Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Kỹ Thuật Làm Đất Tối Thiểu Trong Sản Xuất Cây Vụ Đông: Đậu Tương, Ngô pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.4 KB, 3 trang )

Kỹ Thuật Làm Đất Tối Thiểu Trong Sản
Xuất Cây Vụ Đông: Đậu Tương, Ngô
Đông
Để giúp bà con nông dân tranh thủ được thời gian gieo trồng kịp thời vụ,
nhất là sau đợt mưa to, lúa ngập nặng của nhiều tỉnh trong những ngày giữa
tháng 9 vừa qua, chúng tôi giới thiệu kinh nghiệm làm đất tối thiểu-một
TBKT đã được Bộ NN-PTNT công nhận và đưa vào áp dụng sản xuất vụ
đông trong những năm qua.

Với cây ngô đông: Sử dụng phương pháp gieo bầu ngô và kỹ thuật làm đất
tối thiểu giúp nông dân có thể triển khai được diện tích vụ đông lớn đúng
thời vụ trong thời gian ngắn. Bầu ngô được làm bằng bùn ao hoặc bùn sông
không chua, trộn thêm một ít phân chuồng, phân rác ủ mục với tỷ lệ 1:1.
Trộn đều phân, bùn rồi rải đều trên nền đất cứng đã được làm phẳng nơi góc
ruộng hoặc bờ ruộng. Rải dày 12cm, dùng thanh tre hoặc nứa cắt thành bầu
hình vuông, mỗi chiều 10cm. Chọc lỗ giữa bầu rồi tra hạt đã được ngâm ủ
cho nẩy mầm trước khi gieo.
Lấp kín hạt bằng hỗn hợp đất bột trộn phân chuồng hoai mục theo tỷ lệ 1:1.
Kinh nghiệm ở Quỳnh Ngọc (Quỳnh Phụ, Thái Bình) vụ đông thường sử
dụng giống ngô LVN4 nên thời gian tra hạt vào bầu phải đảm bảo từ 20 đến
30 tháng 9. Sau khi gặt lúa, lợi dụng độ ẩm của mặt ruộng bà con đưa ngay
cây ngô bầu đã được gieo sẵn từ trước đặt trên mặt ruộng với khoảng cách:
70-80cm x 30cm x 1 bầu, để có mật độ khoảng 1.500-1.600 cây/sào
(360m2).
Nếu ruộng khô, cần cuốc nền rồi đặt bầu ngô xuống cho tiếp xúc với đất ẩm.
Nếu ruộng có nước thì phải cuốc 3-4m/rãnh thoát nước để rút hết nước ra
khỏi ruộng rồi mới đặt bầu ngô. Sau khi đặt bầu, chăm sóc sớm cho ngô
bằng cách tưới nước phân chuồng, đạm, lân pha loãng để bầu ngô sớm bén
rễ vào đất ruộng, không để ngô bị hiện tượng chân chì, huyết dụ. Khi ngô đã
bén rễ, lên xanh thì cuốc lật đất đắp vào gốc, vun luống kết hợp bón phân
thúc theo nhu cầu.


Với cây đậu tương: ở vụ đông, kinh nghiệm của bà con nông dân xã Quỳnh
Ngọc, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình chủ yếu sử dụng giống DT 84. Thời
vụ thực hiện từ 25/9 – 5/10 hoặc 10/10. Đậu tương bố trí trên chân đất cao
hơn so với ngô. Sau khi gặt lúa, biện pháp đầu tiên là phải cuốc rãnh thoát
nước đề phòng có mưa lớn, hạt đậu dễ bị thối. Chuẩn bị đất bột để lấp hạt.
Mỗi một sào cần chuẩn bị khoảng 2 bao đất bột, 1 bao trấu và một ít phân
bắc mục trộn đều. Nếu đất ẩm thì gieo ngay hạt đậu tương trên ruộng: Cứ 2
hàng lúa ta gieo 1 hàng đậu tương, với khoảng cách 35cm x 10cm x 1 khóm.
Mỗi khóm gieo 3 hạt, mật độ khoảng 30 khóm/m2.
Mỗi sào cần khoảng 2,5 kg hạt giống. Gieo xong lấp kín hạt bằng đất bột đã
chuẩn bị vừa nói ở trên. Nếu đất khô, có thể chọc lỗ gieo hạt đậu vào gốc rạ
để lợi dụng độ ẩm của gốc rạ. Gieo hạt vào gốc rạ cần chú ý cắt rạ sát đất,
chọc lỗ, bỏ hạt và cũng phủ đất bột như trên, cũng đảm bảo mật độ khoảng
30 khóm/m2 (50-60 cây/m2). Khi cây mọc thì chăm sóc để cây phát triển
tốt. Tưới nước đảm bảo độ ẩm, bón phân, xới xáo, vun gốc cho đậu tương
như phương pháp thông thường. Bón phân thúc với lượng 3-4kg urê, 8-10kg
lân supe và 2-3 kg kali/sào vào thời kỳ sau khi trồng được 10-15 ngày, khi
cây đã có 4-5 lá thật.

×