Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1980 ĐẾN 1992: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ, CƠ SỞ PHÁP LÝ, CẤU TRÚC BỘ MÁY. SO SÁNH VỚI TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ ĐỀ XUẤT CẢI CÁCH TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.31 KB, 35 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

ĐỀ TÀI:
TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
TỪ 1980 ĐẾN 1992: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ, CƠ SỞ PHÁP LÝ, CẤU
TRÚC BỘ MÁY. SO SÁNH VỚI TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA
PHƯƠNG VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ ĐỀ XUẤT CẢI CÁCH TỔ
CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Chính quyền địa phương
Mã phách:…………………………………

Hà Nội – 2021


LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Tổ chức chính quyền địa phương Việt Nam giai đoạn từ 1980
đến 1992: hoàn cảnh lịch sử, cơ sở pháp lý, cấu trúc bộ máy. So sánh với tổ
chức chính quyền địa phương Việt Nam hiện nay và đề xuất cải cách tổ chức
chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay” là kết quả của q trình cố
gắng khơng ngừng học hỏi và tìm tịi của bản thân, cùng với đó là sự giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy cơ. Trong suốt q trình học mơn “Chính quyền địa
phương” vừa qua, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô TS. Bùi Thị Ngọc Hiền đã chỉ bảo tận tình giúp tơi có được nền tảng kiến thức
để có thể làm nên đề tài này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài
một cách hoàn chỉnh nhất nhưng đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót mà
bản thân chưa thấy được. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cơ
để đề tài này được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!




DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

CQĐP

Chính quyền địa phương

2

HĐND

Hội đồng nhân dân

3

UBND

Ủy ban nhân dân

4

XHCN


Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................ 2
3. Bố cục đề tài .............................................................................................. 2
NỘI DUNG ................................................................................................... 3
Chương 1: TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN TỪ 1980 ĐẾN 1992 .......................................................................... 3
1.1. Hoàn cảnh lịch sử .................................................................................. 3
1.1.1. Khủng hoảng kinh tế - xã hội .............................................................. 3
1.1.2. Về mặt nhà nước ................................................................................. 4
1.1.3. Về quan hệ quốc tế .............................................................................. 4
1.2. Cơ sở pháp lý ......................................................................................... 5
1.3. Cấu trúc bộ máy .................................................................................... 5
1.3.1. Đặc điểm .............................................................................................. 5
1.3.2. Tổ chức bộ máy ................................................................................... 7
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 10
Chương 2: SO SÁNH TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1980 ĐẾN 1992 VỚI TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN
ĐỊA PHƯƠNG VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................. 11
2.1. Tổ chức chính quyền địa phương Việt Nam hiện nay ....................... 11
2.1.1. Cơ sở pháp lý ..................................................................................... 11
2.1.2. Cấu trúc bộ máy................................................................................. 11
2.2. Những điểm tương đồng và khác nhau .............................................. 16

2.2.1. Điểm tương đồng ............................................................................... 16
2.2.2. Những điểm khác nhau ..................................................................... 16


Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 23
Chương 3: ĐỀ XUẤT CẢI CÁCH TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA
PHƯƠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY....................................................... 24
3.1. Xác định rõ vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa
phương ........................................................................................................ 24
3.2. Thực hiện phân cấp, phân quyền rõ ràng, hợp lí hơn ....................... 24
3.3. Đổi mới mơ hình tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với địa bàn
nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.............. 25
3.4. Đổi mới hoạt động của chính quyền địa phương ............................... 26
3.5. Xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số ................................. 27
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 28
KẾT LUẬN ................................................................................................. 29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 30


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chính quyền địa phương (CQĐP) chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong
bộ máy chính quyền nhà nước. Ở Việt Nam, chính quyền địa phương là một bộ
phận hợp thành của chính quyền nhà nước, thực hiện các chức năng quản lý và
quyết định các biện pháp thực hiện nhiệm vụ của địa phương theo quy định của
pháp luật, bảo đảm kết hợp hài hịa giữa lợi ích của nhân dân địa phương với
lợi ích chung của cả nước. Chính vì vậy, tổ chức chính quyền địa phương ln
được chú trọng quan tâm. Theo chiều dài lịch sử, trải qua các giai đoạn phát
triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật
nhằm sửa đổi, cải cách tổ chức chính quyền địa phương cho phù hợp với tình

hình đất nước từng thời kỳ.
Hệ thống chính quyền địa phương ở Việt Nam được thành lập từ năm
1945 cùng với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Việt Nam
đã ban hành và sửa đổi năm bản Hiến pháp (1946,1959, 1980, 1992, 2013), và
các văn bản Luật về tổ chức hệ thống chính quyền địa phương. Đặc biệt, từ năm
1980 đến 1992 là giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội trên toàn vẹn lãnh thổ
đất nước. Hiến pháp 1980, bộ máy nhà nước ta đã được thiết kế theo đúng mơ
hình bộ máy nhà nước kiểu Xã hội chủ nghĩa thịnh hành lúc bấy giờ ở các nước
xã hội chủ nghĩa như ở Liên Xô, các nước Đông Âu, Trung Quốc… Nguyên
tắc tập quyền Xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã được vận dụng một cách triệt để.
Để tìm hiểu rõ tổ chức chính quyền địa phương giai đoạn từ 1980 đến
1992, tôi quyết định chọn đề tài “Tổ chức chính quyền địa phương Việt Nam
giai đoạn từ 1980 đến 1992: hoàn cảnh lịch sử, cơ sở pháp lý, cấu trúc bộ
máy. So sánh với tổ chức chính quyền địa phương Việt Nam hiện nay và đề
xuất cải cách tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay” để làm
bài thi kết thúc học phần.
1


2. Ý nghĩa đề tài
Về mặt lý luận, trên cơ sở nguồn tư liệu lịch sử, bài tiểu luận tìm hiểu tổ
chức chính quyền địa phương Việt Nam giai đoạn từ 1980 đến 1992 về hoàn
cảnh lịch sử, cơ sở pháp lý và so sánh với chính quyền địa phương Việt Nam
hiện nay để làm rõ nội dung đề tài.
Về mặt thực tiễn, từ việc nghiên cứu tổ chức chính quyền địa phương
Việt Nam giai đoạn từ 1980 đến 1992 và hiện nay; tìm ra những nét tương đồng
và sự khác nhau giữa tổ chức chính quyền địa phương Việt Nam giai đoạn từ
1980 đến 1992 với tổ chức chính quyền địa phương Việt Nam hiện nay, tác giả
đưa ra một số đề xuất cải cách tổ chức chính quyền địa phương Việt Nam hiện
nay nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền

địa phương các cấp.
3. Bố cục đề tài
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của
đề tài được kết cấu gồm 03 chương:
Chương 1: Tổ chức chính quyền địa phương Việt Nam giai đoạn từ 1980
đến 1992;
Chương 2: So sánh tổ chức chính quyền địa phương Việt Nam giai đoạn
từ 1980 đến 1992 với tổ chức chính quyền địa phương Việt Nam hiện nay;
Chương 3: Đề xuất cải cách tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam
hiện nay.

2


NỘI DUNG
Chương 1
TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
TỪ 1980 ĐẾN 1992
1.1. Hoàn cảnh lịch sử
1.1.1. Khủng hoảng kinh tế - xã hội
Trong những năm 1980, kinh tế nước ta tiếp tục trong tình trạng phải
khắc phục hậu quả do chiến tranh để lại, kinh tế bị tàn phá nặng nề trong nhiều
thập kỷ, ngồi ra cịn bị cấm vận, hầu như cô lập với thị trường khu vực và thế
giới. Do đó, những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại của cơ chế thị trường
không có khả năng thâm nhập vào Việt Nam.
Từ năm 1981 - 1983 kinh tế có phục hồi đơi chút song tốc độ phát triển
chậm, nét đặc trưng là hiệu quả thấp do chi phí sản xuất cao, cơng nghệ và thiết
bị lậu hậu, trình độ tổ chức sản xuất và quản lý kém hiệu quả. Cơ cấu kinh tế
mất cân đối nghiêm trọng, lệ thuộc nhiều vào các nước XHCN, vai trò chủ đạo
của kinh tế quốc doanh bị sa xút, thế mạnh của sản xuất không được khai thác.

Kinh tế nhiều thành phần chưa được chú trọng. Ngân sách nhà nước liên tục
bội chi lớn phải dựa vào nguồn thu từ vay nợ và viện trợ. Quản lý tài chính cịn
lỏng lẻo mang nặng tính cấp phát, bù lỗ và trợ cấp, do đó khơng khuyến khích
các đơn vị kinh tế quốc doanh nâng cao vai trò tự chủ kinh tế, phát triển sản
xuất mà dựa vào ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, việc phát hành tiền trong
lưu thông tăng cao; lại gặp sai lầm khi cải cách “giá - lương - tiền” năm 1985,
lên tới 774,7% năm 1986 và kéo dài với mức 3, rồi 2 chữ số cho đến đầu thập
kỷ 90, đã làm cho siêu lạm phát xuất hiện. Dẫn đến nền kinh tế từ tình trạng trì
trệ theo một cơ chế quan liêu bao cấp đã phải đối mặt với việc điều chỉnh quá
lớn. Chỉ số lạm phát luôn ở mức khá cao.

3


Yêu cầu đổi mới các chính sách kinh tế vĩ mơ là hết sức cấp bách, trong
đó đột phá khẩu để xoá bỏ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung là cuộc cải
cách đồng bộ giá - lương - tiền năm 1985. Kể từ cuối năm 1986, dưới sự chỉ
đạo của Đảng và hướng dẫn tuyệt đối chính quyền nhà nước trung ương, Việt
Nam đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm đưa nền kinh tế thốt khỏi tình trạng
trì trệ, tập trung quan liêu bao cấp, phát triển kinh tế và ngăn chặn lạm phát.
Với những biện pháp đó, lạm phát vẫn cịn cao nhưng đã tạo ra sự chuyển đổi
trong nền kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị
trường, xử lý được vấn đề giá, xoá bỏ bao cấp, Việt Nam đã ra khỏi khủng
hoảng kinh tế - xã hội, bước vào giai đoạn ổn định và phát triển.
1.1.2. Về mặt nhà nước
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 miền Nam được hồn tồn giải phóng,
nước ta được thống nhất sau hơn 30 năm chia cắt, điều đó tạo ra cơ sở quan
trọng để xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng XHCN. Để thực hiện
thống nhất nước nhà về mặt nhà nước, ngày 25 tháng 4 năm 1976, cử tri cả
nước tiến hành tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội chung của nước. Thắng lợi của

cuộc Tổng tuyển cử là sự kiện đánh dấu một bước ngoặt trong q trình mở
rộng và củng cố chính quyền nhà nước.
Từ những năm 1960 - 1970, nhất là năm 1976 trước khi thông qua Hiến
pháp 1980, nước ta đã tiến hành hợp nhất các tỉnh, hợp nhất các huyện với quy
mơ lớn, để cả nước cịn 36 tỉnh, 3 thành phố trực thuộc trung ương và một đặc
khu Vũng Tàu - Côn Đảo.
1.1.3. Về quan hệ quốc tế
Trong giai đoạn này mối quan hệ hữu nghị, anh - em giữa Việt Nam và
các nước trong khối XHCN trở nên gắn bó chặt chẽ hơn bao giờ hết. Xu hướng

4


áp dụng mơ hình phát triển chung cả về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội trở
nên phổ biến giữa các nước XHCN mà đứng đầu là Liên bang Xô-viết.
1.2. Cơ sở pháp lý
Hệ thống cơ quan CQĐP của Việt Nam trong giai đoạn từ 1980 đến 1992
được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp năm 1980 và Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 1983, sửa đổi năm 1989.
Ngày 18 tháng 12 năm 1980, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khố VI đã chính
thức thơng qua bản Hiến pháp năm 1980, trong đó có Chương IX quy định về
“Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân” (từ Điều 113 đến Điều 126). Trên cơ
sở Hiến pháp 1980, Quốc hội ban hành Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân năm 1983.
Ngày 30 tháng 6 năm 1989, Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi bảy
điều Hiến pháp 1980 (trong đó có sáu điều liên quan đến tổ chức Hội đồng nhân
dân và Uỷ ban nhân dân) và trên cơ sở những sửa đổi này Quốc hội thông qua
Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 1989.
1.3. Cấu trúc bộ máy
1.3.1. Đặc điểm

Thứ nhất, khơng có sự phân biệt chính quyền đơ thị và chính quyền nơng
thơn.
Đặc trưng trong việc tổ chức và hoạt động của CQĐP ở giai đoạn này
mang nặng nguyên tắc tập quyền XHCN, tư tưởng làm chủ tập thể và tập trung
kế hoạch. Đó là những tư tưởng chủ đạo của Hiến pháp năm 1980. Nếu như
những thời kỳ trước đây việc tổ chức và hoạt động của CQĐP dù ít hay nhiều
cũng có sự phân biệt giữa thành thị với nông thôn của Hiến pháp năm 1946 và
giữa vùng miền xi với miền ngược, thì trong các văn bản của thời kỳ này về
CQĐP khơng có sự phân biệt khác nhau giữa các vùng lãnh thổ.
5


Thứ hai, dần được tổ chức theo mơ hình Xơ Viết, thể hiện rõ nguyên tắc
tập quyền Xã hội chủ nghĩa.
CQĐP dần dần được tổ chức hoạt động theo mô hình của các Xơ Viết
(Liên Xơ cũ). Một trong những đặc điểm rất cơ bản của CQĐP của các nước
XHCN là có các cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra mới được thừa nhận về
quy định là cơ quan quyền lực nhà nước.
Thứ ba, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp dưới rập
khn chính quyền cấp trên.
Các cơ quan nhà nước khác mặc dù giải quyết rất nhiều công việc nhà
nước, cũng không được Hiến pháp quy định là cơ quan quyền lực nhà nước.
Vào những năm này, đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng. Sự khủng hoảng
kinh tế - xã hội này, ngồi những lý do có tính chủ quan và khách quan của Việt
Nam, nó cịn nằm trong tình trạng chung của các nước trong hệ thống XHCN.
Việc tổ chức và hoạt động của hệ thống CQĐP cũng phản ánh tình hình chung
của sự khủng hoảng. CQĐP khơng được phát huy, dân chủ trở nên hình thức,
tất cả chỉ trơng chờ vào sự chỉ đạo của Đảng và sự hướng dẫn của chính quyền
cấp trên. Việc tổ chức và hoạt động của các cấp CQĐP đều rập khn của chính
quyền cấp trên. Các đơn vị hành chính địa phương đều được sát nhập lại theo

phương châm của mỗi huyện là một pháo đài của chủ nghĩa xã hội. Các tỉnh
thành trực thuộc trung ương đều có đầy đủ các cơ cấu thành phần kinh tế công
- nông nghiệp hiện đại. Trong cơ cấu tổ chức CQĐP cấp trên cũng như chính
quyền trung ương có những tổ chức nào, thì CQĐP cấp dưới cũng cần có những
bộ phận ấy tương ứng.
Thứ tư, Hội đồng nhân dân mang tính hình thức, khơng phát huy vai trò
giải quyết quyền lợi của người dân.

6


Hội đồng nhân dân mặc dù được Hiến pháp quy định là cơ quan quyền
lực nhà nước, song chỉ là những nơi thông qua các quyết định đã rồi của cấp ủy
Đảng tương ứng, chưa đóng được vai trị là nơi có khả năng cũng như cần phải
quyết định các vấn đề liên quan đến quyền lợi của cộng đồng dân cư địa
phương, hoặc là nơi cần phải tính đến những đặc điểm của cộng đồng dân cư
cũng lãnh thổ địa phương khi triển khai việc thực hiện pháp luật của trung ương
- Nhà nước.
1.3.2. Tổ chức bộ máy
Chính quyền địa phương Việt Nam giai đoạn từ 1980 đến 1992 gồm 3
cấp:
- Cấp tỉnh/thành phố thuộc trung ương;
- Cấp huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh;
- Cấp xã/phường/thị trấn.
Ở mỗi đơn vị hành chính nói trên đều tổ chức Hội đồng nhân dân
(HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND).
1.3.2.1. Hội đồng nhân dân
HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa
phương bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân
ở địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và chính quyền cấp

trên. Đây là cơ quan được tăng thêm nhiều quyền hạn.
Điểm đặc biệt là HĐND trong giai đoạn này được quy định không chịu
nhiều sự chi phối của cấp trên (so với Hiến pháp 1959). HĐND căn cứ vào pháp
luật, chính sách của nhà nước và nhiệm vụ, quyền hạn của cấp mình, quyết định
và bảo đảm thực hiện các chủ trương, biện pháp để phát huy tiềm năng của địa

7


phương, xây dựng và phát triển địa phương về các mặt, không ngừng cải thiện
đời sống của nhân dân địa phương.
Thường trực Hội đồng nhân do Hội đồng nhân dân bầu ra. Cơ quan
thường trực HĐND ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương
đương, huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh và thị xã là thường trực HĐND; ở
cấp xã, phường, thị trấn là Ban thư ký HĐND.
Thường trực HĐND được thành lập ở HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương và cấp tương đương, huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh và thị xã là
cơ quan bảo đảm việc tổ chức các hoạt động của HĐND các cấp đó, chịu trách
nhiệm trước HĐND cùng cấp, chịu sự giám sát và hướng dẫn của HĐND cấp
trên, của Quốc hội và Hội đồng Nhà nước. Thường trực HĐND tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương và cấp tương đương, huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh
và thị xã gồm có Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân
và Thư ký Hội đồng nhân dân.
Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương
đương, huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh và thị xã thành lập các Ban để giúp
Hội đồng theo quy định của Hội đồng Nhà nước. HĐND xã, phường, thị trấn
thành lập Ban thư ký HĐND. Mỗi Ban có Trưởng ban, Phó trưởng ban và các
thành viên khác của ban. Trưởng ban và các thành viên khác của Ban được
HĐND bầu ra trong số đại biểu HĐND theo danh sách do Chủ toạ kỳ họp và
các tổ đại biểu giới thiệu. Số thành viên của các Ban do HĐND quy định. Thành

viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của
Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
Nhiệm kỳ của mỗi khoá Hội đồng nhân các cấp là 05 năm.
1.3.2.2. Ủy ban nhân dân

8


Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra. UBND là cơ quan chấp
hành của Hội đồng nhân dân, là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương,
chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp, chịu sự lãnh đạo
của UBND cấp trên và sự lãnh đạo thống nhất của Hội đồng bộ trưởng.
So với Hiến pháp năm 1959, thiết chế UBND nhìn chung khơng có sự
thay đổi nhiều ngồi tên gọi (Ủy ban hành chính đổi thành Ủy ban nhân dân),
nhấn mạnh tính chấp hành và đặc biệt là nhấn mạnh hơn nữa cơ chế làm việc
tập thế của cơ quan này.
Ủy ban nhân dân gồm có Chủ tịch, một hoặc nhiều Phó Chủ tịch và các
uỷ viên khác. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân dân. Các
thành viên khác của UBND không nhất thiết phải là đại biểu HĐND cùng cấp.
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương có
từ 11 đến 17 người.
- UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã có từ 9 đến 13 người.
- UBND xã, phường, thị trấn có từ 7 đến 9 người.
Số Phó Chủ tịch của UBND mỗi cấp do Hội đồng bộ trưởng quy định.
Uỷ ban nhân dân thành lập hoặc bãi bỏ các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND, theo quy định của Hội đồng bộ trưởng. Các cơ quan chuyên môn giúp
UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương và bảo
đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến
cơ sở.
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ

chức, biên chế và công tác của UBND cấp mình, đồng thời, chịu sự chỉ đạo của
cơ quan chuyên môn cấp trên.

9


Thủ trưởng cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm và báo cáo công tác
trước UBND, báo cáo công tác trước HĐND cấp mình khi cần thiết; đồng thời,
chịu trách nhiệm và báo cáo công tác với cơ quan chuyên môn cấp trên.
Nhiệm kỳ của Thường trực Hội đồng nhân dân và của Uỷ ban nhân dân
theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân cùng cấp. Khi HĐND hết nhiệm kỳ, Thường
trực HĐND và UBND tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi HĐND bầu ra Thường
trực HĐND và UBND mới.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, tác giả nghiên cứu và tìm hiểu về tổ chức chính quyền
địa phương Việt Nam giai đoạn 1980 đến 1992 về hoàn cảnh lịch sử, cơ sở pháp
ý và cấu trúc bộ máy chính quyền địa phương.

10


Chương 2
SO SÁNH TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN TỪ 1980 ĐẾN 1992 VỚI TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA
PHƯƠNG VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Tổ chức chính quyền địa phương Việt Nam hiện nay
2.1.1. Cơ sở pháp lý
Hiện nay, việc tổ chức và hoạt động chính quyền địa phương được dựa
trên cơ sở Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức

chính quyền địa phương năm 2019.
2.1.2. Cấu trúc bộ máy
Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
hiện nay gồm có:
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
- Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố
trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
- Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
- Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân được tổ chức ở các đơn vị hành chính.
Chính quyền địa phương ở nơng thơn gồm CQĐP ở tỉnh, huyện, xã.
Chính quyền địa phương ở đơ thị gồm CQĐP ở thành phố trực thuộc
trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực
thuộc trung ương, phường, thị trấn. Hiện nay, mơ hình tổ chức chính quyền đơ
thị vẫn đang trong q trình tìm tòi, thử nghiệm. Thực hiện nhiệm vụ do Nghị
11


quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương 6 Khóa XII đề ra, các thành phố: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng
đã tiến hành xây dựng đề án tổ chức thí điểm mơ hình chính quyền đơ thị và
được Quốc hội thơng qua. Việc thí điểm tổ chức mơ hình chính quyền đơ thị
tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng được thực hiện từ ngày 01 tháng
7 năm 2021 cho đến khi Quốc hội quyết định chấm dứt việc thực hiện thí điểm.
- Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở địa phương bầu
ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện
vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa
phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Nhiệm kỳ của mỗi khóa Hội đồng nhân dân là 05 năm. Nhiệm kỳ của đại
biểu Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân.
- Ủy ban nhân dân
Ủy ban nhân dân do HĐND cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của
HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước
Nhân dân địa phương, HĐND cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp
trên.
Nhiệm kỳ của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các
Ban của Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Khi HĐND hết nhiệm kỳ, Thường trực HĐND, UBND, các Ban của HĐND
tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi HĐND khóa mới bầu ra Thường trực
HĐND, UBND, các Ban của HĐND khóa mới.
- Cơ quan chun mơn thuộc Ủy ban nhân dân
Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân được tổ chức ở cấp tỉnh,
cấp huyện, là cơ quan tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà
12


nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn
theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên; chịu sự chỉ đạo,
quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND, đồng thời chịu sự chỉ đạo,
kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp
trên.
2.1.2.1. Chính quyền địa phương ở tỉnh
Chính quyền địa phương ở tỉnh là cấp chính quyền địa phương gồm có
Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh
Hội đồng nhân dân tỉnh gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở
tỉnh bầu ra.
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân,

Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân
dân tỉnh. Trường hợp Chủ tịch HĐND tỉnh là đại biểu HĐND hoạt động chun
trách thì có một Phó Chủ tịch HĐND; trường hợp Chủ tịch HĐND tỉnh là đại
biểu HĐND hoạt động khơng chun trách thì có hai Phó Chủ tịch HĐND. Phó
Chủ tịch HĐND tỉnh là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.
Hội đồng nhân dân tỉnh thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách,
Ban văn hóa - xã hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập
Ban dân tộc. Ban của HĐND tỉnh gồm có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các
Ủy viên.
Số lượng Ủy viên của các Ban của HĐND tỉnh do HĐND tỉnh quyết
định. Trường hợp Trưởng ban của HĐND tỉnh là đại biểu HĐND hoạt động
chuyên trách thì Ban có một Phó Trưởng ban; trường hợp Trưởng ban của
HĐND tỉnh là đại biểu HĐND hoạt động khơng chun trách thì Ban có hai

13


Phó Trưởng ban. Phó Trưởng ban của HĐND tỉnh là đại biểu HĐND hoạt động
chuyên trách.
- Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân tỉnh
Ủy ban nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
Ủy ban nhân dân tỉnh loại I có khơng q bốn Phó Chủ tịch; tỉnh loại II
và loại III có khơng quá ba Phó Chủ tịch.
Ủy viên UBND tỉnh gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên
môn thuộc UBND tỉnh, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh gồm có các sở và cơ quan tương
đương sở.
2.1.2.2. Chính quyền địa phương ở huyện
Chính quyền địa phương ở huyện là cấp chính quyền địa phương gồm có
Hội đồng nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân huyện.

- Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân huyện
Hội đồng nhân dân huyện gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri
ở huyện bầu ra.
Thường trực Hội đồng nhân dân huyện gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân,
một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội
đồng nhân dân huyện. Chủ tịch HĐND huyện có thể là đại biểu HĐND hoạt
động chuyên trách; Phó Chủ tịch HĐND huyện là đại biểu HĐND hoạt động
chuyên trách.
Hội đồng nhân dân huyện thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội;
nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc.
Ban của Hội đồng nhân dân huyện gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng
ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của HĐND huyện do HĐND
14


huyện quyết định. Trưởng ban của HĐND huyện có thể là đại biểu HĐND hoạt
động chuyên trách; Phó Trưởng ban của HĐND huyện là đại biểu HĐND hoạt
động chuyên trách.
- Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện
Ủy ban nhân dân huyện gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
Ủy ban nhân dân huyện loại I có khơng q ba Phó Chủ tịch; huyện loại
II và loại III có khơng q hai Phó Chủ tịch.
Ủy viên UBND huyện gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan
chuyên môn thuộc UBND huyện, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách
công an.
Cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện gồm có các phịng và cơ quan
tương đương phịng.
2.1.2.3. Chính quyền địa phương ở xã
Chính quyền địa phương ở xã là cấp chính quyền địa phương gồm có
Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân xã.

- Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân xã
Hội đồng nhân dân xã gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở xã bầu ra.
Thường trực Hội đồng nhân dân xã gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân,
một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội
đồng nhân dân xã. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã là đại biểu Hội đồng
nhân dân hoạt động chuyên trách.
Hội đồng nhân dân xã thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội. Ban
của Hội đồng nhân dân xã gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy
viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của HĐND xã do HĐND xã quyết định.

15


Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của HĐND xã hoạt
động kiêm nhiệm.
- Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã
Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân
sự, Ủy viên phụ trách công an.
Ủy ban nhân dân xã loại I, loại II có khơng q hai Phó Chủ tịch; xã
loại III có một Phó Chủ tịch.
Công chức chuyên trách cấp xã gồm 7 chức danh.
2.2. Những điểm tương đồng và khác nhau
2.2.1. Điểm tương đồng
Cả hai giai đoạn (1980 - 1992 và hiện nay) đều quy định mỗi đơn vị hành
chính đều là một cấp chính quyền địa phương, có HĐND và UBND. Ủy ban
nhân dân do HĐND cùng cấp bầu ra. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực
nhà nước ở địa phương, UBND là cơ quan chấp hành của HĐND và là cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương.
Nhiệm kỳ của mỗi khóa Hội đồng nhân dân là 05 năm. Nhiệm kỳ của
Thường trực Hội đồng nhân dân và của Uỷ ban nhân dân theo nhiệm kỳ của

Hội đồng nhân cùng cấp.
2.2.2. Những điểm khác nhau
2.2.2.1. Thay đổi tên gọi
Hiến pháp năm 2013 đã đổi tên gọi của Chương từ “Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân” (Hiến pháp năm 1980) thành “Chính quyền địa phương”
và sửa đổi tên Luật từ “Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân” (Luật
tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 1983) thành “Tổ chức
chính quyền địa phương”. Đây không thuần túy chỉ là sự đổi tên, mà là kết quả
16


thi hành Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và thi hành Luật tổ chức
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân qua 2 giai đoạn 1980 - 1992, 1992 2013, đồng thời là kết quả của quá trình đổi mới nhận thức về CQĐP bao gồm
cả về mơ hình tổ chức cũng như chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo hướng
bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa HĐND và UBND; nâng cao tính tự
chủ, tự chịu trách nhiệm của CQĐP; khẳng định rõ nét hơn vị trí, vai trị của
CQĐP trong hệ thống hành chính thống nhất, thơng suốt của một Nhà nước
đơn nhất.
Mặt khác, nếu Hiến pháp năm 1980 xác định mỗi đơn vị hành chính các
cấp đều có HĐND và UBND, với một cách thức thành lập thống nhất thì Hiến
pháp năm 2013 đã lựa chọn cách quy định mở, giao cho Luật tổ chức chính
quyền địa phương thực hiện việc xác định lại cấp chính quyền theo hướng giảm
cồng kềnh, phù hợp với mỗi cấp đơn vị hành chính và địa bàn đô thị, nông thôn,
hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
2.2.2.2. Về đơn vị hành chính
Về mặt hành chính, giai đoạn từ năm 1960 đến 1976 (trước khi thông
qua Hiến pháp 1980), chúng ta đã tiến hành hợp nhất các tỉnh, hợp nhất các
huyện với quy mơ lớn, trong cả nước chỉ cịn 35 tỉnh, 3 thành phố trực thuộc
Trung ương và một đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo. Hiện nay, ở nước ta có 63
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có 5 thành phố trực thuộc

Trung ương.
Hiến pháp 1980 lần đầu tiên ghi nhận về đơn vị hành chính tương đương
và bắt đầu từ đây có xu hướng là các văn bản pháp luật liên quan đến CQĐP
thường sử dụng cụm từ này như: Thành phố trực thuộc trung ương “tương
đương” với tỉnh, Quận “tương đương” với huyện, Phường “tương đương” với
xã và gọi chung là cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, tức là lấy địa bàn nông thôn
làm chuẩn.
17


Ngày 30 tháng 6 năm 1989, Quốc hội ban hành nghị quyết sửa đổi một
số điều Hiến pháp 1980, quy định thành lập cơ quan Thường trực HĐND từ
cấp huyện và tương đương trở lên để tách chức năng thường trực HĐND khỏi
UBND, cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương.
Có thể thấy, về cơ bản Hiến pháp năm 2013 tiếp tục kế thừa quy định
của Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp 1992 về các đơn vị hành chính nhằm bảo
đảm sự thống nhất, đồng bộ, ổn định trong cấu trúc hành chính ở nước ta.
Hiến pháp 2013 khơng quy định đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh
hay cấp xã, nhưng có quy định đơn vị hành chính tương đương cấp huyện. Do
vậy, có thể hiểu ba cấp hành chính và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (hiện
nay chưa thành lập) là những đơn vị hành chính cơ bản, được thành lập Cấp
chính quyền địa phương (có đầy đủ HĐND và UBND), cịn đơn vị hành chính
tương đương cấp huyện (nếu có thành lập) thì khơng nhất thiết là một cấp chính
quyền (chỉ có UBND). Quy định mang tính mở này tăng khả năng dự báo và
tính ổn định của Hiến pháp trong việc đáp ứng nhu cầu khách quan của quá
trình phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, bổ sung quy định “đơn vị hành chính
- kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập” nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế, xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường, khai thác tiềm năng kinh tế của
một số địa phương nhất định.

Xuất phát từ quan điểm chủ quyền Nhân dân và phát huy quyền làm chủ
của Nhân dân, sự tham gia của Nhân dân vào việc xây dựng Nhà nước, bảo
đảm quyền dân chủ trực tiếp của Nhân dân đã được ghi nhận tại Điều 6 Hiến
pháp năm 2013 và bảo đảm tính ổn định các đơn vị hành chính, tránh tình trạng
“nhập - tách” có phần dễ dãi, thiếu căn cứ, tiêu chí minh bạch, cơng khai, khoản
2 Điều 110 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Việc thành lập, giải thể, nhập,

18


chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương
và theo trình tự, thủ tục do luật định”.
Bên cạnh đó, giai đoạn từ 1980 đến 1992, các đơn vị hành chính khơng
được phân loại. Mãi đến giai đoạn sau này, Luật tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015 mới quy định phân loại đơn vị hành chính dựa trên các tiêu
chí về quy mơ dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình
độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành
chính ở nơng thơn, đơ thị, hải đảo. Đơn vị hành chính được phân loại theo khoản
3 Điều 3 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 như sau:
- Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp
tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh cịn lại được phân thành ba
loại: loại I, loại II và loại III;
- Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại I, loại II và
loại III;
- Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại
III.
2.2.2.3. Về tổ chức chính quyền địa phương
Giai đoạn từ 1980 đến 1992, tổ chức CQĐP giai đoạn này khơng có sự
phân biệt về các vùng lãnh thổ. Việc phân chia khơng có sự phân biệt chính
quyền đơ thị và chính quyền nơng thơn. Các đơn vị hành chính đều thành lập

HĐND và UBND. Tổ chức và hoạt động của CQĐP thiếu đi sự chủ động, dân
chủ trở nên hình thức.
Cịn hiện nay, việc phân chia có sự phân định rạch rịi CQĐP ở các vùng,
miền khác nhau: nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Mỗi đơn vị khơng nhất thiết tương ứng với một cấp chính quyền.

19


Điều 111 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chính quyền địa phương được
tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt do luật định”. Với quy định này, Hiến pháp năm 2013
khẳng định CQĐP được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính, nhưng khơng
phải ở tất cả các đơn vị hành chính, CQĐP cũng được tổ chức giống nhau. Đồng
thời, không phải chính quyền ở bất kỳ một đơn vị hành chính nào cũng là một
cấp chính quyền. Ở đâu được quy định là cấp chính quyền thì chính quyền ở đó
bao gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, UBND do HĐND cùng cấp
bầu ra; cịn ở đâu khơng được quy định là cấp chính quyền thì sẽ có cơ quan
hành chính thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính và dịch vụ cơng tại địa bàn;
cơ quan hành chính này có thể được thiết lập bằng nhiều cách thức khác nhau,
có thể do cơ quan hành chính cấp trên quyết định thành lập, hay do HĐND cấp
dưới bầu, hoặc theo cách thức khác.
Việc tổ chức HĐND và UBND ở từng đơn vị hành chính cụ thể sẽ được
quy định trong Luật tổ chức chính quyền địa phương trên cơ sở tổng kết việc
thực hiện chủ trương của Đảng về thí điểm một số nội dung về tổ chức chính
quyền đơ thị và kết quả tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 26/2016/QH14
của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu tổ chức CQĐP phù hợp với đặc điểm nông thơn,
đơ thị, hải đảo và đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt và các nguyên tắc phân

cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương và giữa các cấp CQĐP.
Hiện nay, tính chủ động, dân chủ trong tổ chức và hoạt động CQĐP được
nâng cao, dựa trên 4 nguyên tắc quy định tại Điều 5 Luật Tổ chức chính quyền
địa phương năm 2015, đó là: tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội
bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; hiện đại, minh bạch,
phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân; Hội đồng nhân dân làm việc

20


×