Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

tóm tắt các hình thức hoạt động tình nguyện hiện có ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.36 KB, 61 trang )


1
Tóm tắt

Nghiên cứu tác động của hoạt động tình nguyện đến sự phát triển kinh tế xã hội ở
Việt Nam (hướng đến MDGs) là một trong những nghiên cứu tổng thể đầu tiên về vấn đề
này ở Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện với phương pháp chính phân tích tài liệu được
thực hiện ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nơi đầu mối tập trung các nhà tài trợ, các
tổ chức tình nguyện, tình nguyện viên; và phương pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm
được thực hiện với nhà tài trợ, tổ chức hoạt động tình nguyện, tổ chức tiếp nhận tình
nguyện và tình nguyện viên; bảng hỏi cấu trúc với 600 hộ gia đình tại 3 tỉnh Bến Tre, Huế
và Hà Giang nhằm đối chứng kết quả phân tích tài liệu và thực nghiệm nhằm thấy rõ được
sự tác động của hoạt động tìng nguyện đối với sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam.
Hoạt động tình nguyện vốn diễn ra trong đời sống của người dân Việt Nam từ thời
xa xưa trên tinh thần “Lá lành đùm lá rách”. Hoạt động này trở thành phong trào thì có thể
kể đến các phong trào tình nguyện ra đời trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ, thời
kỳ kiến quốc. Hoạt động tình nguyện ngày càng đi vào cuộc sống trên nhiều lĩnh vực hoạt
động khác nhau, đặc biệt, trong hơn 10 năm trở lại đây, hoạt động tình nguyện ở Việt Nam
có nhiều khởi sắc. Tác động của hoạt động tình nguỵên tới sự phát triển kinh tế xã hội được
thể hiện thông qua sự tác động đến các MDGs. Hoạt động tình nguyện tại Việt Nam hết sức
đa dạng và phong phú cả về nội dung, tổ chức và hình thức hoạt động. Các phát hiện cơ bản
như sau:
Các hình thức hoạt động tình nguyện hiện có ở Việt Nam:
Phân loại hình thức hoạt động tình nguyện hiện có ở Việt Nam















Các hình thức hoạt động tình nguyện khác nhau có những đặc điểm khác nhau về cơ
chế phối hợp; thời gian diễn ra hoạt động tình nguyện; số lượng tình nguyện viên được huy
Hình thức hoạt động tình nguyện
chính thức
Hình thức hoạt động tình
nguyện phichính thức
Hoạt động tình
nguyện được tổ chức
bởi các tổ chức có
hoạt động tình nguyện
thuộc chính phủ
Hoạt động tình nguyện được tổ
chức bởi các tổ chức có hoạt
động tình nguyện thuộc các tổ
chức quốc tế hoặc NGOs
Các tổ chức chính trị
xã hội
VNGOs
IO/INGOs
Khu vực tư nhân
(Doanh nghiệp)
Câu lạc bộ, đội, nhóm,
hội, cá nhân…


2
động; quy mô hoạt động tình nguyện được tổ chức; nền tảng xuất phát của hoạt động tình
nguyện; nguồn lực tài chính cho hoạt động tình nguyện; chính sách cụ thể hiện có; Truyền
thông về hoạt động; mức độ chuyên nghiệp Điểm giống nhau của các hình thức hoạt động
này là chưa có cơ chế phối hợp rõ ràng; mức độ phối với giữa các bên trong hoạt động lỏng
lẻo; chưa có chính sách chung cho hoạt động tình nguyện. Điểm khác nhau cơ bản giữa hoạt
động tình nguỵên do các cơ quan, tổ chức, cá nhân…trong nước và nước ngoài tổ chức
thực hiện là hoạt động của các tổ chức nước ngoài chuyên nghiệp hơn; chủ động về tài
chính; chủ động về hoạt động. Ngược lại, các hoạt động tình nguỵên trong nước chưa
chuyên nghiệp, chưa chủ động về tài chính do đó khó chủ động về hoạt động. Đặc biệt,
riêng các hoạt động tình nguyện do các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện khó tách bạch
giữa hoạt động hội và hoạt động tình nguyện….
Tác động của hoạt động tình nguyện đến công tác xoá đói giảm nghèo:
- Hoạt động tình nguyện được thực hiện trong nhiều năm nay cho thấy hoạt động tình
nguyện đã trực tiếp góp phần xoá đói giảm nghèo
- Quá trình trao đổi, hợp tác giữa cán bộ các cấp, các ngành với các tổ chức trong quá
trình thực hiện các hoạt động động tình nguyện trong hoạt động xoá đói giảm nghèo đã
nâng cao năng lực cho cán bộ và cho các đối tác Việt Nam
- Xuất phát từ hướng tiếp cận từ dưới lên trong các dự án xoá đói giảm nghèo bền vững
với sự tham gia của các tình nguỵên viên giúp cho người dân được bồi đắp về kiến thức,
kỹ năng trong hoạt động kinh tế chính là hoạt động tình nguyện đã nâng cao năng lực
cho người dân đồng thời góp phần phát huy và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân
- Việc các cá nhân và cộng đồng được tiếp xúc, hoạt động cùng các tình nguyện viên với
quá trình tương tác, trao đổi… giúp cho các cá nhân, cộng đồng được mở rộng giao
lưu, tự tin. Bên cạnh đó, các cá nhân, cộng đồng vượt lên số phận, tự đi trên đôi chân
của chính mình, tự nhận ra bản thân… thông qua các hoạt động tình nguyện cũng như
sự trợ giup từ các hoạt động tình nguyện đã giúp tăng quyền năng cho cá nhân và cộng
đồng
- “Dễ một lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” nhấn mạnh đến sức

mạnh cũng như sự đồng lòng của nhà nước và nhân dân, đặc biệt là sức mạnh của nhân
dân trước vấn đề dù lớn hay nhỏ của đất nước. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, ngân
sách của nhà nước được phát huy hiệu quả khi được kết hợp với hoạt động tình nguyện
- Với số lượng lớn tình nguyện viên tham gia các hoạt động tình nguyện cũng như nhiều
hình thức hoạt động tình nguyện phong phú và đang dạng trong hoạt động xoá đói giảm
nghèo trên diện rộng đã và đang tạo ra sự vận động vì sự thay đổi góp phần xây dựng
các cộng đồng đoàn kết vững mạnh nội lực trên tinh thần tình nguyện.
Tác động của hoạt động tình nguyện đến công tác y tế - chăm sóc sức khoẻ:

3
- Quá trình hợp tác cùng thúc đẩy và thực hiện hoạt động tình nguyện giữa cán bộ, nhân
dân và các tổ chức có hoạt động tình nguyện cũng như tình nguyện viên đã góp phần
nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân trong công tác y tế - chăm sóc sức khoẻ
- Sự tham gia vào các hoạt động tình nguyện như là tình nguyện viên, các cá nhân và hộ
gia đình được cung cấp kiến thức về y tế - sức khoẻ, đặc biệt là việc cải thiện sức khoẻ
bà mẹ, giảm tỷ lệ tử vong trẻ em hoặc phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và bệnh dịch
khác cho thấy tình nguyện viên và gia đình tình nguyện viên chính là người thụ hưởng
kết quả
- Các hoạt động tình nguyện đã góp phần giúp những người sống chung hoặc bị ảnh
hưởng bởi HIV tự tin vươn lên trong cuộc sống và theo đó tránh được sự kỳ thị cũng
như giảm nguy cơ lây nhiễm HIV ra cộng đồng.
- Các hoạt động tình nguyện trong phòng chống HIV/AIDS đã tạo ra sự vận động vì sự
thay đổi đồng thời góp phần xây dựng cộng đồng tiến bộ, đoàn kết, vững mạnh chung
sức phòng chống HIV.
Tác động của hoạt động tình nguỵên đến công tác giáo dục:
- Các hoạt động tình nguyện trong lĩnh vực giáo dục đã góp phần cải thiện khả năng tiếp
cận và các cơ hội cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
- Với số lượng lớn tình nguyện viên tham gia hoạt động tình nguyện vào mùa hè tới các
cấp địa phương, hoạt động phong phú và đa dạng đã góp phần nâng cao dân trí và phát
triển thanh thiếu niên

- Qua mười năm hoạt động tình nguyện do Trung ương đoàn phát động vào mùa hè,
trong đó có nhiều hoạt động hướng đến công tác giáo dục với nhiều thành tựu đã đạt
được góp phần xây dựng hình ảnh tốt đẹp về thanh niên, đoàn thanh niên trong cộng
đồng và thúc đẩy tinh thần tình nguyện.
Tác động của hoạt động tình nguỵên đến bảo vệ môi trường:
- Bản thân tình nguyện viên tham gia các hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường cũng
là hình thức nâng cao nhận thức và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi
trường. Ngoài ra, các hoạt động tình nguyện với hình thức cung cấp kiến thức, kỹ năng
cho cá nhân và cộng đồng đã góp phần giúp cho các cá nhân và cộng đồng nâng cao
nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi có lợi cho môi trường
- Việc kết hợp một cách sáng tạo giữa hoạt động tình nguyện và phát triển kinh tế bền
vững thì hoạt động tình nguyện đã thực hiện được việc tình nguyện viên và gia đình của
họ chính là người được thụ hưởng kết quả đầu ra của hoạt động tình nguyện tình bảo vệ
môi trường. Điều này tạo điều kiện cho hoạt động tình nguyện được thực hiện và nhân
rộng một cách tự giác và bền vững
- Các hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường diễn ra ở các đô thị đã tạo phong trào xây
dựng nếp sống văn minh đô thị

4
- Nhiều mô hình tình nguyện vì môi trường, cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường cũng
như các mô hình tự quản bảo vệ môi trường đã ra đời và hoạt động đã thúc đẩy tinh
thần tình nguyện trong công tác bảo vệ môi trường
Tác động của hoạt động tình nguỵên đến công tác bình đẳng giới:
- Bản thân việc được hợp tác với các chuyên gia, tình nguyện viên đến từ nhiều quốc gia
khác nhau thông qua các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài…hỗ trợ
Việt Nam về bình đẳng giới đã tăng cường năng lực cho đối tác Việt Nam và xây dựng
khung pháp lý về bình đẳng giới ở Việt Nam
- Nhiều hình thức tình nguyện nhằm tuyên truyền về bình đẳng giới hoặc phòng chống
bạo lực gia đình tại cộng đồng đã góp phần thay đổi nhận thức của cộng đồng về bình
đẳng giới

- Các hoạt động tình nguyện hướng đến bình đẳng giới không chỉ cung cấp kiến thức cho
cá nhân, cộng đồng về kiến thức, pháp luật liên quan đến bình đẳng giới mà còn giúp
cho bản thân phụ nữ nhận thức được quyền lợi của mình qua đó hoạt động tình nguyện
đã giúp tăng quyền năng cho phụ nữ
- Những kiến thức về phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới được tuyên truyền tới
các cá nhân và gia đình cùng với các hoạt động thiết thực của các tình nguyện viên tại
cộng đồng trong việc can thiệp phòng chống bạo lực gia đình đã góp phần xây dựng gia
đình hạnh phúc
- Các hoạt động tình nguyện hướng đến bình đẳng giới được lồng ghép trong nhiều hoạt
động khác nhau cho các nhóm xã hội khác nhau, đặc biệt, là nhóm thanh niên góp phần
xây dựng thế hệ trẻ nhạy cảm giới và nói không với bạo lực gia đình
- Bản thân việc cộng đồng được cung cấp kiến thức và tham gia phòng chống bạo lực gia
đình tạo sự đồng thuận trên diện rộng về sự thay đổi định kiến giới, phòng chống bạo
lực gia đình đã góp phần xây dựng cộng đồng đoàn kết vững mạnh, tiến bộ, bình đẳng
Những thuận lợi của hoạt động tình nguỵên vì sự phát triển ở Việt Nam hiện
nay: Việt Nam đang hướng đến hoàn thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, quá trình
phát triển kinh tế tạo ra những vấn đề bất cập về xã hội đòi hỏi phải có sự chia sẻ của hoạt
động tình nguyện. Trình độ học vấn của người dân ngày càng được nâng cao, truyền thông
về tình nguyện được đẩy mạnh là một thuận lợi để thu hút tình nguyện viên họ hiểu được vai
trò và ý nghĩa của hoạt động tình nguyện. Thêm vào đó, bằng chứng của sự đóng góp của
hoạt động tình nguyện trong 10 năm qua đã đánh thức tinh thần thiện nguyện như là nguồn
lực cho sự phát triển. Kinh tế đất nước đi lên, các doanh nghiệp và đời sống người dân được
cải thiện là cơ hội cho họ tài trợ làm tăng nguồn lực cho hoạt động tình nguyện.
Những khó khăn, thách thức chủ yếu trong hoạt động tình nguyện: Chưa có
chính sách nhất quán về tình nguyện viên và hoạt động tình nguyện là một khó khăn cho
việc chính thức hoá hoạt động tình nguyện. Thêm vào đó, không có cơ quan kết nối, điều

5
phối hoạt động tình nguyện đủ mạnh là một thách thức lớn cho hoạt động tình nguyện hiện
nay.

Với những phát hiện như vậy, nghiên cứu đề xuất hai giải pháp cơ bản: (1) cần thiết
phải ra đời Trung tâm điều phối tình nguyện nhằm thống nhất quản lý về hoạt động tình
nguyện; (2) Cần hoàn thiện hành lang pháp lý, chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi
thúc đẩy hoạt động tình nguyện phát triển: trước mắt cần phê duyệt chính sách cho thanh
niên tình nguyện và trong vòng 5 – 10 năm cần xây dựng và ban hành Luật tình nguyện

PHẦN MỞ ĐẦU: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Tính cấp thiết

Hoạt động tình nguyện là một công cụ hữu hiệu và có sức mạnh to lớn giúp giải
quyết nhiều vấn đề xã hội, đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Xét theo khía cạnh cá
nhân, hoạt động tình nguyện giúp tăng cường tính đoàn kết, sự nhường nhịn và tin tưởng lẫn
nhau trong nội bộ tình nguyện viên nói riêng và giữa các công dân trong cộng đồng xã hội
nói chung. Tham gia hoạt động tình nguyện giúp các tình nguyện viên phát triển về cả năng
lực, kiến thức cũng như nhân cách cho bản thân để lấy đó làm nền tảng trở thành những
công dân tiên tiến và có ích. Mặt khác, lợi ích to lớn mà hoạt động tình nguyện đem lại cho
cộng đồng là điều không thể phủ nhận. Những người tham gia vào các hoạt động tình
nguyện đa phần có tấm lòng rộng mở, quan tâm tới lợi ích của số đông và của cộng đồng,
đồng thời lại là những người năng động và nhiệt huyết.
Đặc biệt là trong thời đại hiện nay, khi cả thế giới đang hướng tới việc hoàn thành
các mục tiêu thiên niên kỷ, sự tham gia đóng góp, đồng tâm hợp lực của tất cả công dân
quốc tế là rất quan trọng, hoạt động tình nguyện là một cách thức giúp các cá nhân thực
hiện hoá sự tham gia vào quá trình phát triển chung này.
Rất nhiều các tổ chức tình nguyện ra đời vào khoảng những năm 70 với sự tham gia
của hàng trăm nghìn thanh niên đã đem lại lợi ích kinh tế và xã hội to lớn (theo UNV Việt
Nam). Từ đó tới nay, hoạt động tình nguyện tại Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển và phát
huy sức mạnh thần kỳ của nó, đặc biệt là các hoạt động thanh niên tình nguyện được tổ
chức và thực hiện bởi giới học sinh, sinh viên trên toàn quốc. Các hoạt động tình nguyện ở
Việt Nam hết sức đa dạng và phong phú về cả đối tượng lẫn hình thức. Đặc biệt, sự có mặt

của United Nations Volunteers (UNV) tại Việt Nam trong gần 20 năm nay đã đem lại nhiều
cơ hội hoạt động tình nguyện ở tầm quốc tế tới thanh niên Việt Nam.
Thực tế cho thấy hoạt động tình nguyện tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong
quá trình phát triển đất nước nhưng vẫn chưa nhận được một sự quan tâm đúng mức. Nhiều
phong trào tình nguyện vẫn còn riêng lẻ, tự phát chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa các cơ
quan, ban ngành đoàn thể, thiếu sự chỉ đạo chặt chẽ có hệ thống dựa trên các khung pháp lý

6
có hiệu lực nên không đảm bảo được tính bền vững – là một trong những yếu tố quan trọng
cho sự thành công của hoạt động tình nguyện. Hơn thế nữa, các nghiên cứu về hoạt động
tình nguyện ở Việt Nam chưa nhiều và các nghiên cứu chưa thực sự phản ánh được bức
tranh tổng thể về hiện trạng các hoạt động, phong trào tình nguyện ở Việt Nam.
Trong khuôn khổ hoạt động của dự án quốc gia “Tăng cường năng lực hoạt động
tình nguyện vì sự phát triển ở Việt Nam” được triển khai bởi Trung ương Đoàn và hỗ trợ
bởi UNV cho thấy sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu để đưa ra chiến lược phát triển
hoạt động tình nguyện trong thời gian tới.
Do đó đề tài “Tìm hiểu tác động của hoạt động tình nguyện đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội ở Việt Nam” được tiến hành với sự phối hợp giữa Trung ương Đoàn và
Khoa Xã hội học – Học viện Báo chí và Tuyên truyền dưới sự trợ giúp của UNV.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu tổng quan về hoạt động tình nguyện, tiềm năng và ảnh hưởng của hoạt
động tình nguyện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam cũng như mục tiêu phát
triển thiên niên kỷ
b. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu những thông tin mới về hoạt động do tình nguyện viên và các tổ chức liên
quan đến tình nguyện thực hiện ở Việt Nam.
- Khảo sát tác động của hoạt động tình nguyện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở
Việt Nam cũng như việc thực hiện 8 mục tiêu Thiên niên kỷ.
- Nhận diện những thách thức và cơ hội chủ yếu trong hoạt động tình nguyện ở Việt Nam

để đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm phát huy nguồn lực tình nguyện vì sự
phát triển.
- Khuyến nghị chính sách về tình nguyện và sự phát triển
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh; Hà Giang, Bến
Tre; Huế với thời gian thực hiện từ tháng 6/2011 đến tháng 11/2011
4. Khái niệm và lý luận về Tình nguyện
a. Tình nguyện là gì?
Có rất nhiều khái niệm và cách diễn giải khác nhau đối với thuật ngữ tình nguyện.
Tuy nhiên, các khái niệm này đều chia sẻ một số điểm chung như sau (1) tôn trọng tính tự
nguyện (free choice) của người tham gia tình nguyện, hay nói một cách khác là mức độ ra
quyết định của người tình nguyện đối với công việc mà họ sẽ tham gia, hoàn toàn tự do và
không mang tính ép buộc; (2) các kết quả tích cực đối với cộng đồng; (3) không vì mục
đích kinh tế của cá nhân (Volunteering SA Inc, 1999).
Ở Việt Nam, khái niệm tình nguyện không còn là khái niệm mới nhưng cách hiểu về
khái niệm này còn có những tranh cãi. Bên cạnh đó, có một số hoạt động diễn ra trên thực

7
tế gần giống, giống với hoạt động tình nguyện nhưng lại không đồng nghĩa với hoạt động
tình nguyện. Ví dụ các hoạt động thuộc công tác dân vận, phụ vận, thanh vận… hoặc hoạt
động từ thiện, tự nguyện như tặng quà, hiện vật… cho nhóm yếu thế. Do đó, nhận diện khái
niệm tình nguyện trên thực tế khó phân biệt một cách rạch ròi.
Trong nghiên cứu này Tình nguyện được hiểu là việc một người hoặc một nhóm
người tự nguyện tham gia thực hiện một hay một vài công việc không do bắt buộc, mang lại
kết quả tích cực với cộng đồng và không nhằm mục đích thu lợi cho bản thân.
b. Tình nguyện viên là ai?
Tình nguyện viên là những người thực hiện hành động vì lợi ích chung và theo ý chí
tự do của riêng mình, với mục đích chính không phải là tài chính. Nói cách khác, tình
nguyện viên là những người cam kết thời gian và kỹ năng của họ, tự do và không tính đến
vấn đề tài chính vì lợi ích của xã hội.

c. Các nguyên tắc của tình nguyện
Nhiều bàn luận về nguyên tắc của tình nguyện đã được đề cập nhưng khái niệm và
11 nguyên tắc của hoạt động tình nguyện chính thức do tổ chức tình nguyện của Úc cụ thể
hóa năm 1996 có những đóng góp vô cùng quan trọng. Các nguyên tắc này được xem như
là có thể mô tả chính xác nhất các đặc điểm của hoạt động tình nguyện và là cơ sở thông tin
quan trọng giúp cho việc thực hiện các chính sách xã hội cũng như hướng dẫn hoạt động
của các tổ chức trong việc sử dụng người tình nguyện. Các nguyên tắc này có những điểm
phù hợp với hoạt động tình nguyện ở Việt Nam:
(1) Hoạt động tình nguyện mang lại lợi ích cho cộng đồng và người tình nguyện;
(2) Công việc tình nguyện không được trả công;
(3) Hoạt động tình nguyện luôn mang tính lựa chọn;
(4) Hoạt động tình nguyện không phải là hoạt động bắt buộc phải làm để nhận được
lương hưu hay tiền trợ cấp của chính phủ;
(5) Hoạt động tình nguyện là một hình thức hoạt động mà các công dân có thể tham gia
vào các hoạt động tại cộng đồng của họ;
(6) Hoạt động tình nguyện là một công cụ để các cá nhân hay nhóm giải quyết các nhu
cầu xã hội, môi trường hay nhân đạo;
(7) Tình nguyện là một hoạt động không chỉ được thực hiện ở các khu vực phi lợi nhận
mà hiện nay hoạt động tình nguyện ở Việt Nam còn được thực hiện bởi các công ty
ở khu vực lợi nhuận.
(8) Hoạt động tình nguyện không thay thế cho công việc được trả công;
(9) Người tình nguyện không thay thế những người làm công ăn lương hay tạo ra áp lực
đe dọa sự ổn định công việc của những người này;
(10) Hoạt động tình nguyện tôn trọng quyền, nhân phẩm và văn hóa của người khác;
(11) Hoạt động tình nguyện cổ súy cho quyền con người và sự bình đẳng.


8
d. Tổ chức và quản lý hoạt động tình nguyện
Đây là một trong những hoạt động then chốt quyết định tính bền vững của hoạt

động tình nguyện, các tổ chức hoạt động tình nguyện quản lý tốt hoạt động tình nguyện
nghĩa là làm tốt các việc liên quan đến tuyển dụng, làm hài lòng và giữ chân tình nguyện
viên. Tình nguyện viên có thể tham gia hoạt động tình nguyện nhưng tổ chức có giữ được
chân tình nguyện viên hay không phụ thuộc vào việc quản lý hoạt động tình nguyện.
Thực tế cho thấy không ít tình nguyện viên không tham gia hoạt động tình nguyện
nữa vì lý do quản lý hoạt động không tốt. Đó có thể là vì tổ chức không sử dụng tốt thời
gian của tình nguyện viên; không biết tận dụng năng lực của họ; nhiệm vụ của tình nguyện
viên không rõ ràng. Một xu hướng hiện nay trong khu vực từ thiện đó là các tổ chức áp
dụng cách quản lý hiệu quả đã được kiểm nghiệm ở khu vực kinh doanh. Mặc dù nhiều tổ
chức từ thiện không chấp nhận thực tế là họ có thể phát triển theo hướng giống như khu
vực kinh doanh nhưng các nhà tài trợ hay các thành viên ban quản lý thường yêu cầu tổ
chức cần phải áp dụng những phương pháp quản lý hiện đại nhờ đó họ có thể có phong cách
quản lý chuyên nghiệp hơn.(Hager, 2004).
5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
Công tác tình nguyện trải rộng ở tất cả các khía cạnh phát triển kinh tế xã hội trên
tất cả các lĩnh vực khác nhau, tại các nhóm xã hội và các cộng đồng khác nhau trên toàn xã
hội với rất nhiều hình thức khác nhau. Do đó, sẽ là quá tham vọng nếu muốn tìm hiểu một
cách chi tiết tác động của hoạt động tình nguyện lên tất cả các nhóm xã hội có thụ hưởng
hoạt động tình nguyện trên tất cả các lĩnh vực mà hoạt động tình nguyện đang đóng góp.
Do đó, đề tài nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích năm chủ đề cơ bản dựa trên 8 mục tiêu
thiên niên kỷ (MDGs).
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính có sự tham gia làm chủ đạo:
Phương pháp nghiên cứu định tính (phân tích tài liệu; phỏng vấn sâu: được áp dụng với cán
bộ đại diện chính quyền, các tổ chức xã hội có thụ hưởng hoạt động tình nguyện của địa
bàn được lựa chọn nghiên cứu; đại diện tập thể hoặc các cơ quan tổ chức trong nước và
quốc tế đã thực hiện các hoạt động tình nguyện ở Việt Nam; thảo luận nhóm: 4 thảo luận
nhóm với đại diện các nhóm tình nguyện viên tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; 10
thảo luận nhóm tại Hà Giang; Huế; Bến Tre với nhóm tiếp nhận hoạt động tình nguyện,
thực hiện hoạt động tình nguyện, đại diện của chính quyền, đoàn thể cấp huyện và cơ sở) là
chính và kiểm chứng, đối chiếu, so sánh bằng phương pháp định lượng với 600 hộ dân tại 3

tỉnh Bến Tre (xã Thạnh Trị và Thừa Đức huyện Bình Đại), Huế (xã Quảng Thành và Quảng
Phước huyện Quảng Điền) và Hà Giang (Xã Lũng Thầu và xã Vần Chải huyện Đồng Văn).
Do đó, kết quả nghiên cứu sẽ không thể mang tính khái quát cho tất cả các vùng, các khu
vực ở Việt Nam.



9
PHẦN 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1. Những thông tin mới về công tác tình nguyện do các tình nguyện viên
và các tổ chức liên quan đến tình nguyện thực hiện ở Việt Nam
1.1. Sơ đồ hóa các hình thức hoạt động tình nguyện hiện có ở Việt Nam
Có nhiều cách nhận diện về hình thức hoạt động tình nguyện hiện có ở Việt Nam
hiện nay tuỳ thuộc vào tiêu chí nhận diện như nhận diện về tư cách pháp nhân của tổ chức
có hoạt động tình nguyện hay nhận diện từ tính chất của hoạt động tình nguyện …
Sơ đồ dưới đây mô tả các hình thức hoạt động tình nguyện hiện có ở Việt Nam xét
từ tư cách pháp nhân của tổ chức có hoạt động tình nguyện. Sự phân chia này chỉ mang tính
chất tương đối khi xem xét đến tính pháp lý, chính thức hay không của tổ chức, cá nhân
hoạt động tình nguyện.
Trong đó, hoạt động tình nguyện chính thức được hiểu là các hoạt động tình
nguyện do các tổ chức có đăng ký pháp nhân đứng ra tổ chức hoạt động. Hoạt động tình
nguyện phi chính thức được hiểu là các hoạt động tình nguyện do cá nhân, câu lạc bộ, đội,
nhóm, mạng lưới tình nguyện hoạt động dựa trên sự đồng thuận của nhóm và không đăng
ký pháp nhân chính thức.
Sơ đồ 1. Phân loại hình thức hoạt động tình nguyện hiện có ở Việt Nam















1.1.1. Tổ chức có hoạt động tình nguyện thuộc chính phủ
Hệ thống chính trị tại Việt Nam bao gồm Đảng; Nhà nước; Mặt trận, Công đoàn và
Các tổ chức chính trị - xã hội khác. Trong đó, sáu tổ chức chính trị - xã hội nằm trong hệ
thống chính trị Việt nam như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến
binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam không thuộc trong nhóm phi chính phủ
Hình thức hoạt động tình nguyện
chính thức
Hình thức hoạt động tình
nguyện phichính thức
Hoạt động tình
nguyện được tổ chức
bởi các tổ chức có
hoạt động tình nguyện
thuộc chính phủ
Hoạt động tình nguyện được tổ
chức bởi các tổ chức có hoạt
động tình nguyện thuộc các tổ
chức quốc tế hoặc NGOs
Các tổ chức chính trị
xã hội

VNGOs
IO/INGOs
Khu vực tư nhân
(Doanh nghiệp)
Câu lạc bộ, đội, nhóm,
hội, cá nhân…

10
Hộp 1. Hoạt động tình nguyện thuộc Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Đoàn thanh niên là một trong 6 tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị ở Việt Nam.
Những cán bộ đoàn chuyên trách được tuyển dụng vào ngạch bậc công chức nhà nước, hưởng lương
và chế độ theo quy định của nhà nước. Trụ sở làm việc, kinh phí hoạt động của tổ chức đoàn từ trung
ương đến cơ sở do nhà nước cấp. Tổ chức các hoạt động tình nguyện nhằm thu hút sự tham gia của
các tình nguyện viên là các đoàn viên là một trong những hoạt động của Đoàn. Chiến dịch thanh niên
tình nguyện hè hàng năm được bắt nguồn từ “Chiến dịch mùa hè thanh niên sinh viên tình nguyện
2001” do thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào năm quốc tế những người tình nguyện
(IYV 2001). Cho đến nay, “Chiến dịch mùa hè thanh niên sinh viên tình nguyện” đã trở thành hoạt
động thường niên với nhiều chủ đề khác nhau cho mỗi năm. Chiến dịch tình nguyện này và màu áo
xanh tình nguyện đã trở thành hình ảnh “thương hiệu” của Đoàn.
Công tác chỉ đạo, điều hành chiến dịch tình nguyện được thực hiện từ Ban bí thư Trung ương
đoàn ban hành kế hoạch tổ chức Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè và thành lập Ban Chỉ đạo
chiến dịch cấp Trung ương; Phối hợp các bộ, ngành Trung ương tổ chức các hoạt động gắn với các
mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Tỉnh, Thành đoàn và Đoàn trực thuộc
chủ động xây dựng kế hoạch bám sát chỉ đạo của Trung ương Đoàn và nhiệm vụ chính trị trọng tâm
của địa phương, đơn vị thành lập Ban Chỉ đạo và tổ chức ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện
hè (ở một số tỉnh Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh làm Trưởng Ban chỉ đạo chiến dịch); Chỉ đạo
Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy
nghề tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động tình nguyện.
Chiến dịch tình nguyện hè năm 2011 với chủ đề "Thanh niên tình nguyện vì An sinh xã hội”
diễn ra trên các mặt hoạt động cụ thể như tuyên truyền về chính sách đường lối của Đảng; pháp luật

của Nhà nước; Hoạt động tiếp sức mùa thi; Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng
chống, khắc phục thiên tai, dịch bệnh; Chăm sóc giáo dục thiếu niên, nhi đồng; Hoạt động “Tiếp sức
đến trường”; Hành trình nhân ái vì sức khoẻ cộng đồng, hiến máu tình nguyện; An toàn giao thông;
Phòng chống tệ nạn xã hội; Tham gia xây dựng nông thôn mới; Tư vấn, hướng nghiệp cho đoàn viên
thanh niên; Các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Vì nạn nhân chất độc da
cam”; Huấn luyện, trang bị kỹ năng cho thanh niên; Tình nguyện Quốc tế
Các chỉ tiêu đạt được trong chiến dịch tình nguyện hè 2011:
- Giúp đỡ 11.254 gia đình thanh niên khó khăn phát triển kinh tế, sửa chữa nhà cửa,
- Tư vấn hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm cho 833.276 đoàn viên, thanh niên
- Phối hợp cùng Hội Thầy thuốc Trẻ Việt Nam các cấp, tổ chức khám chữa bệnh, tư vấn sức khỏe
tại cộng đồng cho 105.700 người với 4.572 Y, Bác sỹ trẻ tham gia;
- Vận động đoàn viên, thanh niên tham gia hiến máu với 75.636 đơn vị máu.
- Trồng mới, chăm sóc 4,23 triệu cây xanh.
- 100% Đoàn cấp xã, phường, thị trấn tổ chức hoạt động hè cho thiếu nhi ở địa bàn dân cư; 65.400
trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được chăm sóc, giúp đỡ; tổ chức ôn tập văn hóa cho 45.000 thanh
thiếu nhi.
- Thành lập được 685 đội hình với 46.589 thanh niên, sinh viên tình nguyện tham gia tiếp sức mùa
thi; hỗ trợ, tư vấn cho trên 940.000 lượt thí sinh và người nhà trong kỳ thi tuyển sinh đại học,
cao đẳng
- 100% các Tỉnh, Thành đoàn và Đoàn trực thuộc tổ chức chỉnh trang và Lễ thắp nến tri ân tại
2089 nghĩa trang liệt sỹ trong cả nước
Nguồn: Báo cáo kết quả chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 2011. Trung ương Đoàn

11
trong nước ở Việt Nam. Kinh phí hoạt động của các đoàn thể này do nhà nước cấp theo quy
định của pháp luật và quy định cụ thể chức năng nhiệm vụ. Hoạt động tình nguyện là một
trong những hoạt động mà các tổ chức này tổ chức hoạt động hoặc là độc lập hoặc phối kết
hợp với các tổ chức đoàn thế khác, các tổ chức phi chính phủ có hoạt động tình nguyện
Nhiều tổ chức, câu lạc bộ tình nguyện dưới sự quản lý của cơ quan/tổ chức thuộc hệ
thống chính trị, quản lý nhà nước cũng xem như tổ chức tình nguyện thuộc mô hình tổ chức

chính phủ. Ví dụ các tổ chức và hoạt động tình nguyện của hội Chữ Thập Đỏ; Đoàn thanh
niên; Hội phụ nữ; Hội thanh niên Việt Nam; Hội sinh viên Việt Nam… các cấp từ trưng
ương đến cơ sở.
Hoạt động tình nguyện được tổ chức bởi các tổ chức này thường là những cuộc phát
động hay phong trào rộng khắp trên quy mô lớn với sự phối kết hợp giữa các ban ngành
đoàn thể với nhau theo chiều ngang (đoàn thể cùng cấp) và theo chiều dọc (các cấp trong
một đoàn thể). Ngoài ra, các tổ chức đoàn thể còn hoạt động như là các cơ quan đối tác
hoặc đơn vị tiếp nhận tình nguỵên trong hoạt động tình nguyện do các tổ chức quốc tế, tổ
chức phi chính phủ trong nước và nước ngoài cũng như các câu lạc bộ, đội, nhóm… thực
hiện. (Xem hộp 1)
Hoạt động tình nguyện được thực hiện hoặc tổ chức bởi các cơ quan/tổ chức chính
phủ cũng khá phong phú và đa dang. Đây cũng là một trong những điểm riêng của hoạt
động tình nguyện tại Việt Nam. Các tổ chức chính trị xã hội không phải là tổ chức tình
nguyện nhưng hoạt động tình nguyện lại là một trong những hoạt động nòng cốt của các tổ
chức này.
1.1.2. Tổ chức có hoạt động tình nguyện thuộc VNGOs
ở Việt Nam bên cạnh các tổ chức chính trị - xã hội có hoạt động tình nguyện là các
tổ chức khác cũng có nhiều hoạt động mang tính tình nguyện như các tổ chức xã hội nghề
nghiệp. Các tổ chức xã hội nghề nghiệp này được tổ chức theo nguyên tắc “4 tự” (Tự
nguyện, tự quản, tự trang trải, tự chủ).
Các tổ chức xã hội nghề nghiệp bao gồm nhiều nhóm khác nhau và có nhiều hình
thức tổ chức với tên gọi cũng rất khác nhau: Liên hiệp các Hội, Hiệp hội ,Tổng hội, Liên
đoàn, Trung tâm, Quỹ hỗ trợ, Viện nghiên cứu, Câu lạc bộ, Diễn đàn, Mạng lưới… tuy
nhiên, nếu đó là các tổ chức có đăng ký pháp lý thì theo quy định của pháp luật về hội hoặc
những quy định, hướng dẫn thủ tục từ Bộ Nội vụ hoặc các bộ.
Ở Việt Nam hiện nay tất cả các tổ chức trong xã hội do dân lập ra: tổ chức nhân
dân, hội, hiệp hội, câu lạc bộ, liên đoàn, tổng hội… các nhóm lợi ích, các tổ chức bảo trợ xã
hội, các tổ chức từ thiện,các quỹ, trung tâm… đều được hiểu là “Tổ chức phi chính phủ”
Dấu ấn của sự phát triển nhanh chóng và được ghi nhận về hiệu quả đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước của các tổ chức Phi Chính phủ ở Việt Nam (viết tắt là

VNGOs) là trong khoảng hai thập kỷ qua. Hiện nay, số lượng các VNGOs đã được thành
lập trên cả nước có khoảng trên 4.000 tổ chức Phi Chính phủ có cơ quan chủ quản (Dạ

12
Yến, 2010). Trong đó, khoảng gần 300 VNGOs đăng ký hoạt động thông qua/ trực thuộc
Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - VUSTA. Số lượng các VNGOs không
có cơ quan chủ quản, thường gọi là các tổ chức khoa học công nghệ độc lập lên tới hàng
trăm đơn vị.
Hộp 2. Hoạt động tình nguyện của Câu lạc bộ Vì sự Phát triển Bền vững (SDC)
Câu lạc bộ Vì sự Phát triển Bền vững (Sustainable Development Club - SDC) được thành
lập bởi Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững (Center for Sustainable Development Studies -
tên viết tắt là CSDS) và một nhóm các tình nguyện viên đến từ nhiều trường đại học và tổ chức trên
địa bàn thành phố Hà Nội. SDC hoạt động dưới sự điều phối của ban điều hành câu lạc bộ, bên cạnh
sự giám sát và hỗ trợ từ tổ chức chủ quản – CSDS. CSDS là một tổ chức phi lợi nhuận của Việt
Nam đăng ký hoạt động tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) và Bộ
Khoa học và Công nghệ (MOST). Lĩnh vực hoạt động của CSDS biến đổi khí hậu, bảo vệ môi
trường, trao quyền cho phụ nữ thông qua hỗ trợ sinh kế bền vững, hỗ trợ trẻ em thông qua hòa nhập
xã hội, hỗ trợ phát triển thanh niên thông qua trao đổi quốc tế và giáo dục không chính quy. CSDS
đang hoạt động trong các khu vực khác nhau tại Việt Nam như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nam Định và Hải Dương.
Các hoạt động tình nguyện của Câu lạc bộ Vì sự Phát triển Bền vững được lồng ghép trong
các hoạt động của các dự án do CSDS thực hiện. Một trong những dự án tiêu biểu cho sự lồng ghép
các hoạt động tình nguyện là dự án Du lịch thiện nguyện - HumaniTour. HumaniTour bước đầu được
thực hiện thành công và đã nhận được giải thưởng Doanh nhân xã hội của CSIP vào năm 2010 vì sự
sáng tạo cũng như triển vọng đóng góp cho cộng đồng. HumaniTour như một công cụ để kết nối các
nhà tài trợ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn thông qua du lịch. Humanitour xây dựng các chương
trình du lịch nhằm đưa các nhà tài trợ đến với các trại trẻ mồ côi hoặc các trung tâm nuôi dưỡng trẻ
khuyết tật để giúp đỡ bằng cách lao động tình nguyện hoặc tài trợ tiền mặt cho các trung tâm. Các
chương trình của Humanitour có hoạt động tình nguyện gồm Du lịch từ thiện, Du lịch sinh thái, Du
lịch tình nguyện. Các hướng dẫn viên của các chương trình du lịch thiện nguyện đều là các tình

nguyện viên của SDC. Khách du lịch có thể trở thành tình nguyện viên khi họ tham gia vào các hoạt
động tình nguyện tại nơi đến thăm quan, du lịch.
CSDS đã và đang hỗ trợ du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng thông qua các chương trình do
phụ nữ địa phương và ngư dân Giao Xuân – vùng đêm của Vườn Quốc gia Xuân Thủy thực hiện.
Với mục đích phát triển kỹ năng và năng lực cho các thành viên cộng đồng (đặc biệt là phụ nữ và ngư
dân nghèo) trong hoạt động cung cấp dịch vụ sinh thái hướng tới việc bảo tồn nhằm giải quyết đói
nghèo và cải thiện đời sống thông qua sinh kế bền vững và bảo tồn môi trường, trong năm 2010 dự
án đã đưa tới đây khoảng 400 khách du lịch, trong đó bao gồm 6 tình nguyện viên quốc tế dài hạn, 55
tình nguyện viên quốc tế hoạt động theo nhóm và 46 tình nguyện viên Việt Nam với các hoạt động
dọn dẹp vệ sinh, bảo vệ môi trường và hỗ trợ cộng đồng địa phương.
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu phát triển bền vững.

Mặc dù số lượng VNGOs được ước tính là hơn 4.000 tổ chức nhưng chưa có con số
chính thức nào về số lượng các VNGOs có hoạt động tình nguyện, tuy nhiên, các quan sát
và kết quả rà soát từ các tài liệu cho thấy VNGOs có hoạt động tình nguyện không nhiều.

13
Trong số đó có thể kể đến các tổ chức như Trung tâm nghiên cứu phát triển bền vững
(CSDS); Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD); REACH; Trung tâm Hỗ trợ
phát triển Cộng đồng LIN; Trung tâm Tư vấn hỗ trợ phát triển trẻ em và cộng đồng
(CCD)… với một số lĩnh vực hoạt động chủ yếu xóa đói giảm nghèo (và phát triển cộng
đồng), Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Biến đổi khí hậu, Phòng, chống HIV/ AIDS
Hoạt động tình nguyện được tổ chức và thực hiện bởi các VNGOs thường là các
hoạt động độc lập hoặc kết hợp với các hoạt động khác của các tổ chức đó. Nguồn kinh phí
sử dụng thường được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế hoặc các tổ chức phi chính phủ quốc tế
hoặc huy động từ các nhà tài trợ trong nước… Để các hoạt động tình nguyện được thực
hiện tại các địa phương, VNGOs phối kết hợp với chính quyền, đoàn thể địa phương như
các cơ quan đối tác
1.1.3. Tổ chức có hoạt động tình nguyện thuộc tổ chức quốc tế hoặc INGOs
Các tổ chức quốc tế hoặc các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt

Nam liên quan nhiều đến lịch sử thống nhất đất nước. Một dấu mốc quan trọng mở ra mối
quan hệ phát triển nhanh với NGOs phải kể đến chính sách Đổi mới của Nhà nước ta năm
1986. Chính sách Đổi mới với chủ trương tăng cường hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả
hợp tác với NGOs quốc gia và quốc tế. Với mục đích góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn
nhau, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân các nước. Theo đó, số lượng NGOs nước
ngoài có quan hệ với Việt Nam tăng lên và giá trị viện trợ cũng theo đó tăng dần.
Đến năm 2011, ước tính có khoảng 900 tổ chức quốc tế và NGOs nước ngoài hoạt
động tại Việt Nam, trong đó, có khoảng gần 20 tổ chức đang hoạt động tình nguyện tại
Việt Nam như Chương trình Tình nguyện Liên Hợp Quốc (UNV); Cơ quan hợp tác quốc tế
Hàn Quốc (KOICA); Tổ chức Hỗ trợ Phát triển Cộng hoà Liên bang Đức (DED); Cơ quan
Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA); Sứ giả trẻ của Úc vì sự phát triển (AYAD); tổ chức
Tình nguyện vì sự phát triển quốc tế Úc (VIDA) ; WUSC; CECI ; VPV; Volunteers in Asia;
Tổ chức phát triển cộng đồng Đức - Việt; Voluntary Service Overseas; Volunteers for
Peace Vietnam; EducationforDevelopment (EFD); Tổ chức Tình nguyện viên Quốc tế Úc
(AVI); Tổ chức Tình nguyện viên Y tế hải ngoại; Hội Tình nguyện viên hải ngoại (VSO);
Tổ chức Tình nguyện viên Châu Á (VIA); Tổ chức Tình nguyện vì sự Phát triển của Cộng
đồng và Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường (VFCD); Liên hiệp các Hội Chữ thập đỏ và
Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế (IFRC); Chương trình Hỗ trợ Đại học Thế giới Canada
(WUSC)…
Các tổ chức quốc tế hoặc NGOs nước ngoài có hoạt động tình nguỵên tại Việt Nam
đều tuân thủ các thủ tục pháp lý và nguyên tắc hoạt động theo quy định của pháp luật Việt
Nam đối với các tổ chức quốc tế và NGOs nước ngoài nói chung tại Việt Nam. Hoạt động
tình nguỵên của các tổ chức này có những đặc điểm khác biệt so với các hoạt động tình
nguyện chính thức và phi chính thức trong nước về mức độ chuyên nghiệp trong tổ chức

14
hoạt động tình nguyện, tuyển dụng, đào tạo tình nguyện viên, nguồn kinh phí hoạt động
(xem trong phần so sánh bảng 1).
Hộp 3. Về UNV và hoạt động của UNV tại Việt Nam
Chương trình Tình nguyện Liên Hợp Quốc (UNV) là tổ chức Liên Hợp Quốc (LHQ) có sứ mệnh đóng

góp cho hòa bình và phát triển thông qua hoạt động tình nguyện trên khắp thế giới. UNV đóng góp cho hòa bình
và phát triển bằng cách vận động sự ghi nhận vai trò của hoạt động tình nguyện trên toàn cầu, khuyến khích các
đối tác lồng ghép tình nguyện vào các chương trình phát triển và huy động tình nguyện viên. Tình nguyện là một
công cụ mạnh mẽ gắn kết mọi người tham gia giải quyết các thách thức của phát triển, nó làm thay đổi tốc độ và
trạng thái của phát triển. Tình nguyện tạo ra những lợi ích to lớn cho cả xã hội và cá nhân người tình nguyện
bằng cách tăng cường sự tin tưởng, đoàn kết và tương trợ giữa các công dân, và bằng cách chủ động tạo cơ hội
tham gia cho mọi người. UNV xem tình nguyện có tính phổ quát và có sự tham gia; và ghi nhận tình nguyện
trong sự đa dạng vốn có; cũng như những giá trị duy trì tình nguyện: tự nguyện, cam kết, sự gắn kết và đoàn kết.
Tại Việt Nam, UNV đã phối hợp với nhiều đối tác bao gồm chính phủ Việt Nam; các tổ chức chính trị,
xã hội, nghề nghiệp và quần chúng; các cơ quan Liên Hợp Quốc; các tổ chức phi chính phủ quốc tế và Việt Nam
trong hoạt động tình nguyện.
Tình nguyện viên LHQ quốc tế đầu tiên đến Việt Nam vào năm 1990. Kể từ đó, hơn 420 tình nguyện
viên HLQ quốc gia và quốc tế đã tham gia cống hiến. Tình nguyện viên HLQ quốc gia cũng chia sẻ kiến thức, kỹ
năng và kinh nghiệm tại Việt Nam và các nước trong khu vựcUNV hỗ trợ để đảm bảo sức mạnh tình nguyện
được công nhận và được hỗ trợ như là một nguồn lực cho phát triển. Ngày Quốc tế Tình nguyện vào ngày 5/12
hàng năm là cơ hội cho các cá nhân tình nguyện và các tổ chức thể hiện sự hỗ trợ của mình với các mục tiêu
thiên niên kỷ và xem xét các cách thức để đạt được các mục tiêu này. Năm 2011 thông qua một loạt các hoạt
động kỷ niệm 10 năm năm quốc tế người tình nguyện như Giải thưởng tình nguyện, Cuộc thi câu chuyện tình
nguyện, Hội thảo tình nguyện quốc gia, Công bố báo cáo thực trạng tình nguyện toàn cầu, Diễn đàn tình nguyện
cho sinh viên và các Chiến dịch truyền thông, thông qua các hoạt động này đóng góp tình nguyện vào sự nghiệp
phát triển của Việt Nam được công nhận ngày càng rộng hơn. Những sự kiện trên không chỉ nâng cao nhận thức
về đóng góp tình nguyện cho sự nghiệp phát triển, mà còn tạo ra kỳ vọng và dự đoán cho công chúng với sự nỗ
lực của các ngành khác nhau đặc biệt là chính phủ hoạt động tình nguyện có thể trở thành công cụ phát triển
thành công ở Việt Nam như thế nào.
UNV đã và đang đóng góp tích cực vào Một Kế Hoạch Chung của LHQ tại Việt Nam. Đáp ứng lời kêu
gọi của Chính phủ nhằm xây dựng một tổ chức LHQ hoạt động hiệu quả, phù hợp hơn với chủ trương nâng cao
hiệu quả viện trợ toàn cầu, những nỗ lực hỗ trợ phát triển của UNV ở Việt Nam hoàn toàn dựa trên nền tảng của
sáng kiến Một LHQ.
Ngoài ra UNV còn xây dựng và quản lý các dự án cụ thể ở Việt Nam. Các dự án phát triển này nhằm
nhấn mạnh và thể hiện sự đóng góp của tình nguyện viên với phát triển con người bền vững và thúc đẩy tinh

thần tình nguyện. Một trong các dự án điển hình nhất do UNV hỗ trợ là dự án Tăng cường Năng lực Tình nguyện
vì Phát triển tại Việt Nam do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh thực hiện. Mục tiêu của dự
án là tăng cường năng lực tình nguyện tại Việt Nam bao gồm việc thành lập Trung tâm Thông tin Nguồn lực
Tình nguyện,Trung tâm này sẽ trở thành một cơ sở cấp quốc gia lâu dài và bền vững để khuyến khích và hỗ trợ
cho phong trào tình nguyện vì phát triển nhằm trợ giúp tốt hơn cho thanh niên và các nhóm yếu thế ở Việt Nam.
Dự án huy động được các tình nguyện viên LHQ quốc tế và quốc gia, các tình nguyện viên quốc tế khác từ các tổ
chức tình nguyện như VSO, AVI, SJ Việt Nam và Tình nguyện Pháp. Cũng trong khuôn khổ của dự án này,
chính sách thanh niên tình nguyện đã được phác thảo và trình lên Vụ Thanh niên của Bộ Nội vụ để xem xét và
hoàn chỉnh sau đó Bộ Nội vụ sẽ trình lên Thủ tướng phê duyệt
Nguồn: UNV tại Việt Nam

15

Hộp 4. Tổ chức Solidarités Jeunesses Vietnam (SJ Vietnam)
Là một tổ chức phi chính phủ của Pháp, hoạt động tại Việt Nam từ năm 2004 với mục tiêu đoàn
kết, vì hòa bình, SJ Vietnam là cầu nối cho hàng nghìn thanh niên trên thế giới có cơ hội giao lưu, học hỏi,
chia sẻ và hoạt động tình nguyện với tình nguyện viên Việt Nam thông qua các dự án ngắn hạn và dài hạn.
SJ Vietnam là thành viên của mạng lưới “Tình nguyện phát triển châu Á – Thái Bình Dương”
(NVDA) và “Ủy ban điều phối các hoạt động tình nguyện quốc tế” (CCIVS) tại UNESCO, là đối tác của
phong trào “Thanh niên hoạt động tình nguyện vì hòa bình” (YAP) và “Hiệp hội các tổ chức tình nguyện
châu Âu” Alliance; Là Ban tổng thư ký của Mạng lưới tình nguyện phát triển châu Á - Thái Bình Dương
từ năm 2010.
Năm 2011, SJ Việt Nam được nhận giải thưởng quốc gia của Trung ương Đoàn thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh và Chương trình Người tình nguyện Liên hiệp quốc, vinh danh là một trong 10 tổ chức
tình nguyện xuất sắc nhất Việt Nam.
Từ năm 2006 đến này, SJ Việt Nam đã điều phối, thực hiện thành công 4 dự án đạt giải “Ngày
sáng tạo Việt Nam” của Ngân hàng thế giới về trẻ em thiệt thòi, người có HIV, bảo vệ môi trường và
nhiều dự án thanh niên tình nguyện của Liên minh châu Âu.
Mỗi năm, SJ Việt Nam đón nhận khoảng 500 tình nguyện viên quốc tế từ khắp các châu lục và gửi
tình nguyện viên Việt Nam đi tập huấn và hoạt động tình nguyện tại các nước như Pháp, Bỉ, Nhật Bản,

Hồng Kong, Hàn Quốc, Ấn Độ…Với mạng lưới khoảng 5000 tình nguyện viên địa phương, các dự án của
SJ Việt Nam tiếp nhận tình nguyện viên từ nhiều nước trên thế giới cùng làm việc với các tình nguyện viên
Việt Nam với các hoạt động thường niên như:
1. Workcamp: những trại tình nguyện ngắn hạn mà tình nguyện viên Việt Nam và tình nguyện
viên quốc tế cùng làm việc trong khoảng từ 1 đến 4 tuần. Các hoạt động chủ yếu là giúp đỡ trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn (trẻ em đường phố, trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật…) , những người tàn tật, người già,
người vô gia cư, các chương trình về môi trường, giáo dục, nâng cao nhận thức, các dự án hỗ trợ sau thiên
tai tại nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Hải Dương, Thái Nguyên, Nam Định, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên,
TP. Hồ Chí Minh, v.v
2. Dự án dài hạn: các dự án tình nguyện dài hạn (từ 2 đến 12 tháng) được tổ chức tại Hà Nội,
Hải Dương, Nam Định, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nam, Hoà Bình, Bến Tre, Phú Yên với những hoạt
động liên quan đến công việc nâng cao năng lực địa phương, phát triển cộng đòng, xây dựng dự án, dạy
học cho trẻ em, bảo vệ môi trường, trao đổi văn hoá…. Tình nguyện viên làm việc dài hạn sống và làm
việc như người dân địa phương tại nơi diễn ra dự án đó.
3. Các khóa học, tập huấn, đào tạo, nghiên cứu chuyên đề và các hội nghị: SJ Việt Nam
thường xuyên tổ chức các nghiên cứu chuyên đề, hội nghị và đào tạo cho các thành viên của SJ Vietnam
hoặc cho các đối tác nước ngoài. Việc đào tạo này sẽ cung cấp cho các tình nguyện viên trẻ những kiến
thức hữu ích về kĩ năng quản lý, khả năng lãnh đạo, giao lưu văn hóa quốc tế, sức khỏe giới tính và kĩ
năng hoạt động tình nguyện, kỹ năng cho thanh niên trở thành công dan tích cực.
4. Gửi tình nguyện viên Việt Nam đi nước khác làm tình nguyện: Thông qua mạng lưới với
các đối tác quốc tế, SJ Vietnam tạo điều kiện cho các tình nguyện viên Việt Nam tham gia vào các dự án
tình nguyện ngắn hạn và dài hạn ở nước ngoài để các bạn có cơ hội trải nghiệm, tiếp xúc với các nền văn
hóa khác và có những học hỏi, đóng góp tích cực cho phong trào tình nguyện tại Việt Nam sau khi trở về.
Nguồn: SJ Việt Nam
Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp.

Hoạt động tình nguyện được tổ chức và thực hiện bởi các tổ chức quốc tế hoặc
NGOs nước ngoài thường là các hoạt động độc lập hoặc kết hợp với các hoạt động khác
của các tổ chức đó. Nguồn kinh phí sử dụng thường được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế
hoặc các tổ chức phi chính phủ quốc tế hoặc từ các quỹ tình nguyện viên của chính phủ các


16
quốc gia đó… Để các hoạt động tình nguyện được thực hiện tại các địa phương, các tổ chức
này phối kết hợp với chính quyền, đoàn thể địa phương hoặc thông qua các VNGOs như
các cơ quan đối tác (xem Hộp 3 và 4).
1.1.4. Hình thức hoạt động tình nguyện phi chính chức
Sự vận động của xã hội đa dạng còn ở chỗ có không ít các tổ chức không chính
danh – theo nghĩa là không cần đăng ký, không cần cấp quản lý nào thông qua ,xét duyệt
Điều lệ, quy chế, thỏa thuận… Đó là các Hội trọng thọ, Hội đồng hương , Hội đồng môn,
Hội của các dòng họ, các nhóm tình nguyện, các câu lạc bộ tại cộng đồng, các nhóm đồng
đẳng, nhóm sinh viên … Với các tổ chức hoạt động không chính danh thì không thể thống
kê một cách chính xác có bao nhiêu tổ chức, câu lạc bộ, mạng lưới… vì không có cơ sở nào
để xác định.
Trong số đó, có thể kể đến một số nhóm, câu lạc bộ tình nguyện ở Hà Nội như
Cộng Đồng Ninh Bình Trẻ khu vực Hà Nội; Đội Sinh Viên Tình Nguyện Lam Sơn; Đội
Tình nguyện Đồng hương Hà Tĩnh tại Hà Nội; Hội sinh viên Bắc Giang tại Hà Nội (BSA);
Hội sinh viên Hà Bắc; Tình nguyện Niềm tin; Đội Tình Nguyện Chắp Cánh Yêu Thương;
Đồng Hành Ước Mơ; Nhóm Ngọn lửa; Câu lạc bộ Tình nguyện Hoà Bình Xanh; Câu lạc bộ
Tình Nguyện Trẻ; Câu lạc bộ Viet's Activity; Hội đồng hương sinh viên Ninh Bình tại Hà
Nội (Ninh Bình Trẻ). Một số nhóm, câu lạc bộ tình nguỵên ở Thành phố Hồ Chí Minh như
Câu lạc bộ Công tác xã hội Nhân ái; Câu lạc bộ Nét bút xanh; Hội thiện nguyện Trái Tim
Yêu Thương; Nhóm tình nguyện Những ước mơ xanh; Thoáng Sài gòn Group; Một số câu
lạc bộ tình nguyện ở Huế như Câu lạc bộ TAT; Câu lạc bộ Thủ lĩnh Thanh niên Thừa Thiên
Huế; Câu lạc bộ Hành Trình Xanh Huế; nhóm tình nguyện Hải Đăng ở Hải Phòng…Bên
cạnh các tổ câu lạc bộ, đội, nhóm, mạng lưới còn có mô hình tổ chức cá nhân như Hội tình
nguyện Chung tay vì cộng đồng; Trường trung cấp kinh tế - du lịch Hoa sữa; Tình Nguyện
Cỏ Ba Lá…
Hoạt động của các hội này phần lớn là theo vụ việc, có thể có quy chế, điều lệ
nhưng không ràng buộc chặt chẽ theo hệ thống thiết chế các cấp mà dựa trên sự đồng
thuận. Mục tiêu của các hình thức hoạt động tình nguỵên này là đáp ứng nhu cầu của nhóm

nhỏ có tính tình nguyện rất rõ để làm một việc có ý nghĩa nhất định như thăm hỏi động
viên, hỗ trợ gia đình người có hoàn cảnh khó khăn (ốm đau, bệnh hiểm nghèo, rủi ro trong
đời sống,…) hoặc việc vui may mắn… hoặc trợ giúp cộng đồng, nhóm yếu thế… Tổ chức
không chính danh này tập hợp những người cùng quê hương hoặc cùng học một thời, cùng
sở thích… Từ một khoa của một trường Đại học, từ một nhóm người cùng học ở một tường
thời niên thiếu, từ những người có chung đam mê, sở thích…ở bất kỳ không gian, địa danh
nào…Họ thành lập và cũng tự giải thể rất đơn giản. Không cần Đại hội bầu cử lãnh đạo,
không nhất thiết chịu sự quản lý của cơ quan quyền lực nhà nước, không có nghĩa vụ
thuế… Tuy nhiên, thực tế có những đội, nhóm, câu lạc bộ… ban đầu là hoạt động không

17
chính danh nhưng quá trình hoạt động lớn mạnh và đăng ký với các đoàn hội để trở thành
hoạt động tình nguyện chính danh (Xem hộp 5)
Hộp 5. Về Nhóm Tình Nguyện NIỀM TIN
Nhóm được thành lập năm 2003 trên một diễn đàn về nhạc Rock. Hoạt động chủ yếu trên mảng
giúp đỡ trẻ khuyết tật, trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Hiện nay nhóm có khoảng 40 thành viên chính thức và nhiều
cộng tác viên đến từ nhiều trường, nhiều lứa tuổi khác nhau . Đặc điểm chung của các thành viên là tình
nguyện viên của nhóm là tràn đầy nhiệt huyết và tình thương dành cho các em nhỏ thiệt thòi.
Các hoạt động tình nguyện mà nhóm đã tổ chức như: Các chương trình Trung Thu, Quốc tế thiếu
nhi 1/6, Noel dành cho trẻ khuyết tật tại các trung tâm, trẻ lang thang trên địa bàn thành phố Hà Nội các
năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009; Chương trình quyên góp băng catxet, đọc băng hè xây
dựng thư viện Sách nói cho người khiếm thị 2004, 2005, 2006, 2007; Chương trình quyên góp quần áo
giúp đồng bào lũ lụt, trẻ em lang thang năm 2003, 2004, 2005, 2006,2007, 2008; Chương trình quyên
góp giấy cứng cho người khiếm thị viết bài : tặng giấy cho một số quận hội người mù trong địa bàn Hà
Nội; Chương trình quyên góp sách báo cũ xây dựng thư viện cho trẻ em thiệt thòi. - Chương trình “Chủ
nhật Hồng” tại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi khuyết tật Hà Nội 2007, 2008; Chương trình quyên góp
bỉm, tã thừa cho các em ở Trung tâmm nuôi dưỡng trẻ mồ côi khuyết tật Hà Nội; Chương trình “Đội chiếu
phim lưu động” tại các trung tâm ở Hà Nội và một số tỉnh; Chương trình “Giao lưu thể thao kỷ niệm ngày
thương binh liệt sỹ” năm 2008, 2009Các chương trình thường xuyên của nhóm tại các trung tâm: vui chơi
và giúp các bạn khuyết tật làm sản phẩm.

Các hoạt động mà Nhóm phối hợp với nhiều câu lạc bộ và nhóm tình nguyện khác trên cả nước để
tổ chức nhiều chương trình lớn như phối hợp với nhóm Chung tay tổ chức đêm trung thu “Nụ cười đêm
trăng” cho trẻ nhiếm HIV (tháng 8- 2008), hỗ trợ tình nguyện Thanh Hóa trong chương trình “Áo ấm mùa
đông” (tháng 9- 2008), cộng tác với Blouse Trắng khám chữa răng miễn phí cho trẻ ở Làng Hữu Nghị
(tháng 7- 2009), giao lưu với Tình nguyện Sơn La, Việt Nam xanh trong chương trình “Giao lưu thể thao-
Kỷ niệm ngày Thương binh liệt sỹ 27-7” (tháng 7- 2009)…
Các dự án đang thực hiện như Dự án Thiệp Nhân Ái - Dự án Đội chiếu phim lưu động; Dự án
Thư viện sách cho trẻ em miền núi; Dự án Thư viện sách nói online cho người khiếm thị…
Nhóm tình nguyện Niềm Tin được ghi nhận là 20 nhóm tiêu biểu về hoạt động thiện nguyện trên
cả nước trong chương trình “Chim Én 2009” do tập đoàn FPT tổ chức trên website www.vicongdong.vn
năm 2009. Năm 2010, dự án Thiệp Nhân Ái của nhóm tình nguyện Niềm Tin đã vượt qua hơn 100 dự án
cộng đồng khác để đoạt "Đề án xuất sắc” trong trong chương trình "Mầm Nhân Ái 2" do tập đoàn FPT tổ
chức trên website www.vicongdong.vn. Năm 2010, nhóm tình nguyện Niềm Tin gia nhập Hội Thanh Niên
Tình Nguyện - Hà Nội
Nguồn: Trung ương Đoàn (Ban tổ chức Giải thưởng tình nguyện 2011)
Trung tâm thông tin nguồn lực tình nguyện Việt Nam (VVIRC).
Nhóm tình nguyện Niềm tin.
Hình thức hoạt động tình nguyện này không nhất thiết có phân chia các vị trí quản lý
tình nguyện một cách rõ ràng mà hướng đến sự tham gia bình đẳng của các tình nguỵên viên
và thậm chí người điều hành hoạt động tình nguyện cũng đồng thời là tình nguyện viên. Một
cá nhân cũng có thể thực hiện hoạt động tình nguyện mà không cần phải liên hệ hoặc thông
qua, xin phép chính quyền địa phương hay đoàn thể nào nếu trong cùng cộng đồng. Tuy

18
nhiên, phần lớn các hoạt động tình nguyện theo nhóm hoặc phối kết hợp giữa các nhóm
khác nhau tới địa phương khác, cộng đồng khác thì các đội nhóm vẫn phải xin phép và
thông qua hoặc phối kết hợp cùng chính quyền hoặc các tổ chức chính trị xã hội tại địa
phương. Hoạt động tình nguyện không chính danh thường gặp phải những khó khăn nhất
định như nguồn lực về tài chính và con người cũng như khó hoạt động nếu chưa có uy tín
với cộng đồng, địa phương.


1.2. So sánh các hình thức hoạt động tình nguyện khác nhau tại Việt Nam
Các hình thức hoạt động tình nguyện kể trên có điểm giống nhau đó là chưa có sự
liên kết, kết nối thông tin, trao đổi thông tin giữa các hình thức tổ chức này trong hoạt động
tình nguyện. Thiếu những chính sách đồng bộ đối với hoạt động tình nguyện và tình nguyện
viên là một rào cản cho sự phát huy tinh thần tình nguyện vì sự phát triển ở Việt Nam.
Bảng 1 so sánh dưới đây sẽ chỉ ra một số sự khác biệt mang tính tương đối giữa các
hình thức hoạt động tình nguyện khác nhau tại Việt Nam hiện nay.







19
Bảng 1. So sánh các hình thức hoạt động tình nguyện hiện có ở Việt Nam


Hình thức hoạt động tình nguyện chính thức Hình thức hoạt động tình
nguyện phi chính thức
Chính phủ VNGOs IO/INGOs Cá nhân, câu lạc bộ, đội, nhóm,
mạng lưới…
Cơ chế kết
hợp phối hợp
Có kế hoạch chỉ đạo thực hiện theo chiều dọc
(cơ quan, tổ chức đó ở các cấp) và theo chiều
ngang (giữa các cơ quan, tổ chức ngang cấp)
(xem hộp 1)
Phối hợp với các tổ chức

quốc tế hoặc INGOs như là đối tác
hoặc đơn vị tiếp nhận tình nguyện
viên (xem hộp 2)
Có thể là các hoạt động độc lập
(thông qua hoặc phối hợp với
chính quyền, đoàn thể địa phương,
VNGOs) (xem hộp 3)
Hoạt động độc lập hoặc phối
hợp, liên kết giữa các đội, nhóm,
câu lạc bộ với nhau (xem hộp 5)
Thời gian Thường là các phong trào ngắn hạn:
mang tính sự kiện hoặc lặp lại theo niên hạn.
(Xem hộp 1)
Ngắn hạn hoặc dài hạn tuỳ
theo từng hoạt động cụ thể khác
của tổ chức. (xem hộp 2)
Ngắn hạn và dài hạn tuỳ theo
hoạt động cụ thể khác của tổ chức
(xem hộp 4)
Ngắn hạn và theo sự kiện cụ
thể là phổ biến (xem hộp 5)

Số lượng
tình nguyện
viên tham
gia
Số lượng lớn tình nguyện viên
Chiến dịch tình nguyện hè 2011 của Đoàn
thanh niên thu hút được 6,2 triệu lượt thanh
niên tình nguyện và nhân dân tham gia. Trong

10 năm, 45 triệu lượt sinh viên tình nguỵên
tham gia chiến dịch sinh viên tình nguyện hè
do Hội sinh viên Việt Nam tổ chức.
Tính đến 2011 Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
có 531.699 tình nguyện viên
Thường thu hút số lượng tình
nguyện viên nhỏ cho 1 hoạt động
tình nguyện
Số lượng nhỏ tình nguyện viên
nhưng thường có trình độ chuyên
môn cao (sinh viên đại học,
chuyên gia…)
(xem hộp 3, 4)
Số lượng nhỏ tình nguyện viên

Ví dụ: Câu lạc bộ Môi trường
350 Đại học Ngoại thương thành
lập từ 2009, đến 2011 có khoảng
100 thành viên
Quy mô hoạt
động
Quy mô rộng lớn toàn quốc
(Xem hộp 1)
Quy mô nhỏ (một số thôn, xã,
tỉnh/thành) (Xem hộp 2)
Quy mô nhỏ (một số thôn, xã,
tỉnh/thành) (Xem hộp 3 và 4)
Quy mô nhỏ (một số thôn, xã,
tỉnh/thành) (Xem hộp 5)


20
Nền tảng
hoạt động
Tính cố kết cộng đồng, yêu đất nước, mong
muốn cống hiến cho sự phát triển của đất
nước
Tính cố kết cộng đồng, yêu đất
nước, mong muốn cống hiến cho
sự phát triển của đất nước
Hợp tác hữu nghị, mở rộng quan
hệ giữa các quốc gia, trao đổi văn
hoá
Tính cố kết cộng đồng, yêu đất
nước, mong muốn cống hiến cho
sự phát triển của đất nước
Nguồn lực
tài chính cho
hoạt động
tình nguyện
Huy động từ cá nhân, doanh nghiệp đóng
trên địa bàn, các cơ quan – đoàn thể trực
thuộc hoặc tình nguyện viên đóng góp trang
trải chi phí cá nhân
Không có khoản chi trả chính thức cho
nhóm quản lý hoạt động tình nguyện.

Huy động sự tài trợ từ các tổ
chức quốc tế, các tổ chức phi
chính phủ quốc tế là chủ yếu.
Ngoài ra có sự huy động tài trợ từ

các doanh nghiệp trong nước.
Quản lý phí, chi phí cho hành
chính và nhân sự được trích từ các
nguồn trên.
Nguồn tài trợ từ chính phủ
các nước, từ các quỹ tình nguyện
viên của các quốc gia, trường học
gửi tình nguyện viện đến
Quản lý phí, chi phí cho hành
chính và nhân sự được trích từ các
nguồn trên.
Huy động từ cá nhân, mạnh
thường quân, doanh nghiệp, bán
hàng gây quỹ, lao động tình
nguyện gây quỹ, kêu gọi đóng góp
hiện vật (Quần áo, sách vở, bỉm
cũ….)
Quản lý phí, chi phí cho hành
chính và nhân sự (nếu có) được
trích từ các nguồn trên.
Chính sách Chính sách cụ thể cho dự án tình nguyện
sử dụng ngân sách nhà nước như dự án trí
thức trẻ tình nguyện
Nghị định của chính phủ về thanh niên
xung phong (Đoàn thanh niên). Chính sách
cho tình nguyện viên cấp xã
Một số quy định cụ thể cho hoạt động tình
nguyện như quy chế tình nguyện viên của Hội
Chữ Thập Đỏ
Chưa có chính sách cho hoạt động tình

nguyện và tình nguyện viên nói chung
Tuân theo quy định của pháp
luật về Hội, VNGOs.
Các chính sách đối với tình
nguyện viên và hoạt động tình
nguyện thuộc tổ chức dựa trên
nguyên tắc thoả thuận của tổ chức
với tình nguyện viên
Chưa có chính sách của nhà
nước cụ thể cho hoạt động và tình
nguyện viên nói chung
Có quy định riêng của tổ
chức khác nhau thuộc quốc gia
khác nhau.
Việt Nam co một số quy định
về viện trợ nước ngoài, cứu trợ
khẩn cấp…. chưa có chính sách cụ
thể cho các tổ chức quốc tế hoặc
INGOs có tình nguyện viên hay
tình nguyện viên quốc tế tại Việt
Nam

Tuân thủ pháp luật của Nhà
nước ở các lĩnh vực có liên quan.
Nguyên tắc hoạt động dựa trên
sự đồng thuận của thành viên và
tình nguyện viên
Chưa có chính sách cụ thể cho
tình nguyện viên và hoạt động tình
nguỵên nói chung


21
Truyền
thông
Các phương tiện truyền thông đại chúng
đưa tin, tuyên truyền một cách tập trung vào
mỗi chiến dịch, phong trào, mùa tình nguyện.
Truyền thông theo ngành dọc một cách
thống nhất từ trung ương đến cơ sở tạo nên
hiệu ứng truyền thông rộng khắp quy mô lớn
Truyền thông diễn ra rời
rạc hơn nếu không phối hợp với
các ban, ngành, đoàn thể … khó
tạo hiệu ứng truyền thông rộng
khắp quy mô lớn
Truyền thông diễn ra rời
rạc hơn nếu không phối hợp với
các ban, ngành, đoàn thể … khó
tạo hiệu ứng truyền thông rộng
khắp quy mô lớn
Truyền thông diễn ra rời
rạc hơn nếu không phối hợp với
các ban, ngành, đoàn thể … khó
tạo hiệu ứng truyền thông rộng
khắp quy mô lớn
Mức độ
chuyên
nghiệp
Tính chính thức của cơ cấu tình nguyện
không phổ biến và chưa chuyên nghiệp.

Tổ chức và quản lý hoạt động tình
nguyện là nhịêm vụ chính trị hơn là đam mê
hoạt động tình nguyện.
Tính chuyên nghiệp của tình nguyện viên
không cao
Tính chính thức của cơ cấu
tình nguyện không phổ biến và
chưa chuyên nghiệp.
Hình thức tình nguyện phổ
biến là các hệ thống hỗ trợ phi
chính thức hoặc các mạng lưới đôi
bên cùng có lợi hoặc tự lực
Tính chuyên nghiệp của tình
nguyện viên không cao
Cơ cấu tình nguyện chính
thức phổ biến và chuyên nghiệp,
tập trung vào các hình thức hoạt
động từ thiện; hoạt động thúc đẩy
tinh thần tình nguyện.
Tính chuyên nghiệp của
tình nguyện viên cao
Tính chính thức của cơ cấu
tình nguyện không phổ biến và
chưa chuyên nghiệp.
Hình thức tình nguyện phổ
biến là các hệ thống hỗ trợ phi
chính thức hoặc các mạng lưới đôi
bên cùng có lợi hoặc tự lực
Tính chuyên nghiệp của tình
nguyện viên không cao


22
1.3. Các chính sách trước đây và hiện nay hỗ trợ cho việc duy trì và phát triển đối với
hoạt động tình nguyện ở Việt Nam
Các chính sách, pháp luật có liên quan đến các hoạt động tình nguyện khá phong phú
và đa dạng vừa trực tiếp, vừa gián tiếp. Nghiên cứu đề cập tới một số chính sách có ảnh
hưởng, liên quan đến các hoạt động tình nguyện ở Việt Nam theo hướng: (1) Những chính
sách, pháp lý có liên quan đến các tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp trong nước; (2)
Những chính sách, pháp lý có liên quan đến các tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo pháp
luật Việt Nam; (3) Những chính sách, pháp lý có liên quan đến người tình nguyện; (4)
Những chính sách có liên quan đến cơ quan tiếp nhận và thực hiện hoạt động tình nguyện.
Khó có thể đưa ra một cách triệt để tất cả các cách chính sách có liên quan nhưng nghiên
cứu sẽ cố gắng đưa ra một cách cơ bản nhất.
Về những chính sách, pháp lý có liên quan đến các tổ chức chính trị - xã hội
nghề nghiệp trong nước: Một trong những văn bản có tính chất pháp lý đầu tiên quan
trọng đối với các hoạt động của các Hội phải kể đến là Sắc lệnh 102/SL – L004 ngày
20/5/1957 được Quốc hội thông qua trong khoá họp thứ VI Quy định quyền lập Hội “Luật
Quy định quyền lập hội”. Bênh cạnh đó có thể đề cập tới một vài quy định mang tính chất
pháp lý cụ thể như: Nghị định 148/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2007của Thủ tướng
Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Nghị định số 93/2009/NĐ-
CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ
phi chính phủ nước ngoài. Vấn đề hiện nay là để tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài
thì phi chính phủ trong nước phải đi qua nhiều khoảng 7 – 8 “cửa” (đơn vị hành chính) để
xin phép. Cho nên, cần xem xét và sửa đổi một số nội dung trong Nghị định 93 quy định
việc tiếp nhận viện trợ nước ngoài theo hướng tinh giảm các thủ tục hành chính.
Cho đến nay, những quy định rõ ràng hơn cả về các tổ chức hoạt động tình nguyện
cần kể đến Quy chế tình nguyện viên Chữ Thập Đỏ Việt Nam ban hành kèm theo quyếtt
định 163 – QĐ/TWHCTĐ ngày 9/4/2009 của Trung ương Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam.
Quy chế này qui định về tình nguyện viên Chữ Thập Đỏ, tổ chức và hoạt động tình nguyện
Chữ Thập Đỏ, trách nhiệm của các cấp Hội trong quản lý hoạt động tình nguyện Chữ Thập

Đỏ. Đồng thời áp dụng đối với cán bộ Hội, tình nguyện viên Chữ Thập Đỏ và các cấp Hội
Chữ Thập Đỏ Việt Nam quy định rõ về tình nguyện viên, tổ chức và hoạt động của tình
nguyện viên, quản lý tình nguyện viên cũng như chính sách khen thưởng, kỷ luật đối với tổ
chức và tình nguyện viên.
Về những chính sách, pháp lý có liên quan đến các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài và tiếp nhận theo pháp luật Việt Nam: Không phải các tổ chức phi chính
phủ nước ngoài nào tại Việt Nam cũng có các hoạt động tình nguyện. Tuy nhiên, khi các tổ
chức phi chính phủ nước ngoài nói chung hoặc tổ chức phi chính phủ nước ngoài có hoạt
động tình nguyện nói riêng đang hoạt động tại Việt Nam thì đều tuân thủ các quy định của
Việt Nam. Trong các văn bản pháp quy có liên quan có thể kể đến đó là việc cấp Giấy phép

23
lập Văn phòng Đại diện, Giấy phép lập Văn phòng Dự án và Giấy phép hoạt động cho các
tổ chức tình nguyện nước ngoài hoặc NGOs nước ngoài. Theo đó, một cơ quan liên ngành
chuyên trách - Uỷ ban Công tác về các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài với 9 thành viên
cấp Thứ trưởng từ các Bộ, ngành của Việt Nam được thành lập. Điều này thể hiện sự công
nhận chính thức đối với sự có mặt của các tổ chức này tại Việt Nam và tạo dựng một cơ chế
trong việc phối hợp, hợp tác giữa Việt Nam với các tổ chức này nhưng cũng làm cho các
thủ tục hành chính phải qua nhiều khâu, nhiều mắt xích.
Bên cạnh đó, một trong những vấn đề mà một số tổ chức tiếp nhận tình nguyện viên
quốc tế muốn thay đổi nhằm khuyến khích và tôn vinh tình nguyện viên quốc tế tới Việt
Nam đó là thủ tục xin cấp Visa cho tình nguyện viên quốc tế. Kinh nghiệm ở một số quốc
gia khi nộp hồ sơ visa cho tình nguyện viên được miễn phí và được cấp một loại visa không
phải là visa kinh doanh hay du lịch nhưng hiện nay các tình nguyện viên quốc tế đến Việt
Nam chưa có loại visa riêng cho các hoạt động tình nguyện mà vẫn sử dụng loại visa kinh
doanh hay du lịch.
Về chính sách liên quan đến tiếp nhận và thực hiện hoạt động tình nguyện
nằm trong những quy định chung về tiếp nhận, quản lý viện trợ không hoàn lại, viện trợ
nhân đạo… thông qua Luật (Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Luật hoạt động chữ thập
đỏ…) hay các thông tư, chỉ thị, quyết định Chính phủ.

Về những chính sách, pháp lý có liên quan đến người tình nguyện: các chính
sách, hành lang pháp lý liên quan trực tiếp tới tình nguyện viên có thể kể tới một số chính
sách cụ thể nhưng các chính sách hay quy định này còn rời rạc và nằm trong từng lĩnh vực
cụ thể như chính sách đối với Thanh niên xung phong; chính sách đối với các đội trí thực trẻ
tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi; quy định về tổ chức và hoạt động của
đội hoạt động xã hội tình nguyện cấp xã; chính sách chính sách luân chuyển, tăng cường cán
bộ chủ chốt cho các xã thuộc 61 huyện nghèo và chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút trí
thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc 61 huyện
nghèo; các chính sách trong Dự án “Tăng cường trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại
các khu kinh tế quốc phòng giai đoạn 2010 – 2020”;
Một số quy định liên quan trực tiếp đến tình nguyện viên nhưng nó chỉ có ý nghĩa
trong các hoạt động cụ thể được quy định trong các quy định cụ thể. Những quy định chung
về tình nguyện viên cũng như các tổ chức tình nguyện, hoạt động tình nguyện tại Việt Nam
còn thiếu. Do đó, để hướng đến chuyên nghiệp hoá các hoạt động tình nguỵên và quản lý
nhà nước về hoạt động này cần ra đời Luật tình nguyện nhằm tạo hành lang pháp lý thuận
lợi, chính thức hoá hoạt động tình nguyện.
Tại thời điểm nghiên cứu tiến hành, Trung ương Đoàn đang tiến hành xây dựng và
trình Thủ tướng Quyết định về chính sách đối với thanh niên tình nguyện, thức trẻ tình
nguyện.

24
Chương 2. Tác động của hoạt động tình nguyện đối với sự phát triển kinh
tế xã hội ở Việt Nam; hướng tới việc thực hiện
Mục tiêu Thiên niên kỷ
2.1. Tác động của hoạt động tình nguyện đối với công tác xoá đói giảm nghèo
Hoạt động tình nguyện đối với công tác xoá đói giảm nghèo diễn ra dưới nhiều hình
thức khác nhau với các niên hạn hoạt động khác nhau. Có thể hình dung thành hai hình thức
phổ biến: (1) Hoạt động trợ giúp, từ thiện trực tiếp (ngắn hạn) tại chỗ thông qua tặng quà,
tặng tiền, tặng quần áo, tặng gạo, bữa ăn… lớn hơn là giúp đỡ sửa chữa hoặc tặng nhà mới;
(2) Hoạt động trợ giúp dài hạn thông qua các dự án như đào tạo nghề, giới thiệu việc làm…

Kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 90% trong 600 hộ tại 3 địa bàn khảo sát khẳng
định đã nhận ít nhất 1 hoạt động giúp đỡ trong hoạt động xoá đói giảm nghèo. Trong đó có
55,5% là sự giúp đỡ từ phía các tổ chức chính trị - xã hội; INGOs; VNGOs, cộng đồng, cá
nhân và các tổ chức khác.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ các hộ gia đình nhận được sự giúp cao nhất trong
lĩnh vực xoá đói giảm nghèo. Trung bình mỗi hộ gia đình trong mẫu khảo sát nhận được hơn
1 lượt (1,14 lượt) sự giúp đỡ từ các hoạt động không thuộc hoạt động tình nguyện (Nhà
nước); 0,66 lượt từ các tổ chức chính trị xã hội; 0,18 lượt từ NGOs và 0,05 lượt từ cá nhân,
cộng đồng. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ hộ gia đình nhận được trợ giúp về kiến thức
chăn muôi gia súc gia cầm với tỷ lệ cao nhất (Xem biểu 1). Số liệu biểu cũng cho thấy các
hoạt động trợ giúp chủ yếu nhằm vào các hoạt động dài hạn hơn là ngắn hạn và hướng vào
mục tiêu cung cấp kiến thức, hỗ trợ vốn cho hộ gia đình sản xuất và thông qua đó tạo việc
làm cho hộ gia đình.
Biểu1.Hoạt động trợ giúp xoá đói giảm nghèo hộ gia đình nhận được (%)
41.7
19.1
15.3
11.9
9.2
2.7
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45

Tập huấn kỹ thuật
chăn nuôi gia súc,
gia cầm
Hỗ trợ kiến thức
và vốn trồng rau
an toàn
Hỗ trợ, cho vay
vốn sản xúât, chăn
nuôi
Hỗ trợ sản xuất
nông nghiệp, nuôi
trồng thuỷ sản
Tặng hiện vật:
gạo, quà, dầu thắp
sáng, tiền, điện
Hỗ trợ xây, sửa
nhà
Hình thức trợ giúp trực tiếp, ngắn hạn đều thể hiện trong hình thức tình nguyện
chính thức và phi chính thức thông qua nhiều hoạt động cụ thể với quy mô khác nhau và
thường mang tính mùa vụ, sự kiện như ngày vì người nghèo (các hoạt động huy động và

25
quà tặng do Mặt trận tổ quốc Việt Nam phát động và các tổ chức thành viên hưởng ứng
phát động trong các cấp của tổ chức mình hoặc tổ chức trực thuộc tổ chức mình); ngày
thương binh liệt sĩ hoặc một số phong trào tình nguyện hướng đến đền ơn đáp nghĩa (Cựu
chiến binh), tết thiếu nhi, tết trung thu, giúp đỡ người khuyết tật… hoặc các cuộc vận động
quyên góp và tình nguyện sau thiên tai, bão lũ đối với các vùng bị ảnh hưởng hoặc các
phong trào tình nguyện hè, mùa đông (Đoàn thanh niên phát động) (Xem thêm hộp 1và 5).
Hộp 6. Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam và xoá đói giảm nghèo
Ban Chấp hành Trung ương Hội phát động trong toàn quốc Cuộc vận động: “Mỗi tổ

chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” nhằm kêu gọi cán bộ, hội viên, thanh
thiếu niên, tình nguyện viên Hội Chữ thập đỏ trợ giúp các đối tượng đặc biệt khó khăn tại
cộng đồng vươn lên trong cuộc sống, đồng thời vận động các tổ chức, cá nhân hưởng ứng
và tham gia trợ giúp trực tiếp các đối tượng khó khăn theo giới thiệu của Hội Chữ thập đỏ.
Cuộc vận động được thực hiện ở Hội Chữ Thập Đỏ các cấp, đồng thời phối kết hợp với các
ban ngành đoàn thể khác như Ban Dân vận, Mặt Trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã
hội. Ban Chỉ đạo Cuộc vận động ở hầu hết các địa phương được thành lập với sự tham gia
của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và một số ngành, đoàn thể, ban hành văn bản chỉ đạo các
cấp, các ngành hưởng ứng, phối hợp với Hội Chữ thập đỏ để triển khai Cuộc vận động tới
các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội.
Hội đồng Bảo trợ hoạt động Chữ thập đỏ thành lập ở Trung ương Hội phục vụ công
tác xây dựng nguồn lực, tính đến 2011 thu hút 123 thành viên. Ở các địa phương công tác
vận động gây quỹ bằng các hình thức truyền thống trên các phương tiện thông tin đại chúng
như chương trình "Nối nhịp nghĩa tình” (Huế); câu lạc bộ "tấm lòng vàng”, “Nối nhịp trái
tim” (Thành phố Hồ Chí Minh); "Những trái tim đồng cảm", “Góp đồng tiền lẻ vì nghĩa tình
lớn” (Hải Phòng); “Nồi cháo tình thương”, “Bình sữa nhân ái” (Lạng Sơn); đặt hòm quyên
góp nhân đạo tại nhà ga, bến xe, chợ, chùa, siêu thị, đặt thùng gạo tiết kiệm, gửi thư ngỏ.
Công tác khảo sát đối tượng cần trợ giúp tại các địa phương được tiến hành công
khai, dân chủ, có sự tham gia của cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân
dân. Các hình thức giúp đỡ như trợ cấp thường xuyên, khám chữa bệnh, tặng quà, giúp mở
cửa hàng, xây dựng nhà Chữ thập đỏ, cấp học bổng hoặc những hình thức hỗ trợ mang tính
phát triển bền vững như: trợ vốn sản xuất và phát triển chăn nuôi hoặc hỗ trợ học nghề, tạo
công ăn việc làm cho người nghèo, mở lớp học tình thương, hỗ trợ bữa ăn miễn phí cho bệnh
nhân nghèo tại bệnh viện…
Kết quả cuộc vận động thực hiện trong 3 năm (2008 – 2011) đã trợ giúp 11.495 cơ
sở nhân đạo và giúp đỡ 1.043.535 người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tổng trị giá
thực hiện đạt 1.103,697 tỷ
Nguồn: Trung ương Hội chữ Thập đỏ Việt Nam. Báo cáo sơ kết ba năm thực hiện cuộc vận
động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” (2008 – 2011)

×