Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Hiệu quả của quá trình học online ở trường thpt bình an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.95 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
TÓM TẮT ĐỀ TÀI

2

PHẦN MỞ ĐẦU

3

1. Lý do nghiên cứu đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

3

2. Mục đích nghiên cứu

........................

3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

........................

3

4. Đối tượng Phạm vi nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . .

3

5. Phương pháp nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


3

6. Phân công công việc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
7. Cấu trúc của đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
CHƯƠNG I

THỰC TRẠNG HỌC ONLINE

5

I. Ý kiến của thầy, cô giáo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

5

II. Thực trạng học online của các bạn học sinh . . . . . . . . . . . .

5

1. Thái độ học tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học online . . . . . . . .
3. Bạn bè . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

5

6

III.Một số suy nghĩ và mong muốn của các bạn học sinh . . . . . . .
CHƯƠNG II ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ
I. Ưu điểm của việc học online


10

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10

1. Linh hoạt mở lớp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .10
2. Tiết kiệm chi phí

........................

3. Chuẩn hóa kiến thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

10
10

4. Giảm chi phí đi học thêm, chi phí đi lại . . . . . . . . . . . .
5. Nội dung hấp dẫn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

10

6. Chủ động thời gian . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

10

10

II. Hạn chế của việc học online . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

10

1. Giảm cơ hội học tập và giao tiếp với bạn bè . . . . . . . . . .


10

2. Rào cản về công nghệ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3. Động lực tham gia tồn bộ khóa học thấp
1

7

11

...........

11


4. Nguy cơ bảo mật thông tin . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

11

CHƯƠNG III MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

12

I. Phát huy ưu điểm của học online . . . . . . . . . . . . . . . . . .

12

1. Nhà trường cần tạo cơ sở dữ liệu cho học sinh . . . . . . . . .


12

2. Cần phần mềm phù hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

12

II. Hạn chế những tồn tại học online . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
KẾT LUẬN

14

PHỤ LỤC

15

TÀI LIỆU THAM KHẢO

16
TĨM TẮT ĐỀ TÀI

Thơng tin về đề tài: Đề tài ”Học online tại trường THPT Bình An trong kì
nghỉ phịng bệnh Covid”
Được thực hiện bởi:
Người hướng dẫn: Nguyễn Thị Kim Dung Giáo viên bộ môn Địa Lý trường
THPT Bỉnh An
Thời gian thực hiện: từ 10/9/2020 đến ngày 29/10/2020
Địa điểm: Trường THPT Bình An
Tính mới của đề tài: Từ năm ngoái, dịch Covid đã gây ảnh hưởng rất lớn
đến mọi quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng từ hoạt động kinh tế, văn hóa, chính
trị, du lịch, giáo dục... Ở nhiều quốc gia, nhiều trường học phải cho học sinh

nghỉ học để giãn cách xã hội. Trong hoàn cảnh đó, việc học online trở thành giải
pháp hữu hiệu để tiếp tục việc học tập của học sinh. Tuy nhiên, hiệu quả của
việc học online đạt tới đâu thì đây vẫn là một câu hỏi lớn. Vì thế, đề tài này sẽ
nghiên cứu về tính hiệu quả của việc học online qua đợt nghỉ dịch Covid vừa
qua, góp phần điều chỉnh và hoàn thiện hơn việc tổ chức và việc học online cho
các bạn học sinh chúng em.
Tính khoa học: Việc nghiên cứu kết quả học online ở trường Trường THPT
Bình An dựa trên phép thống kê, sử dụng phương pháp luận tiếp cận từ góc độ lý
thuyết và sự tương tác biểu trưng để tìm hiểu hiệu quả của việc học online ở
Trường THPT Bình An năm vừa qua.
Tính thực tiễn và cộng đồng: Đề tài này cung cấp một số thông tin để việc
tổ chức học online và việc học online của các bạn học sinh được hiệu quả hơn.
Và nếu sau này bắt buộc phải học online, em hy vọng việc học tập của chúng em
đạt hiệu quả cao hơn lúc trước, và chúng em mong muốn sẽ được tiếp tục học
online để giảm bớt gánh nặng đi học thêm. Chúng em muốn thông qua đề tài này
để các bậc phụ huynh có góc nhìn tồn diện hơn về kỳ học online vừa rồi, qua đó
có thể hỗ trợ các bạn học sinh một cách hiệu quả nhất.
2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Qua đợt học online vừa qua ở Trường THPT Bình An, có nhiều bạn hăng hái
và tích cực trong việc học, các bạn tự giác xem bài giảng và làm bài tập đầy đủ.
Tuy nhiên cũng có một số trường hợp lạm dụng lí do học online để chat và tán
gẫu với bạn bè, có một số bạn khơng tham gia vào việc học online, và có một số
trường hợp nhờ người khác làm dùm để lấy đáp án sau đó làm lại để đạt điểm
cao hơn,... Và sau khi hết kỳ học online, đến năm nay, có một số bạn học sinh
khơng nhớ được kiến thức đã học ở năm ngối mặc dù đó là kiến thức dễ nhớ,
nên chúng em muốn tìm hiểu xem việc học online như vậy có hiệu quả khơng?

Nếu khơng thì nên làm như thế nào? Vì tình hình dịch bệnh trên thế giới hiện
nay cịn rất phức tạp, nên có thể sau này chúng em sẽ lại học online lần nữa.
Chúng em nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm ra ngun nhân những bạn
học online mà bị ”mất gốc”, và cũng muốn biết số lượng những bạn như thế
nhiều hay ít, từ đó tìm ra định hướng để khắc phục những hạn chế, để mai sau
việc học online sẽ hiệu quả và thiết thực hơn trong thời kì cơng nghệ 4.0.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác nhận việc học online đã tổ chức hiệu quả chưa.
Tìm biện pháp để khắc phục những hạn chế và phát huy ưu điểm của học
oline.
Hoàn thiện hơn quy trình học online để có thể áp dụng rộng rãi, giúp các bạn
học sinh giảm bớt áp lực phải đi học thêm.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu xem có bao nhiêu phần trăm các bạn học sinh thấy thích thú học
online và học có hiệu quả.
Nghiên cứu xem có bao nhiêu phần trăm các bạn học sinh bị ”mất gốc” dưới
sự đánh giá của thầy cô giáo.
Làm rõ các mặt tích cực và hạn chế của việc học online dưới góc nhìn của
các bạn học sinh, của thầy cơ.
Đề ra các biện pháp để khắc phục những tồn tại của việc học online.
4. Đối tượng Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Hiệu quả việc học online ở Trường THPT Bình An trong đợt
nghỉ học vì dịch Covid (sau Tết năm 2020).
Phạm vi nghiên cứu:
• Khơng gian: Trường THPT Bình An
• Thời gian: Từ ngày 10/9/2021 đến ngày 30/10/2021

3



5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát điều tra bằng mẫu phỏng vấn trắc nghiệm cho các bạn
học sinh và thầy cô giáo bằng Google Form để tiết kiệm thời gian, chi phí in ấn,
tận dụng cơng cụ thống kê có sẵn của Google Form.
Phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích: từ thống kê của Google Form
rút ra những tích cực và hạn chế của việc học online. Từ đó đề xuất những biện
pháp hạn chế tồn tại và phát huy các mặt tích cực, góp ý và đề xuất với nhà
trường các biện pháp tổ chức học online cho hiệu quả hơn.
Rủi ro có thể gặp phải là chúng em có thể có sẽ nhận được những phản hồi
tiêu cực, có thể có một số bạn học sinh thấy nhàm chán với đề tài này và không
hợp tác, khơng tham gia khảo sát hoặc có tham gia khảo sát nhưng sẽ nêu những
ý kiến phản cảm. Có thể có ít bạn học sinh tham gia khảo sát, như vậy việc thống
kê số liệu sẽ không cho kết quả mong muốn.
6. Phân công công việc
STT

Tên công việc

Tên người làm

Thời gian

1

Chọn đề tài

2

Lập sơ bộ đề cương


3

Biên tập và hồn
chỉnh đề cương

4

Tìm tài liệu

21/9 đến 31/9

5

Lập mẫu câu hỏi

20/9 đến 30/9

6

Điều tra

01/10 đến 15/10

7

Xử lý số liệu

15/10 đến 20/10

8


Viết đề tài

21/10 đến 28/10

10/9 đến 12/9
Kim Dung
Kim Dung

12/9 đến 14/9
15/9 đến 20/9

Biên tập và hoàn
Kim Dung
28/10 đến 29/10
chỉnh đề tài
7. Cấu trúc của đề tài
Đề tài được chia làm 3 phần chính:
Phần mở đầu: bao gồm lý do nghiên cứu đề tài, mục đích nghiên cứu, nhiệm
vụ nghiên cứu, đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu, tổng quan tình hình nghiên cứu.
Phần nội dung gồm 3 chương.
+ Chương I: Thực trạng việc học online của trường THPT Bình An.
+ Chương II: Ưu điểm và hạn chế chung của học online.
9

4


+ Chương III: Một số đề xuất hạn chế tồn tại và phát huy tính tích cực của

việc học online.
Phần Kết luận.
Phần Phụ lục.
Phần Tài liệu tham khảo.
CHƯƠNG I THỰC TRẠNG VIỆC HỌC ONLINE CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG THCS PHAN VĂN TRỊ
I. Ý kiến của thầy, cô giáo
Theo ý kiến của các thầy, cơ thì có 75% thầy, cơ đồng ý là nên tổ chức học
online kết hợp với học ở trên lớp để hỗ trợ các bạn học sinh chúng em làm bài
tập. Có 25% thầy, cơ cho rằng khơng nên vì khơng có lợi ích gì, tỉ lệ đó rơi vào
các thầy, cô dạy thể dục, mỹ thuật, âm nhạc. Từ tỉ lệ trên, chúng em thấy rằng
việc học online kết hợp với học ở trên trường vẫn mang đến hiệu quả nhất định.
II. Thực trạng học online của các bạn học sinh
1. Thái độ học tập
Đa số các bạn học sinh đều có thái độ tốt khi tham gia học online, 18,2% học
sinh thấy rất thích khi học online, 19,3% học sinh thấy thú vị và 52,3% học sinh
thấy bình thường. Như vậy, việc học online có 89,8% các bạn tham gia học với
thái độ tốt. Chứng tỏ việc tổ chức soạn bài giảng, tổ chức giờ học, tổ chức kiểm
tra của nhà trường đã đạt được hiệu quả cao. 10,2% các bạn cịn lại có cảm giác
khơng tốt, hoặc thấy rất tệ khi phải học online vì các bạn thấy khơng có hiệu quả
gì.
Trong q trình nhà trường tổ chức học online, có 75% các bạn tham gia đầy
đủ tất cả các buổi học và làm đầy đủ bài tập, có 22,7% học sinh tham gia nhưng
tự nhận là chưa đầy đủ. Như vậy, đa số các bạn học sinh tham gia học đầy đủ các
các bài học và làm bài tập đầy đủ, chúng em thấy các thầy cô chủ nhiệm và các
thầy cô giáo bộ mơn đã theo sát chúng em trong q trình học online, khi bạn
nào chưa tham gia học bài và làm bài tập, thầy cô sẽ báo với phụ huynh để nhắc
nhở chúng em.

Hình 1: Cảm nhận quá trình học online và tỉ lệ tham gia


5


2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học online
Khi chúng em học ở nhà, thầy cô và ba mẹ rất lo lắng khi bị ảnh hưởng bởi
trò chơi, phần mềm chát trên mạng, và sau đây là kết quả tổng hợp của chúng em
về vấn đề này.
Sự chủ động: có 52,3% học sinh tự giác và chủ động việc học, và 39,8% chủ
động nhưng đôi khi bị ảnh hưởng bởi việc nhà.
Sự tác động của các phần mềm: Các phần mềm như facebook, zalo,
youtube,... rất dễ làm các bạn học sinh mất tập trung và xao lãng việc học. Vì thế
đây cũng là vấn đề chúng em quan tâm. Theo thống kê của chúng em, có 9,1%
học sinh thường xuyên bị ảnh hưởng, 21,6% ít bị ảnh hưởng, 34,1% có thể bị ảnh
hưởng tùy từng thời điểm, và 35,2% không bị ảnh hưởng và chủ động được việc
học. Dựa vào tỉ lệ trên, em thấy rằng để chủ động học online, hoàn toàn tập trung
vào việc học là điều khơng dễ dàng. Các phần mềm giải trí ảnh hưởng nhiều đến
việc học, trong khi đó, nếu như muốn trao đổi bài với bạn bè thì facebook, zalo là
hai phần mềm lý tưởng vì hồn tồn miễn phí và khơng giới hạn thời gian trị
chuyện và có thể trị chuyện theo nhóm.

Hình 2: Tính chủ động và mức độ ảnh hưởng bởi các phần mềm
Yếu tố gia đình: Có 90,9% các bạn học sinh không bị ảnh hưởng hoặc ít bị
ảnh hưởng bởi người nhà khi học online, điều này chứng tỏ ở nhà các bạn đã có
góc học tập riêng của mình. Tuy nhiên, vẫn cịn 9,1% các bạn học sinh còn lại
thường bị ảnh hưởng bởi người nhà.
Việc học online được 38,6% phụ huynh ủng hộ, 53,4% phụ huynh không
mấy ủng hộ hoặc không hề can thiệp vào việc học của học sinh. Thật tiếc khi có
một số ít phụ huynh khơng ủng hộ việc học online vì nghĩ rằng khơng hiệu quả,
và nếu cần sẽ nhờ gia sư kèm cặp riêng.


Hình 3: Yếu tố gia đình

6


3. Bạn bè
Trong đợt học online vì dịch covid vừa rồi, chúng em đã có khoảng thời gian
học tích cực và cũng trao đổi nhiều với bạn bè, sau đây là thống kê về mong
muốn được trao đổi trong việc học và thực trạng trong kì học vừa qua. Số học
sinh muốn được trao đổi với bạn bè trong quá trình học online là 97,7%, trong
đó số bạn có nhu cầu trao đổi thường xuyên là 51,1% và số bạn chỉ muốn trao
đổi lúc cần là 35,2%. Và trong thực tế, có 31,8% các bạn trao đổi thường xuyên,
và 60,2% thi thoảng mới trao đổi lúc cần. Số liệu trên phản ánh nhu cầu giao tiếp
với bạn bè là rất lớn, bản thân em cũng muốn được trao đổi để hỏi bạn những
kiến thức còn chưa nắm vững, tuy nhiên phần lớn (60,2%) các bạn chỉ trao đổi
lúc cần, tức là các bạn này có khả năng tiếp thu tốt các kiến thức khi học online,
có khả năng tự học cao, và đặc biệt 8% các bạn học sinh còn lại có thể tự học và
khơng cần trao đổi với bạn bè, với những bạn này, quá trình trao đổi, nói chuyện
chỉ làm mất thời gian và theo các bạn ấy là khơng có hiệu quả gì.

Hình 4: Tỉ lệ mong muốn được trao đổi bài và tỉ lệ trao đổi bài trên thực tế
III. Một số suy nghĩ và mong muốn của các bạn học sinh
Theo khảo sát của chúng em, các bạn học sinh thấy rằng nên bắt đầu học
online từ năm lớp 6. Phần bài tập về nhà, 43,2% các bạn muốn được giao online
và 56,8% còn lại mong muốn được giao bằng phiếu bài tập để chủ động làm bài
tập ở trường. Về tỉ lệ mong muốn giao nhiệm vụ học tập với các bộ môn, em xin
đưa ra bảng thống kê sau đây:
TỈ LỆ NHỮNG BỘ MƠN MUỐN GIAO NHIỆM VỤ HỌC TẬP
ONLINE

Tốn

46,6%

Hóa

56,8%

GDCD

48,9%

Văn

47,7%

Sinh

45,5%

Cơng nghệ

39,8%

Anh

60,2%

Sử


46,6%

Nhạc

43,2%



48,9%
Địa
51,1%
Họa
43,2%
Bảng 1: Thống kê Mong muốn giao nhiệm vụ học tập online

7


Riêng về mơn tốn, chỉ có 42,1% các bạn cho rằng học mơn tốn online có
hiệu quả, số cịn lại cho rằng nên học ở trên lớp để dễ theo dõi bài, được các thầy
cô hướng dẫn trực tiếp sẽ dễ hiểu hơn, dễ trao đổi kiến thức với các bạn hơn.
Với các mơn Văn, Sinh, Sử, Lý, Hóa, Cơng nghệ, đa số các bạn muốn giao
bài tập dưới hình thức trắc nghiệm, có nhiều mơn sẽ giao bài tập trắc nghiệm.
Các bạn mong muốn được làm bài tập trắc nghiệm nhiều hơn. Mà bài tập trắc
nghiệm dễ giao online và thầy cô dễ kiểm tra, đánh giá hơn nên các mơn này có
thể giao bài tập online.
Về nhu cầu có tài khoản riêng để được ghi nhận, theo dõi quá trình học tập, quá
trình làm bài tập và bài kiểm tra... có 17% các bạn nhận thấy rất cần thiết, 20,5%
các bạn thấy rằng cần phải có tài khoản riêng, 51,1% các bạn cho rằng có cũng
được. Từ số liệu trên cho thấy nhiều bạn học sinh mong muốn có tài khoản riêng

để học online, tránh các trường hợp các bạn khác mạo danh mình để làm bài tập
hoặc bài kiểm tra.

Hình 5: Nhu cầu tạo tài khoản riêng để học online của học sinh
Với các bài tập tự luận, có 40,2% các bạn tự tin có thể đánh máy phần bài
tập, kể cả mơn tốn. Đa phần các bạn sẽ chọn hình thức viết đáp án ra giấy, chụp
lại, sau đó gửi bài lên. Có 70,5% các bạn mong muốn được đánh máy đáp án và
gửi online cho tiện.
Về nhu cầu học nhóm online có hiệu quả, chỉ có 6,8% các bạn cho rằng họp
nhóm online có hiệu quả, 65,8% cho rằng cịn tùy vào từng mơn học, số cịn lại
nhận xét là khơng nên giao nhiệm vụ học nhóm online vì khơng có hiệu quả cao.
Nhiệm vụ của nhóm, có 87,5% các bạn cho rằng nên giao online để các bạn chủ
động hơn, trong đó 19,3% rất ủng hộ việc giao nhiệm vụ nhóm online vì các bạn
cho rằng có thể đọc đi đọc lại nhiều lần để hiểu kỹ hơn các yêu cầu của thầy, cô;
và 68,2% còn lại cho rằng còn tùy vào từng nhiệm vụ của nhóm, tùy vào thời
gian hồn thành, tùy vào đặc điểm của nhiệm vụ có nhất thiết phải gặp mặt trực
tiếp để làm việc hay không, hay mỗi người chỉ cần làm một phần sau đó gộp lại
để hồn thành.
8


Khi giao nhiệm vụ online, có 94,3% các bạn cho rằng các thầy cô nên thông
báo trước một tuần và 81,8% cho rằng nên thông báo bằng báo bài ghi ở trên
lớp. Một số ít cho rằng có thể thơng báo qua phần mềm học, hoặc qua các
phương tiện như facebook, zalo cũng được. Qua đó, có thể thấy rằng các bạn rất
quan tâm đến việc học, việc giao nhiệm vụ học tập cần thực hiện ở trên lớp để dễ
theo dõi, và cần báo trước để các bạn chủ động về mặt thời gian. Và qua thống
kê trên, có thể thấy rằng nhiều bạn học sinh ít tham gia chơi facebook, zalo và
chú tâm nhiều hơn về việc học tập.


Hình 6: Nhu cầu học nhóm online và hình thức giao nhiệm vụ
Tóm tắt lại, nhìn chung các bạn học sinh mong muốn học online để giảm
thiểu thời gian học ở trường. Một số bạn góp ý nên giao bài tập online đối với
những mơn ít bài tập tính tốn dưới hình thức trắc nghiệm, và cũng mong rằng
các mơn này sẽ kiểm tra dưới hình thức trắc nghiệm để các bạn giảm áp lực cho
việc học thuộc bài để kiểm tra.

9


CHƯƠNG II: ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CHUNG CỦA HỌC ONLINE
I. Ưu điểm của việc học online
1. Linh hoạt mở lớp
Việc mở lớp mọi lúc, mọi nơi, không hạn chế về số lượng lớp học, không hạn
chế về số lượng học sinh, có thể mở lớp với từng đối tượng học sinh như lớp cho
bạn học yếu, học trung bình, học khá giỏi... với bài giảng phù hợp. Quy trình mở
lớp học được tối ưu và triển khai nhanh chóng.
2. Tiết kiệm chi phí
Chỉ cần chi phí cho mạng internet, cho phần mềm,...Những chi phí này rẻ
hơn nhiều so với chi phí cho cơ sở vật chất đầu tư cho tiết học buổi 2. Bài giảng
online có thể được soạn từng phần nhỏ và sử dụng cho nhiều năm.
3. Chuẩn hóa kiến thức
Các bài giảng online được nhiều thầy, cơ cùng thẩm định nên giảm thiểu tối
đa những từ ngữ dư, từ ”cửa miệng”, và khơng cịn phụ thuộc vào cảm xúc của
thầy, cơ soạn bài giảng.
4. Giảm chi phí đi học thêm, chi phí đi lại
Nếu học online hiệu quả, sẽ giảm chi phí đi lại, đi học thêm, đồng thời giảm
gánh nặng về ùn tắc giao thông.
5. Nội dung hấp dẫn
Để các bài giảng hấp dẫn, các thầy cô phải đầu tư nhiều hơn để thu hút học

sinh học bài. Các bài giảng sẽ phong phú hơn về nội dung, về phương pháp dạy
học, cả về công nghệ hỗ trợ, lẫn trình chiếu hoạt họa,... và quan trọng nhất là nội
dung về kiến thức sẽ phong phú hơn khi không bị hạn chế về thời gian tiết học
như học ở trên lớp.
6. Chủ động thời gian
Học sinh chủ động về thời gian học, nghỉ ngơi. Chúng em có thể học bất cứ
lúc nào, bất cứ nơi đâu.. Các tiết học trực tuyến thường được thông báo trước về
thời gian, nên sự chuẩn bị của chúng em cũng sẽ tốt hơn.
II. Hạn chế của việc học online
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên thì việc học online cũng có một số
hạn chế sau đây:
1. Giảm cơ hội học tập và giao tiếp với bạn bè
Chúng em sẽ gặp khó khăn khi muốn trao đổi bài với bạn bè. Học online
cũng hạn chế sự tương tác giữa các thầy cô giáo, giữa giáo viên và học sinh. Hơn

10


nữa, các thầy cơ cũng sẽ ít hứng thú khi chỉ thực hiện các đoạn video mà không
nhận được sự phản hồi từ học sinh.
2. Rào cản về công nghệ
Với sự phát triển chóng mặt của cơng nghệ, nhiều người sẽ cảm thấy khó
khăn khi phải tiếp cận với những công cụ, nền tảng mới. Tệ hơn, một số người
thường có xu hướng chống lại hay lười thích nghi với sự thay đổi nên chắc chắn
sẽ gặp nhiều trở ngại khi thao tác với các phần mềm hỗ trợ học online, vốn là
hình thức dạy học áp dụng cơng nghệ khá mới mẻ.
3. Động lực tham gia tồn bộ khóa học thấp
Học online tuy có thể chủ động về thời gian học, có thể học mọi lúc mọi nơi.
Nhưng khơng phải bạn nào cũng kiên trì học tới cuối bài giảng nếu như bài
giảng khơng hấp dẫn, hay có một số yếu tố khác tác động gây mất tập trung hoặc

chán nản việc học. Và các bạn chưa chăm học sẽ nghĩ ra các cách để ”trốn học”
mà các thầy, cơ khơng thể kiểm sốt chặt chẽ được việc này.
4. Nguy cơ bảo mật thông tin
Việc bảo mật thông tin mạng cũng là một vấn đề rất quan trọng. Từ bảo mật
thông tin cá nhân của học sinh, của giáo viên, đến việc phịng tránh những người
xấu đưa thơng tin sai lệch, đưa các thơng tin mang tính dụ dỗ vào các file bài
giảng, nhất là các file tài liệu. Các tài liệu lưu hành nội bộ cũng khó được bảo
mật, dễ dàng bị đánh cắp và rao bán, hoặc sử dụng tùy ý mà không được sự đồng
ý của giáo viên, của nhà trường.

11


CHƯƠNG III MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HẠN CHẾ NHỮNG TỒN TẠI VÀ
PHÁT HUY ƯU ĐIỂM CỦA HỌC ONLINE
I. Phát huy ưu điểm của học online
1. Nhà trường cần tạo cơ sở dữ liệu cho học sinh
Theo như góp ý của thầy, cơ làm hiệu phó chun mơn của trường, các thầy
cô dạy bộ môn và ý kiến của các bạn học sinh. Thì chúng em nhận thấy rằng,
nhà trường cần tạo trang web riêng để học online, đồng thời tạo tài khoản cho
từng bạn học sinh để tránh trường hợp gian lận trong kiểm tra.
Việc tạo trang web riêng cũng sẽ dễ dàng cho chúng em khi nhận thông báo,
khi tìm kiếm các bài giảng, khi tìm kiểm các bài tập. Nếu như nhà trường tạo
được trang web này, chúng em mong muốn có diễn đàn ứng với từng bộ môn để
cho chúng em trao đổi kiến thức, học hỏi từ nhau những điều chưa biết. Đồng
thời, diễn đàn nên được các thầy, cô quản lý để tránh hiện tượng đăng các bài có
nội dung khơng phù hợp với bộ môn, không phù hợp với việc học.
Trang web của trường nên có thư mục riêng để lưu tất cả các file ”Hướng
dẫn ơn tập” để chúng em có thể in ra bất cứ lúc nào nếu cần, đồng thời có thể tải
lại để làm lại các bài tập trong đó, nếu cảm thấy mình đang bị kém về phần bài

tập.
Chúng em có ý tưởng sau để giúp cho việc bảo mật tài khoản của chúng em
tốt hơn.
1. Lấy mã số học sinh để làm mật khẩu ban đầu, khi bạn nào bị mất mật
khẩu, thầy cơ có thể dễ dàng cấp lại mật khẩu mới. Và vì mã số học sinh rất dài
và khó đốn, nên sẽ tránh được trường hợp ăn cắp mật khẩu ngay từ đầu.
2. Ở cửa sổ đăng nhập, người dùng phải trả lời ngẫu nhiên một câu hỏi được
lấy từ cơ sở dữ liệu của học sinh, như ”Mẹ bạn tên gì?”, ”Ngày sinh của bạn là
gì?”...
3. Nếu được, có thể đăng nhập bằng hình ảnh giống như điện thoại, cửa sổ
đăng nhập sẽ nhận diện khn mặt của bạn đó, và khi bạn đó rời khỏi chỗ ngồi
thì trang web sẽ tự động logout trước khi lưu tồn bộ dữ liệu của bạn đó.
2. Cần phần mềm phù hợp
Để việc học online hiệu quả hơn, theo chúng em, nhà trường nên đầu tư một
phần mềm đi kèm với trang web học online. Và chúng em mong muốn phần
mềm đó sẽ có những đặc điểm sau đây:
1. Ba mẹ có thể giám sát việc học của chúng em qua phần mềm, ví dụ như
ba mẹ có thể biết em đã học mơn gì vào ngày hơm nay, đã hồn thành các bài
tập nào, ba mẹ quản lý được báo bài,... Tóm lại, ba mẹ cũng có thể truy cập cơ
sở dữ liệu của chúng em nhưng khơng được tham gia làm bài tập, khơng được
bình luận.
2. Phần mềm lưu lại thời gian đăng nhập và thoát ra, lưu lại lịch sử các hoạt
động mà chúng em đã làm và ghi theo dòng thời gian để ba mẹ dễ quản lý.
12


3. Phần mềm có thể chạy trên Iphone, Android, Window, Linux nếu muốn
lưu dữ liệu để chạy offline.
4. Khi chúng em cần đánh máy đáp án của bài tập, cửa sổ ghi đáp án cần có
phần mềm hỗ trợ gõ cơng thức như Mathtype, hoặc ít nhất cũng hỗ trợ L ATEXđể

chúng em có thể đánh máy bất cứ nội dung gì.
5. Nếu trang web tích hợp phần mềm, chúng em mong muốn sẽ có cơng cụ
họp nhóm thơng qua gọi video với nhiều cửa sổ, giống như trong đợt dịch Covid
vừa qua, khi các thủ tướng của các nước họp, màn hình sẽ có nhiều khung hình
video biết có bao nhiêu người dự họp,...
Chúng em hy vọng những ý kiến của chúng em sẽ góp phần hồn thiện hơn quy
trình tổ chức học online sau này.
II. Hạn chế những tồn tại học online
Để việc học online công bằng và đảm bảo tính tích cực, chúng em xin được
đề nghị một số biện pháp sau đây:
1. Mỗi khi làm bài tập, đáp án của học sinh có thể được ẩn đi nếu muốn, các
bài tập chỉ nên đưa ra điểm số, không nên đưa ra đáp án của từng bạn, tránh
trường hợp các bạn khác chép đáp án của nhau.
2. Một số bài tập nên quy định về thời gian làm bài, và cần được thông báo
trước giống như bài kiểm tra thử bởi vì nếu khơng giới hạn thời gian làm bài thì
các bạn sẽ tận dụng thời gian để chơi, để chát. Sau khi hết thời gian làm bài,
phần mềm sẽ khóa lại và bạn đó khơng thể tiếp tục làm nữa.
3. Với các bài kiểm tra lấy điểm, cần làm ở trên lớp để tránh gian lận.
4. Nhà trường nên khai thác triệt để các công cụ giao tiếp như: boxchat,
forum, lớp học ảo realtime,.. và gia tăng các yếu tố tương tác cho bài giảng
(gamification, quiz, video học tập,…)
5. Các bài giảng online nên thiết kế một cách đơn giản nhất, thân thiện nhất
để các bạn khơng giỏi về vi tính cũng có thể thao tác được.
6. Để tăng tỉ lệ hoàn thành các bài học, nội dung học, cần có bảng xếp hạng
để tuyên dương các bạn tham gia học đầy đủ.
7. Cần tăng cường các biện pháp bảo mật cơ sở dữ liệu của bài giảng, của
thầy cô, của chúng em để tránh trường hợp người xấu lấy cắp để sử dụng.
Về việc phụ huynh có nhu cầu yêu cầu giáo viên kèm phụ đạo, thì có thể dùng
các phần mềm gọi video trực tuyến, tuy khơng hồn hảo như thầy cơ dạy trực
tiếp, nhưng cũng đáp ứng được nhu cầu.

KẾT LUẬN
Học online là một hình thức học mới đang dần được phổ biến ngày càng rộng
rãi ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhất là các chương trình học tiếng Anh,
các chương trình đào tạo từ xa cho sinh viên và người đi làm.

13


Học online có nhiều ưu điểm nhưng cũng cịn có những tồn tại nhất định, và
chúng em hy vọng những ý kiến trên của chúng em sẽ góp phần giúp nhà trường
tổ chức các lớp học online hiệu quả hơn.
Qua điều tra, chúng em thấy quá trình học online tại trường THPT Bình An
trong kì nghỉ dịch Covid vào đầu học kì 2 năm học 2020 2021 đã đạt kết quả
khả quan: tỉ lệ các bạn tự giác tham gia học rất cao, tỉ lệ các bạn hoàn thành việc
theo dõi các bài giảng online và làm bài tập đầy đủ rất cao, tỉ lệ các bạn được ba
mẹ tạo điều kiện cho việc học online rất cao. Chính vì vậy, tỉ lệ kết quả kiểm tra
cuối học kì II của học sinh trường THPT Bình An rất cao. Mặc dù cịn một số
hạn chế như vẫn có bạn chưa tham gia tích cực việc học online, có tồn tại việc sử
dụng tên của bạn khác để làm thử bài tập trắc nghiệm rồi lấy đáp án đúng để làm
bài của mình,...do nhà trường chưa có trang web học riêng ngay từ đầu, và vì
chúng em chưa có tài khoản riêng để tham gia học mà không bị ảnh hưởng bởi
các bạn khác. Nhưng nhìn chung, đa số các bạn tích cực tham gia học tập và làm
bài tập đầy đủ với tinh thần tự giác cao vì nhà trường tổ chức học online từ sớm,
đồng thời hỗ trợ tối đa cho thầy cô giáo: huấn luyện sử dụng phần mềm
Camtasia, iSpring, và hỗ trợ tối đa cho chúng em: nhắn tin đường link bài giảng
và bài tập hàng tuần đến bố mẹ của chúng em.
Chúng em hy vọng đề tài này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức học
online tại trường THPT Bình An nói riêng, cũng như ở các trường khác. Trong
thời đại công nghệ 4.0, việc học online trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, và nếu
như được học online thay vì đi học thêm ở các trung tâm thì chúng em sẽ đỡ mệt

mỏi hơn vì tốn thời gian đi lại, vì thời gian ăn uống và nghỉ ngơi sẽ hợp lí hơn.
PHỤ LỤC
Một số hình ảnh về quá trình lên kế hoạch, phân tích thống kê, xử lý dữ liệu,
phỏng vấn và hoàn thiện đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS. Nguyễn Kim Hồng, Dạy học online Trường học ảo trong thế giới thực,
Viện Nghiên Cứu Giáo Dục, 2010.
[2] Trần Quang Thuận, Bùi Văn Hồng Quản lý dạy học trực tuyến trong các
trường đại học kỹ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Đại
học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Số 15(1), 2020.
[3] Đào Quang Chiều, Biệnphápquảnlýnhằmnângcaochấtlượngdạyhọctrực
tuyến tại Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng, Luận văn ThS. Giáo
dục học: 60 14 05, 2010.

14


[4] Lý Thị Mỹ Dung, Thành công của đào tạo trực tuyến, Tạp chí nghiên cứu
Văn hóa, 2011.
[5] Đỗ Hồng Kiên, Học cộng tác trong đào tạo trực tuyến, Luận văn thạc sĩ
Công nghệ thông tin: 1.01.10, 2007.

15



×