Như Khung SLA, cơ sở lý thuyết của Đánh giá này đ
ã ch
ỉ ra, nguồn vốn sinh kế được phân thành
năm loại hình gồm: (i) vốn tài nguyên, (ii) vốn con người; (iii) vốn vật chất; (iv) vốn tài chính và cuối
cùng nhưng không kém quan trọng là (v) vốn xã hội. Tổng hòa các nguồn vốn này sẽ là điều kiện
cần để các cộng đồng có thể thực hiện các hoạt động kinh tế. Nhưng cần lưu
ý r
ằng các yếu tố
khác như cấu trúc (structure) và các định chế/quy trình (processes) mới là các điều kiện đủ để các
vốn sinh kế được đưa vào khai thác trong quá tr
ình phát tri
ển kinh tế, xã hội cho cộng đồng. Phần
tiếp theo, trước hết sẽ phân tích, dưới góc nhìn so sánh, giữa các nhóm dân tộc và theo giới tính
về mức độ tiếp cận/sở hữu các nguồn vốn sinh kế này.
(a) Về vốn tài nguyên: Vốn tài nguyên có thể bao gồm đất đai và sản vật, nước và nguồn nước,
cây cối và các sản phẩm từ rừng, sinh vật tự nhiên, các loại sợi và lương thực tự nhiên, sự đa
dạng sinh học, môi trường, khí hậu. Trong phạm vi của Đánh giá x
ã h
ội này, việc tiếp cận nguồn

vốn tự nhiên quan trọng nhất là đất đai sẽ được lựa chọn để phân tích, so sánh cho các nhóm đối
tượng dễ bị tổn thương của Dự án. Cơ hội để thụ hưởng các nguồn vốn tự nhiên khác như khí
hậu, môi trường, sự đa dạng sinh học, sản vật từ rừng, v.v. về cơ bản sẽ không có ý ngh
ĩa khác
biệt giữa nhóm yếu thế và nhóm không yếu thế.
25
Bảng 2.5: Sở hữu đất và diện tích canh tác phân theo dân tộc trong vùng Dự án (2010)
Di
ện tích đất sở hữu (m2) trung b
ình hộ
Di
ện tích trồng cây trung b
ình hộ (m2)
Đ
ất trồng
cây hàng
năm
Đ
ất
tr
ồng
cây lâu
năm
Đ
ất
lâm
nghi
ệp
T
ổng

di
ện
tích
lúa
ngô

phê
tiêu
cao
su
Đi
ều
130 xã
Dự án
Kinh
6.697
9.328
849
16.874
1.592
1.487
5.861
303
1.903
1.127
DTTS bản
đ
ịa
11.915
2.422

5.078
19.416
4.934
2.156
908
50
416
632
DTTS khác
10.224
5.343
1.074
16.641
4.066
2.015
2.714
93
1.768
667
26 huy
ện
trong D

án
Kinh
7.089
7.509
1.100
15.698
2.131

1.493
4.828
301
1.466
781
DTTS b
ản
đ
ịa
11.236
1.817
4.652
17.706
4.695
2.077
669
27
325
409
DTTS khác
10.126
4.746
1.359
16.232
3.981
2.148
2.474
87
1.485
588

6 t
ỉnh Dự
án
Kinh
2.622
4.110
957
7.689
1.891
511
2.791
212
683
303
DTTS b
ản
đ
ịa
8.699
4.359
2.798
15.856
4.048
1.585
2.386
81
1.007
646
DTTS khác
8.428

5.485
1.919
15.833
3.361
2.820
3.126
164
1.084
985
Nguồn: Agricensus 2011
Tính riêng cho 130 xã Dự án thì trung bình tổng điện tích đất sở hữu của các nhóm dân tộc không
có khác biệt lớn khi dân tộc thiểu số bản địa sở hữu khoảng 1,94 ha, hai nhóm Kinh và các dân
tộc thiểu số khác sở hữu khoảng 1,65 ha mỗi hộ. Nếu xét cho cả sáu tỉnh nói chung thì diện tích
sở hữu đất bắt đầu có sự phân hóa rõ khi nhóm Kinh chỉ sở hữu bằng khoảng 1/2 so với diện tích
sở hữu của mỗi nhóm dân tộc kia. Không có sự chênh lệch nhiều về sở hữu đất giữa nhóm dân
tộc thiểu số bản địa và và dân tộc di cư đến, có lẽ do nhóm dân tộc di cư đến có xu hướng mua
đất từ nhóm dân tộc thiểu số bản địa. Quỹ đất mới c
ũng không còn nên m
ặc dù là nhóm đ
ã cư trú
lâu đời nhưng nhóm dân tộc thiểu số bản địa không cho thấy ưu thế hơn các nhóm Kinh và dân
tộc thiểu số khác về sở hữu đất đai.
Tuy tổng diện tích đất sở hữu không có nhiều khác biệt nhưng sử dụng đất thì lại có sự khác biệt
rõ rệt giữa ba nhóm dân tộc. Nhóm Kinh sở hữu rất ít đất trồng cây hàng năm và đất lâm nghiệp,
đặc biệt là đất lâm nghiệp. Họ tập trung vào trồng cây lâu năm/cây công nghiệp là những loại cây
có giá trị kinh tế cao và là lợi thế của các tỉnh Dự án. Ngoại trừ ở phạm vi tính chung cho sáu tỉnh
(quỹ đất của nhóm Kinh thấp chỉ bằng khoảng 1/2 của mỗi nhóm còn lại), còn lại ở phạm vi tính
riêng cho 26 huyện Dự án hoặc 130 xã Dự án thì diện tích trồng cây lâu năm của nhóm dân tộc
Kinh luôn vượt trội hơn hẳn so với nhóm dân tộc thiểu số bản địa và dân tộc thiểu số còn lại. Nếu
chỉ tính riêng cho 130 xã Dự án thì nhóm Kinh trung bình mỗi hộ sở hữu hơn 0,93 ha đất trồng cây

lâu năm, trong khi nhóm dân tộc thiểu số bản địa và nhóm dân tộc khác chỉ sở hữu lần lượt
khoảng 0,24 và 0,53 ha mỗi hộ (xem Bảng 2.5).
Quỹ đất của nhóm dân tộc thiểu số bản địa chủ yếu được đầu tư cho trồng cây hàng năm (lúa,
ngô) và lâm nghiệp, là hai loại cây không đ
òi h
ỏi đầu tư và chăm sóc nhiều nhưng không cho hiệu
quả kinh tế và thu nhập lớn như những loại cây mà nhóm dân tộc Kinh chú trọng và nhóm dân tộc
khác đang có xu hướng đầu tư. Diện tích đầu tư trung b
ình c
ủa các hộ dân tộc khác vào cây hàng
năm c
ũng khá cao, tương đương v
ới nhóm dân tộc thiểu số bản địa (xấp xỉ 1,0-1,1 ha ở cấp xã và
huyện Dự án, giảm xuống khoảng 0,85 ha nếu tính chung cho cả sáu tỉnh Dự án). Nhưng diện tích
đất dành cho cây lâu năm của họ lại cao hơn hẳn. Có thể do nhóm này có nhiều người mới di cư
đến cần thu hoạch hàng năm để đảm bảo cuộc sống trong quá trình tích l
ũy thêm đ
ất, nhưng mục
tiêu dài hạn của họ vẫn là tăng dần đầu tư và chờ thu hoạch từ các diện tích cây lâu năm/cây công
nghiệp.

×