Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC PHẦN NHẬP MÔN VIỆT NGỮ HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.56 KB, 10 trang )

ÔN TẬP HẾT HỌC PHẦN
NHẬP MÔN VIỆT NGỮ HỌC


BÀI TẬP XÁC ĐỊNH NCC
1. Chiều, cái nắng gay gắt dịu dần, gió cũng đã bớt hơi nóng.
2. Buổi tối hôm ấy, bỗng nhiên tôi thèm ăn một bát cháo quẩy của bà cụ
bán cháo đầu ngõ.
3. Giá chị ấy nói lời xin lỗi sớm thì tơi đã khơng giận chị ấy đến mức như
thế.
4. Sếp tơi càng giải thích lịng vịng, chúng tơi càng khơng hiểu tẹo gì.
5. Nếu chị ấy kiên quyết từ chối lời mời chân thành của chúng tơi thì chị
ấy quả đúng là người q đáng quá.


BÀI TẬP XÁC ĐỊNH NCC
6. Anh bỗng thấy mình đã học được nhiều điểu từ sau buổi trị chuyện
với cơ gái q đỗi hồn nhiên ấy.
7. Thì hẳn cơ ta là một kẻ chun đặt điều rồi cịn gì nữa.
8. Sau khi chia tay, chúng tôi trở thành bạn bè thân thiết của nhau.
9. Tuy mẹ khơng nói gì nặng lời cả nhưng trong lịng tơi thấy buồn kinh
khủng.
10. Mặc dù hàng này đang hạ giá rất sâu nhưng thực sự tơi khơng cịn
tí tiền nào nữa.


BÀI TẬP THỰC HÀNH (TỔNG HỢP)
1. Trong âm tiết “tạnh”, con chữ “nh” là sự thể hiện bằng chữ viết của
âm vị …..
2. Âm tiết “giếng” có âm chính là …..
3. Trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt, vị trí nào khơng có thành phần âm


vị /zero/?
4. Âm tiết “tau” và “tao” có thành phần âm vị nào khác nhau?
5. Tiếng Việt có mấy âm vị ngun âm đơi? Ngun âm đôi nào được
thể hiện bằng chữ viết phức tạp nhất?


BÀI TẬP THỰC HÀNH (TỔNG HỢP)
6. Phân loại các cụm từ cố định sau thành các nhóm : thành ngữ, quán
ngữ, ngữ cố định định danh :
a. Thả hổ về rừng
b. Mắt bồ câu
c. Chẳng giấu gì anh
d. Nói dại đổ đi
e. Ăn cháo đá bát
f. Của đáng tội
g. Lưng cánh phản
h. Tay dùi đục
i. Mặt hoa da phấn
k. Chẳng qua là
l. Múa rìu qua mắt thợ
m. Nói bỏ ngồi tai
n. Nói bỏ quá cho
o. Nói một tấc đến giời.
p. Nói tóm lại
q. Nói quàng nói xiên
r. Cực chẳng đã
s. Như trên đã nói


BÀI TẬP THỰC HÀNH (TỔNG HỢP)

7. Từ “ăn” trong Ăn trên ngồi trốc và Vải không ăn màu được coi là từ
đồng âm, đồng nghĩa hay đa nghĩa ?
8. Yếu tố nhân trong những từ nào trong dãy từ sau : nhân dân, nhân
từ, phép nhân, nhân lạc, nhân nghĩa, nhân loại đồng nghĩa với nhau?
9. Yếu tố án trong những từ nào trong dãy từ sau : Án phí, án từ, án
mạng, tòa án, án binh bất động, án ngữ, án thư đồng nghĩa với nhau?
10. Yếu tố nhân trong những từ nào trong dãy từ sau : Nguyên nhân,
nhân dịp, nhân quả, nhân tiện đồng nghĩa với nhau?


BÀI TẬP THỰC HÀNH (TỔNG HỢP)

11. Từ loại chuyên đi kèm danh từ, động từ, tính từ được gọi là …..
12. Từ loại chuyên được dùng để bổ sung ý nghĩa tình thái, nhấn
mạnh cho một từ, một ngữ làm thành phần câu được gọi là …..
13. Từ “đây” trong câu Đây, của mày hết thuộc từ loại …..
14. Từ “đến” trong câu Tôi mơ đến kỳ nghỉ hè thuộc từ loại …..
15. Từ “cân” trong cụm từ hai cân táo thôi thuộc từ loại …..
16. Từ “đã” trong câu Tôi ăn cái đã thuộc từ loại …..


BÀI TẬP THỰC HÀNH (TỔNG HỢP)
17. Từ “đến” trong câu Đến mẹ tơi cịn chả biết làm thế nào nữa là cái
mặt tôi thuộc từ loại …..
18. Từ loại nào có bản chất ý nghĩa thiên về tính chất ngữ pháp, khơng
có ý nghĩa từ vựng ?
19. Đâu là thành tố trung tâm trong cụm danh từ “mấy cái cốc bia Hà
Nội mát lạnh ấy” ?



BÀI TẬP THỰC HÀNH (TỔNG HỢP)
20. Phân loại các câu sau theo cấu tạo ngữ pháp :
a. Trong cuộc đời mỗi người, có lẽ mẹ ln là người tuyệt vời nhất.
b. Thì ra anh đến trước tơi.
c. Các bạn ấy chắc là bị tắc đường rồi.
d. Ông Nam là cán bộ về hưu.
e. Tơi đau khổ bao nhiêu, nó hả hê bấy nhiêu.
f. Cửa từ từ sập lại.
g. Giá mà anh đừng đến thì chị tơi đã khơng buồn như vậy.


BÀI TẬP THỰC HÀNH (TỔNG HỢP)

21. Trong âm tiết tiếng Việt, con chữ “a” là sự thể hiện chữ viết
của những âm vị nào? Cho ví dụ.
22. Âm tiết “cua” và “qua” có thành phần âm vị nào khác nhau?
23. Các âm tiết “yêu”, “ủa” có thành phần âm vị nào giống
nhau?



×