Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Hoàn thiện quản lý chuỗi cung ứng thiết bị y tế tại công ty tnhh thiết bị y tế terumo việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
THIẾT BỊ Y TẾ TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ
Y TẾ TERUMO VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

HOÀNG VŨ TRÀ MY

MÃ SINH VIÊN:

A37279

NGÀNH:

LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ
CHUỖI CUNG ỨNG

HÀ NỘI – 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:



HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
THIẾT BỊ Y TẾ TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ
Y TẾ TERUMO VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn :

TS.Trần Văn Vinh

Sinh viên thực hiện:

Hoàng Vũ Trà My

Mã sinh viên:

A37279

Ngành:

Logistics Và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng

Hà Nội – 2023

Thư viện ĐH Thăng Long


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ
từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các cơng trình nghiên cứu của người khác. Các
dữ liệu thơng tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ

ràng.
Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Hoàng Vũ Trà My


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy Trần Văn Vinh, người đã tận
tình hướng dẫn, hỗ trợ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Nhờ sự chỉ
bảo của thầy, em có thể vận dụng những kiến thức đã học để áp dụng vào thực tế hoạt động
của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, em cũng xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo Trường
Đại học Thăng Long đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu, những bài
giảng bổ ích của các thầy cơ đã giúp em tích lũy được nhiều kiến thức sâu rộng để làm nền
tảng cho nghề nghiệp của em trong tương lai.
Em cũng xin được cảm ơn các anh chị trong Công ty TNHH Thiết bị y tế Terumo
Việt Nam, đặc biệt là các anh chị trong phòng kinh doanh đã tạo điều kiện, chỉ dẫn và cung
cấp các tài liệu, thơng tin cần thiết giúp em hồn thành khóa luận tốt nghiệp đúng hạn định.
Với thời gian và kiến thức có hạn nên đề tài khóa luận của em cũng khơng tránh khỏi
những sai sót. Em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cơ để em có
điều kiện nâng cao, bổ sung kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn cơng tác thực tế sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2023

Sinh viên
Hoàng Vũ Trà My


Thư viện ĐH Thăng Long


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG ............ 4
1.1. Khái quát về quản lý chuỗi cung ứng .......................................................................4
1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng ................................. 4
1.1.2. Phân biệt quản lý chuỗi cung ứng với quản lý kênh phân phối, logistics ..... 9
1.1.3. Cấu trúc chuỗi cung ứng ............................................................................... 11
1.1.4. Các thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng ................................................ 13
1.2. Nội dung quản lý chuỗi cung ứng ............................................................................14
1.2.1. Lập kế hoạch và dự báo nhu cầu ................................................................... 14
1.2.2. Cung ứng nguyên vật liệu .............................................................................. 15
1.2.3. Sản xuất .......................................................................................................... 20
1.2.4. Phân phối ........................................................................................................ 21
1.2.5. Logistics và công nghệ thông tin và hệ thống hỗ trợ ra quyết định ............. 21
1.3. Các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng .................................22
1.3.1. Thước đo dịch vụ khách hàng ....................................................................... 22
1.3.2. Thước đo hiệu quả nội bộ .............................................................................. 23
1.3.3. Thước đo tính linh hoạt đáp ứng cầu ............................................................ 25
1.3.4. Thước đo về phát triển sản phẩm .................................................................. 26
1.4. Các yếu tố ảnh hướng đến quản lý chuỗi cung ứng ..............................................26
1.4.1. Mơi trường bên ngồi..................................................................................... 26
1.4.2. Mơi trường bên trong ..................................................................................... 29
Tóm tắt chương 1 ..............................................................................................................31

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG THIẾT BỊ Y
TẾ TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ TERUMO VIỆT NAM ............. 32

2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Thiết bị y tế Terumo Việt Nam ...........................32
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ........................................... 32
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty ............................................................................ 33
2.1.3. Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh ............................................................ 35
2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong ba năm 2020 – 2022 ........... 36
2.2. Thực trạng hoạt động quản lý chuỗi cung ứng thiết bị y tế tại Công ty TNHH
Terumo Việt Nam .............................................................................................................38


2.2.1. Công tác dự báo và lập kế hoạch ................................................................... 39
2.2.2. Hoạt động nhập hàng, cung ứng hàng hóa đầu vào .................................... 41
2.2.3. Hoạt động phân phối ...................................................................................... 44
2.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chuỗi cung ứng ................... 48
2.2.5. Phân tích các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả hoạt động quản lý chuỗi cung
ứng tại Công ty TNHH Terumo Việt Nam .............................................................. 48
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chuỗi cung ứng thiết bị y tế tại Công ty TNHH
Terumo Việt Nam .............................................................................................................50
2.3.1. Môi trường bên ngồi..................................................................................... 50
2.3.2. Mơi trường bên trong ..................................................................................... 52
2.4. Đánh giá chung về hoạt động quản lý chuỗi cung ứng thiết bị y tế của Công ty
TNHH Thiết bị y tế Terumo Việt Nam ..........................................................................53
2.4.1. Những kết quả đạt được ................................................................................. 53
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế ................................................... 55
Tóm tắt chương 2 ..............................................................................................................57

GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHUỖI
CUNG ỨNG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ
TERUMO VIỆT NAM.......................................................................................... 58
3.1. Định hướng phát triển của Công ty TNHH Thiết bị y tế Terumo Việt Nam ....58
3.1.1. Định hướng kinh doanh chung ..................................................................... 58

3.1.2. Định hướng phát triển các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng ................... 59
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chuỗi cung ứng thiết bị y tế tại Công ty
TNHH Thiết bị y tế Terumo Việt Nam ..........................................................................60
3.2.1. Hồn thiện cơng tác dự báo, lập kế hoạch .................................................... 60
3.2.2. Hoàn thiện hoạt động cung ứng thiết bị y tế ................................................. 61
3.2.3. Hoàn thiện hoạt động phân phối ................................................................... 63
3.2.4. Hoàn thiện dịch vụ khách hàng .................................................................... 66
3.2.5. Hoàn thiện sự phối hợp trong chuỗi cung ứng ............................................ 67
3.2.6. Tối ưu hóa tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp ............................................ 67
Tóm tắt chương 3 ..............................................................................................................69

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 70

Thư viện ĐH Thăng Long


DANH MỤC VIẾT TẮT
Tên đầy đủ

Ký hiệu viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

B2B

Business To Business

Giao dịch trực tiếp giữa doanh
nghiệp và doanh nghiệp


BTS

Build to Stock

Kế hoạch dự trữ

BTO

Build to Order

Kế hoạch đặt hàng

CAGR

Compound Annual Growth

Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm

Rate

CDC

Centers for Disease Control
and Prevention

Trung tâm kiểm soát bệnh tật

CRM

Customer Relationship


Quản lý quan hệ khách hàng

Management

EDI

Electronic Data Interchange

Hệ thống trao đổi thông tin điện tử

EOQ

Economic Order Quantity

Mức đặt hàng tối ưu

ERP

Enterprice Resource

Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

Planning

FIFO

First In, First Out

Nhập trước xuất trước


MRP

Materia Requirement
Planning

Hoạch định nhu cầu nguyên liệu

MRP II

Manufacturing Resource
Planning

Hoạch định nguồn lực sản xuất
Phó giáo sư, tiến sĩ

PGS.TS
ROS

Rerurn on Sales

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu

SCM

Supply Chain
Management

Quản lý hệ thống chuỗi cung ứng


SEO

Search Engine
Optimization

Tối ưu hóa cơng cụ tìm kiếm

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1. Sự khác biệt giữa quản lý chuỗi cung ứng với quản lý logistics ...................... 10
Bảng 1.2. Bảng so sánh giữa chiến lược chọn nhiều nguồn cung ứng và một nguồn cung
ứng ..................................................................................................................................... 19
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thiết bị y tế Terumo Việt Nam ........ 36
Bảng 2.2. Giá trị nhập hàng phân loại theo từng nhóm hàng của Công ty giai đoạn 2020 2022 ................................................................................................................................... 42
Bảng 2.3. Giá trị hàng tồn kho của Công ty TNHH Terumo Việt Nam giai đoạn 2020 –
2022 ................................................................................................................................... 48
Bảng 2.4. Vòng quay hàng tồn kho của Công ty TNHH Terumo Việt Nam giai đoạn 2020
– 2022 ................................................................................................................................ 49
Bảng 2.5. Vòng quay tiền mặt của Công ty TNHH Terumo Việt Nam giai đoạn 2020 –
2022 ................................................................................................................................... 49
Bảng 2.6. Khả năng sinh lời của Công ty TNHH Terumo Việt Nam giai đoạn 2020 – 2022
........................................................................................................................................... 50

Sơ đồ 1.1. Mơ hình chuỗi cung ứng đơn giản ................................................................... 11
Sơ đồ 1.2. Mơ hình chuỗi cung ứng mở rộng .................................................................... 12
Sơ đồ 1.3. Quy trình cung ứng .......................................................................................... 17
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Thiết bị y tế Terumo Việt Nam .............. 33
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Thiết bị y tế Terumo Việt Nam ... 39
Sơ đồ 2.3. Mơ hình dự báo kế hoạch nhập hàng của Công ty ........................................... 40
Sơ đồ 2.4. Quy trình nhập mua thiết bị y tế tại Cơng ty .................................................... 41
Sơ đồ 2.5. Kênh phân phối của Công ty TNHH Thiết bị y tế Terumo Việt Nam ............. 44
Sơ đồ 3.1. Cấu trúc kênh phân phối đề xuất cho Công ty ................................................. 65

Thư viện ĐH Thăng Long


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Theo xu hướng tồn cầu hóa, các doanh nghiệp trên thế giới có xu hướng tích cực tìm
kiếm, tham gia vào các chuỗi cung ứng để có cơ hội gia tăng lợi nhuận, phát triển bền vững.
Với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc quản lý chuỗi cung ứng được coi là một công
cụ cạnh tranh hiệu quả hàng đầu của các doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người
được nâng cao, ngành thiết bị y tế nói chung và thị trường thiết bị y tế nói riêng cũng ngày
càng phát triển mạnh mẽ. Ngành thiết bị y tế đang trở thành một trong những ngành ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, liên quan đến các loại thuốc, vật tư, thiết bị y
tế từ khâu sản xuất, kiểm định, phân phối cho đến các bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở y tế
nhằm chăm sóc sức khỏe của người dân.
Tại Việt Nam, thị trường thiết bị y tế đang trên đà tăng trưởng khá lạc quan, thị trường
Thiết bị y tế Việt Nam là thị trường lớn thứ tám trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương
với quy mơ thị trường 1.677,4 triệu USD, chiếm 0,4% thị phần toàn thế giới. Với tốc độ

tăng trưởng kép hàng năm CAGR đạt 10,2%, Việt Nam được đánh giá là một trong những
thị trường phát triển nhanh nhất trong khu vực. (Nguồn: />Việc sản xuất thiết bị y tế trong nước chỉ giới hạn ở một số sản phẩm cơ bản, có hàm
lượng cơng nghệ thấp. Các sản phẩm nhập khẩu chiếm 90% thị trường. Hiện nay, một số
công ty đa quốc gia đã thành lập nhà máy sản xuất tại Việt Nam, trong đó có Terumo, do
nhận thấy những lợi thế nổi bật như chi phí sản xuất và lao động thấp.
Các chuỗi cung ứng trong tương lai sẽ đóng vai trị chiến lược hơn trong mơ hình
kinh doanh mới của nhiều cơng ty thiết bị y tế. Việc này địi hỏi phải có một tổ chức chuỗi
cung ứng tập trung đa hướng, có nhiệm vụ rõ ràng. Tổ chức này có trách nhiệm thực hiện
những thay đổi cần thiết trong chuỗi cung ứng và mô hình phân phối.
Khơng có một chuỗi cung ứng tiêu chuẩn nào phù hợp với mọi cơng ty, vì thế các
cơng ty cần xây dựng, hoàn thiện, vận hành và quản lý chuỗi cung ứng khác biệt hơn cho
mình. Giá trị riêng của sự kết hợp giữa sản phẩm - thị trường - kênh phân phối sẽ là đòn
bầy rất lớn cho các doanh nghiệp.
Terumo là một trong những công ty hàng đầu về công nghệ y học trên thế giới hiện
nay với cam kết “Đóng góp cho xã hội thơng qua chăm sóc sức khỏe” có trụ sở tại Tokyo
và hoạt động trên tồn cầu. Cơng ty TNHH Thiết bị y tế Terumo Việt Nam chính thức được
thành lập vào ngày 08/05/2012 dưới tư cách pháp nhân là công ty TNHH có 100% vốn đầu


2
tư của Công ty chủ quản Terumo Asia Holdings Pte. Ltd. Là một doanh nghiệp nước ngồi
và có kinh nghiệm lâu năm trong ngành thiết bị y tế, song trong những năm gần đây, q
trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra ồ ạt, xuất hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh thiết bị y tế nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, làm cho sự cạnh tranh trong
ngành trở nên quyết liệt, mặt khác, hoạt động quản lý chuỗi cung ứng của Công ty TNHH
Thiết bị y tế Terumo Việt Nam vẫn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục để có thể thành
cơng hơn nữa trong hoạt động kinh doanh.
Từ nhận thức trên, trong q trình thực tập, tìm hiểu tại Cơng ty TNHH Thiết bị y tế
Terumo Việt Nam em đã quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện quản lý chuỗi cung ứng
thiết bị y tế tại Công ty TNHH Thiết bị y tế Terumo Việt Nam” làm đề tài Khóa luận tốt

nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
− Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về quản lý chuỗi cung ứng.
− Phân tích thực trạng quản lý chuỗi cung ứng thiết bị y tế tại Công ty TNHH Thiết
bị y tế Terumo Việt Nam, từ đó chỉ ra các ưu điểm và hạn chế trong quản lý chuỗi cung
ứng của công ty.
− Đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý chuỗi cung ứng thiết bị y tế tại Công ty
TNHH Thiết bị y tế Terumo Việt Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
− Đối tượng nghiên cứu: thực trạng các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng thiết bị y tế
− Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi thời gian: số liệu nghiên cứu trong giai đoạn 2020 - 2022
+ Phạm vi không gian: đề tài được nghiên cứu tại Công ty TNHH Thiết bị y tế
Terumo Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận có một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng như phương pháp
phân tích số liệu, thống kê bảng biểu, tổng hợp, phương pháp phân tích thông tin từ các
nguồn dữ liệu thứ cấp, so sánh và đối chiếu số liệu…
− Phương pháp tổng hợp thống kê: thu thập các thông tin liên quan từ sách báo và
các thông tin trên mạng.
− Phương pháp so sánh: So sánh các số liệu thu thập được của năm 2020 – 2022 để
đánh giá.

Thư viện ĐH Thăng Long


3
− Phương pháp phân tích: phân tích các thơng tin thu thập về kết quả hoạt động kinh
doanh và tài liệu liên quan đến công ty từ năm 2020-2022, các thơng tin, dữ liệu phục vụ
cho q trình nghiên cứu.

5. Kết cấu khố luận
Ngồi lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục…, nội
dung khóa luận gồm 3 phần chính sau:
Chương 1. Cơ sở lí luận về quản lý chuỗi cung ứng
Chương 2. Thực trạng quản lý chuỗi cung ứng thiết bị y tế tại Công ty TNHH
Thiết bị y tế Terumo Việt Nam
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý chuỗi cung ứng thiết bị y tế
tại Công ty TNHH Thiết bị y tế Terumo Việt Nam


4

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
1.1. Khái quát về quản lý chuỗi cung ứng
1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng
1.1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng
Thuật ngữ “Chuỗi cung ứng” xuất hiện từ cuối những năm 1980 và trở nên phổ biến
hơn trong những năm 1990. Để cạnh tranh trong môi trường kinh doanh đầy biến động
hiện nay, các doanh nghiệp cần phải tham gia cả vào các công việc kinh doanh của nhà
cung cấp cũng như khách hàng của họ. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp cần
quan tâm hơn đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu, thiết kế cũng như đóng gói sản phẩm
của nhà cung cấp, cách vận chuyển và bảo quản sản phẩm của nhà phân phối, nhà bán lẻ,
hay nói cách khác là phải tích cực tham gia vào các chuỗi cung ứng.
Trong một chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua ở một hoặc nhiều
nhà cung cấp, các bộ phận được sản xuất ở một nhà máy hoặc nhiều hơn, sau đó được vận
chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung gian và cuối cùng đến nhà bán lẻ và khách
hàng. Chuỗi cung ứng cũng được xem như mạng lưới logistics, bao gồm các nhà cung cấp,
các trung tâm sản xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối, và các cửa hàng bán lẻ, cũng
như nguyên vật liệu, tồn kho trong q trình sản xuất và sản phẩm hồn thành dịch chuyển
giữa các cơ sở.

Một cách chung nhất, chuỗi cung ứng là một thuật ngữ kinh tế mô tả đơn giản sự liên
kết của nhiều doanh nghiệp để cung ứng hàng hóa và dịch vụ đáp ứng cho một loại nhu
cầu nào đó của khách hàng trên thị trường. Chuỗi bao gồm tất cả hoạt động (của các tổ
chức) trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng về
một loại hàng hóa nhất định.
Những khái niệm về chuỗi cung ứng cũng rất đa dạng và phong phú. Có thể kể đến
một số định nghĩa về chuỗi cung ứng như sau:
Từ góc độ học thuật, khái niệm khá phổ biến của Christopher (2005) cho rằng: “Chuỗi
cung ứng là một mạng lưới các tổ chức có mối quan hệ với nhau thơng qua các liên kết
xi và ngược, bao gồm các q trình và hoạt động khác nhau để tạo nên giá trị cho sản
phẩm hoặc dịch vụ và được đưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng”. 1

1

Christopher, M. (2005), Logistics and Supply Chain Management, Creating Value-adding Networks, Prentice Hall.

Thư viện ĐH Thăng Long


5
Học giả Lambert và các cộng sự (1998) thì định nghĩa: “Chuỗi cung ứng không chỉ
là một chuỗi của các doanh nghiệp với nhau, mà còn là mối quan hệ thương mại giữa
doanh nghiệp với doanh nghiệp và với thị trường”.2
Theo Govil và Proth (2002), “Chuỗi cung ứng là một hệ thống các tổ chức, con người,
thông tin, hoạt động và các nguồn lực liên quan tới công tác chuyển sản phẩm/dịch vụ từ
nhà cung cấp tới khách hàng với mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của khách hàng”.3
Một khái niệm khác về chuỗi cung ứng đó là: “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi cơng
đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi
cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp mà còn bao gồm cả nhà vận
chuyển, kho bãi, người bán lẻ và bản thân khách hàng”.4

Tuy có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về chuỗi cung ứng, nhưng qua các khái niệm
và quan điểm nêu trên có thể thấy: chuỗi cung ứng bao gồm những vấn đề liên quan trực
tiếp hoặc gián tiếp từ một hay nhiều nhà cung ứng đến khách hàng và khách hàng luôn là
yếu tố quyết định của chuỗi cung ứng. Mục tiêu mà một chuỗi cung ứng hướng tới là việc
thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho chính nó. Hoạt động của
chuỗi cung ứng bắt đầu với một yêu cầu của khách hàng và kết thúc khi khách hàng thanh
toán đơn đặt hàng của họ. Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và cải tiến mức độ phục vụ thì các
chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự tương tác với khách hàng ở các
cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng.
Như vậy khái niệm tổng quát và đầy đủ nhất về chuỗi cung ứng là “Chuỗi cung ứng
là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu
mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm, và phân
phối chúng cho khách hàng”.
Theo khái niệm này, chuỗi cung ứng bao gồm nhiều thành viên, trong đó có các thành
viên cơ bản như nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ, họ sở hữu và tham
gia trực tiếp vào quá trình chuyển đổi, phân phối dịng vật chất từ các ngun liệu thơ ban
đầu thành thành phẩm và đưa tới thị trường. Các quá trình này tập trung chủ yếu vào các
hoạt động biến đổi (tạo ra) các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, bán thành
phẩm thành sản phẩm/dịch vụ hoàn chỉnh và đưa tới (duy trì và phân phối) người tiêu dùng
cuối cùng. Đồng thời chuỗi cung ứng cũng bao gồm cả các doanh nghiệp hỗ trợ cho các
hoạt động và quá trình trên như cơng ty vận tải, kho bãi, các nhà cung cấp dịch vụ bảo

Lambert, D. M. & Schwieterman, M. A. (2012), “Supplier relationship management as a macro business process”,
Supply Chain Management.
3
Govil, M. & Proth, J-M. (2002) Supply Chain Design & Management - Strategic & Tactical Perspectives, Academic
Press
4
Chopra, S. & Meindl, P. (2013) Supply Chain Management - Strategy, planning and operation, Pearson Education
2



6
hiểm, ngân hàng, thông tin… Họ tham gia gián tiếp vào chuỗi cung ứng với vai trị là các
cơng ty bên thứ 3, giúp làm tăng tính chun mơn hóa cũng như hiệu quả trong các chuỗi
cung ứng.
Mỗi chuỗi cung ứng gắn liền với một loại sản phẩm và một thị trường mục tiêu cụ
thể, đồng thời vận hành như một thực thể độc lập để đáp ứng nhu cầu thị trường và mang
lại lợi ích tổng thể cho mọi thành viên trong chuỗi. Về cơ bản các thành viên chuỗi cung
ứng là các tổ chức kinh doanh độc lập, do đó để tạo ra sự thống nhất họ liên kết với nhau
bằng nhiều dòng chảy và các mối quan hệ, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực tiếp và gián
tiếp. Có 3 dịng chảy chính là dịng vật chất, dịng tài chính và dịng thơng tin.
Dịng vật chất: Con đường dịch chuyển của vật liệu, bán thành phẩm, hàng hoá và
dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng, đảm bảo đúng và đủ về số lượng cũng như chất
lượng.
Dịng tài chính: Thể hiện các hoạt động thanh toán của khách hàng với nhà cung cấp,
bao gồm các giao dịch tín dụng, các q trình thanh tốn và ủy thác, các dàn xếp về trao
đổi quyền sở hữu.
Dòng thơng tin: Dịng giao và nhận của các đơn đặt hàng, theo dõi q trình dịch
chuyển của hàng hố, chứng từ giữa người gửi và người nhận, thể hiện sự trao đổi thông
tin hai chiều và đa chiều giữa các thành viên, kết nối các nguồn lực tham gia chuỗi cung
ứng, giúp chuỗi cung ứng vận hành một cách hiệu quả.
1.1.1.2. Lịch sử phát triển của chuỗi cung ứng
Từ thời cổ đại, trong các cuộc chiến tranh của đế chế Hy Lạp và La Mã, Alexander
đại đế luôn tiến hành các chiến dịch dựa vào khả năng đặc biệt của quân đội của ông, và
những điều này được thực hiện bởi việc quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả. Các tác giả thời
Hy Lạp và La Mã chỉ ghi chép lại những cơng trạng của ơng mà rất ít đề cập về việc làm
thế nào Alexander đảm bảo nguồn cung cho binh sĩ của mình. Nhưng cũng từ những tài
liệu này, nhiều chi tiết vụn vặt cũng được ghép lại với nhau để cho thấy bức trang về chuỗi
cung ứng tổng thể của Alexander, trả lời cho câu hỏi làm thế nào vị hồng đế trẻ tuổi có

thể quản lý chúng. Một nhà sử học hiện đại, Donald Engels, đã nghiên cứu chủ đề này
trong cuốn sách của ông: Alexander Đại Đế và hoạt động hậu cần của quân đội Macedonia
cổ đại.
Quân đội của Alexander có thể đạt được những thành cơng huy hồng là bởi họ có
thể quản lý chuỗi cung ứng rất tốt. Quân đội của Alexander có một cấu trúc hậu cần hoàn
toàn khác với những đội quân cùng thời. Ở những đội quân khác, số phu dịch đi theo phục
vụ thường nhiều không kém số binh lính thực chiến, bởi vì đội qn phải di chuyển cùng
một số lượng lớn gia súc và xe thồ để mang theo trang thiết bị, nhu yếu phẩm cũng như

Thư viện ĐH Thăng Long


7
con người để quản lý chúng. Trong đội quân của Macedonia, việc sử dụng xe thồ bị hạn
chế nghiêm ngặt. Các chiến binh được huấn luyện để tự mang theo trang thiết bị và nhu
yếu phẩm. Công việc này là một nhân tố quyết định sự thắng lợi của cuộc chiến, khi mỗi
bên đều tìm cách bảo vệ nguồn tiếp viện của mình và phá hủy nguồn cung ứng của đối
phương.
Cấu trúc hậu cần mới của quân đội Macedonia khiến cho họ trở thành đội quân nhanh
nhẹn, tinh gọn và cơ động nhất của thời kỳ đó. Họ có thể thực hiện những cuộc tấn cơng
chớp nhống trước khi kẻ địch nhận ra điều gì đang diễn ra. Bởi vì binh lính của Alexander
có thể di chuyển nhanh nên ơng có thể tận dụng khả năng này để sử dụng những chiến
thuật bất ngờ và chiếm ưu thế dù đối phương hơn hẳn về số lượng. Đây có thể coi là bước
đánh dấu cho sự ra đời của chuỗi cung ứng nguyên thủy.
Cho đến trước cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên diễn ra vào khoảng 1784 đến
khoảng 1840, phần lớn chuỗi cung ứng mang tính địa phương và thường hạn chế ở một số
khu vực đơn lẻ. Sau đó đường sắt được đưa vào sử dụng và phát triển giúp cho việc vận
chuyển hàng hóa trở nên nhanh hơn, dễ dàng và khoảng cách phân phối cũng xa hơn.
Đến những năm 1900, trước chiến tranh thế giới thứ II, các công ty hoạt động nhờ
vào chuỗi liên kết đơn giản, một chiều từ nhà sản xuất đến kho, tới nhà phân phối sỉ, lẻ và

cuối cùng là người tiêu dùng. Chuỗi liên kết này hoạt động thông qua các bảng biểu, mỗi
người của mỗi bộ phận của chuỗi liên kết làm việc với người kia thông qua giấy tờ. Chuỗi
liên kết này hoạt động ở dạng sơ đẳng nhất của quy trình mua xác định, dự báo nhu cầu,
quản lý tồn kho và vận chuyển không được rõ ràng.
Sự phát triển vượt bậc của chuỗi cung ứng nhờ những thành tựu của công nghệ thông
tin. Đầu những năm 1960, năm mà bùng nổ quản lý chi phí, từ đây xuất hiện sự chuyển đổi
từ hoạt động đơn lẻ sang hợp nhất các hoạt động của hệ thống. Năm này cũng là năm đánh
dấu sự ra đời của phần mềm quản lý kho đầu tiên, việc quản lý bước sang một trình độ cao
hơn, khơng cịn thủ cơng bằng giấy tờ.
Những năm 1970, hệ thống cung ứng được bổ sung thêm hệ thống quản lý MRP Materia Requirement Planning - Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu. Hệ thống này cho
phép các nhà sản xuất theo dõi được dòng luân chuyển của nguyên vật liệu từ nguyên vật
liệu thô đến nguyên vật liệu chờ sản xuất. Hệ thống MRP giải quyết được phần lớn về quản
lý sản xuất, mối quan tâm của các nhà sản xuất bây giờ tập trung vào khách hàng. Do đó
Logistics cũng phát triển theo để đảm bảo phân phối tới người tiêu dùng đúng nơi, đúng
lúc.
Đến những năm 1980, cùng với sự phát triển của hệ thống MRP II - Manufacturing
Resource Planning - Hoạch định nguồn lực sản xuất - Logistics phát triển vượt bậc, trở


8
thành chìa khóa để tạo sự khác biệt giữa hai cơng ty. MRP II cho phép doanh nghiệp kiểm
sốt và liên kết các hoạt động của doanh nghiệp từ kế hoạch nguyên vật liệu, kế hoạch tài
chính tới kế hoạch sản xuất chính. Chính sự phát triển này đã đánh dấu sự ra đời của chuỗi
cung ứng.
Năm 1990, cùng với sự phát triển của internet đã trở thành công cụ hữu hiệu của
chuỗi cung ứng và đánh dấu sự phát triển vượt bậc của chuỗi cung ứng. Thông qua hệ
thống trao đổi thông tin điện tử EDI - Electronic Data Interchange và giải pháp quản trị tài
nguyên cho doanh nghiệp, hệ thống ERP - Enterprice Resource Planning đã cải tiến vược
bậc cho việc truyền thông trong chuỗi cung ứng, trong thương mại điện tử và mua hàng
đấu thầu trên mạng.

Từ năm 2000 đến nay, chuỗi cung ứng hướng tới khách hàng, dòng luân chuyển của
nguyên vật liệu, sự liền mạch và thơng suốt của dịng thơng tin nhưng quan trọng nhất vẫn
là cung ứng và sự hợp nhất của các nhà cung ứng.
1.1.1.3. Khái niệm quản lý chuỗi cung ứng
Có rất nhiều định nghĩa về quản lý chuỗi cung ứng. Theo Viện quản trị cung ứng mơ
tả thì “Quản lý chuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản lý các tiến trình xuyên suốt, tạo giá
trị cho các tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng cuối cùng. Sự phát triển
và tích hợp nguồn lực con người và công nghệ là nhân tố then chốt cho việc tích hợp chuỗi
cung ứng thành cơng”.
Theo Hội đồng chuỗi cung ứng thì “Quản lý chuỗi cung ứng là việc quản lý cung và
cầu, xác định nguồn nguyên vật liệu, sản xuất, dự trữ, tiếp nhận đơn hàng và phân phối
đến khách hàng cuối cùng”.
Theo hội đồng quản trị logistics, một tổ chức phi lợi nhuận, thì: “Quản lý chuỗi cung
ứng là sự phối hợp chiến lược và hệ thống các chức năng kinh doanh truyền thống, các
sách lược xuyên suốt các chức năng này trong một công ty cụ thể và giữa các doanh nghiệp
trong chuỗi cung ứng với mục đích cải thiện thành tích dài hạn của các công ty đơn lẻ cũng
như của cả chuỗi cung ứng”.
Theo PGS.TS. Nguyễn Phúc Nguyên thì: “Quản lý chuỗi cung ứng là tập hợp những
phương thức để tích hợp và sử dụng hiệu quả nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối,
nhà bán sỉ/bán lẻ nhằm phân phối hàng hóa đến đúng địa điểm, đúng lúc với đúng yêu cầu
về chất lượng, số lượng, với mục tiêu giảm thiểu chi phí trên tồn chuỗi trong khi tối đa sự
thỏa mãn nhu cầu khách hàng”.5

5

Nguyễn Phúc Nguyên & Lê Thị Minh Hằng (2016), Quản trị chuỗi cung ứng, Nhà xuất bản Đà Nẵng

Thư viện ĐH Thăng Long



9
1.1.1.4. Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) có vai trị rất to lớn, bởi SCM giải quyết cả đầu ra lẫn
đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn nguyên vật
liệu đầu vào hoặc tối ưu hố q trình ln chuyển ngun vật liệu, hàng hố, dịch vụ mà
SCM có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Có khơng ít công ty đã gặt hái thành công lớn nhờ biết soạn thảo chiến lược và giải
pháp SCM thích hợp, ngược lại, có nhiều cơng ty gặp khó khăn, thất bại do đưa ra các
quyết định sai lầm như chọn sai nguồn cung cấp nguyên vật liệu, chọn sai vị trí kho bãi,
tính tốn lượng dự trữ khơng phù hợp, tổ chức vận chuyển rắc rối, chồng chéo...
Ngồi ra, SCM cịn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị hỗn hợp
(4P: Product, Price, Promotion, Place). Chính SCM đóng vai trị then chốt trong việc đưa
sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp. Mục tiêu lớn nhất của
SCM là cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất.
Hệ thống SCM hứa hẹn từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty
và tạo điều kiện cho chiến lược thương mại điện tử phát triển. Đây chính là chìa khóa thành
cơng cho B2B. Tuy nhiên, như khơng ít các nhà phân tích kinh doanh đã cảnh báo, chiếc
chìa khố này chỉ thực sự phục vụ cho việc nhận biết các chiến lược dựa trên hệ thống sản
xuất, khi chúng tạo ra một trong những mối liên kết trọng yếu nhất trong dây chuyền cung
ứng.
Một tác dụng khác của việc ứng dụng giải pháp SCM là phân tích dữ liệu thu thập
được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp. Hoạt động này nhằm phục vụ cho những mục đích
liên quan đến hoạt động sản xuất (như dữ liệu về thông tin sản phẩm, dữ liệu về nhu cầu
thị trường.) để đáp ứng địi hỏi của khách hàng. Có thể nói, SCM là nền tảng của một
chương trình cải tiến và quản lý chất lượng.
1.1.2. Phân biệt quản lý chuỗi cung ứng với quản lý kênh phân phối, logistics
Chuỗi cung ứng khác gì với Logistics và kênh phân phối? Do có những điểm giống
nhau giữa các hoạt động này nên người ta thường hay có sự nhầm lẫn giữa chúng. Vì vậy
cần có sự phân biệt để làm rõ mối tương quan, sự giống và khác nhau giữa các hoạt động
này.

Sự khác biệt giữa quản lý chuỗi cung ứng với quản lý kênh phân phối:
Quản lý chuỗi cung ứng là việc quản lý cung và cầu, xác định nguồn nguyên vật liệu,
sản xuất, dự trữ, tiếp nhận đơn hàng và phân phối đến khách hàng cuối cùng. Quản lý kênh
phân phối là một thuật ngữ thường được sử dụng trong Marketing, là quản lý q trình
hàng hóa từ nhà sản xuất đến khách hàng thông qua hệ thống các nhà phân phối. Kênh


10
phân phối chỉ một bộ phận của chuỗi cung ứng từ nhà sàn xuất đến khách hàng. Khi nói
đến kênh phân phối đồng nghĩa với nói đến các hệ thống bán hàng hóa, dịch vụ cho người
tiêu dùng cuối cùng.
Sự khác biệt giữa quản lý chuỗi cung ứng với quản lý logistics:
Logistics là một thuật ngữ khá phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Tại
Việt Nam, do hàm nghĩa rộng và bao trùm nhiều hoạt động khác nhau trong thương mại
quốc tế nên rất khó để Việt hóa được từ “Logistics”. Logistics cũng thường được sử dụng
với nghĩa là “Hậu cần” ở tiếng Việt, tuy nhiên cụm từ này không thể hiện được hết các tầng
nghĩa của nó. Vì vậy, tại Việt Nam, thuật ngữ này vẫn được gọi theo “nguyên bản” là
Logistics.
Logistics là một lĩnh vực đang ở giai đoạn có nhiều sự quan tâm một cách mới mẻ
đến nhà quản lý chuỗi cung ứng. Logistics xuất hiện từ những năm 1960 khi mà ý tưởng
về logistics hiện đại cùng theo với các chủ đề tương tự như môn động lực học công nghiệp
đã nêu bật lên những tác động giữa các bộ phận của chuỗi cung ứng và chúng có thể ảnh
hưởng đến quyết định của các bộ phận khác như trong quy trình sản xuất và kinh doanh
của doanh nghiệp.
Quản lý logistics được hiểu theo nghĩa rộng thì nó là quản lý chuỗi cung ứng. Một số
nhà quản trị định nghĩa logistics theo nghĩa hẹp khi chỉ liên hệ đến vận chuyển bên trong
và phân phối ra bên ngoài. Trong trường hợp này thì nó chỉ là một bộ phận của quản lý
chuỗi cung ứng.
Sự khác biệt của quản lý Logistics và quản lý chuỗi cung ứng được mô tả như bảng
dưới đây:

Bảng 1.1. Sự khác biệt giữa quản lý chuỗi cung ứng với quản lý logistics
Tiêu chí
Khái niệm

Quản lý Logistics

Quản lý chuỗi cung ứng

Quản lý Logistics là quá trình
hoạch định, thực hiện và kiểm
soát một cách hiệu lực, hiệu quả
hoạt động vận chuyển, lưu trữ
hàng hóa, dịch vụ và nhừng thơng
tin có liên quan từ điểm đầu đến
điểm tiêu thụ cuối cùng với mục
đích thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng

Quản lý chuồi cung ứng là sự phối hợp
chiến lược và hệ thống các chức năng
kinh doanh truyền thống và các sách
lược xuyên suốt các chức năng này
trong một công ty cụ thể và giữa các
doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng
với mục đích cải thiện thành tích dài
hạn cùa các cơng ty đơn lẻ và của cả
chuỗi cung ứng

Thư viện ĐH Thăng Long



11
Mục tiêu

Giàm chi phí logistics, tăng chất Giảm chi phí toàn thể, tăng hoạt động
lượng dịch vụ.

bên ngoài như hợp tác và phối hợp với
các đối tác khác. Do đó tăng hiệu quả
hoạt động cùa tồn doanh nghiệp.

Cơng việc

Phạm

Vận tải, kho bãi, dự báo, giao Gồm tất cả hoạt động của logistics và
nhận, dịch vụ...
các hoạt động khác như: quản trị nguồn
cung, sản xuất, hợp tác với khách hàng.
vi Trong lịng doanh nghiệp.

Cả trong và ngồi doanh nghiệp

hoạt động
Tầm
hưởng

ảnh Ngắn, trung hạn.

Dài hạn.


1.1.3. Cấu trúc chuỗi cung ứng
Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà cung cấp
và khách hàng của công ty đó. Đó là tập hợp những đối tượng tham gia cơ bản để tạo ra
một chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, khi xét sâu đến từng mắt xích trong chuỗi cung ứng, ta có
thể thấy mỗi mắt xích cịn có thể được hình thành và mở rộng từ nhiều chuỗi nhỏ. Cụ thể,
lấy bất kì doanh nghiệp, tổ chức nào đó trong chuỗi làm quy chiếu, nếu xét đến các hoạt
động trước nó – dịch chuyển nguyên liệu đến – được gọi là ngược dịng; những tổ chức ở
phía sau doanh nghiệp – dịch chuyển nguyên, vật liệu hay thành phẩm ra ngồi – được gọi
là xi dịng.
Sơ đồ 1.1. Mơ hình chuỗi cung ứng đơn giản

Nhà cung cấp

Nhà sản xuất

Khách hàng

(Nguồn: Bài giảng môn Quản lý chuỗi cung ứng, Bộ môn Logistics và Quản lý Chuỗi cung
ứng, Trường Đại học Thăng Long)

Một mơ hình chuỗi cung ứng được coi là đơn giản khi doanh nghiệp đơn thuần chỉ
làm việc và mua bán nguyên vật liệu đầu vào với một nhà cung cấp. Doanh nghiệp sẽ tự
sản xuất các thành phẩm và bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Ở đây,
hoạt động kiểm soát chuỗi cung ứng đa phần đến từ một phía (single-site) đơn giản, khơng
q phức tạp (đó cũng là lý do tại sao gọi là mơ hình chuỗi cung ứng đơn giản).


12
Tuy nhiên trong xu thế hiện nay, khi mà cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị

trường càng ngày càng trở nên gay gắt hơn, vòng đời sản phẩm càng ngắn đi, khách hàng
càng ngày càng trở nên thông thái và “khó tính” hơn trong việc lựa chọn hàng hóa, dịch
vụ; chính vì thế mà các doanh nghiệp thường tập trung vào các chức năng cốt lõi của mình,
cịn lại sẽ sử dụng các dịch vụ thuê ngoài. Những doanh nghiệp sống sót và thịnh vượng
trên thị trường là những doanh nghiệp biết kinh doanh bằng phương pháp hiệu quả hơn đối
thủ- giảm chi phí kinh doanh trong khi vẫn đảm bảo chất lượng cao của hàng hóa hay dịch
vụ. Vì vậy mà hiện nay có rất ít các doanh nghiệp có thể duy trì chuỗi cung ứng đơn giản.
Hầu hết chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp sẽ là chuỗi cung ứng mở rộng. Chuỗi cung
ứng này bao gồm những thành viên: nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà sản xuất, nhà bán
lẻ, khách hàng cuối cùng và nhà cung cấp dịch vụ. Mơ hình sau đây mơ tả về chuỗi cung
ứng mở rộng:
Sơ đồ 1.2. Mơ hình chuỗi cung ứng mở rộng
Nhà cung cấp

Nhà sản xuất

Nhà cung cấp
đầu tiên

Khách hàng

Khách hàng
cuối cùng
Nhà cung cấp
dịch vụ

(Nguồn: Bài giảng môn Quản lý chuỗi cung ứng, Bộ môn Logistics và Quản lý Chuỗi cung
ứng, Trường Đại học Thăng Long)

Chuỗi cung ứng mở rộng là loại hình cấu trúc chuỗi cung ứng kết hợp các thành phần

của chuỗi cung ứng đơn giản và một số đối tượng tham gia khác, điển hình như các nhà
cung cấp dịch vụ cho chuỗi cung ứng như cơng ty tiếp thị, cơng ty tài chính, logistics, công
nghệ thông tin; nhà phân phối; nhà bán lẻ; nhà cung cấp của nahf cung cấp, khách hàng
của khách hàng… Sự tham gia của các thành tố này cũng nhằm mục đích kết nối các doanh
nghiệp sản xuất và các khách hàng cuối cùng.
Trong mơ hình chuỗi cung ứng mở rộng, doanh nghiệp nhập nguồn nguyên liệu đầu
vào không chỉ từ một nhà cung cấp. Hoạt động nhập có thể liên quan đến nhiều đơn vị, nhà
máy, … Ngoài ra, bên cạnh doanh nghiệp, thì trong quá trình sản xuất có thể có thêm nhiều
nhà thầu phụ, đối tác sản xuất. Mơ hình quản lý chuỗi cung ứng cần đảm bảo luồng hàng

Thư viện ĐH Thăng Long


13
hóa nhập được lưu chuyển một cách hiệu quả, đảm bảo theo kế hoạch sản xuất định trước.
Sản phẩm có thể không chỉ được sản xuất ở một đơn vị. Nó có thể được tạo ra từ nhiều
doanh nghiệp “anh em” khác trong hệ thống. Việc này liên quan chặt chẽ đến cách thức
quản lý hàng hóa sản xuất, tồn kho và lưu trữ ở nhiều địa điểm/văn phòng khác nhau.
Sau q trình sản xuất, hàng hóa thành phẩm được chuyển đến tay người tiêu dùng
qua nhiều kênh, địa điểm, trung tâm, phân phối, thị trường, … Việc này đòi hỏi mơ hình
chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp lựa chọn cần có khả năng điều phối, xử lý các mối quan
hệ linh hoạt, kiểm soát việc giao nhận đúng, đủ, kịp thời.
Tùy theo cách thức của mỗi tổ chức, doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều mơ hình
quản lý chuỗi cung ứng mở rộng khác nhau như: chuỗi cung ứng nhanh, dòng chảy liên
tục, linh hoạt, just in time, …
Trên thực tế hiện nay, với sự phát triển của nền công nghiệp 4.0, đại đa số các doanh
nghiệp đang chuyển dịch dần từ mơ hình chuỗi cung ứng đơn giản sang chuỗi cung ứng
mở rộng và áp dụng các công nghệ số hóa để tối ưu khâu vận hành, khai thác và luân
chuyển hàng hóa.
1.1.4. Các thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng

Một chuỗi cung ứng cũng có thể liên quan tới nhiều giai đoạn, chẳng hạn như có
nhiều cấp độ của nhà cung cấp, nhiều cấp độ của nhà sản xuất hay phân phối. Có thể nhận
thấy rằng một chuỗi cung ứng bất kỳ luôn bao gồm các thành phần cơ bản trong mối quan
hệ qua lại đó là nhà cung ứng, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Cụ
thể như sau:
Nhà cung cấp: Nhà cung ứng có vai trị đặc biệt quan trọng cho toàn bộ một chuỗi
cung ứng, cung cấp nguồn nguyên vật liệu từ đầu vào của quá trình sản xuất hoặc các chi
tiết khác trong quá trình sản xuất (Bao bì, vật tư). Nhà cung ứng có năng lực sản xuất không
giới hạn.
Nhà sản xuất: Nhà sàn xuất là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm. Nhà sản xuất bao
gồm những công ty sản xuất nguyên vật liệu và công ty sản xuất thành phẩm. Trong một
chuỗi cung ứng, có thể một nhà sản xuất này sẽ là nhà cung ứng cho một nhà sản xuất khác,
tùy thuộc vào chuỗi cung ứng đang được xem xét.
Nhà phân phối: Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà
sản xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng. Nhà phân phối cũng được xem là nhà bán
sỉ. Nhà phân phối bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số lượng lớn hơn so
với khách hàng mua lẻ. Một nhà phân phối điển hình là một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm
tồn kho mua từ nhà sản xuất và bán lại cho người tiêu dùng. Ngoài khuyến mại sản phẩm


14
và bán hàng, có những chức năng khác mà nhà phân phối phải thực hiện là quản lý tồn kho,
vận hành cửa hàng, vận chuyển sản phẩm cũng như chăm sóc khách hàng.
Nhà bán lẻ: Họ là những người chuyên trữ hàng và bán với số lượng nhỏ hơn đến
người tiêu dùng cuối cùng. Nhà bán lẻ trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu
của khách hàng rất chi tiết. Các cửa hàng tạp hóa, siêu thị hoặc các cửa hàng giới thiệu sản
phẩm... đều là những nhà bán lẻ.
Khách hàng/người tiêu dùng: Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tồ
chức nào mua và sử dụng sản phẩm. Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để
kết hợp với sản phẩm khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dụng sản phẩm

sau mua sản phẩm về tiêu dùng. Nắm bắt nhu cầu của khách hàng là một trong những
nhiệm vụ quan trọng của nhà quản lý chuỗi cung ứng.
Nhà cung cấp dịch vụ: Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà
phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ có những chun mơn và kỹ
năng đặc biệt ở một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng. Chính vì thế, họ có thể thực
hiện những dịch vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chính các nhà sản xuất,
nhà phân phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng làm điều này. Trong bất kỳ chuỗi cung ứng
nào, nhà cung cấp phổ biến nhất là cung cấp dịch vụ vận tải và dịch vụ nhà kho. Đây là các
công ty xe tải và công ty kho hàng và thường được biết đến là nhà cung cấp logistics.
1.2. Nội dung quản lý chuỗi cung ứng
1.2.1. Lập kế hoạch và dự báo nhu cầu
Kế hoạch là một phần quan trọng và là phần khởi đầu trong chuỗi cung ứng. Để có
được các hoạt động tiếp theo của chuỗi thì cần phải có một kế hoạch xuyên suốt quá trình
hoạt động của chuỗi cung ứng. Dựa vào kế hoạch này, các nhà quản lý chuỗi cung ứng cân
đối nhu cầu nguyên vật liệu, kế hoạch sản xuất sao cho tối ưu với chi phí thấp nhất để sản
xuất sản phẩm với chất lượng cao và giao hàng đúng hạn cho khách hàng.
Để xác định được nhu cầu, công ty cần phải thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu. Mỗi
khâu trong chuỗi cung ứng cần phải có dự báo trước về nhu cầu tương lai và kế hoạch của
khâu này sẽ là dữ liệu cho các khâu tiếp theo của chuỗi để lập kế hoạch cho bộ phận của
mình. Thơng tin dự báo nhu cầu của thị trường trong thời gian 6 tháng hay 1 năm được thu
thập từ bộ phận nghiên cứu thị trường, bộ phận bán hàng. Bộ phận này sẽ dự báo, phân tích
về nhu cầu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, xu hướng tiêu dùng trong tương lai để
đưa ra những con số và xu hướng tiêu dùng. Thông tin này được chuyển tới các bộ phận
để dựa vào đó lập kế hoạch cho các khâu tiếp theo, sản xuất ra sản phẩm phục vụ cho nhu
cầu tiêu dùng.

Thư viện ĐH Thăng Long


15

Ngoài cách dự báo nhu cầu và sắp xếp kế hoạch sản xuất dựa trên những dự báo, phân
tích về nhu cầu của thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, xu hướng tiêu dùng trong
tương lai gần, công ty cịn có thể đưa ra các dự báo chính xác hơn nhờ sự hợp tác của khách
hàng. Khách hàng cung cấp số lượng dự báo sẽ đặt hàng trong một khoảng thời gian nào
đó, có thể là 1 tháng, 6 tháng hay 1 năm... Điều này giúp giảm được các khâu thu thập số
liệu, phân tích số liệu để có được kết quả dự báo đồng thời tăng mức độ chính xác của kế
hoạch. Cho dù những dự báo này đưa ra và khách hàng không phải chịu trách nhiệm tài
chính trên dự báo đó thì nó cũng rất hữu ích cho công ty cho việc dự báo xu hướng và nhu
cầu trong tương lai.
Các dự báo xác định nhu cầu của khách hàng về sản phẩm ở các khía cạnh sau: Chủng
loại, số lượng, thời điểm cần hàng là một trong những căn cứ để đưa ra các quyết định liên
quan đến việc quản lý chuỗi cung ứng. Công đoạn dự báo nhu cầu trở thành nền tảng cho
kế hoạch sản xuất nội bộ và hợp tác cùa các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Từ nguồn dữ liệu từ công tác dự báo, tiến hành thực hiện cơng tác lập kế hoạch. Tiếp sau
đó thơng tin sẽ được truyền đến tất cả các khâu trong chuỗi, nhờ vậy mà mọi hoạt động
trong chuỗi được tổ chức thực hiện thống nhất và có tính hệ thống. Các mục tiêu chung đặt
ra như việc tối ưu hóa khả năng đáp ứng, tối ưu hàng tồn kho, cân đối các nguồn lực nội
tại... làm định hướng cho hoạt động của các quy trình tiếp theo.
Dự báo có vai trị đặc biệt quan trọng trong hoạt động cung ứng. Nó giúp giảm chi
phí hoạt động, tăng năng suất, tăng hiệu quả hoạt động cung ứng, nói riêng, hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nói chung. Dự báo giúp ước tính được số lượng sản
phẩm cần sản xuất, từ đó xác định nhu cầu nguyên vật liệu, lập được kế hoạch cung ứng,
dự trữ nguyên vật liệu. Nếu dự báo khơng chính xác có thể gây ra cạn dự trữ, thiếu hụt
nguyên vật liệu, phản ứng kém với những biến động của thị trường, sụt giảm doanh số,
giảm lợi nhuận (nếu dự báo thiếu), tăng chi phí tồn kho (nếu dự báo dư).
1.2.2. Cung ứng nguyên vật liệu
Khâu cung ứng nguyên vật liệu trong chuỗi cung ứng đảm trách nhiệm vụ cung cấp
nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Trong
chuỗi cung ứng, mỗi doanh nghiệp mua các nguyên vật liệu từ những nhà cung cấp ở mắt
xích trước nó, gia tăng giá trị và bán chúng cho khách hàng ở mắt xích tiếp theo. Mỗi doanh

nghiệp mua và bán các nguyên vật liệu xuyên suốt toàn chuỗi cung ứng và điểm bắt đầu
của mỗi dịch chuyển là việc mua hàng. Để chỉ việc các yếu tố đầu vào cho việc sản xuất
và kinh doanh, người ta gọi đó là mua sắm, thu mua hay cung ứng. Tuy nhiên ba từ này
không phải là một mà là sự phát triển dần của hoạt động mua hàng. Cụ thể:


16
Mua sắm là một trong những chức năng cơ bản, khơng thể thiếu của doanh nghiệp,
gồm những hoạt động có liên quan đến việc mua nguyên vật liệu, máy móc, trang thiết bị,
các dịch vụ để phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp. Mua sắm là các hoạt động nghiệp
vụ của doanh nghiệp sau khi xem xét, tìm hiểu về chủ hàng và cùng với chủ hàng bàn bạc,
thoả thuận điều kiện mua bán, thực hiện các thủ tục mua bán, thanh toán và các nghiệp vụ
giao nhận, vận chuyển nhằm tạo nên lực lượng hàng hoá tại doanh nghiệp với số lượng,
chất lượng, cơ cấu đáp ứng các nhu cầu của dự trữ, bán hàng phục vụ cho khách hàng với
chi phí thấp nhất. Nhiệm vụ của mua sắm gồm có:
− Đáp ứng yêu cầu của bộ phận sản xuất, kinh doanh
− Tìm nguồn cung cấp có giá thấp nhất
− Đặt hàng và đưa ra yêu cầu chi tiết
− Thực hiện hợp đồng và giải quyết vướng mắc
− Thống kê theo dõi các số liệu mua hàng
− Triển khai và giám sát
− Thay đổi nhà cung cấp khi cần thiết
Thu mua: là sự phát triển, mở rộng chức năng mua hàng, là khâu mở đầu cho lưu
chuyển hàng hoá, nhằm tạo tiền đề vật chất cho hoạt động sản xuất và bán hàng, góp phần
nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường do góp phần cắt giảm chi
phí hợp lý, đảm bảo cho hoạt động sản xuất - kinh doanh diễn ra nhịp nhàng, liên tục. Hoạt
động thu mua bao gồm:
− Thực hiện các nghiên cứu về nguyên vật liệu và các phương án thay thế
− Xác định tổng chi phí sở hữu hàng hóa thấp nhất
− Lựa chọn, đàm phán, thương lượng với nhà cung cấp

− Quản trị chất lượng của các nhà cung cấp
− Quản trị các hoạt động mang tính đầu tư như: tận dụng, sử dụng lại các nguyên liệu
Cung ứng: Là sự phát triển ở một bước cao hơn của thu mua, tập trung chủ yếu vào
các chiến lược. Các nhà quản trị cung ứng thực hiện những nhiệm vụ chiến lược như: tham
gia vào các nhóm chức năng chéo, xây dựng chiến lược cung ứng nói riêng, chiến lược
kinh doanh nói chung cho tổ chức, tham gia vào việc phát triển các sản phẩm mới, chịu
trách nhiệm lựa chọn nguồn cung cấp, giữ gìn và phát triển quan hệ với các nhà cung cấp
tiềm năng, các liên minh chiến lược ký các hợp đồng cung ứng… nhằm nâng cao chất

Thư viện ĐH Thăng Long


17
lượng sản phẩm, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Những hoạt động
cụ thể của cung ứng là:
− Đặt quan hệ trước để mua hàng và đặt quan hệ trước với các nhà cung cấp ngay
trong quá trình thiết kế sản phẩm
− Phát triển các chiến lược, các kế hoạch thu mua dài hạn
− Tìm kiếm cơ hội và xác định thách thức trên thị trường nguồn cung
− Tham gia năng động vào quá trình hoạch định chiến lược phối hợp
− Tìm cách nâng cao giá trị từ quan hệ cung ứng
Các bước của quá trình cung ứng được thể hiện như sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 1.3. Quy trình cung ứng

(Nguồn: Bài giảng mơn Quản lý chuỗi cung ứng, Bộ môn Logistics và Quản lý
Chuỗi cung ứng, Trường Đại học Thăng Long)
Bước 1: Xác định nhu cầu
Quy trình thu mua thường bắt đầu từ một nhu cầu hoặc một yêu cầu cụ thể (có thể là
yêu cầu về hàng tồn trữ hoặc yêu cầu về dịch vụ). Doanh nghiệp cần dự báo nhu cầu thị
trường từ đó xác định nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đó của

thị trường. Tiếp theo doanh nghiệp cần kiểm tra lượng hàng tồn kho và xác định nhu cầu
lưu kho hàng hóa. Bên cạnh đó bộ phận sản xuất cần phối hợp với bộ phận marketing, bộ
phân nghiên cứu phát triển… tiến hành mô tả sản phẩm, lập danh sách nguyên vật liệu, bán
linh kiện, linh kiện cần thiết để sản xuất sản phẩm nhằm cung ứng
ra thị trường.


×