ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------
TRẦN THỊ THU NGA
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ CÁC
TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT CÁC DỰ ÁN NHÀ
CHUNG CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH,
TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
THÁI NGUYÊN - 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------
TRẦN THỊ THU NGA
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ CÁC
TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT CÁC DỰ ÁN NHÀ
CHUNG CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH,
TỈNH NGHỆ AN
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60.85.01.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Khắc Thái Sơn
THÁI NGUYÊN - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc./.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn
Trần Thị Thu Nga
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản
thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ, động viên, chỉ bảo của các thầy cô, bạn
bè, đồng nghiệp và người thân.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn
Khắc Thái Sơn giảng viên Khoa Quản lý tài nguyên-Trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên người đã luôn theo sát, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Sau đại
học, khoa Quản lý tài nguyên- Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã
luôn giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ Uỷ ban nhân dân
thành phố Vinh, phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền
sử dụng đất, Công ty CP phát triển đô thị Vinh, Công ty CP Đầu tư xây dựng
và ứng dụng công nghệ mới, Công ty CP thương mại và dầu khí Nghệ An,
cùng tất cả các bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn sâu sắc tới gia đình đã động viên, tạo mọi
điều kiện về vật chất cũng như tinh thần trong suốt quá trình tôi thực hiện đề
tài này.
Một lần nữa tôi xin chân trọng cảm ơn và cảm tạ !
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn
Trần Thị Thu Nga
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................3
3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................4
1.1.1. Cơ sở lí luận của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ........................................................................ 4
1.1.2. Căn cứ pháp lý của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất. ........................................... 9
1.2. Khái quát những qui định chung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất .............................................11
1.2.1. Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất........................................... 11
1.2.2. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản
khác gắn liền với đất......................................................................................................... 14
1.3. Tình hình đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận qsd đất trên thế giới và ở
Việt Nam ................................................................................................................24
1.3.1. Tình hình đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một số nước
trên thế giới ....................................................................................................................... 24
1.3.2. Tình hình đăng ký đất đai ở Việt Nam trước và sau khi luật đất đai 2013 ra đời
........................................................................................................................................... 28
1.3.3. Tình hình cấp Giấy chứng nhận QSD đất tại tỉnh Nghệ An ............................... 30
iv
1.3.4. Tình hình cấp Giấy chứng nhận QSD đất tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 32
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .35
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................35
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 35
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 35
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................35
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................................. 35
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................................. 35
2.3. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................36
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................37
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp .................................................... 37
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp .................................................................... 37
2.4.3. Phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích, xử lí số liệu và biểu đạt thông tin .. 38
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................40
3.1. Giới thiệu khái quát về các chung cư và quy trình cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ......................................................40
3.1.1. Các khu chung cư đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ...................................................................... 40
3.1.2. Quy trình thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận QSH nhà ở cho người mua căn
hộ trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. So sánh quy trình cấp Giấy chứng
nhận QSH nhà ở theo quy định của pháp luật đất đai .................................................... 42
3.2. Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chung cư
trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ...........................................................51
3.2.1. Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành
phố Vinh, tỉnh Nghệ An từ năm 2013 – 2016 theo giai đoạn thời gian ................... 51
3.2.2. Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà chung cư trên
địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An từ năm 2013 – 2016 theo dự án ...................... 54
3.2.3. Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà chung cư tại
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An từ năm 2013 – 2016 theo đơn vị hành chính .............. 60
v
3.3. Sự tham gia của các bên liên quan trong công tác về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất với
nhà chung cư ..........................................................................................................67
3.3.1. Đánh giá sự hiểu biết chung của cán bộ và người mua căn hộ về cấp Giấy
chứng nhận QSD đất, QSH nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất cho các căn hộ
chung cư ............................................................................................................................ 67
3.3.2. Đánh giá của các cán bộ quản lý đối với các yếu tố liên quan đến lĩnh vục cấp
Giấy chứng nhận .............................................................................................................. 79
3.3.3. Đánh giá của Tổ chức, người mua căn hộ đối với các yếu tố liên quan đến lĩnh
vục cấp Giấy chứng nhận................................................................................................. 81
3.4. Khó khăn, tồn tại, nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện công tác cấp giấy
chứng nhận nhà chung cư tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ...............................84
3.4.1. Khó khăn, tồn tại và nguyên nhân trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất nhà chung cư tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ............................................ 84
3.4.2. Giải pháp hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà chung cư
tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ................................................................................... 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................88
1. Kết luận ..............................................................................................................88
2. Kiến nghị............................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................91
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu viết tắt
Nguyên nghĩa
1
BĐS
Bất động sản
2
ĐVT
Đơn vị tính
3
GCN
Giấy chứng nhận
4
QLĐĐ
Quản lý đất đai
5
QSD
Quyền sử dụng
6
QSDĐ
Quyền sử dụng đất
7
QSH
Quyền sở hữu
8
TB
Trung bình
9
UBND
Ủy ban nhân dân
10
VPĐK
Văn phòng đăng ký
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. So sánh thành phần hồ sơ cấp Giấy chứng nhận QSD đất tại thành
phố Vinh, tỉnh Nghệ An với quy định của pháp luật đất đai .......... 40
Bảng 3.2. Tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho người mua
căn hộ qua các năm từ năm 2013 đến năm 2016 ............................ 51
Bảng 3.3. Số dự án đã được cấp Giấy chứng nhận QSD đất, đã bán căn hộ và
đã làm thủ tục chuyển nhượng cho người nhận chuyển nhượng .... 54
Bảng 3.4. Số dự án đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đã bán
căn hộ cho người mua nhưng chủ đầu tư chưa thực hiện thủ tục
chuyển nhượng cho người nhận chuyển nhượng............................ 56
Bảng 3.5. Nguyên nhân chủ đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận QSD đất nhưng
chưa thực hiện thủ tục chuyển nhượng cho người mua căn hộ .............57
Bảng 3.6. Đánh giá công tác cấp Giấy chứng nhận theo đơn vị hành chính đối
với những dự án chung cư có căn hộ đã được cấp Giấy chứng nhận
cho người mua ............................................................................... 60
Bảng 3.7. So sánh số lượng hồ sơ tiếp nhận cấp Giấy chứng nhận cho người
mua căn hộ theo thời gian ............................................................... 62
Bảng 3.8. So sánh số dự án đã được cấp Giấy chứng nhận QSH nhà ở và dự án
chưa cấp Giấy chứng nhận QSH nhà ở từ năm 2013 đến năm 2016......63
Bảng 3.9. Kết quả đánh giá sự hiểu biết chung về cấp Giấy chứng nhận tại 3
khu vực của thành phố Vinh ........................................................... 68
Bảng 3.10. Kết quả đánh giá sự hiểu biết chung về cấp Giấy chứng nhận theo
đối tượng sử dụng ........................................................................... 69
Bảng 3.11. Kết quả đánh giá sự hiểu biết về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận tại 3
khu vực của thành phố Vinh ........................................................... 71
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá sự hiểu biết về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo
đối tượng sử dụng ........................................................................... 72
viii
Bảng 3.13. Kết quả đánh giá sự hiểu biết về quy trình, thủ tục cấp GCN cho các
căn hộ mua bán, chuyển nhượng tại 3 khu vực của thành phố Vinh . 73
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá sự hiểu biết về quy trình, thủ tục cấp GCN cho
các căn hộ mua bán, chuyển nhượng theo đối tượng sử dụng ........ 74
Bảng 3.15. Kết quả đánh giá sự hiểu biết chung về tài chính trong hoạt động
mua bán, chuyển nhượng các căn hộ chung cư tại 3 khu vực của
thành phố Vinh ................................................................................ 76
Bảng 3.16. Kết quả đánh giá sự hiểu biết về tài chính cho trong hoạt động
mua bán, chuyển nhượng căn hộ chung cư của cán bộ và người mua
căn hộ .............................................................................................. 77
Bảng 3.17. Kết quả đánh giá sự hiểu biết của cán bộ quản lý đối với các yếu
tố liên quan đến cấp GCN cho các căn hộ ...................................... 79
Bảng 3.18. Kết quả đánh giá sự hiểu biết của Tổ chức, người mua căn hộ đối
với các yếu tố liên quan đến cấp GCN cho các căn hộ................... 82
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình giải quyết hồ sơ cấp Giấy chứng nhận QSD đất
theo quy định của Luật đất đai ........................................................ 43
Hình 3.2. Quy trình cấp Giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và
các tài sản khác gắn liền với đất cho người mua căn hộ................. 46
Hình 3.3. Tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ cho người
nhận chuyển nhượng qua các năm 2013-2016 ............................... 52
Hình 3.4. So sánh số GCN đã cấp và GCN chưa được cấp từ năm 2013 đến
năm 2016 ......................................................................................... 63
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá là tư liệu sản xuất đặc biệt mà
thiên nhiên ban tặng cho loài người, là thành phần quan trọng của môi trường
sống. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên và tham gia vào tất cả các hoạt động
kinh tế xã hội. Để phù hợp với quá trình đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nước
ta luôn quan tâm đến vấn đề đất đai, ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm
quản lý đất đai, điều chỉnh các mối quan hệ đất đai theo kịp với tình hình thực
tế. Đầu tiên là Luật đất đai các năm 1987, 1993, 2003, các Luật sửa đổi bổ
sung một số điều của Luật các năm 1998, 2001 và Luật Đất đai số
45/2013/QH13 được Quốc hội khóa 13 thông qua ngày 29/11/2013. Trong bối
cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, nền kinh tế nước nhà
phát triển nhanh chóng, thành phố Vinh không nằm ngoài vòng phát triển
chung của đất nước. Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóaxã hội của tỉnh Nghệ An một tỉnh lớn nằm ở vùng Bắc Trung bộ, tổng diện
tích tự nhiên là 104,96 km2, quy mô dân số là 435.208 người, gồm 16 phường
và 9 xã. Vinh vừa được công nhận đô thị loại 1 tại Quyết định số 1210 ngày
5/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Trong những năm gần đây, thành phố
Vinh có tốc độ đô thị hóa nhanh những dự án đầu tư được triển khai trên toàn
địa bàn Thành phố như xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ
tầng kinh tế xã hội, các công trình công cộng và lợi ích quốc gia….đã không
ngừng tăng lên, thị trường bất động sản hoạt động sôi nổi, xuất hiện nhiều nhà
đầu tư vào dự án khu đô thị như: Công ty CP Đầu tư và ứng dụng công nghệ
mới, Công ty CP Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 30, Công ty CP Đầu tư
và xây dựng Tràng An, Công ty CP Tecco Hà Nội, Công ty CP Vinaconex
9...đã đầu tư xây dựng các khu chung cư, biệt thự, liền kề làm thay đổi bộ mặt
của thành phố ngày càng khang trang, to đẹp hơn với những tòa nhà chung cư
từ cao cấp đến bình dân, nhà thu nhập thấp, giải quyết được chỗ ở cho hàng
2
nghìn con người. Tuy nhiên, việc đầu tư các dự án làm cho nhu cầu sử dụng
đất đai ngày càng lớn dẫn đến đất đai trên thị trường trở nên khan hiếm, tăng
cao và diễn biến phức tạp, các căn hộ chung cư mặc dù người dân vào ở đã lâu
nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận đang là một vấn đề nan giải. Vì vậy,
đòi hỏi thành phố Vinh phải quan tâm hơn nữa đến việc quản lý quỹ đất, đặc
biệt là công tác đăng ký đất đai, cấp GCN QSD đất nhất là công tác cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền
với đất (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) cho các hộ
gia đình, cá nhân mua nhà, căn hộ của các tổ chức đầu tư xây dựng.
Thời gian qua, thành phố Vinh đã đạt được những thành công đáng kể
trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và các tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ gia đình, cá nhân mua nhà, căn
hộ của các tổ chức đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, công tác cấp Giấy chứng nhận
vẫn còn nhiều vướng mắc, hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu thực tế như: các hợp
đồng chuyển nhượng chưa được công chứng, chuyển nhượng căn hộ qua nhiều
chủ, căn hộ xây dựng không đúng thiết kế được duyệt... Đánh giá công tác
quản lý nhà nước về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức mua
nhà ở của chủ đầu tư dự án trên địa bàn thành phố Vinh hiện nay, làm rõ kết
quả đạt được, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của công tác Cấp Giấy
chứng nhận, tìm ra những giải pháp hoàn thiện, nâng cao được tỷ lệ cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền
với đất cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức mua nhà ở của chủ đầu tư dự án trên
địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An là nhu cầu cấp bách hiện nay.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đồng thời nhận thức tầm quan trọng của
công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà
ở và các tài sản khác gắn liền với đất, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh
giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và các tài sản khác gắn liền với đất với các dự án nhà chung cư trên địa
bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”
3
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- So sánh được hồ sơ và quy trình cấp Giấy chứng nhận QSD đất, QSH
nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An so
với quy định của pháp luật đất đai.
- Đánh giá được thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các
doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà để bán và cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu
căn hộ cho người sử dụng tại các khu chung cư trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An.
- Đánh giá được sự hiểu biết của người dân, doanh nghiệp và cán bộ
quản lí chung cư về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các
dự án nhà chung cư trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Đánh giá được những khó khăn, tồn tại, nguyên nhân và đề xuất giải pháp
hoàn thiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các dự án nhà
chung cư trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Tìm hiểu và nắm vững các kiến thức về Luật đất đai nói chung, công
tác cấp Giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác
gắn liền với đất với các dự án nhà chung cư trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An nói riêng.
- Tìm ra những được những khó khăn, tồn tại, nguyên nhân và đề xuất
giải pháp hoàn thiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
các dự án nhà chung cư trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lí luận của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1.1.1.1. Khái niệm đất đai, vai trò của đất đất đai đối với sự phát triển kinh tế
xã hội
* Khái niệm về đất đai
Theo tác giả Đôkutraiep định nghĩa: Đất là một vật thể tự nhiên được
hình thành do sự tác động tổng hợp của năm yếu tố là: Khí hậu, đá mẹ, địa
hình, sinh vật và thời gian. Đất được xem như một thể sống, nó luôn luôn vận
động, biến đổi và phát triển. Đối với trồng trọt thì có thêm yếu tố con người.
*Vai trò của đất:
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia là tư liệu sản
xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống và là
địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.
Đất đai tham gia vào tất cả các ngành, các lĩnh vực của xã hội. Trong gia
đoạn hiện nay, khi nước ta xây dựng một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
mở cửa hội nhập quốc tế như tham gia vào các tổ chức kinh tế, thương mại nhất
là gia nhập WTO thì đất đai vẫn giữ một vị trí then chốt trong tất cả các ngành.
Đồng thời đất đai là nguồn lực cơ bản quan trọng nhất góp phần cho sự phát
triển của đất nước.
* Phân loại đất:
Theo quy định tại Luật đất đai năm 2003 và Luật đất đai 2013, đất đai
được phân thành ba nhóm như sau:
- Nhóm đất nông nghiệp,
- Nhóm đất phi nông nghiệp,
- Nhóm đất chưa sử dụng.
5
Tuy nhiên, Luật đất đai năm 2013 [8] quy định chi tiết cụ thể từng loại
đất trong các nhóm trên cụ thể:
- Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: Đất trồng cây
hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; Đất trồng cây
lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi
trồng thủy sản; Đất làm muối;Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây
dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các
hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi
gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng
trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí
nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;
- Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: Đất ở gồm
đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; Đất xây dựng trụ sở cơ quan; Đất sử dụng
vào mục đích quốc phòng, an ninh; Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm
đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã
hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại
giao và công trình sự nghiệp khác; Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại,
dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động
khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; Đất sử dụng vào
mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay,
cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường
bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công
cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất
chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;Đất cơ sở
tôn giáo, tín ngưỡng; Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa
táng; Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; Đất phi nông
nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở
sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật,
6
phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây
dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh
doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;
- Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
1.1.1.2. Quản lý nhà nước về đất đai
* Khái niệm:
Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà
nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và
hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội,
trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
[Nguyễn Khắc Thái Sơn- Giáo trình quản lý nhà nước- [9]
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà
nước đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất;
phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra
giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.
[Nguyễn Khắc Thái Sơn- Giáo trình quản lý nhà nước- [9]
Các quan hệ đất đai là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế, bao
gồm: quan hệ về sở hữu đất đai, quan hệ về sử dụng đất đai, quan hệ về phân
phối các sản phẩm do sử dụng đất mà có... Bộ luật Dân sự quy định "Quyền
sở hữu bao gồm quyền chiêm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản
của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật ". Từ khi Luật đất đai thừa nhận
quyền sử dụng đất là một loại tài sản dân sự đặc biệt (1993) thì quyền sở hữu
đất đai thực chất cũng là quyền sở hữu một loại tài sản dân sự đặc biệt. Vì vậy
khi nghiên cứu về quan hệ đất đai, ta thấy có các quyền năng của sở hữu nhà
nước về đất đai bao gồm: quyền chiếm hữu đất đai, quyền sử dụng đất đai,
quyền định đoạt đất đai. Các quyền năng này được Nhà nước thực hiện trực
tiếp bằng việc xác lập các chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất đai. Nhà
nước không trực tiếp thực hiện các quyền năng này mà thông qua hệ thống
7
các cơ quan nhà nước do Nhà nước thành lập ra và thông qua các tổ chức, cá
nhân sử dụng đất theo những quy định và theo sự giám sát của Nhà nước.
Hoạt động trên thực tế của các cơ quan nhà nước nhằm bảo vệ và thực
hiện quyền sở hữu nhà nước về đất đai rất phong phú và đa dạng, bao gồm 15
nội dung đã quy định ở Điều 22, Luật Đất đai 2013. Quản lý nhà nước về đất
đai nhằm mục đích: Bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất; Đảm bảo sử dụng hợp lý
quỹ đất đai của quốc gia; Tăng cường hiệu quả sử dụng đất; Bảo vệ đất, cải
tạo đất, bảo vệ môi trường. Yêu cầu của công tác quản lý đất đai là phải đăng
ký, thống kê đất đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật đất đai ở từng địa
phương theo các cấp hành chính
* Vai trò của Quản lý nhà nước về đất đai.
Quản lý nhà nước về đất đai có vai trò quan trọng cho sự phát triển của
kinh tế- xã hội và đời sống nhân dân. Cụ thể là:
- Thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch phân bổ
đất đai có cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế- xã hội và đất
nước; bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, đạt hiệu quả cao. Giúp cho
Nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai, giúp cho người sử dụng đất có các biện
pháp để bảo vệ và sử dụng đất có hiệu quả hơn;
- Thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật đất đai tạo cơ
sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tổ chức kinh tế, các doanh
nghiệp, cá nhân trong những quan hệ về đất đai;
- Thông qua công tác đánh giá phân hạng đất, Nhà nước quản lý đất đai
về số lượng và chất lượng để làm căn cứ cho các biện pháp kinh tế- xã hội có
hệ thống, có căn cứ khoa học nhằm sử dụng đất có hiệu quả
- Thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sác về đất đai
như chính sách thuế, chính sách giá, chính sách đầu tư...Nhà nước kích thích
các tổ chức, các chủ thể, các cá nhân sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm đất đai
nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của đất, góp phần thực hiện mục tiêu kinh
tế- xã hội của cả nước và bảo vệ môi trường sinh thái.
8
1.1.1.3. Sự cần thiết phải cấp Giấy chứng nhận QSD đất.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà
nước giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và
mọi người sử dụng đất đều phải tiến hành đăng ký và cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Theo Luật đất đai năm 2013, đăng ký đất đai là bắt buộc
và được thực hiện đối với những người đang sử dung đất.
Việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là việc cần
thiết vì:
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sở bảo vệ lợi ích của
người sử dụng đất và lợi ích của toàn xã hội.
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp nhà nước quản lý chặt
chẽ quỹ đất đai, đảm bảo đất đai được sử dụng đầy đủ, tiết kiệm, hợp lý và
hiệu quả nhất.
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một nội dung quan trọng, có
mối quan hệ mật thiết với các nội dung khác của quản lý nhà nước về đất đai;
giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sở đảm bảo thị truờng
bất động sản phát triển bền vững
Trong những năm vừa qua, hoạt động của thị trường bất động sản đang
diễn ra với tốc độ nhanh, góp phần tăng trưởng kinh tế, tuy vậy cho đến nay,
trên thị trường bất động sản ở nước ta vẫn tồn tại những giao dịch tự phát,
hiện tượng mua bán ngầm, đầu cơ trục lợi diễn ra mạnh mẽ, tranh chấp đất đai
phát sinh và nhà nước bị thất thu một khoản lớn. Để điều chỉnh thị trường này
hoạt động lành mạnh thì công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
phải thực hiện nghiêm túc, tạo cơ sở pháp lý vững chắc, đảm bảo công bằng
trong xã hội. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạo điều kiện thuận lợi
trong giao dịch bất động sản, thúc đẩy sự phát trển của thị trường bất động
sản, tạo điều kiện huy động nguồn vốn đầu tư thông qua hoạt động thế chấp
vay vốn.
9
1.1.2. Căn cứ pháp lý của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
- Hiến pháp năm 2013;
- Luật Dân sự năm 2005 được Quốc Hội thông qua ngày 14/6/2005;
- Luật Dân sự năm 2015 được Quốc Hội thông qua ngày 24/11/2015;
- Luật Đất đai 2003 được Quốc Hội thông qua ngày 26/11/2003;
- Luật Đất đai 2013 được Quốc Hội thông qua ngày 29/11/2013;
- Luật Nhà ở năm 2005 được Quốc Hội thông qua ngày 29/11/2005 ;
- Luật Nhà ở năm 2014 được Quốc Hội thông qua 25/11/2014;
- Luật kinh doanh bất động sản 2014 được Quốc Hội thông qua ngày
25/11/2014 ;
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất;
- Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy
định chi tiết và thi hành Luật nhà ở;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính
phủ về quy định giá đất.
- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày15 tháng 05 năm 2014 của Chính
phủ về quy định thu tiền sử dụng đất.
- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính
phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
- Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nhà ở
- Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản.
10
- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính.
- Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính Hướng
dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014
của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.
- Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Luật nhà ở và Nghị định số
99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật nhà ở;
- Thông tư số 92/2015/TT-BTC, ngày 15/6/2014 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối cới cá
nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung
sửa đổi, bổ sung về thuế cá nhân quy định tại luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của các luật avề thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP
ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các
nghị định về thuế.
- Quyết định số 34/2013/QĐ-UBND ngày 02/7/2013 của UBND tỉnh
Nghệ An về việc ban hành quy định cấp Giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở
hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức đầu tư xây dựng để
bán và hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở của tổ chức đầu tư xây dựng để bán trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Quyết định số 79/QĐ-UBND ngày 27/10/2014 liên quan đến thuê đất,
chuyển mục đích...các hộ gia đình, cá nhân thực hiện dự án đầu tư sản xuất,
kinh doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Quyết định số 49/QĐ-UBND ngày 19/8/2014 ban hành quy đình về
cấp GCNQSD Đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho
hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
11
1.2. Khái quát những qui định chung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1.2.1. Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất
* Khái niệm đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất:
Theo quy định tại khoản 15, điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: Đăng
ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình
trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền
với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.
* Khái niệm về nhà ở, nhà chung cư;
Theo Luật nhà ở số 65/2014/QH13 được Quốc Hội thông qua ngày
25/11/2014, tại Điều 3 của Luật nêu rõ các khái niệm:
Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu
cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu
thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình
hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà
chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng
có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
Chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp
thông qua các hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận
thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định
của Luật này và pháp luật có liên quan.
Chủ sở hữu nhà chung cư là chủ sở hữu căn hộ chung cư, chủ sở hữu
diện tích khác trong nhà chung cư
Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư là phần diện tích bên trong căn
hộ hoặc bên trong phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là
sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư và các thiết bị sử dụng riêng trong
căn hộ hoặc trong phần diện tích khác của chủ sở hữu nhà chung cư theo quy
định của Luật này.
12
Phần sở hữu chung của nhà chung cư là phần diện tích còn lại của nhà
chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung
cư và các thiết bị sử dụng chung cho nhà chung cư đó theo quy định của Luật
này.[2-5]
* Các đối tượng đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.
Tại điều 5, Luật đất đai 2013 quy định rõ người sử dụng đất được Nhà
nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền
sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
- Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội
- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp
công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi
chung là tổ chức);
- Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình,
cá nhân);
- Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên
cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư
tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
- Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh
đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của
tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện
ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức
năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ
chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại
diện của tổ chức liên chính phủ;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về
quốc tịch;
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn
đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà
13
đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp
luật về đầu tư.
* Theo quy định tại điều 7, Luật nhà ở năm 2015 quy định đối tượng
được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật
này. [2]
* Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất
Theo quy định tại Điều 7, Luật đất đai 2013 quy định cụ thể như sau:
- Người đứng đầu của tổ chức, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại
giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với việc sử dụng đất của tổ
chức mình.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với việc sử dụng đất
nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) để
sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân, các công trình công
cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải
trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và công trình công cộng khác của địa phương.
- Người đại diện cho cộng đồng dân cư là trưởng thôn, làng, ấp, bản,
buôn, phum, sóc, tổ dân phố hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận
cử ra đối với việc sử dụng đất đã giao, công nhận cho cộng đồng dân cư.
- Người đứng đầu cơ sở tôn giáo đối với việc sử dụng đất đã giao cho
cơ sở tôn giáo.
- Chủ hộ gia đình đối với việc sử dụng đất của hộ gia đình.
- Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với việc sử dụng
đất của mình.
- Người có chung quyền sử dụng đất hoặc người đại diện cho nhóm
người có chung quyền sử dụng đất đối với việc sử dụng đất đó.
14
* Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao để quản lý.
Theo quy định tại Điều 8, Luật đất đai 2013 quy định cụ thể như sau:
- Tổ chức được giao quản lý công trình công cộng, gồm công trình
đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước,
hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm;
- Tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất để thực hiện dự án
đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) và các hình thức khác theo
quy định của pháp luật về đầu tư;
- Tổ chức được giao quản lý đất có mặt nước của các sông và đất có
mặt nước chuyên dùng;
- Tổ chức được giao quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm đối với việc quản
lý đất sử dụng vào mục đích công cộng được giao để quản lý, đất chưa giao,
đất chưa cho thuê tại địa phương.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu
trách nhiệm đối với việc quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở
thuộc địa phương.
- Người đại diện cho cộng đồng dân cư là người chịu trách nhiệm đối
với đất được giao cho cộng đồng dân cư quản lý. [8]
1.2.2. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các
tài sản khác gắn liền với đất
1.2.2.1. Khái niệm Giấy chứng nhận QSD đất, ý nghĩa của việc cấp Giấy
chứng nhận và vai trò của Giấy chứng nhận QSD đất
* Khái niệm về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và các tài sản khác gắn liền với đất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của