Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thị trấn hùng sơn, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2020 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ NHUNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THỊ TRẤN HÙNG SƠN, HUYỆN ĐẠI TỪ
TỈNH THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Quản lý Đất đai
Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2018 - 2023

Thái Nguyên - năm 2023


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ NHUNG


Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THỊ TRẤN HÙNG SƠN, HUYỆN ĐẠI TỪ
TỈNH THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý Đất đai

Lớp

: K52 – VB2 QLĐĐ

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2020 – 2023

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Văn Hiểu


Thái Nguyên – năm 2023


i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp trong một khoảng thời gian có ý nghĩa vơ cùng
quan trọng. Đây là thời gian giúp cho sinh viên kiểm nghiệm những kiến thức
đã học được ở trường, từ thầy cô và bạn bè. Bên cạnh đó nó cịn giúp cho sinh
viên làm quen với mơi trường, tích lũy thêm kinh nghiệm thực tế, tạo hành
trang vững chắc cho sinh viên sau khi ra trường có thể làm tốt những cơng
việc được giao. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Ngun, em đã thực tập
tại Phịng Tài ngun & Mơi trường huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên từ ngày
giai đoạn 2020-2022 với đề tài: “Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất trên địa bàn thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2020- 2022”.
Để đạt được kết quả như ngày hôm nay là nhờ sự giúp đỡ của Ban giám
hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý
Tài Nguyên, các thầy cô giáo trong khoa và TS. Nguyễn Văn Hiểu cùng với
sự phấn đấu và nỗ lực của bản thân.
Nhân dịp này cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc
tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm
khoa Quản Lý Tài Nguyên, các thầy cô giáo trong khoa và thầy giáo - TS.
Nguyễn Văn Hiểu đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, anh chị tại Phịng Tài
ngun & Mơi trường huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận
lợi và giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập.
Trong suốt thời gian thực tập và làm khóa luận em đã cố gắng hết mình
nhưng do kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều và kiến thức cịn hạn chế nên
chắc chắn khơng tránh khỏi thiếu sót và khiếm khuyết. Em rất mong các thầy

cơ giáo và bạn bè đóng góp để chun đề thực tập tốt nghiệp của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng năm 2023

Sinh viên
Nguyễn Thị Nhung


ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa

Ký hiệu viết tắt
ĐKQSD

Đăng kí quyền sử dụng

GCN

Giấy chứng nhận

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB


Giải phóng mặt bằng

KH-UBND

Kế hoạch - Uỷ ban nhân dân

NĐ-CP

Nghị định - Chính phủ

NQ-UBTVQH

Nghị quyết - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Nxb

Nhà xuất bản

QĐ-UBND

Quyết định - Ủy ban nhân dân

QH

Quốc hội

STT

Số thứ tự


SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TT-BTC

Thông tư - Bộ tài chính

TT-BTNMT

Thơng tư - Bộ Tài ngun Mơi trường

UBND

Ủy ban nhân dân


iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành trên địa bàn thị trấn Hùng
Sơn năm 2022................................................................................................. 27
Bảng 4.2. Tình hình dân số và lao động thị trấn Hùng Sơn năm 2022 ........... 31
Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Hùng Sơn năm 2022 ..................... 33
Bảng 4.4. Bảng tổng hợp số liệu các hộ gia đình, cá nhân tham gia kê khai
cấp mới GCNQSDĐ tại thị trấn Hùng Sơn giai đoạn 2020-2022 .................. 42
Bảng 4.5. Tổng hợp số thửa đất đủ điều kiện cấp mới GCNQSDĐ ............... 44
Bảng 4.6. Tổng hợp số thửa đất không đủ điều kiện cấp mới GCNQSDĐ .... 47
Bảng 4.7. Một số ví dụ về trường hợp khơng đủ điều kiện cấp mới
GCNQSDĐ...................................................................................................... 48
Bảng 4.8. Tổng hợp số bộ hồ sơ cấp mới GCNQSD tại thị trấn Hùng Sơn giai

đoạn 2020-2022 ............................................................................................... 50
Bảng 4.9. Tổng hợp số bộ hồ sơ cấp đổi GCNQSD tại thị trấn Hùng Sơn giai
đoạn 2020-2022 ............................................................................................... 52


iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2. 1. Mẫu GCN cũ và mới ...................................................................... 18
Hình 2. 2. Mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ..................................... 20
Hình 2. 3. Hình GCNQSDĐ trang 1 và trang 4 khi photo .............................. 21
Hình 2. 4. Hình GCNQSDĐ trang 2 và trang 3 khi photo .............................. 21
Hình 2. 5. Hình ảnh GCNQSDĐ trang 1 và trang 4 năm 1993 khi photo ...... 22
Hình 2. 6. Hình ảnh GCNQSDĐ trang 2 và trang 3 năm 1993 khi photo ...... 22
Sơ đồ 4.1: Quy trình cấp GCNQSDĐ thị trấn Hùng Sơn ............................... 37


v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................. ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................. iv
MỤC LỤC ........................................................................................................ v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4

2.1. Cơ sở pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất .................................. 4
2.1.1. Các nội dung về Quản lý nhà nước về đất đai ........................................ 4
2.1.2. Đăng kí đất đai ........................................................................................ 6
2.1.3. Quyền sử dụng đất .................................................................................. 7
2.1.4. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.............................. 7
2.1.5. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất ......................................................................................... 7
2.2. Căn cứ pháp lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ............................................................... 8
2.2.1. Các văn bản của Nhà nước...................................................................... 8
2.2.2. Các văn bản của tỉnh Thái Nguyên ....................................................... 10
2.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 11
2.3.1. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan ................................................ 11
2.3.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận tại Việt Nam ....................................... 12


vi
2.4. Quy trình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ...................... 14
2.5. Mẫu Giấy chứng nhận .............................................................................. 17
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 23
3.1. Đối tượng, phạm vi thực hiện .................................................................. 23
3.1.1. Đối tượng .............................................................................................. 23
3.1.2. Phạm vi thực hiện.................................................................................. 23
3.2. Thời gian thực hiện .................................................................................. 23
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23
3.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại thị trấn Hùng Sơn,
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên .................................................................... 23
3.3.2. Tình hình sử dụng đất đai của tại thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh

Thái Nguyên .................................................................................................... 23
3.3.3. Kết quả công tác cấp GCNQSD đất tại thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên ...................................................................................... 23
3.3.4. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác
cấp GCNQSD đất tại thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên .. 23
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 23
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp..................................................... 24
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 25
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Hùng Sơn,
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên .................................................................... 25
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 25
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 26
4.2. Tình hình sử dụng đất .............................................................................. 32
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất .......................................................................... 32
4.2.2. Tình hình quản lý đất đai ...................................................................... 35


vii
4.3. Thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ tại thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................. 36
4.3.1. Quy trình cấp GCNQSDĐ tại thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên .................................................................................................... 36
4.3.2. Kết quả quá trình thực hiện cấp mới GCNQSDĐ tại thị trấn Hùng Sơn,
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên .................................................................... 41
4.3.3. Kết quả cấp đổi chứng nhận QSDĐ ...................................................... 52
4.4. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác cấp GCNQSD đất tại thị trấn
Hùng Sơn ......................................................................................................... 53
4.4.1. Những thuận lợi..................................................................................... 53
4.4.2. Những khó khăn .................................................................................... 53

4.4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSDĐ tại thị trấn Hùng
Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ............................................................ 54
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 56
5.1. Kết luận .................................................................................................... 56
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên rất quý báu, đất nước nào cũng coi
trọng nguồn tài nguyên đất đai của mình do quỹ đất đai bị hạn chế bởi diện
tích, ranh giới, vị trí... Nhà nước sẽ ban hành những quy định để quản lý quỹ
đất và việc sử dụng đất, mọi công dân đều phải tuân thủ luật đất đai và những
văn bản pháp lý có liên quan. Năm 2013 luật đất đai được công bố đã khẳng
định đất đai do toàn dân sở hữu dưới sự thống nhất quản lý của nhà nước. Do
vậy việc giữ sự nhất quán trong cơng tác quản lý thì cơng tác đăng ký và cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần được thực hiện nghiêm túc và chính
xác. Cơng tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vừa chắc
chắn được sự nhất quán trong quản lý vừa đảm bảo được các quyền lợi và
nghĩa vụ cho người sử dụng, làm cho người sử dụng vững tin đầu tư, sản xuất,
xây dựng các cơng trình… Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của đất nước,
quá trình CNH-HĐH mạnh mẽ khiến thị trường bất động sản ngày càng sôi
động, với hàng hóa chính là đất đai. Tuy nhiên, điều này cũng là một vấn đề
khá đáng ngại vì thị trường bất động sản đang xuất hiện nhiều tiêu cực. Do
đó, nếu muốn thị trường này được thực hiện công khai hóa thì u cầu cơng
tác đăng ký cấp giấy chứng nhận phải được tiến hành.
Công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực

hiện theo quy định của pháp luật, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như:
tranh chấp, khiếu nại, lấn chiếm đất đai thường xuyên xảy ra và việc giải
quyết vấn đề này còn rất nan giải do thiếu giấy tờ pháp lý.
Thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Ngun có 25 tổ dân phố,
xóm. Tình hình cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được xã thực
hiện khá tốt do trình độ dân trí của người dân càng ngày được nâng cao vì vậy
người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của việc cấp mới GCNQSDĐ,
Hệ thống hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác cấp giấy đầy đủ, rõ ràng và được
chỉnh lý thường xuyên. Thị trấn đã có đủ bản đồ địa chính, từ đó cơng tác


2
đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất được dễ dàng hơn. Tuy nhiên cơng tác này
vẫn cịn gặp một số khó khăn, hạn chế như: người dân trước đây mua bán,
chuyển nhượng chỉ bằng lời nói khơng thơng báo với cơ quan nhà nước nên
nhiều trường hợp không đủ điều kiện được cấp GCNQSD đất, kinh phí để
thực hiện cơng tác cấp giấy còn hạn hẹp nên chưa đáp ứng được yêu cầu công
tác, ý thức của người dân về cơng tác này chưa cao… Chính vì vậy, em đã lựa
chọn đề tài: "Đánh giá công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
tại thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên" làm báo cáo tốt
nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá cơng tác cấp GCNQSDĐ và việc thực hiện các chính sách pháp
luật của Nhà nước về công tác cấp GCNQSDĐ trong thực tế, từ đó đưa ra những
giải pháp phù hợp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được tình hình cơ bản của thị trấn Hùng Sơn huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên
- Đánh giá được thực trạng công tác cấp GCNQSDĐ của thị trấn Hùng

Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
- Đánh giá được công tác cấp GCNQSDĐ của thị trấn Hùng Sơn huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên thông qua lấy ý kiến của cán bộ quản lý đất đai và
người dân
- Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp
đối với công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn thị trấn Hùng Sơn huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ cụ thể tại thị trấn Hùng Sơn
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.


3
- Rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân, từ đó đưa ra những
đề xuất và các giải pháp có tính khả thi khi thực hiện cơng tác cấp
GCNQSDĐ trên địa bàn.
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Thời gian thực tập tốt nghiệp làm cho em có cơ hội để vận dụng những
gì đã được trang bị khi ngồi trên ghế nhà trường. Giúp em thu nhận và nắm
được những ưu điểm và hạn chế khi thực hiện cấp GCNQSD đất đai trong
thực tế. Từ đó hiểu được những quy định của Luật Đất đai 2013 và các văn
bản dưới Luật về đất đai của Trung ương và địa phương về cấp GCNQSDĐ.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Giúp địa phương nhận thức được những thành tựu và hạn chế trong quá
trình thực hiện cấp GCNQSDĐ, để có được những bài học và đưa ra các biện
pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm đẩy nhanh công tác thực hiện cấp
GCNQSDĐ.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất
2.1.1. Các nội dung về Quản lý nhà nước về đất đai
2.1.1.1. Khái niệm Quản lý đất đai
Quản lý là việc chỉ dẫn, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt
động của chúng ta để thích hợp với quy luật, có được mục tiêu đề ra, theo y
muốn của người quản lý và bao gồm 5 yếu tố quản lý: xã hội, chính trị, tổ
chức, quyền uy và thông tin.
Quản lý Nhà nước về đất đai là một hình thức quản lý riêng của quản lý
Nhà nước dành cho khoản mục đất đai. Thực hiện kiểm tra các yếu tố về đất
đai để có số liệu về số lượng, chất lượng của mỗi loại đất ở các địa phương
khác nhau. Sau đó đảm bảo về quy hoạch, kế hoạch sử dụng, để thực hiện
khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này, từ Trung ương đến địa phương để
tạo ra một hệ thống quản lý thống nhất, không để xảy ra hiện tượng đất đai bị
phân tán, sử dụng sai mục đích hoặc bỏ hoang.
Luật đất đai 2013 có 15 nội dung Quản lý nhà nước về đất đai được quy
định tại Điều 22 như sau:
1. Công bố văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tiến hành thực hiện văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, xây dựng và quản lý hồ sơ địa giới
hành chính, xây dựng bản đồ hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; khảo sát, nhận xét tài nguyên đất; khảo sát
xây dựng giá đất.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.



5
6. Quản lý thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
7. Đăng ký đất đai, xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
8. Thống kê, kiểm kê đất đai.
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
11. Quản lý, theo dõi việc tiến hành quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất.
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, nhận xét việc thực hiện quy định của
pháp luật về đất đai và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
quản lý và sử dụng đất đai.
15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai. (Luật đất đai, 2013)
2.1.1.2. Đối tượng, mục đích, yêu cầu của Quản lý nhà nước về đất đai
Có 4 mục đích khi thực hiện QLNN về đất đai:
- Bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của người sử dụng.
- Bảo đảm sử dụng hợp lý vốn đất của nhà nước.
- Tăng cường hiệu quả kinh tế sử dụng đất.
- Bảo vệ đất, cải tạo đất và bảo vệ môi trường sống. (Luật đất đai, 2013)
2.1.1.3. Vai trò của Quản lý nhà nước về đất đai
* Đối với nhà nước: Giúp tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh hơn
và làm tăng nhu cầu sử dụng đất. Từ đó góp phần tạo sự hiệu quả trong công
tác quản lý sử dụng đất, tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng đất tăng nên việc quản
lý sử dụng đất cũng phức tạp hơn.
* Đối với người sử dụng đất: Đây là chứng thư pháp lý, dùng để xác
định việc thành lập và đảm bảo cho các quyền và lợi ích hợp pháp của người



6
sử dụng đất, giúp cho việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất như
quyền chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng
đất được thuận lợi hơn.
* Đối với xã hội: Khi kết nối các thông tin đất đai giữa các cơ quan liên
quan với nhau sẽ giúp các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế nắm được các
thông tin này thuận lợi và nhanh chóng hơn. Đồng thời giúp cho hoạt động
giao dịch BĐS được thuận tiện và giúp cho thị trường BĐS phát triển hơn.
Thêm vào đó các hiện tượng tham nhũng về đất đai cũng được hạn chế cho
thông tin về đất đai được minh bạch hóa. (Đào Thúy Mai, 2012)
2.1.2. Đăng kí đất đai
Khoản 19 điều 4 luật đất đai năm 2003 có nói rằng: việc ghi nhận
quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật của một thửa đất xác định vào hồ sơ
địa chính để thiết lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là Đăng ký
quyền sử dụng đất.
Tuy vậy, năm 2013 luật đất đai đã được thay đổi thành đăng ký đất đai,
nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất, theo đó việc liệt kê và xác định trạng thái
pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với
đất và quyền quản lý đất của một thửa đất lên hồ sơ địa chính gọi là đăng ký
đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
Từ đó ta nhận thấy, nếu theo pháp luật về đất đai thì việc thực hiện liệt
kê tình hình sử dụng đất bao gồm: diện tích, mục đích sử dụng, vị trí địa lý,
hình thể, nguồn gốc đất đai, tình trạng pháp lý quyền sử dụng đất gồm các
giấy tờ về quyền sử dụng đất là đăng ký đất đai
* Ý nghĩa và vai trị của cơng tác đăng ký đất đai:
- Công tác đăng ký đất đai là biện pháp để bảo hộ chế độ sở hữu tồn
dân về đất đai. Nhờ có việc xây dựng hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ, vấn
đề này chịu trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan Nhà nước về quản lý đất đai và
người sử dụng đất trong khi thực hiện pháp luật đất đai.



7
- Vai trị: là cơng cụ đảm bảo cho chế độ sở hữu tồn dân về đất đai,
giúp chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về tất cả đất đai thuộc lãnh thổ của
mình giúp thực hiện yêu cầu đất đai sử dụng hồn hảo, chính xác, tiết kiệm và
có hiệu quả cao nhất. (Luật đất đai, 2013)
2.1.3. Quyền sử dụng đất
Theo Điều 688 Bộ Luật Dân sự: "Quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp
nhân, hộ gia đình, chủ thể khác được xác lập do Nhà nước giao đất, cho thuê
đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất"
2.1.4. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Nhà ở là tài sản có giá trị cao do người dân tạo ra để thực hiện cho nhu
cầu của mình, vì vậy làm phát sinh và tồn tại quyền sở hữu về nhà ở. Trong
Điều 181 Luật dân sự Việt Nam có nói: nhà ở là một bất động sản không dịch
chuyển được, quyền sở hữu nhà ở bao gồm quyền chiếm đoạt, quyền sử dụng,
và quyền định đoạt .
Trái lại, quyền sở hữu nhà ở cũng có thể thay đổi như đối với đất, tức là
khi chủ sở hữu cho thuê nhà, cho mượn nhà, thì họ đã thực hiện trao đổi một
phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng nhà ở và quyền chiếm hữu nhà ở của mình
cho người khác trong một khoảng thời gian và không gian xác định. Chủ sở
hữu nhà và người sử dụng nhà sẽ thống nhất những nghĩa vụ, quyền hạn của
các bên khi thực hiện cho thuê nhà, cho mượn nhà.
2.1.5. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất
* Khái niệm
Theo quy định tại Khoản 16, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013: “Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là
chứng thư pháp lý để Nhà nước chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở

hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất” (Quốc Hội, 2013.)


8
* Mục đích của việc cấp Giấy chứng nhận.
- Đối với Nhà nước: Giấy CNQSDĐ là yếu tố và công cụ để Nhà nước
thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ và quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất theo
đúng quy định của pháp luật, đảm bảo cho quỹ đất được sử dụng đầy đủ, hợp
lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất. (Quốc Hội,2013).
- Đối với người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất: làm
cho họ an lòng để thực hiện tốt mọi khả năng tiềm ẩn của khu đất được giao,
làm cho họ hiểu và thực hiện chính xác pháp luật về đất đai (Quốc Hội,2013).
- Việc tiến hành cấp GCN là rất quan trọng, phải được thực hiện theo
đúng các bước đã được quy định, tạo thuận lợi cho người sử dụng đất và chủ
sở hữu tài sản gắn liền với đất đều được cấp GCN.
2.2. Căn cứ pháp lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
2.2.1. Các văn bản của Nhà nước
- Luật Đất đai năm 2013 ngày 29/11/2013 có hiệu lực thực hiện từ ngày
1/7/2014 của Quốc hội ban hành.
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ cơng bố ngày 15/5/2014
quy định rõ việc thực hiện một số điều của Luật Đất đai.
- Nghị định số 44/2014/NĐ- CP của Chính phủ cơng bố ngày 15/5/2014
quy định về giá đất.
- Nghị định số 45/2014/NĐ- CP do Chính phủ cơng bố ngày 15/5/2014
quy định về thu tiền sử dụng đất.
- Nghị định số 46/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy
định về thu tiền thuê đất. thuê mặt nước.
- Nghị định số 47/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy
định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 01/07/2015 về quản lý, sử dụng
đất trồng lúa.


9
- Nghị định 135/2016/NĐ-CP ngày 15/11/2016 sửa đổi Nghị định quy
định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
- Nghị định 35/2017/NĐ-CP ngày 20/06/2017 Quy định về tiền sử dụng
đất trong Khu kinh tế; thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong Khu kinh tế và
Khu công nghệ cao.
- Nghị định 96/2019/NĐ-CP ngày 19/12/2019 Quy định về khung giá đất.
- Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 05/01/2020 Quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Nghị định 41/2020/NĐ-CP ngày 08/04/2020 Quy định về gia hạn thời
hạn nộp thuế và tiền thuê đất.
- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Giấy
chứng nhận, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Hồ sơ
địa chính.
- Thơng tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Bản đồ
địa chính.
- Thơng tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 Quy định về Thống
kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư 09/2015/TT-BTNMT ngày 07/5/2015 Quy định về định
mức kinh tế - kỹ thuật, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tư 20/2015/TT-BTNMT ngày 12/6/2015 Quy định về định
mức kinh tế - kỹ thuật để lập dự toán ngân sách nhà nước phục vụ công tác
định giá đất.
- Thông tư 60/2015/TT-BTNMT ngày 01/02/2016 Quy định về kỹ thuật
điều tra, đánh giá đất đai.

- Thông tư 61/2015/TT-BTNMT ngày 01/03/2016 Quy định về cấp
quản lý chứng chỉ đánh giá đất.
- Thông tư 49/2016/TT-BTNMT ngày 01/03/2017 Quy định về công


10
tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu cơng trình, sản phẩm trong
lĩnh vực đất đai
- Thơng tư 01/2017/TT-BTNMT ngày 30/03/2017 Quy định về định
mức sử dụng đất xây dựng cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục
thể thao.
- Thông tư 07/2017/TT-BTNMT ngày 05/07/2017 Quy định về quy
trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
- Thông tư 69/2017/TT-BTNMT ngày 20/03/2017 Quy định về quy
trình xây dựng, điều chỉnh khung giá đất.
- Thơng tư 24/2018/TT-BTNMT ngày 01/01/2019 Quy định về kiểm
tra, thẩm định, nghiệm thu chất lượng sản phẩm đo đạc bản đồ
- Thông tư 27/2018/TT-BTNMT ngày 01/03/2019 Quy định về thống
kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư 13/2019/TT-BTNMT ngày 23/09/2019 Quy định về định
mức kinh tế - kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.
- Thông tư 18/2019/TT-BTNMT ngày 16/12/2019 Quy định về tiêu chí,
chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà
nước về điều tra, thu thập thông tin xây dựng, điều chỉnh khung giá đất.
2.2.2. Các văn bản của tỉnh Thái Nguyên
- Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Nguyên về
Ban hành quy định về Đăng lý đất đai, tài sản gắn liền với đất; Cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Quyết định số 2114/QĐ-UBND ngày 18/07/2018 về việc phê duyệt Bộ
đơn giá “Đăng ký cấp Giấy chứng nhận” trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Quyết định số 09/2021/QĐ-UBND ngày 26/02/2021 Ban hành quy
định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn


11
tỉnh Thái Ngun.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan

* Theo tác giả Nguyễn Thu Hoài (2020), kết quả đăng ký cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đông Hưng – tỉnh Thái
Bình trong 3 năm 2020-2022, như sau:
- Đất nơng nghiệp: Đã cấp được 4.997 GCNQSDĐ chiếm 90,08% số hộ
đã đăng ký với diện tích là 1087,03 ha.. Số hộ chưa được cấp GCN là 5750 hộ
chiếm 9,21% do còn có hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm, chưa có nguồn gốc
rõ ràng.
- Đối với đất ở: đã cấp GCNQSDĐ cho 8.395 hộ chiếm 89,22%, diện
tích được cấp là 225,23ha. Có 9.434 hộ chưa được cấp GCN chiếm 13,98%
số hộ đăng ký cấp GCN do các nguyên nhân như thiếu giấy tờ, giao đất trái
phép, vẫn còn tranh chấp đất...
Theo tác giả Nguyễn Thu Hồi, để nâng cao hiệu quả cơng tác cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, tác giả đã đưa ra một số giải pháp:
- Tăng cường nâng cao về mặt số lượng và chất lượng chuyên môn của
cán bộ ngành quản lý đất đai.
- Thực hiện thông báo tới từng người các vấn đề pháp luật về đất đai để
mỗi người ai cũng nắm được và chấp hành tốt pháp luật, khơng để xảy ra tình
trạng phạm pháp.
- Các địa phương cần có số lượng chỉ tiêu về cấp GCN hàng năm để

thực hiện tốt số lượng được giao và có sự kiểm tra giám sát để việc cấp GCN
được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả.
- Các bản đồ địa chính phải được chỉnh sửa, theo dõi liên tục, đồng thời
tuyên truyền cho từng người dân về các bước đăng ký để làm thay đổi về đất
đai để người dân nắm được và thực hiện tốt.


12
* Theo tác giả Đào Thị Thúy Mai (2019), kết quả đăng ký cấp
GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, như sau:
- Đất nông nghiệp: Huyện đã cấp được 13.105 GCNQSDĐ, đạt 81,05%
số hộ đăng ký kê khai cấp GCNQSD đất nơng nghiệp, cịn lại 2.671 hộ chưa được
cấp chiếm 16,93% do thiếu hồ sơ, giấy tờ và do cịn tranh chấp đất.
- Đất phi nơng nghiệp: Huyện đã cấp được 16.773 giấy, đạt 81,39%.
Còn lại 4.237 hộ chưa được cấp GCN, chiếm 20,17% .
Năm 2018, đã cấp được 3.157 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong
đó đã bàn giao giấy chứng nhận đến chủ sử dụng đất là 2.951 giấy, đạt 95,31%.
Năm 2019 (tính đến ngày 30-6), đã cấp được 2.050 giấy chứng nhận, trong đó
đã bàn giao đến tận chủ sử dụng đất là 2.023 giấy, đạt 97,87%.
Theo tác giả, để tăng cường hiệu quả việc cấp GCNQSDĐ, cần thực hiện
như sau:
+ Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật (trụ sở và phương tiện làm việc),
thu thập, xử lý thông tin, hướng dẫn nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban chức năng của thành phố và
UBND các phường, xã để công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất được tiến hành đồng bộ theo quy định.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động và hướng dẫn
để nhân dân hiểu rõ về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước về đất đai, nhất là công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất.
2.3.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận tại Việt Nam
Theo Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường), năm 2022
tỷ lệ cấp giấy chứng nhận lần đầu tổng hợp từ các địa phương đạt trên 97,36%
tổng diện tích các loại đất cần cấp, tăng 0,16% so với cùng kỳ năm 2021.


13
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai Đồn Thị Thanh Mỹ cho
biết, về cơng tác đo đạc, đăng ký, cấp giấy chứng nhận và xây dựng CSDL đất
đai, Tổng cục đã tập trung chỉ đạo các địa phương tổ chức thực hiện một số
giải pháp để tiếp tục đẩy nhanh việc cấp GCN và xây dựng CSDL đất đai.
Đến nay, cả nước đã đo đạc lập bản đồ địa chính đạt trên 77% tổng diện
tích tự nhiên; tỷ lệ cấp GCN lần đầu tổng hợp từ kết quả thực hiện của các địa
phương đạt trên 97,36% tổng diện tích các loại đất cần cấp (tăng lên 0,6%,
tương đương khoảng 20.900 GCN so với cùng kỳ năm 2018).
Điều này giúp cho việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về
đất đai được thuận lợi hơn, đảm bảo điều kiện pháp lý cho người sử dụng đất
thực hiện các quyền, nghĩa vụ hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật
đất đai.
Tổng cục Quản lý đất đai đã hồn thiện báo cáo Quốc hội khóa XIV về
kết quả thực hiện nghị quyết số 112 về kết quả đo đạc, rà soát cắm mốc giới và
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các công ty nông, lâm nghiệp.
Tổng cục Quản lý đất đai cũng đã thực hiện xong các nội dung thanh
tra và kiểm tra theo kế hoạch, ngoài ra đã thực hiện nhiều đoàn kiểm tra đột
xuất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng gồm: Kiểm tra,
xác minh thơng tin do Truyền hình Thơng tấn đưa tin tại xã n Quang,
huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình. Kiểm tra việc quản lý sử dụng đất tại một số
dự án tâm linh; kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh của báo chí về quản lý sử
dụng đất tại một số dự án trên địa bàn tỉnh Hà Giang; tham gia các đồn cơng

tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo do Thanh tra Bộ chủ trì tại Hà Nội,
Đồng Nai, Bình Dương, Kiên Giang.
Trong năm 2022, Tổng cục Quản lý đất đai đã tiếp nhận 620 thông tin
phản ánh sai phạm về đất đai, trong đó: Đã ban hành 350 văn bản chuyển địa
phương yêu cầu xem xét, xử lý; 180 văn bản hướng dẫn công dân nêu kiến
nghị đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết; chuyển Thanh


14
tra Bộ xem xét giải quyết 7 kiến nghị; các trường hợp cịn lại do khơng đủ cơ
sở, điều kiện để xem xét, giải quyết hoặc đơn đã có kết luận của cơ quan có
thẩm quyền giải quyết.
Tiếp tục triển khai hiệu quả các hoạt động năm 2022, Phó Tổng cục
trưởng cho biết sẽ tổ chức triển khai thực hiện lập nhiệm vụ quy hoạch sử
dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định
của Luật Quy hoạch; Phối hợp với Bộ kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các địa
phương xây dựng phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai trong quy hoạch
tỉnh; thu thập thiết lập để báo cáo Quốc hội về kết quả thực hiện quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất theo Nghị quyết số 134/2016/QH13 về điều chỉnh quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2022 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (20202022) cấp quốc gia.
2.4. Quy trình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ họp xét
Sau khi dựa vào điều kiện thực tế, Trưởng Ban chỉ đạo cấp GCNQSDĐ
cấp xã: Thiết kế thời gian họp, xét cho từng thơn, xóm; Yêu cầu cán bộ địa
chính thị trấn và thành viên Ban chỉ đạo thị trấn kết hợp với thành viên Ban
chỉ đạo cấp GCN cấp huyện, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường được
phân công phụ trách địa bàn và Tổ cấp GCN của thôn, bản, tổ dân phố chuẩn
bị hồ sơ phục vụ cho việc họp, xét cấp giấy chứng nhận. Các công việc cần
thực hiện là:
Xem xét các tài liệu và nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký đất đai

của từng chủ sử dụng đất có đầy đủ khơng. Khi tài liệu bị thiếu hay nội dung
bị thiếu khi kê khai thiếu thì Tổ cấp GCN tại thôn, bản, tổ dân phố phải cho
thêm để hoàn thiện theo đúng Hướng dẫn số 206/HD-TNMT ngày 28/3/2013
của Sở TN&MT
- Thực hiện theo dõi từng thửa đất chưa được cấp GCN lần đầu, đưa ra
các trường hợp đủ điều kiện, chưa đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ; xây dựng


15
bảng tài liệu và biên bản giúp việc họp xét của Ban chỉ đạo cấp xã theo mẫu
kèm theo văn bản này, chi tiết như sau:
+ Biểu thống kê thông tin kê khai và dự thảo ý kiến xét cấp GCN Ban
chỉ đạo cấp xã phục vụ cho Ban chỉ đạo họp xét;
+ Dự kiến Danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp GCN;
+ Dự kiến Danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp GCN;
+ Dự thảo biên bản họp xét cấp GCN do ban chỉ đạo cấp xã đưa ra.
Bước 2. Họp Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã
- Những người tham gia gồm:
+ Chủ trì: Trưởng ban chỉ đạo cấp GCN cấp xã
+ Thư ký cuộc họp: Một trong các thành viên Ban chỉ đạo do Trưởng
Ban cử ra.
+ Các thành viên Ban chỉ cấp giấy chứng nhận cấp xã;
+ Tổ cấp GCN của thơn, xóm, tổ dân phố;
+ Thành viên Ban chỉ đạo cấp giấy của huyện, thành phố và cán bộ
phòng TN&MT (hoặc cán bộ Văn phòng Đăng ký QSDĐ) được phân công
phụ trách địa bàn.
+ Tùy theo từng điều kiện cụ thể, Ban chỉ đạo cấp xã có thể mời đại
diện nhân dân trong cùng thôn, bản, tổ dân phố là người am hiểu về đất đai và
nắm được các quy định của pháp luật về đất đai để tiến hành họp xét cùng
- Nội dung họp xét:

+ Cán bộ địa chính thị trấn đọc bản Dự thảo kết quả xét, cấp GCN đối
với từng thửa đất dựa vào ý kiến của từng hộ GĐ, cá nhân; sau đó sẽ đọc tên
các hồ sơ đủ điều kiện và hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp GCN.
+ Cán bộ phòng TN&MT huyện, thành phố đọc phiếu ý kiến kiểm tra
của CB được phân công phụ trách địa bàn.


16
+ Trưởng Ban chỉ đạo cấp GCN cấp xã thực hiện trao đổi với các sự
việc: vẫn cịn tình trạng tranh chấp, chưa thống nhất về tên, diện tích, loại đất

Đối với một số trường hợp phức tạp, người dân chưa đồng ý thì thư ký
sẽ tiến hành ghi lại tên những người này để thực hiện lấy ý kiến của khu dân
cư, khi có kết luận sẽ là cơ sở để xét, cấp GCNQSDĐ.
+ Tiến hành bỏ phiếu bằng hình thức giơ tay để thơng qua những
trường hợp đủ điều kiện cấp GCN, và chưa đủ điều kiện cấp GCN. Kết luận
rõ nội dung cần hoàn thiện bổ sung và thời gian hồn thành đối với hồ sơ cịn
tồn tại.
- Hoàn thiện hồ sơ sau họp xét:
+ Dựa vào những tài liệu đã có của Ban chỉ đạo cấp xã, Thư ký cuộc
họp ghi lại Biên bản họp xét của Ban chỉ đạo; ghi tên những người đủ điều
kiện cấp GCN và chưa đủ điều kiện cấp GCN bao gồm để chuẩn bị thông báo
cho người dân. Cán bộ địa chính xã xây dựng và thơng báo danh sách các
trường hợp đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện cấp GCN.
Bước 3. Công khai hồ sơ và giải quyết vướng mắc
- Sau thời gian không quá 03 ngày kể từ ngày họp xét của Ban chỉ đạo,
cán bộ địa chính xã có trách nhiệm niêm yết cơng khai kết quả tại trụ sở Ủy
ban nhân dân xã, phường thị trấn; Tổ trưởng Tổ cấp giấy chứng nhận niêm
yết công khai tại nhà văn hóa thơn, bản, tổ dân phố (hoặc địa điểm Tổ cấp
giấy chứng nhận làm việc) và có trách nhiệm tiếp thu, giải đáp ý kiến của

nhân dân trong q trình cơng khai. Trường hợp có vướng mắc khơng giải
đáp được thì ghi nhận ý kiến của nhân dân, gửi ban chỉ đạo cấp xã xem xét,
giải quyết.
- Thời gian công khai kết quả họp xét cấp giấy chứng nhận và giải
quyết vướng mắc là 15 ngày kể từ ngày niêm yết công khai.
- Sau khi công khai, yêu cầu kết quả phải được ghi thành biên bản.


×